Tranthicamtu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2020 - 2021 MÃ ĐỀ THI


02
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Họ và tên: Trần Thị Cẩm Tú
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Mã số sinh viên: 20016291
Mã học phần: 420300066421

ĐIỂM GIÁO VIÊN CHẤM THI 1 GIÁO VIÊN CHẤM THI 2

………………………………………………………………………………………

BÀI LÀM

Câu 1:
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -
19/5/2021), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân
ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử". Qua đó chúng ta có thể hiểu rằng:
Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu
chung của Người là một,đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân;
đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Được thể hiện qua
các mục tiêu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội:
Đầu tiên, mục tiêu về chế độ chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ:
+Ngay từ thời cổ đại, dân chủ với tư cách là quyền lực thuộc về nhân dân là khát
vọng của nhân dân lao động nhưng cho đến xã hội tư bản chủ nghĩa, khát vọng đó
vẫn chỉ là khát vọng.
+Thực thi dân chủ, thực thi quyền làm chủ cho nhân dân, thể hiện bản chất của chủ
nghĩa xã hội, làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa khác về căn bản so với các chế độ
trước đó.
+Trong mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Hồ Chí Minh đã khẳng
định và giải thích: Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ, nước ta
là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Dân là chủ và chủ làm dân.

TR.1
June 22, 2021
Thứ hai, mục tiêu về kinh tế: Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn
bó mật thiết với mục tiêu về chính trị.
+Chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền kinh tế phát triển cao với công nghiệp và nông
nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
+Là một nền kinh tế thuần nhất dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
+Mục tiêu này gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chính trị chế độ kinh tế và xã hội
của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền chủ của nhân dân trên cơ sở kinh tế và
xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.
+Để đảm bảo cho sự gắn bó giữa mục tiêu kinh tế và chính trị, kinh tế quốc doanh
lãnh đạonền kinh tế quốc dân và kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của
nhân dân lao động nên Nhà nước đảm bảo ưu tiên kinh tế quốc doanh phát triển và
đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hợp tác xã.
Thứ ba, mục tiêu về văn hóa: Phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân
tộc, khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+Hồ Chí Minh cho rằng mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và kinh tế là mối
quan hệ biện chứng. Chế độc chính trị và kinh tế là nền tảng và quyết định tính
chất của văn hóa; còn văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu chính trị và kinh tế.
+Về vai trò của văn hóa, Người khẳng định: Trình độ văn hóa của nhân dân được
nâng cao sẽ góp phần phát triển dân chủ, góp phần xây dựng nước ta thành một
nước hòa bình, thống dân nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Cuối cùng, mục tiêu về các quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ, công bằng,
văn minh.
+Chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta phải xây dựng là chế độ dân là chủ và
dân làm chủ nên theo Hồ Chí Minh, với tư cách làm chủ, là chủ của đất nước, nhân
dân phải làm tròn nhiệm vụ của người chủ để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+Mọi người đều có quyền làm việc, có quyền nghỉ ngơi, có quyền học tập, có
quyền tự do thân thể, có quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, biểu tình,…
+Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do, dân
chủ của công dân, ngưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm
phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.
+Những biểu hiện xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta dựng là một xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét lợi ích cá nhân đúng đắn
và đảm bảo cho nó được thỏa mãn để mọi người có điều kiện cải thiện đời sống
của mình.
*Liên hệ vận dụng với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay:
Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là
quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những
TR.2
June 22, 2021
giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí
Minh là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta. Chính thông qua quá trình đề
ra các mục tiêu đó chủ nghĩa xã hội được biểu hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu
lợi ích thiết yếu của người lao động. Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ
nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một đó là độc lập, tự do cho dân
tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội được Đảng
Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển ngày càng hoàn thiện dần cùng với sự phát
triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội nói chung. Điều này được thể hiện rõ trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991). 25 năm sau, quan niệm trên đây về mục
tiêu chủ nghĩa xã hội đã được đại hội XI của Đảng sửa đổi, bổ sung và diễn đạt lại:
“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học-kỹ thuật
tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của
nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc mà văn hóa đó thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó
là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát
triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh,
giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu…;
con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
các dân tộc trong cộng đồng Việt nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữa nghị và hợp tác với
các nước trên thế giới”.
Trên con đường đi đến mục tiêu đã lựa chọn thì đất Việt Nam chúng ta cũng có
những thuận lợi và khó khăn như sau:
-Về những thuận lợi và thành quả: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên,môi trường, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến;
đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đôi ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận
thống nhất; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

TR.3
June 22, 2021
-Về khó khăn, thách thức: Những nguy cơ lớn đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đó là; nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới do sự cạnh tranh giữa các nước; nguy cơ chệch
hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và quan liêu; nguy cơ “diễn
biến hòa bình của các thế lực thù địch;… Ngoài ra còn có những mâu thuẫn nảy
sinh trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội từ thực tiễn Việt Nam.
Tóm lại quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội được
Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển ngày càng hoàn thiện dần cùng với sự
phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội nói chung. Điều đó khiến cho nhu cầu
tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ mục tiêu cơ bản của nó đang dần trở nên bức thiết hơn
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Câu 2:
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng là sức mạnh của người cách mạng,
coi đó là gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như
sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo
nên sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “ Công việc
thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc
của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người
cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài
thì làm gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau
để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung
nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
Cần: Là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả có năng suất
với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm. Lao
động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người.
Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân
dân, của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; không xa xỉ ,
không hoang phí,không bừa bãi, theo Hồ Chí Minh Cần phải đi liền với Kiệm, cần
mà không kiệm như gió vào nhà trống, thùng không đáy, và một dân tộc biết cần,
biết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh
tiến bộ.

TR.4
June 22, 2021
Liêm: Là tôn trọng của công, của dân. Phải trong sạch, không tham tiền của,
địa vị, đanh tiếng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một chữ ham là ham học, ham làm,
ham tiến bộ. Hành vi trái với chữ liêm là cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân
hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của
mình là trộm vị. Gặp việc phải mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham
úy lạo. Cụ Khổng nói: Người mà không liêm, không bằng súc vật. Cụ Mạnh nói:
Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy.
Chính: Là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Thể hiện qua 3 mối quan hệ: Với
mình, với người, với việc.
+Với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm
điểm để phát triển điều hay, sửa điều dở của bản thân mình.
+Với người, không nịnh hót người trên, không coi kính người dưới; luôn giữ thái
độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà; không dối trá lừa lọc.
+Với việc, việc công trên - trước việc nhà, việc mình, Quyết tâm, quyết chí vì công
việc, Việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh, mỗi ngày cố làm
một việc lợi cho nước cho dân.
Chí công vô tư : Là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm bất cứ
việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ Quốc, vì nhân
dân,… “ phải lo trước thiên ha., vui sau thiên hạ. Thực hành chí công vô tư là nêu
cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của con người,
giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất; “Thiếu một đức thì không thành
người”.
“ Trời có bốn mùa: Xuân, hạ thu đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Nếu đảng viên
mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín Đảng, nhiệm vụ của cách mạng. Nó còn là
thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc.
* Liên hệ vận dụng những lối sống đạo đức trên vào việc rèn luyện và tu dưỡng
đạo đức của bản thân sinh viên:
Bác Hồ đã từng nói với thanh niên Việt Nam: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân.
Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước.”

TR.5
June 22, 2021
Đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực rèn luyện đạo đức cách mạng: thực hiện
cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; sống trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết,
không kiêu ngạo; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; phê phán những thói
hư, tật xấu; thường xuyên tiến hành phê bình và tự phê bình... để giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư: Cần: là sinh viên của một trường đại học thì nhiệm vụ của
một người sinh viên là tích cực học tập nâng cao trình độ bản thân để sau này ra
trường trang bị được những kiến thức phục vụ cho bản thân và xã hội. Không phải
học để đối phó, học để lấy điểm mà cái chủ yếu là lấy kiến thức cho mình, không
được nhìn bài, không hiểu thì phải hỏi không giỏi thì phải học. . Kiệm: khi mà
đang ngồi trên ghế nhà trường chưa có công việc, kéo theo là bản thân chưa kiếm
được tiền, vật chất, cuộc sống còn phụ thuộc gia đình, theo em cần phải tiết kiệm,
giành thời gian rãnh rỗi để làm những việc có ích hơn như: làm tình nguyện, thể
dục thể thao, tìm kiếm thông tin để tăng hiểu biết hơn… Không để lãng phí thời
gian với những công việc vô bổ như cắm đầu vào game, đi chơi… Liêm: như sinh
viên chúng ta cần phải rèn luyện đức tính này để sau này phục vụ cho đất nước
cũng như bản thân: khi mà trong môi trường học đường hiên nay phục vụ cho việc
đào tạo con người mới, con người của xã hội hiện đại vật chất quyết định đến tính
cách mỗi con người. liêm chính, hay liêm khiết ,là sinh viên thì chúng ta không
nên nịnh hót ưa nịnh cũng như quá tự kiêu dẫn đến mọi người xem thường đó là
việc chúng ta không nên làm, việc cần làm là sống một cách giản dị nhưng không
thể thiếu những thứ quan trọng khác. Chính: là bản thân thì cần phải làm là tôn
trọng người khác không xem thường những người dưới những người kém may
mắn mà cần phải giúp đỡ họ hơn nữa, mặt khác cũng ninh hót để được lợi từ việc
này. Hãy sống với đúng khả năng của mình từ việc rèn luyện học tập không ngừng.
trau rồi đạo đức kiến thức thực tế hơn làm cho mỗi sinh viên là một công dân tốt
của xã hội. Chí công vô tư: là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để
người cách mạng vững vàng qua mọi thử thách : “Giàu sang không quyến rũ,
nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. cần phải thực hiện
tốt năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Để khẳng định được thế hệ trẻ hiện nay.
Tích cực , học tập, rèn luyện, nâng cao ý thức của bản thân. Tích cực học tập văn
hóa, khoa học - kỹ thuật...;sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới.
Đối với bản thân em là một sinh viên trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh,
bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, không gian lận trong thi cử,
nói không với các tệ nạn xã hội… Như thế thì em sẽ dễ hình dung mình cần phải
làm gì và như thế nào, và chắc chắn thực hiện tốt các phong trào của nhà trường và
địa phương tổ chức có chiều sâu và có hiệu quả hơn. Đồng thời, khi đã rèn cho
mình lối sống đạo đức như trên, thì em sẽ thử soi xem mình đã làm được bao nhiêu
phần trăm, tự đánh giá và khắc phục những thiếu sót, không ngừng học tập và nâng
cao trình độ nhận thức giúp bản thân hoàn thiện lối sống ngày càng tốt đẹp hơn
trong cuộc sống và học tập.

TR.6
June 22, 2021
Tóm lại, thực hiện “ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” gắn với học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là xây dựng đạo đức cách
mạng nhằm đem lại tự do, hạnh phúc cho con người. Qua đó, giúp mọi người tu
dưỡng đạo đức gắn liền với thực tiễn. Thông qua thực tiễn chống tham ô, tham
nhũng, lãng phí, quan liêu để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và phát
triển hơn.

TR.7
June 22, 2021

You might also like