Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Câu 1. Dưới thời nhà Đinh, nước ta đóng đô ở đâu?

A. Đại La. B. Cổ Loa.


C. Thăng Long. D Hoa Lư.
Câu 2. Từ năm 1054 quốc hiệu nước ta là
A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Nam. D. Đại La.
Câu 3: Ai là người có công đẹp "Loạn 12 sứ quân" thống nhất đất nước vào năm 967?
A. Đinh Bộ Lĩnh B. Đinh Công Trứ
C. Đinh Điền D. Ngô Xương Ngập
Câu 4. Bộ luật đầu tiên của nước ta là
A.Hình thư (thời Lý). B. Hình luật (thời Trần).
C. Hồng Đức (thời Lê). D. Gia Long (thời Nguyễn).
Câu 5. Vị vua nào đặt quốc hiệu nước ta Đại Cồ Việt?
A.Vua Đinh Tiên Hoàng.
B.Vua Lê Đại Hành.
C.Vua Lí Thái Tổ.
D.Vua Lí Thái Tông.
Câu 6. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành
chính của vua Lê Thánh Tông?
A. Đạo, phủ, châu, hương, giáp.
B. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.
C. Lộ, trấn, phủ, châu, xã.
D. Lộ, phủ, châu, huyện, xã.
Câu 7. Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?
A. Vua Lý Thái Tổ. B. Vua Lý Nhân Tông.
C. Vua Lý Thái Tông. D. Vua Lý Thánh Tông
Câu 8: Thời Lý - Trần - Hồ quan hệ nước ta với phương Bắc như thế nào?
A. Giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ biên cương
B. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn.
C. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc
lập.
D. Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
Câu 10. Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua
A. Lý Thái Tổ
B. Lê Thái Tổ
C. Trần Thánh Tông
D. Lê Thánh Tông
Câu 11. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm
A. Sáu bộ: Binh, Hình, Công, Hộ, Lại, Lễ
B. Hai ban: văn ban và võ ban
C. Ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban
D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính
Câu 12. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế
A. Dân chủ      B. Cộng hòa
C. Quân chủ       D. Quân chủ chuyên chế
Câu 14: Các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV đã thực hiện chính sách gì đối với
các dân tộc ít người?
A. chính sách đoàn kết.
B. chính sách trấn áp.
C. chính sách hòa hiếu.
D. chính sách dụ dỗ.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong
kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV?
A. Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước
B. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc
C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị
D. Chăm lo đến đời sống nhân dân
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh
Tông?
A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện.
C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
Câu 17. Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta?
A. Thời Văn Lang – Âu Lạc
B. Thời Bắc thuộc.
C. Thời Lý
C. Thời Trần
Câu 18. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn ở nước ta vào thời kì nào?
A. Thời Tiền Lê
B. Thời Lý
C. Thời Trần
D. Thời Lê.
Câu 19. Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc?
A. Phật giáo      B. Nho giáo
C. Đạo giáo      D. Hồi giáo
Câu 20. Luận điểm nào của Nho giáo quy định tôn ti trật tự xã hội phong kiến?
A. Tam cương      B. Ngũ thường
C. Tam tòng, tứ đức      D. Quân, sư, phụ
Câu 21. Vị vua nào dưới thời Trần khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra
dòng Thiên Trúc Lâm Đại Việt.
A. Vị vua Trần Thái Tông.
B. Vị vua Trần Thánh Tông.
C. Vị vua Trần Nhân Tông.
D. Vị vua Trần Anh Tông.
Câu 22. Vị vua nào cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, ‘đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ
72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng thái tử đến học”vào năm 1070?
A. Vị vua Lý Thái Tổ.
B. Vị vua Lý Thái Tông.
C. Vị vua Lý Nhân Tông.
D. Vị vua Lý Thánh Tông.
Câu 23. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân

A. Phật giáo      B. Nho giáo
C. Đạo giáo      D. Kitô giáo
Câu 24: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, đạo Phật đóng vai trò như thế nào trong đời sống tư tưởng của
người Việt?  
A. hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến.
B. hình thành những nguyên tắc cơ bản trong các mối quan hệ xã hội.
C. giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến.
D. là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục và thi cử.
Câu 25: Giáo dục nho giáo từ thế kỉ XI đến XV có hạn chế gì?  
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử
D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học
Câu 26. Bộ sử đầu tiên của nước ta được biên soạn có nhan đề là:
A. Đại Việt sử.
B. Đại Việt sử kí
C. Đại Việt Sử kí toàn thư.
D. Đại Việt thông sử.
Câu 27. Tình hình khoa học kĩ thuật ở nước ta từ thế kỉ XI- XV:
A. Phát triễn tương đối toàn diện.
B. Đã có những bước tiến đang kể so với thế giới.
C. Chủ yếu phát triển về khoa học xã hội, hạn chế sự phát triễn khoa học kĩ thuật.
D. Phát triễn toàn diện.
Câu 28. Tình hình văn học nước ta thế kĩ XI-XV:
A. Văn học đã phát triễn với nhiều thể loại phong phú.
B. Văn học chữ Hán phát triễn là chủ yếu, với hàng loạt các bài thơ, phú hịch.
C. Nội dung văn học còn mang nặng tư tưởng tôn giáo, nhất là tư tưởng của đạo phật.
D. Văn học thể hiện niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.
Câu 29. Ai là tác giả của tác phẩm “ Bạch Đằng giang phú”, một tác phẩm thể hiện niềm
tự hào dân tộc?
A. Tác giả là Trần Quốc Tuấn.
B. Tác giả là Trương Hán Siêu
C. Tác giả là Nguyễn Trãi.
D. Tác giả là Lý Thường Kiệt
Câu 30. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là
A. Trận Bạch Đằng
B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
C. Trận Chi Lăng – Xương Giang
D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Câu 32. Sau khi làm chủ hầu hết các vùng Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn
nhiệm vụ gì
A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh
B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh
C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước
D. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới
Câu 33: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn
thắng lợi hoàn toàn?  
A. Rạch Gầm – Xoài Mút.
B. Bạch Đằng.
C. Ngọc Hồi – Đống Đa.
D. Tây Kết – Vạn Kiếp.
Câu 34: Chính sách nào không được vua Quang Trung thực hiện khi xây dựng chính quyền mới?  
A. Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
B. Quân đội tổ chức quy củ, vũ khí đầy đủ.
C. Lập sổ hộ, tổ chức giáo dục thi cử.
D. Thực hiện cải cách ruộng đất quy mô lớn.
Câu 35: Cho đoạn trích sau:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Đoạn hiểu dụ trên của vua Quang Trung không mang ý nghĩa gì?
A. Nêu mục đích ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.
B. Tạo khí thế, quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn.
C. Thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
D. Ca ngợi những chiến thắng oai hùng của quân Tây Sơn.
Câu 36: Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau
đây?  
A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
B. Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi.
C. Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc.
D. Diễn ra trong thời gian ngắn, với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ
Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785?  
A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.
B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta.
C. Đây là trận phục kích mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.
D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.
Câu 38. Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn?
A. Phục tùng nhà Thanh
B. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục
C. Chủ trương thiết lập quan hệ giao ban với Mĩ
D. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với các nước tư bản châu Âu
Câu 39. Đến thế kỉ XIX, ở nước ta đã xuất hiện nghề thủ công mới nào?
A. Làm tranh sơn mài
B. In tranh dân gian
C. Làm đường trắng
D. Khai mỏ
Câu 40. Hệ tư tưởng độc tôn dưới triều Nguyễn là
A. Phật giáo      B. Kitô giáo
C. Nho giáo      D. Đạo giáo
Câu 41. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với
A. Phật giáo      B. Kitô giáo
C. Hồi giáo      D. Đạo giáo
Câu 42: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục triều đại nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Minh B. Nhà Tống
C. Nhà Nguyễn D. Nhà Thanh
Câu 43. Vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Hành chính. D. Văn hóa.
Câu 44. Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng là:
A. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh.
B. Chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
D. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên.
Câu 45. Dưới thời nhà Nguyễn, bộ Hoàng Việt Luật lệ còn được gọi là gì?
A. Luật Gia Long.
B. Luật Hoàng triều.
C. Luật Minh Mạng
D. Luật Hồng Đức
Câu 46:Ý nào dưới đây KHÔNG phải là vai trò của Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?
A. Lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Xiêm, Thanh.
B. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
C. Xây dựng vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ.
D. Đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên.
Câu 47: Phật giáo phát triển mạnh nhất ở nước ta vào thời kì nào?
A. Thời nhà Lý, Trần. B. Thời Nguyễn.
C. Thời nhà Đinh- Tiền Lê. D. Thời Lê sơ.
Câu 48: Hãy sắp xếp tên các triều đại phong kiến nước ta theo thứ tự thời gian:
A. Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Ngô, Hồ, Lê Sơ.
B. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê Sơ.
C. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ.
D. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Lê Sơ, Hồ
Câu 49: Thời Lê Thánh Tông cơ quan nào được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách
nhiệm trước vua?
A. Đại hành khiến B. Sáu bộ
C. Ngự sử D. 12 đạo thừa tuyên
Câu 50: Thời Lê Thánh Tông ở địa phương cả nước chia thành:
A. 13 đạo B. 12 lộ C. 12 phủ D. 12 đạo thừa tuyên
Câu 51: Bộ luật mới được ban hành dưới thời nhà Lê có tên gọi là gì?
A. Luật hình sự B. Quốc triều hình luật
C. Hình luật quốc gia D. Luật Hồng Bàng
Câu 52: Thời nhà Lê, nhà nước ban hành chính sách gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
A. Lộc điền B. Quân điền
C. Điền trang D. Thái ấp
Câu 53: Dưới thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì?
A. Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ
B. Khắc tên những anh hùng có công với nước
C. Khắc tên những vị vua thời Lê Sơ
D. Khắc tên những người có học hàm
Câu 54: Đầu thế kỷ XVIII, xã hội phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào?
A. Bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng
B. Đàng Ngoài khủng hoảng, Đàng Trong vẫn còn ổn định và phát triển
C. Đàng Trong khủng hoảng, Đàng Ngoài vẫn còn ổn định và phát triển
D. Vẫn còn ổn định và phát triển
Câu 55: Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?
A. Tây Sơn hạ đạo B. Tây Sơn trung đạo
C. Tây Sơn thượng đạo D. Phủ Quy Nhơn
Câu 56: Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất
nào?
A. Quy Nhơn B. Phú Yên
C. Gia Định D. Đồng Nai
Câu 57: Khi quân Tây Sơn giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của cháu
Nguyễn, ai là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu quân Xiêm?
A. Nguyễn Kim B. Nguyễn Hoàng
C. Lê Chiêu Thống D. Nguyễn ánh
Câu 58: Vua Xiêm tổ chức các đạo quân thuỷ - bộ bao gồm 5 vạn quân đánh chiếm vùng nào của
nước ta?
A. Gia Định B. Quy Nhơn
C. Đồng Nai D. Rạch Gầm - Xoài mút
Câu 59: Ai là người cầu cứu nhà Thanh đưa 29 vạn quân vào nước ta?
A. Nguyễn ánh B. Trịnh Kiểm
C. Lê Chiêu Thống D. Lê Long Đĩnh
Câu 60: Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?
A. Hạ thành Quy Nhơn
B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược
C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút
D. Đánh sụp tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong

Câu 61. Nguyễn Huệ khi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì?
A. Quang Trung. B. Nguyễn Vương.
C. Gia Long. D. Bắc Bình Vương
Câu 62. Một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào nông dân Tây
Sơn là
A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn để chống giặc ngoại xâm.
D. quân Thanh quá mạnh nên đã dễ dàng đánh bại nghĩa quân.
Câu 63. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến các chính sách của vua
Quang Trung chưa được áp dụng nhiều trên thực tế?
A. Vua Quang Trung mất sớm. B. Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.
C. Triều Tây Sơn bị chia rẽ. D. Không có sự hậu thuẫn của vua Lê.
Câu 64. Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân
tộc?
A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
B. Thống nhất hoàn toàn đất nước.
C. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.
D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên, Xiêm và Thanh.
Câu 65. Ý nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử
dân tộc?
A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
B. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh.
C. Lật đổ sự thống trị của nhà Mạc.
D. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung
Câu 66. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta dưới thời Nguyễn là
A. Việt Nam.
B. Đại Nam.
C. Nam Việt.
D. An Nam
Câu 67. Chính quyền trung ương nhà Nguyễn được tổ chức theo mô hình triều đại nào trước đó?
A. Nhà Hồ
B. Nhà Lê.
C. Nhà Lý.
D. Nhà Trần
Câu 68. Tác gia nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới?
A. Nguyễn Trãi.
B. Nguyễn Du.
C. Nguyễn Khuyến.
D. Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 69. Quan xưởng nhà Nguyễn đạt được thành tựu rực rỡ nhất dưới thời nào ?
A. Gia Long.
B. Minh Mạng.
C. Thiệu Trị.
D. Tự Đức.
Câu 70: Vì sao chính sách Quân điền thời Nguyễn không đạt hiệu quả?
A. Nông nghiệp quá lạc hậu.
B. Người nông dân không quan tâm đến ruộng đất.
C. Tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị.
D. Diện tích ruộng đất công ở làng xã quá nhiều.
Câu 71: Điểm chung trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các triều đại trước?
A. Thần phục nhà Thanh.
B. Bắt lào, Chân Lạp phục tùng.
C. Hạn chế, không quan hệ với phương Tây.
D. Phục tùng Phương Tây.
Câu 72: Công trình văn hóa vật thể nào của nhà Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản
thế giới?
A. Phố cổ Hội An.
B. Thánh địa Mỹ Sơn.
C. Kinh thành Huế.
D. Nhã nhạc cung đình Huế
Câu 73. Về thực chất, chính sách quân điền của nhà Nguyễn nhằm cấp ruộng cho giai cấp, tầng
lớp nào trong xã hội?
A. Nông dân, nô tì.
B. Quan lại, binh lính.
C. Địa chủ và nông dân.
D. Quan lại, nhà chùa.
Câu 74. Sự sa sút của kinh tế thương nghiệp thời Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì ?
A. Làm cho nông nghiệp suy yếu.
B. Làm cho thủ công nghiệp kém phát triển.
C. Làm cho đô thị bị suy thoái.
D. Làm cho nội thương kém phát triển.
Câu 75. Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì
đối với tôn giáo ?
A. Độc tôn Nho giáo.
B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.
C. Phát triển các tín ngưỡng dân gian.
D. Bài trừ Thiên Chúa giáo.
Câu 76. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần – Lê nhằm
A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.
B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.
C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.
D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã.
Câu 77. Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm
mục đích gì?
A. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.
B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số.
C.Thực hiện chính sách đa dân tộc.
D. Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.
Câu 78. Biểu hiện nào cho thấy giáo dục giáo dục, thi cử được quan tâm đặc biệt ở thời Lê sơ?
A. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội.
B. Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, đặt lễ xướng danh.
C. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội, Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.
D. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội, Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, đặt lễ xướng
danh

You might also like