Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

1.

(trinh) Thực trạng các CTCK ở Việt Nam (Xếp hạng, số lượng, bao nhiêu
CTCP, CTY TNHH, CT thuộc NH, ko thuộc NH..)
Có nhiều cách tiếp cận đến thể chế thị trường khác nhau, giới hạn bài viết này
tiếp cận thể chế TTCK theo 3 vấn đề sau: (i) Các quy tắc để vận hành thị trường
(bao gồm khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, các thông lệ quốc tế được thừa
nhận); (ii) Các tổ chức tham gia thị trường (cơ quan quản lý, các tổ chức kinh
doanh chứng khoán, các nhà đầu tư, các nhà tạo lập thị trường); (iii) Các biện
pháp thúc đẩy phát triển TTCK.
Trải qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển, thể chế của TTCK Việt Nam đã
từng bước được hoàn thiện. Thị trường đã xây dựng các quy tắc để vận hành
thông qua việc tạo lập khuôn khổ pháp lý khá đồng bộ, thống nhất, từng bước
khắc phục được những mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản pháp luật khác
có liên quan; tạo cơ sở cho TTCK Việt Nam phát triển và hội nhập với thị
trường tài chính quốc tế, đồng thời nâng cao khả năng quản lý, giám sát thị
trường của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Quy mô thị trường
tăng lên hàng năm, đến nay, TTCK Việt Nam đã có 697 doanh nghiệp niêm yết;
374 công ty giao dịch trên UPCoM, giá trị vốn hóa đạt 1.947 nghìn tỷ đồng,
tương đương 42,3% GDP năm 2016. Riêng thị trường trái phiếu Việt Nam, dư
nợ trái phiếu đạt 24% GDP, được đánh giá là có mức tăng trưởng dẫn đầu các
nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Nam Á và ngày càng khẳng định là kênh
huy động vốn quan trọng của Chính phủ. Các tổ chức tham gia thị trường tăng
nhanh về số lượng, đặc biệt là các công ty chứng khoán (CTCK), chất lượng,
tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động từng bước được cải thiện. Trong mỗi
giai đoạn phát triển của thị trường, Bộ Tài chính, UBCKNN, các Sở Giao dịch
Chứng khoán (SGDCK)… đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy TTCK phát
triển hiệu quả. Tuy nhiên, đánh giá toàn diện thì thể chế TTCK Việt Nam vẫn
còn một số hạn chế, bất cập, cụ thể:
Thứ nhất, khung pháp lý cho TTCK vẫn chưa bao quát mọi hoạt động của thị
trường, một số cơ chế chính sách chưa theo kịp diễn biến của các giao dịch,
cung cầu về hàng hóa luôn mất cân đối, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của
chứng khoán. Mặt khác, TTCK là thị trường bậc cao, hoạt động theo nguyên tắc
thị trường, nhưng không ít các hoạt động có liên quan đến giao dịch, phát hành
chứng khoán, lãi suất, cơ chế xác định giá, cơ chế đấu thầu... lại chưa tuân theo
nguyên tắc thị trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của TTCK, mà còn tạo ra một số rủi ro tiềm ẩn khó lường, trong khi các quy
định về quản lý, giám sát và cưỡng chế khi cần thiết vẫn còn nhiều hạn chế.
Về các bộ phận của TTCK: thị trường cổ phiếu đã có sự tăng trưởng khá nhưng
thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa phát triển; TTCK phái sinh
(TTCKPS) đang trong quá trình hình thành. Do thị trường TPDN chưa phát
triển, nên việc cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp và nền
kinh tế vẫn chủ yếu do các ngân hàng thương mại (NHTM) đáp ứng (chiếm
86%). Trong khi đó, trên 80% vốn huy động của các NHTM là không kỳ hạn và
ngắn hạn. Vì thế, các văn bản hiện hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
buộc phải cho phép các NHTM sử dụng tối đa 60% vốn ngắn hạn để cho vay
trung, dài hạn (đến hết ngày 31/12/2016, sau đó điều chỉnh giảm theo lộ trình)
và tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của
chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, của NHTM nhà nước từ 15%
lên 25%. Điều này không chỉ gây rủi ro lớn cho nền kinh tế và cho hệ thống tài
chính nói chung mà còn rủi ro cho cả TTCK và các NHTM. Khi sức ép về vốn
trung và dài hạn cho doanh nghiệp dồn vào NHTM thì khó có thể có sự phát
triển ổn định trong dài hạn đối với cả các ngân hàng và TTCK. Cũng chính thực
trạng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn với tỷ lệ lớn, luôn tiềm
ẩn rủi ro kỳ hạn, nên lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp
khó giảm. Mặt khác, khi TTCK mới đi vào vận hành, việc thành lập hai
SGDCK tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh phù hợp với đặc thù của các loại hàng
hóa là cần thiết. Nhưng khi các SGDCK này đã vận hành ổn định, quy mô thị
trường từng bước mở rộng mà vẫn tiếp tục duy trì hai SGDCK với cơ chế và
hàng hóa giao dịch không có nhiều điểm khác biệt, đã làm tăng chi phí đầu tư
của các thành viên thị trường, tăng chi đầu tư phát triển công nghệ phục vụ giao
dịch và cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc quản lý,
giám sát thị trường.
Thứ hai, về các tổ chức tham gia thị trường. Cho đến nay đã có các tổ chức và
cá nhân tham gia thị trường như: CTCK, quỹ đầu tư, các nhà đầu tư có tổ chức,
nhà đầu tư cá nhân, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán… Trong thời gian qua,
các CTCK, công ty quản lý quỹ (CTQLQ) phát triển nhanh chóng trong khi
quản trị công ty (QTCT) không được coi trọng, quản lý nhà nước về hoạt động
của các tổ chức này còn bất cập, nên không ít các CTCK hoạt động thua lỗ,
năng lực tài chính kém, nguồn nhân lực chất lượng thấp. Điều này không chỉ
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính CTCK mà còn ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Bên cạnh việc phát triển quá nóng
của các CTCK, CTQLQ thì TTCK vẫn còn thiếu các nhà tạo lập thị trường, các
tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín để TTCK Việt Nam phát triển ổn định. Do
đó, TTCK Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp so với tiềm năng phát triển.
Hệ thống các nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng tăng, đến nay đã có
hơn 1,6 triệu tài khoản của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhưng trong
đó có đến hơn 1 triệu tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân. Vì thế, sự thiếu
chuyên nghiệp ở hầu hết các giao dịch chứng khoán là phổ biến. Điều này
không chỉ phản ánh việc thiếu các Quỹ đầu tư để tập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ
của nhà đầu tư cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng quản lý, giám sát
các giao dịch của các cơ quan quản lý trên TTCK.
Thứ ba, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước
trong việc định hướng, quản lý, giám sát và hỗ trợ sự phát triển của TTCK.
Những bất ổn của thị trường trong thời gian qua, một mặt phát sinh từ chính
những yếu tố nội tại của thị trường như thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ
phận của thị trường (thị trường sơ cấp, thị trường UPCoM, thị trường cổ phiếu,
thị trường trái phiếu), giữa TTCK với thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng
ngân hàng, mặt khác còn thể hiện sự thiếu quyết liệt của một số Bộ/ngành trong
việc xử lý những vấn đề liên quan đến đến TTCK. Thị trường tài chính bị phân
khúc, thiếu sự minh bạch trong quản trị điều hành và trách nhiệm giải trình của
các cơ quan quản lý, giám sát ở tầm vĩ mô, cũng như các thông tin thị trường
chưa được truyền thông một cách chuẩn xác, kịp thời, đầy đủ đến các nhà đầu
tư, trong khi yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn...
Giải pháp hoàn thiện thể chế TTCK Việt Nam
Một là, tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy
TTCK phát triển một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư và phù hợp với chuẩn mực quốc
tế.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi
trên cơ sở đồng bộ và thống nhất với các Luật liên quan nhằm phát triển bền
vững TTCK. Đồng thời ban hành đồng bộ các quy định mới về giao dịch, công
bố thông tin (CBTT), QTCT, niêm yết và đăng ký giao dịch. Bổ sung, hoàn
thiện các cơ chế, chính sách (bao gồm cả chính sách tài chính, chính sách thuế)
theo hướng hỗ trợ các thị trường bộ phận phát triển hiệu quả (thị trường TPDN,
TTCKPS) mà không vi phạm các cam kết hội nhập.
Cần nâng cao vị thế của UBCKNN trong việc quản lý nhà nước về hoạt động
chứng khoán và TTCK. UBCKNN phải có đủ thẩm quyền để thực hiện có hiệu
quả chức năng quản lý nhà nước về TTCK và xử lý những vấn đề có liên quan
đến chứng khoán và giao dịch chứng khoán.
Thực hiện hợp nhất hai SGDCK nhằm nhanh chóng khắc phục những hạn chế
hiện tại. Giai đoạn đầu khi mới hợp nhất thành một SGDCK quốc gia nên hoạt
động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên
100% vốn nhà nước. Nhưng cần có lộ trình (đến năm 2018) sớm chuyển sang
mô hình đa sở hữu, Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần chi phối (tối đa 65%)
còn lại thuộc các cổ đông khác là CTCK. Cần tách bạch rõ chức năng quản lý
và chức năng kinh doanh để tránh xung đột lợi ích. Khi SGDCK là công ty cổ
phần đại chúng thì việc huy động vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ thuận lợi
hơn, tính năng động và minh bạch mới đảm bảo.
Hai là, các thành viên tham gia thị trường cần có giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động. Đối với các CTCK, CTQLQ… tiếp tục tái cơ cấu theo hướng
nâng cao yêu cầu về năng lực tài chính, yêu cầu về cơ sở vật chất, về QTCT và
yêu cầu về nguồn nhân lực, cần giảm bớt số lượng CTCK thông qua việc sáp
nhập, mua lại, giải thể, hướng một số CTCK lớn là những nhà tạo lập thị
trường hiệu quả. Hiện nay, tuy số lượng CTCK đã giảm, nhưng so với quy mô
TTCK một số quốc gia trong khu vực, thì số lượng CTCK ở Việt Nam vẫn quá
lớn (79 CTCK), trong khi giá trị vốn hóa còn rất nhỏ. Cần phát triển một số tổ
chức tạo lập thị trường là các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí. Đây là những
tổ chức có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh chuyên nghiệp, có khả năng
liên kết cao. Thực tế đã chứng minh, sự năng động, tính hiệu quả và minh bạch
của thị trường phụ thuộc không nhỏ vào hoạt động của các nhà tạo lập thị
trường.
Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp trong việc điều hành các chính sách có liên
quan đến TTCK. Một số chính sách tác động mạnh đến TTCK là chính sách tài
chính và chính sách tiền tệ (CSTT). Trong thời gian qua, việc điều hành CSTT
của NHNN theo hướng nới lỏng hoặc thắt chặt đều tác động rất mạnh đến tính
thanh khoản của TTCK. TTCK cũng rất nhạy cảm theo sự mở rộng hay thu hẹp
tín dụng của NHTM. Những biểu hiện này chỉ có thể khắc phục bằng cách nâng
cao chất lượng tái cơ cấu thị trường và các chủ thể tham gia thị trường. TTCK
phải đúng nghĩa là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, phục
vụ cho sản xuất, kinh doanh và là kênh hút vốn nhàn rỗi của các cá nhân và các
tổ chức trong và ngoài nước. Theo đó, cần xây dựng và vận hành có hiệu quả
từng bộ phận của thị trường, thực hiện các chuẩn mực tốt nhất trong QTCT,
chuẩn mực kế toán và CBTT.
CSTT và chính sách tài khóa có mối quan hệ mật thiết, có tác động lớn đến nền
kinh tế và hệ thống thị trường tài chính. Nếu quản lý tài khóa yếu kém sẽ làm
tăng kỳ vọng lạm phát, có thể làm tăng lãi suất và cung tiền, điều này sẽ ảnh
hưởng đến việc vay nợ của Chính phủ trên TTCK. Ngược lại, lạm phát và lãi
suất tăng cao không những làm giảm nguồn thu của Chính phủ mà còn làm cho
giá chứng khoán biến động theo xu hướng bất lợi cho các nhà đầu tư, do tính
thanh khoản của thị trường bị ảnh hưởng. Vì vậy, rất cần một sự nhận thức đúng
và đầy đủ về mối quan hệ giữa hai chính sách này, tăng cường sự kết nối và
giảm xung đột giữa chúng để cùng đạt được mục tiêu chung.
Bốn là, tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho thị trường. Việc thực hiện cổ phần
hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cần gắn với niêm yết để tạo hàng
hóa có chất lượng cho TTCK. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu, TPDN do các doanh nghiệp
Việt Nam phát hành theo phương thức thỏa thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà
đầu tư chiến lược, để một số doanh nghiệp cải thiện nhanh hơn về năng lực tài
chính, chất lượng quản trị, năng lực cạnh tranh. Thực tế tại một số NHTM cổ
phần (NHTMCP) có yếu tố nước ngoài cho thấy, khi có sự tham gia của nhà
ĐTNN với tỷ lệ 20% - 30%, các NHTM Việt Nam đã nhanh chóng khắc phục
được một số yếu kém về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, kỹ năng quản
lý. Vì vậy, để cải thiện năng lực tài chính của các CTCK, các doanh nghiệp sau
CPH cũng như các NHTMCP, đồng thời tăng tính hấp dẫn về cổ phiếu của các
loại hình doanh nghiệp, trong đó có các DNNN đã CPH, NHTM nhà nước đã
CPH nhưng Nhà nước đang giữ cổ phần chi phối lớn, rất cần giảm tỷ lệ sở hữu
vốn của Nhà nước xuống mức hợp lý hơn (tối đa 65% đối với một số NHTMCP
lớn; 51% đối với một số doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi
phối; dưới 30%, thậm chí không cần nắm giữ cổ phần đối với các doanh nghiệp
nhà nước không cần nắm giữ quyền chi phối). Một khi Nhà nước vẫn nắm cổ
phần chi phối lớn tại các doanh nghiệp cổ phần, NHTMCP thì vẫn khó có sự
bứt phá mạnh, tính minh bạch trong quản trị nội bộ, trách nhiệm giải trình với
cổ đông vẫn hạn chế. Chỉ khi giảm sự can thiệp trực tiếp của các Bộ/ngành vào
hoạt động doanh nghiệp, ngân hàng, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt
động theo quy luật thị trường và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước. Tuy nhiên, khi giảm tỷ lệ vốn
của Nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài,
người ta thường lo ngại đến vấn đề thâu tóm. Để tránh hiện tượng này, ngay từ
bây giờ, NHNN, Bộ Tài chính có thể đưa ra một số quy định đối với các nhà
ĐTNN và công bố công khai để các nhà đầu tư biết. Ví dụ, quy định nhà đầu tư
phải bán lại (toàn bộ hay một phần) cổ phần sau một thời gian thỏa thuận, với
những lợi ích rõ ràng cho các bên. Điều này đã có một số nước trong khu vực
thực hiện.
Năm là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham
gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo chí, trang tin…) đưa thông tin sai
lệch, thông tin thiếu đầy đủ, làm méo mó thông tin, hoặc đưa thông tin bất lợi
cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần
có thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế - tài
chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi nhà đầu tư biết, hiểu đúng và chấp
hành nghiêm quy định của pháp luật. Cải tiến và nâng cao chất lượng công tác
truyền thông để nhà đầu tư tiếp cận được thông tin dễ dàng, kịp thời về chính
sách hỗ trợ của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói
riêng.
2. (thương) Lợi thế của mô hình CTCK thuộc NH so với không thuộc NH.
Mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ
Theo mô hình này, công ty chứng khoán là một bộ phận của ngân hàng thương
mại. Hay nói cách khác, Ngân hàng thương mại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực
là tiền tệ và chứng khoán. Thông thường theo mô hình này, NHTM cung ứng
các dịch vụ tài chính rất đa dạng và phong phú liên quan đến kinh doanh tiền tệ,
kinh doanh chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác trong lĩnh vực tài
chính.
Ưu điểm:
- NHTM có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh nhiều lĩnh vực nên có thể
giảm được rủi ro hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu được các
biến động lớn trên thị trường chứng khoán.
- NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ có lịch sử lâu đời,
có thế mạnh về tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Do đó cho
phép các NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán sẽ tận dụng được thế mạnh
chuyên môn và vốn của ngân hàng, tạo động lực cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán.
Bổ sung thêm
Hạn chế:
- Do có thế mạnh về tài chính, chuyên môn, nên NHTM tham gia kinh doanh
chứng khoán có thể gây lũng đoạn thị trường, trong trường hợp quản lý nhà
nước về lĩnh vực chứng khoán và quản trị điều hành thị trường còn yếu.
- Do tham gia vào nhiều lĩnh vực sẽ làm giảm tính chuyên môn hóa, khả năng
thích ứng và linh hoạt kém.
- Trong trường hợp thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro, ngân hàng có xu
hướng bảo thủ rút khỏi thị trường chứng khoán để tập trung kinh doanh tiền tệ.
Mô hình công ty chuyên doanh:
Theo mô hình này, kinh doanh chứng khoán do các công ty chứng khoán độc
lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán. Mô hình này khắc phục được
hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện
cho các công ty chứng khoán kinh doanh chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát
triển thị trường chứng khoán. Ngày nay, với sự phát triển của thị trường chứng
khoán, để tận dụng thế mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán. Các
quốc gia có xu hướng nới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán
bằng cách cho phép mô hình công ty đa năng một phần – các NHTM thành lập
công ty con để kinh doanh chứng khoán.

3. (hạ) Vấn đề về điều kiện vốn của các CTCK ( chi tiết được hơn là với
từng nghiệp vụ).
Điều kiện về vốn
Theo quy định tại Luật chứng khoán 2019 thì vốn điều lệ của Công ty chứng
khoán phải được góp bằng Đồng Việt Nam. Số vốn điều lệ tối thiểu được quy
định như sau:
- Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán: tối thiểu là 25 tỷ đồng;
- Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán: tối thiểu là 50 tỷ đồng;
- Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán: tối thiểu là 165 tỷ đồng;
- Đối với nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán: tối thiểu là 10 tỷ đồng;
- Ngoài ra, đối với trường hợp Doanh nghiệp có đề nghị cấp phép cho nhiều
nghiệp vụ kinh doanh thì số vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với
từng nghiệp vụ theo đề nghị cấp phép.

4. (liên) Lý giải từng vai trò của CTCK, và xem mỗi vai trò ứng với đối
tượng nào.
Đối với các tổ chức phát hành: Tạo ra cơ chế huy động vốn cho các tổ chức phát
hành (thông qua nghiệp vụ BLPH), giúp cho tổ chức phát hành tiết kiệm thời
gian và vẫn đảm bảo phát hành thành công chứng khoán.
- Đối với nhà đầu tư:
+ Giảm chi phí, rủi ro và thời gian giao dịch (thông qua nghiệp vụ môi
giới)
+ Nâng cao hiệu quả đầu tư (thông qua nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng
khoán)
- Đối với TTCK:
+ Góp phần tạo lập giá cả , điều tiết thị trường
+ Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính
- Đối với các cơ quan quản lý thị trường:
+ Giúp cơ quan quản lý thị trường quản lý, giám sát các hoạt động trên
thị trường một cách có hiệu quả

5. (khuyên) Thực tế về các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.


Thực trạng về các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp gần đây cho thấy rằng: Đạo
đức nghề nghiệp của một số ngân hàng, công ty chứng khoán chưa cao. Trong
báo cáo của Bộ Tài chính tại kỳ họp thứ 3, Quốc Hội khóa XV (6/6/2022), nêu
rõ: “Tính tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp của một số tổ chức cung cấp dịch vụ,
tổ chức trung gian như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán chưa cao,
cung cấp thông tin không đầy đủ để lôi kéo khách hàng cá nhân", có trường hợp
tổ chức cung cấp dịch vụ, trung gian tài chính hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ
chào bán khi thông tin chưa chính xác, hoặc hỗ trợ hợp thức hóa hồ sơ xác định
nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để được mua trái phiếu doanh nghiệp
riêng lẻ.
Về phía doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tính tuân thủ của một số doanh
nghiệp phát hành chưa cao."Có nơi cố tình vi phạm và thông đồng với các công
ty chứng khoán, tổ chức cung cấp dịch vụ để thực hiện các hành vi gian lận trên
thị trường", báo cáo của Bộ Tài chính nhấn mạnh. Lợi dụng việc nhận thức của
nhà đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân Fo, cùng với tâm lý
bầy đàn, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều vụ gian lận trên thị trường chứng
khoán. Vụ việc phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh thời gian qua là một
ví dụ điển hình, khi một số công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, công ty
thẩm định giá đã không tuân thủ quy định pháp luật trong việc tư vấn hồ sơ
chào bán, kiểm toán báo cáo tài chính, định giá tài sản đảm bảo… Các doanh
nghiệp này hiện đang bị các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra để xử lý vi
phạm.
Thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nhanh trong 2 năm gần đây, theo Bộ
Tài chính điều này phát sinh nhiều hành vi vi phạm tinh vi, gian lận, vi phạm
quy định pháp luật trong khi quy định về mức xử phạt còn nhẹ, chế tài xử phạt
chưa đủ tính răn đe. Nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không phù
hợp với tình hình hoạt động kinh doanh; nghĩa vụ công bố thông tin của một số
doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất
lượng, điển hình là vụ việc bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết (chủ
tịch tập đoàn FLC) và vụ việc thao túng giá cổ phiếu của Louis,... Nhiều vụ việc
gian lận diễn ra đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư, là 1 trong những
nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán thời gian qua liên tục có những
phiên lao dốc.
Để chấn chỉnh đạo đức nghề nghiệp cũng như phát triển thị trường minh bạch,
hiệu quả. Bộ Tài chính đã đưa ra các giải pháp, trong đó đặt trọng tâm hoàn
thiện khung pháp lý, thể chế.
Trước hết, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tổ chức điều hành thị trường.
Đối với thị trường cổ phiếu, cần tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng
cường tính tuân thủ của các DN trên thị trường. Đối với thị trường trái phiếu
DN, cần phát triển theo hướng bền vững, xây dựng chuẩn mực thị trường, tách
bạch rõ trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Thứ hai, triển khai công tác tái cấu trúc TTCK theo 4 trụ cột, đó là tăng cường
chất lượng của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; tăng cơ sở các
nhà đầu tư, tăng hàng hóa chất lượng cho thị trường và cơ cấu lại thị trường.
Thứ ba, sẽ phát triển các nhà đầu tư, thúc đẩy hình thành các quỹ đầu tư, định
chế đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên phát
triển các nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, DN bảo
hiểm…; tăng cường đào tạo và phát triển các nhà đầu tư cá nhân có đầy đủ kiến
thức khi tham gia TTCK.
Thứ tư là nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Việc này hết sức coi trọng, giám
sát từ 3 cấp, đó là Công ty chứng khoán, Sở GDCK và Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước; tăng tần suất giám sát thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả giám
sát, cưỡng chế thực thi; kịp thời phát hiện và cưỡng chế rủi ro trên TTCK.
Thứ năm, tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để kịp thời
đưa các thông tin chính thống về phát triển thị trường, tình hình DN… giúp thị
trường được minh bạch, chính xác.
https://danviet.vn/bo-tai-chinh-dao-duc-nghe-nghiep-cua-mot-so-ngan-hang-
cong-ty-chung-khoan-chua-cao-20220606174322398.htm
https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/tai-chinh-ngan-hang/se-giam-sat-ttck-
tu-3-cap-la-cong-ty-chung-khoan-so-gdck-va-uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-
137661.html

6. (trinh) Giá chứng khoán trên TT giảm sâu vào đầu 2007 và 2022. (Nx,
liệu có phải là chu kỳ).
Năm 2007
● Về cơ chế chính sách
Dự thảo thuế thu nhập từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán lên tới 25%, đã tác
động lớn đến tâm lý nhà đầu tư.
Chỉ thị 03 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong tháng 6-2007
quy định các ngân hàng thương mại cho vay đầu tư chứng khoán không được
vượt quá 3% tổng dư nợ và phải đảm bảo tỷ lệ này vào thời điểm 31-12-2007,
đã tác động lớn đến giá cả chứng khoán và thị trường chứng khoán.
● Về thực thi chính sách của các cơ quan chức năng
Trong những tháng đầu năm 2007, thực hiện Luật Chứng khoán, các công ty
niêm yết, các công ty đại chúng khi phát hành cổ phiếu tăng vốn phải được
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; riêng đối với các
ngân hàng thương mại phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản
kế hoạch tăng vốn...
Những thủ tục rườm rà đó và quá trình xử lý kéo dài, có trường hợp phải đợi tới
3 tháng, làm chậm trễ kế hoạch tăng vốn và phát hành cổ phiếu của các công ty
đã tác động lớn đến cả thị trường tập trung và thị trường OTC.
● Về thông tin
Những nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), của các tập đoàn lớn và có
uy tín trên thế giới như HSBC và Merrill Lynch về thị trường chứng khoán Việt
Nam, hay của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), ... cùng dự báo,
khuyến cáo, cung cấp cho khách hàng của họ, công bố trong quý 2/2007 và đầu
tháng 7-2007 đã tác động tiêu cực đến thị trường ở những thời điểm đó.
Các báo cáo đó cho rằng chỉ số P/E của các công ty cổ phần Việt Nam quá cao,
giá cổ phiếu quá đắt. Việc các công ty tiếp tục phát hành cổ phiếu mới tăng vốn
làm cho giá trị cổ phiếu bị loãng ra và ngày càng trở nên đắt hơn...
Riêng báo cáo của HSBC sau đó đã phải cải chính thông tin, còn báo cáo của
Merrill Lynch đã gây ra những tranh luận khác nhau... Những thông tin đó đã
tác động lớn đến tâm lý các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân của Việt
Nam.
● Về cung chứng khoán
Từ đầu năm 2007 đến nay hơn 40 doanh nghiệp, với tổng số gần 451 triệu cổ
phiếu được đưa ra đấu giá. Khối lượng cung chứng khoán tăng quá lớn đó, cộng
với hàng loạt doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, đã tạo cung
chứng khoán tăng đột biến trong khi cầu có khả năng thanh toán thì lại giảm,
bởi vì nguồn vốn từ vay tín dụng ngân hàng như đã đề cập không những bị chặn
lại mà còn bị thu về.

Năm 2022
Các dự báo phát triển của TTCK Việt Nam sẽ phụ thuộc khá nhiều vào TTCK
toàn cầu. Hiện nay, tình hình kinh tế - chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm
ẩn nhiều rủi ro tác động đến TTCK. Căng thẳng Nga - Ukraine, chính sách
phong toả nghiêm ngặt nhằm đối phó với Covid-19 của Trung Quốc, động thái
thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá trên thế giới đang làm dấy lên lo ngại về
khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế; kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng
trưởng chậm lại (IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 chỉ đạt 3,6%,
WB dự báo ở mức 2,9%).
“Đặc biệt, yếu tố giá cả lương thực, năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt
tăng cao tác động tiêu cực đến chi phí đầu vào và lợi nhuận của các doanh
nghiệp, đồng thời, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các nền kinh tế, trong đó có
Việt Nam” - đại diện UBCK chỉ ra.
Cùng với đó, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) và nhiều ngân hàng trung ương
trên thế giới đã có các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa nhằm kiểm
soát lạm phát. Từ đầu năm 2022 đến nay, FED đã 3 lần điều chỉnh lãi suất điều
hành, với lần gần nhất tăng 0,75%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. Động
thái này làm tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá, trực tiếp ảnh hưởng tới
TTCK toàn cầu và Việt Nam.
Trong nước, bối cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực lạm phát gia tăng, nhà đầu tư
chuyển sang tâm lý thận trọng hơn trong đầu tư, tạo nên áp lực bán mạnh hơn
trên TTCK. Tuy Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn đang giữ nguyên mức lãi suất
điều hành nhưng mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đã gia
tăng trong thời gian qua, thu hút dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng.
● Về cơ cấu các nhà đầu tư trên thị trường
Các nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ khoảng 25 - 30% số lượng cổ phiếu
của toàn thị trường, còn lại là của các nhà đầu tư có tổ chức, như: quỹ đầu
tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm... Trong khi đó ở các thị
trường chứng khoán phát triển trên thế giới tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân
chỉ chiếm khoảng 10%.
Do có quá đông nhà đầu tư cá nhân, trong đó rất nhiều nhà đầu tư mới
tham gia thị trường, với kinh nghiệm và kiến thức đầu tư chứng khoán
còn hạn chế. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đầu tư theo phong trào, nên tâm lý
chạy theo thông tin là khó tránh khỏi...
7. (thương) Ở Việt Nam đã được phép bán khống chứng khoán cơ sở chưa?
Tại sao?
Bán khống là gì?
Bán khống (short selling) là một chiến lược đầu tư cho phép sinh lời từ việc giá
cổ phiếu giảm, nhưng không dành cho tất cả mọi người. Bán khống thực chất là
hoạt động bán cổ phiếu mà người bán không sở hữu vào thời điểm thực hiện
giao dịch. Khi nhà đầu tư phán đoán giá một loại chứng khoán sẽ giảm, họ đi
vay chứng khoán đó từ nhà môi giới (brokerage house) hoặc tổ chức lưu ký có
sở hữu chứng khoán, thường là công ty chứng khoán, và bán ra trên thị trường.
Khi giá chứng khoán đó thực sự giảm, họ sẽ mua lại trên thị trường bằng số
lượng đã bán tương ứng với giả rẻ hơn và trả lại người cho vay (công ty chứng
khoán), cộng với một khoản phí nhất định. Nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận
bằng chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại, sau khi đã trừ đi chi phí trả cho
công ty chứng khoán.
Ví dụ: Bạn vay 1.000 cổ phiếu V., sau đó bán trên thị trường chứng khoán với
giá 110.000 đồng/cp, nhận về 110 triệu đồng. Nếu giá cổ phiếu V. giảm 5.000
đồng/cp, bạn dùng 110 triệu đồng của mình mua lại 1.000 cổ phiếu V. chỉ với
giá 105 triệu đồng. Như vậy, bạn kiếm được 5 triệu đồng khi bán khống.
Trường hợp ngược lại, cổ phiếu V. tăng 5.000 đồng/cp, bạn sẽ phải mua lại số
cổ phiếu trên với giá 115 triệu đồng, tức là lỗ 5 triệu đồng.
Tại Việt Nam, đến nay, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chưa cho phép áp dụng
hình thức giao dịch bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở. Một số nhà
đầu tư "lách luật" bằng cách giao dịch cá nhân, thực hiện vay mượn giữa các
nhà đầu tư cá nhân với nhau, hay còn gọi "bán nhờ trên tài khoản người khác".
Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp và không được áp dụng phổ biến.
Rủi ro bán khống
Bán khống đem lại nhiều rủi ro, vì nếu trái với nhận định của nhà đầu tư, giá
chứng khoán tăng lên thì đến hạn thanh toán, họ sẽ phải mua lại chứng khoán để
trả lại người cho vay với giá cao hơn giá bán và chịu thua lỗ.
Ngoài ra, do bán khống làm tăng cung nên nó đặc biệt gây nguy hiểm cho thị
trường chứng khoán trong giai đoạn suy thoái. Bán khống làm cho giá chứng
khoán càng suy giảm nặng nề và gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư khác.
Bán khống đòi hỏi có công cụ kiểm soát hữu hiệu việc cho vay bán và mua hoàn
trả chứng khoán, các giao dịch trên thị trường đồng thời ngăn chặn rủi ro, nên
tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện chưa áp dụng nghiệp vụ này.
8. (hạ) Phí môi giới theo tỷ lệ % trên sàn giao dịch hiện nay là bn?
Các công ty chứng khoán không chỉ có chi phí giao dịch khác nhau mà còn thay
đổi mức phí phụ thuộc vào xu hướng dòng tiền và bối cảnh thị trường.
Tuy nhiên, thống kê theo mặt bằng chung của các công ty chứng khoán hiện
nay, chi phí môi giới chứng khoán online rơi vào khoảng 0,15-0,2%, trong khi
chi phí gián tiếp qua điện thoại với nhân viên môi giới hoặc đặt lệnh tại sàn
chứng khoán đạt mức 0,2-0,3%.
Như vậy, có thể ước tính phí giao dịch trung bình trên của các công ty chứng
khoán trên thị trường vào khoảng 0,2%. Tuy nhiên, khi thu phí của nhà đầu tư,
công ty chứng khoán còn phải trả phí cho HOSE hoặc HNX 0,03%. Cho nên, tỷ
lệ phí giao dịch chính xác mà các công ty chứng khoán thu được từ người chơi
chứng khoán đạt mức trung bình ở mức 0,17%.
https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/646041-phi-moi-gioi-chung-khoan
Phí giao dịch chứng khoán (hay phí môi giới chứng khoán) là khoản phí mà nhà
đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch mua hoặc bán chứng
khoán thành công (lệnh được khớp) qua công ty đó. Thông thường, các giao
dịch có giá trị càng lớn, phí giao dịch sẽ càng thấp, tương tự với các khách hàng
thân thiết, khách hàng quan trọng...
Thông tư 128 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2019 quy định, các công
ty chứng khoán không được phép thu phí giao dịch quá 0,5% giá trị một lần
giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Thực tế, mức phí này đang dao động
trong khoảng 0,1% đến 0,35%.
https://vnexpress.net/phi-giao-dich-tai-cac-cong-ty-chung-khoan-lon-
4304921.html
9. (khuyên) Kỹ năng của người môi giới bao gồm những kỹ năng gì?
Kỹ năng của người môi giới bao gồm 3 kỹ năng chính sau:
- Kỹ năng truyền đạt thông tin
- Kỹ năng tìm kiếm khách hàng
- Kỹ năng khai thác thông tin
(SGK trang 255)

10.(trinh) Tìm hiểu vbpl về an toàn TC


Thông tư 91/2020/TT-BTC chỉ tiêu an toàn tài chính với tổ chức kinh
doanh chứng khoán. Thông tư này hướng dẫn việc xác định các chỉ tiêu
an toàn tài chính, chế độ báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính của tổ chức
kinh doanh chứng khoán, các biện pháp xử lý và trách nhiệm của các bên
liên quan đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu
an toàn tài chính. Thông tư không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ
thuế của tổ chức kinh doanh chứng khoán đối với ngân sách Nhà nước.

11.(thương) Tại sao phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng lại cao hơn phí
môi giới (về quy mô).

12.(hạ) Tại sao vốn điều lệ giảm từ 100 tỷ xuống 50 tỷ?


Nghị định 151/2018/NĐ-CP giảm điều kiện về vốn pháp định cho nghiệp vụ tự
doanh chứng khoán từ 100 tỷ đồng xuống còn 50 tỷ đồng -> tạo thuận lợi hơn
cho công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh

13.(liên) Tìm hiểu vb quy phạm pháp luật về những điều CTCK có thể làm
và ko thể làm.
Có thể làm:
- Môi giới chứng khoán
- Tự doanh
- Bảo lãnh phát hành
- Tư vấn đầu tư
Không lm: Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ tư vấn chào bán,
tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn xác định giá trị doanh
nghiệp cho công ty mà mình nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ.

14.(khuyên) Slg mở mới tk tại các CTCK thời gian qua? Bình luận về thực
trạng
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến thời điểm cuối tháng 5 năm
2022 số lượng tài khoản chứng khoán là 5 694 813 tài khoản, trong đó 99,27%
là số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước, còn lại là nhà đầu
tư nước ngoài. Đây là một tín hiệu tích cực trong hành trình hướng đến mục tiêu
5% dân số VN có tài khoản chứng khoán vào năm 2025 mà Đề án “Cơ cấu lại
thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2025” của Chính phủ đã đưa ra.
Giai đoạn 2020 - 2021 là giai đoạn dịch Covid bùng nổ mạnh mẽ, đó là thách
thức cũng đồng thời là cơ hội cho nền kinh tế VN, trong đó có thị trường chứng
khoán.
Tháng 3/2020, nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 32000 tài khoản chứng
khoán. Đây là số lượng tài khoản cao kỷ lục kể từ thời điểm VN-Index lập đỉnh
hơn 1.200 vào năm 2018. Đặc biệt là số lượng mở mới tài khoản tăng vọt trong
thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra và người dân Việt Nam hiện đang
thực hiện yêu cầu cách ly xã hội.
Yêu cầu giãn cách xã hội trở thành cơ hội cho thị trường chứng khoán thu hút
thêm nhiều nhà đầu tư mới. Từ trước đến nay, chứng khoán vẫn luôn được biết
đến là một kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng đòi hỏi người tham gia phải có hiểu biết
nhất định về tài chính kinh tế, đồng thời có quỹ thời gian để có thể theo dõi diễn
biến thị trường. Chính vì vậy, thời gian rảnh rỗi ở nhà trở thành cơ hội cho
nhiều người học hỏi, nghiên cứu về đầu tư chứng khoán.
Đồng thời, sự phát triển của khoa học công nghệ đã nâng tầm thị trường chứng
khoán lên một bước. Tốc độ phát triển của các ứng dụng giao dịch chứng khoán
đã được cải thiện rất nhiều. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch
trực tuyến là kênh đặt lệnh mặc định của mình, thay thế những kênh truyền
thống. Với công nghệ, việc đăng ký mở tài khoản trực tuyến và giao dịch chứng
khoán trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Cùng với đó, do thị trường chứng khoán giảm mạnh (đến cuối tháng 3/2020,
VN-Index giảm hơn 31% so với cuối năm 2019), cơ quan chức năng giảm nhiều
loại chi phí giao dịch… đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường để
bắt đáy.
Năm 2021 chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam
đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản đã
được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 - 2020 cộng lại. Theo Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, tính đến cuối tháng 12/2021, trên thị trường chứng khoán Việt
Nam đã có hơn 4,31 triệu tài khoản được mở, trong đó có 93,82% tài khoản do
nhà đầu tư trong nước nắm giữ (hơn 4,04 triệu tài khoản), còn lại là do nhà đầu
tư nước ngoài nắm giữ (39510 tài khoản). Số lượng nhà đầu tư tham gia thị
trường chứng khoán tăng đột biến trong thời gian này đã góp phần đẩy thanh
khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Sau khi chốt phiên ngày 5/11/2021,
chỉ số chứng khoán VN-Index cũng chính thức thiết lập kỷ lục mới khi chinh
phục thành công mốc 1456,51 điểm, cao nhất trong vòng 21 năm thị trường
chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động.
https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vithongtinthitruong/
thongkettck/nhadaututtck?_adf.ctrl-
state=zyebuc79j_14&_afrLoop=758183637000
https://tuoitre.vn/hon-1-trieu-tai-khoan-chung-khoan-moi-duoc-mo-chi-trong-
10-thang-20211105174635817.htm
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/32000-tai-khoan-chung-khoan-duoc-mo-
moi-trong-thang-3-d12462.html

15.(trinh) Thực tế hoạt động môi giới CK ở Việt Nam. Doanh thu hđ môi
giới chiếm bao nhiêu % / tổng doanh thu?
● Nhờ việc tổ chức hoạt động môi giới (nhân sự, công nghệ, chất lượng
dịch vụ), nhiều công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận gộp hàng trăm tỷ
đồng từ mảng này chỉ trong quý I, tương đương những gì đạt được trong
cả năm 2020.
Thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch bùng nổ trong hơn một năm trở lại
đây. Sau khi sụt giảm sâu trong quý đầu năm 2020 do tác động của đại dịch
COVID-19, VN-Index hồi phục và liên tục chinh phục những đỉnh cao mới.
Phải mất hơn 10 năm, chỉ số mới có thể vượt qua ngưỡng cản lịch sử 1.200
điểm. Phiên giao dịch (28/6), một lần nữa nhà đầu tư lại bất ngờ khi VN-Index
vượt qua ngưỡng 1.400 điểm.
Sự thăng hoa của thị trường đã thu hút lượng lớn nhà đầu tư đổ tiền vào kênh
giao dịch cổ phiếu. Trong ba tháng gần đây, lượng tài khoản giao dịch chứng
khoán mở mới của các nhá nhân trong nước đều vượt ngưỡng 100.000 tài
khoản. Thanh khoản thị trường cũng vì thế mà tăng vọt. Từ chỗ chỉ giao dịch
với giá trị 5.000 - 6.000 tỷ đồng mỗi phiên, đến nay những phiên giao dịch với
giá trị trên 1 tỷ USD không còn quá lạ lẫm.
Thị trường giao dịch bùng nổ đã đem lại cơ hội lớn cho các công ty chứng
khoán. Các hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty đều tăng trưởng mạnh,
trong đó có các mảng môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh.
Đi cùng với các cơ hội, sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán cũng trở
nên khốc liệt hơn. Chiến lược cạnh tranh về phí và các dịch vụ làm xáo trộn
bảng xếp hạng về thị phần môi giới. Tuy vậy, trên quan điểm của một số lãnh
đạo cấp cao của các công ty chứng khoán, hiệu quả về hoạt động môi giới vẫn là
tiêu chí được các công ty ưu tiên hàng đầu.
Về quan điểm ưu tiên tính hiệu quả trong hoạt động môi giới, các công ty chứng
khoán luôn phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các cổ đông trong khi đem lại
những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho các nhà đầu tư.
● Thị phần môi giới của các công ty chứng khoán
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) mới đây đã công bố thị phần giá trị
giao dịch môi giới quý 2 và 6 tháng đầu năm năm 2021 của 10 công ty chứng khoán
hàng đầu. Hiện, top 10 công ty chứng khoán chiếm 65,04% giá trị thị phần.

Chứng khoán VPS tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và
chứng quyền có bảo đảm trên sàn HOSE. SSI đứng ở vị trí thứ 2 với thị phần
10,97%; Chứng khoán HSC vị trí thứ 3 với thị phần 7,05%, Chứng khoán VNDirect
thứ tư thị phần 6,92%.

Ghi nhận của VnEconomy cho thấy, có sự trái chiều giữa thị phần và lợi
nhuận nhận được giữa các công ty chứng khoán.
Không khó lý giải tình trạng thị phần ngược chiều lợi nhuận giữa các công ty chứng
khoán. Chẳng hạn như VPS, dù đứng top đầu thị phần song lãi từ môi giới lại ở vị trí thứ
4 do VPS đã việc áp dụng nhiều chính sách ưu đãi giao dịch như miễn phí giao dịch cho
nhà đầu tư mới, miễn phí giao dịch trên tài khoản đuôi 1, tức tài khoản không margin.
Kèm theo là tỷ lệ hoa hồng chia cho môi giới tới 68%, thay vì 30 - 40% như các công ty
khác…

Trao đổi về vấn đề này, một giám đốc công ty chứng khoán cho rằng, thị phần môi giới ở
một số công ty chứng khoán lớn chưa hẳn là thị phần thật sự vì họ mua cổ phiếu cơ sở
và bán khống chỉ số index. Đối với một số công ty chứng khoán khác muốn đẩy thị phần
lên thì có những phiên giao dịch tự doanh lên tới cả nghìn tỷ. Tuy làm vậy thì nguồn lực
lớn và lãng phí. Chính vì vậy, có một số công ty chứng khoán thị phần lớn nhưng doanh
thu môi giới lại rất nhỏ, đồng thời lợi nhuận từ mảng môi giới gần như không có vì đó
bản chất là tự doanh.

Dù vậy thì việc các công ty chứng khoán chấp nhận giảm phí môi giới, nhận lãi thấp thì
người được lợi lớn nhất vẫn là nhà đầu tư.
● thị phần môi giới thông thường không đồng thuận với khoản lợi nhuận
gộp mà mảng này mang lại cho các công ty chứng khoán. Tức là, thị phần
môi giới cao nhưng lợi nhuận gộp có thể sẽ thấp và ngược lại tuỳ thuộc
vào mức độ chiết khấu để "chèo kéo" khách hàng của mỗi công ty khác
nhau.

16.(thương) % sở hữu trong 1 TCDN phải đạt bn mới được coi là cổ đông
lớn?
Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu
quyết của một tổ chức phát hành.
Bổ sung:
Tính chất đặc trưng của công ty cổ phần là vốn điều lệ được chia thành các phần
bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần sẽ thuộc sở hữu của cổ đông - là những cá
nhân, tổ chức góp vốn vào công ty.
Việc sở hữu cổ phần sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm. Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được
giải quyết chủ yếu dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ.
Người sở hữu số lượng cổ phần càng cao (tỷ phần phần trăm cổ phần càng cao)
thì sẽ có quyền và nghĩa vụ cao hơn.
Quyền kiểm soát công ty không được định nghĩa cụ thể trong Luật Doanh
nghiệp. Có thể hiểu, quyền kiểm soát công ty được thể hiện qua các quyền của
cổ đông trong công ty. Theo đó, cổ có tỷ lệ sở hữu cổ phần càng cao thì quyền
kiểm soát công ty càng lớn.
Đối với công ty cổ phần, quyền kiểm soát công ty được thể hiện qua một số
quyền cơ bản sau:
- Quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
- Quyền thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ;
- Quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Sở hữu bao nhiêu cổ phần thì có quyền kiểm soát công ty?
* Quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ
Theo khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu
tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng
thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115
của Luật này;
- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Như vậy, theo điểm b khoản 1 Điều 48, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ
05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy
định tại Điều lệ sẽ có quyền triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường nhưng chỉ
trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông,
nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.
Tính chất đặc trưng của công ty cổ phần là vốn điều lệ được chia thành các phần
bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần sẽ thuộc sở hữu của cổ đông - là những cá
nhân, tổ chức góp vốn vào công ty.
Việc sở hữu cổ phần sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm. Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được
giải quyết chủ yếu dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ.
Người sở hữu số lượng cổ phần càng cao (tỷ phần phần trăm cổ phần càng cao)
thì sẽ có quyền và nghĩa vụ cao hơn.
Quyền kiểm soát công ty không được định nghĩa cụ thể trong Luật Doanh
nghiệp. Có thể hiểu, quyền kiểm soát công ty được thể hiện qua các quyền của
cổ đông trong công ty. Theo đó, cổ có tỷ lệ sở hữu cổ phần càng cao thì quyền
kiểm soát công ty càng lớn.
* Quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát
Khoản 5 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, cổ đông hoặc nhóm cổ
đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ
hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát.
Tuy nhiên, đây chỉ là quyền đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát, việc
quyết định thành phần của các cơ quan này thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ trên
cơ sở thông qua Nghị quyết của ĐHĐCĐ.
* Quyền thông qua Nghị quyết của ĐHĐCĐ
Theo khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Các nghị quyết
ĐHĐCĐ được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu
biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các
khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, cổ đông sở hữu trên 50% có quyền thông qua gần như tất cả các
nghị quyết của ĐHĐCĐ.
Quyền này rất quan trọng đối với cổ đông, bởi vì căn cứ Điều 138 Luật Doanh
nghiệp 2020, ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất, quyết định những vấn đề
quan trọng nhất của công ty thông qua nghị quyết như:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty;
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào
bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
Tóm lại, cổ đông có thể kiểm soát công ty theo các mức độ khác nhau, cụ thể:
- Sở hữu từ 05% cổ phần: có quyền triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường
hợp HĐQT hoặc Ban kiểm soát vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình;
- Sở hữu từ 10% cổ phần: có quyền đề cử người vào HĐQT, Ban kiểm soát;
- Sở hữu từ 50% tổng số cổ phần trở lên: Có quyền thông qua nghị quyết của
ĐHĐCĐ.
17.(hạ) Bảng Cân đối kế toán của CTCK phần Tài sản, khoản tự doanh gồm
những mục nào? Trích để bình ổn giá (chưa yêu cầu trích để bình ổn giá)
18.(liên) Đọc chương III thông tư 121/2020 xem các hoạt động nghiệp vụ
của CTCK từ đó xem xét đến các hoạt động môi giới mà CTCK có thể,
ko thể làm
Có thể làm:
- Công ty chứng khoán phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch với khách
hàng, trực tiếp thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động này.
- Công ty chứng khoán phải theo dõi chi tiết tiền và chứng khoán của từng
khách hàng, cung cấp thông tin về số dư, số phát sinh tiền và chứng
khoán cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu.
- Công ty chứng khoán phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoán
trước khi khách hàng thực hiện giao dịch, phải công bố về mức phí giao
dịch chứng khoán trên trang thông tin điện tử của công ty.
- Công ty chứng khoán phải thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách
nhiệm thông tin liên lạc với khách hàng và giải quyết các thắc mắc, khiếu
nại của khách hàng.

Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán không được:

a) Đưa ra ý kiến về việc tăng hay giảm giá chứng khoán mà không có căn cứ để
lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch;
b) Thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ với
khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch;
c) Trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập các địa điểm cố định bên ngoài các địa điểm
giao dịch đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để ký hợp đồng
mở tài khoản giao dịch với khách hàng, nhận lệnh, thực hiện lệnh giao dịch
chứng khoán hoặc thanh toán giao dịch chứng khoán với khách hàng, trừ trường
hợp thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến;
d) Nhận lệnh, thanh toán giao dịch với người không phải là người đứng tên tài
khoản giao dịch mà không có ủy quyền của người đứng tên tài khoản bằng văn
bản;
đ) Tiết lộ các nội dung đặt lệnh giao dịch của khách hàng hoặc thông tin bí mật
khác có được khi thực hiện giao dịch cho khách hàng mà không phải để công bố
thông tin hoặc theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng tên hoặc tài khoản của khách hàng để đăng ký, giao dịch chứng
khoán;
g) Xâm phạm tài sản, quyền và lợi ích khác của khách hàng.

19.(khuyên) (Thông tư 96 Nghĩa vụ công bố thông tin) Các cá nhân, tổ chức


phải công bố thông tin khi nắm giữ bn % CP, liệu đây có phải cổ đông
lớn ko
Khoản 18 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 có định nghĩa như sau:“Cổ đông lớn
là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ
chức phát hành.”
Theo điều 31, chương VII, thông tư số 96/2020/TT-BTC về Hướng dẫn công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán: “Công bố thông tin của cổ đông lớn,
nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết
của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; nhà đầu tư, nhóm
người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà
đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu
quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ
đóng.”
=> đây là các cổ đông lớn.
20.(trinh) Thông tư 197/2015 Quy định về hành nghề CK
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về việc:
a) Cấp, thu hồi và cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
b) Đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán và tổ chức thi sát hạch
cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
c) Quản lý, giám sát người hành nghề chứng khoán tại các tổ chức sử dụng
người hành nghề chứng khoán.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, tham gia khóa học
cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán và tham gia thi sát hạch cấp chứng
chỉ hành nghề chứng khoán;
b) Người hành nghề chứng khoán và tổ chức sử dụng người hành nghề chứng
khoán;
c) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
d) Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán; các cơ sở đào tạo
thuộc các trường đại học liên kết với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào
tạo chứng khoán;
đ) Các tổ chức và cá nhân liên quan.

21.(thương) Thế nào là giao dịch trá hình trong CTCK?

22.(hạ) Hồ sơ xin phép phát hành CK ra công chúng gồm có những gì?
Hồ sơ đăng ký thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
- Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng:
Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;
Bản cáo bạch;
Điều lệ của tổ chức phát hành;
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương
án sử dụng vốn thu được và cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị
trường giao dịch chứng khoán có tổ chức;
Văn bản cam kết về tỷ lệ tối thiểu số cổ phiếu có quyền biểu quyết và tổ chức
không thuộc các trường hợp không thể chào bán;
Văn bản cam kết ít nhất 20% vốn điều lệ được nắm bởi các cổ đông lớn tối thiểu
là 01 năm;
Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;
Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua
cổ phiếu của đợt chào bán;
Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
- Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm có:
Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;
Bản cáo bạch;
Điều lệ của tổ chức phát hành;
Văn bản cam kết tổ chức không thuộc các trường hợp không thể chào bán;
Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu
công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu
được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng;
Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều
kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
và các điều kiện khác;
Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;
Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua
trái phiếu của đợt chào bán;
Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
-Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm có:
Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;
Bản cáo bạch;
Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
Hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán;
Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
-Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải kèm theo
quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu
công ty thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của
tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước
Việt Nam.
Tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy
đủ của hồ sơ đăng ký.
https://accgroup.vn/thu-tuc-chao-ban-chung-khoan-ra-cong-chung/

23.(liên) Hoạt động tư vấn đầu tư của các công ty CK.


24.(khuyên) Thực tế liên quan đến bảo lãnh phát hành? (Các cty nào tham
gia bảo lãnh, thị phần, doanh thu, ..)
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với
tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận
mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc
mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành,
hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Tổ chức bảo lãnh phát hành là các công ty chứng khoán được phép hoạt động và
ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bảo
lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
Thông qua hoạt động này, các CTCK sẽ thu phí bảo lãnh phát hành. Thông
thường ở các thị trường phát triển, mức phí bảo lãnh phát hành sẽ chiếm từ 2 -
7% trên tổng giá trị vốn huy động. Mức phí bảo lãnh phát hành này sẽ đại diện
cho những nỗ lực của CTCK trong việc dàn xếp nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Thực tế bảo lãnh phát hành cổ phiếu là một nghiệp vụ rất quan trọng trên thị
trường chứng khoán, là "bà đỡ" cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp, từ
đó giúp thị trường thực hiện được chức năng căn bản đầu tiên là dẫn vốn cho
nền kinh tế. Đồng thời, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành với sự tham gia của các
CTCK và tổ chức đầu tư chuyên nghiệp sẽ góp phần phân bổ nguồn vốn từ lĩnh
vực kém hiệu quả sang lĩnh vực hiệu quả, bởi mức độ rủi ro cao nên các nhà bảo
lãnh chỉ nhận bảo lãnh cho các chứng khoán có hiệu quả đầu tư.
Theo FiinGroup, hiện nay, có khoảng 50 công ty chứng khoán trong tổng số hơn
100 công ty chứng khoán được Uỷ ban Chứng khoán nhà nước cấp phép tham
gia vào các hoạt động liên quan của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. “Trong
đó, hơn 50% thị phần, tính theo giá trị phát hành, thuộc về các công ty chứng
khoán là công ty con hoặc được sự hỗ trợ mạnh của các ngân hàng thương mại
như TCBS, TPS, HDBS, VPS, ACBS”, FiinGroup đánh giá (2021)
Đối với các CTCK, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một trong những nghiệp vụ
cốt lõi đóng góp lớn vào doanh thu. Trong quý I/2020, CTCP Chứng khoán
Techcombank (TCBS) ghi nhận kết quả kinh doanh đi ngược bối cảnh chung
của toàn ngành: doanh thu hoạt động của công ty tăng lên gấp 3 lần từ 282 tỷ
đồng lên 637,5 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ bảo lãnh phát hành tăng vọt từ 88
tỷ đồng lên 339 tỷ đồng, tương đương gấp hơn 3,8 lần, tiếp tục dẫn đầu về thị
phần tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Dựa trên số liệu công bố trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đến
ngày 30/9/2021, FiinGroup đã thống kê ra nhóm 10 công ty chứng khoán thống
trị mảng tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, TCBS dẫn đầu về giá
trị tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp với 45.500 tỷ đồng. Xếp các vị trí
tiếp theo nhưng khoảng cách không lớn, lần lượt là TPS, VNDirect, HDBS và
VPS, giá trị trái phiếu tư vấn phát hành của các đơn vị này dao động từ 30.000 –
50.000 tỷ đồng. Nhóm kế tiếp có ABS và ACBS tư vấn phát hành từ 20.000 –
30.000 tỷ đồng. Cuối cùng là TVSI, SHS và VDSC tư vấn phát hành trên
10.000 tỷ đồng.
Dù đóng vai trò là "bà đỡ" cho hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp,
nhưng tính đến thời điểm hiện tại, ngoài những tên tuổi lớn thì rất ít CTCK duy
trì nghiệp vụ bảo lãnh phát hành này, nếu có thì chỉ tập trung vào những đối tác
quen thuộc có khả năng phát hành thành công cao. Trong khi đó, mục tiêu
tương lai của thị trường chứng khoán là sẽ giúp khơi thông dòng vốn dài hạn
cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu xét về số vốn thực sự mà các doanh
nghiệp có thể huy động từ thị trường chứng khoán vẫn thấp hơn rất nhiều so với
nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành bất động
sản, tài chính và ngành tiêu dùng với những tên tuổi như Vingroup, Masan và
Vietcombank, còn lại các ngành khác sẽ gặp khó khăn hơn trong huy động vốn,
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó hơn nhiều. Nếu nhìn qua lăng
kính về vai trò của các CTCK trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chứng
khoán thì khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán đang ngày càng trở
nên hạn chế và khó khăn. Các CTCK ít mặn mà với hoạt động bảo lãnh chứng
khoán là do đây là "cuộc chơi dài hơi" đòi hỏi tiềm lực tài chính mạnh mẽ bởi
phụ thuộc nhiều vào xu hướng của thị trường. Khi thị trường kém sôi động thì
nhu cầu mua cổ phiếu trong các đợt phát hành thêm rất thấp, hoạt động bảo lãnh
phát hành gặp nhiều rủi ro. Hơn nữa, với thời gian phát hành tương đối dài, việc
phải khẳng định ngay các cam kết bảo lãnh cũng khiến các CTCK lo ngại rủi ro
có thể xảy ra, từ đó hạn chế trong quyết định thực hiện bảo lãnh.
https://vnbusiness.vn/giao-dich/hoat-dong-bao-lanh-phat-hanh-chung-khoan-
van-ngu-dong-1070968.html
https://bandodautu.com.vn/hon-50-thi-phan-tu-van-trai-phieu-doanh-nghiep-
thuoc-ve-cong-ty-chung-khoan-co-ngan-hang-hau-thuan/

25.(trinh) Các cá nhân có vai trò công bố thông tin trong TH nào?
Luật chứng khoán 2019
e) Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có
quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan
sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
g) Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại
chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
h) Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty
đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Luật này
và người có liên quan của người nội bộ;
26.(thương) Biên độ dao động của ck mới lên sàn ở cả 2 sàn là bn %

27.(hạ) Các dvu cty ck cung cấp cho NDT trong quá trình mua bán ck

Dịch vụ Mở tài khoản giao dịch chứng khoán


giao dịch
Dịch vụ lưu ký chứng khoán

Đặt lệnh với các phương thức giao dịch thuận tiện: đặt lệnh
qua điện thoại, đặt lệnh tại quầy, đặt lệnh qua web

Phân phối chứng chỉ quỹ mở

Dịch vụ tài chính Dịch vụ ký quỹ

Dịch vụ ứng trước tiền bán

Dịch vụ đăng ký lưu ký Lưu giữ thông tin và danh sách trái chủ
và đăng ký trái phiếu
Chuẩn bị danh sách trái chủ cho các sự kiện của
TCPH và hội nghị người sở hữu trái phiếu

Quản lý chuyển nhượng trái phiếu

Chốt danh sách, xác định lãi suất và chi trả cổ tức
cho các trái chủ

https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/646823-dich-vu-chung-khoan-la-gi
28.(liên) Thực trạng Dịch vụ cầm cố ck, Repo ck
29.(khuyên) Phí, ls ctck áp dụng cho margin khi mua ký quỹ
Giao dịch ký quỹ (margin) là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức
tín dụng do công ty chứng khoán cấp. Nó được đảm bảo bằng một phần tiền ứng
trước của người mua hoặc thế chấp bằng chính cổ phiếu được mua.
Theo CTCP Chứng khoán SSI, giao dịch ký quỹ là một đòn bẩy tài chính giúp
nhà đầu tư tối đa hóa cơ hội và gia tăng lợi nhuận lên gấp bội so với việc chỉ sử
dụng vốn tự có. Số tiền NĐT được vay sẽ tùy thuộc vào từng thời điểm, theo
từng cổ phiếu mà NĐT đang nắm giữ, cũng như phụ thuộc vào tỷ lệ cho vay
khác nhau theo quy định của mỗi công ty chứng khoán. Thông thường, tỷ lệ cho
vay sẽ dao động từ 10 - 50%.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến cuối quý I/2021, dư nợ giao dịch
ký quỹ đạt 101,4 nghìn tỉ đồng, tăng 53,6 nghìn tỉ đồng tương đương tăng 53%
so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với sự thăng hoa của thị trường, các công ty
chứng khoán cũng liên tục đưa ra các ưu đãi về lãi suất margin để hút các nhà
đầu tư và cạnh tranh lẫn nhau.
Hiện nay, lãi suất cho vay ký quỹ của các CTCK đang dao động từ 9% -
14%/năm. Theo khảo sát của Cafef, lãi suất cho vay margin tại công ty chứng
khoán có thị phần môi giới lớn nhất hiện tại là VPS, lãi suất vay margin ở mức
14%/năm cho khách hàng cũ và ưu đãi 9,8%/năm đối với KH mở tài khoản từ
ngày 24/1/2019 có dư nợ hàng ngày trên tài khoản trong 1 tháng dưới 1 tỷ đồng.
NĐT sử dụng dịch vụ margin tại CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC) hiện
đang có lãi suất cao nhất với 14,4%/năm. Khung lãi suất theo năm hiện nay ở
một số CTCK lớn:
CTCP Chứng khoán SSI (12%)
CTCP Chứng khoán MB (MBS - 13,7%)
CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) áp dụng lãi suất ký quỹ từ
4/4/2022 như sau:
- Lãi suất cho vay ký quỹ dành cho khách hàng phổ thông là 11,5%/năm
- Lãi suất cho vay ký quỹ ưu đãi dành riêng cho khách hàng tham gia
chương trình iWealth Pro là 9,9%/năm
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(VCBS - 12%),...
Chứng khoán Pinetree và Chứng khoán Tân Việt (TVSI) là hai đơn vị có lãi
suất vay margin thấp nhất thị trường lần lượt khoảng 9% và 9,9%/năm. Như
vậy, ở các công ty chứng khoán nhỏ, lãi suất margin có phần ưu đãi hơn nhiều.
Ngoài mức lãi suất cố định, giống như các ngân hàng, công ty chứng khoán
cũng có các gói ưu đãi cho khách hàng về lãi suất margin, và thường là ưu đãi
cho khách hàng mở mới tài khoản hoặc nhân sự kiện đặc biệt nào đó, nhưng
thời gian ưu đãi ngắn, phổ biến chỉ khoảng trên dưới 3 tháng.
https://cafef.vn/lai-suat-cho-vay-margin-o-cac-cong-ty-chung-khoan-hien-nay-
ra-sao-20210618140242876.chn
https://vietnambiz.vn/lai-vay-margin-tai-cua-cong-ty-chung-khoan-nao-thap-
nhat-20210708185807997.htm

30.(?) Tìm hiểu luật CK; Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ
chức hoạt động của CTCK.

LUẬT
1. Luật Chứng khoán 2019

NGHỊ ĐỊNH

1. Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu
doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh
nghiệp ra thị trường quốc tế

2. Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán

3. Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường


chứng khoán phái sinh

4. Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính


trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

QUYẾT ĐỊNH

1. Quyết định 37/2020/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở


giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

THÔNG TƯ

1.Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện
pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu
an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2.Thông tư 99/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động của công ty quản lý


quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

3. Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư


chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành

4. Thông tư 97/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện,
chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt
Nam do Bộ Tài chính ban hành

5.Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành

6. Thông tư 95/2020/TT-BTC hướng dẫn về giám sát giao dịch chứng khoán
trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành

7.Thông tư 122/2020/TT-BTC hướng dẫn về chế độ công bố thông tin và


báo cáo theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào
bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và
chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành

8. Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng


khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

9. Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về giao dịch cổ phiếu niêm yết,


đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền
có bảo đảm niêm yết trên hệ thốnggiao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính
ban hành

10. Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù
trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành

11. Thông tư 118/2020/TT-BTC hướng dẫn nội dung về chào bán, phát hành
chứng khoán, chào mua công khai, mua lại cổ phiếu, đăng ký công ty đại
chúng và hủy tư cách công ty đại chúng do Bộ Tài chính ban hành

12. Thông tư 117/2020/TT-BTC quy định về phương pháp tính khoản thu
trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban
hành

13. Thông tư 116/2020/TT-BTC hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối
với công ty đại chúng tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật
Chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành

14. Thông tư 51/2021/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân


trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam do
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

15. Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về


chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành

18. (?) Bảng Cân đối kế toán của CTCK phần Tài sản, khoản tự doanh gồm
những mục nào? Trích để bình ổn giá (chưa yêu cầu trích để bình ổn giá)
k tìm thấy mn ơiiii

32. Thực trạng quỹ đầu tư chứng khoán tại VN


Quỹ đầu tư tại Việt Nam đã hình thành và nhanh chóng trở thành một trong
những kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt
Nam (VFMVF1) là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt Nam, với quy mô vốn ban
đầu 300 tỷ đồng, thành lập năm 2004, được phát hành bởi CTCP QLQ đầu tư
VN.
Khởi đầu năm 2003 với một công ty quản lý quỹ đầu tiên và năm 2004 hình
thành quỹ đầu tư đầu tiên, hiện nay số lượng quỹ và các loại quỹ tại Việt Nam
cũng tăng lên nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đầu tư từ thị trường. Về số lượng
quỹ đt theo ủy ban ck nn, hiện có 61 quỹ đầu tư đang hoạt động. Quỹ có vốn
điều lệ lớn nhất: Quỹ đầu tư trái phiếu MB với VĐl là 64 178 tỷ đồng. Các loại
quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường: quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF và quỹ
thành viên. Theo số liệu từ UBCKNN, số lg quỹ mở là 36 quỹ, quỹ đóng 3, ETF
9 và quỹ thành viên là 13 quỹ. Số lượng quỹ mở chiếm phần lớn quỹ đầu tư trên
thị trg và cũng là sản phẩm nền tảng để thiết kế các mô hình quỹ liên kết thị
trường chứng khoán với thị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu chính phủ.

Tổng kết tình hình hoạt động quỹ mở năm 2021. Trong năm 2021, quỹ đầu tư
tiếp cận thị trường cổ phiếu Vn (VESAF) do tập đoàn quản lý quỹ vinacapital
quản lý dẫn đầu thị trường với mức tăng trưởng 67%.

Tại thị trường cổ phiếu Việt Nam, căng thẳng địa chính trị khiến dòng vốn các
quỹ đầu tư cổ phiếu vào Việt Nam chững lại. Giao dịch ETF quay trở lại rút
ròng nhẹ trong tháng 2. Trong đó, quỹ VFMVN30 ETF ghi nhận mức rút vốn
mạnh nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây, đẩy mạnh rút vốn lên -744 tỷ đồng
trong tháng 2, bên cạnh FTSE Vietnam ETF cũng rút nhẹ -27 tỷ đồng và tạo áp
lực lên dòng vốn.
Các quỹ đầu tư ngoại cũng có những tháng đầu năm giao dịch kém hiệu quả.
Thậm chí, nhiều quỹ ngoại cũng đang chịu lỗ. Tính từ đầu năm, hầu hết các quỹ
đầu tư lớn đều đang có hiệu suất đầu tư âm, đặc biệt sau nhịp giảm sâu của thị
trường từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5. Nếu như năm 2021 là năm thăng hoa
của thị trường chứng khoán, hiệu suất đầu tư của các quỹ đầu tư đều rất cao, thì
đầu năm 2022, cùng với sự sụt giảm của thị trường, hiệu suất của các quỹ đều
rơi vào trạng thái âm (quỹ VNM VN30 -24,67%)

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, tiềm năng phát triển của các quỹ đầu
tư chứng khoán tại Việt Nam còn nhiều nếu phát huy hiệu quả những kết quả đã
đạt được và quyết tâm thực hiện các mục tiêu, giải pháp đề ra một cách khoa
học, có lộ trình phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình thực tế của
Việt Nam.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 quy mô
quản lý tài sản của các công ty quản lý quỹ đạt khoảng 6-10% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP); phát triển và đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư; trong đó,
cần thúc đẩy quỹ hưu trí, các loại hình quỹ mới; nâng cao năng lực của các công
ty quản lý quỹ như: năng lực tài chính, năng lực cung cấp dịch vụ, năng lực
cạnh tranh và quản trị rủi ro.
Giai đoạn 2011-2021, khung pháp lý cho hoạt động của các công ty quản lý
quỹ, quỹ đầu tư được tiếp tục được bổ sung với các mô hình quỹ mới (quỹ mở,
quỹ ETF- quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số, quỹ bất động sản) đã
đánh dấu sự phát triển mạnh của nghiệp vụ quản lý quỹ Việt Nam.

(khuyên) Thực trạng liên quan đến hoạt động tự doanh


Diễn biến sôi động của thị trường 6 tháng đầu năm 2021 cùng làn sóng F0
dữ dội đã đẩy chứng khoán trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều
công ty chứng khoán, đặc biệt là ở mảng tự doanh. Thị trường tốt trong quý
1/2021 đã đem lại cho nhóm công ty chứng khoán một quý tự doanh tích cực.
Theo dữ liệu của VietstockFinance, các CTCK thu lãi hơn 3 ngàn tỷ đồng từ
mảng tự doanh, trong khi cùng kỳ tự doanh phải chịu lỗ 655 tỷ đồng. Nhìn
chung, lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) của các CTCK đều
tăng mạnh trong khi khoản mục lỗ tài sản tài chính FVTPL giảm.

Một số công ty đã chớp lấy thời cơ và báo lãi tự doanh lớn trong quý 1. Chứng
khoán VNDirect (VND) dẫn đầu toàn nhóm CTCK với lãi tự doanh đạt hơn 375
tỷ đồng, gấp hơn 62 lần cùng kỳ. Chứng khoán VIX xếp thứ 2 với lãi tự doanh
340 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ phải chịu lỗ ở mảng này. Các ông lớn khác như
Chứng khoán SSI, Chứng khoán Bản Việt (VCI), Chứng khoán TP.HCM (HSC,
HCM) cũng đều có mặt trong top 10 về lãi tự doanh quý 1 năm nay. Mảng tự
doanh ở nhiều công ty khởi sắc khi chuyển lỗ thành lãi, ví dụ như SSI, Chứng
khoán Thiên Việt (TVS), Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS),
Chứng khoán Rồng Việt (VDS), Chứng khoán Ngân hàng Công thương (CTS)

Kể từ đầu năm 2021, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 27,6%, giúp thị
trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường tăng mạnh nhất
trên thế giới. Tính đến tháng 6/2021, VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự
1.400 và đóng cửa ở 1.408,55 điểm - mức đỉnh mọi thời đại, thanh khoản mỗi
phiên cũng liên tiếp lập kỷ lục, giá nhiều cổ phiếu thiết lập mặt bằng mới chính
những điều này đã giúp nhiều công ty chứng khoán lãi lớn tự doanh.

Lợi nhuận tự doanh Quý IV/2021 tăng trưởng mạnh. Theo ước tính của
Vietstock Finance, tổng lợi nhuận tự doanh quý 4/2021 của 73 Công ty chứng
khoán đạt hơn 5,6 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận tự doanh của cả nhóm tăng gần 90%
so với quý 3 và cao hơn 60% so với cùng kỳ nhờ vào thị trường chứng khoán
thăng hoa trong năm vừa qua. Trong đó, top 10 công ty đứng đầu chiếm tỷ trọng
hơn 70%, tương đương gần 4 ngàn tỷ đồng lợi nhuận tự doanh.
Trong số Top 10 công ty chứng khoán có lợi nhuận tự doanh cao nhất trong
Quý IV/2021, hầu hết đều có lợi nhuận tự doanh tăng mạnh so với quý trước,
đặc biệt một số công ty chứng khoán có mức tăng trưởng tính bằng lần như
VNDirect (VND), Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), Chứng khoán APEC
(APS), Chứng khoán VietinBank (CTS), Chứng khoán Everest (EVS), Chứng
khoán Thiên Việt (TVS)…

Ở chiều ngược lại, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) không ghi nhận biến động
nhiều ở mảng tự doanh khi Lợi nhuận chỉ tăng 1% so với Quý trước, trong khi
lợi nhuận tự doanh của Chứng khoán Bản Việt (VCI) giảm 10% về còn 260 tỷ
đồng.

Bước sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán có những phiên giảm điểm
liên tục, hoạt động tự doanh cũng ko còn sôi động như trước

(khuyên) Tìm hiểu về 1 công ty quản lý quỹ hiện nay

Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư VinaCapital (VCFM) hay còn gọi là
VinaCapital là một trong top những công ty hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư tài
chính ở Việt Nam. VCFM là một thành viên được sở hữu 100% bởi Tập đoàn
VinaCapital, một trong những tập đoàn đầu tư và quản lý tài sản lớn nhất tại
Việt Nam, hiện đang quản lý trên 4,0 tỷ đô la Mỹ tại Việt Nam. VinaCapital có
kinh nghiệm đầu tư 19 năm ở Việt Nam, và đã và đang quản lý nhiều quỹ, tài
khoản ủy thác và dự án đầu tư vào nhiều loại tài sản, bao gồm cổ phiếu niêm
yết, cổ phiếu tư nhân, trái phiếu, bất động sản, công nghệ thông tin. VinaCapital
quản lý 5 quỹ mở, bao gồm quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam
(VESAF), quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF), quỹ Đầu tư
Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF), quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh
VinaWealth (VFF), và quỹ ETF VinaCapital VN100 (ETF VN100).
Diễn biến tích cực của thị trường đã giúp giá trị tài sản của các quỹ đầu tư tăng
trưởng mạnh trong năm 2020, theo đó, đa số các quỹ đầu tư lớn trên thị trường
chứng khoán Việt Nam đều có mức tăng trưởng trên 15% trong năm 2020, vượt
qua đà tăng của VN-Index.
Trong đó, cả 3 quỹ do VinaCapital quản lý đều ghi nhận tăng trưởng mạnh
trong năm 2020, bao gồm Quỹ Đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam
(VESAF), Quỹ Đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh (VEOF), và Quỹ Đầu tư Cân bằng
Tuệ sáng VinaCapital (VIBF).

Hiệu suất đầu tư của VESAF rất đáng kể, đạt 56,4% kể từ khi thành lập. Trong
năm 2020, VESAF tăng trưởng 25,6%, cao hơn mức tăng của VN-Index 10,7
điểm phần trăm, nhờ chiến lược đầu tư chọn lọc vào các cổ phiếu vốn hóa vừa
và nhỏ chiếm tỷ trọng hơn 60% danh mục của VESAF.

Những cổ phiếu này thuộc các ngành có khả năng duy trì hiệu quả hoạt động tốt
trong điều kiện biến động, đồng thời có tiềm năng tăng trưởng cao theo sự hồi
phục của kinh tế, được giao dịch ở mức định giá hấp dẫn so với thị trường.

Đây cũng là chiến lược đầu tư của quỹ, tối đa hóa lợi nhuận đầu tư từ trung đến
dài hạn bằng cách tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có
tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao, dòng tiền kinh doanh ổn định và mức định
giá thấp; các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhưng hết room
ngoại.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, cả 5 quỹ này đều đạt được những kết quả nổi bật.
Trong đó, lợi nhuận của quỹ VESAF đạt 57,6%, là quỹ mở có kết quả hoạt động
tốt nhất trên thị trường, tiếp tục duy trì thứ hạng dẫn đầu đã đạt được trong năm
2020; quỹ VEOF đạt 45,2% và quỹ VIBF đạt 31,9%, vượt xa chỉ số tham chiếu
VN-Index, thuộc nhóm top 3 quỹ hoạt động tốt nhất trong nhóm quỹ tương ứng
trên thị trường. Quỹ hoán đổi danh mục VN100 ETF, mới được thành lập vào
năm 2020, lợi nhuận của VN100 ETF đạt 31,8%. Đồng thời, trong số các quỹ
mở trái phiếu trên thị trường, VFF là quỹ tăng trưởng cao nhất từ đầu năm 2021,
với mức sinh lời đạt 5,45%.
Với tầm nhìn và mục tiêu là cung cấp các giải pháp đầu tư hiệu quả nhất cho
nhà đầu tư, hỗ trợ về các kiến thức liên quan đến đầu tư tài chính, và dịch vụ
chăm sóc khách hàng tốt nhất, đấy cũng chính là điểm cộng lớn nhận được sự
tín nhiệm từ khách hàng, và giữ chân họ hợp tác lâu dài với công ty.

Hoạt động lưu ký ở VN có j khác so với thế giới


Lưu ký là việc gửi chứng chỉ chứng khoán như tờ cổ phiếu,trái phiếu, hoặc các
loại giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu chứng khoán vào hệ thống lưu
ký. Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng
khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà
đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ
chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là bắt buộc trước khi muốn chứng khoán
được giao dịch qua sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán, nó như
một bước khởi đầu nhằm tiện lợi và đơn giản hóa các thủ tục về sau.

Hệ thống lưu ký hỗn hợp

Theo Luật chứng khoán 2007, Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ tách ra hoạt
động độc lập so với Trung tâm giao dịch chứng khoán, và tiến hành cung cấp
dịch vụ như một tổ chức phi lợi nhuận. Hệ thống lưu ký vẫn mang bản chất một
cơ cấu “đa cấp”.

Một phương án kết hợp có thể tính tới. Nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại các
thành viên lưu ký và sau đó các thành viên lưu ký sẽ tiến hành lưu ký từng tài
khoản riêng biệt của từng nhà đầu tư tại Trung tâm lưu ký. Như vậy các nhà đầu
tư dễ dàng kiểm tra tài khoản của mình ngay tại Trung tâm giao dịch, và mức
phí lưu ký cũng giảm thiểu đáng kể. Hệ thống này được gọi là cơ cấu lưu ký
hỗn hợp, vì đó là sự kết hợp giữa mô hình “đa cấp” và “đơn cấp”.

Mô hình hỗn hợp này có những ưu điểm gì?


Áp dụng mô hình hỗn hợp giúp các công ty thành viên giảm được một lượng
đáng kể phí hoạt động chức năng, bởi lẽ khi mỗi nhà đầu tư đều sở hữu một tài
khoản riêng biệt, hệ thống máy tính đa dạng hóa dễ dàng tùy biến để quản lý,
điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng tài khoản hơn.
Các công ty chứng khoán không sẽ quan tâm đến phí dịch vụ nhiều, vì Trung
tâm lưu ký hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận, và nhà đầu tư là người lợi trước
tiên. Phí dịch vụ cố định khoảng 0,2% nhưng đa số các công ty thành viên đều
không thu phí hoặc giảm phí như một phương thức để chiêu khách.

Và điều cuối cùng cũng là quan trọng nhất, Chính phủ có thể ưu thích áp dụng
mô hình này như một cách thức để giám sát nhà đầu tư thông qua việc nắm biết
chính xác và đầy đủ tình hình tài khoản chứng khoán của họ. Bởi lẽ, thật khó để
mà đoán xét được thành viên Hội đồng quản trị các công ty có đang giao dịch
chính cổ phiếu của họ không, và những thông tin nội bộ kiểu như vậy sẽ được
giấu nhẹm đi nếu không có sự quản lý chặt chẽ.

Hệ thống lưu ký chứng khoán ở một số nước trên thế giới


Mô hình lưu ký đơn cấp- tức là các nhà đầu tư sẽ trực tiếp lưu ký và mở tài
khoản tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, không phải thông qua bất kỳ một
thành viên lưu ký nào, và mọi giao dịch đều được thông qua tài khoản này -là
ưu việt nhất về mặt thuận tiện thủ tục cũng như an toàn đầu tư. Tuy nhiên hiện
nay trên thế giới chưa có nước nào áp dụng mô hình tiên tiến nhất này, mà chỉ
tồn tại mô hình đa cấp như ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Mỹ và các nước Châu Âu và mô hình hỗn hợp như ở Việt
Nam, Singapore phụ thuộc vào điều kiện nguồn lực và mục tiêu mỗi nước.
Tại Singapore, Trung tâm lưu ký chứng khoán cho phép mỗi nhà đầu tư cá nhân
đều có thể mở riêng một tài khoản tại quầy dịch vụ của trung tâm hay tại các
thành viên của nó. Còn tại Braxin, mỗi một loại chứng khoán khác nhau (trái
phiếu Chính phủ, cổ phiếu…) được lưu ký, bù trừ và thanh toán trên những tài
khoản cụ thể ở các hệ thống chức năng khác nhau và ở quốc gia này không có
Trung tâm Lưu ký chứng khoán! Braxin có nên lập một Trung tâm với mô hình
hỗn hợp tương tự Việt Nam? Không chắc chắn với câu trả lời tán thành hay
phản đối nhưng có một điều chắc chắn là sẽ không có hệ thống đơn cấp ở đây.
Như vậy mô hình đa cấp là xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay bởi lẽ nó
cũng có nhiều ưu thế nhất định: nhà đầu tư chỉ cần liên hệ và giải quyết mọi vấn
đề với một tổ chức duy nhất đó là thành viên lưu ký, việc chuyển giao chứng
khoán và bù trừ tiền tiến hành ngay trên tài khoản không cần nhập vào sổ sách
của công ty phát hành… Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng việc phân chia và minh
bạch tài sản cho mỗi nhà đầu tư, bảo vệ tài sản cho các nhà đầu tư, phân chia rủi
ro và quản lý việc cầm cố thế chấp là những nghiệp vụ hết sức phức tạp, đòi hỏi
phải xây dựng hệ thống quản lý tinh vi.

You might also like