Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Phương pháp mới ứng dụng cho mẫu hình cái cốc và tay cầm

The Blade 
Theo dõi tác giả
09/05/2018
23,536 lượt xem

Trang 1/2 :1 2Tiếp >

Mẫu hình cái cốc và tay cầm từ trước đến nay vẫn luôn là mẫu hình giúp trader ăn đậm nhất, nhưng
hầu như rất khó để phát hiện ra nó. Trong bài viết hôm nay, tôi muốn chia sẻ cho các bạn những
cách để tìm được một cái cốc cafe cho mình, hy vọng kiếm được cốc cafe starbuck chứ đừng uống
nhầm cafe hiệu con ó.

Mẫu hình cái cốc và tay cầm là tên gọi chuẩn nhất trong cộng đồng trader ở Việt Nam (tên tiếng Anh
là "Cup and Handle" hoặc "Saucer and Handle". Trong một số sách chứng khoán của Việt Nam được
dịch lại từ nước ngoài thì mẫu hình được đặt theo một tên mới như " khuôn mẫu cái tách và cái
quai", tôi đọc đi đọc lại vài lần nhưng vẫn không nhớ ra đây là mẫu hình gì, hay có khi nào tôi chưa
học đến, đúng là biển học mênh mông. Nhìn hình thì mới vỡ lẽ thì ra "khuôn mẫu cái tách và cái
quai" chính là mẫu hình cái cốc và tay cầm kinh điển đây mà.

Nói vui vậy thôi. Mẫu hình cái cốc và tay cầm xuất hiện khá ít và hình thành khá lâu. Lâu đến nỗi khi
mẫu hình chạy hết rồi tôi mới nhớ ra bấy lâu nay mình đã quên đi mất các cốc của mình ở đâu. Đó là
tôi đang nói ở thị trường chứng khoán. Nhưng thị trường Forex cũng vậy, có chăng là nhanh hơn một
chút thôi, chứ vẫn lâu lắm. Nhưng bù lại, mỗi lần cái cốc hình thành, giá sẽ chạy rất mạnh và rất dài.

Mẫu hình này rất thích hợp cho những trader theo tôn chỉ "kiên nhẫn là sự giàu có" và "thời gian là
lợi nhuận". Quả thực, nếu bạn xác định đúng một cái cốc, và đặc biệt cái cốc đó có tay cầm thì xem
như bạn đã kiếm được một khoản lợi nhuận bằng chục lần giao dịch cộng lại. Đó là điểm ưu việt của
mẫu hình này.

Tuy nhiên, do sự khan hiếm và thời gian hình thành lâu, nên các trader thích làm giàu nhanh ít ưa
chuộng mẫu hình này dẫn đến các trường lớp và thầy dạy thường nói rất ít về mẫu hình cái cốc và
tay cầm. Dĩ nhiên bạn sẽ không được học một cách bài bản về cách xác định như thế nào là một cái
cốc, và làm sao để giao dịch khi thấy cái cốc đó.

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về một chủ đề tôi nghĩ là thật sự hữu ích cho anh em trader những người
nghiêm túc với Forex và nghiêm túc với các mẫu hình.

Mẫu hình cái cốc và tay cầm sẽ trông như thế này. Sợ bạn chưa nhìn ra nó giống cái cốc nên tôi sẽ
vẽ luôn cái cốc:

LÀM SAO ĐỂ NHÌN RA CÁI CỐC, VÍ DỤ NÓ HÌNH GIỐNG CÁI LY THÌ


CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Trước khi tôi nói về phương pháp giao dịch với cái cốc và tay cầm, tôi sẽ trình bày về cách xác định
một mẫu hình cái cốc là như thế nào cho các bạn chưa biết.

Xem hình rồi nhìn chữ nhé:


1. Đoạn từ A đến B (thành cốc): Bên trái cái cốc là thời gian giá giảm rất mạnh và rất dốc.

2. Đoạn từ B đến C (đáy cốc): Sau khi giá giảm dài thì bắt đầu chậm dần lại và đi ngang.
Đoạn đi ngang này có thể sẽ rất ngắn hoặc sẽ rất dài. Đây là giai đoạn có khả năng kéo dài nhất
trong 4 giai đoạn hình thành cốc.

3. Đoạn từ C đến D (thành cốc): Sau đoạn sideways, giá sẽ tăng lên khá mạnh mẽ. Lúc trước giá
giảm xuống bao nhiêu, mấy ngày, thì bây giờ giá sẽ tăng trả lại bấy nhiêu, khoảng thời gian cũng
tương đương vậy.

4. Đoạn từ D đến E (tay cầm) Sau một thời gian tăng mạnh, giá bắt đầu chững lại, hoặc hồi nhẹ sau
đó lại tăng lại, giá sẽ choppy hoặc sideways vùng này. Chỗ này người ta ví như tay cầm của cái cốc.
Vùng giá tại đây rất quan trọng, vì nó sẽ dự đoán được hướng tiếp theo mà giá sẽ đi. Cái này tôi nói
sau.

CẦM ĐƯỢC CỐC RỒI, UỐNG NHƯ THẾ NÀO ?


Có hai cách để vào lệnh, Buy cũng được mà Sell cũng ổn, tùy vào cách giá di chuyển như tôi nói lúc
nãy.

Vào lệnh Buy khi giá còn ở đáy cốc


Đây là lúc giá chưa chạy hết cốc, tức là cốc chưa hình thành hoàn toàn. Cách này dùng cho
các trader có một chút kinh nghiệm, tức là họ đoán được, sau giai đoạn B-C, giá sẽ chạy lên tạo cốc,
và họ đặt lệnh Buy. Nhưng chúng ta sẽ Buy có quy tắc:

Vào lệnh Buy hoặc Sell khi giá hình thành xong tay cầm

Đây là chiến lược phổ biến nhất được học ở trường lớp, nhưng ở đây tôi sẽ nói rõ và sâu hơn.

Sau khi hình thành xong tay cầm D-E, giá sẽ tạo ra một kháng cự và một hỗ trợ như hình dưới:
Từ kháng cự và hỗ trợ này, chúng ta sẽ chờ đợi xem giá breakout kháng cự hay là breakout hỗ
trợ của tay cầm.

Trường hợp nếu breakout kháng cự, bạn đặt lệnh Buy, dĩ nhiên giá sẽ chạy vô cùng mạnh, không
cần đặt takeprofit chi cho mệt.

Trường giá breakout hỗ trợ, bạn đặt lệnh Sell, và cũng khỏi đặt takeprofit. Giá sẽ chạy đến mức mà
bạn không tưởng tượng ra đâu.

Nhưng thường thì khi hình thành cái cốc, phe mua sẽ chiếm quyền kiểm soát, do đó giá thường đi
lên nhiều hơn là đi xuống. Đó là lý do tại sao sách vở báo đài thường dạy bạn, khi gặp cái cốc thì cứ
Buy là như vậy.

Đây là một ví dụ về cách đặt lệnh Buy với mẫu hình cái cốc:
GIÁ SẼ ĐI BAO XA NẾU CHỤP ĐƯỢC MẪU HÌNH CÁI CỐC
Như tôi đã nói, giá đi rất xa, nhưng bạn có thể đo lường được mục tiêu cho mình. Đây là cách xác
định. Bạn tính giá từ đáy cốc lên chỗ bạn đặt lệnh, đó là mục tiêu của bạn:
Có vài cách khác nữa, như dùng Fibonacci project,... Nhưng thôi, nói ít sử dụng ít mà hiệu quả là
được.

TÔI GẶP CÁI CỐC ÚP NGƯỢC THÌ CÓ XÀI ĐƯỢC KHÔNG?


Cốc úp ngược hay cốc úp xuôi thì cũng là cốc, miễn sao nó không phải hình cái ly là được. Đây là cái
cốc up ngược:
Bạn có thấy không, giá vẫn breakout hỗ trợ ngay tay cầm D-E và đi xuống rất mạnh.
Tôi có vẽ thêm 3 hỗ trợ nữa, 3 hỗ trợ này là cơ hội dành cho các trader kinh nghiệm vào lệnh khi
chưa hình thành cốc. Các bạn mới đánh theo cốc cần tuân thủ, chỉ đánh khi thấy cốc rõ ràng.

Thêm một ví dụ về cách đặt lệnh và đặt mục tiêu cho cốc nhé:
Bạn thấy không, giá chạy vượt qua mục tiêu rất dài. Xin nói thêm là mẫu hình này xác suất ăn rất
cao, chỉ là bạn có chờ nổi và kiếm ra nổi cái cốc không thôi.

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ CÁI CỐC KHÔNG?


Trên khung Monthly của USDCHF có vẻ như đã hình thành được một nửa cái cốc. Tôi vẫn không
biết phải làm như thế nào, câu trả lời xin được nhường lại cho các bạn comment bên dưới. Thảo
luận đi nào.

Xem thêm:

>> Phương pháp giao dịch mới với các mẫu hình sóng Harmonic
Theo  luckscout

Phương pháp giao dịch mới với các mẫu hình sóng Harmonic

The Blade 
Theo dõi tác giả
08/05/2018
28,858 lượt xem

Trang 1/3 :1 23Tiếp >

Mô hình harmonic ABCD và mô hình Three-Drive


Các mẫu hình giá luôn là những công cụ được các trader ưa chuộng vì tính đơn giản và hiệu quả
của nó. Có thể các bạn đã biết về mẫu hình con bướm và con dơi, nhưng hôm nay tôi sẽ giới thiệu
một phương pháp để giao dịch với hai mẫu hình này một cách hiệu quả.

Mẫu hình con Bướm và mẫu hình con Dơi chính là hai mẫu hình trong số các mẫu hình Harmonic.
Nghe đến Harmonic thì nghe có vẻ cao sang, quyền quý, phức tạp, khó hiểu,... nhưng nếu bạn chịu
bỏ ra chỉ một chút thời gian, bảo đảm bạn sẽ nghiện nó còn hơn price action. Bởi lẽ sau những mẫu
hình Harmonic, giá sẽ đi với một xu hướng rất dài, bạn có thể ăn trọn con sóng tiếp theo nếu bắt
đúng mẫu hình Harmonic.

Ai chưa hiểu gì về các mẫu hình Harmonic xin mời comment bên dưới để tôi giải thích thêm nhé. Bài
viết hôm nay nghiêng về phần ứng dụng là nhiều, nên tôi sẽ tạm không định nghĩa Harmonic.

Dĩ nhiên, những mẫu hình này không phải lúc nào cũng làm cho xu hướng đảo chiều, thỉnh thoảng
cũng có sai đôi chút. Nhưng con số này ít thôi. Tôi sẽ chia sẻ cho bạn những dấu hiệu để bạn có thể
ngồi ngoài khi gặp những tình huống như vậy.

Mẫu hình con bướm (gọi tắt là con bướm) và mẫu hình con dơi (gọi tắt là con dơi) đều là những mẫu
hình đảo chiều xu hướng. Khi giá hình thành một mẫu hình nhìn giống con bướm thì người ta gọi đó
là con bướm, con dơi cũng thế. Nhưng đối với con bướm hay con dơi không quan trọng, miễn sao
giá hình thành các mẫu hình theo đúng tỷ lệ Fibonacci theo quy định của các con sóng Harmonic là
ok.

Chúng ta có một nhiệm vụ khác, quan trọng hơn, thực tế hơn đó là tìm điểm vào lệnh cho phù hợp
chứ không ngồi đó tranh cãi đây là con bướm hay con dơi.

Kinh nghiệm cho thấy, mẫu hình con dơi thường xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm, còn con bướm
thường hình thành trên đỉnh của xu hướng tăng. Vậy con dơi sẽ nhìn như chữ M, còn con bướm sẽ
nhìn như chữ W. Thông tin này khá quan trọng, bạn note lại nhé.

Để tôi cho các bạn xem ví dụ:


Các bạn thấy ở trên đỉnh xu hướng xuất hiện chữ W không? Đó là mẫu hình con bướm (bươm bướm
bay năm ba vòng, em ngồi xem)

Thêm một con bươm bướm khác, con này bự hơn:


Bạn có thấy sau khi con bướm hình thành, xu hướng giảm rất mạnh không? Nhiệm vụ của chún g ta
là đi ăn cái xu hướng đó.

Còn đây là mẫu hình con dơi, xuất hiện ở đáy xu hướng giảm, sau con dơi, giá tăng rất đẹp:
LÀM SAO ĐỂ GIAO BẮT BƯỚM, SĂN DƠI ĐÂY?
Đầu tiên phải các bạn phải hỏi, làm sao để nhìn ra con bướm với con dơi trước đã. Việc này thì đã
có indicator, các bạn có thể lên mạng search, khi add vào, nó sẽ tự vẽ cho bạn các mẫu hình
Harmonic khi nó phát hiện ra. Còn nếu nó chưa thấy thì nó sẽ chưa vẽ.

Nếu ai không tìm ra thì có thể comment bên dưới để tôi gửi. Nhưng không tìm ra mới comment nhé.

Vậy là phần tìm bướm tìm dơi ok.

Câu hỏi thứ hai là giao dịch như thế nào? Có những trader khuyên chúng ta vào lệnh ngay khi con
bướm vừa hình thành. Tôi không đồng ý quan điểm này.
Và sự thật đã chứng minh, khi chọn những điểm vào lệnh như vậy, giá thường đi lên hit stoploss.
Chúng ta không giao dịch kiểu này được đâu.

Như các bạn đã biết, mọi mẫu hình đều có kháng cự, hỗ trợ, mẫu hình Harmonic như con dơi và con
bướm cũng vậy. Do đó, chúng ta sẽ chờ giá breakout để mà vào lệnh. Đây là tâm pháp của phương
pháp này. Cụ thể như sau:
Ví dụ trên coi như chúng ta đã nhìn thấy được con bướm, nhưng nó vẫn bay trên cao, chưa cần phải
bắt vội. Các bạn sẽ vẽ một đường hỗ trợ từ hai đáy của mẫu hình. Dĩ nhiên giá sẽ giảm sau khi con
bướm xuất hiện, nhưng chúng ta sẽ đợi nó giảm xuống hỗ trợ và breakout.

Khi đó, chúng ta sẽ vào lệnh SELL, đặt stoploss trên đỉnh cây nến breakout. Takeprofit thì không cần
đặt, vì đối với Harmonic một khi giá đã đi, nó đi rất xa.

Một ví dụ khác:
Đối với trường hợp con dơi, chúng ta sẽ kẻ kháng cự từ hai đỉnh của mẫu hình, chờ giá breakout và
vào lệnh BUY.
Thêm một ví dụ nữa:
Trên đây là cách để bạn có thể ứng dụng hiệu quả sóng Harmonic để kiếm lợi nhuận. Trước khi kết
thúc bài viết này tôi xin có một số lưu ý nho nhỏ cho các bạn:

1. Ngoài hai mẫu hình này ra, các bạn có thể ứng dụng phương pháp này cho các mẫu hình khác
trong Harmonic (con cá mập, con cua, con gì gì đó,...)

2. Sẽ có lúc mẫu hình bị sai, phương pháp bị sai. Lý do đơn giản: không có chén thánh tồn tại ở đây.

3. Một số bạn sẽ thắc mắc: chờ đến lúc mà giá breakout kháng cự / hỗ trợ thì nó hết xu hướng rồi
còn gì. Nhưng bạn cứ yên tâm. Sau các mẫu hình Harmonic, giá sẽ hình thành một xu hướng mới,
và dĩ nhiên khi đã gọi là xu hướng mới thì không dễ dàng yếu đi bởi 1 kháng cự / hỗ trợ cỏn con đâu.

4. Kết hợp quản lý vốn thật chặt chẽ.

Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em traderviet.

5 vấn đề khi Trading với Harmonic Pattern và cách khắc phục?


khapham1010

Theo dõi tác giả

23/06/2017

13,515 lượt xem

Harmonic Dashboard - Indicator phát hiện mô hình Harmonic cho Harmonic Trader
Bạn đã bao giờ nghe nói đến các mô hình Trading có tên gọi mô hình Gartley, mô hình Butterfly (Bướm), mô
hình con Dơi hay mô hình con cua? Nếu bạn từng nghe đến chúng, chắc bạn sẽ biết đến một trường phái
Trading phổ biến có tên gọi Harmonic Trading.

Harmonic Trading có đặc tính dự báo được điểm đảo chiều của thị trường, đồng thời có risk reward rất đẹp khi
vào lệnh. Nhưng Harmonic Trading có 5 vấn đề rất lớn khi giao dịch, mạn phép chia sẻ lại bài viết của Rayner
Teo, mời anh em vào "mổ xẻ" ca này xem sao.

1. Harmonic Trading có tính chủ quan cao


Nếu bạn xem Trading như một nghề và không phải là trò để bạn giải trí, thì bạn phải có kế hoạch cho tất cả
mọi thứ. Bạn sẽ không muốn đưa ra các quyết định mang tính chủ quan vì nó sẽ giảm kết quả giao dịch bạn
muốn đạt được (bạn sẽ không muốn áp đặt cái tôi của mình lên thị trường, đúng chứ?)

Và vấn đề đầu tiên mà ta phải đối mặt với các mô hình Harmonic Trading đó là tính chủ quan của việc vẽ điểm
X cho đến điểm A, hay còn gọi là tìm con sóng đẩy (impulse leg) của mô hình Harmonic

Khi bạn vẽ bất kỳ mô hình Harmonic nào cũng đòi hỏi bạn phải xác định được con sóng đẩy, nó là nền tảng
của cho tất cả các mô hình Harmonic. Nhưng khi bạn kéo bất kỳ chart nào để quan sát, bạn sẽ thấy rằng thị
trường có rất nhiều sóng đẩy, bạn biết chọn con sóng nào cho đúng đây?
Đây là điều mà các quyển textbook không bao giờ đề cập đến và Trader chỉ có thể tìm thấy trong điều kiện
trade thực tế.

Trong chart trên, 4 vị trí sóng đẩy (ABCD) đều có thể là một cơ hội để từ đó bạn chọn ra mô hình Harmonic.

Một cách để gỡ rối cho vấn đề này là bạn chỉ lựa chọn những chân sóng đẩy nào chạm các đường kháng
cự hỗ trợ, như trên chart là 2 sóng đẩy CD.

2. Harmonic Trading khiến bạn áp đặt mô hình lên thị trường


Có những mô hình thường xuyên lặp lại trên thị trường, nếu không làm sao bạn lại lựa chọn hệ thống giao
dịch đó để trade, đúng không?

Các mô hình đáng tin cậy có thể biểu hiện dưới dạng consolidation, tức là những
vùng sideway nhỏ. Trader sử dụng các vùng consolidation này để trade breakout theo trend với mong đợi
giá breakout hướng nào thì đi luôn theo hướng đó. Có một sự logic nhất định nếu Trader sử dụng mô hình này
để trade.
Nhưng với Harmonic Trading, Trader cần phải xác định sóng đẩy XA để hình thành mô hình. Nghĩa
là, Trader có vẻ như áp đặt cách vẽ của mình lên thị trường. Liệu thị trường có thật quan tâm đến cách mà
bạn vẽ mô hình như thế nào không? Đây là điểm mâu thuẫn khi giao dịch với Harmonic Pattern.

3. Harmonic Pattern khiến bạn bỏ lỡ trend


Trong một con trend lớn như thế này, Harmonic Pattern có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội vào lệnh?
Hơn nữa, khi Harmonic Pattern xuất hiện nó thường đi ngược lại trend chính của thị trường. Khi bạn dùng
Harmonic Pattern trong những trường hợp như thế này, bạn sẽ phải cắt lỗ rất thường xuyên.

4. Sẽ thế nào nếu dùng Harmonic trong thị trường có sideway?


Harmonic pattern rất khó tìm thấy trong thị trường sideway. Bạn sẽ làm gì khi gặp trường hợp này?
Cách giải quyết: không nên dùng Harmonic pattern trong thị trường sideway, hoặc nếu muốn dùng thì chuyển
sang trade theo price action (tức là support resistance trading, giá đến vùng nào thì buy sell quanh vùng đó).

5. Stoploss của bạn sẽ luôn bị quét nếu trade theo Harmonic?


Nếu bạn đọc hầu hết các sách Trading hoặc tham dự các khoá học Trading, họ sẽ dạy bạn cách đặt điểm
dừng lỗ ngay dưới ngưỡng hỗ trợ hoặc trên mức kháng cự. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tìm thấy các
điểm dừng lỗ dưới mức thấp của cây nến hay điểm cao nhất của cây nến.

Và bạn biết điều gì xảy ra khi stoploss của bạn được đặt ở một những chỗ dễ thấy không? Nó luôn bị stop
hunt.
Cách giải quyết: khuyến khích anh em nên đặt các điểm stoploss cách một khoảng xa so với điểm X để cho
phép lệnh trade của anh em có nhiều "không gian" hơn. Trường hợp đặt xa mà vẫn bị stophunt, đó cũng là lúc
Harmonic Pattern mà anh em giao dịch đã không còn tác dụng.

Có anh em nào đang dùng Harmonic để trade không? Rất mong anh em chia sẻ cách giải quyết những vấn đề
trên.

 
Nguồn TradingwithRayner

Phương pháp giao dịch mới với các mẫu hình sóng Harmonic

You might also like