Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Search )

You have reached the end of your


subscription preview this month. Activate
! your 30 day free trial to unlock unlimited
reading.

ĐIỆN TÂM ĐỒ VÈ " # $


TIẾNG TIM
SoM

Jul. 20, 2017 • 4 likes • 3,216 views

% Download Now

, 1 of 6 * +

TIM MẠCH
Health & Medicine

Recommended
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm
Nguyễn Vinh
Vinh Pham Nguyen

Ecg y6
Hiếu Trần

Đại cương điện tâm đồ ECG


youngunoistalented1995

HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM


SoM

HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM


SoM

ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN


SoM

KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH


ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH…
THƯỜNG
SoM

Chẩn đoán và điều trị ngoại tâm


thu by TDTT
Tiến Thịnh Danh

Ngoại tâm thu thất


Vinh Quang

Bai 8-ngoai-tam-thu-pham-
nguyen-vinh
Vinh Pham Nguyen

More Related Content

! ĐIỆN TÂM ĐỒ VÈ TIẾNG TIM


1. ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ TIẾNG TIM I. ĐẠI CƯƠNG Tim đóng
vai trò là chiếc bơm giúp đưa máu đi khắp cơ thể và lên
phổi. Máu vào tâm nhĩ ở áp suất thấp và ra khỏi tâm
thất ở áp suất cao hơn. Áp suất trong động mạch cao
giúp đẩy máu đi khắp nơi trong hệ tuần hoàn. Máu trở
về bên tim phải và được bơm lên phổi để nhận khí oxy
và thải khí carbonic. Máu đầy oxy sẽ về bên tim trái và
từ đó được tim bơm đi để cung cấp oxy cho các mô
khắp cơ thể (Hình 1). 1. Hoạt động điện tim: − Tim co
bóp nhịp nhàng nhờ có sự phân bố thần kinh giao cảm
và phó giao cảm. − Một nhóm các tế bào cơ biệt hóa,
được gọi là nút xoang nhĩ (Hình 2) hoạt động như một
máy tạo nhịp cho tim. Các tế bào này tạo ra điện thế
hoạt động một cách nhịp nhàng rồi điện thế hoạt động
đó lan truyền đi khắp các sợi cơ tâm nhĩ. Kết quả là tim
co bóp tống máu vào thất. Điểm kết nối hoạt động
điện giữa nhĩ và thất là nút nhĩ thất. Điện thế hoạt
động lan tỏa chậm qua nút nhĩ thất giúp cho nhĩ co
thắt đẩy máu xuống thất và sau đó điện thế lan tỏa
nhanh qua bó nhĩ thất và các sợi Purkinje để kích thích
cả 2 thất. − Điện thế hoạt động ghi được từ các sợi cơ
nhĩ và thất khác với điện thế hoạt động ở các sợi thần
kinh và ở cơ xương. Điện thế hoạt động tim gồm 3 pha
(Hình 3): khử cực nhanh, bình nguyên khử cực (dễ
thấy ở các sợi cơ thất) và tái cực để về điện thế nghỉ. −
Các thành phần của ECG liên quan đến hoạt động điện
của sợi cơ nhĩ và thất (Hình 4). Sóng P: khử cực nhĩ.
Phức hợp QRS: khử cực thất. Tái cực nhĩ cũng xảy ra
cùng thời gian này nhưng đóng góp về điện không
đáng kể. Sóng T: tái cực thất. Hình 1. Sơ đồ tim và hệ
tuần hoàn Hình 2: Các thành phần của tim liên quan
đến hoạt động dẫn truyền. Hình 3: Điện thế hoạt động
điển hình của sợi cơ tâm thất Hình 4: Hình ảnh sóng P,
phức hợp QRS và sóng T bình thường trong một chu
chuyển tim.
2. 2. Van tim và tiếng tim: − Mỗi bên tim có 2 van giúp
cho tim bơm máu một chiều khi tim co bóp. Các van
này tự động đóng lại khi cần thiết để ngăn dòng máu
chảy ngược. Van đóng tạo ra tiếng tim. Van nhĩ thất
nằm giữa nhĩ và thất ở mỗi bên ngăn không cho máu
chảy ngược từ thất lên nhĩ. Van bán nguyệt nằm giữa
tâm thất và động mạch ở mỗi bên ngăn không cho
máu chảy ngược từ động mạch chủ hay động mạch
phổi xuống thất. − Đóng van tim tạo ra âm thanh đặc
trưng, gọi là tiếng “bùm-tắc”. Tiếng trầm hơn, “bùm”,
xuất hiện trong pha sớm của co tâm thất. Tiếng này do
đóng van nhĩ thất (van 2 lá và van 3 lá). Các van này
ngăn máu không chảy ngược lên nhĩ. Khi thất giãn
nghỉ, áp lực máu giảm xuống thấp hơn trong động
mạch và van bán nguyệt đóng (van động mạch chủ và
van động mạch phổi), tạo nên tiếng cao hơn, “tắc”. Rối
lọan hoạt động các van tim thường gây ra âm thổi
(nghe được qua ống nghe tim). 3. Chu chuyển tim
(Hình 5) − Trong thời kì tâm trương thất, máu về tim.
Máu mất oxy từ ngoại biên về nhĩ phải và xuống thất
phải qua van nhĩ thất phải đang mở. Máu nhiều oxy từ
phổi vào nhĩ trái và xuống thất trái qua van nhĩ thất trái
đang mở. Đổ đầy thất hoàn tất khi tâm nhĩ co (tâm thu
nhĩ). Trong giai đoạn nghỉ, tâm thu nhĩ đóng góp 20%
vào đổ đầy nhĩ. Tiếp theo là tâm thất co (tâm thu thất).
Đầu tiên, khi thất bắt đầu co, áp suất trong thất tăng
vượt quá áp suất trong nhĩ làm đóng van nhĩ thất;
nhưng cho đến khi áp suất trong thất trái tăng vượt
quá áp suất trong động mạch chủ (và áp suất trong
thất phải vượt quá áp suất trong động mạch phổi) thì
thể tích thất không thay đổi, gọi là pha co đồng thể
tích của thất. Cuối cùng, khi áp suất trong thất trái
vượt qua áp suất trong động mạch chủ (và áp suất
trong thất phải vượt qua áp suất trong động mạch
phổi) thì van động mạch chủ và van động mạch phổi
mở ra để máu được bơm vào động mạch chủ và động
mạch phổi. − Khi cơ thất giãn nghỉ, áp suất trong thất
giảm xuống dưới áp suất trong động mạch chủ và
động mạch phổi, rồi van động mạch chủ và van động
mạch phổi đóng lại. Áp suất thất tiếp tục giảm xuống
và khi xuống thấp hơn áp suất trong nhĩ thì van nhĩ
thất lại mở ra và bắt đầu pha đổ đầy thất tiếp theo. −
Những thay đổi về áp suất trong một chu chuyển tim
được tóm tắt trong biểu đồ Wiggers (Hình 6). Hình 5:
Chu chuyển tim Hình 6: Biểu đồ Wiggers
3. II. THỰC HÀNH: Mục tiêu: a. Hiểu được ý nghĩa các
sóng trên điện tâm đồ bình thường. b. Đo và quan sát
những thành phần chính của điện tâm đồ lúc nghỉ. c.
Đo và liên hệ điện tâm đồ với các tiếng tim ở người
được đo lúc nghỉ. 1. Lắp đặt dụng cụ: 1/ Bảo đảm là
Powerlab được cắm điện và ở chế độ bật. 2/ Cắm
Push-button Switch vào Input 1 trên Power Lab. 3/
Tháo tất cả đồng hồ và trang sức khỏi cổ tay và cổ
chân. 4/ Gắn dây điện cực vào Earth, CH1 NEG và POS
trên cáp Bio Amp. 5/ Cắm cáp Bio Amp vào Bio Amp
input. 2. Kết nối điện cực chuẩn: Gắn điện cực dương
vào cổ tay trái, điện cực âm vào cổ tay phải và dây đất
vào cổ chân phải (Hình 7). 1/ Dùng bút đánh dấu nơi
đặt điện cực. Lau sạch da với bông gòn tẩm cồn và chà
nhẹ với abrasive gel. Việc này làm giảm điện trở của da
và đảm bảo tiếp xúc điện tốt. 2/ Nếu sử dụng điện cực
kẹp thì bôi một ít kem điện cực lên điện cực trước khi
gắn điện cực (Không cần dùng kem điện cực với điện
cực dùng 1 lần vì nó đã được bôi kem điện cực). 3/
Nếu sau khi xem tín hiệu trong lúc làm bài tập 1 mà
bạn thấy tín hiệu không được tốt, thử cách gắn thay
thế như sau (Hình 8): Điện cực dương trên cánh tay trái
Điện cực âm trên cánh tay phải Dây đất vào cổ tay phải
Không đặt điện cực lên các cơ chính của cánh tay vì
hoạt động của cơ sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu ghi lại từ
tim. 3. Bài tập Bài tập 1. Điện tâm đồ lúc nghỉ Bạn đo
và quan sát những thành phần chính của điện tâm đồ.
a) Qui trình: 1/ Người được đo phải thư giãn và ngồi
càng im càng tốt để giới hạn ở mức tối thiểu tín hiệu
nhiễu do cử động. 2/ Đánh tên người được đo vào
Comment panel. 3/ Bấm Start và Add comment vào.
Bấm Autoscale để bạn có thể nhìn tất cả các dữ liệu
được ghi lại. Hình 7. Kết nối điện cực chuẩn Hình 8.
Kết nối điện cực thay thế
4. 4/ Nếu không thấy điện tâm đồ kiểm tra lại các điện
cực đã được gắn đúng chưa. Nếu tín hiệu bị nhiễu và
không rõ, cần nói người được đo thư giãn; có thể xem
xét cách mắc thay thế như đã nói trên. 5/ Bấm Stop. 6/
Bấm Start trở lại. Trong lúc đo, yêu cầu người được đo
nắm mở bàn tay và đưa hai cánh tay ngang qua ngực.
Rồi bấm Stop. Biểu đồ sẽ di chuyển theo và bị biến
dạng. Điều này chứng tỏ người được đo phải ngồi yên
và thư giãn trong lúc đo điện tâm đồ. 7/ Khi người được
đo đã ngồi yên, bấm Start trở lại. Nếu biểu đồ không
có hiện tượng nhiễu do cử động (Hình 9) thì gõ “ĐTĐ
lúc nghỉ” kèm tên người được đo rồi Add comment
vào. 8/ Bấm Stop. b) Phân tích: 1/ Di chuyển qua các dữ
liệu và quan sát các chu kỳ điện tâm đồ xuất hiện đều
đặn. 2/ Chọn một chu kỳ đại diện để đo biên độ và thời
gian của sóng P, phức hợp QRS và sóng T. 3/ Để đo biên
độ, đặt Marker trên đường đẳng điện ngay trước sóng
P. Di chuyển Waveform Cursor trên đỉnh của sóng. Bấm
để ghi trị số trong Value panel. 4/ Rê trị số trong Value
panel vào cột thích hợp trong bảng. 5/ Để đo thời gian
đặt Marker vào điểm bắt đầu sóng hay phức hợp và để
Waveform Cursor vào điểm chấm dứt sóng hay phức
hợp. 6/ Bấm để ghi trị số trong Value panel và rê trị số
trong Value panel vào cột thích hợp trong bảng. 7/ Bây
giờ hãy nghiên cứu xem tần số tim thay đổi như thế
nào từ lần đập này sang lần đập kia. Để làm điều đó
hãy thu biểu đồ theo chiều ngang đến 10:1. Dùng
Marker và Waveform Cursor đo thời gian giữa 3 cặp
sóng R liền kề. 8/ Ghi lại kết quả trong bảng. Đối với
mỗi khoảng thời gian tần số tim được hiển thị trong
bảng số 3 của bảng, được tính bằng công thức
HR=60÷t với HR là tần số tim (lần/phút) và t=khoảng
thời gian (giây). c) Câu hỏi: 1/ Bạn nhận xét gì về biên
độ của các sóng trong các chu kỳ tim khác nhau? 2/
Sóng P và phức hợp QRS biểu hiện lần lượt sự khử
cực của tâm nhĩ và tâm thất. Tại sao phức hợp QRS có
biên độ lớn nhất? 3/ Trong các bước 7 và 8 tần số tim
được tính dựa trên thời gian giữa đỉnh và đỉnh của các
sóng R. Có sự biến thiên khi tính theo các cặp đỉnh RR
khác nhau không? Bạn có dự đoán thời gian giữa các
đỉnh là giống nhau không? Tại sao có, tại sao không? 4/
Giới hạn của tần số tim bình thường lúc nghỉ là 60-90
lần/phút. Một vận động viên có tập luyện có thể có tần
số tim 40-60 lần/phút. Tại sao một người rất khỏe
mạnh lại có thể có tần số tim chậm hơn so với một
người có sức khỏe trung bình? Bài tập 2. Sự biến
thiên của điện tâm đồ (không thực hành) Hình 9. Hình
ảnh ECG lúc nghỉ
5. Bài tập 3. Điện tâm đồ và tiếng tim Bạn đo và liên
hệ điện tâm đồ với các tiếng tim (mà bạn nghe được)
của người được đo lúc nghỉ (Hình 10). a) Dùng ống
nghe 1/ Dùng chuông của ống nghe tốt hơn là màng vì
phần chuông giúp ngăn tiếng ồn trong phòng. 2/ Hỏi
giảng viên cách sử dụng ống nghe điện tử. 3/ Người
được đo dùng tay phải đặt chuông của ống nghe vào
bên trái lồng ngực. Phải di chuyển ống nghe đến
những vị trí khác nhau cho đến khi sinh viên nghe
được rõ ràng các tiếng. Tiếng tim nhỏ nên cần phải
giới hạn tiếng ồn trong phòng. Một khi đã nghe rõ,
người được đo phải dùng tay phải giữ yên ống nghe
trong khi sinh viên khác nghe và ghi lại. Bấm Start để
ghi điện tâm đồ và ấn lên Push-button Switch khi nghe
tiếng “bùm” và thả ra khi nghe tiếng “tắc”. Sau một vài
chu kỳ thì bấm Stop. b) Phân tích: Để có thể so sánh dễ
dàng hơn các biểu đồ trên hai kênh Lab Tutor panel
được thiết kế để hiển thị các biểu đồ chồng lên nhau.
Với Channel Trace buttons bạn có thể chọn kênh nào
“hoạt động” trên bảng điều khiển. Chú ý mối liên hệ
giữa tín hiệu Event và điện tâm đồ. Sử dụng Marker và
Waveform cursor, làm theo các chỉ dẫn sau để đo thời
gian giữa đỉnh sóng R và tín hiệu Event đi lên. 1/ Chọn
kênh ECG là kênh hoạt động. 2/ Đặt Marker trên sóng R.
3/ Chọn kênh Event là kênh hoạt động. 4/ Dùng
Waveform Cursor và chọn tín hiệu Event đi lên. 5/ Chèn
thời gian này vào bảng. Bây giờ đo thời gian giữa đỉnh
sóng T và tín hiệu Event đi xuống. 1/ Chọn kênh ECG là
kênh hoạt động. 2/ Đặt Marker trên sóng T. 3/ Chọn
kênh Event là kênh hoạt động. 4/ Dùng Waveform
Cursor và chọn tín hiệu Event đi xuống. 5/ Chèn thời
gian này vào bảng. c) Câu hỏi: 1/ Giải thích vì sao sự co
bóp tâm thất và tiếng “bùm” xảy ra ngay sau phức hợp
QRS. 2/ Giải thích vì sao sự giãn tâm thất và tiếng “tắc”
xảy ra sau sóng T. Hình 10. Hình ảnh ECG và tiếng tim
nghe được bằng ống nghe
6. Bài tập 4. Điện tâm đồ và tâm thanh đồ Bạn đo và
liên hệ điện tâm đồ với các tiếng tim (bằng thiết bị
Cardiomicrophone) ở người được đo lúc nghỉ (Hình
11). Rõ ràng là phương pháp trong bài tập 2 (nghe bằng
tai) có nhiều sai số. Phương pháp thay thế - tâm thanh
đồ - là dùng một Micro đặt trên thành ngực để tiếng
nghe được có thể hiển thị dưới dạng biểu đồ. a) Qui
trình: 1/ Tháo Push button ra khỏi Input 1 và cắm
Cardiomicrophone vào Input 1. 2/ Đặt
Cardiomicrophone lên bên trái lồng ngực. Giữ chặt
Cardiomicrophone bằng cách dán băng keo lại hay đặt
một cuốn sách nặng hay đồ vật tương tự lên trên (nếu
bạn nằm). Quan trọng là không giữ Cardiomicrophone
bằng tay vì cử động của tay sẽ đưa rất nhiều tiếng ồn
vào phần ghi. 3/ Bấm Start để ghi tín hiệu ECG và
Cardiomicrophone. Bạn cần thử đặt
cardiomicrophone tại nhiều vị trí khác nhau để có tín
hiệu tốt nhất. 4/ Sau khoảng 15 giây bấm Stop. b) Phân
tích Để có thể so sánh dễ dàng hơn các biểu đồ trên hai
kênh Lab Tutor panel được thiết kế để hiển thị các
biểu đồ chồng lên nhau. Bấm vào các nút về phía bên
trên phải của bảng điều khiển cho phép bạn chọn kênh
nào “hoạt động” trong bảng điều khiển. 1/ Chú ý mối
liên hệ giữa sóng R và tiếng tim thứ nhất. Sử dụng
Marker và Waveform cursor, làm theo các chỉ dẫn sau
để đo thời gian giữa sóng R và lúc bắt đầu tiếng tim
thứ nhất. 2/ Chọn kênh ECG là kênh hoạt động. 3/ Đặt
Marker trên sóng R. 4/ Chọn kênh PCG là kênh hoạt
động. 5/ Dùng Waveform Cursor và chọn lúc bắt đầu
tiếng tim thứ nhất. Chèn thời gian này vào bảng. Chú ý
mối liên hệ giữa sóng T và tiếng tim thứ hai. Bây giờ
đo thời gian giữa đỉnh sóng T và lúc bắt đầu tiếng tim
thứ hai bằng cách lặp lại các bước trên. c) Câu hỏi: 1/
Việc ghi lại các tiếng „bùm” “tắc” của bạn khác với
việc định thời gian chính xác của các tiếng tim trên tâm
thanh đồ. Bạn giải thích thế nào sự khác biệt đó? Hình
11. ECG và tâm thanh đồ

About Support

Terms Privacy
English (

Copyright Cookie
Preferences

© 2022 SlideShare from Scribd & '

You might also like