Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 82

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CÔNG TRÌNH
……………….

ĐỊA ĐIỂM

…………..
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN
…………………….
ĐƠN VỊ TƯ VẤN GIÁM SÁT

HÀ NỘI – 2018

=========&=========
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

CÔNG TRÌNH
……….

ĐỊA ĐIỂM
………….

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ


...........

ĐƠN VỊ TƯ VẤN GIÁM SÁT

BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƠN VỊ TƯ VẤN GIÁM SÁT

1
PHẦN I: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2016 của Quốc hội quy
định về Xây dựng;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội khóa XIII ;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
Thông tư số 06/2015/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định 79/QĐ- BXD ngày 15/02/2017 của Bộ xây dựng Công bố định mức
chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Căn cứ hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Căn cứ hợp đồng kinh tế số: ……/2018/HĐ-TVGS ngày 12/07/2018 giữa Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và dịch vụ Hàng
không (AEC) về việc thực hiện gói thầu số 02 “Tư vấn giám sát thi công các gói thầu 3,4,5
thuộc dự án: Cải tạo, nâng cấp trụ sở Đảng ủy, HĐND-UBND xã Dương Xá, huyện Gia
Lâm”.
Căn cứ vào các văn bản pháp luật khác có liên quan…

2
PHẦN 2: NỘI DUNG CHI TIẾT

A. Giới thiệu:
* Giới thiệu về công trình:
- Công trình:Cải tạo, nâng cấp trụ sở Đảng ủy, HĐND-UBND xã Dương Xá, huyện
Gia Lâm.
- Địa điểm xây dựng: Xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Chủ đầu tư: UBND huyện Gia Lâm
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm.
* Mục tiêu đầu tư:
Với thực trạng cơ sở vật chất như trên, dự án đầu tư xây dựng “Cải tạo, nâng cấp trụ
sở Đảng ủy, HĐND-UBND xã Dương Xá, huyện Gia Lâm” nhằm đạt được các mục tiêu:
- Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều hành, công
tác quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ Huyện đã đề ra.
Vì vậy, dự án “Cải tạo, nâng cấp trụ sở Đảng ủy, HĐND-UBND xã Dương Xá,
huyện Gia Lâm” là hết sức cấp bách và cần thiết.
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư quản lý dự án.
- Thời gian thực hiện dự án dự kiến: Năm 2018. Thực hiện theo tiến độ đơn vị thi
công ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt trúng thầu của chủ đầu tư.
* Giới thiệu về gói thầu:
- Tên gói thầu: Gói thầu số 02 “Tư vấn giám sát thi công các gói thầu 3,4,5 thuộc dự
án: Cải tạo, nâng cấp trụ sở Đảng ủy, HĐND-UBND xã Dương Xá, huyện Gia Lâm”.
- Địa điểm xây dựng: Tại Xã Dương Xá, huyện Gia Lâm.
- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm.
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: chỉ định thầu.
- Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Theo thời gian thi công xây dựng các gói thầu
(dự kiến 150 ngày)
* Nội dung thực hiện dự án:
- Xây lắp: Xây dựng mới khối nhà làm việc 3 tầng, xây mới trạm bơm bể nước, nhà
bảo vệ, nhà để xe, lát sân gạch Terrazzo.
- Thiết bị: Đầu tư bổ sung mới các trang thiết bị thiết yêu cho hoạt động của công
trình
* Quy hoạch mô đầu tư xây dựng:
- Diện tích nhà làm việc số 1 xây mới: 385 m2.
- Diện tích nhà để xe: 176 m2.

3
- Diện tích nhà bảo vệ: 9 m2
- Diện tích trạm bơm: 9m2
- Diện tích lát sân Terrazzo: 645 m2
- Bể nước thể tích: 81 m3
- Chỉ tiêu quy hoạch:
STT Nội dung Hiện trạng Sau cải tạo
1 Tổng diện tích khu đất 6177,9 m2 4502,4 m2
2 Diện tích xây dựng 890 m2 929 m2
3 Tổng diện tích sàn xây dựng 1464 m2 1959 m2
4 Mật độ xây dựng 14,4 % 20,6 %
5 Hệ số sử dụng đất 0,23 0,43
6 Tầng cao trung bình 1-2 tầng 1-3 tầng
* Phương án xây dựng: chi tiết theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư
phê duyệt.
* Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
* Nội dung chủ yếu của giải pháp thiết kế và các thông số kỹ thuật:
a. Giải pháp kiến trúc:
- Tổng thể công trình được bố trí theo hình chữ L có mặt tiền hướng Tây Nam với
hành lang cầu nối liền 2 khối nhà làm việc. Các tầng liên kết với nhau bởi 3 khối thang
đứng, được bố trí trên tổng mặt bằng theo tiêu chuẩn an toàn phòng cháy.
- Do diện tích khu đất không lớn nên bố trí các công trình xây mới tận dụng hình
dáng khu đất kết hợp với việc xử lý các góc chết nhằm ưu tiên diện tích cho khối nhà làm
việc và sân tập trung.
- Công trình quy mô 3 tầng, kết cấu bê tông cốt thép với nhịp kết cấu chính 3,6x6 m.
Tường bao che và tường ngăn được xây bằng gạch bê tông không nung.
- Hành lang bên rộng 2,1m và 02 cầu thang nằm ở 2 bên hông nhà. Chiều cao tầng là
3,6m.
- Mái được chống thấm bằng dung dịch chống thấm Sika hoặc tương đương, chống
nóng bằng mái tôn.
- Vật liệu hoàn thiện chính: Toàn bộ tường bao che và tường ngăn của công trình
được xây bằng gạch bê tông không nung, vữa xây XM mác 75, lăn sơn gốc dầu. Hệ thống
cửa sổ và cửa đi chính của công trình sử dụng hệ nhôm Việt Pháp, thanh nhôm profile định
hình sơn tĩnh điện, kính an toàn 2 lớp 6,38 mmm, phụ kiện kim khí chính hãng. Màu sắc
vật liệu hoàn thiện công trình dùng sơn có màu sáng, tránh hệ số hấp thụ nhiệt cao. Khu vệ
sinh tường được ốp gạch Ceramic 300x450x2500, sử dụng thiết bị vệ sinh xả ấn. Sàn lát
gạch hoàn thiện granit 500x500 màu sáng. Trần sử dụng trần nhôm Cell 100x50x10 cho
khu vệ sinh, trần thạch cao trong phòng làm việc.

4
b. Giải pháp kết cấu:
Vật liệu:
- Bê tông móng cấp bền B15 (tương đương mác 200#);
- Bê tông cột, dầm, sàn và các cấu kiện khác cấp bền B15 (tương đương mác 200#);
-Thép dùng thép nhóm AI, AII, AIII có cường độ chịu kéo lần lượt là Rs= 225Mpa,
Rs= 280Mpa, Rs=365Mpa.

- Toàn bộ tường xây bằng gạch không nung.


Giải pháp nền móng:
* Xây dựng khối nhà 3 tầng có kết cấu móng băng BTCT có chiều rộng 1400, dầm
móng có kích thước 300x500.
* Phần thân:
+ Sử dụng kết cấu khung BTCT chịu lực kết hợp sàn sườn BTCT đổ tại chỗ nhịp
6,0m; 2,1m bước cột 3,6m.Cột kích thước 220x350, 220x220, dầm có kích thước 220x500,
220x350. Sµn lùa chän lµ lo¹i sµn ph¼ng dµy 120mm. Tường bao xây bằng không nung,
VXM mác 50#.
c. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống sân đường nội bộ bằng sân bê tông lát gạch Terrazzo để đảm bảo môi
trường công sở được trong lành và làm đẹp cảnh quan trụ sở, bố trí xây dựng vườn hoa, cây
cảnh xen công trình. Do công trình cải tạo nên có thể tận dụng hệ thống cấp điện, cấp thoát
nước sẵn có của công trình.
d. Giải pháp cấp điện:
Nguồn cấp điện lấy từ nguồn được cung cấp bởi điện lực Gia Lâm. Tất cả các cáp và
dây dẫn đều phải luồn ống nhựa PVC đặt ngầm trong tường hoặc trần.
* Phương tiện chiếu sáng:
- Chiếu sáng bên trong: Tùy theo đặc tính của mỗi phòng, thiết bị chiếu sáng dùng
các loại đèn lắp bóng chiếu sáng có ánh sáng trắng, đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng. Ở các
tầng đều có bảng điện phụ chịu trách nhiệm cấp điện, phân phối và bảo vệ của tầng đó. Các
bảng điện tầng trong công trình được ưu tiên theo trục đứng ở cùng vị trí.
* Hệ thống tiếp đất an toàn:
- Tiếp đất an toàn cho người và thiết bị được thiết kế theo tiêu chuẩn nối đất và nối
không các thiết bị điện. Giá trị của điện trở tiếp đất phải không được vượt quá 4. Tất cả
các thiết bị điện như tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, bơm, ổ cắm… phải được nối tiếp
địa.
e. Giải pháp cấp nước và thoát nước:
- Hệ thống cấp nước: Nước sạch được lấy từ hệ thống nước sạch của khu vực
sau đó nước được đưa vào bể chứa inox trên mái và cáp nước tới các điểm tiêu thụ
của công trình. Đường ống cấp nước được thiết kế theo sơ đồ cấp nước trên. Sử dụng
máy bơm để bơm nước lên trên mái. Nước sau khi được chuyển vào bể chứa nước
trên mái làm nhiệm vụ phân phối điều hòa xuống các khu vệ sinh của từng tầng và
cấp nước chống cháy trong 5-10 phút đầu khi có cháy. Mỗi tầng đặt hộp chữa cháy

5
vách tường có đường kính miệng lăng phun 13mm, ống vòi rồng bằng vải gai dài 20
m đường kính D50.
- Hệ thống thoát nước: Nước bẩn sinh hoạt trong các khu vệ sinh được các thiết
bị vệ sinh thu dẫn và tách riêng làm 2 mạng lưới ống thoát nước:
+ Mạng lưới đường ống thoát nước rửa, thu sàn
+ Mạng lưới đường ống thoát nước xí, tiểu.
Tuyến ống thoát nước rửa, thu sàn dẫn xuống tầng 1 tự chảy trực tiếp ra hệ
thống thoát nước chung khu vực. Tuyến ống thoát nước xí, tiểu thoát xuống tầng 1 tự
chảy vào bệ xí tự hoại đặt ở dưới khu vệ sinh. Sau khi làm sạch sơ bộ qua bệ xí tự
hoại, nước thải được dẫn vào hệ thống thoát nước ngoài nhà và xả ra hệ thống thoát
nước chung của khu vực.
f. Giải pháp chống sét: Công trình được bảo vệ sét đánh thẳng bằng hệ thống
thu sét kim tiền đạo. Dây nối đấ dùng thép tròn D14 chôn sau 0,8 m. Dây dẫn sét thép
tròn D10 nối với dây nối đất ở độ cao 0,7 m. Nối đất dùng thép góc L63x63x6 = 2,5
m, nối với nhau bằng thép D16 để đảm bảo tính dẫn điện liên tục, điện trở suất tính
toán R ≤ 10.
B. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG
Các qui trình, qui phạm và tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu công trình xây dựng
cơ bản hiện hành của Nhà nước.
C¸c tiªu chuÈn sö dông trong thÝ nghiÖm vËt liÖu

TT Tên vật liệu Yêu cầu kỹ thuật/tiêu chuẩn áp dụng


1. Ximăng - TCVN 5438:2004 - Xi măng - Thuật ngữ và định nghĩa
- TCVN 5439:2004 - Xi măng - Phân loại
- Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 2682 : 2009
- Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 6260 :
2009
- TCVN 4029:1985 Xi măng. Yêu cầu chung về phương pháp
thử cơ lý
- TCVN 4787:2009 - Xi măng. PP lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- TCVN 9202:2012 - Xi măng xây trát
2. Thép các loại (tròn, - TCVN 197 2002 Kim loại. Phương pháp thử kéo.
gai, hình, hộp, - TCVN 198 2008 Kim loại. Phương pháp thử uốn.
ống…) - TCVN 312 -1 Kim loại. Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt
độ thường
- TCVN 313 1984 Kim loại. Phương pháp thử xoắn.
- TCVN 6283 1997 Thép thanh cán nóng
- TCVN 1651 2008 Thép cốt bê tông
3. Đá dăm các loại - TCVN 1771-1987 - Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây
làm cốt liệu dựng. Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 7572-2006 – Các phương pháp thử cốt liệu dùng cho bê
tông
4. Bê tông các loại - TCVN 3105:1993 - Hỗn hợp bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo

6
TT Tên vật liệu Yêu cầu kỹ thuật/tiêu chuẩn áp dụng
và bảo dưỡng mẫu thử
- TCVN 3106:1993 - Hỗn hợp bê tông nặng. Phương pháp thử
độ sụt
- TCVN 9340- 2012 – Yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nghiệm
thu đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn
5. Gạch chỉ đặc, Gạch - TCVN 1450:2009 - Gạch rỗng đất sét nung
lỗ - TCVN 1451:1998 - Gạch đặc đất sét nung
- TCVN 6355-1:2009 - Gạch xây. Phương pháp xác định độ bền
nén
- TCVN 6355-3:2009 - Gạch xây. Phương pháp xác định độ bền
uốn
- TCVN 6355-4:2009 - Gạch xây. Phương pháp xác định độ hút
nước
- TCVN 6355-6:2009 - Gạch xây. Phương pháp xác định độ
rỗng
- TCVN 6355-5:2009 - Gạch xây. Phương pháp xác định khối
lượng thể tích
6. Cát xây, trát, đổ bê - TCVN 7570 - 2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ
tông thuật

7. Nước cho thi công - TCVN 4506:2012 - Nước trộn bê tông và vữa- yêu cầu kỹ
thuật

8. Kính xây dựng - TCVN 7218 2002 Kính tấm xây dựng - Kính nối - Yêu cầu kỹ
thuật
- TCVN 7219 2002 Kính tấm xây dựng - Phương pháp thử
- TCVN 7220 2004 Kính tấm xây dựng - Kính nối - Yêu cầu kỹ
thuật
- TCVN 7364-1 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và
kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 1: Định nghĩa và mô tả các
vật liệu thành phần
- TCVN 7364-2 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và
kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 2: Kính dán an toàn nhiều lớp
- TCVN 7364-3 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và
kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 3: Kính dán nhiều lớp
- TCVN 7364-4 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và
kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 4: Phương pháp thử độ bền
- TCVN 7364-5 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và
kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 5: Kích thước và hoàn thiện
sản phẩm
- TCVN 7364-6 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và
kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 6: Ngoại quan
9. Bột bả tường - TCVN 7239:2014 - Bột bả tường - Yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp thử
10. Vách kính khung - TCXDVN 330 2004 Nhôm hợp kim định hình dùng trong xây
7
TT Tên vật liệu Yêu cầu kỹ thuật/tiêu chuẩn áp dụng
nhôm sơn tĩnh điện dựng
Gạch ốp lát - TCVN 6414 1998 Gạch gốm ốp lát. Yêu cầu kỹ thuật
11.
- TCVN 6415 1998 Gạch gốm ốp lát. Phương pháp thử
12. Sơn tường trong và - TCXDVN 321 2004 Sơn xây dựng - Phân loại
ngoài nhà - TCVN 2102:2008 - Sơn - Phương pháp xác định màu sắc
13. Đá Granite tự nhiên - TCVN 4732: 2007 - Yêu cầu kỹ thuật
14. Ống thoát, Tê, cút, - TCVN 6149:2003 Ống nhựa dẻo dùng để vận chuyển chất
măng sông… nhựa lỏng – Độ bền với áp suất bên trong – Phương pháp thử.
PVC.
15. Thiết bị vệ sinh - TCVN 6073- 2005 Sản phẩm sứ vệ sinh. Yêu cầu kỹ thuật
- Lực nén vỡ sản phẩm: Min 3,00 KN, TCVN (5436-1991)
16. Yêu cầu về thiết bị - TCVN 5699:1992 - Dụng cụ điện sinh hoạt. Yêu cầu chung về
điện nói chung an toàn
- TCVN 5699-2-34:2002 - An toàn đối với thiết bị điện gia dụng
và các thiết bị điện tương tự - Phần 2-34: Yêu cầu cụ thể đối với
động cơ - máy nén
- TCVN 7447-5-51:2004 - Hệ thống lắp đặt điện tại các tòa nhà.
Phần 5-51. lựa chọn và lắp đặt thiết bị
- TCVN 9206:2012 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình
công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công
trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 1988:77 Thiết bị điện làm việc ở điện áp đến 1000V
- TCVN 3661:81 Thiết bị phân phối điện, điện áp đến 500V –
Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 3725:82 Khí cụ điện áp tới 1000V – Phương pháp thử
17. Áp tô mát 1 pha, 3 - TCVN 5174:90 Máy cắt điện tự động dòng điện đến 6300A,
pha các loại điện áp đến 1000V – Phương pháp thử.
- TCVN 6592:2001 - Thiết bị cắt và điều khiển hạ áp.
18. Cáp lõi đồng các - TCVN 2103:94 dây điện bọc nhựa PVC
loại. - TCVN 5582:1991 Cáp và dây dẫn mềm – Phương pháp xác
định chỉ tiêu cơ học của lớp cách điện và vỏ.
- TCVN 5936: 1995 Cáp và dây dẫn điện – Phương pháp thử
cách điện và vỏ bọc
- TCVN 6612:2000 Ruột dẫn của cáp cách điện.
- TCVN 6613:2000 Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy.
- TCVN 6614:2000 Phương pháp thử nghiệm chung đối với vật
liệu cách điện và vỏ bọc của cáp điện.
- Cáp điện được sản xuất theo tiêu chuẩn: IEC 60502, IEC 331
19. Tủ điện các loại - Theo tiêu chuẩn IEC 439-1

C¸c tiªu chuÈn sö dông trong thi c«ng vµ nghiÖm thu

8
TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn
A THI CÔNG & NGHIỆM THU  
I Các vấn đề chung  
1. Quy tắc sửa đổi hồ sơ thi công. TCVN 3987:1985
2. Công trình xây dựng - Tổ chức thi công TCVN 4055:2012
3. Sử dụng máy xây dựng . Yêu cầu chung TCVN 4087:2012
4. Nghiệm thu các công trình xây dựng  TCVN 4091:1985
Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi TCVN 4252:2012
5.
công
6. Máy xây dựng - Máy làm đất - Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 4473:2012
7. Công tác thi công tòa nhà - Sai số hình học cho phép TCVN 5593:2012
Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc  TCVN 5637:1991
8.
cơ bản
9. Đánh giá chất lượng xây lắp. Nguyên tắc cơ bản  TCVN 5638:1991
10. Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản  TCVN 5640:1991
Dung sai trong xây dựng công trình - Phần 1: Nguyên tắc cơ  TCVN 9259-1:2012
11.
bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật (ISO 3443-1:1979)
Dung sai trong xây dựng công trình – Phần 8: Giám định về TCVN 9259-8:2012
12.
kích thước và kiểm tra công tác thi công (ISO 3443-8:1989)
Xây dựng công trình - Dung sai - Cách thể hiện độ chính xác TCVN 9261:2012
13.
kích thước – Nguyên tắc và thuật ngữ (ISO 1803:1997)
Dung sai trong xây dựng công trình – Phương pháp đo kiểm TCVN 9262-1:2012
14. công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình – Phần 1: (ISO 7976-1:1989)
Phương pháp và dụng cụ đo
Dung sai trong xây dựng công trình - Phương pháp đo kiểm TCVN 9262-2:2012
15. công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình - Phần 2: Vị trí (ISO 7976-2:1989)
các điểm đo
Dung sai trong xây dựng công trình - Phương pháp đo kiểm TCVN 9264:2012
16. công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình – Phần 2: Vị trí (ISO 7976-2:1989)
các điểm đo
17. Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng  TCXD 65:1989
Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình  TCXDVN 264:2002
18.
để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
Đường và hè phố – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình  TCXDVN 265:2002
19.
để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
Nhà ở – Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp  TCXDVN 266:2002
20.
cận sử dụng.
21. Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5639:1991
22. Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5640:1991
II Công tác trắc địa  
Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và TCVN 9360:2012
23.
công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học
24. Nhà cao tầng. Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công. TCVN 9364:2012
25. Công tác trắc địa trong xây dựng công trình . Yêu cầu chung TCVN 9398:2012

9
TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn
Nhà và công trình xây dựng - Xác định chuyển dịch ngang TCVN 9399:2012
26.
bằng phương pháp trắc địa
Nhà và công trình dạng tháp - Xác định độ nghiêng bằng TCVN 9400:2012
27.
phương pháp trắc địa
28. Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình TCVN 9401:2012
III Công tác đất, nền, móng, móng cọc  
29. Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu  TCVN 4447:2012
Hoàn thiện mặt bằng xây dựng - quy phạm thi công và TCVN 4516:1988
30.
nghiệm thu.
31. Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu TCVN 9361:2012
IV Bê tông cốt thép toàn khối  
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi  TCVN 4453:1995
32.
công và nghiệm thu.
Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu  TCVN 5718:1993
33.
cầu kỹ thuật chống thấm nước.
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Điều kiện tối thiểu để thi  TCVN 5724:1993
34.
công và nghiệm thu
35. Bể chứa bằng bê tông cốt thép - Thi công và nghiệm thu TCVN 5641:2012
36. Thép cốt bê tông – Mối nối bằng ống ren TCVN 8163:2009
37. Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 8828:2011
Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng TCVN 9334:2012
38.
súng bật nẩy
Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định TCVN 9335:2012
39. cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật
nẩy
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất TCVN 9340:2012
40.
lượng và nghiệm thu
Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha TCVN 9342:2012
41.
trượt - Thi công và nghiệm thu
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác TCVN 9343:2012
42.
bảo trì
Kết cấu bê tông cốt thép - Đánh giá độ bền của các bộ phận TCVN 9344:2012
43. kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí
nghiệm chất tải tĩnh
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật TCVN 9345:2012
44.
phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm
Bê tông cốt thép - Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng TCVN 9348:2012
45.
cốt thép bị ăn mòn
46. Nhà cao tầng - Kỹ thuật sử dụng giáo treo TCVN 9380:2012
47. Chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền TCVN 9382:2012
Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng - TCVN 9384:2012
48.
Yêu cầu sử dụng.
Thép cốt bê tông - Mối nối bằng dập ép ống - Yêu cầu thiết TCVN 9390:2012
49.
kế thi công và nghiệm thu

10
TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn
Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu TCVN 9391:2012
50.
chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu
51. Thép cốt bê tông - Hàn hồ quang TCVN 9392:2012
52. Nhà cao tầng. Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400 – 600.  TCXD 199:1997
Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công  TCXDVN 239:2006
53.
trình
54. Bê tông khối lớn. Quy phạm thi côngvà nghiệm thu  TCXDVN 305:2004
Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận  TCXDVN 363:2006
55. kết cấu chịu uốn trong công trình bằng phương pháp thí
nghiệm chất tải tĩnh
Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian  TCXDVN 376:2006
56.
đông kết
VI Kết cấu thép  
Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng - Phần 1: Các quá TCVN 5017-1:2010
57.
trình hàn kim loại (ISO 857-1:1998)
Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng - Phần 2: Các quá TCVN 5017-2:2010
58.
trình hàn vẩy mềm, hàn vảy cứng và các thuật ngữ liên quan (ISO 857-2:1998)
Sơn bảo vệ kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp TCVN 8789:2011
59.
thử
60. Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trình thi công và nghiệm thu TCVN 8790:2011
Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng dẫn kiểm tra, giám sát TCVN 9276:2012
61.
chất lượng quá trình thi công
VII Kết cấu gạch đá, vữa xây dựng  
62. Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu  TCVN 4085:2011
63. Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng  TCVN 4459:1987
64. Vữa dán gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử  TCXDVN 336:2005
VIII Công tác hoàn thiện  
Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và  TCVN 4516:1988
65.
nghiệm thu.
Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng – Lựa chọn và lắp  TCVN 7505:2005
66.
đặt
67. Lắp đặt ván sàn. Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 7955:2008
68. Gạch ốp lát. Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 8264:2009
Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm TCVN 9377-1:2012
69.
thu. Phần 1 : Công tác lát và láng trong xây dựng
Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm TCVN 9377-2:2012
70.
thu - Phần 2: Công tác trát trong xây dựng
Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm TCVN 9377-3:2012
71.
thu - Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng
IX Hệ thống cấp thoát nước  
Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy  TCVN 4519:1988
72.
phạm thi công và nghiệm thu.
73. Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật  TCVN 5576:1991
74. Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cấp nước –  TCVN 6250:1997
11
TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn
Hướng dẫn thực hành lắp đặt.
Quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành các hệ thống cung  TCXD 76:1979
75.
cấp nước
Hệ thống cấp điện, chiếu sáng  
X
Các mối nối tiếp xúc điện. Quy tắc nghiệm thu và phương TCVN 3624:1981
76.
pháp thử
77. Cáp điện lực đi ngầm trong đất. Phương pháp lắp đặt TCVN 7997:2009
Hệ thống lắp đặt điện tại các toà nhà. Phần 1: Nguyên tắc cơ TCVN 7447-1:2004
78.
bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa
Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà. Phần 4-41: Bảo vệ an TCVN 7447-4-
79.
toàn. Bảo vệ chống điện giật 41:2004
Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà. Phần 4-43: Bảo vệ an TCVN 7447-4-
80.
toàn. Bảo vệ chống quá dòng 43:2004
Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà. Phần 4-44: Bảo vệ an TCVN 7447-4-
81.
toàn. Bảo vệ chống nhiễu điện áp và nhiễu điện từ 44:2004
Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà. Phần 5-51: Lựa chọn TCVN 7447-5-
82.
và lắp đặt thiết bị điện. Quy tắc chung 51:2004
Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, TCVN 9385:2012
83.
kiểm tra và bảo trì hệ thống
Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh. Chế tạo  TCXD 232:1999
84.
lắp đặt và nghiệm thu.
B LẮP ĐẶT THIẾT BỊ SẢN XUẤT  
85. Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản  TCVN 5639:1991
86. Máy nén khí. Sai số lắp đặt  TCXD 182:1996
87. Máy bơm. Sai số lắp đặt  TCXD 183:1996
88. Khớp nối trục. Sai số lắp đặt  TCXD 187:1996
C AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG  
I Quy định chung  
89. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất  TCVN 2288:1978
90. Công việc sơn. Yêu cầu chung về an toàn.  TCVN 2292:1978
91. Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.  TCVN 2293:1978
92. Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn.  TCVN 3146:1986
93. Quy phạm an toàn trong Công tác xếp dỡ- Yêu cầu chung  TCVN 3147:1990
Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động- Các khái niệm cơ bản-  TCVN 3153:1979
94.
Thuật ngữ và định nghĩa
95. An toàn cháy. Yêu cầu chung  TCVN 3254:1989
96. An toàn nổ. Yêu cầu chung.  TCVN 3255:1986
97. Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn  TCVN 3288:1979
98. Lan can an toàn. Điều kiện kỹ thuật  TCVN 4431:1987
99. Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn  TCVN 4879:1989
100. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng  TCVN 5308:1991
101. Ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng  TCVN 5587:2008

12
TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn
để làm việc khi có điện
102. Làm việc có điện. Găng tay bằng vật liệu cách điện  TCVN 8084:2009
Vận hành khai thác hệ thống cấp thoát nước. Yêu cầu an  TCXD 66:1991
103.
toàn.
104. Dàn giáo- Các yêu cầu về an toàn  TCXDVN 296.2004
II Sử dụng thiết bị nâng chuyển  
105. Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị thủy lực.  TCVN 4755:1989
Máy nâng hạ. Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an  TCVN 5179:1990
106.
toàn
107. Palăng điện- Yêu cầu chung về an toàn  TCVN 5180:1990
Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ống  TCVN 5206:1990
108.
trọng.
109. Máy nâng hạ. Cầu contenơ. Yêu cầu an toàn  TCVN 5207:1990
110. Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện  TCVN 5209:1990
Cần trục. Sử dụng an toàn. Phần 1: Yêu cầu chung.  TCVN 7549-1:2005
111.
(ISO 12480-1:1997)
Sử dụng dụng cụ điện cầm tay  
III
Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. TCVN 7996-1:2009
112.
Phần 1: Yêu cầu chung
Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. TCVN 7996-2-1:
113. Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với máy khoan và máy khoan 2009 (IEC 60745-2-
có cơ cấu đập 1:2008)
Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. TCVN 7996-2-2:
114. Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với máy vặn ren và máy vặn 2009 (IEC 60745-2-
ren có cơ cấu đập 12:2008)
Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. TCVN 7996-2-
115. Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với máy cưa đĩa 5:2009

Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ - An toàn - TCVN 7996-2-
116. Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với súng phun chất lỏng không 7:2011
cháy
Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. TCVN 7996-2-12:
117. Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với máy đầm rung bê tông 2009 (IEC 60745-2-
2:2008)

C. NỘI DUNG TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG


1. Nhiệm vụ của tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Giám sát, quản lý khối lượng, chất lượng thi công xây dựng.
- Giám sát, quản lý khối lượng, chất lượng lắp đặt thiết bị công trình, thiết bị phụ trợ ( Theo
đúng thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt ).
- Giám sát, quản lý tiến độ thi công.

13
- Giám sát hiệu chỉnh, kiểm tra vận hành chạy thử thiết bị.
2. Yêu cầu của việc quản lý giám sát thi công xây dựng công trình
- Thực hiện công việc quản lý giám sát thi công xây dựng công trình đúng theo Luật Xây
dựng, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng, các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng và
nội dung của đề cương nhiệm vụ đã được thống nhất với Chủ đầu tư.
- Thực hiện ngay việc giám sát thi công xây dựng công trình từ khi khởi công xây dựng
công trình, việc quản lý giám sát thi công xây dựng công trình phải thường xuyên, liên tục
trong suốt quá trình thi công xây dựng, trung thực, khách quan, không vụ lợi.
- Việc quản lý giám sát thi công xây dựng công trình căn cứ vào hồ sơ thiết kế được phê
duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. Mọi công việc xây dựng trong
quá trình thi công đều phải thực hiện chế độ giám sát.
I. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công
trình.
(Thực hiện theo điều 121- Luật Xây dựng)
1.1 Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
có các quyền sau đây:
- Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng.
- Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người
giám sát không thực hiện đúng quy định quản lý đầu tư xây dựng.
- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo
quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1.2 Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp đầy đủ các văn bản cần thiết liên quan đến gói thầu giúp cho việc triển khai
công tác giám sát thi công như: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công,dự toán hạng mục đã được
phê duyệt; Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu của các Nhà thầu trúng thầu,các hợp đồng xây
lắp và các hồ sơ liên quan khác .
- Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát.
- Xử lý kịp thời những đề xuất của đơn vị giám sát thi công xây dựng công trình.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng.
- Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả
giám sát.

14
- Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng do đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng
công trình lập.
- Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát
thi công xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm
khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
( Thực hiện theo điều 122 - Luật Xây dựng)
2.1 Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công đảm bảo đúng thiết kế, theo quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng.
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu
tư.
- Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận
- Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
2.2 Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện công việc quản lý giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư
- Không nghiệm thu khối lượng không đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật
theo yêu cầu của thiết kế công trình
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng
- Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời
sửa đổi.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với Chủ đầu tư xây dựng công
trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát.
- Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không
đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát
không báo cáo với Chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý,
các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT
II.1.Quy trình giám sát và xử lý các tình huống phát sinh trong thi công và lắp đặt
thiết bị cho từng gói thầu của dự án
1. Quy trình chung:
Bộ phận tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình hoạt động thường xuyên và
liên tục tại công trường có trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư quản lý một cách có hệ thống

15
toàn bộ quá trình thi công xây lắp công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành
nghiệm thu và bàn giao toàn bộ công trình về các mặt khối lượng, chất lượng và tiến độ các
công tác xây lắp do nhà thầu thực hiện theo hợp đồng kinh tế, theo thiết kế đã được phê
duyệt và các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
2. Giám sát, theo dõi, quản lý chất lượng thi công xây dựng bao gồm các nội dung quy
định trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà
thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế.
- Kiểm tra và giám sát trong qua trình thi công xây dựng.
* Nội dung và trình tự nghiệm thu công việc xây dựng:
+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh
tại hiện trường.
+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà Nhà thầu thi công xây dựng phải thực
hiện để xác định chất lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.
+ Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng.
+ Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần phần xây
dựng được lập thành biên bản theo mẫu quy định.
* Yêu cầu về nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công:
+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn
thi công xây dựng.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện.
+ Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng.
+ Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt,
cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản
theo quy định trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng.
* Yêu cầu về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng:
+ Kiểm tra hiện trường.
+ Kiểm tra bản vẽ hoàn công xây dựng công trình.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống thiết bị.
+ Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chống cháy
nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành.
+ Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng.
+ Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác và sử dụng. Biên bản
nghiệm thu được lập theo quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
* Yêu cầu về bản vẽ hoàn công:

16
+ Nhà thầu giám sát thi công xây dựng phải ký tên xác nhận bản vẽ công trình xây dựng.
II.2.Quy trình quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ
sinh môi trường của dự án
1. Quy trình chung:
Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là đơn vị đại diện hợp pháp
của chủ đầu tư, hoạt động thường xuyên và liên tục tại công trường có trách nhiệm thay
mặt chủ đầu tư quản lý một cách có hệ thống toàn bộ quá trình thi công xây lắp công trình
từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành nghiệm thu và bàn giao toàn bộ công trình
về các mặt khối lượng, chất lượng và tiến độ các công tác xây lắp do nhà thầu thực hiện
theo hợp đồng kinh tế, theo thiết kế đã được phê duyệt và các quy chuẩn xây dựng, tiêu
chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
* Yêu cầu đối với công tác giám sát thi công xây lắp:
Chấp hành đúng yêu cầu của thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy chuẩn xây
dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng và các cam kết về chất lượng theo hợp đồng giao
nhận thầu.
Quy trình thực hiện công tác tư vấn giám sát theo các giai đoạn thi công:
+ Giai đoạn chuẩn bị thi công:
- Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng, thiết bị sẽ sử dụng trong công trình do nhà thầu xây lắp lập.
- Kiểm tra điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn thi công cho công trình và an toàn cho các
công trình lân cận.
+ Giai đoạn thực hiện thi công:
- Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của nhà
thầu, Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng, quy trình và phương án
tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu xây lắp nhằm đảm bảo thi công theo thiết kế được
duyệt. Kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho công trình thi
công và cho các công trình lân cận do nhà thầu xây lắp lập.
- Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường. Không cho phép đưa vật
liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng không phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng và qui cách
vào sử dụng trong công trình. Kiểm tra thiết bị tại hiện trường. Không cho phép sử dụng
thiết bị không phù hợp với công nghệ hoặc chưa qua kiểm định vào sử dụng trong công
trình. Khi cần thiết, phải lấy mẫu thí nghiệm kiểm định chất lượng và các tính năng của vật
liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng.
- Kiểm tra, xác nhận về khối lượng, chất lượng, tiến độ các công việc.
- Lập báo cáo khối lượng, chất lượng và tiến độ các công việc phục vụ giao ban thường kỳ
của chủ đầu tư.

17
- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi
công.
- Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp, giai đoạn xây lắp.
- Đối với những bộ phận, hạng mục hoặc công trình trong quá trình thi công xây lắp có
hiện tượng giảm chất lượng, có độ lún và biến dạng...vượt quá mức cho phép của thiết kế
hoặc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, trước khi nghiệm thu phải có ý kiến bằng
văn bản của đơn vị thiết kế và của một đơn vị tư vấn nhằm đánh giá các tác động trên tới
công trình.
+ Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình:
- Cơ quan tư vấn giám sát phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý
chất lượng đối với công trình..
- Sau khi kiểm tra, nếu các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu
thiết kế đã được phê duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn nghiệm thu được áp dụng Cơ quan tư
vấn giám sát đề xuất với chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình.
* Biện pháp giám sát chất lượng các công tác xây dựng:
Việc giám sát và đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công xây dựng sẽ được thực
hiện theo tiến trình và kế hoạch thi công của nhà thầu xây dựng. Việc kiểm tra được thực
hiện trên cơ sở kế hoạch xây dựng và kế hoạch chất lượng và đảm bảo sự phù hợp của từng
hạng mục xây dựng so với thiết kế, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Bao gồm :
+ Quản lý và kiểm tra hồ sơ thiết kế của từng hạng mục công trình cụ thể:
Trước khi khởi công xây dựng công trình, đơn vị Tư vấn giám sát sẽ, kiểm tra hồ sơ
thiết kế nhằm làm rõ các nội dung sau :
- Sự đầy đủ và đồng bộ của hồ sơ.
- Sự phù hợp của vị trí các hạng mục được xây dựng với bản vẽ tổng thể đã được phê
duyệt.
- Sự phù hợp của các bản vẽ kỹ thuật với thực tế thi công trên công trường và biện pháp
sửa đổi (nếu có).
- Lập báo cáo tới Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư về các bộ hồ sơ thiết kế, nếu có nghi vấn
về bộ hồ sơ này phải đề xuất ý kiến cho Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư và yêu cầu nhà thầu
giải trình cụ thể. Hỗ trợ Ban quản lý dự án sau khi thống nhất ký duyệt các hồ sơ.
+ Giúp chủ đầu tư xét duyệt các biện pháp, quy trình xây lắp :
Giúp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm xét duyệt các biện pháp xây
lắp do nhà thầu lập ra, đưa ra ý kiến về sự phù hợp của các hồ sơ này với thiết kế kỹ thuật,
tổng thể, các tiêu chuẩn, quy phạm quy định và các yêu cầu thi công khác được quy định
trong hợp đồng nhà thầu, các công tác kiểm tra bao gồm các nội dung chính sau:
- Kiểm tra sự phù hợp của các biện pháp tổ chức thi công với các tiêu chuẩn do Ban quản lý
dự án quy định.

18
- Kiểm tra sự phù hợp của các trình tự thi công được chi tiết trong tài liệu do nhà thầu đệ
trình với các biện pháp thi công và trang thiết bị lựa chọn.
+ Kiểm tra kế hoạch đảm bảo chất lượng thi công của nhà thầu :
Tư vấn sẽ giúp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm, Chủ đầu tư trong
việc kiểm tra “Kế hoạch đảm bảo chất lượng thi công của nhà thầu” hay “Quy trình kiểm
tra và thử nghiệm đối với từng hạng mục công trình” do nhà thầu trình lên trước khi tiến
hành triển khai thi công. Kế hoạch đảm bảo chất lượng phải nêu rõ:
- Các biện pháp bảo đảm chất lượng và chế độ kiểm tra nghiêm ngặt chi tiết đối với mỗi
công đoạn thi công, nhất là đối với các bộ phận khuất.
- Chế độ kiểm tra vật liệu xây dựng định kỳ và thường xuyên.
- Chế độ kiểm tra thiết bị thi công xây lắp.
- Chế độ kiểm tra tay nghề và bậc thợ.
- Các biểu mẫu kiểm tra và nghiệm thu, các báo cáo chất lượng công việc.
- Các biểu mẫu báo cáo thử nghiệm công việc.
+ Kiểm tra tổ chức đảm bảo chất lượng của nhà thầu xây lắp :
Theo quan điểm Tư vấn nếu nhà thầu đảm bảo chất lượng ngay trong phạm vi nội bộ
của mình thông qua một hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ có năng lực thì sẽ tăng chất
lượng thi công, tăng tiến độ chung của công tác do giảm các công công việc sửa chữa và
khắc phục. Vì vậy cần đánh giá đội ngũ quản lý, giám sát thi công và đảm bảo chất lượng
của nhà thầu trước và trong suốt quá trình thi công. Các nội dung kiểm tra, đánh giá bao
gồm:
- Sơ đồ tổ chức đội ngũ nhân viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng của nhà thầu.
- Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm có liên quan của nhân viên đảm bảo chất lượng.
- Sự hiểu biết của nhân viên đảm bảo chất lượng về Dự án.
- Việc có sẵn các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn và quy phạm có liên quan để làm căn cứ
kiểm tra giám sát thi công của nhà thầu.
- Việc có sẵn các biện pháp thi công, các kế hoạch kiểm soát chất lượng.
- Việc có sẵn các thiết bị, dụng cụ kiểm tra thích hợp.
- Việc có sẵn các bảng biểu, sổ sách phục vụ cho việc quản lý, giám sát thi công của nhà
thầu.
+ Kiểm tra các thiết bị thi công :
Thiết bị thi công là một trong những điều kiện để cho phép quá trình thi công xây lắp đáp
ứng được các yêu cầu tiến độ và chất lượng. Do vậy việc xác định sự đầy đủ của các thiết
bị theo phương án đã thoả thuận với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm và
khả năng làm việc của thiết bị có tầm rất quan trọng sẽ được Tư vấn xem xét và kiểm tra.

19
Các thiết bị thi công bao gồm toàn bộ các thiết bị của nhà thầu đưa đến sử dụng trong công
trình, Tư vấn sẽ kiểm tra các thiết bị này về các mặt có liên quan đến việc đảm bảo chất
lượng thi công như:
- Tên, đặc tính và chức năng của các thiết bị chủ chốt có ảnh hưởng đến tiến độ và chất
lượng thi công, tính phù hợp với công việc.
- Sự an toàn của thiết bị thi công.
- Thời hạn sử dụng, tính luân chuyển.
- Chế độ bảo hành bảo dưỡng và kiểm tra
Nếu nhà thầu không có đủ các thiết bị thi công đã cam kết hoặc khả năng làm việc của thiết
bị không đảm bảo, Tư vấn sẽ báo cáo Tư vấn quản lý dự án để yêu cầu nhà thầu có biện
pháp khắc phục.
+ Kiểm tra nguyên vật liệu trước khi sử dụng:

Quy trình lấy mẫu thí nghiệm vật liệu

Nhà thầu trình kế hoạch


nhập vật liệu thi công cho
TVGS và CĐT

Vật liệu phục vụ thi công


nhập về công trường

Kiểm tra nghiệm thu nội bộ


vật liệu thi công của nhà thầu

Mời TVGS & CĐT kiểm tra: Nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất
lượng, phù hợp với hồ sơ thiết kế và hồ sơ dự thầu

Phòng thí nghiệm đã được TVGS lập biên bản và lấy mẫu tại hiện
CĐT&TVGS kiểm tra nghiệm trường có sự chứng kiến của CĐT theo
thu các tiêu chuẩn hiện hành

ĐVTC lập BBNT nội bộ, phiếu yêu cầu nghiệm thu, biên bản
nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng theo TCVN gửi
TVGS và CĐT

20
TVGS nghiệm thu đồng ý sử dụng cho công trình

Tư vấn sẽ giám sát việc kiểm tra nguyên vật liệu trước khi sử dụng để đảm bảo chỉ có
nguyên liệu vật tư đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật mới được đưa vào sử dụng. Việc kiểm tra
bao gồm các nội dung :
- Giám định về số lượng, chất lượng, cấp phối, độ sạch
- Giám định về tình trạng, chủng loại nguyên vật liệu
- Kiểm tra kết quả phân tích của nhà cung cấp, chứng chỉ đảm bảo chất lượng của nhà sản
xuất hoặc nhà cung cấp (chứng chỉ này có thể là chứng chỉ đánh giá năng lực nhà sản xuất,
cung cấp ví dụ như: bê tông thương phẩm, sắt thép)
- Nguồn gốc xuất xứ của vật liệu xây dựng theo quy định
- Sự phân lô, gói vật liệu,... theo ký hiệu (đối với các loại vật liệu như sắt thép...)
Các kết quả thí nghiệm vật liệu, đối với các chỉ tiêu cơ, lý, hoá và tính năng quan trọng của
vật liệu theo tiêu chuẩn sản xuất vật liệu quy định.
Đối với các loại vật tư quan trọng như sắt thép, xi măng, đá, ngoài việc kiểm tra như trên,
đối với mỗi một lô hàng, Tư vấn yêu cầu nhà thầu lấy mẫu theo yêu cầu của thiết kế để
phân tích các đặc tính cơ lý và thành phần hoá học và xác định sự phù hợp so với đơn đặt
hàng hoặc các tiêu chuẩn có liên quan. Khi sử dụng các phòng thí nghiệm, Tư vấn sẽ yêu
cầu hoặc thông qua Tư vấn quản lý dự án yêu cầu nhà thầu xuất trình các văn bản kiểm tra,
đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các phòng thí nghiệm vật liệu và các đơn vị thí
nghiệm tại hiện trường về máy móc thiết bị và về cán bộ kỹ thuật thực hiện thí nghiệm
nhằm đảm bảo mức độ chính xác của phép
Về nhân sự: để thực hiện tốt công tác Giám sát, quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình, chúng tôi tổ chức nhóm tư vấn giám sát, quản lý chất lượng gồm những cán bộ có
kinh nghiệm thực tế về giám sát, quản lý chất lượng các công trình nhà dân dụng.
2. Trình tự tổ chức nghiệm thu:
* Nghiệm thu công việc:
+ Nghiệm thu vật liệu, thiết bị đầu vào:
- Nhà thầu tổ chức nghiệm thu nội bộ vật liệu, thiết bị đưa về công trường.
- Gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu vật liệu, thiết bị đưa về công trường.
- Kiểm tra chủng loại, chất lượng so với thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của công trình
- Nghiệm thu vật liệu, thiết bị đưa về công trường.
+ Nghiệm thu công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị:
- Nhà thầu tổ chức nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị trong công trình.
- Gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị trong công trình.
21
- Kiểm tra các kết quả kiểm định, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện
trong quá trình xây dựng.
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện
để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình.
- Nghiệm thu công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị trong công trình.
* Nghiệm thu bộ phận công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị, giai đoạn thi công xây dựng
công trình:
- Nhà thầu tổ chức nghiệm thu nội bộ bộ phận công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị, giai
đoạn thi công xây dựng công trình.
- Gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu bộ phận công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị, giai đoạn thi
công xây dựng công trình.
- Kiểm tra hồ sơ bản vẽ hoàn công bộ phận công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị, giai đoạn
thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi
công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải.
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp
theo của Nhà thầu.
- Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt;
cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng.
- Nghiệm thu bộ phận công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị, giai đoạn thi công xây dựng
công trình.
* Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, toàn bộ công trình đưa vào sử dụng :
- Nhà thầu tổ chức nghiệm thu nội bộ hạng mục công trình, toàn bộ công trình xây dựng.
- Gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu hạng mục công trình, toàn bộ công trình xây dựng.
- Kiểm tra hiện trường.
- Kiểm tra hồ sơ bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, toàn bộ công trình xây dựng.
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
- Kiểm tra các loại văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về
phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
- Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng
- Nghiệm thu hạng mục công trình, toàn bộ công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử
dụng.
3. Giám sát các công tác cơ bản:
a. Giám sát công tác cốt thép :

22
Tất cả các loại thép đưa vào sử dụng cho công trình đều có chứng chỉ chất lượng đảm bảo
theo đúng thiết kế.
+ Cốt thép trước khi gia công cần phải đảm bảo :
- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không vảy sắt và các lớp rỉ.
- Các thanh thép bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt
quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
- Các chủng loại thép không đúng kích thứơc, yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ đều không được
sử dụng .
+ Cắt và uốn thép :
- Sai lệch về kích thước : mỗi mét chiều dài không quá 5mm, toàn bộ chiều dài không quá
20mm
- Sai lệch về vị trí điểm uốn : Toàn bộ chiều dài không quá 20mm
- Sai lệch về góc uốn : không quá 30.
- Sai về kích thước uốn : không quá chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
+ Hàn cốt thép :
- Hàn cốt thép theo các tiêu chuẩn TCN 71 - 77 và khi hàn đối đầu theo tiêu chuẩn TCN 72
- 77
- Khi chế tạo khung và lưới cốt thép có thể thực hiện theo qui định sau :
- Đối với thép tròn trơn: Hàn tất cả các điểm giao nhau.
- Đối với thép có gờ: Hàn tất cả các điểm giao nhau ở 2 hàng chu vi phía ngoài, các điểm
còn lại ở giữa hàn cách hàng theo 1 thứ tự xen kẽ.
- Đối với khung thép dầm: Hàn tất cả các điểm giao nhau.
- Liên kết hàn phải có bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ,
không có bọt, đảm bảo chiều dài, chiều cao đường hàn theo thiết kế.
- Các sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép và sai lệch cho phép đối với mối hàn
theo qui định tại bảng 5 và 6 của TCVN 4453 - 1995.
+ Nối buộc cốt thép :
Không nối ở các vị trí chịu lực và chỗ uốn cong. Trong một mặt ngang của tiết diện kết cấu
không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với cốt thép tròn trơn và
không quá 50% đối với cốt thép có gờ. Khi đường kính cốt thép >= 20 mm thì không được
dùng phương pháp nối buộc mà phải nối cốt thép theo phương pháp hàn.
Việc nối buộc phải thoả mãn các yêu cầu sau :
- Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực khung và lưới thép không nhỏ hơn 250mm với
thép chịu kéo, không nhỏ hơn 200 mm với thép chịu nén. Thép tròn trơn cán nóng: có chiều
dài nối buộc vùng chịu kéo là 40d đối với dầm hoặc tường, 30d đối với kết cấu khác. Có

23
chiều dài nối buộc vùng chịu nén là 20 d đối với đầu kết cấu thép có móc, 30d đối với đầu
cốt thép không có móc ( d là đường kính cốt thép).
- Thép có gờ cán nóng: có chiều dài nối buộc vùng chịu kéo là 40d đối với dầm, hoặc
tường, 30d đối với kết cấu khác. Có chiều dài nối buộc vùng chịu nén là 20d đối với đầu
cốt thép có móc, 25d đối với đầu cốt thép không có móc.
- Thép có gờ cán nguội: có chiều dài nối buộc vùng chịu kéo là 40d đối với dầm hoặc
tường, 35d đối với các kết cấu khác. Có chiều dài nối buộc vùng chịu nén là 20d đối với
đầu cốt thép có móc, 30d đối với đầu cốt thép không có móc.
- Khi nối buộc cốt thép vùng chịu kéo phải uốn móc đối với cốt thép tròn trơn, thép có gờ
không uốn móc.
- Số lượng mỗi nối buộc (hay hàn đính) không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau và được
buộc theo thứ tự xen kẽ.
- Các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc (hay hàn đính) 100% trong mọi trường
hợp.
- Dây thép buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm.
- Trong các mối nối cần buộc ít nhất 3 vị trí ( giữa và 2 đầu).
+ Vận chuyển và lắp dựng cốt thép :
Vận chuyển cốt thép cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không làm hư hỏng, biến dạng sản phẩm
- Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm
lẫn khi sử dụng.
- Các khung, lưới cốt thép nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với
phương tiện vận chuyển.
Lắp dựng cốt thép cần thoả mãn các yêu cầu sau:
- Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp sau.
- Có biện pháp ổn định cốt thép trong quá trình đổ bê tông
- Các con kê đặt tại vị trí thích hợp, tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m 1
điểm kê. Con kê có chiều dày = lớp bê tông bảo vệ cốt thép và bằng các loại vật liệu không
ăn mòn cốt thép cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng theo các qui định tại Bảng 9 của
TCVN 4453 - 1995
Sai lệch khoảng cách giữa các thanh chịu lực.
+ Cột dầm:  10mm.
+ Bản, tường:  20mm.
Sai lệch khoảng cách giữa các hàng cốt thép (theo chiều cao):
+ Dầm:  5mm.
+ Bản (có độ dầy < 100):  3m.
Sai lệch về khoảng cách cốt thép đai:

24
+ Dầm, cột:  10mm.
+ Cột, dầm, tường thang máy:  5mm.
+ Bàn sàn:  3mm.
- Sai lệch vị trí cốt đai:  10mm.
- Nối buộc cốt thép được đo bằng thước, độ dài đoạn ống nối chồng  30D.
- Lắp dụng cốt thép đo bằng thước, độ sai lệch về vị trí cốt thép không quá trị số nêu trên.
- Thép chờ và chi tiết đặt sẵn đủ và đúng vị trí.
- Công tác nghiệm thu cốt thép được thực hiện xong trước khi đổ bê tông.
Kiểm tra các yếu tốt liên quan tới các phần việc khác theo bản vẽ quy định: chừa lỗ đặt bu
lông bản mã, đặt ống chờ, các biện pháp liên kết cố định.
+ Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép :
Nghiệm thu cốt thép phải lập thành biên bản trong đó có ghi số các bản vẽ thi công, các sai
số so với thiết kế (nếu có) đánh giá chất lượng công tác cốt thép. Thành phần nghiệm thu
gồm bên A, bên B và đơn vị thiết kế.Kiểm tra cốt thép gồm các phần việc sau :
- Sự phù hợp của các loại cốt thép so với thiết kế.
- Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt uốn và làm sạch cốt thép trước khi gia công.
- Công tác hàn : Bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và thiết bị hàn.
- Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế .
- Vận chuyển và lắp dựng cốt thép
- Trình tự kiểm tra theo qui định tại bảng 10 TCVN 4453 - 1995
- Nghiệm thu cốt thép phải bao gồm các hồ sơ sau :
- Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và biên
bản về quyết định thay đổi.
- Các kết quả nghiệm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn, gia công cốt thép.
- Các biên bản về việc thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế
- Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và nghiệm thu cốt thép.
- Nhật ký công trình.
b. Giám sát công tác cốp pha :
+ Yêu cầu chung :
- Cốp pha, đà giáo phục vụ thi công cần thiết kế đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ dàng
tháo lắp không gây trở ngại cho công tác dầm và đổ bê tông.
- Cốp pha khi ghép phải kín kít không gây mất nước xi măng trong quá trình đổ bê tông.
- Cốp pha, đà giáo thi công phải được định hình và tiêu chuẩn hoá, được lắp dựng đúng
hình dáng, kích thước của kết cấu theo thiết kế.
+ Công tác thiết kế cốp pha, đà giáo chống :
Cốp pha đà giáo chống khi thiết kế để phục vụ thi công và khi thi công đảm bảo độ cứng,
ổn định dễ tháo lắp, không gây trở ngại cho công tác đổ, đầm bê tông và đạt các trị số sau :

25
- Cốp pha dầm sàn có khẩu độ > 4m phải thiết kế và thi công có độ võng thi công; trị số độ
võng theo công thức: f = 3L/ 1000, trong đó L là khẩu độ tính bằng m, các bộ phận chịu lực
của đà giáo nên hạn chế các thanh nối.
+ Lắp dựng cốp pha :
Cốp pha thi công : khi lắp dựng đảm bảo các yêu cầu sau :
- Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính để tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tháo dỡ cốp pha và không gây sứt mẻ cho kết cấu công trình
- Lắp dựng cốp pha, đà giáo sàn và các bộ phận khác cần đảm bảo điều kiện có thể tháo dỡ
từng bộ phận và có thể di chuyển dần theo quá trình đổ và đông kết của bê tông.
- Trụ chống của đà giáo phải được đặt trên nền cứng, không được biến dạng trong quá trình
thi công.
+ Kiểm tra và nghiệm thu :
-Cốp pha và đà giáo sau khi lắp dựng xong tại hiện trường sẽ được tiến hành kiểm tra và
nghiệm thu với các sai lệnh không vượt quá các trị số sau : Khoảng cách giữa các cột
chống cốp pha, cấu kiện chịu uốn và khoảng cách các trụ đỡ giằng ổn định, leo và cột
chống so với thiết kế : Trên mỗi mét dài có mức cho phép là  25 mm và trên toàn bộ khẩu
độ là  75 mm.
Sai lệch về mặt phẳng cốp pha:
-Trên mỗi mét dài có mức cho phép là 5 mm. Trên toàn bộ chiều cao móng là 20 mm, cột
và khung có liên kết dầm là 10 mm, dầm và sàn là 5 mm.
-Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế đối với móng là 15 mm, dầm và sàn là 10 mm. sai
lệch trục cốp pha trượt, cốp pha phải di động so với trục công trình là 10 mm.
c. Giám sát công tác bê tông:
+ Thiết kế cấp phối bê tông:
Phải thiết kế cấp phối bê tông (tính toán và đúc mẫu) đúng cường độ theo thiết kế.
Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bê tông tuỳ thuộc vào kiến trúc công trình, hàm lượng thép,
phương pháp vận chuyển, thời tiết.
Độ sụt (mm) và độ cứng ( S ) của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ như sau :
Lớp lót móng : Độ sụt khi đầm máy là 0 - 10 chỉ số đo độ cứng là 50 - 40.
Kết cấu khối bê tông không lớn hoặc ít cốt thép ... độ sụt khi đầm máy là 0 - 20, khi đầm
tay là 20 - 40; chỉ số đo độ cứng là 35 - 25.
Kết cấu khối lớn có tiết diện trung bình : Độ sụt khi đầm máy là 20 -:- 40 ; khi đầm tay là
40 -:- 60; chỉ số đo độ cứng là 25 -:- 15.
Kết cấu bê tông nhiều cốt thép như tường mỏng, cột, dầm, bản tiết diện bé ... các kết cấu đổ
bằng cốp pha di động : độ sụt đầm máy là 50 -:- 80, khi đầm tay là 80 -:- 120 ; chỉ số đo độ
cứng là 12 -:- 10.

26
Thành phần bê tông được hiệu chỉnh tại hiện trường theo nguyên tắc không thay đổi tỷ lệ
N/XM của thành phần bê tông đã thiết kế. Khi cốt liệu có độ ẩm cao cần giảm lượng nước
trộn, giữ nguyên độ sụt yêu cầu. Khi cần tăng độ sụt của bê tông thì có thể tăng lượng nước
và xi măng để giữ nguyên tỷ lệ N/ XM .
+ Vận chuyển hỗn hợp bê tông :
Thời gian cho phép lưu hỗn hợp trong quá trình vận chuyển cần xác định bằng thí nghiệm.
Khi không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các số liệu sau :
Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ > 300C là 30 phút.
Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ từ 20  300C là 45’.
Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ từ 10  200C là 60’.
Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ từ 5  100C là 90’.
+ Đổ và đầm bê tông :
Việc đổ bê tông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha, và chiều dầy lớp
bê tông bảo vệ cốt thép. Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha.
Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi kết thúc một kết cấu nào đó theo quy định trong
qui phạm kĩ thuật. Chiều cao rơi tự do của bê tông < 1,5 m để tránh phân tầng. Khi đổ bê
tông có chiều cao rơi tự do > 1,5 m thì phải dùng vòi voi theo quy định.
Trong quá trình đổ bê tông cần phải hết sức lưu ý :
Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha, đà giáo và cốt thép. Chiều dầy lớp đổ phù hợp với số
liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông gây ra. Tại vị trí
nào mà cấu tạo cốt thép, cốp pha không thể dùng đầm máy được thì mới dùng đầm tay. Khi
trời mưa phải có che chắn không để mưa rơi vào bê tông. Chiều dầy lớp đổ bê tông căn cứ
vào năng lực trộn, cự li vận chuyển, khả năng đầm, tính chất kết cấu, thời tiết để quyết định
nhưng không vượt quá các trị số sau :
- Đầm dùi : Chiều cao cho phép mỗi lớp đổ bê tông là 1,25 chiều dài công tác của đầm
(khoảng 20  30 cm ).
- Đầm mặt : Chiều dầy cho phép mỗi lớp đổ bê tông là 20 cm đối với kết cấu có cốt thép
đơn ; 12 cm đối với kết cấu có cốt thép kép.
Các yêu cầu khi đầm bê tông : Sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không bị rỗ. Dấu
hiệu cho thấy đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bờ mặt. Bọt khí không còn.
Bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm.
Bảo dưỡng bê tông: Thời gian bảo dưỡng theo các trị số sau:
Mùa khô (tháng 2  7): Thời gian là 4 ngày cho tới khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới
hạn (55  60 % cường độ 28 ngày ) .
Mùa mưa (tháng 8  1 ): thời gian là 2 ngày cho tới khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới
hạn (35  40 % cường độ 28 ngày )
+ Kiểm tra và nghiệm thu bê tông :

27
- Kiểm tra bê tông :
Kiểm tra chất lượng bê tông là công tác tổng hợp tất cả các công tác từ cốp pha, đà giáo,
cốt thép, vật liệu để sản xuất bê tông, chế tạo hỗn hợp bê tông, độ sụt khi đổ bê tông, dung
sai các kết cấu công trình.
Các mẫu bê tông xác định cường độ bê tông cùng lúc, cùng chỗ, kích thước viên mẫu là
150 mm x 150 mm x150 mm. Số tổ mẫu lấy như sau :
Mỗi đợt đổ bê tông móng cột cứ 10 m3 bê tông lấy một tổ mẫu, trường hợp đợt đổ bê tông
móng cột có khối lượng ít hơn 10 m3 vẫn lấy một tổ mẫu.
Khung và các kết cấu cột, dầm, bản, sàn ... cứ 20 m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, trường hợp đợt
đổ bê tông khung và các kết cấu cột, dầm ... có khối lượng ít hơn vẫn lấy 1 tổ mẫu.
Sau 1 đợt đổ bê tông bản, sàn cần phải lấy 1 tổ mẫu kiểm tra chống thấm. Cường độ bê
tông công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu tại hiện trường được coi là đạt
yêu cầu khi giá trị trung bình từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có một
mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế .
- Nghiệm thu bê tông:
Công tác nghiệm thu tiến hành tại hiện trường cần có đầy đủ các hồ sơ sau :
- Chất lượng công tác cốt thép ( biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông )
- Chất lượng bê tông (kết quả mẫu).
- Kích thước, hình dáng, vị trí, các chi tiết đặt sẵn ... so với thiết kế.
- Bản vẽ hoàn công từng loại kết cấu.
- Bản vẽ thi công có ghi đủ các thay đổi trong thi công.
- Các văn bản cho phép thay đổi các chi tiết, bộ phận trong thiết kế.
- Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông và các kết quả kiểm tra các loại vật liệu khác.
- Các biên bản nghiệm thu trung gian các bộ phận.
- Nhật ký thi công công trình.
d. Giám sát công tác xây:
+ Thiết kế cấp phối vữa xây:
Phải thiết kế cấp phối vữa xây (tính toán và đúc mẫu ) đúng cường độ theo thiết kế.
Việc nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá phải tiến hành trước khi trát bề mặt.
Chứng chỉ xác nhận mác của gạch, mác xi măng các biên bản xác nhận về chất lượng vật
liệu như độ sạch của cát, của nước thi công...
+ Công tác nghiệm thu phải tiến hành:
- Kiểm tra mức độ hoàn thành công tác thi công theo yêu cầu của thiết kế , và các tài liệu
liên quan khác.
- Lập biên bản ghi rõ những sai sót phát hiện trong quá trình nghiệm thu, quy định rõ thời
gian sửa chữa và đánh giá chất lượng công tác thi công.
+ Khi nghiệm thu công tác thi công các kết cấu gạch phải kiểm tra những việc sau:

28
- Bảo đảm các nguyên tắc xây ở các mặt đứng, mặt ngang, các góc của khối xây(mạch
không trùng, chiều dày, độ đặc của mạch, độ thẳng đứng và nằm ngang, độ phẳng, độ thẳng
góc...
- Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch giằng.
- Việc đặt đúng và đủ các bộ phận giằng neo.
- Việc thi công chính xác các khe lún, khe co dãn.
- Tuân thủ các kích thước do thiết kế quy định, các lỗ chừa để lắp cửa, đường điện, đường
nước,thông hơi thông gió ....
- Kích thước của khối xây
- Mạch vữa ngang không dày quá 15mm, mạch đứng không quá 10mm. Mạch vữa phải
đầy.
- Đối tường xây không trát phải bảo đảm : mặt ngoài các tường phải có mầu sắc đồng đều,
yêu cầu về mạch xây và miết mạch, các đường nét trang trí phải đúng thiết kế.
+ Những kết cấu và bộ phận kết cấu công trình sẽ bị các kết cấu và bộ phận công trình
làm sau che khuất, phải được kiểm tra và nghiệm thu trước khi thi công các kết cấu và bộ
phận công trình làm sau. Biên bản nghiệm thu các phần khuất này phải do Ban quản lý
công trình, Tư vấn giám sát và nhà thầu lập.
+ Các công tác thi công những phần khuất sau đây cần làm biên bản nghiệm thu.
- Chất lượng và trạng thái đất nền, chiều sâu chôn móng, kích thước móng, chất lượng
khối xây móng, công tác chống thấm ở móng
- Khe lún và khe co giãn.
- Các lớp cách li trong khối xây.
- Việc đặt cốt thép, các chi tiết bằng thép trong khối xây và các biện pháp chống gỉ.
- Các chi tiết ngầm, neo cố định ô văng, ban công, sê nô.
- Gối tựa của dầm, bản lên tường, cột và các tấm đệm dưới đầu dầm, việc neo giữ những
kết cấu thép và chống mối mọt cho các kết cấu gỗ đặt trên tường, cột.
4. Giám sát các giai đoạn thi công công trình:
a. Giám sát thi công phần móng:
* Gi¸m s¸t c«ng t¸c chuÈn bÞ mÆt b»ng thi c«ng :
C¨n cø vµo biªn b¶n bµn giao mÆt b»ng mèc täa ®é vµ cao ®é, TVGS yªu cÇu ®¬n vÞ thi
c«ng tiÕn hành ®Þnh vÞ c«ng tr×nh, lËp líi trôc c«ng tr×nh, x¸c ®Þnh c¸c vị trí lưới tim
điểm ép cọc, vị trí ép thí nghiệm chịu tải tĩnh và các ®iÓm göi cao độ trong suèt qu¸ tr×nh
thi c«ng, kiÓm tra l¹i vµ lËp biªn b¶n nghiÖm thu mèc täa ®é, cao ®é sau ®ã míi cho
phÐp tiÕn hµnh thi c«ng h¹ng môc theo hå s¬ thiÕt kÕ.
* Gi¸m s¸t c«ng t¸c ®µo ®Êt mãng :
TVGS yªu cÇu ®¬n vÞ thi c«ng thùc hiÖn viÖc ®µo mãng ph¶i tu©n thñ ®óng mäi
®iÒu kiÖn kü thuËt cÇn thiÕt, ®óng tim trôc thiÕt kÕ vµ kiÓm tra c¸c biÖn ph¸p ®¬n vÞ

29
thi c«ng ®a ra ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho thµnh v¸ch hè mãng hoÆc c¸c c«ng tr×nh l©n
cËn s½n cã.
- KiÓm tra viÖc tËp kÕt m¸y ®µo vµ xe chë ®Êt t¹i c«ng trêng.
- KiÓm tra qui tr×nh ®µo ®Êt ®óng biÖn ph¸p ®îc duyÖt ; ®µo m¸y ®Õn cao ®é
®¸y bª t«ng cÊu kiÖn, sau ®ã söa thñ c«ng phÇn bª t«ng lãt chiÕm chç.
- Khu vùc thi c«ng ®µo ®Êt yªu cÇu nhµ thÇu bè trÝ c¸n bé kü thuËt vµ an toµn viªn
b¸m s¸t ®¶m b¶o an toµn, nh¾c nhë nh÷ng ai kh«ng cã nhiÖm vô kh«ng ë gÇn khu
vùc m¸y mãc ®ang thi c«ng.
- KiÓm tra cao ®é ®µo t¬ng ®èi b»ng thíc thÐp, m¸y thñy b×nh+mia, bè trÝ hÖ
thèng tho¸t níc hè mãng ®¶m b¶o hè mãng lu«n ®îc kh« r¸o ®Ó thi c«ng c¸c c«ng t¸c
tiÕp theo. Nhµ thÇu ph¶i bè trÝ hÖ thèng m¸y b¬m ®iÖn vµ m¸y diezel dù phßng,
cã c«ng nh©n trùc b¬m hè mãng 24/24h.
- VÖ sinh xe, m¸y tríc khi ra khái c«ng trêng b»ng hÖ thèng b¬m röa chuyªn dông, cã
hÖ thèng cÇu röa xe vµ thu hót níc. VÖ sinh m«i trêng trong chuyªn chë( C¸c xe chë
®Êt, vËt liÖu rêi ra vµ vµo c«ng trêng ph¶i ®îc phñ b¹t kÝn)
* Gi¸m s¸t c«ng t¸c thi c«ng mãng
+ Gi¸m s¸t c«ng t¸c chuÈn bÞ :
TVGS kiÓm tra c¸c c«ng t¸c chuÈn bÞ cña ®¬n vÞ thi c«ng bao gåm:
- ChuÈn bÞ cèt liÖu cho ®æ bª t«ng lãt mãng (dù tr÷ ®ñ t¹i c«ng trêng )
- Cèp pha chuÈn bÞ ®ñ ®Ó gia c«ng l¾p dùng
- Cèt thÐp chuÈn bÞ ®ñ chñng lo¹i cho mãng
- ChuÈn bÞ cèt liÖu ®ñ cho ®æ bª t«ng ®µi, gi»ng mãng, bª t«ng cèt thÐp cét trô
- Tr×nh tù thi c«ng.
+ Gi¸m s¸t c«ng t¸c bª t«ng mãng:
TVGS kiÓm tra cÊp phèi bª t«ng vµ yªu cÇu ®¬n vÞ thi c«ng trén bª t«ng tíi ®©u, ®æ lãt
c¸c mãng tíi ®ã liªn tôc. Tríc khi ®æ BT ph¶i ®Çm kü b»ng ®Çm cãc vµ ®Çm bµn, kiÓm
tra biÖn ph¸p chèng sãi lë hè mãng vµ b¬m níc nÕu gÆp trêi ma to.
Sau khi ®æ bª t«ng xong, mãng ®îc phñ mét líp c¸t dµy 2cm( hoÆc b»ng bao t¶i ®ay), tíi
níc hµng ngµy, tíi Èm liªn tôc trong 3 ngµy. Trong qu¸ tr×nh ®æ, chuÈn bÞ s½n b¹t nil«ng
phñ lªn nh÷ng phÇn bª t«ng ®æ cha qu¸ 7 h mµ gÆp trêi ma to.
Sau khi tiÕn hµnh nghiÖm thu bª t«ng mãng. TVGS cho phÐp ®¬n vÞ thi c«ng tæ chøc
x©y mãng, thêi gian triÓn khai : x©y mãng sau khi ®æ bª t«ng mãng 3 ngµy. Khi x©y
mãng yªu cÇu ®¬n vÞ thi c«ng tr¸nh va ch¹m m¹nh vµo mãng bª t«ng míi ®æ.
+ Gi¸m s¸t thi c«ng phÇn x©y mãng:
Sau khi ®æ xong bª t«ng cèt thÐp, dÇm mãng, trô, dïng m¸y kinh vÜ hoặc máy toàn đạt
x¸c ®Þnh l¹i tim mãng vµ tim têng c¨n cø vµo b¶n vÏ thiÕt kÕ kü thuËt thi c«ng. Khi thi
c«ng phÇn x©y mãng ph¶i kÕt hîp víi b¶n vÏ cÊp tho¸t níc ®Ó chõa s½n c¸c lç chê, tr¸nh

30
t×nh tr¹ng ph¶i ®ôc mãng sau nµy. VËt liÖu ®a vµo thi c«ng phÇn x©y mãng ph¶i ®¶m
b¶o chÊt lîng vµ cã sù nhÊt trÝ cña TVGS . Mãng x©y ph¶i ®¶m b¶o ®Æc ch¾c, g¹ch
x©y ph¶i ®¶m b¶o c¸c yªu cÇu kü thuËt do b¶n vÏ thiÕt kÕ ®Ò ra. G¹ch tríc khi x©y ph¶i
nhóng níc. TiÕn hµnh nghiÖm thu phÇn x©y mãng, sau ®ã tiÕn hµnh l¸ng chèng thÊm
mãng. Líp l¸ng trùc tiÕp trªn mÆt têng mãng míi x©y.. Sau khi líp l¸ng ninh kÕt xong ph¶i
tiÕn hµnh b¶o dìng nh ®èi víi bª t«ng b×nh thêng.
+ Gi¸m s¸t thi c«ng ®¾p ®Êt t«n nÒn :
Sau khi x©y xong mãng, ph¶i nghiÖm thu phÇn x©y mãng sau ®ã tiÕn hµnh lÊp ®Êt
ch©n mãng vµ ®æ c¸t t«n nÒn theo 2 phÇn :
PhÇn 1 : lÊp ®Êt hè mãng tõ ®¸y mãng ®Õn cèt thiªn nhiªn kÓ c¶ phÇn më réng ®Ó thi
c«ng cæ mãng.
PhÇn 2 : LÊp c¸t tõ cèt thiªn nhiªn ®Õn cèt thiÕt kÕ t«n nÒn ph¶i ®¶m b¶o yªu cÇu t«n
nÒn theo thiÕt kÕ. C«ng t¸c ®¾p c¸t chØ tiÕn hµnh trong nh÷ng ngµy thêi tiÕt n¾ng r¸o
hoÆc r©m m¸t tuyÖt ®èi kh«ng thi c«ng phÇn ®¾p nÒn trong nh÷ng ngµy ma.
Trong qu¸ tr×nh ®¾p ®Êt nÒn ph¶i ®¶m b¶o ®é Èm trong ph¹m vÞ khèng chÕ : c¸t kh« t-
íi thªm níc, c¸t qu¸ ít ph¶i cã biÖn ph¸p gi¶m ®é Èm ®Ó ®Êt nÒn ®îc ®Çm chÆt.
b. Giám sát thi công phần thân:
* Giám sát thi công phần cột :
+ Giải pháp giám sát thi công cốt thép cột :
Cốt thép dù được gia công tại công trường hoặc xưởng của đơn vị thi công đều được
giám sát hết sức chặt chẽ. Quá trình lắp dựng cốt thép phải đảm bảo các qui định về kích
thước hình học, cường độ và chiều dài neo cốt thép. Cốt thép phải được đánh rỉ và buộc các
viên kê bằng bê tông để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Sau khi lắp dựng xong cốt
thép cột tiến hành nghiệm thu trước khi lắp dựng cốp pha (cốt thép cột chỉ được phép chờ
không quá 4 ngày trước khi đổ bê tông)
Với cốt thép cột cần chú ý cách nối buộc (má trong hay má ngoài cốt thép) ứng với mỗi
tầng để tránh sai số tích luỹ gây lệch tim cột.
Quá trình thi công cốt thép dùng máy kinh vĩ, thuỷ bình, thước thép để kiểm tra và cân
chỉnh.
+ Giải pháp giám sát thi công cốp pha cột :
Cốp pha cột yêu cầu đơn vị thi công chủ yếu dùng cốp pha thép định hình để đảm bảo kỹ
mỹ thuật, chỉ được ghép sau khi TVGS đã nghiệm thu xong phần cốt thép, cốp pha trước
khi lắp đặt được quét dầu chống dính.
Các yếu tố kiểm tra bao gồm: kiểm tra độ ổn định của ván khuôn và cột chống trước và
trong quá trình đổ bê tông, kích thước, hình dạng, tim trục, cao độ, đầu nối đối với ván
khuôn, độ kín khít, độ sạch…
+ Giải pháp giám sát thi công bê tông cột :

31
Bê tông chỉ được đổ sau khi đã làm vệ sinh công nghiệp và nghiệm thu cốp thép.
TVGS yêu cầu đơn vị thi công phải có sàn công tác phục vụ cho việc đầm, đổ bê tông
(được lắp dựng ngay từ phần lắp dựng cốt thép và cốp pha cột ) để công nhân đứng trên đó
thao tác việc đầm và đổ bê tông.
Trong quá trình đổ, bê tông phải được đầm bằng đầm dùi. Khoảng giữa cột có mở 1
lỗ để đổ bê tông đảm bảo chiều cao đổ không vượt quá 1,5m. Bê tông phải được đổ vào cột
qua máng đổ hoặc vòi voi để đảm bảo bê tông không bị phân tầng.
+ Giám sát công tác bảo dưỡng bê tông :
Sau khi đổ bê tông cột phải tiến hành bảo dưỡng bằng cách tưới nước hàng ngày,
tưới ẩm liên tục trong 3 ngày hoặc phủ bao tải đay và tưới ẩm. đơn vị thi công không được
tháo cốp pha cột sau 1ngày.
* Giám sát thi công dầm sàn :
+ Giám sát công tác cốp pha :
Cốp pha phải được quét 1 lớp dầu chống dính để việc tháo dỡ được dễ dàng. Các tấm cốp
pha phải được ghép khít với nhau để tránh mất nước bê tông. Hệ thống cốp pha và giáo
chống phải dự trù đủ để thi công công trình.
Các yếu tố kiểm tra bao gồm: kiểm tra độ ổn định của ván khuôn và cột chống trước và
trong quá trình đổ bê tông, kích thước, hình dạng, tim trục, cao độ, đầu nối đối với ván
khuôn, độ kín khít, độ sạch…
Kỹ sư tư vấn giám sát xác nhận vào các biên bản kiểm tra cho phép đổ bê tông. Lưu giữ
các biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng, chất lượng công việc sau này.
Chỉ được tháo dỡ cốp pha khi cường độ bê tông đạt mức tối thiểu để tháo dỡ ván khuôn đà
giáo chịu lực (% R28) khi chưa chất tải:

Cường độ
Nhiệt độ trung bình hàng ngày
Tên gọi kết cấu công trình phải đạt (%
(độ C)
R28) để tháo
15 20 25 30
Thời gian tối thiểu để tháo ván
khuôn (ngày)
Bản hay vòm có khẩu độ < 2m 50 10 8 7 6
Bản hay vòm có khẩu độ từ 2-8m. Cột
chống và ván đáy của dầm có nhịp từ 70 16 14 11 9
8m trở xuống.
Cột chống, ván khuôn đáy ô bản,
90 30 28 26 22
vòm, dầm có khẩu độ > 8m
+ Giám sát công tác cốt thép:

32
Cốt thép dầm sàn dù được gia công tại xưởng của Nhà thầu hay tại công trường đều phải
chịu sự giám sát chặt chẽ của TVGS. Cốt thép phải đảm bảo được đánh sạch rỉ và buộc các
con kê có chiều dày bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Sau khi lắp dựng xong cốp pha
dầm sàn, TVGS tiến hành nghiệm thu cốp pha dầm sàn mới tiến hành lắp dựng cốt thép
dầm sàn (cốt thép dầm sàn chỉ được phép để chờ không quá 4 ngày).
Quá trình thi công cốt thép dùng máy kinh vĩ, thuỷ bình, thước thép để kiểm tra và cân
chỉnh.
+ Giám sát công tác bê tông :
Kiểm tra máy móc thiết bị phục vụ cho công tác đổ bê tông và vận chuyển vật liệu, cần
cẩu, máy bơm bê tông, máy đầm.. Phải có máy dự phòng khi mất điện hoặc gặp sự cố hỏng
hóc.
Kiểm tra các văn bản thí nghiệm bê tông, thí nghiệm cốt liệu bê tông và phụ gia, với kết
cấu cột, dầm, sàn cứ tối đa 20m3 TVGS cần yêu cầu bên thi công tiến hành lấy 1 tổ mẫu thí
nghiệm.
Giám sát công việc đổ bê tông: đảm bảo độ đồng nhất, chắc đặc, độ sụt.
Giám sát công tác bảo dưỡng bê tông, tháo cốp pha theo đúng quy định.
Điều chỉnh độ sụt của vữa và các biện pháp chống mất nước nhanh bề mặt bê tông nhất là
thời gian thi công vào mùa hè.
Kiểm tra nghiệm thu lại bề mặt bê tông sau khi đổ, xác định sai số hình học trong phạm vi
cho phép của tiêu chuẩn và có biện pháp xẻ lý nếu có sai sót xảy ra:
- Sai số về tim, cốt không vượt qua 10mm, độ sai lệch của mặt bê tông so với mặt phẳng
ngang (trên toàn bộ mặt phẳng công trình) là 200mm, độ lệch trục theo chiều dài kết cấu : 
20mm.
- Độ lệch tiết diện ngang của bộ phận kết cấu:  8mm.
Sử dụng một số thiết bị có sẵn của mình để kiểm tra lại cường độ bê tông và một vài chỉ
tiêu khác đối với kết cấu hoàn thiện.
Các chuyên gia của đơn vị TVGS sẽ xác định vào các biên bản kiểm tra và phiếu nghiệm
thu cho các công tác này. Lưu giữ các biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng, chất
lượng công việc sau này.
Bê tông trộn bằng máy trộn tại hiện trường hoặc bê tông trộn sẵn phải được TVGS kiểm tra
chặt chẽ về mặt cấp phối theo thiết kế, giám sát chặt chẽ biện pháp thi công. Tiến hành
công tác hoàn thiện mặt bê tông nếu cần. Trước khi đổ bê tông TVGS kiểm tra lại cốp pha,
cốt thép, cột chống xem có bị biến dạng hay không.
- Trình tự giám sát thi công đổ bê tông dầm sàn :
Bê tông được vận chuyển đến vị trí đổ bằng phương tiện máy thi công phải đảm bảo thời
gian ninh kết của loại bê tông đó.

33
Chiều dày lớp bê tông phải đảm bảo bằng chiều dày sàn đã được thiết kế ( đối với dầm khi
đổ bê tông 1 lớp dầy từ 10 - 15 cm phải được đầm bằng đầm dùi, với sàn dùng đầm bàn để
đầm ). Đầm bê tông tới khi bê tông không bị lún sụt và nước xi măng nổi lên trên bề mặt
bê tông là được.
Trong quá trình đổ bê tông sàn TVGS yêu cầu đơn vị thi công phải chuẩn bị bạt ni lông để
che mưa và bao tải ẩm để che nắng trong trường hợp gặp mưa to hoặc nắng to.
- Giám sát công tác bảo dưỡng bê tông :
Sau khi đổ bê tông sàn phải tiến hành bảo dưỡng bằng cách tưới nước hàng ngày. Sau 3
đến 7 ngày tiến hành xây be và ngâm nước xi măng chống thấm cho sàn.
+ Giám sát thi công cầu thang:
Quá trình thi công cầu thang có thể tiến hành sau khi đã đổ xong bê tông từng tầng.
Bê tông chiếu tới được đổ cùng với bê tông sàn. Thép chờ của cầu thang phải được để sẵn
khi lắp dựng cốt thép sàn. Nếu điều kiện thuận lợi có thể tiến hành đổ bê tông cầu thang
cùng với đổ bê tông sàn.
Trong quá trình đổ bê tông vệt dốc của 2 vế thang không dùng máy đầm mà phải
đầm thủ công để tránh cho bê tông không bị chảy khó đảm bảo chất lượng. Trong quá trình
đổ bê tông cầu thang phải chuẩn bị bạt ni lông và bao tải ẩm để che mưa nắng trong những
ngày có mưa to hoặc nắng to.
* Giám sát công tác xây tường :
+ Định vị khối xây :
Cần phải tiến hành định vị khối xây và xác định vị trí các lỗ chờ, chiều cao của giằng.
Khối xây phải đảm bảo các sai số như trong TCVN 4314:2003; TCVN 4085:2011
+ Các biện pháp và yêu cầu đối với khối xây :
Gạch vận chuyển về công trường phải được xếp kiêu gọn gàng, không được đổ thẳng gạch
từ trên xe xuống đất.
Gạch xây được xếp lên xe cải tiến vận chuyển đến vị trí cần xây hoặc vào máy thăng tải
được kê chèn cẩn thận và đưa lên cao.
Chủng loại gạch xây phải bảo đảm đúng theo yêu cầu của thiết kế. Yêu cầu cần có chứng
chỉ kỹ thuật cho mỗi lô gạch mới được thi công.
Gạch trước khi xây phải được nhúng nước.
Gạch xây phải đảm bảo kích thước, bề mặt nhẵn không cong vênh, nứt nẻ cường độ chịu
nén theo thiết kế. Cát xây dùng cát vàng hạt nhỏ, kiểm tra độ sạch của cát trước khi tiến
hành trộn vữa xây.
Vữa dùng trong khối xây cần bảo đảm thành phần cấp phối vật liệu, mác và các chỉ tiêu kỹ
thuật thoả mãn yêu cầu của thiết kế. Vữa dùng trong trạm trộn và nhà máy ứng với mỗi đợt
giao nhận cần phải có văn bản chỉ dẫn: xuất xứ của lô hàng, thời điểm lô hàng sản xuất,

34
mác và độ dẻo của vữa, loại xi măng sử dụng. Vữa xây được trộn bằng máy trộn vữa theo
cấp phối chỉ định.
Cát đen chỉ sử dụng cho vữa mác thấp, không sử dụng cát đen cho khối xây dưới mực nước
ngầm và trong nước ăn mòn.
Chất lượng vữa kiểm tra bằng việc lấy mẫu ngay tại chỗ sản xuất (20m3 tiến hành lấy 1 tổ
mẫu) bảo dưỡng tại công trường và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm có uy tín
(chứng chỉ có dấu lab) có sự chứng kiến của TVGS.
Trước khi xây, dùng máy kinh vĩ xác định lưới tim trục, tim tuyến, cốt sàn rồi vạch dấu
kích thước khối xây (trừ lỗ cửa) lên trên mặt sàn (mặt móng) theo đúng thiết kế. Chênh
lệch độ cao giữa các phần kề nhau của khối xây không > 1,2 m
Dàn giáo phục vụ cho khối xây phải thật sự bảo đảm độ an toàn, nhất là khi thi công ở trên
cao. Dàn giáo không được dựa vào kết cấu vừa mới xây, cách xa tường ít nhất 5,0 cm.
Chỗ giao nhau hoặc nối tiếp của khối xây phải đồng nhất khi tạm dừng xây, phải để mỏ
giật, không được phép để mỏ nanh.
Tại vị trí thi công giao nhau giữa tường ngoài và tường trong không vượt quá chiều cao 1
tầng
Trong khối xây có các ô văng phải chờ bê tông đủ cường độ và khối xây bên trên lanh tô ô
văng đủ độ cao đối trọng, đủ cường độ mới được tháo ván khuôn, thanh chống.
Không va chạm mạnh hoặc vận chuyển, đặt vật liệu, đi lại trực tiếp trên khối xây đang thi
công, khối xây còn mới .
Bề dày mạch vữa xây không quá 15mm, không trùng mạch. Kiểu cách và hàng gạch giằng
trong khối xây theo yêu cầu của thiết kế, thông thường nhiều nhất là 5 hàng dọc phải bố trí
1 hàng ngang.
Chỉ sau khi xây xong kết cấu chịu lực ở tầng dưới mới được xây tiếp các kết cấu ở tầng
trên. Cứ xây xong một tầng lại phải kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng của khối xây.
Các loại vật liệu trong khối xây được thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tuân thủ theo
đúng qui phạm.
Trong quá trình xây nếu phát hiện vết nức cần thông báo ngay cho CĐT và thiết kế để tiến
hành xử lý.
Nghiệm thu kỹ thuật cho công tác xây ứng với mỗi tầng dựa theo TCVN 4085: 2011,
TCVN 4495: 1987, TCVN 1770:1986 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
Tổng hợp tất cả các biên bản nghiệm thu từng tầng 1 tới tầng trên cùng để tiến hành xem
xét nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp phần thân của công trình (hoặc là cứ một vài
tầng lại tiến hành nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp một lần).
c. Giám sát thi công phần hoàn thiện :
* Xếp đặt trình tự hoàn thiện :

35
TVGS kết hợp cùng đơn vị thi công đưa ra trình tự hoàn thiện hợp lý. Thông thường, để
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, trình tự hoàn thiện được tiến hành từ trên xuống dưới xen kẽ từ
trong ra ngoài, trước khi bắt tay vào hoàn thiện một bộ phận hay toàn bộ công trình phải
tiến hành chèn kín các khe, các lỗ giáo. Phần trong nhà có thể hoàn thiện từng tầng riêng
biệt. Cụ thể sau khi trát, lắp cửa mới tiến hành lát. Riêng lát các hành lang đi lại phải theo
trình tự từ trên xuống dưới, phần ngoài nhà phải hoàn thiện từ trên xuống dưới.
Trước khi thi công hoàn thiện từng phần hay hoàn thiện toàn bộ công trình, cần thực hiện
các công tác cơ bản sau:
- Lắp và chèn xong khung cửa vào tường.
- Thi công xong lớp lót nền (sàn).
- Thi công xong lớp sàn khu WC, chèn xong khe các đường ống, lỗ thu nước.
- Lắp đặt xong hệ thống cấp và thoát nước, chèn các liên kết, đầu mối của các hệ thống ống
dẫn.
Trình tự của công tác hoàn thiện.
- Kiểm tra và hoàn thiện mặt tường xây lại các vị trí lắp đặt thiết bị điện nước, vệ sinh,
khung cửa, kiểm tra bề mặt trần.
- Hoàn thiện bề mặt trần, tường bằng trát và ốp.
- Hoàn thiện bề mặt cửa, lắp kính.
- Lát nền.
Hướng thi công: hoàn thiện từ trên xuống dưới.
Vật liệu và các sản phẩm sử dụng cho công tác hoàn thiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn
và chỉ dẫn của thiết kế, được giám sát A chấp nhận.
Các công tác hoàn thiện sẽ được thực hiện bám đuổi theo nhau, không chồng chéo lên
nhau.
Toàn bộ vật liêu sử dụng trong quá trình hoàn thiện phải đúng qui cách, chất lượng và được
TVGS kiểm tra trước khi đưa vào thi công.
+ Công tác trát:
Để công tác trát đảm bảo các yêu cầu kỹ – mỹ thuật. TVGS yêu cầu đơn vị thi công tuân
thủ nghiêm ngặt các yêu cầu sau:
Hoàn thiện xen kẽ từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới, cát dùng để trát phải là cát hạt
mịn, đảm bảo sạch không lẫn tạp chất. Trước khi sử dụng phải sàng qua lưới sàng cát, vệ
sinh mặt trát trước khi trát, nếu trời nóng bức và mặt trát quá khô thì trước khi trát phải tưới
nước vào mặt trát. Những vết lồi lõm và ghồ ghề, vón cục (vôi, vữa ) dính bám trên mặt kết
cấu phải tẩy phẳng hoặc đắp phẳng. Mặt tường, cột xà, dầm, trần bê tông vữa trát khó bám
thì trước khi trát phải đánh xờm, hoặc phun cát, trát lót bằng VXM, khía ô quả trám và tiến
hành trát thử một vài chỗ để xác định độ dính kết cần thiết. Trước khi tiến hành trát đồng
loạt phải tiến hành đắp mốc thả dọi kiểm tra bằng ni vô và thước. Những phòng thường

36
xuyên ẩm ướt như khu WC, phòng tắm, rửa lớp trát phải dùng vữa xi măng để chống thấm
và tăng độ dính bám giữa các lớp trát. Khi lớp trát chưa thật sự cứng không được va chạm
hay rung động, bảo vệ mặt trát không có nước chảy qua hay chịu nóng lạnh đột ngột hay
cục bộ. Đối với lớp vữa trát bề mặt bên trong nhà không cho phép sử dụng phụ gia có chứa
clo.
- Lớp vữa trát phải bám dính chắc vào kết cấu, không bị bong, kiểm tra bằng cách gõ nhẹ
lên mặt trát.
- Bề mặt vứa trát không được có vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ như các khuyết tật khác như
vữa cháy, vết rạn chân chim, vết hằn của dụng cụ trát…
- Góc, cành, gờ, tường, chân cửa, chỗ tiếp giáp với khuôn của không gồ ghề nham nhở.
- Các đường gờ cạnh sắc nét, góc vuông vức (được kiểm tra bằng thước vuông) cạn các ô
cửa song song với nhau.
- Sau khi trát phải chú ý bảo vệ lớp trát, che mưa nắng trong 2  3 ngày đầu, cần giữ cho
lớp trát sau khi vừa ninh kết, tốt nhất là trong tuần lễ đầu.
- Độ sai lệch của bề mặt trát không quá các trị số sau:
. Độ phẳng: số chỗ lồi lõm  2 độ sâu vết lồi lõm < 3mm
. Độ sai lệch theo phương đứng của mặt tường < 10mm trên toàn bộ độ cao (chiều rộng)
phòng.
. Độ nghiêng của đường gờ < 5mm trên toàn bộ chiều cao kết cấu.
Nghiệm thu công tác trát theo TCVN 9377-2012; TCVN 4085: 2011, TCVN: 4459: 1987.
+ Công tác lát nền:
Trước khi lát nền TVGS yêu cầu đơn vị thi công phải vệ sinh công nghiệp mặt lát,
trước khi tiến hành lát phải tạo mặt phẳng lát bằng vữa hoặc đệm lót.
Lấy mốc bằng các mốc chuẩn vạch lên tường bằng các máy thuỷ bình sau đó dẫn cốt
đến các mặt lát bằng ni vô hoặc bọt nước.
Vạch cao độ trên tường lấy mốc, căng dây lát thành từng hàng, thường xuyên kiểm
tra mặt lát bằng ni vô và thước 3m. Sau khi lát xong phải lau mạch bằng xi măng nguyên
chất, tiến hành bảo dưỡng mặt lát. Với công tác lát điều đặc biệt phải quan tâm là phải xác
định các đường thẳng của mặt lát tổng thể vì nó có liên quan từ các phòng ra hành lang và
các khu vực khác. Để làm được việc này phải tiến hành đo lại kích thước của tất cả các khu
vực lát, xác định các góc vuông đồng thời lên sơ đồ xếp gạch thử hoặc lát thử bằng cát để
xác định chính xác sau đó mới tiến hành lát tổng thể.
Đối với các khu wc công tác lát chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn thành các công
việc của các phần bên trên và xung quanh bao gồm : Công tác trát trần 2 lớp, ghép trần,
công tác trát và ốp tường.
Kiểm tra và nghiệm thu:

37
- Mặt lát bằng phẳng, đồng đều màu, đúng hoa văn, không tạo độ tương phản thanh
từng màng viên gạch không có vết nứt cạnh không > 3mm.
- Gạch lát ăn chắc vào nền nhà, gõ nhẹ không kêu bộp.
- Mạch chèn không dày quá 1,5mm, yêu cầu thẳng tắp, sắc nét.
- Sai lệch độ phẳng theo cả 2 phương không > 2mm.
+ Công tác láng:
Làm sạch mặt láng : Những nơi vữa khó bám phải đánh xờm bề mặt và tưới nước xi
măng.
Lấy cốt cao độ và đắp mốc nơi nào cần độ dốc phải tuân thủ theo thiết kế. Thường
xuyên dùng thước 3 m và ni vô kiểm tra độ ngang bằng và độ dốc của lớp láng. Sau 1
ngày phải bảo dưỡng lớp láng bằng bao tải ẩm.
+ Công tác ốp:
Trước khi ốp tường phải tiến hành trát lớp lót bằng VXM. Đắp mốc thả dọi và kiểm
tra bằng thước 2m .
Sau khi lớp lót đạt cường độ, dùng VXM nguyên chất ốp theo phương án dán. Trong
khi ốp vẫn thường xuyên kiểm tra bằng dọi, ni vô và thước 2m. Nếu gạch ốp có sai sót về
kích thước thì phải chọn gạch và phân loại gạch trước khi ốp hoặc sử lý bằng cách mài bớt
nếu gạch ốp to hơn. Sau khi gạch dính bám đủ cường độ tiến hành lau mạch bằng xi măng
trắng và đánh bóng mặt ốp.
Sau khi thi công xong mặt ốp phải đạt các yêu cầu sau : Tổng thể mặt bằng ốp phải
đảm bảo đúng hình dáng và kích thước hình học.
Vật liệu ốp phải đúng qui cách về kích thước và màu sắc, không bị cong vênh, sứt
mẻ, Kích thước khuyết tật trên mặt ốp không được vượt quá trị số cho phép trong tiêu
chuẩn hiện hành và qui định của thiết kế .
Kiểm tra và nghiệm thu công tác ốp:
- Tổng thể mặt ốp đảm bảo đúng hình dạng và kích thước hình học, mặt không có vết
nứt, vết ố.
- Vật liệu ốp đúng quy cách, kích thức, màu sắc hoa văn. Không cong vênh, sứt mẻ,
màu đồng đều.
- Mạch ngang mạch dọc thẳng và sắc nét, đều đặn và đầy vữa.
- Vữa đệm tấm lát đặc chắc, khi vỗ trên mặt không có tiếng bộp.
- Vết nứt ở góc cạnh tấm ốp không quá 1mm.
- Sai lệch mặt ốp theo phương đứng (tính trên 1m) không quá 2mm đối với mảng ốp
đá mặt trước và 1,5mm đối với mảng ốp gạch men kính.
- Độ sai lệch vị trí mặt ốp (theo cả 2 hướng) trên suốt độ dài mạch không quá 3mm
cho cả ốp đá và ốp gạch men.

38
. Độ không bằng phẳng theo 2 phương: Không quá 2mm được kiểm tra bằng thước
tầm 2m áp vào mặt ốp, dọc khe hở giữa thước và mặt ốp.
. Độ dày của mạch ốp: với gạch men là 2mm  0,5mm.
+ Công tác sản xuất, lắp dựng cửa:
Cửa phải được sản xuất đúng theo thiết kế và yêu cầu của Chủ đầu tư. Gỗ sản xuất
cửa phải được chuẩn bị từ trước và phơi cho khô, tránh cong vênh khi sử dụng. Mọi kích
thước phải đảm bảo đúng yêu cầu theo qui phạm, của được sản xuất và TVGS phải nghiệm
thu phần mộc trước khi tiến hành sơn. Tất cả các cấu kiện cửa phải được kiểm tra, nghiệm
thu tại xưởng gia công chế tạo trước khi đưa đến chân công trình.
Khuôn cửa được lắp dựng khi xây tường, được nghiệm thu đúng hình dáng kích
thước cho từng cấu kiện cửa theo thiết kế đảm bảo vị trí, độ kín khít, thẳng đứng, không
trầy xước và được bảo vệ trong suốt thời gian thi công.
Công tác sơn hoàn thiện sau khi đã lắp hoàn chỉnh toàn bộ cánh cửa, đúng màu sơn
theo thiết kế.
Đối với cấu kiện cửa nhôm kính cũng được tiến hành theo trình tự nêu trên và lưu ý
công tác sản xuất phải tham khảo kích thước đo đạc thực tế trước khi tiến hành gia công
cho từng vị trí cửa có thể có sự sai số khác nhau nhằm nâng cao độ chính xác và kín khít
cho các cấu kiện cửa này.
+ Công tác trần thạch cao:
Trước khi lắp đặt trần thạch cao các công tác hoàn thiện bên trong phải được hoàn tất
ngoại trừ công tác sơn hoàn thiện và các công tác trang trí nội thất khác
Kiểm tra khung xương, tấm trần thạch cao theo thiết kế
Vị trí khung xương được định vị chính xác cụ thể theo từng tầng, từng phòng đảm
bảo cấu tạo chịu lực
Chiều dài, chiều rộng và bề dày tấm trần phải phù hợp với từng phòng, tất cả các tấm
trần có màu giống nhau, bề mặt phải nhẵn mịn, không vết nứt, vỡ, vết bẩn, kích thước các
tấm trần phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Kiểm tra độ phẳng: Trần phải phẳng theo các hướng, độ chênh lệch cho phép với
phương thẳng đứng là ≤ 2mm. Độ sai lệch ở tất cả các hàng so với trục lắp đặt không vượt
quá 1mm. Chiều rộng của mối nối lắp đặt phải phù hợp với thiết kế. các mối nối phải đều
nhau và bằng phẳng.
Các vị trí có lắp đặt hệ thống chiếu sáng hoặc ống thông gió, điều hòa phải đảm bảo
đúng kích thước theo thiết kế.
+ Công tác lắp dựng lan can, hoa sắt, lan can cầu thang:
Bao gồm lan can ban công, lôgia, tay vịn cầu thang
Trước khi chế tạo các nhà thầu phải triển khai bản vẽ thi công chi tiết và đưa ra được
nguồn gốc vật liệu

39
Vật liệu trước khi sử dụng không được hỗn tạp, trầy xước hoặc ranh nứt,
Kiểm tra công tác gia công chế tạo tại xưởng gia công theo thiết kế chi tiết trước khi
đưa đến chân công trường
Sau khi lắp đặt, tất cả các cạnh sắc nhọn phải được mài trơn
Các mối nối phải kín khít, không có khe rãnh và các mối nối bên ngoài được gắn
bằng gioăng hỗn hợp gồm có đai, nẹp và phụ kiện cố định
Sản phẩm sau khi lắp dựng đảm bảo đúng hình dáng, kích thước, màu sơn, không
cong vênh, các vị trí liên kết đảm bảo thiết kế và tiêu chuẩn hiện hành.
+ Công tác chống thấm:
Ở những khu vực có yêu cầu chống thấm hoặc sàn khu WC các tầng. Trước khi lát,
láng, ốp phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các chi tiết khác như (sàn mái, sê
nô, khu vệ sinh, mạch chèn các khe tiếp giáp giữa các cấu kiện, mạch chèn xung quanh hệ
thống cấp thoát nước...)
Sau khi chống thấm bằng nước xi măng đạt yêu cầu thì thảo bỏ nước, vệ sinh sạch sẽ
bề mặt, tiến hành thi công các lớp chống thấm theo yêu cầu của thiết kế và Chủ đầu tư.
+ Công tác quét vôi, sơn bả:
Toàn bộ tường bên trong và ngoài nhà có yêu cầu chất lượng kỹ, mỹ thuật cao. Sau
khi hoàn thiện phần trát, tường trát phải thật khô, vệ sinh sạch mặt tường trước khi quét vôi
hay sơn bả kể cả những vết bàn xoa cũng phải tẩy sạch.
Trước khi tiến hành sơn, bả phải hoàn thiện các công việc sau:
- Hoàn thiện mái bảo vệ logia, ban công, lan can bảo vệ, sàn, các lớp chống thấm, lắp
đặt thiết bị trong nhà như đường ống cấp thoát nước, ống thông hơi, đường điện thoại,
cáp đèn chiếu sáng, các hệ thống ngầm
- Chỉ được tiến hành sau khi hoàn thiện lớp vữa trát khô ráo, sạch sẽ phải được đánh
ráp nhẵn, các công tác ốp lát, lắp đặt cửa các loại, trần thạch cao, công tác PCCC…;
Kiểm tra và trám vá các khuyết điểm của bề mặt cấu kiện hoàn thiện.
- Công tác sơn phải tiến hành chặt chẽ theo kế hoạch đã được chấp nhận về chủng loại
sơn, thiết bị sử dụng..Tuyệt đối không tiến hành sơn bên ngoài nhà nếu trời đang
mưa, khi bề mặt cần sơn còn ẩm ướt, hoặc khi tốc độ gió vượt quá 10m/s. Màu sơ của
mặt ngoài cấu kiện phải bền, có khả năng chống chọi với thời tiết và không bị bạc
màu
- Đặc biệt lưu ý khoảng thời gian giữa hai lần sơn, tùy thuộc vào đặc tính của loại sơn
được sử dụng, đảm bảo các lớp sơn đủ khô và bám chặt vào bề mặt cấu kiện. Lớp sơn
tiếp theo chỉ được phép sơn phủ lên khi lớp sơn trước đã khô hoàn toàn.
- Nghiệm thu: Bề mặt sơn phải nhẵn, phẳng và không bụi bẩn. Sơn không bị kết tủa,
không ngắt quãng và không vón cục ở chỗ giao nhau giữa các vùng sơn; Các đường
biên giữa 2 vùng sơn có 2 màu khác nhau phải sắc nét, phù hợp với màu thiết kế , vị

40
trí và dáng vẻ công trình. Sai số chấp nhận được là 5mm đối với loại sơn nhám và
2mm với sơn chất lượng cao; Các đường viền bằng sơn màu, khung cửa hoặc các
hình mẫu phải có cùng độ rỗng, cùng màu cho suốt chiều dài liên tục và không lộ các
đường mối nối ; Khi sơn bằng phương pháp xịt tay hoặc bằng lô để tạo các mảng
trang trí phải đảm bảo bề mặt phẳng không nhuốm màu, không vết hoặc không có các
vết bẩn khác.
+ Công tác vệ sinh toàn nhà, nghiệm thu:
Sau khi hoàn thành các nội dung công việc thi công. TVGS yêu cầu đơn vị thi công
tiến hành vệ sinh toàn bộ các tầng, các phòng từ trên xuống dưới .Vệ sinh sạch sẽ phòng
nào khoá phòng đó lại. Sau đó cùng chủ đầu tư, bên B, thiết kế tiến hành nghiệm thu sơ bộ.
d. Giám sát việc lắp đặt thiết bị
* Phần hệ thống cấp thoát nước trong công trình
+ Kiểm tra hồ sơ:
- Kiểm tra hồ sơ thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của hệ thống cấp thoát nước
trong công trình.
- Kiểm tra phương án bố trí nhân lực, quy trình lắp đặt và kế hoạch thi công của đơn
vị thi công, nội quy thi công trong công trường, an toàn trong thi công.
+ Kiểm tra chất lượng thiết bị đưa về công trình:
- Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc xuất xứ, cataloge của vật liệu, thiết bị. Chứng chỉ kiểm
định chất lượng máy bơm, đường ống cấp thoát nước và các phụ kiện kèm theo.
- Kiểm tra chứng thư giám định về số lượng, tình trạng chất lượng, xuất xứ của cơ
quan giám định đối với máy bơm. Đối chiếu với thực tế để kiểm tra, nghiệm thu.
+ Quá trình thi công:
- Sau khi TVGS kiểm tra chất lượng và xuất xứ vật tư thiết bị đầu vào và lấy mẫu thí
nghiệm đối chứng nếu đạt mới chấp nhận nghiệm thu.
- Việc triển khai thi công lắp đặt máy bơm, đường ống cấp thoát nước và các phụ
kiện kèm theo tuân thủ theo Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và TCVN 4519 – 1988: Hệ
thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu .
- Kiểm tra, giám sát quá trình lắp đặt hệ thống máy bơm, đường ống cấp thoát nước
và các phụ kiện kèm theo.
- Kiểm tra thử áp lực toàn bộ hệ thống, thử áp lực máy bơm với thời gian theo quy
định.
* Phần hệ thống điện trong công trình:
+ Kiểm tra hồ sơ:
- Kiểm tra hồ sơ thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của hệ thống điện trong công
trình.

41
- Kiểm tra phương án bố trí nhân lực, quy trình lắp đặt và kế hoạch thi công của đơn
vị thi công, nội quy thi công trong công trường, an toàn trong thi công.
+ Kiểm tra chất lượng thiết bị đưa về công trình:
- Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc xuất xứ, cataloge của vật liệu, thiết bị. Chứng chỉ kiểm
định chất lượng dây cáp điện, attomate, công tơ, công tắc, bóng đèn và các phụ kiện kèm
theo.
- Kiểm tra chứng thư giám định về số lượng, tình trạng chất lượng, xuất xứ của cơ
quan giám định đối với tất cả các thiết bị nhập khẩu. Đối chiếu với thực tế để kiểm tra,
nghiệm thu.
+ Quá trình thi công:
- Sau khi TVGS kiểm tra chất lượng và xuất xứ vật tư thiết bị đầu vào và lấy mẫu thí
nghiệm kiểm định nếu đạt mới chấp nhận nghiệm thu.
- Việc triển khai thi công lắp đặt hệ thống dây cáp điện, attomate, công tơ, công tắc,
bóng đèn và các phụ kiện kèm theo tuân thủ theo Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và TCXD
16 – 1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình xây dựng dân dụng ; TCXDVN 9385-
2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ
thống.
- Kiểm tra, giám sát quá trình lắp đặt hệ thống dây cáp điện, attomate, công tơ, công
tắc, bóng đèn và các phụ kiện kèm theo.
- Kiểm tra thử tải toàn bộ hệ thống; đo điện trở hệ thống (xông điện)
- Kiểm tra đo điện trở hệ thống tiếp địa chống sét cho công trình.
* Phần hệ thống PCCC:
+ Kiểm tra hồ sơ:
- Kiểm tra hồ sơ thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của hệ thống PCCC trong công
trình.
- Kiểm tra hồ sơ văn bản thoả thuận của Cơ quan cảnh sát PCCC đồng ý hoặc đề xuất
điều chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của phần hệ thống PCCC trong công trình.
- Kiểm tra phương án bố trí nhân lực, quy trình lắp đặt và kế hoạch thi công của đơn
vị thi công, nội quy thi công trong công trường, an toàn trong thi công.
+ Kiểm tra chất lượng thiết bị đưa về công trình:
- Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc xuất xứ, cataloge của thiết bị. Chứng chỉ kiểm định chất
lượng máy bơm, đường ống cấp nước cứu hoả và các phụ kiện kèm theo.
- Kiểm tra chứng thư giám định về số lượng, tình trạng chất lượng, xuất xứ của cơ
quan giám định đối với bình cứu hoả. Đối chiếu với thực tế để kiểm tra, nghiệm thu.
+ Quá trình thi công:
- Kiểm tra thiết bị thi công.
- Kiểm tra công tác lắp đặt thiết bị.

42
- Kiểm tra hệ thống treo đường ống, cần phải đảm bảo chắc chắn khi hệ thống hoạt
động.
- Khi thi công phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu an toàn trong công trường.
- Khi lắp đặt hệ thống PCCC cần phải đảm bảo độ kín khít của hệ thống nhất là hệ
thống có chứa sẵn chất chứa cháy có áp lực bình khí v.v.v
- Tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình vào sử dụng.
+ Phần hệ thống kỹ thuật khác
Thực hiện theo yêu cầu của Chủ đầu tư và Hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công.
Tuân thủ tuyệt đối trình tự thi công và nghiệm thu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
được áp dụng.
e. Giám sát việc hiệu chỉnh và chạy thử thiết bị:
Công tác thử nghiệm và chạy thử là một trong những công tác cuối cùng của quá
trình xây dựng và lắp đặt thiết bị của dự án. Công tác này nhằm kiểm tra và khẳng định
toàn bộ chất lượng từng thiết bị và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết kế trước khi đưa
công trình chính thức vào hoạt động.
* Công việc chuẩn bị tài liệu hồ sơ:
- Tập hợp các lại biên bản về xây dựng và lắp đặt thiết bị ở các giai đoạn trước để
phục vụ cho việc căn chỉnh thiết bị cho phù hợp.
- Trước khi thực hiện công tác giám sát việc thử nghiệm, chạy thử, các cán bộ của Tổ
TVGS phải nghiên cứu và tập hợp các hồ sơ kỹ thuật sau đây.
- Các tài liệu hướng dẫn và vận hành đói với mỗi loại thiết bị của để làm cơ sở cho
việc giám sát vận hành thiết bị.
- Các văn bản quy định đặc tính kỹ thuật của thiết bị để nắm được các thông số kỹ
thuật của thiết bị. Từ đó xác định được các thống số kỹ thuật cần đạt được ở mỗi công đoạn
thử nghiệm và chạy thử. Tiến hành đối chiếu kết quả về các thông số đã ghi được trong quá
trình giám sát kỹ thuật.
- Tập hợp và thiết lập một danh mục các thông số kỹ thuật quan trọng, yêu cầu có độ
chính xác cao mà thiết bị buộc phải đạt thông số đã ghi được trong quá trình giám sát kỹ
thuật.
- Nghiên cứu đầy đủ các tiêu chuản sản phẩm, trong đó có Tiêu chuẩn quốc tế và
Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Đưa ra các lại biểu mẫu để theo dõi kết quả chạy thử và căn chỉnh thiết bị cũng như
theo dõi toàn bộ quá trình chạy thử và bàn giao nghiệm thu.
* Giám sát quá trình chạy thử không tải:
+ Điều kiện cần thiết cho chay thử không tải.
- Kiểm tra các điều kiện thử nghiệm đối vứi các thiết bị về tính chất pháp lý cho việc
thử nghiệm, kế hoạch thử nghiệm, các nguồn lực cần thiết.

43
- Kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị đo đạc, thử nghiệm, tính chính xác của thiết bị, các
thống số kỹ thuật.
- Kiểm tra các hồ sơ an toàn trước khi thử nghiệm như: Cung cấp điện, vật liệu bôi
trơn, các dự phòng cần thiết.
+ Điều kiện đối với Nhà thầu thực hiện chạy thử không tải:
- Nhà thầu phải cam kết bố trí đội ngũ kỹ thuật kiểm tra chất lượng nội bộ, có đầy đủ
năng lực để kiểm soát chất lượng công tác chạy thử.
- Chuẩn bị tốt các công tác liên quan tới thử nghiệm, chạy thử về máy móc, thiết bị,
các nguyên vật liệu cần thiết.
- Phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn thiết kế, giám sát về
chất lượng các công đoạn xây, lắp trước khi tiến hành chuẩn bị chạy thử.
+ Giám sát chạy thử không tải.
Đối với công tác thử nghiệm các thiết bị công nghệ riêng lẻ để đánh giá chất lượng
các thiết bị này sau khi lắp và trước khi vận hành, chạy thử, các chuyên gia của Tổ TVGS
sẽ chứng kiến, ghi nhận kết quả và chứng nhận công tác thử nghiệm phù hợp, đạt thông số
kỹ thuật quy định trong thiết kế. Công tác giám sát sẽ tập trung vào các yếu tố sau:
- Giám sát công tác chuẩn bị thử nghiệm.
- Giám sát trong suốt quá trình thử nghiệm thiết bị.
- Kiểm tra quá trình chạy thử đơn động không tải: độ rung, tiếng ồn, tốc độ, vòng
quay, công suất, điều kiện làm việc đối với các thiết bị chính.
- Theo dõi và kiểm tra việc căn chỉnh thiết bị, phân tích và xác định các rủi ro, sự cố
có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tiếp theo.
- Kiểm tra các điều kiện an toàn về điện, cháy nổ.
- Kiểm tra các điều kiện về bảo hộ lao động.
* Giám sát hiệu chỉnh chạy thử có tải:
+ Điều kiện cần thiết cho công tác chạy thử có tải:
Các công tác kiểm tra bao gồm:
- Xác định giới hạn an toàn về dung sai kỹ thuật của thiết bị.
- Tính sẵn sàng và đồng bộ của thiết bị cho việc chạy thử: các điều kiện cấp điện, nhiên
liệu, vật liệu phụ, vật liệu bôi trơn.
- Các văn bản pháp lý cho việc chạy thử có tải:
. Kết quả thử nghiệm và chạy thử đơn động của thiết bị đạt các yêu cầu kỹ thuật cho phép
và được Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn chấp thuận.
. Quyết định chay thử có tải do Chủ đầu tư ban hành.
. Kế hoạch chuẩn bị chạy thử có tải do Nhà thầu đệ trình và được Tổ TVGS và Chủ đầu tư
chấp thuận.

44
- Các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra, các thiết bị khác dùng để hiệu chỉnh, theo dõi và xác
định các thông số kỹ thuật trong quá trình chạy thử.
- Các quy trình quy phạm khác có liên quan.
+ Giám sát quá trình chạy thử liên động.
Tổ TVGS sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thiết bị công trình đảm bảo toàn bộ hệ
thống trong dây chuyền đã sẵn hàng hoạt động.
- Giám sát các thông số về hệ thống điện, điều khiển tự động.
- Phân tích và đánh giá mức độ an toàn và rủi ro của thiết bị, kiến nghị biện pháp
phòng ngừa.
- Kiểm ta độ tin cậy của hệ thống điều khiển tự động, hệ thống an toàn, phòng chống
cháy nổ, ô nhiễm môi trường và bảo hộ lao động.
- Kiểm tra quá trình chạy thử liên động không tải của từng cụm thiết bị có liên quan
tới cả hệ thống thiết bị trong dây chuyền, đánh giá quá trình vận hành các thiết bị riêng lẻ
và toàn bộ dây chuyền trong một thời gian vận hành nhất định theo quy định của Nhà cung
cấp và theo quy trình chạy thử đã được phê duyệt.
- Khi quá trình chạy thử liên động không tải phù hợp với các thông số quy định về kỹ
thuật của hệ thống, các chuyên gia của Tổ TVGS sẽ đánh giá hệ thống, xem xét các báo
cáo của Nhà thầu, Nhà cung cấp và đệ trình Chủ đầu tư phê duyệt và chấp thuận.
- Chạy thử liên động có tải cũng được thực hiện theo từng cụm thiết bị liên quan tới
từng giai đoạn tạo thành sản phẩm (quy định về các bước chạy thử sẽ do nhà thầu và Nhà
cung cấp chỉ định trong quá trình chạy thử và do cơ quan tư vấn hỗ trợ Chủ đầu tư xét
duyệt).
+ Công tác kiểm tra cuối cùng trước khi đưa công trình vào hoạt động.
Nhằm mục đích xác nhận rằng các thiết bị đã được lắp đặt một cách chính xác, hoạt
động ổn định theo đúng yêu cầu thiết kế được duyệt để chuẩn bị đưa vào hoạt động. Công
việc này bao gồm các bước kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra các thiết bị chính: đảm bảo rằng các thiết bị chính đã được chạy thử từng phần
và toàn phần, có thể đảm bảo hoạt động của toàn bộ công trình.
- Kiểm tra các thiết bị điều khiển tự động: đảm bảo rằg các hệ thống điều khiển đã được lắp
đặt và vận hành chính xác từ phòng điều khiển trung tâm tới từng bộ phận cụ thể, chúng
được đặt và thử nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn và các quy định đề ra.
- Kiểm tra các thiết bị điện: Các trạm điện cho từng hạng mục công trình sẽ được kiểm tra
lại để khẳng định sự phù hợp về khâu vận hành cũng như khả năng đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra các thiết bị an toàn: các thiết bị PCCC, báo sực cố thang máy, trạm điện đường
thoát hiểm phải được xác định và có biển báo.
- Kiểm tra các yếu tố còn lại tuỳ theo từng điều kiện cho phép.
* Hoàn thiện công tác chạy thử:

45
+ Tổ TVGS giúp Chủ đầu tư kiểm tra tính chính xác của các biên bản chạy thử cuối
cùng của các Nhà thầu để kết thúc quá trình thực hiện dự án và chính thức bàn giao công
trình.
+ Các hồ sơ thử nghiệm phải được lưu trữ đầy đủ, khoa học và chính xác: Tạo điều
kiện cho các cơ quan chức năng có thể kiểm tra vào bất cứ thời điểm nào.
+ Báo cáo Chủ đầu tư.
Trong toàn bộ quá trình giám sát lắp đặt thiết bị, Tổ TVGS có trách nhiệm báo cáo
Chủ đầu tư mọt cách chi tiết các vấn đề chất lượng, khối lượng, tiến độ… của các Nhà thầu
lắp đặt trên toàn công trường.
Hệ thống báo cáo phần giám sát cũng được thực hiện tương tự như các báo cáo trong
quản lý dự án, bao gồm các hình thức sau:
- Báo cáo định kỳ.
- Báo cáo bất thường.
Tuy nhiên, hệ thống báo cáo này có thể sửa đổi tuỳ theo các yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Chuẩn bị hồ sơ chất lượng cuối cùng của công tác lắp đặt thiết bị.
Công tác này sẽ được các chuyên gia của Tổ TVGS thực hiện. Nguyên tắc thực hiện
là xong hạng mục công trình nào, nghiệm thu và kết thúc hồ sơ hạng mục công trình đó.
Các hồ sơ cuối cùng này sẽ được chuẩn bị theo các quy định pháp lý của Nhà nước Việt
Nam.
f. Giám sát giải pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường:
* Giám sát giải pháp đảm bảo an toàn lao động:
+ Giám sát biện pháp an toàn về trang thiết bị, máy móc:
- Những máy móc, thiết bị đều phải được kiểm tra hoạt động trước khi đưa vào thi
công và có bản nội qui qui trình sử dụng máy. TVGS yêu cầu đơn vị thi công cử cán bộ
công nhân viên có trình độ chuyên môn điều hành máy. Máy móc phải được neo giữ cẩn
thận đề phòng mưa to, gió lớn và bão gây ra. Có thiết bị chống sét chung cho người và máy
móc trong thời gian tổ chức thi công.
- Trước khi tiến hành thi công phải kiểm tra lại toàn toàn bộ hệ thống an toàn của xe
máy thiết bị, giàn giáo và trang bị phòng hộ lao động đảm bảo an toàn mới tổ chức thi
công. Khi thi công về ban đêm phải đảm bảo đủ ánh sáng.
- Đối với máy trộn bê tông, trộn vữa :
Chỉ những người được giao nhiệm vụ mới được vận hành máy trộn. Khi vận hành
phải chú ý những điểm sau đây :
- Kiểm tra sự đứng vững và ổn định của máy trộn.
- Kiểm tra hệ thống điện từ lưới vào cầu giao, mô tơ tiếp đất.
- Kiểm tra sự ăn khớp của bánh răng, giải xích bôi trơn các ổ lăn. Kiểm tra an toàn
của phanh tời cáp.

46
- Vận hành thử không tải.
- Khi máy ngừng làm việc hoặc chờ sửa chữa phải làm vệ sinh thùng trộn cho sạch
sẽ. Trước khi nghỉ phải cắt điện khỏi máy, hạ thùng cấp liệu xuống vị trí an toàn.
- Đối với máy đầm :
Chỉ những người được giao nhiệm vụ mới vận hành máy đầm bê tông. Khi vận hành
phải chú ý những điểm sau đây.
Kiểm tra đường dây điện từ lưới đến máy đầm
Đóng cầu giao xong mới được mở máy, thấy máy rung làm việc mới đưa chày vào bê
tông. Không để phần chày ngập sâu quá trong bê tông quá 3/4 chiều dài của chày, khi động
cơ ngừng làm việc phải rút ngay đầu chày ra khỏi bê tông.
Không để vật nặng đè lên vòi đầm, bán kính cong của vòi đầm < 40cm và không
được uốn cong nhiều đoạn.
+ Giám sát biện pháp an toàn cho công nhân thi công :
- Tất cả các công nhân kỹ thuật đều phải được kiểm tra sức khoẻ, học tập an toàn lao
động và đăng ký cá nhân về thực hiện an toàn lao động trước khi làm việc. Công nhân phải
được kiểm tra tay nghề để phân công nhiệm vụ phù hợp với công việc. Những người chưa
qua đào tạo sẽ không được vận hành máy móc thiết bị.
- Không uống rượu bia trong giờ làm việc, làm việc ở trên cao, nơi mất an toàn phải
có dây bảo hiểm. Công nhân làm việc trên giáo cao phải đeo dây an toàn, đội mũ cứng,
không được dùng các loại dép không có quai hậu, đế trơn. Không được chạy nhảy cười đùa
trên giàn giáo, không được ngồi trên thành lan can.
- Giàn giáo xây trát bên ngoài phải được nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng và
nhất thiết phải có hệ thống lan can an toàn. Các thiết bị thi công, hệ giàn giáo phải được
neo giữ chắc chắn đề phòng bão lớn.
Phải có hệ thống ván giáo sàn và phủ bạt xung quanh công trình để tránh các vật liệu
rơi từ trên cao xuống gây mất an toàn cho người bên dưới và tránh sự mất tập trung của
công nhân đang thi công ở trên cao.
Tại hiện trường có các biển báo khẩu hiệu để nhắc nhở đề phòng tránh các trường
hợp mất an toàn xảy ra. Bố trí một bộ phận sơ cứu tại hiện trường.
Yêu cầu đơn vị thi công thực hiện tốt khẩu hiệu " An toàn là bạn, tai nạn là thù " và
"An toàn là hạnh phúc của mỗi người "
- Đối với nhân công xây dựng không chuyên về điện phải được phổ biến để có một
số an toàn về điện.
- Thợ vận hành máy thi công dùng điện tại công trường phải được đào tạo và có kiểm
tra không mắc các bệnh tim, mạch, tai, mắt.
- Trong quá trình thi công người sử dụng các loại máy móc cần được phổ biến đầy đủ
các quy định về an toàn theo luật hiện hành cụ thể như sau :

47
+ Giám sát biện pháp biện pháp an toàn khi đổ và đầm bê tông :
Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật kiểm tra lắp đặt ván khuôn, cốt thép cũng như
tình trạng của giàn giáo và sàn công tác. Kiểm tra xong phải có biên bản xác nhận.
Khi thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 300 trở lên phải có
dây neo buộc chắc chắn các thiết bị, công nhân phải có dây an toàn.
Dùng đầm rung để dầm bê tông phải :
- Nối đất vỏ đầm rung. Dùng dây bọc cách điện nối từ cầu giao đến động cơ điện.
- Làm sạch đầm rung lau khô và cuốn dây dẫn khi ngừng làm việc
- Ngừng đầm rung từ 5 đến 7 phút sau mỗi lần làm việc từ 3 - 35 phút
- Công nhân sử dụng máy phải được trang bị ủng cao cách điện
+ Giám sát biện pháp biện pháp an toàn khi bảo dưỡng bê tông :
Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng giàn giáo hoặc tháo dỡ. Không được đứng lên cột
chống cạnh của ván khuôn, không được dùng thang dựa vào các bộ phận kết cấu bê tông
đang bảo dưỡng.
Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn
chiếu sáng đầy đủ.
+ Giám sát biện pháp biện pháp an toàn khi tháo dỡ ván khuôn:
Chỉ được tiến hành tháo dỡ ván khuôn khi được cán bộ phụ trách công trình cho
phép. Trước khi tháo dỡ ván khuôn phải quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu. Khi tháo
ván khuôn nếu thấy có hiện tượng biến dạng của kết cấu phải dừng ngay việc tháo dỡ và
báo cáo cho cán bộ phụ trách công trình biết.
Trong quá trình tháo dỡ ván khuôn phải theo trình tự hợp lý, phải luôn đề phòng ván
bị rơi hoặc kết cấu sụt xuống bất ngờ . Các bộ phận ván khuôn đã tháo dỡ phải được nhổ
hết đinh và tập kết vào nơi qui định.
Công nhân thi công phải có mũ bảo hiểm để tránh vật rơi xuống.
Lực lượng lao động trực tiếp sẽ được điều động đến công trường xen kẽ vào các thời
điểm cần thiết hợp lý theo yêu cầu tiến độ thi công.
+ Giám sát biện pháp an toàn khi lắp dựng cấu kiện lắp ghép:
Thợ thi công lắp ráp phải được khám sức khoẻ định kỳ trước khi tham gia thi công.
Phải được hướng dẫn về thao tác thắt buộc dây an toàn, buộc cáp, tháo cáp, di chuyển trên
độ cao, sử dụng các công cụ khi làm việc trên cao
Tất cả cán bộ công nhân viên khi thi công trên công trường phải có đầy đủ trang thiết
bị bảo hộ lao động như: mũ cứng, giầy, dây an toàn, phải có dây gió để dẫn hướng và ổn
định kết cấu.
5. Giám sát về tiến độ thi công công trình:
a. Các công việc chi tiết của công tác giám sát tiến độ:

48
Nhà tư vấn cùng Chủ đầu tư kiểm tra tiến độ do nhà thầu lập ra, giúp Chủ đầu tư điều
phối tiến độ để thực hiện dự án sao cho đảm bảo tổng tiến độ xây dựng công trình đã đặt ra,
hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc đặt ra thời hạn tiến độ với từng phần việc trong hồ sơ thầu và
trong hợp đồng, giám sát việc thực hiện tiến độ của nhà thầu, đánh giá tiến độ và chất
lượng công việc theo yêu cầu đã đề ra.
Chúng tôi, bằng kinh nghiệm của mình, sẽ thường xuyên thông báo cho Chủ đầu tư
tính khả thi của việc thực hiện dự án theo tiến độ đặt ra. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ
lập báo cáo tiến độ thực hiện công việc của nhà thầu hàng tuần, tháng trình Chủ đầu tư.
Trong trường hợp nhà thầu không đạt được tiến độ đề ra, chúng tôi giúp Chủ đầu tư
xác định nguyên nhân làm chậm tiến độ của từng hạng mục công trình và toàn bộ dự án.
Đồng thời chúng tôi sẽ chủ động đưa ra những đề xuất ý kiến cho Chủ đầu tư phương pháp
xử lý và biện pháp khắc phục.
Để đảm bảo cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ đã đề ra, các chuyên gia của Nhà
tư vấn sẽ giúp Chủ đầu tư lập chương trình cụ thể để điều phối các công việc của nhà thầu
cho phù hợp với tiến độ đặt ra, đề ra các biện pháp tối ưu để tạo điều kiện cho nhà thầu
thực hiện công việc của mình một cach thuận lợi nhất.
Nhà tư vấn bằng kinh nghiệm của mình, sẽ đề xuất cải tiến quản lý tiến độ thực hiện
dự án cho Chủ đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu về tiến độ đã đề ra trong hồ sơ mời thầu,
hồ sơ dự thầu và hợp đồng.
b. Biện pháp khống chế tiến độ:
+ Kiểm tra kế hoạch tiến độ thi công của nhà thầu:
Nội dung chủ yếu của thẩm tra kế hoạch tiến độ thi công công trình của nhà thầu là:
- Kiểm tra sắp xếp tiến độ theo thời gian có phù hợp với yêu cầu ngày công quy dịnh
trong hợp đồng không.
- Kiểm tra tính hợp lý của việc sắp xếp tiến độ.
- Kiểm tra kế hoạch cung cấp nhân lực, vật liệu, thiết bị công cụ của nhà thầu để xác
nhận kế hoạch tiến độ có thực hiện được hay không.
- Kiểm tra trình tự kế hoạch tiến độ sắp xếp có lô gích không, có phù hợp với yêu cầu
trình tự thi công không.
- Kiểm tra kế hoạch tiến độ thi công có hài hòa với kế hoạch thực thi khác không.
- Kiểm tra kế hoạch tiến độ có đáp ứng yêu cầu cân bằng với cung cấp vật liệu và
thiết bị không.
+ Khống chế tiến độ giai đoạn thi công:
Kỹ sư giám sát khống chế tiến độ giai đoạn thi công mục đích của nó là luôn luôn
làm rõ toàn bộ công trình đã làm đến mức độ nào, để dùng các biện pháp điều chỉnh, đảm
bảo thực hiện mục tiêu dự kiến.

49
Khống chế tiến độ công trình là khống chế tuần hoàn có tính chu kỳ. Mỗi lần qua một
tuần hoàn sau khi điều chỉnh được một kế hoạch tiến độ thi công mới, công trình được đẩy
thêm một bước. Vì vậy toàn bộ quá trình khống chế tiến độ thi công là quá trình tuần hoàn
tiệm cận, là một quá trình quản lý khống chế động cho tới lúc kết thúc thi công thể hiện ở
sơ đồ dưới đây:
+ Thu thập số liệu tiến độ thi công thực tế:
Phương pháp cơ bản của kỹ sư giám sát thực hiện khống chế giám sát đối với tiến độ
thi công là thông qua các cơ hội, định kỳ thu được tình hình tiến triển của công trình những
cơ hội đó là:
- Thu thập định kỳ, thường xuyên, toàn bộ các tài liệu bảng biểu có liên quan mà nhà
thầu cung cấp.
- Tham gia các cuộc họp điều độ định kỳ có liên quan của nhà thầu (hoặc chủ công
trình) triệu tập.
- Đi sát hiện trường, kiểm tra cụ thể tình hình thực hiện tiến độ. Trong khi kiểm điểm
tiến độ công trình, có thể công tác biểu mẫu thống kê khác nhau như tiến độ công trình
thực tế, báo cáo tiến độ, báo cáo hình tượng tiến độ.
+ Phân tích số liệu tiến độ thi công thực tế:
Kỹ sư giám sát phân tích số liệu tiến độ thực tế trong thi công, để đạt được mục tiêu
khống chế giám sát tiến độ, phải tiến hành so sánh tiến độ thực tế với tiến độ kế hoạch, từ
đó phát hiện vấn đề, để có thể dùng những biện pháp cần thiết.
c. Giám sát theo dõi, kiểm tra về mặt khối lượng:
+ Giám sát việc thi công xây dựng công trình thực hiện theo khối lượng của thiết kế
được duyệt.
+ Nhà thầu Tư vấn giám sát phải xác nhận khối lượng thi công xây dựng được tính
toán và xác nhận gữa Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng, Tư vấn giám sát theo thời
gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt làm cơ
sở nghiệm thu, thanh quyết toán theo hợp đồng.
+ Nghiêm cấm việc khai khống, khai thác khối lượng hoặc thông đồng các bên tham
gia dẫn đến làm sai khối lượng tính toán.
d. Giám sát, theo dõi về mặt tiến độ thực hiện công trình:
Nhà thầu Tư vấn giám sát cùng kết hợp với Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng
theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường
hợp tiến độ thi công xây dựng công trình ở một số giai đoạn bị kéo dài, nhưng không làm
ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
e. Giám sát cômg tác bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường của nhà thầu thi
công xây dựng:

50
+ Nhà thầu Tư vấn giám sát phải thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động
trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm an toàn lao động thì phải đề nghị đình chỉ thi
công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm an toàn lao động thuộc phạm vị quản lý của mình
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ Nhà thầu Tư vấn giám sát phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác thực hiện
bảo vệ môi trường xây dựng. Trường hợp nhà thầu thi công không tuân thủ theo các quy
định về bảo vệ môi trường xây dựng thì phải đề nghị đình chcỉ thi công xây dựng và yêu
cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường.
6. Nhiệm vụ của việc Tư vấn giám sát theo các giai đoạn thi công:
* Việc giám sát thi công xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thực hiện ngay từ khi hợp đồng thi công bắt đầu.
- Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng.
- Giám sát thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo tuân thủ quy
chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.
- Đảm bảo tính trung thực, khách quan, không vụ lợi.
Thực hiện tốt trách nhiệm nhà Tư vấn giám sát thi công xây dựng theo quy định của Luật
Xây dựng số 50 và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản quy định của Nhà nước có liên quan, giúp
Chủ đầu tư hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng tiến độ, cụ thể:
+ Giai đoạn chuẩn bị thi công:
Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng, thiết bị sẽ sử dụng trong công trình do nhà thầu xây lắp lập.
Kiểm tra điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn thi công cho công trình và an toàn cho
các công trình lân cận.
+ Giai đoạn thực hiện thi công:
Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của
nhà thầu, Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng, quy trình và phương
án tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu xây lắp nhằm đảm bảo thi công theo thiết kế được
duyệt. Kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho công trình thi
công và cho các công trình lân cận do nhà thầu xây lắp lập.
Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường. Không cho phép đưa
vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng không phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng và qui
cách vào sử dụng trong công trình. Kiểm tra thiết bị tại hiện trường. Không cho phép sử
dụng thiết bị không phù hợp với công nghệ hoặc chưa qua kiểm định vào sử dụng trong
công trình. Khi cần thiết, phải lấy mẫu thí nghiệm kiểm định chất lượng và các tính năng
của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng.
Kiểm tra, xác nhận về khối lượng, chất lượng, tiến độ các công việc.

51
Lập báo cáo khối lượng, chất lượng và tiến độ các công việc phục vụ giao ban
thường kỳ của Chủ đầu tư.
Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá
trình thi công.
Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp, giai đoạn xây lắp.
Đối với những bộ phận, hạng mục hoặc công trình trong quá trình thi công xây lắp có
hiện tượng giảm chất lượng, có độ lún và biến dạng...vượt quá mức cho phép của thiết kế
hoặc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, trước khi nghiệm thu phải có ý kiến bằng
văn bản của đơn vị thiết kế và của một đơn vị tư vấn nhằm đánh giá các tác động trên tới
công trình.
+ Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình:
Cơ quan Tư vấn giám sát phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu
quản lý chất lượng theo nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Sau khi kiểm tra, nếu các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạt yêu
cầu thiết kế đã được phê duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn nghiệm thu được áp dụng thì Cơ
quan Tư vấn giám sát đề xuất với Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình.
Trên đây là quy trình thực hiện công tác tư vấn giám sát xây dựng toàn bộ công trình.
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không (AEC) với năng lực và kinh
nghiệm sẵn có rất mong được tham gia vào công tác giám sát chất lượng xây dựng để công
trình đạt được chất lượng cao nhất như sự mong đợi của Chủ đầu tư và đó cũng chính là
mục đích của chúng tôi.

52
7. Các biểu mẫu kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu chất lượng công trình:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........
BIÊN BẢN SỐ .................
NGHIỆM THU VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, SẢN PHẨM CHẾ TẠO SẴN TRƯỚC KHI SỬ
DỤNG

Công trình .................................................(ghi tên công trình xây dựng).................................

Hạng mục: ...........................................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng).................

Địa điểm xây dựng: .......(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây
dựng)........

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn cần nghiệm
thu )

2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát
thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu ;

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ
đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.
3. Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm..........
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ...........................

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:


a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết
kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu)
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm,
tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;
- Hồ sơ xuất xứ, Chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu kiểm
nghiệm chất lượng;

53
- Danh mục tính năng kỹ thuật của các đối tượng nghiệm thu;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;
b) Về chất lượng vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn: (đối chiếu với thiết kế, tiêu
chuẩn, qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của
công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:
- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra khi nghiệm thu để có cơ sở đánh giá
chất lượng đối tượng nghiệm thu;
- Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.1 tiêu chuẩn này;
- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)
c) Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)


- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý hay không đồng ý đưa vào sử dụng
cho công trình đối tượng nghiệm thu. Nếu không chấp nhận nghiệm thu phải ghi rõ lý do,
- Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu. Thời gian nhà thầu
xây lắp phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công trường.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:(Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người
tham gia)

Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:


- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng và các
phụ lục kèm theo nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........
BIÊN BẢN SỐ
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

Công trình .........(ghi tên công trình xây dựng).................................................................

Hạng mục: .........(ghi tên hạng mục công trình xây dựng).................................................

Địa điểm xây dựng: ….(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây
dựng)........

54
1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc đã hoàn thành cần nghiệm thu và vị trí
nằm trong hạng mục hoặc công trình)
2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá
nhân)
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát
thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu ;
- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công
trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ
đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.
3. Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ................
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết
kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu)
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm,
tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc, kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm của đối
tượng nghiệm thu (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn, qui phạm có liên quan yêu cầu)
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu.
b) Về chất lượng công việc xây dựng: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ
thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có
liên quan đến đối tượng nghiệm thu:
- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng cần
nghiệm thu;
- Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.2 tiêu chuẩn này;
- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)
c) Các ý kiến khác nếu có.

55
5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý hay không đồng ý cho triển
khai các công việc xây dựng tiếp theo. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì ghi rõ lý do.
- Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải
hoàn thành công tác sửa chữa.
6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:(Ký ghi rõ họ tên và chức vụ từng
người tham gia).

Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm:


- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các phụ lục kèm theo nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........
BIÊN BẢN SỐ
NGHIỆM THU LẮP ĐẶT TĨNH THIẾT BỊ

Công trình .................................(ghi tên công trình xây dựng)...........................................

Hạng mục: .................................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng).................................

Địa điểm xây dựng: .......(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây
dựng).......
1. Thiết bị/Cụm thiết bị được nghiệm thu: (ghi rõ tên thiết bị/cụm thiết bị và vị trí đã lắp
đặt trên công trình)
2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá
nhân)
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát
thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu ;
- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công
trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ
đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.
3. Thời gian nghiệm thu :

56
Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ..................
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết
kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu)
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm,
tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc, kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm của đối
tượng nghiệm thu (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn, qui phạm có liên quan yêu cầu)
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;
- Công tác chuẩn bị để triển khai công việc xây dựng tiếp theo.
b) Về chất lượng lắp đặt tĩnh thiết bị: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ
thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có
liên quan đến đối tượng nghiệm thu:
- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối
tượng nghiệm thu;
- Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.2 tiêu chuẩn này;
- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)
c) Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)


- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý hay không đồng ý cho triển
khai các công việc xây dựng tiếp theo. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì ghi rõ lý do.
- Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải
hoàn thành công tác sửa chữa.
- Các yêu cầu khác nếu có

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người
tham gia)

57
Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị gồm:
- Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị và các phụ lục kèm theo nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........
BIÊN BẢN SỐ ..
NGHIỆM THU HOÀN THÀNH BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG,GIAI ĐOẠN THI
CÔNG XÂY DỰNG

Công trình .........................(ghi tên công trình xây dựng)...................................................

Hạng mục: ....................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng)........................................

Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây
dựng)..................

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên bộ phận công trình xây dựng hoặc giai đoạn thi công
xây dựng được nghiệm thu, vị trí xây dựng trên công trình).
2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)
a) Phía chủ đầu tư
- Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;
(nếu tự giám sát, không thuê tư vấn);
- Hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà
thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu
(đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).
c) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia
thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ
quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

3. Thời gian nghiệm thu :


Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: .................................

4. Đánh giá bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đã thực hiện:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

58
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết
kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu)
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm,
tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan;
- Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn,
qui phạm có liên quan chỉ định)
- Kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm của đối tượng nghiệm thu;
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;
- Công tác chuẩn bị để triển khai bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng
tiếp theo.
b) Về chất lượng xây dựng bộ phận công trình hoặc giai đoạn thi công xây dựng: (đối
chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu
cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:
- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối
tượng nghiệm thu;
- Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.3 tiêu chuẩn này;
- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)
c) Các ý kiến khác, nếu có.

5. Kết luận :
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi
công xây dựng tiếp theo.
- Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải
hoàn thành công tác sửa chữa.
- Các yêu cầu khác nếu có.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người
tham gia)

Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng gồm:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng
và các phụ lục khác kèm theo;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

59
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........
BIÊN BẢN SỐ
NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ ĐƠN ĐỘNG KHÔNG TẢI
Công trình .........................(ghi tên công trình xây dựng).......................................
Hạng mục: ....................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng)...................................
Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây
dựng)...........

1. Thiết bị/Cụm thiết bị được nghiệm thu: (ghi rõ tên thiết bị và vị trí đã lắp đặt trên
công trình)

60
2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá
nhân)
a) Phía chủ đầu tư
- Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;
(nếu tự giám sát, không thuê tư vấn);
- Hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà
thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu
(đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).
c) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia
thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ
quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.
3. Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: .................................
4. Đánh giá công tác chạy thử thiết bị đơn động không tải đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm,
tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;
- Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn,
qui phạm có liên quan chỉ định)
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;
- Công tác chuẩn bị việc để triển khai chạy thử đơn động không tải thiết bị tiếp
theo.
b) Về chất lượng thiết bị chạy thử đơn động không tải: (đối chiếu với thiết kế, tiêu
chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công
trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:
- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối
tượng nghiệm thu;
- Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.3 tiêu chuẩn này;

61
- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)
c) Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)


- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai các công việc
xây dựng tiếp theo.
- Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải
hoàn thành công tác sửa chữa.
- Các yêu cầu khác nếu có.
6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ( Ký ghi rõ họ tên và chức vụ từng người
tham gia)
Hồ sơ nghiệm thu chạy thử thiết bị đơn động không tải gồm:
- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........
BIÊN BẢN SỐ
NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG KHÔNG TẢI
Công trình .........................(ghi tên công trình xây dựng)..........................................
Hạng mục: ....................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng).......................................
Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây
dựng)...........
1. Hệ thống thiết bị được nghiệm thu bao gồm: (Ghi rõ tên hệ thống thiết bị và thời gian
chạy thử (bắt đầu, kết thúc), vị trí lắp đặt trên hạng mục, công trình)
2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức; họ tên và chức vụ cá
nhân)
a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc
người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu trong trường hợp
nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực
hiện;
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với
các nhà thầu phụ.
c) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài cần có đại diện chuyên gia thiết
kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan
quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.
3. Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm

62
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: .................
4. Đánh giá công tác chạy thử thiết bị liên động không tải đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm,
tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;
- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải có liên quan;
- Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn,
qui phạm có liên quan chỉ định)
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng.
- Công tác chuẩn bị để triển khai chạy thử liên động không tải hệ thống thiết bị tiếp
theo;
b) Về chất lượng thiết bị chạy thử liên động không tải: (đối chiếu với thiết kế, tiêu
chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công
trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:
- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối
tượng nghiệm thu;
- Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.3 tiêu chuẩn này;
- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)
c) Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)


- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai các công việc
xây dựng tiếp theo.
- Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải
hoàn thành công tác sửa chữa.
- Các yêu cầu khác nếu có.
6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ( Ký ghi rõ họ tên và chức vụ từng người
tham gia)
Hồ sơ nghiệm thu chạy thử thiết bị liên động không tải gồm:
- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải và các phụ lục kèm theo nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.
63
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa điểm , ngày.......... tháng......... năm..........
BIÊN BẢN SỐ
NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG CÓ TẢI

Công trình .........................(ghi tên công trình xây dựng)...................................................

Hạng mục: ....................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng)........................................

Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây
dựng)............

1. Hệ thống thiết bị được nghiệm thu bao gồm: (Ghi rõ tên hệ thống thiết bị và thời gian
chạy thử (bắt đầu, kết thúc), vị trí lắp đặt trên hạng mục, công trình)
1. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá
nhân)
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi
công xây dựng công trình;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu.
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ
đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.
d) Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi
trường thì nhất thiết phải có đại diện của cơ quan phòng cháy chữa cháy và cơ quan tài
nguyên môi trường cấp tương đương trực tiếp tham gia nghiệm thu;
e) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia
thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ
quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.
f) Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư)

3. Thời gian nghiệm thu :

64
Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: .................................

4. Đánh giá công tác chạy thử thiết bị liên động có tải đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết
kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu)
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm,
tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;
- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải có liên quan;
- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải có liên quan;
- Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn,
qui phạm có liên quan chỉ định)
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng
chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định;
- Biên bản kiểm tra hồ sơ tài liệu hoàn thành giai đoạn lắp đặt thiết bị của cơ quan
quản lý nhà nước theo phân cấp;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng;
- Công tác chuẩn bị để triển khai chạy thử liên động có tải hệ thống thiết bị.
b) Về tiến độ lắp đặt thiết bị:
- Ngày khởi công:
- Ngày hoàn thành
c) Về công suất đưa vào vận hành
- Theo thiết kế (hoặc theo hồ sơ dự thầu)
- Theo thực tế đạt được:
d) Về đặc điểm biện pháp để bảo vệ an toàn lao động, an toàn phòng nổ, phòng cháy,
chống ô nhiễm môi trường và an toàn sử dụng:
e) Về Khối lượng
- Theo thiết kế được duyệt:
- Theo thực tế đạt được:

65
f) Về chất lượng thiết bị chạy thử liên động có tải: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui
phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình để:
- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra làm cơ sở đánh giá chất lượng đối
tượng nghiệm thu;
- Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.4 tiêu chuẩn này;
- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)
g) Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế được duyệt:
h) Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)


b) Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai các công việc xây
dựng tiếp theo.
c) Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải
hoàn thành công tác sửa chữa.
d) Các yêu cầu khác nếu có.
e) Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm
thu này.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ( Ký ghi rõ họ tên và chức vụ và đóng dấu)

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG CHỦ ĐẦU TƯ


XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH
(Ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
dấu);

Ghi chú : Tất cả các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ
đầu tư) ký, ghi rõ họ tên và chức vụ vào biên bản này.

Hồ sơ nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải gồm:


- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải và các phụ lục kèm theo biên
bản này, nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

66
Tên Chủ đầu tư CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HOẶC CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
1, Công trình/hạng mục công
trình:. ................................................................................................
2, Địa điểm xây dựng:
..............................................................................................................................
3, Thành phần tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

67
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà
thầu thi công xây dựng công trình;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu)
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ
đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.
d) Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi
trường thì nhất thiết phải có đại diện của cơ quan phòng cháy chữa cháy và cơ quan tài
nguyên môi trường cấp tương đương trực tiếp tham gia nghiệm thu;
e) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia
thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ
quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.
f) Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư)
4, Thời gian tiến hành nghiệm thu :
Bắt đầu : ....... ngày ........ tháng ....... năm
Kết thúc : ....... ngày ........ tháng ....... năm ........
Tại: ...............................
5, Đánh giá hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:
a) Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu;
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài
liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)
- Hồ sơ hoàn thành xây dựng công trình theo danh mục tại phụ lục 10 của tiêu chuẩn
này;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống
cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
- Biên bản kiểm tra hồ sơ tài liệu hoàn thành xây dựng hạng mục, công trình xây
dựng của cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng;
- Những điều kiện chuẩn bị để đưa hạng mục, công trình vào sử dụng.
b) Về tiến độ xây dựng hạng mục, công trình:
- Ngày khởi công:
68
- Ngày hoàn thành:
c) Về công suất đưa vào vận hành của hạng mục, công trình:
- Theo thiết kế được duyệt:
- Theo thực tế đạt được:
d) Về đặc điểm biện pháp để bảo vệ an toàn lao động, an toàn phòng nổ, phòng cháy, chống
ô nhiễm môi trường và an toàn sử dụng.
- Theo thiết kế được duyệt:
- Theo thực tế đạt được:
e) Khối lượng:
- Theo thiết kế (hoặc theo hồ sơ dự thầu)
- Theo thực tế đạt được:
f) Về chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (Tiến hành nghiệm thu
như qui định tại điều 4.4, đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn
kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình để đánh giá chất lượng)
g) Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế được duyệt:
h) Các ý kiến khác nếu có.
6, Kết luận :
- Chấp nhận hay không nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình
xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì phải ghi rõ lý
do;
- Các tồn tại về chất lượng cần phải sửa chữa khắc phục. Thời gian nhà thầu phải
hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục;
- Các yêu cầu khác nếu có
7, Các bên tham gia nghiệm thu: (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG CHỦ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

NHÀ THẦU THI CÔNG


NHÀ THẦU THIẾT KẾ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu);

Ghi chú : Tất cả các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ
đầu tư) ký, ghi rõ họ tên và chức vụ vào biên bản này.

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

69
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình xây dựng và các phụ lục kèm
theo biên bản này, nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

70
Công trình: ........................ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hạng mục: ............................. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa điểm, ngày......... tháng......... năm.........
BẢNG KÊ NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI THIẾT KẾ ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT
STT Nội dung thay đổi và Nguyên Cơ quan Tên, số, ngày Ghi chú
số hiệu bản vẽ của tổ nhân có sự duyệt hoặc tháng văn bản
chức thiết kế đã được thay đổi đồng ý sự cho phép thay
duyệt thay đổi đổi

..... ….. ..... ….. ….. .....


….. ….. ….. ….. ….. …..
….. ….. ….. ….. ….. …..

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu )
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU XÂY LẮP


ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu);

Công trình: ............................ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hạng mục: ............................ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........
BẢNG KÊ CÁC CÔNG VIỆC CHƯA HOÀN THÀNH

71
STT Công việc Giá trị dự Đơn vị thực hiện Thời hạn Ghi chú
chưa hoàn toán hoàn thành
thành (dự thầu)
..... ….. ….. ….. ….. …..
….. ….. ….. ….. ….. …..
….. ….. ….. ….. ….. …..

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu )
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU XÂYLẮP


ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Công trình: ……………….. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hạng mục: ……………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........
BẢNG KÊ NHỮNG TỒN TẠI VỀ CHẤT LƯỢNG

STT Bộ phận Mô tả tình Đơn vị chịu Ngày Ghi chú


(thiết bị) trạng trách nhiệm sửa hoàn
chữa thành

72
….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU XÂY LẮP


ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ );

Công trình: ........................... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hạng mục: ......................... Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........
BẢNG KÊ CÁC HỒ SƠ TÀI LIỆU CHUẨN BỊ CHO NGHIỆM THU HẠNG MỤC,
CÔNG TRÌNH ĐỂ BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
STT Danh mục hồ sơ, tàì liệu. Cơ quan chuẩn bị
..... ..... .....

73
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
TƯ GIÁM SÁT XÂY LẮP
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ) THI CÔNG XÂY DỰNG (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) dấu)

Tên chủ đầu tư DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU


HOÀN THÀNH HẠNG MỤC, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
A. Hồ sơ pháp lý
1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc
tiểu dự án của cấp có thẩm quyền.
2. Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc
cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào :
- Cấp điện;
- Sử dụng nguồn nước;
- Khai thác nước ngầm;
- Khai thác khoáng sản, khai thác mỏ;
- Thoát nước ( đấu nối vào hệ thống nước thải chung);
- Đường giao thông bộ, thuỷ;
74
- An toàn của đê (công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê …);
- An toàn giao thông (nếu có).
3. Hợp đồng (ghi số, ngày, tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu tư vấn
thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công
xây dưng, kiểm định chất lượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng và cũng
như hợp đồng giữa nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các nhà thầu phụ (tư vấn,
thi công xây dựng).
4. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công
xây dựng kể cả các nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi
công xây dưng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng...)
5. Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần
thiết kế cơ sở theo qui định.
6. Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ
đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo qui định;
7. Biên bản của cơ quan quản lý nhà nuớc theo phân cấp kiểm tra sự tuân thủ quy định
quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây
dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.
B. Tài liệu quản lý chất lượng
1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt
thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo).
2. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công
trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu
thân , cơ điện và hoàn thiện ...
3. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công
các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và
hoàn thiện ... do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân ,
năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
4. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và
hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như : cấp điện , cấp nước , cấp gaz ... do nơi sản xuất
cấp .
5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng
mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.
6. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị.
Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh
mục biên bản nghiệm thu công tác xây lắp kèm theo).
7. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm
thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận
hành thử thiết bị (không tải và có tải).
8. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
9. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.
10. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường).

75
11. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng;
chất lượng bê tông cọc, lưu lượng giếng, điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và
cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước-chất lỏng ...).
12. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim
loại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng), bể chứa bằng kim loại ...
13. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công
trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ
lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay... )
14. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
15. Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình, hướng dẫn hoặc quy trình vận
hành khai thác công trình, quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình.
16. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều
kiện sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:
- Cấp điện;
- Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;
- Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp thoát nước;
- Phòng cháy chữa cháy, nổ;
- Chống sét;
- Bảo vệ môi trường;
- An toàn lao động, an toàn vận hành;
- Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
- Chỉ giới đất xây dựng;
- Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông,
…)
- An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);
- Thông tin liên lạc (nếu có).
17. Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục
công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập xem xét và cấp trước khi
chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình (nếu
có).
18. Bản kê các thay đổ so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt (nếu
có).
19. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
20. Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình,
hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu
(nếu có)
21. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.
22. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn
giao đưa vào sử dụng.
ĐƠN VỊ LẬP HỒ SƠ

76
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

77
D. NHÂN SỰ CỦA TVGS VÀ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ
I. NHÂN SỰ CỦA TVGS BỐ TRÍ THỰC HIỆN GÓI THẦU
Trong kế hoạch triển khai công tác Tư vấn giám sát, Công ty cổ phần Tư vấn xây
dựng và dịch vụ hàng không (AEC) sẽ thành lập Đoàn tư vấn giám sát trực tiếp điều hành
công việc trên công trường.
- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ Hàng không (AEC) cử ông
Khuất Trung Dũng - TVGS Trưởng chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Công ty về mọi
hoạt động của Tổ tư vấn giám sát; Thực hiện các Nhiệm vụ ghi trong hợp đồng và đề
cương nhiệm vụ tư vấn giám sát từ khi ký hợp đồng cho tới khi công trình được hoàn
thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Công ty cử cán bộ tham gia đoàn Tư vấn giám sát là những người có đủ chuyên môn phù
hợp với công việc, loại, cấp công trình và những cán bộ có đủ năng lực, kinh nghiệm, phẩm
chất đối với công việc Tư vấn giám sát.
Danh sách cán bộ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dự kiến như sau:
a. LÃNH ĐẠO CÔNG TY:
Ông: Chức vụ: Tổng Giám đốc Công ty
b. DANH SÁCH CÁN BỘ DỰ KIẾN THAM GIA GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH:
Gồm các thành viên trong Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không
(AEC) như sau:

STT HỌ VÀ TÊN CHUYÊN MÔN CHỨC VỤ


1. KS XDDD&CN TVGS Trưởng – Quản lý chung
2. Kiến trúc sư Cán bộ TVGS
3. Kỹ sư điện Cán bộ TVGS
4. Kỹ sư cấp thoát nước Cán bộ TVGS
Quản lý khối lượng,
5. KS Kinh tế xây dựng
thanh quyết toán
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, đơn
vị Tư vấn giám sát sẽ đề cử hay thay đổi các nhân sự cho phù hợp với quy mô kỹ thuật thực
tế của công việc, việc thay đổi này sẽ được báo trước cho các bên ít nhất 03 ngày kèm theo
công văn hoặc quyết định của Giám đốc công ty.
II. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC
a) Tổ chức thực hiện các nội dung công việc của gói thầu
- Để thực hiện tốt các công việc tư vấn giám sát, chúng tôi sẽ thành lập tổ chuyên gia tư
vấn tại hiện trường đặt dưới sự điều hành, quản lý trực tiếp của Trưởng đoàn TVGS. Tổ
chuyên gia tư vấn tại hiện trường gồm có các kỹ sư tư vấn về các nghiệp vụ quản lý dự án,
đấu thầu và giám sát thi công xây dựng. Tổ chuyên gia tư vấn tại hiện trường được hỗ trợ
từ Phòng Kế hoạch trực thuộc Công ty gồm các chuyên gia cố vấn với đầy đủ các phương

78
tiện kỹ thuật, các phòng thí nghiệm và hỗ trợ bổ sung nhân lực cần thiết trong quá trình
thực hiện gói thầu.
- Trưởng đoàn TVGS chịu trách nhiệm chung về tổng thể các công việc TVGS.
- Mô hình tổ chức quản lý thực hiện gói thầu được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Gi¸m ®èc C«ng ty

Héi ®ång T­vÊn gi¸m s¸t TR¦ëNG Phßng KÕ HO¹CH


cè vÊn

Tæ t­vÊn gi¸m s¸t hiÖn


tr­êng

Ghi chó:
- Quan hÖ qu¶n lý trùc tiÕp:
- Quan hÖ trao ®æi th«ng tin:
- Quan hÖ hç trî:
b) Tổ chức mối quan hệ công tác giữa Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, nhà
thầu thi công xây lắp và các bên có liên quan tham gia thực hiện dự án:
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không (AEC) có nhiệm vụ tổ chức tốt
mối quan hệ công tác giữa Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công
xây lắp và các bên có liên quan tham gia thực hiện dự án.
- Căn cứ thực tế thực hiện dự án, chúng tôi sẽ tiến hành tổ chức các mối quan hệ công tác
giữa các bên theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

Phối hợp thực hiện


- Trưởng đoàn tư vấn là đầu mối thông tin và xử lý thông tin với đại diện Chủ đầu tư
về tất cả các công tác thi công hiện trường. Tư vấn trưởng tổng hợp báo cáo nội dung
triển khai hiện trường với Chủ đầu tư để chủ động phối hợp điều hành tổ chức quản lý
công trình.
- Các tư vấn giám sát chính, giám sát viên chịu trách nhiệm những công việc được tư
vấn trưởng giao, báo cáo thường xuyên công việc giám sát với tư vấn trưởng và với
cán bộ Chủ đầu tư.

79
- Tất cả các công tác thực hiện thi công đều được TVGS báo cáo trực tiếp, gián tiếp
hoặc bằng văn bản với Chủ đầu tư.
- Đối với việc nghiệm thu các công tác thi công, tư vấn giám kiểm tra và đôn đốc nhắc
nhở thường xuyên trong quá trình thi công tránh sai sót trước khi gửi giấy mời đại diện
Chủ đầu tư nghiệm thu (Giấy mời nghiệm thu phải được TVGS xác nhận mới chuyển
đến Chủ đầu tư).
- Trong quá trinh thi công, trường hợp các bên không thống nhất thực hiện một công
tác nào đó, TVGS kiến nghị Chủ đầu tư tổ chức cuộc họp bất thường ngay tại công
trường để kịp thời giải quyết (trong đó TVGS có những kiến nghị cụ thể).
- Phối hợp với Chủ đầu tư tổ chức tất cả các cuộc họp giao ban định kỳ(tuần) hoặc bất
thường(nếu cần). Trước mỗi buổi họp TVGS lập báo cáo gửi Chủ đầu tư.
- TVGS chủ động trong việc giải quyết các công việc thi công nghiệm thu thông qua
biên bản hiện trường, thư kỹ thuật, biên bản làm việc.
- Những công việc liên quan đến đơn vị tư vấn thiết kế, TVGS chủ động kiểm tra rà
soát , tổng hợp các ý kiến thắc mắc, báo cáo Chủ đầu tư và kiến nghị các buổi làm việc
với tư vấn thiết kế. Trường hợp khẩn, có thể liên lạc bằng điện thoại và hoàn hồ sơ sau.
- Kết hợp cùng Chủ đầu tư làm việc với các cơ quan ban ngành địa phương có liên
quan, giải quyết các thắc mắc hoặc kiến nghị của cơ quan ban ngành địa phương
- Tham khảo ý kiến Chủ đầu tư trước khi đưa ra những quyết định liên quan đến công
tác quản lý công trình.
- Về hồ sơ thi công, bản vẽ hoàn công, hồ sơ thanh quyết toán được TVGS kiểm tra
trước khi chuyển Chủ đầu tư.
- Những vấn đề phát sinh ngoài thẩm quyền của TVGS có liên quan đến công trình,
kiến nghị Chủ đầu tư phối hợp giải quyết.

S¬ ®å quan hÖ gi÷a c¸c bªn liªn quan


trong c«ng t¸c gi¸m s¸t thi c«ng x©y dùng c«ng tr×nh

Chñ ®Çu t

80
c) Triển khai thực hiện các công tác giám sát : Việc triển khai công tác giám sát Công trình
đảm bảo thực hiện theo đúng các nội dung đã cam kết của Đề cương này, trong đó đặc biệt
lưu ý đến sự phối hợp công việc trong quá trình giám sát các hạng mụcT­xây
vÊn dựng cũng như
thiÕt kÕ
lắp đặt thiết bị.

T­vÊn gi¸m s¸t


C«ng TY CP t­vÊn x©y dùng vµ
DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AEC

C¸c nhµ thÇu x©y l¾p

81

You might also like