Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1/ Trình bày biểu hiện của Toàn cầu hóa?

- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới.
- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các
vệ tinh liên lạc và điện thoại.
- Sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, các công ty xuyên quốc gia ngày càng phát
triển và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia và quốc tế.
- Ngày càng nhiều các tổ chức hợp tác kinh tế – xã hội, môi trường thế giới và khu vực được
thành lập và hoạt động có hiệu quả
- Tốc độ trao đổi hàng hóa, vốn, tài chính trên toàn thế giới tăng trưởng nhanh
- Sự phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau về vốn, nguyên liệu sản xuất, nguồn lao động, khoa
học và công nghệ, thị trường
2. Toàn cầu hóa tác động đến các MNC như thế nào?
- Thông qua tự do hóa thương mại sự thu hóa đầu tư và chuyển giao công nghệ, nó tạo cơ hội
cho sự phát triển cho MNC
- Thúc đẩy quá trình cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, buộc MNCs cần cải tiến kỹ thuật, tăng
năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh.
- Thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, tri thức mới, giao lưu văn hóa thế giới
- Tạo ra thị trường thị trường rộng lớn
- Có hội khẳng định vị thế của MNC
- Có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, giao lưu giữa các MNCs
3/ Ảnh hưởng và tầm quan trọng của Kinh doanh quốc tế đến cấp độ vĩ mô?
- Trước hết thông qua tự do hóa thương mại sự thu hóa đầu tư và chuyển dao công nghệ, nó tạo
cơ hội cho sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung và từng quốc gia nói riêng.
- Thứ hai, là thúc đẩy quá trình cạnh tranh của hang hóa, dịch vụ, buộc các nền kinh tế phải
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp, mở rộng nền kinh tế thị trường, cải tiến kỹ thuật, tăng
năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh.
- Thứ ba, là tạo ra một môi trường thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, tri thức mới, giao lưu
văn hóa thế giới trên cơ sở đó các quốc gia buộc phải cải cách hệ thống tài chính, ngân hang,
chuẩn hóa nền tài chính quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Thứ tư, là làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển, tính xã hội hóa của lực
lượng sản xuất, đưa nền kinh tế toàn cầu hóa phát triển ở mức ngày càng cao hơn
4/ Ảnh hưởng và tầm quan trọng của Kinh doanh quốc tế đến cấp độ vi mô?
Những cơ hội đó có thể kể đến là: Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được
sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư
nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như
Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...; có
điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư
5/ Trình bày nguyên nhân dãn đến cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ 2008?
Những khoản vay lãi suất thấp kích thích việc mua nhà, các ngân hàng thương mại và đầu tư vào
thời điểm 2006-2007 đã kích thích những đối tượng vay ít tin cậy vay mua nhà. Dù họ ít có khả
năng và thậm chí không có khả năng trả nợ. FED đã không kiểm soát được, lãi suất thấp đã khiến
cho nhiều người đổ xô đi mua nhà khiến các ngân hang cho những người không có khả năng trả
nợ vay. Ngân hàng cho rằng, những người vay ngân hàng không trả được nợ sẽ bị tịch thu nhà.
Tuy nhiên giá nhà lên đến đỉnh điểm và bắt đầu giảm, các ngôi nhà ngân hàng đang sở hữu lại có
giá trị thấp và nó không đủ bù đắp giá trị của các khoản vay. Hệ thống tài chính hùng mạnh bị
điêu đứng vì những loại tín dụng địa ốc được hình thành do việc cho vay mua nhà.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ngay trong nội bộ nước Mỹ thì cuộc khủng hoảng này
có nguyên nhân sâu xa từ chính cơ cấu và động lực tăng trưởng bất hợp lý của nước Mỹ trong
thời gian qua nhưng nó đã được bỏ qua bởi các nhà hoạch định chính sách tự mãn và sự lạc quan
thái quá của người dân Mỹ. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế thông qua đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước Mỹ đã chọn cho mình một con đường
riêng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa
Các tổ chức tín dụng phải gánh chịu hậu quả đầu tiên bởi các khoản cho vay dễ dãi của họ không
có khả năng thu hồi. Các khoản vay này lại được chứng khoán hóa và bán cho giới đầu tư khiến
cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi giới đầu tư bị thiệt hại nặng nề. Đến lượt mình giới đầu
tư lại bán tháo các khoản đầu tư đang nắm trong tay khiến chúng rớt giá thảm hại gây thiệt hại
nặng cho các ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng đầu tư sụp đổ khiến các khoản ủy thác đầu tư của
công chúng bốc hơi và đẩy hàng trăm ngàn người vào cảnh khánh kiệt. Bên cạnh đó các tổ chức
kinh tế lớn phá sản sẽ khiến hàng triệu người khác lâm vào cảnh mất việc và đến lượt họ lại cắt
giảm chi tiêu tối đa hoặc không thanh toán được các khoản nợ của mình.

You might also like