Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: HÃY PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH QUÁ TRÌNH QUẢN
TRỊ SỰ THAY ĐỔI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

SINH VIÊN: VŨ HOÀNG HẰNG


MSSV: 31211024005
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 22C1MAN50200109
NGÀY THÁNG NĂM SINH: 02/01/2003
LỚP: DH47AD001

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2022

1
A. Cơ sở lý luận 4
I. Khái niệm sự thay đổi trong tổ chức 4
1.1 Thay đổi tổ chức 4
1.2 Sự đổi mới có tính đột phá 4
1.3 Tổ chức lưỡng năng 4
II. Nguyên nhân của sự thay đổi 4
2.1 Nguyên nhân bên ngoài 4
2.2 Nguyên nhân bên trong 5
III Đặc điểm của sự thay đổi 5
IV Phản ứng với sự thay đổi trong tổ chức 5
V. Mô hình lãnh đạo sự thay đổi 5
5.1 Thay đổi từ trên xuống 5
5.2 Thay đổi từ dưới lên 6
VI. Các dạng của sự thay đổi 6
6.1 Thay đổi tiệm tiến 6
6.2 Thay đổi về chất 6
6.3 Thay đổi phản ứng 6
6.4 Thay đổi đón đầu 6
7.1 Thay đổi sản phẩm 7
7.2 Thay đổi công nghệ 7
7.3 Thay đổi con người và văn hóa tổ chức 7
VIII Cản trở sự thay đổi 8
8.1 Nguyên nhân cản trở sự thay đổi 8
8.2 Các giải pháp hạn chế cản trở với sự thay đổi 9
B. Thực trạng 10
I. Tình hình tổng quan nền kinh tế Việt Nam 10
II. Tình hình quản trị thay đổi trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 11
2.1 Thay đổi công nghệ 11
2.1.1 Chuyển đổi số 11

2
2.1.2 Những doanh nghiệp đã đạt được thành công nhất định 11
2.1.3 Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số 12
2.2 Thay đổi sản phẩm 13
2.3 Thay đổi con người và văn hóa tổ chức: 13
C. Giải pháp 14
Giải pháp cho vấn đề chuyển đổi số 14
Tài liệu tham khảo 15

3
A. Cơ sở lý luận
I. Khái niệm sự thay đổi trong tổ chức
1.1 Thay đổi tổ chức
Đây là quá trình điều chỉnh sửa đổi tổ chức để thích ứng với những áp lực của môi trường
hoạt động và gia tăng năng lực hoạt động (năng lực cạnh tranh) của tổ chức.
Do vậy thay đổi là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển. Một tổ chức sẽ bị già cỗi
suy tàn theo thời gian nếu không thay đổi do vậy thay đổi là để duy trì sức sống mới cho tổ
chức.
1.2 Sự đổi mới có tính đột phá
Điều này đang trở thành một mục tiêu cho những công ty mong muốn duy trì lợi thế cạnh
tranh trên phạm vi toàn cầu. Sự đổi mới có tính đột phá đề cập đến những đổi mới về sản
phẩm, dịch vụ, hay quy trình công nghệ mà những đổi mới đó sẽ tạo nên một sự thay đổi tận
gốc về những quy luật điều khiển cuộc chơi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng trong ngành.
1.3 Tổ chức lưỡng năng
Sự thay đổi - đặc biệt những thay đổi cơ bản - là không dễ dàng, và nhiều tổ chức đang
chật vật để thay đổi một cách thành công. Sự thay đổi thành công đòi hỏi tổ chức phải có năng
lực trong việc tạo ra và triển khai các ý tưởng mới , điều này các tổ chức phải biết cách học hỏi
để trở thành một tổ chức lưỡng năng. Cách tiếp cận lưỡng năng bao hàm việc một tổ chức phải
kết hợp chặt chẽ các cấu trúc và quy trình có tính chất thích hợp cho các động lực sáng tạo và
cho cả việc triển khai có tinh hệ thống các đổi mới. Với cách tiếp cận lưỡng năng, các nhà
quản trị sẽ khuyến khích sự linh động và tự do để cải tiến và đề xuất những ý tưởng mới trong
những bộ phận có tính chất sáng tạo, nhưng họ sẽ áp dụng một cách tiếp cận chuẩn hóa, tập
trung và kiểm soát hơn để thực hiện sự đổi mới.
II. Nguyên nhân của sự thay đổi
2.1 Nguyên nhân bên ngoài
- Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật
- Những điều chỉnh về chính sách kinh tế
- Chế độ chính trị và luật pháp
- Sự xâm phạm của văn hóa
- Áp lực cạnh tranh
- Yêu cầu của thị trường

4
2.2 Nguyên nhân bên trong
- Công nghệ thay đổi
- Công việc thay đổi
- Nguồn nhân lực thay đổi
- Văn hóa thay đổi
- Lãnh đạo thay đổi
III Đặc điểm của sự thay đổi
- Chưa được thử nghiệm (chưa có tiền lệ)
- Đa biến và rất khó quản lý
- Chứa đựng rủi ro
IV Phản ứng với sự thay đổi trong tổ chức
Các phản ứng có thể xảy ra trong quá trình thay đổi trong tổ chức
- Sự không đồng tình và chống lại sự thay đổi
- Thờ ơ với sự thay đổi
- Chấp nhận sự thay đổi
- Tích cực thực hiện sự thay đổi
V. Mô hình lãnh đạo sự thay đổi
5.1 Thay đổi từ trên xuống: là thay đổi khi nhà quản trị cấp cao đề xuất các thay đổi nhằm
cải thiện hoạt động của tổ chức
Để thực hiện sự lãnh đạo thay đổi thành công các nhà quản trị tiến hành những việc sau:
- Tạo ra nhận thức về sự khẩn cấp cần phải thay đổi cho mọi thành viên, mọi cấp
- Thiết lập một liên minh đủ mạnh để dẫn dắt sự thay đổi
- Hình thành sứ mệnh và truyền thông sứ mệnh
- Trao quyền cho những người cần thiết để dẫn dắt sự thay đổi đúng hướng
- Khen thưởng cho những thành quả ngắn hạn và công nhận sự đóng góp của những người
tạo ra thành quả đó
- Dựa vào thành quả ban đầu tiến hành lôi kéo mọi người đi theo cách làm mới
- Kiên trì thực hiện sự thay đổi, tạo nên thông điệp phù hợp và đấu tranh cho việc thực
hiện sứ mệnh
5
5.2 Thay đổi từ dưới lên: là thay đổi bắt nguồn từ những ý tưởng sáng kiến từ cấp thấp hơn
trong tổ chức sau đó ngấm dần lên cấp trên.
Để thực hiện sự thay đổi này các nhà quản trị cần làm những việc sau:
- Cần tổ chức những cuộc họp mà ở đó các nhà quản trị cấp cao gặp gỡ các nhóm các
nhân viên thuộc các chức năng và các cấp khác nhau để tiếp nhận những ý tưởng của họ về
những gì không đúng đang diễn ra và những thay đổi gì cần thực hiện để khắc phục các sai lầm
đó.
- Cần phải xây dựng một môi trường văn hóa mà ở đó mọi nhân viên đều được khuyến
khích sử dụng kiến thức và tinh thần vì mục đích chung của công ty nhằm cải thiện mọi hoạt
động của tổ chức.
VI. Các dạng của sự thay đổi
6.1 Thay đổi tiệm tiến
Là sự thay đổi ở mức độ vừa phải trong phạm vi khuôn khổ hiện tại của tổ chức. Đó là sự
gia tăng từng bước quá trình điều chỉnh cải tiến các hệ thống và các công việc hiện hữu nhằm
làm cho chúng thích ứng với các cơ hội vừa xuất hiện.
Mục đích của thay đổi tiệm tiến là thay đổi từng bước thông qua các cải tiến liên tục mà
không phá bỏ và làm lại hệ thống.
Sự thay đổi tiệm tiến thường xảy ra ở các lĩnh vực: phát triển sản phẩm, quy trình làm
việc, công nghệ và hệ thống làm việc…
6.2 Thay đổi về chất
Là thay đổi tận gốc hay thay đổi phá vỡ khuôn khổ hiện hành nó dẫn đến một sự tái định
hướng cơ bản và toàn diện của tổ chức.
Sự thay đổi này thường được khởi xướng từ các nhà quản trị cấp cao.
6.3 Thay đổi phản ứng
Là thay đổi nhằm phản ứng với những sự kiện mới xuất hiện.
6.4 Thay đổi đón đầu
Là sự chủ động thay đổi để đón nhận một thời cơ hay một xu hướng mới
VII. Những thay đổi chủ yếu trong các doanh nghiệp

6
7.1 Thay đổi sản phẩm: Thay đổi sản phẩm là sự thay đổi trong đầu ra về sản phẩm và dịch
vụ của công ty.
7.2 Thay đổi công nghệ: Là sự thay đổi trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp (Sự thay
đổi cách thức tổ chức thực hiện công việc).
Để thay đổi sản phẩm và công nghệ các doanh nghiệp thường sử dụng ba chiến lược sau:
- Chiến lược khám phá: thiết kế tổ chức theo hướng khuyến khích sự sáng tạo và khởi
xướng các ý tưởng mới. Khám phá là giai đoạn phát sinh những ý tưởng về sản phẩm và công
nghệ mới. Các nhà quản trị phải biết chấp nhận rủi ro và thử nghiệm. Thực tế sự đổi mới thành
công thường mang một tỷ lệ thất bại cao.
+ Xây dựng môi trường khuyến khích sáng tạo
+ Tiếp cận từ dưới lên
+ Các cuộc thi nội bộ
+ Các vườn ươm ý tưởng
- Chiến lược hợp tác: đề cập đến môi trường và các hệ thống sáng tạo để hỗ trợ hoạt động
phối hợp cả bên trong và bên ngoài, và chia sẻ kiến thức. Các ý tưởng đổi mới về sản phẩm và
công nghệ trong tổ chức thường phát sinh từ cấp thấp nhất của tổ chức và nó cần được truyền
thông theo chiều ngang sang các bộ phận khác. Hợp tác bên trong và bên ngoài. Sáng tạo mở
bao hàm việc mở rộng tìm kiếm và thương mại hóa ý tưởng mới từ các nguồn bên ngoài ranh
giới của ngành, nó còn bao hàm việc chia sẻ kiến thức và các nguồn lực với các tổ chức và cá
nhân khác bên ngoài công ty.
- Tác nhân đổi mới: bao hàm việc các nhà quản trị đưa vào sử dụng các quy trình và cấu
trúc để đảm bảo rằng các ý tưởng mới sẽ được đưa ra xem xét, chấp nhận và triển khai.
+ Hình thành cơ chế về cấu trúc
+ Các đội thực hiện dự án đổi mới
+ Các đơn vị đổi mới độc lập
+ Ngân quỹ cho dự án đổi mới
Cơ chế về cấu trúc phải đảm bảo có sự tương tác giữa bốn loại người: Người sáng tạo,
người bảo vệ, người bảo trợ, người phản biện.
7.3 Thay đổi con người và văn hóa tổ chức: là sự thay đổi liên quan đến cách thức mà nhân
viên suy nghĩ, hay nói một cách khác đó là sự thay đổi về tư duy.
Để thay đổi con người và văn hóa tổ các tổ chức thường áp dụng các giải pháp sau:
- Đào tạo và phát triển: Đây là giải pháp phổ biến để làm thay đổi tư duy của con người

7
- Phát triển tổ chức: Là một quy trình thay đổi có kế hoạch và có hệ thống; quy trình này
sử dụng các kiến thức và kỹ thuật của khoa học hành vi để cải thiện năng lực và hiệu quả của
tổ chức thông qua khả năng điều chỉnh để thích nghi với môi trường, cải thiện được các quan
hệ nội bộ, gia tăng năng lực học tập và khả năng giải quyết vấn đề.
Phát triển tổ chức giúp doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề thường xuất hiện hiện
nay: Sáp nhập và mua lại công ty, công ty suy thoái cần tạo ra sức sống mới, quản trị xung đột
Các hoạt động phát triển tổ chức bao gồm
- Thực hiện các hoạt động xây dựng đội trong tổ chức qua đó làm gia tăng sự gắn kết giữa
các thành viên
- Thực hiện các hoạt động phản hồi thông tin từ các nghiên cứu điều tra để mọi người hiểu
được các khúc mắc trong quá trình nghiên cứu về sự đổi mới từ đó thực hiện sự hòa nhập vào
quá trình đổi mới
- Thực hiện các can thiệp vào các nhóm có quy mô lớn: tổ chức tiến hành tổ chức các
nhóm lớn bao gồm các thành viên từ những bộ phận bên trong và có thể có các đối tượng hữu
quan từ bên ngoài để thảo luận các vấn đề các cơ hội các kế hoạch cho sự thay đổi
Các bước phát triển tổ chức, theo Kurt Lewin-3 giai đoạn để tạo ra sự thay đổi
- Làm tan băng: Đây là giai đoạn phải làm cho mọi người nhận thức được nhu cầu của sự
thay đổi
- Tạo sự thay đổi: Tạo các thay đổi thực sự trong hệ thống,
- Tái đóng băng : Ổn định hóa hệ thống sau khi thay đổi.
Ứng biến: Tiến hành những điều chỉnh cần thiết khi thay đổi diễn ra trong các giai đoạn.
VIII Cản trở sự thay đổi
8.1 Nguyên nhân cản trở sự thay đổi
- Do sự tư lợi thiển cận (lợi ích cá nhân)
+ Sợ mất chức hay mất vị trí
+ Lo lắng triển vọng nghề nghiệp bị ảnh hưởng
+ Sợ bị giảm lợi ích
+ Sợ mất mát mối quan hệ đã được xây dựng từ trước
+ Sợ rủi ro
+ Sợ thay đổi buộc phải thay đổi thói quen làm việc…..

8
- Do có sự hiểu lầm: Các thành viên do thiếu thông tin nên không hiểu được lý do và nội
dung của sự thay đổi từ đó dẫn đến sự cản trở thay đổi
- Do thiếu tin tưởng đối với người khởi xướng sự thay đổi
- Do có sự đánh giá khác nhau giữa người khởi xướng sự thay đổi và những người chịu
ảnh hưởng bởi sự thay đổi
- Do khả năng chịu đựng sự thay đổi kém
+ Sợ không đủ khả năng đáp ứng sự thay đổi
+ Sợ mất thể diện
- Do tương quan giữa lực thúc đẩy và lực cản trở sự thay đổi
+Lực thúc đẩy sự thay đổi: Có được từ các thời cơ và những vướng mắc tạo ra động lực
cho sự thay đổi
+ Lực cản trở sự thay đổi là những rào cản tới sự thay đổi
8.2 Các giải pháp hạn chế cản trở với sự thay đổi
- Giáo dục, truyền thông: Cần tổ chức thảo luận, trình bày, và minh chứng để giáo dục
người khác trước về sự thay đổi.
- Tham gia và lôi kéo: Động viên những người cản trở sự thay đổi cùng tham gia thiết kế
và thực hiện sự thay đổi để họ góp ý kiến qua đó giúp họ đồng tình với sự thay đổi
- Thương lượng và thỏa thuận: Người khởi xướng cùng bàn bạc với người cản trở sự thay
đổi chấp nhận lợi ích của nhau qua đó hạn chế sự cản trở
- Tạo thuận lợi và hỗ trợ: Đối với những người chấp nhận sự thay đổi nhưng còn nghi ngai
nhà quản trị cần lắng nghe tìm hiểu nguyên nhân, giải thích tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ
ủng hộ sự thay đổi.
- Thao túng và tranh thủ:
+ Thao túng: là phương pháp sử dụng những thủ đoạn (như: cung cấp thiếu thông tin hoặc
thông tin sai lệch, dùng người này tác động vào người khác…) để thuyết phục người cản trở là
việc thay đổi mang lại nhiều lợi ích cho họ
+ Tranh thủ: để tranh thủ được cần cho những người cản trở sự thay đổi những vai trò quan
trọng trong thiết kế và thực hiện sự thay đổi. Phương pháp này về mặt đạo đức không tốt nên
không nên sử dung tràn lan
- Ép buộc công khai và ngấm ngầm: Đây là phương pháp dùng hành vi đe dọa để ép buộc
các thành viên chấp nhận sự thay đổi như: Không chấp nhận sự thay đổi sẽ mất việc, mất cơ
hội thăng thưởng, mất những đặc quyền đặc lợi…

9
Phương pháp này có thể được việc nhưng nếu không khéo có thể gây nên mâu thuẫn hận
thù
- Có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nhà quản trị cấp cao
B. Thực trạng
I. Tình hình tổng quan nền kinh tế Việt Nam
Phân tích tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022:
- Tích cực:
Xuất hiện sự phục hồi tích cực trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Những ngành
trọng điểm như công nghiệp, dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp phục hồi tích cực và duy trì
được sự ổn định so với cùng kỳ năm trước.
Thương mại trong và ngoài nước phục hồi tích cực. Việc giải ngân tốt các gói đầu tư và
vốn đầu tư nước ngoài sẽ thúc đẩy và tạo động lực phát triển cho nền kinh tế vào 6 tháng cuối
năm 2022.
Tổng kết hoạt động năm 2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh
Hùng nhận xét: “Năm 2021 đã đẩy toàn đất nước chúng ta vào chuyển đổi số…Covid-19, nhất
là biến chủng Delta và đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã đẩy chúng ta ra khỏi giấy tờ với nhu
cầu của hàng triệu người về chuyển đổi số, về truyền thông”. Bộ trưởng cũng khẳng định:
“Năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc,
toàn dân và toàn diện”.
- Tiêu cực:
Áp lực lạm phát ngày càng lớn hơn khi chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao do ảnh hưởng
của “bão giá” hàng hóa từ thế giới và cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine. Đồng USD tăng giá
(1.23% so với năm trước) sẽ gây ảnh hưởng tới giá trị của đồng nội tệ.
Tình hình sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn do khủng hoảng về dầu mỏ, giá nguyên
vật liệu tăng cao, chi phí vận chuyển và lưu thông hàng hóa ở một số thị trường vẫn bị gián
đoạn (xung đột Nga – Ukraine, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc). Từ đó, tác động
tiêu cực đến nhiều hoạt động sản xuất và giao thương quốc tế cho nửa cuối năm 2022.
Việc thu hút đầu tư vẫn gặp khó khăn, tiến độ thi công một số công trình sử dụng vốn và
ngân sách nhà nước vẫn còn chậm do thể chế và quy định, giải phóng mặt bằng, hoạt động đào
tạo và tuyển dụng người lao động còn gặp nhiều khó khăn sau 2 năm đại dịch.

10
II. Tình hình quản trị thay đổi trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2.1 Thay đổi công nghệ: Nhiều doanh nghiệp đã có thay đổi đón đầu với xu hướng thị
trường như nhanh chóng ứng dụng công nghệ số vào trong doanh nghiệp.
2.1.1 Chuyển đổi số: Ứng dụng công nghệ hiện đại hơn để tạo ra sản phẩm chưa hẳn đã là
chuyển đổi số, mà chuyển đổi số phải là việc ứng dụng công nghệ (digitalization) vào hoạt
động của doanh nghiệp để thay đổi toàn diện cách thức hoạt động (transformation) nhằm tối ưu
hóa, tăng năng suất và giá trị cho khách hàng. Và sự thay đổi này được định nghĩa là vĩnh viễn,
thay đổi không chỉ đòi hỏi công nghệ mà còn quản trị thay đổi.
Một doanh nghiệp sau khi chuyển đổi số có thể chuẩn hóa toàn bộ quy trình tác nghiệp,
hợp nhất dữ liệu các đơn vị phòng ban, chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân
viên, đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành… từ đó tạo
môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và quản trị linh hoạt.
Sự đổi mới kỹ thuật số hiện đang phá vỡ các mô hình hoạt động và kinh doanh của doanh
nghiệp nhưng các công nghệ số (di động, đám mây, cảm biến, phân tích, IoT, AI...) có thể biến
ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp từ không thể thành có thể (xe tự lái, ứng dụng kỹ thuật
thực tế ảo...).
Hiện nay có nhiều công ty đã ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả làm việc
- Ứng dụng chuyển đổi số để hỗ trợ kết nối, thu hẹp khoảng cách trong doanh nghiệp. Với
phương pháp truyền thống, các phòng ban hoạt động kém hiệu quả và chậm trễ trong việc xử
lý công việc. Thay vào đó khi sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số doanh nghiệp có thể phá bỏ
các rào cản nội bộ nhờ nền tảng kết nối thông minh đa chiều với các bộ phận, cơ quan trong
doanh nghiệp. Nhờ đó doanh nghiệp có thể giảm nguồn nhân lực và các chi phí liên quan.
-Ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả trong quản trị. Với các ứng dụng công nghệ
cao, nhà quản trị có thể đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chủ động và hiệu
quả hơn rất nhiều. Tiết kiệm thời gian đồng thời gia tăng tính minh bạch trong quá trình quản
trị.
- Ứng dụng chuyển đổi số trong việc tạo dựng tương tác mật thiết với khách hàng và cải
thiện tốc độ dịch vụ.
- Ứng dụng công nghệ để số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp; áp dụng
công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất
kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp; chuyển đổi toàn bộ mô
hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.
2.1.2 Những doanh nghiệp đã và đang thực hiện chuyển đổi số đạt được thành công nhất
định
- Bamboo Airway là một trong những hãng hàng không tiên phong trong công cuộc
chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ hàng không. Trong hoạt động khai thác, hãng lựa chọn
11
hợp tác với các công ty dịch vụ kỹ thuật hàng không có quy mô lớn và có tên tuổi trong khu
vực và trên thế giới, các nền tảng phân phối dịch vụ trực tuyến quy mô toàn cầu như
Traveloka, Tripi… Đồng thời, Bamboo Airways không ngừng tiên phong áp dụng công nghệ
để đem tới trải nghiệm thuận tiện nhất cho hành khách như: hệ thống check-in bằng máy tự
động (kiosk check-in), phối hợp triển khai “hộ chiếu vaccine” với Chính phủ và các cơ quan
chức năng…
Hàng loạt các giải pháp công nghệ được Bamboo Airways đưa vào khai thác triệt để trong
mọi hoạt động, từ quản lý bộ máy cho đến các hoạt động khai thác, dịch vụ cung cấp cho
khách hàng như một yếu tố không thể thiếu trong lộ trình hướng tới tiêu chuẩn dịch vụ 5 sao
quốc tế của mình.
- Sacombank sớm xác định công nghệ là trụ cột trong chiến lược phát triển và chuyển đổi
số không đơn thuần là các dự án công nghệ mới mà sự thay đổi tư duy, thay đổi mô hình kinh
doanh và quy trình, nâng cao kỹ năng và năng lực số trong tổ chức mới.
Ngân hàng đã ứng dụng công nghệ số để tạo ra các kênh giao dịch hiện đại như trung tâm
dịch vụ khách hàng, hợp nhất các kênh giao dịch trực tuyến Internet Banking và Mobile
Banking; tiên phong phát hành và chấp nhận nhiều sản phẩm hiện đại như thẻ chuẩn EMV trên
tất cả các máy POS và ATM, thẻ thanh toán không tiếp xúc… Đặc biệt, năm 2020 Sacombank
là ngân hàng đầu tiên chuyển đổi thành công phương thức tổ chức đại hội đồng cổ đông sang
hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử.
Đồng thời, Sacombank cũng là ngân hàng duy nhất đạt chứng chỉ bảo mật thanh toán thẻ
PCI DSS trong 7 năm liên tục, qua đó giúp ngân hàng tạo được độ tín nhiệm cao về bảo mật
thông tin cho mạng lưới khách hàng đông đảo.
2.1.3 Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thành công trong công cuộc ứng dụng công nghệ kỹ
thuật số vào trong sản xuất, hoạt động.
Theo bà Nguyễn Thị Lệ Quyên – Chuyên viên Phòng Tổng hợp và chính sách (Cục Phát
triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp vẫn
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cụ thể, 23,4% doanh nghiệp cho biết họ lo ngại về sự rò rỉ
dữ liệu cá nhân, dữ liệu doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số; 26.6% doanh nghiệp khó
khăn do thiếu hiểu biết của người lao động; 32,1% doanh nghiệp khó chuyển đổi số do thiếu
cam kết, hiểu biết của đội ngũ quản lý doanh nghiệp; 40,4% thiếu thông tin về công nghệ số;
45,4% thiếu hạ tầng về công nghệ số; 60,1% khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ
số… (Trích báo Công Thương ngày 16/08/2022)
Như vậy một số nguyên nhân khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số
có thể kể đến như:
- Nhân sự cấp cao chưa có kỹ năng thúc đẩy chuyển đổi số

12
- Đội ngũ nhân viên thiếu năng lực
- Không lấy văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng
- Quan niệm sai về khả năng kỹ thuật số
- Sai lầm trong chiến lược chuyển đổi
2.2 Thay đổi sản phẩm
Bắt kịp với xu hướng thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế qua hai năm đại dịch, các
doanh nghiệp đã có sự thay đổi trong các sản phẩm dịch vụ một cách thích hợp, đa dạng hóa và
tối giản hóa các dịch vụ để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Trong công cuộc chạy đua với xu thế của thời đại, ngành ngân hàng đã có các thành tựu
nhất định. Các ngân hàng đã đưa ra nhiều loại ví điện tử liên kết với nhiều dịch vụ mua sắm
như dịch vụ giao đồ ăn, xe ôm công nghệ, mua sắm qua mạng…
Theo đại diện IDG Việt Nam, ngành ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng, song cũng đang còn những điểm nghẽn cần tháo gỡ, đó là hành lang pháp lý cho
việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa hoàn thiện; cơ chế hợp tác, chia sẻ dữ liệu giữa các tổ
chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chưa
rõ ràng; tỷ lệ giao dịch tiền mặt còn cao; một số hệ sinh thái fintech (công nghệ tài chính) chưa
thực sự liên thông với các tổ chức tín dụng khác để tạo thuận tiện nhất cho người dùng; việc
hợp tác giữa các ngân hàng và các đơn vị fintech chưa sâu như mong đợi.
Có thể thấy việc thay đổi, cải tiến sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng và đa dạng hóa
loại hình là cần thiết nhưng các doanh nghiệp cũng cần để tâm đến vấn đề chất lượng và tính
ổn định với các sản phẩm của mình. Hơn nữa việc kinh doanh đa ngành có thể gây mất tính tập
trung và dễ làm thương hiệu đó suy yếu. Đa dạng hóa sẽ phát sinh chi phí phát triển, bán hàng
và tiếp thị. Nó cũng sẽ yêu cầu các kỹ năng bổ sung, các nguồn lực quản lý và vận hành. Nếu
những nhu cầu này vượt quá mức doanh thu và lợi nhuận tiềm năng, thì việc đa dạng hóa có
thể khiến doanh nghiệp của bạn gặp rủi ro.
2.3 Thay đổi con người và văn hóa tổ chức:
Giai đoạn phục hồi sau covid-19 đã chứng kiến nhiều tập đoàn lớn thay đổi cách vận hành
doanh nghiệp linh hoạt hơn và lựa chọn không gian làm việc chia sẻ nhằm tận dụng lợi ích về
tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí, phát triển nguồn nhân lực.
Không gian làm việc chung hay không gian chia sẻ được xem là không gian làm việc lý
tưởng cho các startup và những freelancer. Không gian làm việc trong các văn phòng chia sẻ
thường tập trung nhiều hơn đến những thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy fax, máy
scan cũng như các trang thiết bị nội thất văn phòng chuyên nghiệp. Các tiện ích của không gian
làm việc chung sẽ cho phép các freelancer hoặc các công ty start-up những cơ hội để làm việc
cũng như kết nối vào cộng đồng kinh doanh với chi phí rẻ, đồng thời, họ được tận hưởng
không gian làm việc đầy sáng tạo có thể nâng cao năng suất làm việc.
13
Từ thực tế và trật tự công việc mới do nhu cầu giãn cách xã hội, đại dịch Covid-19 nhấn
mạnh sự cần thiết của việc linh hoạt sắp xếp không gian làm việc. Các công ty hiện tại đang
chuyển từ các hợp đồng thuê văn phòng dài hạn sang sử dụng các không gian làm việc chia sẻ
như WeWork. Được biết, Sonatus và Lim Tower 3 là những địa điểm mới nhất tại Tp.HCM của
WeWork Việt Nam. Kể từ tháng 1 năm 2020, công ty thống kê lượng thành viên doanh nghiệp
tăng tới 13%, trong đó bao gồm các doanh nghiệp lớn cho tới các cơ quan chính phủ, như
Tencent's WeTV Vietnam, Snow, ProChile (Ủy ban thương mại của Bộ Ngoại giao Chile) và
Decision Lab.
Không gian làm việc chia sẻ được các doanh nghiệp lựa chọn do có nhiều ưu điểm như có
thể linh hoạt khi làm việc, tăng tính kết nối giữa các cá nhân/ doanh nghiệp, thúc đẩy tạo ra các
ý tưởng mới, tạo cơ hội để các cá nhân trao đổi và học hỏi lẫn nhau, tiết kiệm chi phí văn
phòng, …
Tuy nhiên việc sử dụng không gian chia sẻ còn có nhiều hạn chế như dễ gây phiền nhiễu,
mất tập trung trong quá trình làm việc, không thích hợp với các nhân viên hướng nội và công
tác bảo mật thông tin công việc cũng như thông tin cá nhân.
C. Giải pháp
Giải pháp cho vấn đề chuyển đổi số
- Nhận thức các vấn đề tồn đọng: Doanh nghiệp cần hiểu rõ các vấn đề hiện có để có thể
phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi một cách nhanh chóng.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xác định rõ giới hạn của doanh nghiệp mình để tránh lập các
kế hoạch phi thực tế gây tổn hại đến lợi ích doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể tránh
được các loại bẫy công nghệ bởi không chỉ tập trung phát triển công nghệ thông tin mà hệ sinh
thái của họ cũng cần mở rộng.
- Lập kế hoạch: Doanh nghiệp cần xác định mục đích chuyển đổi số là gì, các công việc
cần làm, thời gian dự kiến cho mỗi công việc, thời gian dự kiến cho cả quá trình chuyển đổi
số..
- Lập chiến lược: Đưa ra nhận định bám sát vào “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” hay nói
cách khác, cần phải thực hiện đồng bộ với các chủ trương của Chính phủ…
- Số hóa tài liệu và quy trình: Chuyển đổi số liệu giấy tờ vật lý hữu hình sang hình thái
điện tử, số hóa và mọi hình thức truyền tải thông tin đều trên nền tảng online.
- Chuẩn bị nhân lực: Thành lập ban chuyển đổi số gồm các nhân sự chuyên môn, đảm
nhiệm trong quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp.
- Đầu tư công nghệ: Chọn lựa đối tác – giải pháp chuyển đổi số phù hợp với phạm vi ứng
dụng và năng lực triển khai của doanh nghiệp. Có thể thực hiện theo từng giai đoạn, tùy mô
hình nhưng quan trọng là đối tác thực hiện phải có những giải pháp và cam kết cùng đi đường
dài với doanh nghiệp.

14
Tài liệu tham khảo
Quang Minh (2022) “Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022”
https://prbs.edu.vn/category/tin-tuc/
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2021) “Doanh nghiệp thích
nghi với môi trường số để phát triển mạnh”
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/21496/doanh-nghiep-thich-nghi-voi-moi-truong-so-d
e-phat-trien-manh.aspx
Doanh Nhân Sài Gòn (2021) “Doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi số thành công?”
https://alphasoftware.vn/doanh-nghiep-can-lam-gi-de-chuyen-doi-so-thanh-cong/
Nguyễn Hòa (2022) “Doanh nghiệp gặp rào cản gì khi chuyển đổi số?”
https://congthuong.vn/doanh-nghiep-gap-rao-can-gi-khi-chuyen-doi-so-217366.html

15

You might also like