Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

Chương 5 Công nghӋ PON thế hӋ mới

Các mạng PON vẫn tiếp tục phát triển để đáp ứng các yêu cầu về băng thông
và khoảng cách phục vụ. Chương này sẽ đề cập đến xu hướng phát triển tiếp theo
của PON. Một số kỹ thuật tiềm năng có thể được sử dụng trong các chuẩn PON
tương lai cũng sẽ đề cập ở chương này.

5.1 Xu hướng phát triển mạng PON


Mạng PON có những ưu điểm như đơn giản trong thiết kế, chi phí vận hành
và bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, mạng PON cũng gặp phải những thách thức trong
quá trình triển khai dịch vụ. Ðể đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng và
sự phát triển không ngừng của các ứng dụng và dịch vụ thì mạng PON phải đáp ứng
được nhu cầu về băng thông là rất lớn. Vì vậy, việc tiếp tục phát triển hệ thống PON
là cần thiết.
Các hạn chế của hệ thống PON hiện tại:
- Băng thông bị hạn chế. Tiêu chuẩn EPON hiện tại, tốc độ dữ liệu đường
xuống và lên là 1.25 Gbit/s và tỷ lệ chia tối đa là 1: 32. Với GPON, tốc độ
đường xuống là 2.5 Gbit/s, tốc độ đường lên là 1.25 Gbit/s và tỉ lệ chia tối đa
là 1:64, tương đương lưu lượng trung bình cho mỗi ONU khoảng 40 - 80
Mbit/s.
- Triển khai dịch vụ không linh hoạt. Trong hệ thống TDM-PON hiện tại,
mỗi OLT chỉ có thể hỗ trợ 32 ONU trong phạm vi 10 - 20 km. Nói cách
khác, TDM-PON hiện tại cần một lượng lớn CO và các thiết bị để hỗ trợ một
số lượng lớn thuê bao. Mật độ cao về cơ sở hạ tầng dẫn đến khó khăn trong
công tác bảo trì. Mô hình này không linh hoạt và không kinh tế khi muốn mở
rộng quy mô.
- Sử dụng năng lượng không hiệu quả. Trong mạng truy nhập quang hiện
nay, một bộ chia thụ động được sử dụng và năng lượng được phân bổ đồng
đều giữa các người sử dụng. Ðiều này dẫn tới sự dư thừa năng lượng khá lớn
vì sẽ tồn tại các thuê bao không sử dụng nhưng vẫn nhận được một lượng
năng lượng như những thuê bao đang sử dụng.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 141


thông
- Dễ bị tấn công. Khi số lượng các dịch vụ và khách hàng được hỗ trợ tăng
nhanh hơn cơ sở hạ tầng truy cập cáp quang, các mạng truy nhập quang hiện
nay, do tính chất thụ động nên thiếu cơ chế để chống lại các cuộc tấn công
mạng.
Vì các yếu tố trên mà việc tiếp tục phát triển mạng truy nhập quang để có thể
đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai là hết sức bức thiết. Sau khi xây dựng
xong các khuyến nghị liên quan đến mạng GPON, bắt đầu từ năm 2007, FSAN và
ITU-T tiếp tục nghiên cứu PON thế hệ sau (NG-PON). Dựa trên nhu cầu về dịch vụ,
khả năng của công nghệ hiện tại cũng như trong tương lai, FSAN chia NG-PON
thành hai giai đoạn NG-PON1 và NG-PON2. Trong đó NG-PON1 là giai đoạn
trung gian, có khả năng tương thích với ODN của mạng G-PON hiện tại. NG-PON2
là mục tiêu dài hạn trong tiến trình phát triển của mạng PON. NG-PON2 có thể sẽ
triển khai trên mạng ODN mới, độc lập với các tiêu chuẩn của GPON.

Hình 5-1 Các giai đoạn phát triển của mạng PON

Các yêu cầu đối chung với NG-PON1 bao gồm: dung lượng tổng của hệ
thống lớn hơn, băng thông cho mỗi thuê bao lớn hơn, vùng phục vụ rộng hơn và
phục vụ được nhiều thuê bao hơn. NG-PON1 phải sử dụng được ODN của mạng
GPON hiện tại để giảm thiểu chi phí. Bên cạnh đó, do trong một thời gian dài nữa,
nhu cầu về lưu lượng đường xuống vẫn lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu lưu lượng
đường lên, nên FSAN đã định nghĩa NG-PON1 là một hệ thống 10 Gbit/s bất đối
xứng: 10 Gbit/s cho đường xuống và 2.5 Gbit/s cho đường lên. Công nghệ sử dụng
cho NG-PON1 về căn bản vẫn là TDM-PON được phát triển lên từ công nghệ đã sử
dụng cho GPON.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 142


thông
Không giống như NG-PON1, một số công nghệ tiềm năng có thể sẽ được lựa
chọn cho NG-PON2 với mục tiêu là đạt được dung lương 40 Gbit/s. Các công nghệ
này đi theo một số hướng như sau:
- Tiếp tục sử dụng công nghệ TDM
- Mạng WDM-PON: sử dụng công nghệ CWDM và DWDM
- Mạng ODSM-PON: kết hợp sử dụng công nghệ TDMA và WDMA
- Mạng OCDMA-PON: sử dụng công nghệ OCDMA
- Mạng O-OFDM-PON: sử dụng công nghệ O-OFDM
Tuy nhiên, phần lớn các công nghệ này đều hiện đang trong giai đoạn nghiên
cứu, đánh giá trước khi có thể được ban hành thành các chuẩn cho mạng NG-PON2.

5.2 Các công nghệ PON miền quang khác


Các công nghệ PON miền quang là các công nghệ PON mà phần truy nhập
sử dụng công nghệ quang. Các công nghệ này cho phép truyền tải nhiều loại tín
hiệu có tốc độ và dạng tín hiệu khác trên cùng một mạng PON. Tuy nhiên, đứng ở
góc độ chi phí, các công nghệ PON miền quang sẽ đắt hơn các công nghệ TDM.
Các giải pháp để giảm giá thành của các công nghệ này hiện vẫn đang tiếp tục được
nghiên cứu. Một hạn chế khác nữa của tất cả các công nghệ PON miền quang so với
công nghệ TDMA là không thực hiện được ghép kênh thống kê trên PON. Vì vậy
hạn chế khả năng sử dụng băng tần hiệu quả tại giao diện OLT PON.
Ứng dụng quan trọng của công nghệ PON miền quang trong giai đoạn hiện
nay là dùng để tải các giao thức TDMA PON với mục đích là tăng số ONU và/hoặc
tăng tốc độ dịch vụ cho các thuê bao trên mạng PON. Trong phần này sẽ đề cập đến
một số công nghệ PON miền quang như WDMA-PON, CDMA-PON và OFDMA-
PON.

5.2.1 WDM-PON
a. Khái quát về WDMA-PON
Trong công nghệ WDMA-PON, OLT sẽ sử dụng riêng biệt từng cặp bước
sóng, trong đó một bước sóng cho truyền dẫn hướng lên và một bước sóng cho
truyền dẫn hướng xuống để kết nối với mỗi ONU về mặt logic giống như kết nối
điểm-điểm. Nói cách khác, công nghệ WDM được sử dụng thay cho công nghệ
TDMA để thực hiện ghép kênh tín hiệu của các thuê bao vào mạng PON. Với

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 143


thông
WDMA-PON, phần mạng ODN sẽ sử dụng các bộ ghép kênh WDM thay cho các
bộ chia quang, do đó mỗi ONU chỉ nhận đúng bước sóng được dành riêng cho ONU
đó. Vì băng thông của mỗi bước sóng không bị chia sẻ cho nhiều thuê bao nên
WDM-PON cho phép mỗi thuê bao được sử dụng băng thông rất lớn và không phụ
thuộc vào dạng tín hiệu của thuê bao tại ONU.

Hình 5-2 Kiến trúc mạng WDMA-PON

Lưới bước sóng WDM đã được ITU-T chuẩn hóa đầu tiên là để sử dụng cho
mạng lõi và mạng metro quang. Sau này, mạng WDM-PON cũng sử dụng lưới bước
sóng này (minh họa trên hình 5-3). Lưới bước sóng CWDM có khoảng cách 20 nm
giữa các kênh bước sóng. Với DWDM, khoảng cách giữa các kênh thường được
tính theo tần số thay cho bước sóng. Trong khuyến nghị ITU-T G.694.1 qui định cả
khoảng cách kênh 50 GHz và 100 GHz cho DWDM. Nếu toàn bộ dải bước sóng
dùng các kênh có khoảng cách 50 GHz thì sẽ có 1000 kênh bước sóng. Tuy nhiên,
chỉ có vùng bước sóng 1539-1582 nm là vùng thích hợp nhất cho truyền dẫn hướng
lên vì vùng này có suy hao thấp, công nghệ nguồn quang ở vùng bước sóng này
cũng đã rất phát triển, và hơn nữa, vùng này thích hợp cho việc sử dụng EDFA.
Khi sử dụng công nghệ DWDM cần phải lưu ý rằng, bước sóng phát ra của
laser thay đổi theo nhiệt độ. Do đó, để duy trì bước sóng phát ra của laser nằm trong
giới hạn của kênh cần phải sử dụng các phần tử làm mát để ổn định nhiệt độ cho
laser. Ðối với các laser ở OLT, ổn định nhiệt độ không phải là vấn đề vì các OLT
thường được đặt tại trạm trung tâm nên mức độ dao động nhiệt độ tại đây không
nhiều. Hơn nữa, đường xuống cũng cần nhiều băng thông hơn nên công nghệ
DWDM sẽ được lựa chọn cho tín hiệu đường xuống. Với các thiết bị ONU, do các
thiết bị này nằm ở mạng ngoại vi nên các nguồn laser tại ONU sẽ chịu tác động của
thay đổi nhiệt độ khá lớn. Ổn nhiệt cho các nguồn laser này sẽ cần chi phí khá lớn.
Ðể giảm bớt chi phí, công nghệ CWDM sẽ được dùng cho tín hiệu đường lên (vì

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 1


CWDM sẽ cho phép mức độ dao động bước sóng lớn hơn DWDM). Tuy nhiên, với
CWDM, lưới bước sóng được qui định trong ITU-T G.694.2 chỉ gồm có 18 bước
sóng trong dải bước sóng từ 1271 nm đến 1611 nm với khoảng cách giữa các kênh
bước sóng là 20 nm. Như vậy, nếu dùng CWDM cho đường lên, mạng WDMA-
PON sẽ chỉ có tối đa 18 ONUs được phục vụ.

Hình 5-3 Lưới bước sóng của ITU-T qui định cho WDM

b. Công nghệ trong mạng WDMA-PON


Hạn chế lớn nhất của WDMA-PON là chi phí khá lớn cho các phần tử quang
được sử dụng để tạo và lọc các bước sóng khác nhau. Tại OLT, một số thành phần
có thể dùng chung, cho phép chia sẻ chi phí cho nhiều kết nối ONU. Các chi phí
liên quan đến ONU mới là vấn đề vì chi phí này không thể chia sẻ được cho nhiều
thuê bao. Hơn nữa trong mạng WDMA-PON, mỗi thuê bao dùng riêng một bước
sóng nên sản xuất riêng từng ONU cho từng thuê bao là một điều không khả thi. Ý
tưởng “colorless” ONU được đưa ra để giải quyết vấn đề này. Theo đó, mỗi ONU
sẽ không có một bước sóng đường lên cố định mà có thể thay đổi linh hoạt trong
một phạm vi nào đó, cho phép tạo ra được nhiều bước sóng khác nhau. Có rất nhiều
giải pháp đã được đề xuất để tạo ra được “colorless ONU”, bao gồm:
- Lắp thêm module quang để lựa chọn bước sóng cho ONU.
- Sử dụng laser khả chỉnh bước sóng tại ONU.
- Sử dụng giải pháp cắt phổ tại ONU hoặc trong mạng PON.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


- Sử dụng giải pháp phản xạ (hay còn gọi là kỹ thuật tái điều chế sóng
mang), trong đó OLT sẽ cung cấp tín hiệu sóng mang quang cho OLT và
mỗi ONU sẽ điều chế tín hiệu lên sóng mang quang đó và gửi trở lại
OLT.
- Sử dụng tín hiệu đường xuống để điều khiển bước sóng phát ra của laser
tại ONU: kỹ thuật khóa bơm quang.
Sử dụng laser khả chỉnh là giải pháp khá linh hoạt nhưng không hiệu quả về
chi phí cho mạng PON. Với giải pháp cắt phổ, một nguồn quang với phổ rộng thích
hợp sẽ được sử dụng tại ONU, ví dụ như nguồn SSLED. Các bộ lọc được sử dụng
để lựa chọn bước sóng cho truyền dẫn của ONU. Tuy nhiên với giải pháp này vẫn
cần phải thêm các bộ lọc khác nhau cho từng ONU. Một giải pháp khác khả thi hơn
là sử dụng lọc bước sóng tại OLT, tức là chức năng lọc bước sóng được chuyển từ
ONU về OLT. Hạn chế chính của giải pháp cắt phổ là khó đảm bảo đủ công suất
cho truyền dẫn hướng lên của từng bước sóng.
Trong giải pháp phản xạ, OLT sẽ cung cấp tín hiệu sóng mang quang cho
từng ONU. ONU sẽ phản xạ và điều chế tín hiệu này để tạo ra tín hiệu cho truyền
dẫn hướng lên. Có hai phương pháp cơ bản để OLT có thể tạo ra sóng mang cho
truyền dẫn hướng lên của ONU. Phương pháp thứ nhất là OLT gửi một sóng mang
liên tục đến ONU tại bước sóng đường lên cùng với tín hiệu đường xuống (tín hiệu
này có bước sóng đường xuống). Phương pháp thứ hai là ONU thực hiện điều chế
trên tín hiệu đường xuống thu được để tạo ra tín hiệu đường lên.
Khuếch đại quang bán dẫn phản xạ (RSOA) là một trong các cách để thực
hiện giải pháp phản xạ. RSOA, nhìn chung là SOA mà có một hoặc cả hai mặt
phẳng tại hai đầu của buồng cộng hưởng là không phản xạ. Ðiều này cho phép
RSOA có thể khuếch đại tín hiệu nhờ bơm điện mà không phát laser. Vì RSOA
không cần thiết phải hoạt động như một laser nên nó có thể khuếch đại một dải
bước sóng đủ lớn, bao phủ băng tần tín hiệu đường lên WDM. Một trong các cách
thực hiện là điều chế RSOA một cách trực tiếp. Cách này khá đơn giản, tuy nhiên
chất lượng bị hạn chế do thời gian sống của các photon lớn nên chỉ thích hợp với
tốc độ 2.5 Gbit/s trở xuống. Một cách khác để thực hiện là sử dụng bộ điều chế hấp
thụ quang tại một đầu của buồng cộng hưởng trong RSOA và mặt phản xạ tại đầu
còn lại (như trên hình 5-4).

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


Hình 5-4 Minh họa sử dụng RSOA kết hợp với bộ điều chế

Ðể gửi tín hiệu đường lên, bộ điều chế cho phép tín hiệu sóng mang đi vào
RSOA, tại đây tín hiệu được khuếch đại khi phản xạ qua lại vùng tích cực của
RSOA. Các thử nghiệm gần đây cho thấy rằng có thể đạt được tốc độ truyền dẫn
đường lên là 2.5 Gbit/s với tỷ số phân biệt là 8 dB và độ thiệt thòi là 2 dB cho tuyến
truyền dẫn sợi quang dài 20 km tại bước sóng 1550 nm.
Giải pháp sử dụng tín hiệu đường xuống để điều khiển bước sóng phát ra của
laser ONU cũng tương tự như giải pháp phản xạ. Ví dụ như chèn tín hiệu đường
xuống vào laser VCSEL sẽ làm cho đầu ra của VCSEL bị khóa theo bước sóng
giống như bước sóng của tín hiệu đường xuống.

Hình 5-5 Mô hình của AWG

Ngoài các vấn đề liên quan đến ONU, một thách thức nữa đối với mạng
WDM-PON là phải tạo ra được các bộ lọc bước sóng có giá thành không cao. Công
nghệ cách tử mảng ống dẫn sóng (AWG) được lựa chọn để làm các bộ lọc này.
AWG là thiết bị thụ động, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nên phù hợp để sử dụng
trong môi trường mạng ngoại vi. Có thể thực hiện dựa trên công nghệ silica-on-

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


silica (là công nghệ sử dụng để chế tạo mạch tích hợp quang) nên triển vọng là sẽ có
giá thành hợp lý. Bộ lọc AWG, tùy thuộc vào khoảng cách giữa các kênh bước sóng
và có thể được chế tạo để lọc tới 80 bước sóng. Nếu số lượng bước sóng lớn hơn
hoặc khoảng cách giữa các kênh bước sóng hẹp hơn sẽ làm thiết kế của AWG trở
nên phức tạp hơn.
Trên hình 5.5 là mô hình của một AWG. Ánh sáng tại đầu vào của sợi sẽ đi
qua một vùng không gian tự do và đi vào nhiều ống dẫn sóng. Các ống dẫn sóng
này có chiều dài tăng dần với độ tăng là giống nhau giữa các ống liền kề. Ðặc biệt,
độ tăng này là bằng số nguyên lần bước sóng trung tâm của bộ lọc. Sự khác nhau về
chiều dài của các ống dẫn sóng sẽ tạo ra một độ dịch pha tương đối giữa các bước
sóng của tín hiệu khi đi qua ống dẫn sóng. Tại đầu ra của ống dẫn sóng, các bước
sóng này lại kết hợp lại với nhau trong vùng không gian tự do thứ hai. Ánh sáng
đưa vào các sợi đầu ra là ánh sáng đã được lựa chọn bước sóng. Các bước sóng
khác nhau sẽ được đưa đến các sợi đầu ra khác nhau.
c. Ứng dụng
WDMA-PON so với TDMA-PON có ưu điểm hơn về tính linh hoạt trong
việc có thể truyền tải nhiều loại lưu lượng khác nhau và tốc độ cao hơn đến các thuê
bao.
Hơn nữa, do mạng WDMA-PON sử dụng bộ lọc quang (bộ lọc này có suy
hao ít hơn rất nhiều so với các bộ chia quang sử dụng trong mạng TWDM-PON),
nên có thể đạt được cự ly tuyền dẫn lớn hơn và/hoặc phục vụ nhiều ONU hơn so với
mạng TWDM-PON. Ví dụ, với bộ chia quang 1:32, suy hao của tín hiệu khi đi qua
bộ chia là 18.4 dB. Trong khi đó, nếu sử dụng bộ tách ghép bước sóng, thì suy hao
tín hiệu chỉ là 3.5 dB. Như vậy với WDMA-PON sẽ có quỹ công suất lớn hơn
khoảng 15 dB so với TWDM-PON.
Kết hợp sử dụng DWDM/TDMA PON cũng là một hướng ứng dụng. Kết
hợp sử dụng hai công nghệ này đã được đề xuất cho chuẩn NG-PON2.

5.2.2 CDMA-PON
Công nghệ CDMA cũng có thể được sử dụng trong mạng PON. Một trong
các ưu điểm của CDMA-PON là mỗi ONU có thể sử dụng cho tín hiệu có tốc độ và
định dạng khác nhau tương ứng với tín hiệu client được gửi đến từ phía thuê bao.
CDMA quang cũng có thể sử dụng kết hợp với WDM để tăng băng tần cho mạng.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


Ý tưởng của công nghệ CDMA là tải nhiều tín hiệu client với phổ truyền dẫn
của các tín hiệu này được trải ra trên cùng một kênh truyền dẫn. Các ký hiệu từ các
tín hiệu thành phần được mã hóa sao cho có thể nhận ra được bởi bộ giải mã. Trong
các hệ thống vô tuyến, kỹ thuật trải phổ một băng tần là kỹ thuật sử dụng nhảy tần
số giả ngẫu nhiên giữa các tần số sóng mang khác nhau. Một kỹ thuật khác là thực
hiện mã hóa các ký hiệu (ví dụ 0 và 1) của mỗi tín hiệu client bằng một chuỗi các
ký hiệu dài hơn với tốc độ bit cao hơn, các tín hiệu client khác nhau sẽ sử dụng các
giá trị chuỗi khác nhau cho tín hiệu của chúng. Kỹ thuật này được gọi là trải phổ
chuỗi trực tiếp và được sử dụng cho CDMA quang. CDMA chuỗi trực tiếp quang
có thể được thực hiện với các bộ lọc nhiễu xạ thụ động, ví dụ như cách tử nhiễu xạ
Bragg hoặc các loại cách tử khác.

Hình 5-6 Minh họa sơ đồ mạng CDMA-PON

Trên hình 5-6 minh họa nguyên lý hoạt động của CDMA-PON. Bộ mã hóa
và bộ giải mã có thể sử dụng cùng một cách thực hiện. Tín hiệu được đưa vào một
đầu của bộ lọc. Khi tín hiệu truyền đi qua bộ lọc, cách tử sẽ tạo nên sự giao thoa
giữa các tín hiệu khi chúng bị phản xạ. Kết quả là khi tín hiệu phản xạ trở lại và đi
ra khỏi đầu ra của bộ lọc đã bị thay đổi cả về pha và biên độ so với tín hiệu ban đầu
với mức độ trải rộng của ký hiệu phụ thuộc vào thời gian tín hiệu đi qua bộ lọc. Tại
bộ mã hóa, ký hiệu đầu vào, vì vậy được chuyển đổi thành ký hiệu trải phổ. Tại bộ

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


thu, hoạt động diễn ra theo chiều ngược lại, biến đổi ký hiệu bị trải phổ thu được
thành ký hiệu gốc ban đầu.
Trong truyền dẫn hướng lên, mỗi CDMA-PON ONU sẽ sử dụng một mẫu
cách tử duy nhất để mã hóa các ký hiệu mà ONU sẽ gửi đi. Do tính tuyến tính của
bộ lọc Bragg, băng tần trải phổ sẽ tỷ lệ với số lượng ONU. Như minh họa trên hình
5-6, OLT chia tín hiệu quang thu được đến nhiều bộ lọc nhiễu xạ để khôi phục lại
tín hiệu do các ONU gửi đến. Ngoài cách tử Bragg, các bộ phát và bộ thu quang
CDMA cũng có thể dụng các loại cách tử khác, và có thể kết hợp cả xử lý quang và
xử lý điện để loại bỏ ảnh hưởng của xuyên kênh tại bộ thu.
Khi sử dụng cách tử, cần lưu ý đến ổn định nhiệt vì sự co/dãn của cách tử
trong bộ lọc sẽ làm thay đổi mẫu cách tử. Tuy nhiên với nguồn laser sử dụng trong
hệ thống CDMA quang, không yêu cầu phải ổn định nhiệt độ.
Một số công nghệ mã hóa pha khác cũng có thể sử dụng cho CDMA quang
như AWG, bộ lọc VIPA, bộ cộng hưởng MRR, phản xạ Bragg HBR.
Bên cạnh các ưu điểm, thì công nghệ CDMA-PON cũng có một số hạn chế.
Một trong các nhược điểm của CDMA-PON là phải dụng khuếch đại quang để đảm
bảo tỷ số SNR. Bộ chia thụ động tại phía thu sẽ gây suy hao tối thiểu 3 dB trên một
mức chia. Các bộ lọc và bộ cách ly quang cũng tạo thêm suy hao. Do đó, nếu không
dùng khuếch đại quang sẽ chỉ cho phép tỷ lệ chia tối đa tại ONU là 2:1 và tại OLT
là 8:1. Một yếu tố khác cũng giới hạn tỷ lệ chia là số lượng mã trực giao. Số lượng
này cũng bị hạn chế, trừ khi sử dụng các bộ mã khác phức tạp hơn. Ngoài ra, các bộ
thu của CDMA-PON cũng khá phức tạp. Do đó, nếu xét về hiệu quả kinh tế,
CDMA-PON sẽ thua kém các công nghệ PON khác.

5.2.3 OFDM-PON
Nguyên lý cơ bản của OFDM là chia băng tần sắn có thành nhiều khe tần số
có một phần chồng lên nhau. Tần số trung tâm của mỗi khe này được gọi là tần số
sóng mang phụ và bị chồng lên nhau được tính toán sao cho không có sự xuyên
nhiễu giữa các khe tần số. Thông thường, tần số trung tâm của các khe tần số (tức là
sóng mang phụ) được chọn như sau:
fn = n/T, (n = 1, 2, 3,….N)
trong đó T là chu kỳ ký tự của mỗi sóng mang phụ.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


Với cách chọn tần số sóng mang như vậy, phổ của tín hiệu sẽ có dạng như
trên hình 5-7. Phổ tần số của mỗi khe sẽ có giá trị không tại tần số trung tâm của tất
cả các khe khác. Các sóng mang này là trực giao với nhau.

Hình 5-7 Phổ tín hiệu OFDM

Sử dụng kỹ thuật ghép kênh OFDM sẽ làm giảm ảnh hưởng của tán sắc CD
và tán sắc PMD lên tín hiệu. Ưu điểm khác nữa của OFDM là có thể thực hiện tại
thiết bị phát dựa trên kỹ thuật FFT sử dụng DSP. Phương pháp FFT cho phép dạng
điều chế tín hiệu tương thích với từng thuê bao. Ví dụ, điều chế M-QAM có thể sử
dụng trên sóng mang phụ, trong đó giá trị M được chọn tùy theo yêu cầu về chất
lượng của khe tần số đó.
Như đã đề cập đến ở trên, mỗi sóng mang phụ sẽ tạo ra một kênh truyền dẫn
độc lập giữa OLT và ONU. Khi kết hợp với TDMA, một sóng mang phụ có thể
được dùng chung cho nhiều ONU. Hơn nữa, hiệu quả băng tần cũng có thể được
tăng thông qua việc gán động các khe thời gian TDMA và các sóng mang OFDM
cho các ONU trong mạng PON. Ví dụ về việc phân bổ các khe thời gian và sóng
mang phụ được minh họa trên hình 5-8.

Hình 5.8 Phân bổ băng tần OFDMA

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


Trong ví dụ này có thể thấy rằng, các tín hiệu client TDMA hoặc RF (màu
xám) sẽ chiếm một tần số. Các tín hiệu ghép kênh kiểu gói (màu trắng) sẽ chiếm kết
hợp cả khe thời gian và khe tần số, với lượng băng tần được phân bổ động cho các
từng tín hiệu client. Trên hình 5-9 minh họa việc làm thế nào để phân bổ thời gian
và tần số của OFDMA có thể được sắp xếp vào một tập các ONU trong khung
OFDMA.

Hình 5-9 Phân bổ băng tần OFDMA cho các ONU trong khung OFDMA

Cũng giống như các giao thức PON khác, OLT sẽ phân bổ tần số và khe thời
gian cho ONU. Thông tin này được tải trong phần mào đầu của tín hiệu đường
xuống. Với truyền dẫn hướng lên, mỗi ONU sẽ tạo ra một tín hiệu OFDM dựa trên
các sóng mang được phân bổ cho nó.
Vì các tín hiệu OFDMA không bị ảnh hưởng của PMD nên có thể kết hợp
với các kỹ thuật trong miền quang khác như ghép kênh theo phân cực để tăng hiệu
quả sử dụng băng tần của sợi quang. Các hệ thống metro và các hệ thống đường trục
sử dụng bộ thu coherent để thu được tín hiệu phân cực. Tuy nhiên, các công nghệ
này quá đắt trong mạng PON nên ONU thường sử dụng thu trực tiếp với ưu điểm là
thực hiện đơn giản và chi phí thấp.
Một ưu điểm khác của OFDMA là các ONU có thể sử dụng cùng một bước
sóng do sử dụng các sóng mang hoặc các khe thời gian khác nhau. Sử dụng một
bước sóng sẽ giúp loại bỏ được các vấn đề của WDMA ONU “colorless”. Sử dụng
chung một bước sóng cho đường lên, tuy nhiên đòi hỏi OLT phải sử dụng kỹ thuật
thu coherent để tránh giao thoa giữa các tín hiệu hướng lên do các ONU gửi đến.
Cần lưu ý rằng, các bộ thu coherent yêu cầu nguồn quang phải phát ra bước sóng
chính xác. Ðiều này không thể thực hiện tại ONU vì ONU không được ổn định
nhiệt độ. Cũng có thể sử dụng OLT để gửi bước sóng cho ONU (như đề cập đến
trong phần 5.2.1.b), lúc đó trong ONU sẽ không cần phải có nguồn quang.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


Hiện tại, giá thành của các hệ thống OFDMA-PON vẫn đang khá cao.
Nguyên nhân là do chi phí của các thành phần như ADC, DAC, và các thành phần
thực hiện DSP.

5.3 Công nghệ NG-PON1


Yêu cầu chung đối với mạng NG-PON1 là cung cấp được tốc độ truyền dẫn
cao hơn mạng GPON và có thể dùng chung mạng ODN với GPON nhằm tận dụng
được chi phí đầu tư của các nhà mạng trước đó cho mạng GPON. NG-PON1 còn
được gọi là XG-PON với tốc độ hướng lên là 2.5 Gbit/s (gấp hai lần GPON) và tốc
độ hướng xuống xuống là 10 Gbit/s (gấp bốn lần GPON). XG-PON sử dụng ODN
của GPON, tức là sử dụng được toàn bộ phần sợi quang và các bộ chia quang của
mạng GPON hiện tại.
Là sự mở rộng của GPON nên XG-PON sử dụng toàn bộ các qui định về
phân khung và quản lý của GPON. Tuy nhiên XG-PON cung cấp tất cả các dịch vụ
với tốc độ cao hơn và tỷ lệ chia lớn hơn.
Mạng XG-PON được định nghĩa trong một loạt các khuyến nghị ITU-T
G.987.x, trong đó đưa ra lộ trình để tăng băng tần cung cấp cho thuê bao mà vẫn
tương thích với mạng G-PON. Về cơ bản, tính tương thích đạt được bằng cách phân
bổ bước sóng cho XG-PON sao cho không can nhiễu đến G-PON khi mà cả XG-
PON và G-PON cùng sử dụng một mạng ODN. Các dịch vụ mà XG-PON phải cung
cấp bao gồm:
- Ðối với mạng FTTH: dịch vụ thoại, truyền hình, truy nhập internet tốc độ
cao cho các hộ gia định
- Ðối với mạng FTTO: dịch vụ thuê kênh, L2 VPN (ví dụ như các dịch vụ
ethernet), các dịch vụ IP (ví dụ VoIP, L3 VPN) cho các khách hàng
doanh nghiệp
- FTTCell: cho wireless backhaul

5.3.1 Kiến trúc mạng XG-PON


XG-PON có kiến trúc điểm - đa điểm giống như trong mạng GPON và có thể
đáp ứng được nhiều kịch bản truy nhập khác nhau như FTTH, FTTCell, FTTCurb,
FTTCabinet. Các kịch bản ứng dụng của XG-PON được thể hiện trên hình 5-10.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 15


Hình 5-10 Các kịch bản ứng dụng của XG-PON

XG-PON tồn tại cùng với GPON trên cùng một ODN. Như chỉ ra trong các
tiêu chuẩn liên quan đến lớp vật lý của XG-PON, bước sóng dành cho đường xuống
và đường lên của XG-PON khác với GPON. Sự tương thích giữa XG-PON và
GPON đạt được bằng cách sử dụng WDM cho đường xuống và WDMA cho đường
lên, tức là WDM1r được sử dụng tại trạm trung tâm (CO) và WBF được sử dụng tại
phía thuê bao (có thể đặt ngay trong ONU, giữa ONU và bộ chia quang, hoặc đặt
ngay tại bộ chia quang) để thực hiện ghép và tách các kênh bước sóng của các tín
hiệu đường xuống và đường lên. Mạng XG-PON và GPON tồn tại trên cùng một
mạng được minh họa trên hình 5-11.

Hình 5-11 XG-PON và GPON tồn tại trên cùng một mạng nhờ sử dụng WDM1r

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 1


5.3.2 Các tiêu chuẩn liên quan đến lớp vật lý
Các tiêu chuẩn liên quan đến lớp vật lý của XG-PON đã được ITU-T ban
hành vào tháng 3/2010. Trên bảng dưới đây là các chỉ tiêu liên quan đến lớp vật lý
của XG-PON.
Bảng 5.1 Các chỉ tiêu liên quan đến lớp vật lý của XG-PON

Tham số Chỉ tiêu Ghi chú


Tuân theo tiêu chuẩn ITU-T
Sợi quang (*)
G.652
Ðường lên: 1260 đến 1280 nm
Bước sóng (**)
Ðường xuống: 1575 đến 1580 nm
N1: 14 đến 29 dB
N2: 16 đến 31 dB
Quĩ công suất (***)
E1: 18 đến 33 dB
E2: 20 đến 35 dB
Ðường lên: 2.48832 Gbit/s
Tốc độ bit
Ðường xuống: 9.95328 Gbit/s
Tối thiểu 1:64
Tỷ lệ chia Có thể mở rộng lên 1:128 và
1:256
Khoảng cách truyền dẫn vật lý
Tối thiểu 20 km
cực đại
Khoảng cách truyền dẫn logic
Tối thiểu 60 km
cực đại
Ðộ khác biệt lớn nhất cho phép
của khoảng cách truyền dẫn Có thể lên đến 40 km
logic
(*) Các sợi mới tuân theo khuyến nghị ITU-T G.657 cũng có thể dùng cho XG-PON1.
(**) Với các ứng dụng outdoor, bước sóng dành cho đường xuống có thể mở rộng trong
dải từ 1575 đến 1581 nm.
(***) XG-PON qui định hai loại quĩ suy hao danh định khi không sử dụng khuếch đại
quang (N1 và N2) và hai quĩ suy hao mở rộng (E1 và E2) khi có sử dụng khuếch đại quang
(tiền khuếch đại hoặc khuếch đại công suất) cho phép mở rộng quĩ suy hao thêm 4 dB so
với quĩ suy hao danh định.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


Một trong các khó khăn đối với hệ thống PON là truyền dẫn và thu ở chế độ
burst quang, đặc biệt khi hệ thống hoạt động ở tốc độ cao. Với tốc độ từ 5 Gbit/s trở
lên, thực hiện một bộ thu trong OLT ở chế độ burst sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều.
Các rào cản kỹ thuật ở đây liên quan đến tốc độ và độ chính xác mà tại đó bộ thu có
thể thích ứng ngưỡng thu với từng burst và khôi phục được tín hiệu định thời. Ngay
cả trong trường hợp có thể giải quyết được các hạn chế này thì khung thời gian cũng
là không rõ ràng. Giải pháp sử dụng công nghệ WDM cho hướng lên để tạo ra
luồng Nx2.5 Gbit/s cũng đã được FSAN cân nhắc. Tuy nhiên, với giải pháp WDM
sẽ nảy sinh vấn đề phải tương thích với phổ của GPON vì XG-PON dùng chung
ODN với GPON. Ngoài ra phần truy nhập quang cũng sẽ trở nên phức tạp hơn và
phải dùng nhiều bộ lọc hơn, do đó cũng làm tăng suy hao trên mạng. Vì các lý do
này và hơn nữa, do các thành phần 2.5Gbit/s hiện đã có sắn trên thị trường nên
FSAN lựa chọn tốc độ đường lên của XG-PON là 2.5 Gbit/s.
Tốc độ đường lên chính xác của XG-PON là 2.48832 Gbit/s, đúng bằng một
phần tư tốc độ của đường xuống và cũng bằng tốc độ của SDH STM-16 (hoặc
SONET STS-48), do đó đơn giản hóa được việc tích hợp hệ thống vào mạng đồng
bộ chung.
Mã truyền dẫn NRZ cùng với trộn ngẫu nhiên được sử dụng cho tín hiệu
XG-PON cả đường xuống và đường lên tương tự như GPON.
Dải bước sóng 1260 đến 1280 nm được phân bổ cho đường lên và từ 1575
đến 1580 nm được phân bổ cho đường xuống (có thể mở rộng đến 1581 nm cho các
ứng dụng outdoor) của XG-PON1 (như minh họa trên hình 5-12).

Hình 5-12 Phân bổ bước sóng cho mạng XG-PON

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


Lưu ý rằng, không giống EPON và 10G EPON, giữa băng bước sóng đường
lên của XG-PON và GPON không có sự chồng lấn. Nhờ đó, việc thực hiện bộ thu
trong OLT được đơn giản.

5.3.3 Lớp hội tụ tuyền dẫn và cấu trúc khung


a. Lớp hội tụ truyền dẫn
Lớp hội tụ truyền dẫn của XG-PON (XGTC) gồm có ba phân lớp theo cả
hướng lên và hướng xuống: phân lớp thích ứng dịch vụ XGTC, phân lớp đóng
khung XGTC và phân lớp thích ứng XGTC PHY.
Phân lớp thích ứng dịch vụ sử dụng phương pháp đóng gói tin XG-PON
(XGEM) để sắp xếp các đơn vị dữ liệu dịch vụ (SDUs) vào trong khung XGTC.
SDUs bao gồm cả dữ liệu người sử dụng và các bản tin OMCI. Thích ứng dịch vụ
XGTC hỗ trợ việc đọc khung XGEM, lọc XGEM Port-ID, phân mảnh và tập hợp
khung SDU.
Phân lớp đóng khung XGTC thực hiện các chức năng liên quan đến khung
XGTC. Ngoài các chức năng đọc khung XGTC cơ bản, phân lớp này còn hỗ trợ ba
chức năng khác, cụ thể gồm:
- Ghép/tách thông tin XGTC và PLOAM trong các khung hướng lên và
hướng xuống
- Tạo/giải mã tiêu đề bao gồm cả ghép xen và tách OAM
- Ðịnh tuyến dựa trên Alloc-ID nội đối với dữ liệu từ/đến bộ thích ứng
XGTC
Trong truyền dẫn hướng lên, OLT sử dụng bản đồ BW đã gửi cho ONU để
xác định và thực hiện tách kênh các nội dung trong khung hướng lên.
Phân lớp thích ứng XGTC PHY liên quan đến mào đầu của lớp vật lý, mã
đường truyền và FEC. Các chức năng cụ thể của lớp này như sau:
- Ðồng bộ lớp vật lý, gồm ghép xen và đọc các khối đồng bộ lớp vật lý
PSB cho việc khôi phục định thời.
- Hỗ trợ FEC cho cả hai chiều lên và xuống
- Trộn dữ liệu với đa thức trộn x58+x39+1
- Sử dụng mã đường truyền NRZ

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết dạng khung và các trường thông tin mào
đầu trong khung XG-PON.
b. Cấu trúc khung XGTC
Cấu trúc khung XGTC tương tự như cấu trúc khung của GPON, tuy nhiên
được tối ưu để sử dụng cho truyền ở tốc độ bit cao hơn. Tương tự G-PON, chu kỳ
khung đường lên và đường xuống của XG-PON là 125 µs.

Hình 5-13 Mào đầu và cấu trúc khung XGTC đường xuống của XG-PON1

Khung đường xuống:


Chi tiết khung XGTC đường xuống được thể hiện trên hình 5-13. Các chức
năng PSBd đã được trình bày trong các phần trước. Cấu trúc PON-ID chứa các
trường dành cho PON ID, mức công suất quang phát (TOL) và kiểu PON ID (TIP),

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


trong đó có chứa các thông tin liên quan đến nhận dạng lớp ODN (loại quĩ suy hao)
và chỉ thị TOL thuộc về công suất phát của OLT hay thuộc về RE (reach extender).
Phần còn lại của khung bao gồm mào đầu XGTC và phần dành cho tải tin.
Phần mào đầu bắt đầu với trường Hlend có chiều dài cố định. Trường này định
nghĩa chiều dài của hai trường mào đầu khác.
BWmap là trường bản đồ băng tần đường lên, chứa thông tin về băng tần
được cấp phát cho ONU. Mỗi đơn vị băng tần được cấp là 8 byte, trao đổi thông tin
dựa trên Alloc-ID, thời gian bắt đầu cấp phát băng tần và số lượng đơn vị băng tần
được cấp phát. Trong BWmap cũng chứa các thông tin liên quan đến yêu cầu ONU
gửi DBRu hoặc PLOAMu trong khung tiếp theo, FWI và kiểm tra/sửa lỗi.
Dạng trường BWmap của XG-PON có một số điểm khác với GPON. Ðiểm
khác biệt thứ nhất là sử dụng thông tin về kích thước băng tần được cấp phát thay
cho thời điểm kết thúc cấp phát băng tần. Thứ hai là kích thước băng tần được cấp
là bội của từ gồm bốn byte thay cho một byte. Do đó trong XG-PON, tính hạt của
băng tần là 32 bits/125µs, tương đương với 256 Kbit/s
Khung đường lên:
Dạng khung XGTC đường lên được minh họa trên hình 5.14. Khung đường
lên có chiều dài 125 µs (các chu kỳ 38880 bytes), chứa các burst truyền dẫn đường
lên của tất cả các băng tần được cấp phát cho các ONU trong khung thời gian đó.
Mỗi burst đường lên bắt đầu với mào đầu PSBu của lớp vật lý.
Phần mào đầu của XGTC đường lên chứa ID của ONU truyền tín hiệu, thông
tin chỉ thị trạng thái và được bảo vệ bởi mã kiểm tra lỗi. Hiện tại có hai loại chỉ thị.
Loại thứ nhất chỉ thị rằng ONU có PLOAMs đang chờ để được truyền đi, và vì vậy
cần cấp phát băng tần cho nó. Khi OLT cấp băng tần cho ONU, PLOAMs sẽ được
gửi đi dưới dạng một bản tin 32 byte trong trường tùy chọn của mào đầu XGTC
đường lên. Loại chỉ thị thứ hai được gọi là “Dying Gasp” (DG), là chỉ thị mà ONU
sử dụng để thông báo cho OLT rằng nó đang bị ngắt khỏi mạng PON do tình trạng
nội bộ, ví dụ như ONU bị hết pin dự phòng sau khi đã bị mất điện lưới trong một
thời gian dài. Lưu ý rằng, ONU không bị bắt buộc phải rời khỏi mạng PON sau khi
gửi báo hiệu DG và OLT vẫn có thể tiếp tục cấp phát băng tần cho ONU đó.
Phần tiếp theo của burst đường lên là một trường 4 byte tùy chọn sử dụng để
thông báo về tình trạng bộ đệm của ONU liên quan đến một Alloc-ID cụ thể. OLT
sẽ điều khiển việc cấu trúc DBRs có được gửi hay không bằng cách thiết lập cờ

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


“Send DBRu” trong cấu trúc phân bổ đường xuống liên quan đến Alloc-ID đó. Mức
độ chiếm bộ đệm (BufOcc) chỉ ra số các từ 4 byte xếp hàng trong tất cả các bộ đệm
tương ứng với Alloc-ID đó. Trường mào đầu phân bổ băng tần này bao gồm phần
cả bảo vệ lỗi.

Hình 5-14 Mào đầu và cấu trúc khung XGTC đường lên của XG-PON

Tiếp theo phần mào đầu burst là tải tin XGTC. Lượng dữ liệu gửi đi được
xác định bởi băng tần mà OLT cấp cho đường lên. XGEM được sử dụng để đóng
gói dữ liệu đường lên.
Burst đường lên được kết thúc bởi trailer có độ dài 4 byte chỉ chị kiểm tra lỗi
BIP trên toàn bộ XGTC burst. Trong trường hợp không có FEC, OLT sử dụng
thông tin BIP để ước tính tỷ lệ lỗi đường lên. Khi có FEC, kết quả sau khi đã sửa lỗi
sẽ được sử dụng để ước tính lỗi bit.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


5.3.4 Sửa lỗi trước (FEC)
Cả đường lên và đường xuống đều yêu cầu thực hiện FEC. FEC đường
xuống là mã RS(248, 216), được thực hiện tại OLT. FEC đường lên là mã RS(248,
232), được thực hiện tại ONU dưới sự điều khiển của OLT. RS(248, 232) là rút gọn
của mã RS(255, 239), có khả năng sửa lỗi 8 ký tự. RS(248, 216) là rút gọn của mã
RS(255, 223), có khả năng sửa lỗi 16 ký tự. Phần mào đầu FEC được thêm vào
trước quá trình trộn.
Trong khung đường xuống, 32 byte kiểm tra mào đầu FEC được thêm vào
sau mỗi 216 byte tải trọng (bắt đầu bởi mào đầu XGTC nhưng không bao gồm
PSBd). Ðặc biệt, 135456 byte của khung đường xuống được chia thành các khối
216 byte và trở thành 672 từ mã FEC 248 byte sau khi các byte kiểm tra chắn lẻ
được thêm vào. Do đó khung đường xuống truyền đi sẽ có chiều dài là 155520 byte.
Tương tự như khung đường xuống, từ mã FEC đường lên đầu tiên được bắt
đầu với mào đầu của burst XGTC và không bao gồm PBSu. Ðường lên sử dụng
RS(248, 232), thêm 16 byte mào đầu kiểm tra FEC vào sau mỗi 232 byte của burst
đường lên để tạo ra từ mã FEC dài 248-byte. Vì chiều dài burst đường lên trước khi
thực hiện FEC thường không phải là số nguyên lần của 232 byte, nên từ mã FEC
cuối cùng thường có ít hơn 232 byte dữ liệu đường lên. Ðối với từ mã cuối cùng
này, giả sử có X byte dữ liệu (X<232), trước khi thực hiện FEC, 232-X byte dữ liệu
còn lại sẽ được điền giá trị zero vào phần đầu của từ mã. Sau đó loại bỏ tất cả các
bit zero này và chỉ truyền từ mã X+16 byte. Tại bộ thu của OLT sẽ thực hiện chèn
lại tất cả các byte zero này và giải mã từ mã FEC cuối cùng.

5.3.5 Phương pháp đóng gói tin XG-PON (XGEM)


XG-PON sử dụng phương pháp đóng gói tương tự như G-PON GEM, nhưng
được tối ưu cho các tốc độ của XG-PON và lớp XGTC. Cũng giống như GEM,
XGEM được sử dụng cho cả đường lên và đường xuống để sắp xếp các đơn vị dữ
liệu dịch vụ (SDU) vào các khung XGTC. XGEM cũng hỗ trợ việc phân mảnh và
tập hợp SDU.

Hình 5-15 Dạng khung XGEM

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


Khung XGEM gồm có phần mào đầu và phần tải tin. Trên hình 5-15 minh
họa mào đầu 64 bit của XGEM. Các trường trong đó được định nghĩa như sau:
- Trường PLI cung cấp thông tin về chiều dài L (tính theo byte) của SDU chứa
bên trong phần tải tin của khung XGEM
- Trường Key Index (2 bit) chỉ ra khóa mã hóa nào được sử dụng cho dữ liệu
nằm trong phần tải tin của XGEM, cùng với XGEM Port-ID chỉ ra rằng kiểu
khóa mã hóa đó là broadcast hay unicast.
o Key Index bằng 00: không dùng mã hóa
o Key Index bằng 01: dùng khóa mã hóa kiểu thứ nhất
o Key Index bằng 10: dùng khóa mã hóa kiểu thứ hai
o Giá trị 11: sử dụng cho tương lai
Khung sẽ bị hủy nếu Key Index bằng 11 hoặc bằng một giá trị nào đó không
hợp lệ.
Vì XG-PON có băng thông lớn hơn GPON nên XGEM Port-ID được mở
rộng thành 16 bit.
- Trường Options hiện tại không được định nghĩa và được dành để sử dụng
cho tương lai.
Khi SDU được phân mảnh, cần phải có chỉ thị để biết khung XGEM chứa
phần cuối của SDU hay phần đầu của phân mảnh. Bit LF (Last Fragment) được
thiết lập về 1 khi khung XGEM chứa hoặc SDU hoàn chỉnh, hoặc phân mảnh cuối
của SDU bị phân mảnh. Trong các trường hợp khác, bit này được thiết lập về 0.
XGEM sử dụng kiểm tra lỗi mào đầu (HEC) 13 bit cùng kiểu với GEM.
Ðiểm khác biệt là ở đây HEC được tính trên 63 bit thay vì 39 bit của GEM vì phần
mào đầu của XGEM dài hơn GEM.
Phân mảnh SDU trong XGEM cũng tương tự như trong GEM, bị ràng buộc
bởi kích cỡ của tải tin là Nx32 bit và các qui tắc padding của XGEM. Ðiểm khác
biệt là trong XGEM, các phân mảnh của SDU trong truyền dẫn hướng xuống phải
được truyền một cách lần lượt và các SDU khác không được truyền chèn xen vào
giữa các phân mảnh.
Trong trường hợp không có dữ liệu (SDU hoặc các phân mảnh SDU) được
truyền trong khung XGEM, các khung XGEM Idle sẽ được chèn vào trong phần tải
tin của XGTC để lấp đầy các phần không gian không sử dụng. Nguyên tắc này cũng
được áp dụng trong trường hợp SDU quá dài so với không gian còn trống trong một

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


khung XGTC và không thể thực hiện được phân mảnh SDU. Không giống như các
khung GEM Idle (các khung này có toàn bộ phần tải tin mang giá trị zero), khung
XGEM Idle có chiều dài tải là 4k (với k nằm trong phạm vi từ 0 đến kích cỡ cực đại
mà SDU có thể hỗ trợ tính theo từ 4 byte), được chỉ ra bởi PLI. Giá trị 0xFFFF của
XGEM Port-ID được sử dụng để thông báo cho bộ thu rằng đó là khung Idle. Phần
tải tin của khung XGEM Idle được định nghĩa bởi thiết bị phát. Việc mã hóa không
được sử dụng trong các khung Idle. Ngoài khung XGEM Idle còn có khung Short
Idle. Khung Short Idle chó chiều dài 4 byte, tất cả đều có giá trị zero. Khung Short
Idle được gửi khi khoảng trống trong phần tải tin của XGTC là quá nhỏ để có thể tải
được một khung Idle thông thường (tức là khoảng trống nhỏ hơn kích cỡ của mào
đầu XGEM)

5.3.6 Quản lý XG-PON


Cũng giống như GPON, XG-PON cũng sử dụng các kênh OAM, PLOAM,
và OMCI nằm trong khung XGTC để phục vụ cho việc thông tin về điều khiển và
quản lý. Các kênh OAM nằm trong phần mào đầu của khung XGTC. PLOAM cung
cấp cơ chế thông tin dựa trên bản tin với các bản tin được gửi đi trong các phần đã
được xác định trước của khung XGTC. Các lớp cao hơn (các lớp định nghĩa dịch
vụ) sẽ được quản lý bởi OMCI.

5.3.7 Bảo mật trong XG-PON


XG-PON hỗ trợ nhiều phương pháp nhận thực. Tất cả các XG-PON đều phải
hỗ trợ kiểu nhận thực dựa trên ID đăng ký, trong đó ID đăng ký của ONU được gán
cho một thuê bao cụ thể. ID này sẽ được cung cấp cho OLT, người sử dụng và các
nhân sự khai thác hệ thống để có thể truy nhập vào ONU trong trường hợp cần thiết.
Phương pháp này chỉ dùng để OLT nhận thực ONU. Phương pháp thứ hai là nhận
thực thông qua việc trao đổi các bản tin OMCI và phương pháp thứ ba là nhận thực
dựa trên IEEE 802.1X. Hỗ trợ phương pháp thứ hai và thứ ba là yêu cầu bắt buộc
đối với XG-PON ở mức phần tử, nhưng không bắt buộc ở mức thiết bị. Cả hai
phương pháp này đều cung cấp nhận thực tương hỗ giữa ONU và OLT.
XG-PON hỗ trợ mã hóa tại cả lớp hội tụ truyền dẫn và cho cả phần tải tin
XGEM. Mã hóa XGEM sử dụng mật mã AES-128. Mã hóa đường xuống có thể là
unicast đến một ONU nào đó hoặc là multicast đến nhiều ONUs.
Tiêu chuẩn XG-PON cũng cho phép sử dụng mã hóa với chiều dài rút gọn.
Tùy chọn này được thực hiện bằng cách thiết lập một số bit trong khóa mã hóa AES

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 16


128 bit theo một số mẫu bit đã được định nghĩa trước. Phần bit còn lại sẽ được tạo
ra một cách ngẫu nhiên để tạo thành khóa.

5.4 Công nghệ NG-PON2

5.4.1 Yêu cầu chính đối với NG-PON2


Sau khi hoàn thành dự án XG-PON1, từ năm 2010, FSAN và ITU-T bắt đầu
dự án nghiên cứu về NG-PON2. Ý tưởng ban đầu của FSAN cho rằng NG-PON2 có
thể là một công nghệ đột phá, sử dụng một mạng ODN mới với các bộ chia bước
sóng thay cho các bộ chia công suất. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc đến chi phí đã đầu
tư cho cơ sở hạ tầng sợi quang dựa trên bộ chia công suất của các mạng PON,
FSAN đã quyết định yêu cầu đầu tiên đối với NG-PON2 là phải có khả năng sử
dụng được mạng ODN hiện tại. Ðiều này không có nghĩa là các mạng ODN được
xây dựng dựa trên các bộ chia bước sóng là không thuộc phạm vi của NG-PON2.
Yêu cầu này chỉ nhằm đảm bảo rằng các công nghệ thu phát quang khi sử dụng
trong mạng NG-PON2 phải phù hợp với cả mạng ODN hiện tại (là mạng được xây
dựng dựa trên các bộ chia công suất).
Yêu cầu về sử dụng được cơ sở hạ tầng ODN hiện tại còn liên quan đến suy
hao luồng quang. NG-PON2 phải có khả năng hoạt động trên ODN hiện tại đã được
qui định cho G-PON và XG-PON1. Ðiều này có nghĩa là phải đạt được các quĩ
công suất như đã qui định cho XG-PON1, tức và từ 29 đến 35 dB (giá trị cực đại)
với độ khác biệt về suy hao lên đến 15 dB.
Hơn nữa, để thuận tiện trong việc chuyển các thuê bao hiện tại sang sử dụng
công nghệ mới (khi thuê bao có nhu cầu) mà vẫn không ảnh hưởng đến các thuê bao
vẫn sử dụng các hệ thống PON cũ, các nhà khai thác đưa ra yêu cầu là hệ thống
NG-PON2 phải có thể cùng tồn tại với các hệ thống GPON và XG-PON1 đã khai
thác trước đó. Rõ ràng rằng, khi được triển khai cùng với các hệ thống PON hiện
tại, hệ thống NG-PON2 phải được xử lý sao cho không gây ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ của các hệ thống này.
Về khả năng cung cấp dịch vụ, NG-PON2 phải có khả năng đáp ứng linh
hoạt nhu cầu về dịch vụ đa dạng trong tương lai với một chi phí hợp lý mà người sử
dụng có thể thấp nhận được.
Trong khuyến nghị ITU-T G.989.1 đã qui định một số chỉ tiêu kỹ thuật đối
với NG-PON2 như sau:

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 1


- Dung lượng tổng đường xuống tối thiểu là 40 Gbit/s và mục tiêu hướng đến
trong tương lai là 160 Gbit/s
- Dung lượng tổng đường lên là 10 Gbit/s và mục tiêu hướng đến là 80 Gbit/s
- Một ONU có khả năng hỗ trợ dung lượng dịch vụ 10Gbit/s (đối xứng hoặc
bất đối xứng)
- Cự ly truyền dẫn trong mạng thụ động ODN đạt tối thiểu 40 km, mục tiêu là
60 km và thậm chí là 100 km nhờ các kỹ thuật hỗ trợ
- Tỷ lệ chia tối thiểu là 1:256
- Hỗ trợ tối thiểu bốn kênh TWDM trên một hướng
- Các ONU phải là colorless

5.4.2 Lựa chQn công nghệ cho NG-PON2


Một số giải pháp công nghệ cho NG-PON2 đã được FSAN tiến hành nghiên
cứu, cụ thể gồm có 40G TDM-PON, WDM-PON, OFDM-PON và TWDM-PON.
Sau khi thực hiện so sánh, đánh giá các vấn đề cả về kinh tế, kỹ thuật, cũng như khả
năng tương thích với các công nghệ sau này, năm 2013 FSAN và ITU-T đã quyết
định chọn TWDM-PON là giao thức chuẩn cho NG-PON2 cùng với thêm tùy chọn
là các kênh WDM điểm - điểm (PtP WDM) tồn tại trên cùng một mạng ODN. Các
kênh PtP WDM này được đưa vào nhằm đáp ứng nhu cầu về kênh thông tin riêng
có dung lượng lớn, độ trễ thấp của một số đối tượng khách hàng. Trên hình 5-17
dưới đây minh họa kiến trúc này sử dụng để đáp ứng nhu các nhu cầu dịch vụ khác
nhau của FTTH và Mobile backhaul. Cả TWDM-PON và kênh PtP WDM đều dùng
chung một mạng PON chia công suất.

Hình 5-17 Kiến trúc NG-PON2 với TWDM-PON và PtP WDM

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 17


a. Công nghệ TWDM-PON
Kiến trúc TWDM-PON cơ bản được thể hiện trên hình 5-18. Trong đó, bốn
XG-PON1 được xếp chồng trên cùng một mạng bằng cách sử dụng 4 cặp bước sóng
cho truyền dẫn hướng xuống và hướng lên. Mỗi kênh bước sóng hướng xuống
truyền dẫn với tốc độ 10 Gbit/s và mỗi kênh bước sóng hướng lên là 2.5 Gbit/s. Do
đó tổng dung lượng đường xuống là 40 Gbit/s và đường lên là 10 Gbit/s. Với kiến
trúc như vậy, dễ dàng để kết hợp với các hệ thống XG-PON1 hiện tại và trong
tương lai cũng dễ dàng nâng cấp dung lượng của hệ thống bằng cách đưa thêm các
bước sóng vào mạng.

Hình 5-18 Kiến trúc hệ thống TWDM-PON

b. PtP WDM
PtP WDM cho phép NG-PON2 có thể đáp ứng nhu cầu của các khách hàng
doanh nghiệp và các dịch vụ backhaul. Với PtP WDM, mỗi ONU sẽ được cung cấp
một kênh bước sóng riêng biệt. Trong cấu hình cơ bản sẽ có tối đa 8 kênh PtP
WDM. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhà mạng sẽ có thể dành thêm các
bước sóng không sử dụng để tăng thêm số lượng kênh PtP WDM. Các ONU sử
dụng trong PtP WDM yêu cầu cũng phải sử dụng các bộ phát quang và thu quang
có giá thành thấp tương tự như trong hệ thống TWDM-PON. Ðiểm khác biệt là các
phần tử này trong PtP WDM hoạt động ở chế độ liên tục còn trong TWDM-PON
hoạt động ở chế độ burst. Tốc độ bit qui định cho PtP WDM nằm trong phạm vi từ
1 đến 10 Gbit/s.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 17


5.4.3 Tiêu chuẩn ITU-T cho NG-PON2
Các tiêu chuẩn liên quan đến NG-PON2 nằm trong các khuyến nghị ITU-T
G.989.1, G.989.2 và G.989.3. Trong phần dưới đây sẽ đề cập đến một số tiêu chuẩn
kỹ thuật cụ thể của NG-PON2
a. Tốc độ đường truyền
Tốc độ đường truyền của NG-PON2 được qui định như trên bảng 5.2 dưới
đây. Ngoài các cấu hình chuẩn như đã trình bày ở trên, còn có một số tùy chọn khác
cho NG-PON2 như tốc độ đường truyền là đối xứng cả 2.5 Gbit/s và 10 Gbit/s. Các
dịch vụ đối xứng này thường là để cho các khách hàng doanh nghiệp và cho các ứng
dụng backhaul.
Bảng 5.2 Qui định về tốc độ đường truyền trong NG-PON2

TWDM Tốc độ đường xuống (Gbit/s) Tốc độ đường lên (Gbit/s


Tốc độ cơ bản 9.95328 2.48832
Tốc độ tùy chọn 1 9.95328 9.95328
Tốc độ tùy chọn 2 2.48832 2.48832
PtP WDM Tốc độ đường xuống/Tốc độ đường lên (Gbit/s)
Loại 1 1.2288 – 1.2500
Loại 2 2.4576 – 2.6660
Loại 3 9.8304 – 11.0900
Loại 4 6.144 (đang tiếp tục nghiên cứu)

b. Qui hoạch bước sóng


Qui hoạch bước sóng cho NG-PON2 được lựa chọn đảm bảo một số yêu cầu
như sau:
- Ðể NG-PON2 có thể cùng tồn tại với GPON, XG-PON1 và kênh Video RF
trên cùng một mạng.
- Có thể sử dụng lại các hệ thống WDM đã được khai thác trên mạng đó
- Việc lọc các bước sóng có thể thực hiện một cách dễ dàng
- Sử dụng được các thành phần băng tần C/L đã sắn có

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 17


- Giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng tán xạ kích thích Raman trong sợi quang
Với các yêu cầu như vậy, băng tần bước sóng chiều lên cho TWDM được
chọn trong băng C (như trên bảng 5.3). Ðây là vùng bước sóng mà có một lượng lớn
các phần tử quang đã được sản xuất và nhờ đó giảm được chi phí cho các ONU. Các
phần tử thu phát trong hệ thống TWDM đường xuống sẽ được sản xuất với số lượng
ít hơn, và chi phí có thể được chia sẻ cho nhiều thuê bao, nên các bước sóng ở băng
L sẽ được phân bổ cho đường lên.
Cũng cần lưu ý rằng, có ba tùy chọn băng tần bước sóng cho đường lên. Các
tùy chọn này được lựa chọn tùy theo khả năng điều khiển bước sóng phát của ONU.
Tùy chọn “Rộng” có thể được sử dụng trong xu hướng “Wavelength – Set” để điều
khiển kênh, trong đó laser DFB được cho phép thay đổi bước sóng trên một phạm vi
khá lớn. Tùy chọn “Hẹp” có thể phù hợp nhất với các laser được ổn định nhiệt độ để
bước sóng phát ra của laser tuân theo qui định về lưới bước sóng của ITU-T cho
DWDM.
Bảng 5.3 Qui hoạch bước sóng cho NG-PON 2

TWDM Băng bước sóng đường lên Băng bước sóng đường xuống
(nm) (nm)
Rộng 1524 - 1544
Rút gọn 1528 - 1540 1596 - 1603
Hẹp 1532 - 1540
PtP WDM Băng tần bước sóng đường xuống/đường lên
(nm)
Phổ dùng chung 1603 - 1625 nm
Phổ mở rộng 1524 - 1625 nm

Theo hướng xuống, các kênh bước sóng được cố định theo lưới bước sóng
100 GHz với tám kênh bước sóng với các tần số từ 187.1 đến 187.8 THz. Theo
hướng lên, khoảng cách kênh có thể là 50, 100, 200 GHz, tuy nhiên không có qui
hoạch kênh cố định được đề xuất cho hướng này vì thiết bị phát của ONU sử dụng
laser có thể điều chỉnh được bước sóng.
Với các kênh PtP WDM, có hai tùy chọn là “phổ dùng chung” và “phổ mở
rộng”. Tùy chọn “phổ dùng chung” được sử dụng trong trường hợp có tất cả các hệ
thống PON cũ (GPON, XG-PON1, và RF video) cùng dùng chung ODN đó. “Phổ
mở rộng” cho phép PtP WDM sử dụng tất cả các bước sóng còn lại trong băng đó.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 17


Tùy chọn này thường được sử dụng khi triển khai NG-PON2 cho các khu vực mới,
không bị ràng buộc bởi các hệ thống PON cũ.
Trên hình 5-19 dưới đây thế hiện qui hoạch bước sóng cho NG-PON2 cùng
với các hệ thống PON cũ. Qui hoạch cho thấy không có sự chồng lấn giữa băng tần
của NG-PON2 với các hệ thống PON khác. Do đó các hệ thống PON cũ vẫn có thể
tồn tại cùng với NG-PON2, sử dụng chung một mạng ODN

Hình 5-19 Qui hoạch bước sóng cho NG-PON2 và các công nghệ PON cũ

c. Tính linh hoạt trong sử dụng phổ tần


Một trong các đặc điểm chính của NG-PON2 tính linh hoạt trong sử dụng
phổ tần, thuận tiện cho việc triển khai nhiều kịch bản khai thác mạng, nhiều loại
ứng dụng trên mạng và nhiều tiến trình phát triển mạng. Ðiều này có nghĩa là, bất
cứ khi nào có phổ tần chưa được sử dụng bởi TWDM và/hoặc các hệ thống PON
cũ, PtP WDM đều có thể sử dụng phổ tần đó. Sự linh hoạt này làm cho việc đáp
ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng trên cùng một mạng ODN trở nên dễ
dàng.
d. Khả năng tương thích với mạng ODN hiện tại
Ðể có thể sử dụng cơ sở hạ tầng sợi quang của mạng PON hiện tại, PMD của
NG-PON2 đã được định nghĩa để phù hợp với mạng ODN chia công suất là mạng
đã được thiết kế cho các hệ thống GPON và/hoặc XG-PON1. Ðiều này có nghĩa là
quĩ công suất được cung cấp bởi các bộ thu phát trong NG-PON2 phải phù hợp với
ODN hiện tại. Hơn nữa, để có dùng chung ODN với các hệ thống PON cũ, các giá

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 17


trị và phân loại suy hao luồng quang trong NG-PON2 sẽ sử dụng các qui định như
đã dùng cho XG-PON1. Các qui định này được tóm tắt trong bảng 5.4.
Bảng 5.4 Các loại suy hao luồng quang trong hệ thống NG-PON2

Loại N1 N2 E1 E2
Suy hao tối thiểu (dB) 14 16 18 20
Suy hao cực đại (dB) 29 31 33 35

e. Một số tùy chQn khác cho mạng ODN


Trong trường hợp hệ thống NG-PON2 được triển khai ở các khu vực hoàn
toàn mới (không có các hệ thống PON cũ), NG-PON2 có thể chọn lựa sử dụng một
số loại ODN như ODN chia công suất, ODN chia bước sóng hoặc ODN kết hợp cả
chia công suất và chia bước sóng. Việc sử dụng chia bước sóng sẽ giảm bớt suy hao
trên mạng ODN, nhờ đó có thể kéo dài cự ly truyền dẫn hoặc cho phép sử dụng các
bộ thu phát ở các mức thấp hơn. Sử dụng chia bước sóng cũng sẽ cho phép tạo ra
các kênh riêng ảo là các kênh bước sóng.
f. Khả năng nâng cấp theo nhu cầu sử dụng (Pay-As-You-Grow)
Ðể tạo điều kiện cho nhà mạng có thể đầu tư theo từng giai đoạn phù hợp với
nhu cầu về lưu lượng trên mạng một cách có hiệu quả về mặt kinh tế, hệ thống NG-
PON2 phải có khả năng nâng cấp theo nhu cầu sử dụng. Ðiều này có nghĩa là từng
bước sóng sẽ được thêm vào hệ thống theo nhu cầu. Vì các ONU là colorless nên có
thể điều chỉnh về bất cứ kênh bước sóng nào của NG-PON2, và cũng có thể phân bổ
lại các kênh này khi có kênh bước sóng mới được thêm vào với mục đích cân bằng
tải. Các kênh mới thêm vào cũng có thể dành cho việc cung cấp các dịch vụ mới mà
không gây ảnh hưởng đến các dịch vụ hiện tại.
g. Thời gian điều chỉnh kênh bước sóng
Có ba loại thời gian để điều chỉnh kênh bước sóng của bộ thu phát ONU
được qui định cho NG-PON2 như trên bảng 5.5. Các loại này được định nghĩa dựa
trên khả năng của các công nghệ điều chỉnh bước sóng hiện tại. Các thành phần loại
1 có thể bao gồm các laser chuyển mạch hoặc các mảng lọc. Các thành phần loại 2
có thể dựa trên các laser điều chỉnh bằng điện (DBR). Các thành phần loại 3 có thể
là các laser điều chỉnh bằng nhiệt (DFB). Một số các công nghệ khác hiện vẫn đang
tiếp tục được nghiên cứu.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 17


Bảng 5.5 Qui định về thời gian điều chỉnh bước sóng

Loại thời gian điều chỉnh Thời gian điều chỉnh


Loại 1 < 10 µs
Loại 2 10 µs đến 25 ms
Loại 3 25 ms đến 1 s

5.5 Tổng kết chương


Trong chương này đã trình bày các công nghệ miền quang cho mạng truy
nhập băng rộng và các công nghệ NG-PON1, NG-PON2.
Có rất nhiều công nghệ miền quang có thể sử dụng cho mạng truy nhập băng
rộng. Các công nghệ đa truy nhập miền quang như CDMA-PON và WDMA-PON
là các công nghệ khả thi và rất có triển vọng trong tương lai. Trong đó WDMA-
PON hiện tại vẫn được coi là lựa chọn dài hạn tốt nhất. Tuy nhiên, hiện tại do chí
phí của các thành phần quang WDM vẫn khá đắt nên TDMA-PON sẽ vẫn được duy
trì trong vài năm tới. Sau này, khi mà giá thành của các thành phần đó giảm đi và
nhu cầu về lưu lượng của các thuê bao lớn hơn, WDMA-PON sẽ trở nên được ưa
chuộng hơn.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 17


Câu hỏi/ bài tập chương 5

5-1 / Trình bày về công nghệ PON miền quang WDMA-PON. Phân tích ưu nhược
điểm của công nghệ này.
5-2 / Trình bày về công nghệ PON miền quang OFDM-PON. Phân tích ưu nhược
điểm của công nghệ này.
5-3 / Trình bày về công nghệ PON miền quang CDMA-PON. Phân tích ưu nhược
điểm của công nghệ này.
5-4 / Trình bày nguyên lý thực hiện colorless-ONU sử dụng nguồn sáng băng rộng.

5-5/ Trình bày nguyên lý thực hiện colorless-ONU sử dụng nguồn laser F-P.
5-6/ Trình bày nguyên lý tái điều chế sóng mang trong mạng WDM-PON?
5-7/ Trình bày yêu cầu chung đối với mạng NG-PON1 và NG-PON2
5-8/ Trình bày kiến trúc mạng và công nghệ sử dụng trong NG-PON1
5-9/ Trình bày kiến trúc mạng và công nghệ sử dụng trong NG-PON 2

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 17

You might also like