Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài: Phép đếm.

Định nghĩa: Một tập hợp A được nói là hữu hạn và có n phần tử nếu tồn tại một
song ánh giữa A và tập hợp con {1,2,… , n}.

f :A <-> {1,2,..,n}

Khi đó n là phần tử của A

Kí hiệu: |A|= n

Tập hợp A có phần tử ít hơn tập hợp B nếu tồn tại 1 đơn ánh từ A vào B.

Tập hợp B có phần tử ít hơn tập hợp A nếu tồn tại 1 đơn ánh từ B vào A.

Hai tập hợp A và B bằng nhau thì tồn tại song ánh A <-> B

Định lí:

Nếu tồn tại 1 đơn ánh từ A và B và 1 đơn ánh từ B vào A thì |A| =|B|.Hai đơn ánh
này là song ánh.

f :A ->B => |A| ≤ |B|

g: B ->A => |A|≥ |B|

 |A| = |B| và f, g là song ánh.

Nhận xét :

Cho A và B là các tập hữu hạn và ánh xạ f : A->B. Khi đó

+) Nếu f đơn ánh |A|≤ |B|

+) Nếu f toàn ánh |A|≥ |B|

+) Nếu f song ánh thì |A|=|B|

I.Các quy tắc đếm cơ bản.

1.Quy tắc cộng (Nguyên lí cộng).


Mệnh đề : Giả sử B là tập con của A, ⌐B là tập hợp bù của B trong A thì |A|=|B|+|
⌐B|

Định nghĩa: Nếu một quá trình có thể được thực hiện bằng một trong hai cách loại
rừ lẫn nhau: cách thứ nhất cho m kết quả và cách thứ hai cho n kết quả. Khi ấy việc
thực hiện quá trình cho m + n kết quả.

VD:Chuẩn bị vào học kì 1 năm 2022-2023, sinh viên của Học Viện Hàng Không
Việt Nam có 320 sinh viên đăng kí môn học Toán rời rạc và 450 sinh viên đăng kí
môn Toán chuyên đề. Hỏi có bao nhiêu sinh viên đăng kí một trong hai môn học
biết rằng không có sinh viên nào học cả hai môn.

Gọi A là tập hợp các sinh viên đăng kí học môn Toán rời rạc và B là tập hợp sinh
viên đăng kí học Toán chuyên đề. Khi ấy tập hợp các sinh viên đăng kí học một
trong hai môn là A ∪ B và B chính là phần bù của A trong A ∪ B nên ta có : |A ∪
B|=|A|+|B|=320+450=770 sinh viên.

Qua VD ta thấy có thể đếm được sinh viên đăng kí môn học được thực hiện theo 2
cách : đếm số sinh viên học Toán rời rạc và Toán chuyên đề.Hai cách này loại trừ
lẫn nhau theo nghĩa chúng không đồng thời xảy ra, như thế ta có thể nói đó là
nguyên lí cộng.

Mở rộng nguyên lí cộng.

Nguyên lí cộng mở rộng: Một quá trình có thể thực hiện nhiều hơn 2 giai đoạn nên
ta có A=A1+A2+…+An hay

|A|=|A1|+|A2|+…+|An|

2.Quy tắc nhân(Nguyên lí nhân).

Định nghĩa: Nếu một quá trình có thể thực hiện theo hai đoạn liên tiếp độc lập với
nhau sao cho có m cách khác nhau để thực hiện giai đoạn 1 và với mỗi cách lựa
chọn trong giai đoạn 1 đều có n cách khác nhau để thực hiện giai đoạn 2. Khi ấy có
m.n cách khác nhau để thực hiện toàn bộ quá trình.
VD:Một sinh viên cần mua 1 chiếc máy tính và 1 chiếc bàn phím để học tập trong
tầm giá 2o triệu, trong đó hãng máy tính HP có 12 loại máy tính và 7 loại bàn phím
ngang tầm giá.Hỏi sinh viên đó có bao nhiêu cách chọn 1 máy tính và 1 bàn phím?

Gọi A là tập hợp sinh viên chọn mua máy tính HP: có 12 cách

Gọi B là tập hợp sinh viên chọn mua bàn phím: có 7 cách

Ta có |A.B|=|A|.|B|=12.7=84 cách chọn

Qua đây ta có thể thấy việc sinh viên chọn máy tính và bàn phím có 2 bước thực
hiện độc lập với nhau: A#B , như thế ta có thể nói đó là nguyên lí nhân.

Mở rộng nguyên lí nhân.

Nguyên lí nhân có thể thực nhiều hơn 2 giai đoạn nên ta có được

|A|=|A1|.|A2|….|AN|

You might also like