Ô nhiễm môi trường nước là gì

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch
nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của
con người và động thực vật.

Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác
nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước như hiện nay.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước toàn cầu như hiện nay được chia làm hai
phần là: ô nhiễm môi trường nước tự nhiên và nhân tạo.

1. Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên.

2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.

3. Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp.

4. Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp.

5. Ô nhiễm do rác thải y tế.

Hậu quả ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước không những  gây hậu quả nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe, đời sống
của con người, động thực vật trên địa cầu mà còn kéo theo nền kinh tế ngày càng sụt giảm.

Hậu quả đối với con người

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả,
các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật
bẩm sinh ở trẻ nhỏ….

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người chúng
ta.
Hậu quả đối với sinh vật, thực vật

Việc các chất thải chưa được xử lý mà xả thẳng ra môi trường khiến nguồn sống của các sinh vật
bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là các sinh vật dưới nước chết dần chết mòn vì môi trường
sống bị ảnh hưởng trực tiếp. 

Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn, làm
mất cân bằng hệ sinh thái. Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết trắng sông
không còn xa lạ với người dân gần đó. Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày
càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.

Việc con người ăn phải các loài cá sống trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, thâm chí dẫn đến ưng thư nếu ăn phải cá, tôm bị ô nhiễm trong thời
gian dài.

Các ion gây ô nhiễm môi trường nước

 Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do
luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thuỷ sinh
vật.

 Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và
các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.
1 /Chì (Pb)

Chì thường có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin-acquy, luyện kim, hóa dầu. Hầu
hết ô nhiễm chì trong nước đến từ các đường ống bị ăn mòn và các dụng cụ đựng nước.
Khi nước được vận chuyển qua các đường ống, nó sẽ hấp thụ chì và các chất gây ô
nhiễm. Các nguồn có thể gây ô nhiễm chì trong nước bao gồm:

Đường ống dẫn nước: Độ axit của nước càng cao, tốc độ ăn mòn càng nhanh. Khi các
đường ống bị ăn mòn, nước sẽ hấp thụ chì.

Nước thải ở các khu công nghiệp chưa qua xử lý thường chứa hàm lượng chì cao. Khi
được thải ra sông suối, lượng chì trong nước sẽ đi vào cơ thể các sinh vật và con người ăn
chúng dẫn đến việc hấp thụ chì gián tiếp từ động vật.
Lượng chì trong nước ngấm xuống lòng đất và có mặt trong các mạch nước ngầm. Ở Việt
Nam, khu vực nông thôn, người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, nên tỷ lệ nhiễm
chì là cực cao.

Nguồn nước ở gần các khu vực khai thác khoáng sản thường bị nhiễm chì cao. Khi nước
chảy qua các khu mỏ, sẽ mang theo một lượng kim loại nặng trong đó có chì.

Ở một số khu vực Việt Nam, chứa hàm lượng chì cao trong đất, làm cho mạch nước
ngầm chảy trong lòng đất nhiễm chì.

Chì cũng là một chất vô cùng độc hại. Nếu nước có hàm lượng chì cao, khi sử dụng có
ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người.
Chì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và ngoại vi gây chậm lớn,
khuyết tật, suy giảm thính giác và chức năng tế bào huyết học. Trẻ bị nhiễm chì có thể
ảnh hưởng đến IQ, làm IQ thấp, hiếu động… Một vài trường hợp hiếm hoi thì ngộ độc
chì có thể gây hôn mê, co giật và dẫn đến tử vong.
2/ Thủy ngân((Hg)

Thủy ngân là kim loại tồn tại ở dạng lỏng, rất nặng, dễ sa lắng, dễ bốc hơi ngay cả nhiệt
độ thường. Trong những vụ cháy lớn như vụ cháy Rạng Đông vừa qua, thủy ngân đã phát
tán rộng ra môi trường. Nó có thể đọng lại trên cây cối, mái nhà. Khi mưa xuống thủy
ngân sẽ ngấm vào đất, nước dẫn đến tình trạng ô nhiễm thủy ngân trong môi trường này.
Thủy ngân là chất không màu, không mùi. Vì vậy, về mặt cảm quan, cảm tính thì không
thể nhận biết nước có bị nhiễm hay không.
Thủy ngân là là một chất rất độc hại. Chỉ với hàm lượng vượt ngưỡng 0,001mg/l, bạn cần
khẩn cấp xử lý nguồn nước. Thủy ngân có mức độ độc mạnh, nó có thể phá hủy gan,
thận, tác động mạnh đến hệ thần kinh. Nếu bạn bị nhiễm độc thủy ngân còn có các biểu
hiện: buồn nôn, nôn, đau bất thường, khó nuốt, sốc, đi ngoài ra máu, viêm họng. Sau
những triệu chứng ban đầu này, hệ tim mạch của bạn sẽ nhanh chóng bị phá hủy, dạ dày,
ruột kết xuất huyết, phá hủy nghiêm trọng thận.

3/Asen(As)

Nước nhiễm Asen hay còn gọi là Arsenic (thạch tín) là hợp chất oxit của Asen hoá trị III
(As2O3), thành phần tự nhiên thường được tìm thấy ở nước, đá, đất, không khí, trong
động vật và thực vật. Chất này cũng có thể phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp. Đây được xem là chất độc cực mạnh với khả năng gây hại
gấp 4 lần thủy ngân, gây tử vong chỉ với hàm lượng siêu nhỏ.

Asen có thể tồn tại dưới dạng tinh khiết riêng biệt nhưng hầu hết được phân thành hai
loại: Asen hữu cơ và Asen vô cơ.
 Asen hữu cơ: Vi lượng Asen có trong thực phẩm, rau quả, tìm thấy trong cơ thể
người và động vật. Loại Asen này không gây nguy hiểm đến sức khỏe và thường
nhanh chóng tự loại bỏ ra khỏi cơ thể.
 Asen vô cơ: Đây là loại Asen cực độc, tích tụ trong đất đá sau đó hòa tan vào
nước, gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước, dẫn đến các tác hại nghiêm trọng
đến sức khỏe con người. Asen vô cơ thường được dùng để chế tạo các loại thuốc
trừ sâu, diệt cỏ,…
 Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước bị nhiễm Asen là bởi lớp trầm tích của
Đồng bằng Sông Hồng chứa lượng Asen cao khi được giải phóng lại bị hòa tan
vào nguồn nước. Bên cạnh đó, nước nhiễm Asen còn đến từ thuốc bảo vệ thực vật
hòa vào do các hoạt động sản xuất và sử dụng phân bón hóa học, hoặc các hoạt
động khai thác và chế biến kim loại thải ra môi trường.
 Asen là chất không màu, không mùi, không vị nên rất khó nhận biết. Một nghiên
cứu của WHO chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm Asen cao là do người dân sử dụng nước
nhưng không thể nhận biết được bằng mắt thường. Hiện nay, cách nhận biết
nước nhiễm Asen duy nhất là phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Để đảm bảo
nguồn nước sinh hoạt sạch, người dân nên mang mẫu đến kiểm tra tại các phòng
thí nghiệm có uy tín.

Lượng Asen tích tụ trong cơ thể càng lâu sẽ gây ra các triệu chứng càng nguy hiểm. Việc
liên tục tiêu thụ nước nhiễm Asen trong vòng 15 năm có thể gây phá hủy toàn bộ hệ thần
kinh, nguy cơ mắc bệnh ung thư cao. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC),
nếu sử dụng các hợp chất asen vô cơ lâu dài sẽ gây ra các loại ung thư như:

 Ung thư phổi


 Ung thư gan
 Ung thư thận
 Ung thư da
 Ung thư bàng quang
 Ung thư tuyến tiền liệt
Tiếp xúc với Asen trong khoảng thời gian quá lâu sẽ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng khác như:

 Người hít phải asen ở hàm lượng cao có thể làm đau họng và kích thích phổi.
 Người lỡ nuốt phải asen quá cao sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, yếu cơ, phát ban thậm
chí bị chuột rút.
 Người tiếp xúc asen hàm lượng đủ cao trong thời gian đủ lâu sẽ gây tử vong.
 Người tiếp xúc với asen hàm lượng thấp nhưng trong thời gian dài có thể làm tổn
thương gan thận, da bị nổi mẩn đỏ, thiếu hụt hồng cầu và bạch cầu. Làm cho
người luôn ở trạng thái mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.
4/Cadimi((Cd)

Cadimi là chất có mặt trong tự nhiên nhưng được cho là chất không cần thiết cho cuộc
sống, thậm chí gây hại cho sức khỏe con người. Hiện nay, nguồn lây ô nhiễm Cadimi chủ
yếu đến từ quá trình công nghiệp và nông nghiệp, thực phẩm và nước uống. Các hoạt
động khai thác khoáng sản, nấu chảy quặng kim loại, đốt nhiên liệu hóa thạch và rác thải
khiến Cadimi lây nhiễm vào không khí, di chuyển vào trong đất, nước gây ô nhiễm môi
trường sinh sống.

Cadimi có trong đất và nước có thể tích tụ vào cây trồng, sinh vật thủy sinh rồi đi vào
chuỗi thực phẩm. Các tạp chất trong ống mạ kẽm, ống nước, bình nóng lạnh và vòi nước
đôi khi gây ra việc gia tăng hàm lượng cadimi lên cao.

Cadimi được xem là chất độc và chưa có phương pháp giải độc hữu hiệu. Nếu uống trực
tiếp 1 lượng lớn từ 350mg là đủ để khiến 1 người tử vong. Nếu tiếp xúc với hàm lượng
nhỏ, nó chủ yếu tích tụ ở thận trong thời gian tương đối dài 10 – 35 năm. Tình trạng
nhiễm độc lâu ngày sẽ làm tổn thương các chức năng của thận, tạo sỏi thận, suy thận, gây
ra các vấn đề về xương và hô hấp góp phần dẫn đến bệnh ung thư.

You might also like