Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trịnh Tuệ - vị trạng nguyên cuối cùng của phong kiến Việt Nam

Thân thế : là cháu năm đời của chúa Trịnh Tùng. Gia đình ông đều có những người đỗ đạt.Anh ruột là
Trịnh Côn và các con là Trịnh Đức, Trịnh Sa đều đỗ hương cống và làm quan dưới triều Lê - Trịnh.

Những mốc son chói lói về cuộc đời Trịnh Tuệ

- Thi Hương đỗ Tứ trường làm việc ở Phủ Tôn Nhan, giữ chức Phó hình phiên

- Năm 1736, ông đỗ đầu thi Hội, đến kì thi Đình ông đỗ luôn Trạng Nguyên

- Ông được phong Đông Các học sĩ rồi lên tới chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình

- Năm 1740 ông bị biếm chức bởi bị chúa Trịnh Doanh nghi ngờ theo đảng phản nghịch. Ông về quê dạy
học khoảng 5 năm.

- Sau ông được phục hồi làm Thừa chấp chính xứ Sơn Nam, rồi thăng Tả thị lang bộ Hình

Ông Trạng và nghi án gian lận thi cử

Trịnh Tuệ vốn thông minh, học giỏi, được gọi là “ thần đồng xứ Thanh”, nhưng khoa thi Hội ông dự thì
do một người họ Trịnh là Trịnh Diễm làm chủ khảo, đến khi thi Đình lại xảy ra một sự thay đổi khác so
với những khoa thi trước, đó là việc các thí sinh thay vì vào sân rồng để vua Lê vấn thi thì lại vào sân
chúa để chúa Trịnh Giang hỏi thi. Dù đỗ đầu, nhưng ông vẫn bị mọi người nghi ngờ rằng chúa Trịnh đã
thiên vị ông. Không có cách nào giải oan, một lần, Trịnh Huệ nói với mọi người rằng: Tôi đỗ đầu mà bị
thiên hạ nói là do vương phủ thiên vị thì còn gì là thơ văn nữa. Nay để khỏi nghi ngờ, xin chư vị đem các
câu hỏi khó ở bất cứ sách nào về kinh, sử, y học bói toán, tôi sẽ trả lời".

Nhiều người tranh nhau hỏi, ông đều trả lời trôi chảy. Không tìm được điểm yếu của Trịnh Huệ, họ quay
sang đề cập những câu hỏi hóc búa về thực tế ở Đại Việt.

Một người phụ nữ tiến lên hỏi Trịnh Tuệ: Chiếc đũa là vật thiêng không có chân lúc nào thì gãy, lúc nào
thì mất, nó chạy đi đâu? Ở trong kinh điển nào? Trịnh Huệ mỉm cười, khoan thai đọc hai câu thơ của Lê
Thánh Tông: Trời còn giành để An Nam mượn / Vạch chước binh Ngô mãi mới vừa.

Ông nói tiếp: "Đó chẳng phải là câu thơ của Lê Thánh Tông bản triều vịnh núi Chiếc Đũa, nơi khởi phát
đế nghiệp, mở ra công cuộc bình Ngô của nước ta hay sao? Núi Chiếc Đũa không có chân mà chạy về góc
đó".

Quả là ở Thanh Hoá nơi cửa biển Thần Phù (nay thuộc địa phận làng Văn Đức, xã Nga Phú, huyện Nga
Sơn) có ngọn núi đứng một mình tên chữ là Chích Trợ Sơn, gọi nôm là núi Chiếc Đũa, hình thù giống như
chiếc cọc cắm giữa biển làm cột mốc cho thuyền bè qua lại. Từ xưa, các vua chúa qua đây đều có thơ đề
vịnh, ca ngợi cảnh đẹp của phong cảnh. Vậy là mọi người đều phải cảm phúc trước vốn hiểu biết sâu
rộng của Trạng

Tại sao lại là Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử phong kiến Việt Nam
Sau khoa thi của Trạng nguyên Trịnh Tuệ, dưới triều Lê Trung Hưng, còn gần 20 lần thi Đình nữa, song
không có ai đỗ trạng nguyên. Còn dưới triều Nguyễn thì không có vị trạng nguyên nào, vì triều Nguyễn
chỉ lấy bảng nhãn trở xuống.

Do đó Trịnh Huệ là vị trạng nguyên cuối cùng của chế độ khoa cử nước ta thời phong kiến.

Ý tưởng của mình là như này: mình sẽ thu podcast, toàn bộ video sẽ chỉ để hình băng cassette( phải
phóng to xíu), và đến mỗi phần tiêu đề in đậm thì chỉ cần đánh lại tiêu đề lên chiếc băng đó. Nếu có thể
được chèn giúp mình hình ảnh dưới vô trong cassette, nếu không đẹp thì cắt nề ra rồi để hình người
cạnh bang cassette. Nếu ý tưởng này khó thực hiện quá thì tụi mình làm ảnh như thường nhé TT.

Link ảnh : https://drive.google.com/file/d/1XacgPE9TerFaQzTFLokOX-m9vhflQCAM/view?usp=sharing

You might also like