Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Giới thiệu sơ lược về Van


 Van là công cụ để điều khiển các thông số của dòng vật chất như :
- Nhiệt độ
- Áp suất
- Thể tích
- Hướng của dòng vật chất trong đường ống
 Tác dụng của Van:
- Điều khiển lưu lượng của dòng vật chất trong đường ống bằng cách điều
chỉnh việc đóng, mở van.
- Đảm bảo hệ thống hoạt động một cách an toàn.
- Đảm bảo các thông só công nghệ như nhiệt độ, áp suất, nồng độ … của
dòng vật chất trong đường ống nằm trong khoảng cho phép để vận hành
hệ thống hiệu quả hơn.
 Các tiêu chuẩn khi chế tạo Van.
- Khi tính toán lựa chọn van cần chú ý các thông số , tính chất của dòng
môi chất ta sẽ làm việc: chức năng, phạm vi sử dụng của van: Áp suất
và nhiệt độ làm việc cho phép của van.
- Dựa vào các thông số làm việc của hệ thống ta sẽ chọn vật liệu làm van,
kích thước van, kiểu van… sao cho phù hợp với từng hệ thống cụ thể.
- Hai tiêu chuẩn được sử dụng trong việc chế tạo van là ASME B16.34,
API
 Phân loại các loại van.
Dựa vào chức năng của từng loại van ta có thể chia Van làm 4 loại chinh
sau:
- Loại van dùng để đóng, mở
- Loại van dùng để điều chỉnh
- Loại van 1 chiều: chỉ cho phép dòng chảy của dòng vật chất trong
ống theo 1 chiều nhất định và không thể thay đổi chiều được
- Loại van dùng để khống chế áp suất trong hệ thống.
2. Giới thiệu về một số loại van hay gặp.
a) Van cầu

- ĐN:Là loại van dùng để điều chỉnh lưu lượng dòng vật chất trong đường
ống
- Nguyên lý:Ghế của van cầu nằm ở giữa và song song với đường ống, và
lỗ trên ghế được đóng lại bằng đĩa hoặc chốt. Van cầu có thể được cơ cấu
để điều khiển lưu lượng theo cả hai hướng
- Ưu , nhược điểm:
Ưu điểm: Nhỏ gọn, chế tạo dễ dàng; dễ dàng thay thế, sửa chữa; ít gây
ồn khi vận hành
Nhược điểm: Tổn thất về áp suất lớn; tốn công khi vận hành
b) Van cổng.

- ĐN: Là loại van đóng hoặc mở mà không có chức năng điều chỉnh
các thông số của dòng
- Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Hoạt động được cả 2 chiều; Tổn thất áp suất qua van nhỏ
hơn loại van cầu
Nhược điểm: Cồng kềnh, tháo lắp sửa chữa khó; Dễ bị ăn mòn
c) Van an toàn

- ĐN: Là loại van dùng để khống chế áp suất của dòng vật chất trong
đường ống ( thiết bị ) để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách an
toàn.
- Van an toàn hay sử dụng lò xo bằng thép có thể tự động mở khi áp
suất vượt quá mức an toàn của hệ thống.
- Về cơ bản van an toàn được chia ra làm 2 loại là van an toàn tác
động trực tiếp và van an toàn tác động gián tiếp

Cả 2 loại van an toàn trên đều hoạt động dựa trên nguyên lý bảo vệ
hệ thống thiết bị đằng sau của van an toàn

Khi van an toàn được lắp trên đường ống thì van an toàn đã được cài
đặt mức độ an toàn nhất định. Ví dụ van an toàn đã được cài đặt áp
lực an toàn là 5bar, 8bar, 10bar, 20bar, v.v...

Lưu chất sau khi được bơm, bơm tăng áp, hệ thống khí nén , lò hơi,
v.v... sẽ được luân chuyển qua van an toàn. Ở trạng thái làm việc
bình thường thì van an toàn gần như không hoạt động,

Khi hệ thống có xảy ra 1 sự cố nào đó, do cố ý, hoặc chủ ý làm hệ


thống tăng áp dần, tăng áp đột ngột thì khi đó áp lực trên đường ống
sẽ phá vỡ cân bằng với lực lò xò, khi áp lực lớn hơn mức cài đặt thì
van an toàn sẽ mở và xả bớt lưu chất trên đường ống giúp cho áp lực
trên ống giảm như vậy sẽ đảm bảo được an toàn cho hệ thống.
Khi áp lực trên đường ống giảm quá mức cài đặt thì van an toàn lại
trở về vị trí đóng lại và không hoạt động cho tới khi áp suất lại tăng
lên đến áp suất cài đặt

Van an toàn tay giật: có tay giật giúp cho chúng ta tự giật mà không
cần đạt đến áp an toàn. Ngoài ra tay giật cũng giúp cho quá trình van
an toàn lâu ngày không hoạt động bị kẹt cứng có thể hoạt động trở
lại.

d) Van tự động

- ĐN: Đây là loại van dùng để điều chỉnh hay khống chế lưu lượng, áp
suất của dòng vật chất trong đường ống theo các thông số đã thiết
lập từ trước. (Chủ yếu dùng để điều chỉnh lưu lượng của dòng

- Van tự động nhận tính hiệu từ các biến điều khiển trên hệ thống sau
đó tự điều chỉnh thông số của dòng đúng như thông số mà kỹ sư đã
thiết lập trước khi vận hành.

You might also like