Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

ÔN TẬP “TỰ TÌNH” (II)

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tập thơ nào sau đây dược xem là của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

A. Giấc mộng con

B. Khối tình con

C. Lưu hương kí

D. Gái quê

Câu 2: Đọc bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ
Xuân Hương?

A. Khát vọng công danh, sự nghiệp

B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi

C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc

Câu 3: Đối tượng thường được đề cập nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là:

A. Thầy tu hư hỏng

B. Người nông dân khốn khổ.

C. Người phụ nữ không hạnh phúc

D. Lũ học trò dốt

Câu 4: Nhận định nào dưới đây nói lên đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của
Hồ Xuân Hương?

A. Trào phúng mà trữ tình, đậm đà văn liệu dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn
ngữ và hình tượng.

B. Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột dưới chế độ phong kiến.

Page 1
C. Bất mãn sâu sắc với chê độ phong kiến, nên giọng điệu thơ của bà thường khinh
bạc.

D. Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa.

Câu 5: Bài thơ nào sau đây không phải của Hồ Xuân Hương?

A. Mời trầu

B. Bánh trôi nước

C. Hương thầm

D. Khóc ông phủ Vĩnh Tường

Câu 6: Giá trị nhân văn, nhăn đạo cao đẹp trong sáng tác của Nữ sĩ Hồ Xuân
Hương nổi bật ở điểm nào sau đây?

A. Là tiếng cười mỉa mai những thói hư, tật xấu của bọn công tử nhà giàu.

B. Là bản cáo trạng đanh thép xã hội phong kiến bất công, bạo tàn, gây chiến tranh
liên miên.

C. Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống xã hội phồn vinh, công bình,

D. Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp
tâm hồn và khát vọng hạnh phúc của họ.

Câu 7: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài
“Tự tình I” và “Tự tình II” là

A. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị

B. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát

C. Buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước duyên phận

D. Sự thách thức cuộc đời

Câu 8: Bài thơ “Tự tình” được viết bằng loại chữ gì?

A. Chữ Pháp

Page 2
B. Chữ Hán

C. Chữ Nôm

D. Chữ Quốc ngữ

Câu 9: Những dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Tự tình
II” của Hồ Xuân Hương?

A. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh

B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang

C. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên
số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.

D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc

Câu 10: Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên đế
thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?

A. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

B. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

C. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!

D. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Câu 11: Bài thơ nào sau đây là của Hồ Xuân Hương?

A. Đèo Ba Dội

B. Qua đèo Ngang

C. Đèo Cả
Page 3
D. Quán ven đường.

Câu 12: Đọc bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương, anh (chị) nhận thấy đặc
sắc nghệ thuật thế hiện ở điểm nào?

A. Nhiều hình ảnh ước lệ.

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thế trữ tình

D. Từ ngữ giàu tính biểu cảm, hình ảnh độc đáo

Câu 13: “Hồng nhan” là nói đến dung nhan thiếu nữ nhưng tác giả thả xuống
một từ “trơ” phía trước, nhằm nhấn mạnh điều gì?

A. Bộc lộ sự thách thức đối với số phận.

B. Nhấn mạnh sự bẽ bàng, sự mỉa mai, chua chát của chính bản thân mình.

C. Nhấn mạnh nỗi đau thế thái nhân tình

D. Bộc lộ sự bế tắc trước cuộc đời.

Câu 14: Ý nghĩa hai câu đề “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái
hồng nhan với nước non” trong bài thơ “Tự tình II” là gì?

A. Gợi cái vòng luẩn quẩn tình duyên đã trở thành trò đùa của tạo hoá.

B. Bộc lộ nỗi niềm buồn tủi, bẽ bàng, cay đắng, trơ trọi đang tràn ngập trong tâm
hồn của phận “hồng nhan” (nhân vật trữ tình) trước bước đi lạnh lùng của thời
gian.

C. Tả cảnh đêm khuya và người đẹp cùng nước non

D. Tả cảnh người đẹp đang trơ trọi giữa đêm khuya cùng sông núi

Câu 15: Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” trong bài thơ “Tự tình”
của Hồ Xuân Hương là nói đến điều gì?

A. Vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể trữ tình.

B. Sự cô đơn và bẽ bàng của chủ thể trữ tình.

Page 4
C. Sự quyến rũ của một trang giai nhân.

D. Sự khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.

Câu 16: “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương là bài thơ Nôm Đường luật thuộc thể
thơ nào sau đây?

A. Thất ngôn bát cú

B. Cổ phong

C. Thất ngôn tứ tuyệt

D. Thất ngôn trường thiên.

Câu 17: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

A. Nữ sĩ thơ Nôm

B. Bà Chúa thơ Nôm

C. Bạch Vân cư sĩ

D. Hồng Hà nữ sĩ

Câu 18: Bài thơ “Tự tình” là của tác giả nào sau dây?

A. Hồ Xuân Hương.

B. Xuân Quỳnh

C. Xuân Diệu

D. Đoàn Thị Điểm

Câu 19: Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ nỗi buồn đau vì không thoát khỏi bi
kịch?

A. Xiên ngang mặt đất rêu từng dám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

B. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Page 5
Mảnh tình san sẻ tí con con!

C. Đêm khuya văng vầng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

D. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Câu 20: Hai câu thơ sau đây sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì: Ngán nỗi xuân đi,
xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con !

A. Hoán dụ

B. Tăng tiến

C. Phóng đại

D. So sánh

Đáp án:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C D C A C D C C C A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A D B B B A B A B B

II. DÀN Ý PHÂN TÍCH

1. Mở bài

- Trình bày những nét tiêu biểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ được mệnh danh:
“Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều những bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và
niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ.

- Giới thiệu bài thơ Tự tình II: Đây là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự
tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng.

Page 6
2. Thân bài

 LĐ1. Khái quát chung:

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương.

+ Chùm thơ Tự tình bộc lộ cảnh ngộ éo le ngang trái cùng những nỗi niềm buồn tủi
cay đắng của thi sĩ.

- Văn tự: chữ Nôm

- Thể loại: Thất ngôn bát cú

 LĐ 2. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường

• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:

- Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống
thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an

- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh
vắng

⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn

• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng
mạnh:

- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể
hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.

- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng

Page 7
⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”

⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội

 LĐ 3. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

• Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa

- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu

- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như
cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời

⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận

• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề

- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:

+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua

+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên
mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người

- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở

⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

 LĐ4. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:

+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu

+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân
mây”

Page 8
+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng
bỉnh, ngang ngạnh

+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt

⇒ Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng

⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

 LĐ5. Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

• Câu 7:

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời
cũng là tuổi xuân

⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua
đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.

• Câu 8:

- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã
không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh
nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở
thành tí con con

Page 9
⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu
thân phận làm lẽ

 LĐ6. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:

+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa

- Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6

- Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

3. Kết bài

- Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Thông qua bài thơ thể hiện giá trị hiện thực và bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc
của một nhà thơ “phụ nữ viết về phụ nữ”.

III. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ

Hướng dẫn viết mở bài:

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học
trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Bà là một “thiên tài
kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ
viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu
viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là
“Tự tình” (II).

Page 10
Khái quát chung

Trước khi phân tích bài thơ Tự tình, ta cần nắm được đôi nét về tác giả Hồ Xuân
Hương cùng tác phẩm. 

Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh măn mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một
ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (HN) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường. Hồ Xuân Hương
là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Bà
lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn
ngủi và không có hạnh phúc.

“Tự tình” (II) là bài thơ thuộc chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của bà. Đây
là chùm thơ nữ sĩ viết để tự kể nỗi lòng, tâm tình của mình. Tác phẩm được viết
bằng chữ Nôm, làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần:
đề, thực, luận, kết. Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất
trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi
vào bi kịch. Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán bài thơ được sáng tác khi bà
đã gặp phải những éo le, bất hạnh trong tình duyên.

Phân tích bài thơ:

Hai câu đề

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người phụ nữ không ngủ, một mình ngồi giữa
đêm khuya:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Page 11
Giữa đêm khuya, người phụ nữ thao thức không ngủ được và nàng nghe âm
thanh tiếng trống canh dồn dập. “Đêm khuya” là thời gian của hạnh phúc lứa đôi,
của sum họp gia đình, vậy mà ở đây, trớ trêu thay, người phụ nữ lại đơn độc một
mình. Nàng cô đơn quá nên thao thức không ngủ, nàng nghe âm thanh tiếng trống
canh “văng vẳng”. Từ láy này miêu tả âm thanh từ xa vọng lại. Với nghệ thuật lấy
động tả tĩnh, người đọc cảm nhận được không gian đêm khuya tĩnh lặng, im lìm và
người phụ nữ thật cô đơn, tội nghiệp. Trong xã hội xưa, tiếng trống canh là âm
thanh dùng báo hiệu thời gian một canh giờ trôi qua.

Nữ sĩ nghe âm thanh tiếng trống canh “dồn” - tiếng trống dồn dập, khẩn
trương - có lẽ là vì nàng đang ngồi đếm thời gian và lo lắng thấy nó trôi qua một
cách dồn dập, tàn nhẫn. Nó chẳng cần biết tuổi xuân của nàng sắp vuột mất mà
nàng thì vẫn đang phải “trơ cái hồng nhan” ra giữa “nước non”. Dường như, nỗi cô
đơn, xót xa ấy luôn dày vò nữ sĩ nên thời gian trở thành nỗi ám ảnh không nguôi
trong tâm hồn bà. Trong chùm “Tự tình”, nỗi ám ảnh về thời gian còn hiện hữu
trong âm thanh “tiếng gà”. Người phụ nữ ấy cũng trằn trọc cho đến sáng để rồi
nghe âm thanh “tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” mà đau đớn, mà oán hận.

“Hồng nhan” là nhan sắc của người phụ nữ vẫn còn ở độ mặn mà, cái mà bất
cứ ai cũng trân trọng. Thế mà, nó lại kết hợp với từ “cái” - một danh từ chỉ loại
thường gắn với những thứ vật chất nhỏ bé, tầm thường. Nàng tự thấy nhan sắc của
mình quá nhỏ bé, rẻ rúng bởi nó chẳng khác gì một thứ đồ ít giá trị, lại chẳng được
ai đoái hoài đến. Nó phải “trơ” ra, phô ra, bày ra một cách vô duyên, vô nghĩa lí
giữa đất trời. Từ “trơ” đứng đầu câu cho ta cảm nhận được nỗi xót xa, đau đớn, tủi
hổ, bẽ bàng của người phụ nữ một mình giữa đêm khuya, không ai quan tâm, đoái
hoài. Tuy có bẽ bàng, tủi hổ nhưng ta vẫn thấy ẩn khuất trong câu thơ một nữ sĩ
mạnh mẽ, cá tính dám đem cái tôi cá nhân để đối lập với cả “nước non” rộng lớn.

Page 12
Hai câu thực

Hồ Xuân Hương là thế, không bao giờ chịu bé nhỏ, yếu mềm. Hai câu đầu
bằng cách khắc họa thời gian, không gian nghệ thuật và cách kết hợp từ độc đáo đã
thể hiện rõ nỗi cô đơn, đau đớn, tủi hổ bẽ bàng trước tình duyên hẩm hiu của chính
mình. Hai câu thực khắc họa sâu sắc sự phẫn uất trước tình cảnh éo le:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”.

Giữa đêm khuya, cô đơn và buồn tủi, nàng tìm đến rượu để quên đi tất cả
nhưng nào quên được “say lại tỉnh”. Say, có thể quên đi được một chốc, nhưng đâu
có thể say mãi, rồi sẽ lại “tỉnh” ra. Tỉnh ra lại càng ý thức sâu sắc hơn nỗi cô đơn,
xót xa, lại càng buồn hơn. Ẩn sau cái hành động tìm đến rượu để giải tỏa nỗi sầu là
cả niềm phẫn uất sâu sắc trước số phận bất hạnh. Cụm từ “say lại tỉnh” cho thấy cái
bế tắc, quẩn quanh trong nỗi buồn, cô đơn của người phụ nữ.

Nàng cô đơn nên tìm đến vầng trăng bên ngoài kia mong sự đồng cảm. Nàng
thấy vầng trăng đã “xế” bóng “khuyết chưa tròn”. Nàng nhìn thấy số phận bất hạnh
của mình trong hình ảnh vầng trăng: nàng cũng đã ở tuổi “xế” chiều mà tình duyên
vẫn hẩm hiu, lận đận, “chưa tròn”. Ở hai câu này, bằng phép đối, nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình, nữ sĩ đã khắc họa nên tâm trạng bế tắc và nỗi phẫn uất sâu sắc trước
duyên phận hẩm hiu, lỡ làng.

Hai câu luận

Sang hai câu luận, dường như sự phẫn uất ấy biến thành sự chống trả kịch
liệt:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Page 13
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”

Hai câu thơ được cấu tạo đặc biệt: đảo vị ngữ là những động từ mạnh lên
đầu câu. “Xiên ngang” và “đâm toạc” là hành động của những vật vô tri vô giác.
Trong tự nhiên, rêu là sự vật bé nhỏ, yếu mềm, thế mà ở đây dường như nó mạnh
mẽ hơn, cứng cỏi thêm để “xiên ngang mặt đất”. “Đá” là vật bất động, thế mà ở
đây cũng đang to hơn, nhọn hơn, đang cựa quậy, “nổi loạn” phá tan không gian tù
túng bị giới hạn bởi “chân mây”. Hình ảnh thiên nhiên động, thiên nhiên “nổi loạn”
này không chỉ xuất hiện một lần mà còn có trong nhiều những tác phẩm khác của
bà.

Lí giải cho sự xuất hiện những hình ảnh thiên nhiên như thế là ở cá tính
mạnh mẽ của nữ sĩ. Thiên nhiên được miêu tả thể hiện rõ tâm trạng con người, như
đại thi hào Nguyễn Du từng đúc kết về mối quan hệ giữa cảnh và tình: “Cảnh buồn
người có vui đâu bao giờ”. Cảnh được miêu tả là “nổi loạn”, là “phá bĩnh” thể hiện
tâm trạng người phụ nữ lúc này cũng muốn “nổi loạn”, quẫy đạp để phá tan số
phận bất hạnh, tình duyên hẩm hiu của mình. Dường như, người phụ nữ đang gồng
mình lên để chống trả kịch liệt số phận. Đó chính là thái độ phản kháng mạnh mẽ
của nữ sĩ trước thực tại đau buồn. Đằng sau sự phản kháng mạnh mẽ ấy là khao
khát sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của nữ sĩ.

Hai câu thơ, với phép đối, phép đảo nhấn mạnh hai động từ mạnh đầu câu và
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã cho thấy sự cố gắng vươn lên đấu tranh với số phận,
đồng thời cho thấy khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt ở nữ sĩ
xinh đẹp, tài năng mà cuộc đời không ưu ái. Người đọc thật sự khâm phục trước
bản lĩnh cứng cỏi, không chịu đầu hàng số phận của người phụ nữ cá tính ấy.

Page 14
Hai câu kết

Đến hai câu cuối bài thơ, tuy nàng đã cố gắng vươn lên nhưng không thoát
khỏi cái thở dài ngán ngẩm trước bi kịch:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con”.

Nàng thở dài “ngán nỗi”. Nàng chán ngán bởi “xuân đi xuân lại lại”. Mùa
xuân và vẻ đẹp của nó phai đi nhưng rồi sẽ quay trở lại theo quy luật của tạo hóa.
Nhưng “xuân” của người phụ nữ, tuổi trẻ và sắc đẹp của nàng thì không thể nào trở
lại được, mà cứ mỗi một mùa xuân trôi đi là lại thêm một lần nữa tuổi xuân của đời
người ra đi, thế nên nàng “ngán”. Cụm từ “lại lại” như một sự thở dài ngao ngán
trước sự trôi chảy tàn nhẫn của thời gian. Nó cứ trôi đi, không thèm để ý đến cái bi
kịch đang cướp đi tuổi trẻ của nàng: “mảnh tình san sẻ”.

Tình yêu của nàng vốn dĩ mỏng manh, bé nhỏ, chỉ là một “mảnh”, thế mà
còn phải san sẻ”, chia năm sẻ bảy ra thật tội nghiệp. Bởi vậy mà nó chỉ còn là một
“tí con con”. Nghệ thuật tăng tiến theo chiều giảm dần khiến người đọc thấy rõ cái
bi kịch xót xa của nữ sĩ và cảm thương cho con người tài hoa mà bạc mệnh. Bi
kịch ấy đeo đẳng lấy người phụ nữ khiến nàng không chỉ thốt lên ngao ngán một
lần.

Trong “Tự tình” (III) nàng cũng từng thở dài:

“Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”.

Đây cũng là một cách nói khác của bi kịch tình yêu bị chia năm sẻ bảy.
Nàng có chồng - “ôm đàn” - nhưng lấy chồng mà vẫn “tấp tênh” như chẳng có,
“một tháng đôi lần có cũng như không”. Hai câu kết bài thơ với những từ ngữ giản

Page 15
dị, tự nhiên và nghệ thuật tăng tiến, người đọc cảm nhận được cái chán ngán khi
rơi vào bi kịch của nữ sĩ. Tuy thế, dư âm của cái khát khao sống, khát khao hạnh
phúc lứa đôi mãnh liệt ở hai câu trước vẫn khiến người đọc cảm phục bản lĩnh
cứng cỏi của “bà chúa thơ Nôm”.

Khái quát về nghệ thuật đặc sắc

Với ngôn ngữ thơ Nôm giản dị, tự nhiên nhưng cũng sắc nhọn, với các biện
pháp nghệ thuật đảo, đối, dùng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình… bài thơ thể hiện
tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước duyên phận, nhưng vẫn cố gắng vươn
lên với khát khao sống, khát khao hạnh phúc mãnh liệt, tuy vẫn rơi vào bi kịch.

Hướng dẫn viết kết bài

Tóm lại, “Tự tình” (II) thể hiện bản lĩnh Hồ Xuân Hương qua tâm trạng đầy
bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát
được sống hạnh phúc. Đọc bài thơ, ta vừa thương xót cho số phận bất hạnh, vừa
khâm phục bản lĩnh cứng cỏi của nữ sĩ. Bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tài
năng ngôn ngữ của “bà chúa thơ Nôm”.

Page 16

You might also like