Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

BẢN TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM

Học phần: 2211CHEM1418 – Thực hành Điện – Keo

Nhóm 1: Tên thành viên MSSV

1 Dương Anh Tuấn Anh 46.01.201.009

2 Nguyễn An 46.01.201.001

3 Đào Tuấn Anh 46.01.201.011

4 Phan Chí Bảo 46.01.201.013

5 Trần Ái Diệp 46.01.201.022

Bài 1: Xác định phương trình Nernst


I. Mục đích.

Đo sức điện động của pin điện hóa tạo thành từ một điện cực oxi hóa – khử ( ví
dụ: Pt | Fe (III), Fe (II)) và một điện cực chuẩn thích hợp (ví dụ: Ag(s) | AgCl (s) | Cl-(aq))

Vẽ đồ thị Epin theo lg[Fe(CN)63-]/[Fe(CN)64-] để thấy được ảnh hưởng của


nồng độ các chất tham gia phản ứng ở điện cực lên sức điện động của pin.

II. Cơ sở lý thuyết.

Phương trình Nernst là một trong các phương trình cơ bản củ cân bằng điện
hóa, diễn tả điện thế của một điện cực khi tiếp xúc với một dung dịch của các ion phụ
thuộc vào hoạt độ của các ion đó.

Phương trình Nernst có dạng:


RT aoxh
E = E0 + ln (1)
nF akh

Trong đó:

E: Thế của điện cực (V)

E0: Thế chuẩn của điện cực (V)

aoxh: Hoạt độ dạng oxy hóa


akh: Hoạt độ dạng khử

R=8,314 J mol-1 K-1: Hằng số khí lý tưởng

T: Nhiệt độ (K)

n: Số điện tử trao đổi ở phản ứng điện cực

F: Hằng số Faraday (96500 Coulomb mol-1)

Ở 250C, khi thay R và F bằng các giá trị tương ứng, phương trình trên sẽ có
dạng:
0,059 aoxh
E = E0 + n
lg (2)
akh

Trong bài thí nghiệm này, điện cực oxy hóa- khử được tạo thành bằng cách
nhúng thanh vào dung dịch chất oxy hóa khử ( dung dịch chứa đồng thời Fe3+, Fe2+
hay Fe(CN)63-, Fe(CN)64-; điện cực tiêu chuẩn thích hợp sử dụng là Ag(s)| AgCl(s)| Cl-(aq)
3M.

Pin điện hóa được tạo thành trong thí nghiệm này là:

Ag(s)| AgCl(s)| Cl-(aq) || Fe(CN)63-, Fe(CN)64-| Pt

Phản ứng xảy ra ở điện cực cathode là:

Fe(CN)63- + 1e → Fe(CN)64-

Áp dụng phương trình (2) ta có thế điện cực của điện cực oxy hóa khử là:
a
0,059 Fe(CN)3−
EFe(CN)4− /Fe(CN)3− = E0Fe(CN)4−/Fe(CN)4− + lg 6
(3)
6 6 6 6 n a
Fe(CN)4−
6

Nếu bỏ qua hệ số hoạt độ của dạng oxy hóa và dạng khử, phương trình (3) có
thể viết đơn giản như sau:

0,059 [Fe(CN)3−6 ]
EFe(CN)4− /Fe(CN)3− = E0Fe(CN)4− /Fe(CN)4− + lg
6 6 6 6 n [Fe(CN)4−
6 ]

Sức điện động của pin điện hóa là:

0,059 [Fe(CN)3−6 ]
Epin = EFe(CN)4− /Fe(CN)3− − EAgCl/Ag = 0,36 + lg − 0,22
6 6 n [Fe(CN)4−
6 ]
[Fe(CN)3−
6 ]
→Epin = 0,14 + lg
[Fe(CN)4−
6 ]

Ở 250C điện cực tiêu chuẩn Ag(s)| AgCl(s)| Cl-(aq) có điện thế là 0,22 V hay 220
mV.

III. Hoá chất dụng cụ.

- 2 buret 50 mL

- 2 phễu nhỏ

- 3 cốc 100 mL

- Điện cực silver chloride (Ag(s)| AgCl(s)| Cl-(ap) 3M, điện cực platin)

- Máy đo điện thế, máy khuấy từ, thanh khuấy từ

- Giấy thấm (giấy lọc)

- Dung dịch K4Fe(CN)6 0,001 M và dung dịch K3Fe(CN)6 0,001 M

IV. Cách tiến hành.

Lấy các mẫu dung dịch vào cốc thủy tinh ( với lượng ghi ở bảng) như sau:

- Lần lượt rót các dung dịch Fe(CN)63- và Fe(CN)64- vào 2 buret khác nhau.

- Vặn khóa buret lấy vào mỗi cốc thủy tinh một lượng dung dịch Fe(CN)63- và
Fe(CN)64- như ghi ở bảng 1.1

Lưu ý lấy xong mẫu nào đo ngay mẫu đó.

- Lấy mẫu thứ nhất đặt lên máy khuấy từ. Nhúng điện cực Pt và điện cực tiêu
chuẩn ( Ag(s) | AgCl(s) | Cl- ) vào mẫu thứ nhất.

- Chú ý các điện cực phải đặt ở vị trí thích hợp để không ảnh hưởng đến sự
quay của máy khuấy từ. Nối các điện cực với máy đo điện thế. Bật máy để bắt đầu quá
trình đo. Quan sát giá trị Epin trên màn hình hiển thị, đợi khoảng nữa phút thì đọc và
bắt đầu ghi số liệu.

- Tiến hành tương tự với các mẫu còn lại.


- Sau mỗi lần đo, nhấc điện cực ra khỏi cốc và tráng thật kỹ bằng nước cất,
thấm khô điện cực.

V. Kết quả và tính toán.

Thể tích dung Thể tích dung [��(��)�− Sức điện động pin
� ]
STT dịch Fe(CN)64- dịch Fe(CN)63- ��
[��(��)�−
� ]
Epin(mV) Epin(V)
0,001M (mL) 0,001M (mL)
1 43 7 -0,788 209 0,209
2 38 12 -0,501 219 0,219
3 30 20 -0,176 236 0,236
4 25 25 0 246 0,246
5 20 30 0,176 259 0,259
6 12 38 0,501 274 0,274
7 4 46 1,061 311 0,311

[Fe(CN)3− ]
Đồ thị biểu thị mối tương quan giữa Epin và lg [Fe(CN)64− ]
6

Tính toán:

Ta có

Epin = EFe(CN)4−/Fe(CN)3− − EAgCl/Ag


6 6

0,059 [Fe(CN)3−6 ]
Epin = E0Fe(CN)4− /Fe(CN)4− + lg − 0,22 (1)
6 6 n [Fe(CN)4−
6 ]

Ở 250C điện cực tiêu chuẩn Ag(s)| AgCl(s)| Cl-(aq) có điện thế là 0,22 V hay 220
mV.
Phản ứng xảy ra ở điện cực cathode là:

Fe(CN)63- + 1e → Fe(CN)64-

n=1

(1) trở thành:

[Fe(CN)3−
6 ]
Epin = EFe(CN)4− /Fe(CN)3− + 0,059lg − 0,22
6 6 [Fe(CN)4−
6 ]

[Fe(CN)3−
6 ]
Ứng với phương trình y thay bằng Epin, x thay bằng lg
[Fe(CN)4−
6 ]

[Fe(CN)3− ]
Epin = 0,0559× lg [Fe(CN)64−] + 0,2484
6

Vậy: 0,2484 = E0Fe(CN)4−/Fe(CN)4− − 0,22


6 6

→ E0Fe(CN)4− /Fe(CN)4− = 0,2484 + 0,22 =+ 0,4684 (V)


6 6

So với lý thuyết: E0Fe(CN)4−/Fe(CN)4− =+ 0,36 (�)


6 6

Sai số: Δ = 30%

VI. Giải thích sai số.

Sai số của phép đo đến từ việc nhiệt độ dung dịch khi cắm hai điện cực vào
không đạt ở mức tiêu chuẩn nhưng theo công thức chúng ta tính theo nhiệt độ chuẩn là
25oC nên sai số trong phép đo sẽ diễn ra. Bên cạnh đó là sự chênh lệch nồng độ hai
dung dịch K4Fe(CN)6 và K3Fe(CN)6 chưa đúng bằng nhau mà chúng ta lấy lg theo
phân số nồng độ nên có thể đã sai từ bước tính toán ban đầu.

Đây là sai số có hệ thống, thông qua đồ thị ta có thể thấy giá trị của phần “a”
trong phương trình bị chênh lệch do sự thay đổi nhiệt độ, các điểm trên đồ thị tương
đối thẳng hàng và tăng dần tuyến tính do phần “a” của phương trình (1) là số dương
nên Epin tăng dần theo sự tăng dần của lg phân số nồng độ.

VII. Trả lời câu hỏi.

1. Thế điện cực là gì? Phân loại điện cực? Thế điện cực phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
- Thế điện cực là hiện tượng hóa học dùng để chỉ sự xuất hiện của dòng điện đi
từ cực dương (+) sang cực âm (-) hay còn chính là sự chênh lệch điện thế giữa 2 điện
cực từ đó xuất hiện thế điện cực ở mỗi cực.

- Thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực nghiên cứu là sức điện động của pin
được tạo bởi điện cực hydrogen tiêu chuẩn ghép với điện cực nghiên cứu.

- Điện cực Kim loại, điện cực kết tủa, điện cực khí, điện cực oxi hoá – khử,
điện cực hỗn hống.

- Thế điện cực phụ thuộc vào: hoạt độ ion; nhiệt độ; áp suất khí (nếu có); thế
điệnc cực chuẩn của các chất có trong pin điện hoá.

2. Điện cực tiêu chuẩn là gì? Các điện cực tiêu chuẩn hay được sử dụng
trong phòng thí nghiệm.

- Điện cực tiêu chuẩn là điện cực có thế không thay đổi và được xác định chính
xác theo thế điện cực tiêu chuẩn Hydrogen, không phụ thược vào thành phần dung
dịch.

- Điện cực phổ biến: Calomen, điện cực hydrogen, điện cực platin,…

3. Sức điện động của pin điện hoá là gì? Phương pháp xác định sức điện
động của pin?

- Sức điện động của pin điện hoá là công mà một pin cung cấp khi mỗi đơn vị
điện tích dương di chuyển toàn bộ mạch kín.

- Cách xác định: Epin = E (+) – E (-)

4. Vì sao phải khuấy trộn dung dịch trong quá trình đo? Vì sao phải chú ý
vị trí của cá từ với điện cực?

- Để nồng độ ion khảo sát ổn định, không đổi, đo sẽ đúng hơn. Sự khuấy trộn
sẽ làm sự phân bố ngẫy nhiên bởi các ion bên trong dung dịch, khiến chung phân tán
đều trong dung dịch tránh để điện cực chỉ đo được một khu vực nhất định.

- Điện cực chạm vào cá từ thì điện cực sẽ thay đổi chỉ số được đo, vì Epin lúc
này sẽ bị ảnh hưởng bởi bề mặt cá từ làm thay đổi giá trị chuẩn ban đầu của điện cực.
5. Nếu thay cặp điện cực đang khảo sát bằng cặp oxi hoá khử Fe3+/Fe2+
trong thí nghiệm thì giá trị sức điện động có giống nhau khồng? Giải thích?

- Do ion Fe2+ dễ bị oxi hoá trong không khí, trong khi thí nghiệm ta thực hiện
khuấy trộn thì một lượng lớn Fe2+ đã chuyển thành Fe3+ khiến cho sự chênh lệch nồng
độ so với giá trị muốn khảo sát. Bên cạnh đó thế điệnc cực chuẩn cũng sẽ gây ảnh
hưởng đến Epin nên là không giống nhau.

6. Nếu không bỏ qua hệ số hoạt độ, nồng độ dung dịch chất điện li có làm
ảnh hưởng như thế nào đến Epin?

- Khi nồng độ dung dịch tăng mạnh thì lực ion cũng sẽ tăng lên khiến cho hệ số
hoạt độ ion trung bình bị giảm nhẹ. Nên khi tăng nồng độ một mức đáng kể mới khiến
cho hệ số ion bị thay đổi. Khi xét hai dung dịch oxi hoá và khử ở cùng nồng độ và có
tổng thể tích không đổi, về cơ bản phân số nồng độ không đổi nhưng khi ta tăng nồng
độ chúng lên thì sẽ khiến cho lg phân số nồng độ bị giảm do lúc này giá trị này còn bị
ảnh hưởng bởi hệ số hoạt độ. Khi tăng nồng độ đủ lớn làm giảm hệ số hoạt độ thì Epin
sẽ bị giảm.

You might also like