Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tổng hợp du lịch Tây Nguyên

I) Khái quát
A) Vị trí
Vùng du lịch tây nguyên là lãnh thổ rộng lớn, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk
Nông và Lâm Đồng. Diện tích: 54,641 Km2. Vùng đất cao nguyên chiếm 16,5% diện tích tự
nhiên toàn quốc, vùng rộng lớn thứ 2 trong 7 vùng. Là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả
nước.
Nằm phía tây và tây nam nước ta, có vị trí chiến lược về chính trị, quốc phòng, kinh tế và
phát triển du lịch
B) Mặt sinh thái tự nhiên
- Địa hình phân tầng rõ ràng, khí hậu mát mẻ quanh năm
- Độ đa dạng sinh học cao
 Điều kiện lí tưởng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm
C) Mặt văn hóa xã hội
Có đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt văn hóa truyền thống => tiêu biểu văn hóa cổ địa
Đông Nam Á => tiềm năng du lịch văn hóa phong phú
D) Mặt giao thông
- Giao lưu trao đổi của vùng gắn liền với các vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Đông
Nam Bộ, gần các thành phố, hải cảng quan trọng.
- Có đường biên giới với Lào và Campuchia, có các hành lang đông tây.
 Có tiềm năng và điều kiện thiết kế tuyến du lịch vùng và quốc gia
 Là vùng du lịch không giáp biển, hạn chế về giao thông và nằm xa trung tâm kinh tế
phát triển => gây khó khăn cho phát triển du lịch
II) Tài nguyên du lịch
A) Tài nguyên tự nhiên
1) Địa hình
Phía tây dãy Trường Sơn, địa hình có tính phân bậc rõ rang. Độ cao trung bình 600-
800m so mặt nước biển
1.1) Địa hình vùng núi
- Hình vòng cung lớn, độ cao 500-1000m, địa hình chiếm ½ diện tích
- Các dãy núi trải dài tạo nên các ranh giới tự nhiên cho vùng
 Dạng dịa hình tạo nên tài nguyên tự nhiên tổng hợp cho vùng: các thắng cảnh, khí
hậu mát mẻ và hệ sinh thái đa dạng
1.2) Địa hình cao nguyên
- Các cao nguyên có độ cao trung bình 300-800m và chiếm khoảng 37% diện tích.
- Đặc trưng địa hình này là rộng và khá bằng phẳng => lí tưởng cho du lịch núi, phát
triển du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch sinh thái
1.3) Địa hình thung lũng
- Chiếm diện tích nhỏ nhất Tây Nguyên, khoảng 13% diện tích toàn vùng
- Địa hình mở rộng và bằng phẳng, nhiều hồ, đầm
- Có ý nghĩa trong việc hoàn thiện dịch vụ du lịch, cơ sở vật chất
2) Khí hậu
- Mưa nhiều, đều đặn, thời tiết tương đối dễ chịu vào mùa hè-thu
- Mùa đông- xuân hầu hết không có mưa, khô hạn do ảnh hưởng gió mùa đông bắc ở
Đông Trường Sơn
- Khí hậu phân hóa theo không gian góp phần làm đa dạng cảnh quan sinh thái
3) Thủy văn
- Dòng chảy dồi dào, tài nguyên nước phong phú
- Có 4 hệ thống sông chính là Xê Xan Xrê-pook, sông Ba, sông Đồng Nai
- Có các hồ nước tự nhiên và nhân tạo được khai thác phục vụ du lịch
- Là vùng nhiều thác nước đẹp bậc nhất nước ta
- Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng phong phú
4) Sinh vật
- Tây nguyên giàu về số lượng loài và đa dạng về thành phần loài các loài thực vật
- Tài nguyên động vật hoang dã hết sức phong phú
B) Tài nguyên du lịch xã hội
- Lưu giữ nhiều khu di tích văn hóa lịch sử, một số xếp hạng quốc gia
- Nơi tập trung của nhiều dân tộc bản địa, nền văn hóa đa dạng=> du khách có thể trải
nghiệm nếp sống dân tộc
- Các lễ hội được tổ chức nhộn nhịp và hoành tráng => tiềm năng thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước tham gia
III) Đặc trưng du lịch
A) Về địa hình
- Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền
kề, các cao nguyên được bao bọc về phía đông bởi dãy núi và khối núi cao.
- Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình cũng là ba tiểu vùng khí hậu: Bắc
Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên
- Đất đỏ bazan phù hợp với các cây công nghiệp.
- Có nhiều diện tích rừng, thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú
chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.
- Địa hình cao nguyên đặc trưng cho vùng
B) Về tài nguyên
- Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa khô nóng, khô hạn, thiếu nước trầm trọng và mùa
mưa nóng ẩm
- Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu
- Đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng đất trống đồi trọc chiếm diện tích lớn
và đang bị thoái hóa nghiêm trọng
- Là vùng có tính đa dạng sinh học rất cao, có các cây thuốc quý và dược liệu quý ở đây.
Hệ động vật hoang dã phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học
- Vùng có triềm năng phát triển công nghiệp năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo.
tiềm năng năng lượng mặt trời được quan tâm và nghiên cứu từ sớm
C) Về con người và văn hóa
- Những người con Tây Nguyên chất phác, mạnh mẽ, khỏe khoắn và vô cùng mến
khách, đây được xem là một điểm quan trọng thu hút khách du lịch tới đây
- Nền văn hóa đa dạng, sự kết hợp của tinh hoa văn hóa của nhiều dân tộc
- Là một không gian văn hóa phi vật thể đặc trưng: cồng- chiêng, đưa du khách như lạc
vào thế giới khác
IV) Hiện trạng phát triển du lịch
1) Khách du lịch
- Khách du lịch đến Tây Nguyên đang không ngừng tăng lên
- Số khách du lịch còn ít so với các vùng còn lại, tốc độ tăng trưởng chậm. Số khách đến
các tỉnh có sự chênh lệch, cao nhất là Lâm Đồng, thâp nhất là Đăk Nông
- Khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái và nền văn hóa độc đáo, mục đích khách du lịch tới đây là
du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội
- Khách du lịch nội địa chiếm tỉ trọng lớn hơn khách du lịch quốc tế
- Du khách nội địa đến đây chủ yếu bằng đường bộ. Phần lớn là thanh niên thích khám
phá, các cựu chiến binh thăm chiến trường xưa, một bộ phận là nhà nghiên cứu
2) Tổng thu du lịch
- Tổng thu du lịch đều tăng qua các năm
- Tổng thu du lịch của vùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các vùng, đóng góp vào tổng
thu du lịch nước ta dao động khoảng 4 đến 4,4%
- Nguồn thu chủ yếu của du lịch tây nguyên là hoạt động lưu trú
3) Cơ sở lưu trú
Hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp
các cơ sở dịch vụ phục vụ lưu trú để kích cầu tăng trưởng phát triển du lịch
4) Lao động
Tính đến năm 2015 tổng số lao động trực tiếp trong nghành du lịch là khoảng
20,5 nghìn lao động, nhưng lực lượng lao động tương đối khá ít so với các
nghành kinh tế khác.
Số lao động đã qua đào tạo là khá mỏng, phần lớn có trình độtrung cấp, sơ cấp
và đào tạo ngắn hạn. Lao động phổ thông còn chiếm tỉ lệ cao.
Quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chổ là cư dân bản địa

You might also like