9.16 T 1 - N I Dung TT Văn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Slide 1 : Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của tổ chúng em.

Chủ đề hôm nay của tổ


mình là về tình cảm giữa những người đồng chí, đồng đội trong thời kháng chiến chống thực dân
Pháp của nhân dân ta những năm 1946-1954. Chắc hẳn, bài thơ “Đồng Chí” của tác giả Chính Hữu
cũng đã để lại không ít dư vị và cảm xúc khó quên trong lòng chúng ta sau khi vừa được học qua, vậy
nên hôm nay cùng tiếp tục nói về nó nhé…

Slide 2 : Trước tiên mình xin phép được giới thiệu qua về thành viên tổ của tổ 1 chúng mình….

Slide 3 : Chúng ta cũng biết, xưa, dân tộc VN ta đã đánh thắng được các đế quốc hùng mạnh, hung
hãn nhất đến xâm lược. Vây, nhờ đâu mà một đất nước nhỏ bé, chưa có quá nhiều “tiếng nói” như
chúng ta thời bấy giờ lại làm được điều phi thường như thế ?....không chỉ vì ta có quân hùng tướng
giỏi, mà còn có sự đoàn kết của triệu người như một. Trong chiến tranh vệ quốc, nếu quân đội giỏi
về đường lối nghệ thuật quân sự, tinh thông về chiến lược, cách đánh, nhưng không có sự đoàn kết
thương yêu nhau, chắc chắn chúng ta không đánh bại được đến các đế quốc lớn như vậy. Trong gian
khổ hy sinh, tình đồng đội càng thiêng liêng trong sáng vô ngần, đó là cái khác căn bản nhất của
Quân đội Việt Nam so với quân đội các nước khác trên thế giới. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh
thời từng nói “Cán bộ và chiến sĩ đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định vượt được khó khăn, sửa
được sai lầm, giành được thắng lợi.” Tình đồng đội đồng chí đoàn kết yêu thương nhau quả là có sức
mạnh rất lớn.

Slide 4 : Tình đồng chí, đồng đội – một trong những thứ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất - vốn là
đề tài được đưa vào thơ ca, văn học khá nhiều. Nhưng việc truyền tải được cảm xúc một cách sâu
sắc và chân thật nhất, giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc mà thắm thiết của thứ tình
cảm này thật trọn vẹn cũng là một việc rất khó .1 trong những nhà văn, nhà thơ làm được điều này
là nhà thơ Chính Hữu – một ngòi bút tài năng của văn học VN thời hiện đại. Ông chủ yếu viết về
người lính và chiến tranh, bằng giọng thơ mộc mạc, giản dị nhưng ngôn ngữ cô đọng và đầy cảm xúc,
giàu hình ảnh. Thơ của Chính Hữu tạo cho người đọc nỗi niềm cảm xúc khó tả. Tác phẩm tiêu biểu
nhất và cũng là dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông là bài thơ Đồng chí. Qua
bài thơ này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn và cảm nhận được sâu sắc tình đồng chí keo sơn, gắn bó giữa
cuộc chiến tranh khốc liệt. Bài thơ được nhà thơ sáng tác năm 1948, sau khi ông tham gia chiến đấu
trong chiến dịch Việt Bắc cùng những người đồng đội. Như vậy, những cảm xúc, sự việc được miêu
tả trong bài thơ đều là do ông đã thực sự được trải nghiệm, nhờ đó sẽ cho chúng ta một cái nhìn và
những cảm xúc chân thực, sinh động và sâu sắc nhất.

Slide 5 : Cái gì cũng phải trải qua những thử thách, khó khăn thì mới khẳng định được tình cảm ấy
bền chặt và mạnh mẽ đến chừng nào, giống như vàng cũng phải được thử với lửa rồi mới phân biệt
được vàng thật hay vàng giả. vậy những người lính kia đã phải trải qua những gì mà thứ tình đồng
đội ấy lại chạm được đến trái tim bao người đọc như thế. Mình nghĩ cơ sở chi phối nhiều nhất đến
tình nghĩa họ dành cho nhau là do những người lính dũng cảm này đã đồng cam cộng khổ, cùng
nhau chiến đấu, vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, người nhường miếng cơm người chia mảnh áo,
cùng nhau sẻ chia bao cay đắng ngọt bùi. Chính Hữu đã rất xuất sắc trong việc miêu tả hoàn cảnh
khó khăn, thiếu thốn mà họ phải trải qua chỉ bằng những từ ngữ, câu chuyện mộc mạc hết sức. Từ
đó làm nổi bật lên tinh thần quả cảm và tình đồng đội đáng trân quý giữa cuộc chiến tranh khốc liệt
– nơi mà người ta chém giết lẫn nhau, chà đạp lên nhau để cứu lấy bản thân trước tiên – để được
sống.. Trong bài thơ, những người lính cho dù bị căn bệnh sốt rét hoành hành, quần áo rách tả tơi,
chân chẳng còn giày do bom đạn..v..v.. nhưng miệng vẫn luôn nở một nụ cười tươi – một bức tranh
tương phản vô cùng đẹp đẽ. Cho dù có thế nào cũng quyết tâm giành lại non sơn đất nước với tâm
thế ngẩng cao đầu, mỉm cười tự tin. Hành động " tay nắm lấy bàn tay" đã truyền cho nhau hơi ấm
của tình thương, giúp người lính có đủ sức mạnh và niềm tin vượt qua khó khăn, qua cơn sốt rét giá
buốt. Câu thơ đã làm bừng sáng cả bài thơ một tinh thần đồng đội vì nhau chiến đấu đầy cao đẹp.

Slide 6 : “Súng bên súng, đầu sát bên đầu


Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !”
Hai tiếng “Đồng chí !” kia vang lên mới thiêng liêng làm sao ! Hai người nông dân xa lạ gặp nhau trên
chiến trường đầy tiếng bom đạn, cùng sát cánh, gắn bó, cùng nhau sinh hoạt trong một môi trường,
“có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”. À, thì ra đó gọi là “đồng chí”, tiếng gọi vang lên mọi thứ
như vỡ òa, một câu thơ chỉ duy nhất có 2 tiếng nhưng giọng thơ trầm ấm mà thân thương đến lạ.

Slide 7 : Những cụm từ như “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “đứng cạnh bên nhau” cho chúng
ta cảm giác thấy sự tương đồng, đối xứng. Những người chiến sĩ này cũng chính là nhờ những sự
tương đồng, đồng điệu đó mà trở thành đồng chí, đồng đội của nhau, từ xuất thân, hoàn cảnh, lí
tưởng, ý chí quyết tâm đánh thắng giặc để bảo vệ Tổ Quốc. Chính nhờ những sự đồng điệu đó mà
các hiểu nhau hơn. Tưởng như giản đơn, mộc mạc thế mà hợp lại tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn,
ông cha ta cũng có những câu tục ngữ quen thuộc như “một cây làm chẳng nên non…” hay “Góp gió
thành bão”. Từng chút một ý chí, tinh thần chiến đấu của từng người góp nhặt lại tạo nên một thứ
tình đồng đội đoàn kết, đẹp đẽ mà thiêng liêng làm sao.

Slide 8 : Ở trên chiến trường các anh là những người chiến sĩ quả cảm, người đồng đội tình nghĩa
như thế, nhưng mấy ai biết những người lính này đều cùng chung một xuất thân là những người
nông dân chân chất, mộc mạc, gắn bó với ruộng đồng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ở nơi làng
quê còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Rồi một ngày nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, lên đường chiến
đấu giành lại đất nước, non sơn. Mang theo lí tưởng chung – khát vọng chiến đấu, các anh đành gác
lại chuyện nhà, ruộng đồng, tạm rời xa người thân. Tuy không đành nhưng anh vẫn quay lưng dứt
khoát “mặc kệ” để đi hoàn thành nhiệm vụ cao cả. Chữ “mặc kệ” ở đây không phải là bỏ mặc mà chỉ
là tạm rời xa, tạm gác lại những niềm lo nỗi nhớ, gửi ruộng nương cho bạn thân cày để đi theo tiếng
gọi con tim, tiếng gọi Tổ Quốc. Ở nơi chiến trường xa xôi kia, họ vẫn thường tâm sự, chia sẻ với nhau
về những mảnh đất thân quen, những mái nhà ấm áp để mà vơi bớt nỗi niềm nhớ nhà, nhớ người
thân. Nhờ đó mà những người đồng đội dần dà cũng thấu hiểu và cảm thông cho nhau nhiều hơn,
bồi đắp thêm cho tình đồng đội, đồng chí ngày càng thắm thiết, gắn bó keo sơn.

Slide 9 : Tác giả đã kết thúc bài thơ bằng câu “Đầu súng trăng treo”, đây là một câu thơ tả thực
nhưng lại mang tính biểu tượng. Khẩu súng ở đây là cái thực tại, vật mà người chiến sĩ vác trên vai
ngay lúc này, còn trăng ở đây mang chất lãng mạn, trữ tình, đại diện cho tâm hồn bay bổng của anh.
Từ đó cho ta thấy dù cuộc sống thực tại có khó khăn khắc nghiệt thì tâm hồn người lính vẫn thi vị
đượm chất trữ tình, lãng mạn, vẫn luôn lạc quan và giữ cho mình tinh thần chiến thắng thực tại khốn
khó, vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt, hướng tới tương lai tươi sáng và nuôi dưỡng những tình cảm
trông sáng, đẹp đẽ như tình cảm với gd, người thân; tình yêu nước nồng nàn và cả tình đồng đội keo
sơn găn bó.

Slide 10 : Vậy là qua bài thuyết trình hôm nay, chúng ta đã phân tích và hiểu được tình đồng đội,
đồng chí của những người lính trong cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp sâu sắc, đẹp đẽ và cao
cả là như thế nào; biết được tâm tư tình cảm và phần nào đó cảm nhận được những khó khăn, thiếu
thốn mà những người lính mộc mạc, chân chất này đã phải trải qua để dành được độc lập cho Tổ
Quốc, để cho chúng ta một cuộc sống bình yên như bây giờ. Có lẽ chúng ta cũng học được nhiều bài
học sâu sắc từ các anh như là :
- Thứ nhất là Trong tình huống khó khăn thì chỉ cần luôn nở một nụ cười tự tin, bình tĩnh và ngẩng
cao đầu để giải quyết vấn đề;
- Thứ hai là phải luôn yêu thương, trân trọng, giúp đỡ và đùm bọc những người bạn xung quanh để
cũng nhận lại được một trái tim chân thành như thế, ông cha ta có câu : “Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

Slide 11 : bài tt của tổ mình đến đâu là kết thúc, cảm ơn vì đã lắng nghe …

You might also like