Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HK2 ( 21 -22 )

A- TRẮC NGHIỆM
1. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
2. Sinh vật hằng nhiệt: Là sinh vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Gồm các
loài thuộc lớp thú, chim và con người.
3. Sinh vật biến nhệt: Là sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Gồm các loài sinh
vật trừ lớp chim, thú, con người.
4. Hiện tượng tự tỉa ở thực vật thường xuất hiện khi: cây mọc chen chúc nhau, thiếu ánh sáng.
5. Cộng sinh: là sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
6. Hội sinh: Là sự hợp tác giữa 2 loài, trong đó một bên có lợi, bên còn lại không có lợi cũng không có hại.
7. Xác định được ví dụ nào là quan hệ cộng sinh (hay hội sinh, kí sinh, nửa kí sinh) , ví dụ nào là hỗ trợ
cùng loài, cạnh tranh cùng loài ( tự nghiên cứu)
8. Hệ sinh thái bao gồm: Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
9. Chuỗi thức ăn: là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong
chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
10. Lưới thức ăn: Là tập hợp gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
11. Dấu hiệu có ở quần xã mà không có ở quần thể: Độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp, loài ưu thế, loài
đặc trưng.
12. Nhận dạng được trong tự nhiên tập hợp nào là quần thể sinh vật ( dựa vào khái niệm QT sinh vật)
13. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vât gây nhiều hậu quả
xấu như: xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán,lụt lội, mất nhiều loài sinh vật, mất cân
bằng sinh thái...
14. Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái: Do hoạt động của con người ( phá hủy thảm thực vật,
gây ô nhiễm môi trường, săn bắt động vật,…)
15. Tài nguyên không tái sinh: Là tài nguyên sẽ bị cạn kiệt sau một thời gia sử dụng. VD: dầu mỏ, than đá,
khí đốt thiên nhiên, các loài khoáng sản khác.
16. Tài nguyên tái sinh: Là tài nguyên có khả năng phát triển phục hồi khi sử dụng hợp lí. VD: Đất, nước,
rừng, sinh vật…
17. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, tạo năng lượng sạch, không gây ô
nhiễm môi trường. VD: Năng lượng gió, NL mặt trời, thủy triều, suối nước nóng...
B- TỰ LUẬN:
1. Đặc điểm của các mối quan hệ khác loài (Bảng 44 sgk trang 132)
- Cộng sinh: Sự hợp tác………………………..giữa các loài sinh vật
- Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài, trong đó một bên………………..bên còn lại…………………....
…………………………..
- Cạnh tranh: Các loài sinh vật khác loài tranh giành nhau thứ ăn, nơi ở và các điều kiện sông khác. Các
loài…………………..sự phát triển của nhau
- Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật này sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu, … từ
sinh vật đó.
- Sinh vật ăn sinh vât: Loài này là thức ăn của loài kia: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật
bắt sâu bọ,…
2. Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh cùng loài.
- Ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh của quần thể cây thông:
+ Ví dụ quan hệ hỗ trợ trong quần thể cây thông :Các cây thông sống gần nhau có hiện tượng liền rễ với
nhau, có quan hệ trao đổi chất chặt chẽ với nhau. Nếu một cây bị chặt phần thân thì rễ của nó hút nước muối
khoáng truyền sang cây bên cạnh và nó nhận được chất hữu cơ từ cây bên cạnh để tiếp tục phát triển.
+ Ví dụ quan hệ cạnh tranh trong quần thể cây thông: các cây thông sống trong rừng cạnh tranh nhau nguồn
ánh sáng.
- Ví dụ về quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh của quần thể sư tử ( tương tự với các loài thú săn mồi khác)
+ Hỗ trợ : bầy sư tử cùng nhau săn mồi
+ Cạnh tranh : Các con sư tử đực đối đầu nhau để tranh nhau vị trí đầu đàn hay tranh giành con cái trong
mùa sinh sản.
3. Trình bày được các ví dụ về quan hệ khác loài ( Dựa vào lý thuyết bảng 44/ 132 để nêu ví dụ tương
ứng)
Ví dụ:
- Quan hệ cộng sinh: Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu; ….
- Quan hệ hội sinh: Địa y sống bám trên cành cây;….
- Quan hệ cạnh tranh: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng;……
- Quan hệ kí sinh: Giun đũa sống trong ruột người;….
- Quan hệ nửa kí sinh: Đỉa bám vào chân và hút máu trâu bò
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật: Bò ăn cỏ; hổ ăn hươu,….
4. Sắp xếp lại các ví dụ vào các mối quan hệ hỗ trợ cùng loài, cạnh tranh cùng loài hay hỗ trợ khác
loài ( cộng sinh, hội sinh) hoặc đối địch (cạnh tranh, kí sinh,nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác) ( Dựa
vào câu 2)
5. Khái niệm quần thể sinh vật.
Quần thể sinh vật là tập hợp nhiều cá thể………………, cùng sống trong một………………..nhất định, tại
cùng một……………………., có khả năng……………………tạo thành thế hệ mới.
6. Khái niệm quần xã sinh vật.
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật…………………….., cùng sống trong một…………
…….nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiêt, gắn bó với nhau, có cấu trúc tương đối ổn định.
7. Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã ( sinh cảnh). Trong đó các sinh vật
luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn
chỉnh và tương đối ổn định
8. Chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài sv có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt
xích, vừa là sv tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sv bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
9. Trình bày được ví dụ : quần thể SV, chuỗi thức ăn ( Dựa vào khái niệm, tự nghiên cứu)
10. So sánh được điểm khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
Quần thể SV :
- là tập hợp nhiều cá thể sv của cùng một loài
- Có cấu trúc nhỏ hơn quần xã
- Giữa các cá thể luôn giao phối hay giao phấn với nhau
- Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã
Quần xã SV :
- là tập hợp nhiều quần thể sv của nhiều loài khác nhau
- Có cấu trúc lớn hơn quần thể
- Giữa các cá thể khác loài không giao phối hay giao phấn được với nhau
- Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể
11.Cho sơ đồ lưới thức ăn , hãy viết các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn đó , cho biết các mắt xích
chung ?
chuột
sâu ăn lá
Cây cỏ bọ ngựa rắn Vi sv
cầy hổ

Thỏ Cáo
Chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên:
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
Mắt xích chung : Hổ, rắn, sâu ăn lá.
12. Ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học,
sinh học của môi trường gây tác hại đến đời sống con người và các sv khác
13. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường :
-Các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Các chất phóng xạ
- Các chất thải rắn
- Sinh vật gây bệnh
14. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí:
- Trồng nhiều cây xanh giúp cản bụi và điều hòa thành phần không khí.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch ( NL gió, NL mặt trời ..)
- Lắp đặt thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra môi trường
15. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước:
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy, nước thải sinh hoạt.
- Hạn chế thải các chất độc hại ra nguồn nước.
16. Biện pháp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn:
- Thu gom rác thải và phân loại
+ Xử lí thành phân bón
+ Tái sử dụng
+ Tái chế chất thải
- Đốt hoặc chôn lấp rác một cách khoa học.
17. Các biện pháp chính của con người trong việc bảo vệ và cải tạo MT tự nhiên :
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Bảo vệ các loài sinh vật
- Phục hồi và trồng rừng mới
- Xử lý rác thải
- Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt
18. Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí :
- Gia tăng lượng khí CO2, CH4 gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu
- Khí SO2, NO2 gây mưa axit
- Khí CFC : thủng tầng ôzôn
- Khí thải, bụi ... gây viêm đường hô hấp ở người.
19. Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường từ đó cho biết trách nhiệm của mỗi người trước vấn nạn này
Tác hại của ô nhiễm MT :
+ Gây hại cho đời sống con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh phát triển
+ Làm suy thoái hệ sinh thái và môi trường sống của sinh vật
+ các chất phóng xạ, chất độc ảnh hửởng đến hệ sinh thái , gây bệnh di truyền.
Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống
của chính mình và cho các thế hệ mai sau .
20.Nước thải nếu không được xử lí trước khi thải ra môi trường tự nhiên sẽ gây tác hại gì?
- Tăng khả năng lan truyền các vi sinh vật gây bệnh
- Gây bệnh cho người và gia súc nếu sử dụng nước tự nhiên này làm nước uống
- Làm cho các động vật thuỷ sinh bị nhiễm bẩn. Nguy hiểm cho người và các động vật ăn động vật thuỷ sinh
nhiễm bệnh đó
- Làm cạn kiệt nguồn ôxi của nước làm nước bị nhiễm bẩn: huỷ hoại sự sống trong nước, gây mùi khó chịu
hoặc tích luỹ cặn bã…
21. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu : tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên năng
lượng vĩnh cửu
22. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau như thế nào, cho ít nhất 2 ví dụ mỗi loại?
-Tài nguyên tái sinh : là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. Vd : tài nguyên
nước , đất, biển, tài nguyên sinh vật…
-Tài nguyên không tái sinh : là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt . Vd :Khí đốt thiên
nhiên, dầu lửa, than đá…
Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên thiên nhiên ?
Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý, vừa đáp ứng nhu
cầu sử dụng của xã hội hiện tại, vửa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
1.Cho ví dụ chuỗi thức ăn và nêu các thành phần của chuỗi thức ăn :
Cỏ - thỏ - cáo - hổ  Vi sinh vật
Cỏ : sinh vật SX Thỏ , cáo , hổ lần lượt là sinh vật tiêu thụ bậc 1 ,2 , 3 Vi sinh vật là sinh vật phân giải
10. Mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường không khí và biến đổi khí hậu :
Ô nhiễm môi trường không khí trong đó là sự gia tăng lượng khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính là một trong
những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu, vì vậy muốn giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cần bảo vệ môi
trường, đặc biệt là môi trường không khí

You might also like