Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

PHẠM KIỀU TRINH

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL TỪ


DẦU ĂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Mã ngành:08

Người hướng dẫn

NGUYỄN THỊ THU THỦY

NĂM 2008

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng i
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt năm năm học tập ở giảng đường Đại Học Cần Thơ và đặc biệt là qua 3 tháng
nghiên cứu đề tài luận văn ở phòng thí nghiệm bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ, cho đến hôm nay tôi đã hoàn thành
xong đề tài, sắp sửa trở thành một kỹ sư công nghệ thực phẩm và có thể đóng góp một phần
nhỏ bé của mình cho gia đình và xã hội. Để đạt được những điều đó, ngoài sự nỗ lực cố gắng
của bản thân là sự chỉ dẫn, giúp đỡ của những người thân trong gia đình, thầy cô và bè bạn.
Chính vì vậy xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
Ba mẹ và các anh chị em đã quan tâm, giúp đỡ và động viên con rất nhiều trong suốt quá
trình học tập.
Cô Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, thường xuyên quan tâm, truyền đạt những
kinh nghiệm và kiến thức bổ ích để em thực hiện tốt đề tài.
Thầy Lý Nguyễn Bình, trưởng bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em học tập và thực hiện tốt luận văn.
Thầy Nguyễn Bảo Lộc – cố vấn học tập lớp Công Nghệ Thực Phẩm khóa 29B đã quan tâm
và truyền đạt kinh nghiệm để em có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình.
Các quý thầy cô của bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, khoa Nông Nghiêp và Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 5 năm đại
học.
Các anh chị ở phòng thí nghiệm bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm và các bạn sinh viên Công
Nghệ Thực Phẩm khóa 29 đã giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 7 tháng 6 năm 2008
Phạm Kiều Trinh

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC

Hiện nay nhiên liệu trên thế giới tăng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Một lần
nữa vấn đề khai thác, sản xuất và đưa vào sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học thay thế trở nên
hết sức cấp thiết. Nhưng tiến hành sản xuất nhiên liệu sinh học như thế nào để đạt yêu cầu
chất lượng lại càng khó khăn hơn. Đối với biodiesel thì hiện nay có rất nhiều nguồn nguyên
liệu để sản xuất nhưng đối với mỗi nguồn nguyên liệu khác nhau thì lại có phương pháp sản
xuất khác nhau. Do đó mục tiêu của đề tài là tìm ra điều kiện tối ưu nhất để sản xuất
biodiesel đạt hiệu suất thu hồi cao và đạt được các chỉ tiêu về chất lượng theo tiêu chuẩn
ASTM D6751 (tiêu chuẩn chất lượng biodiesel ở Mỹ) quy định đối với nguyên liệu là dầu ăn
đã qua sử dụng.
Trong thí nghiệm này tiến hành sản xuất biodiesel bằng quy trình 2 giai đoạn ester hóa và
transester hóa. Với:
- Nhân tố cố định là: lượng nguyên liệu, chất xúc tác NaOH và H2SO4, tốc độ khuấy, thời
gian phản ứng, nhiệt độ phản ứng ester hóa.
- Thực hiện bố trí khối cho 2 nhân tố thay đổi là nhiệt độ và tỉ lệ methanol/dầu.
+ Nhiệt độ: 50oC, 55oC, 60oC, 65 oC, 70 oC.
+ Tỉ lệ methanol/dầu: 1,8:10; 1,9:10; 2:10.
Thí nghiệm được lặp lại 2 lần nên tổng số thí nghiệm được thực hiện trong toàn bộ thí
nghiệm là 30.
Qua 15 tuần tiến hành thí nghiệm thu được các kết quả như sau:
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi biodiesel. Khi tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ
50oC và 70oC các nghiệm thức cho hiệu suất thu hồi biodiesel thấp. Ở nhiệt độ 55oC, 60oC,
65oC kết quả thu hồi biodiesel cao hơn nhưng giữa 3 mức nhiệt độ này không có sự khác biệt
ý nghĩa với nhau. Trong đó nghiệm thức 55oC, tỉ lệ methanol/dầu là 2:10 có hiệu suất thu hồi
biodiesel cao nhất.
- Ba tỉ lệ methanol/dầu không ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi biodiesel.
- Các chỉ tiêu chất lượng của dầu biodiesel như: tỷ trọng, chỉ số acid, pH của các nghiệm
thức đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ASTM D6751. Riêng giá trị độ nhớt có 5 nghiệm thức 1
(50oC; 1,8:10), nghiệm thức 2 (55oC; 1,8:10), nghiệm thức 5 (70oC; 1,8:10), nghiệm thức 14
(65oC; 2:10), nghiệm thức 15 (70oC; 2:10) có giá trị nằm ngoài khoảng cho phép theo tiêu
chuẩn ASTM D6751.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iii
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i


TÓM LƯỢC .......................................................................................................iii
MỤC LỤC...........................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH..........................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG .........................................................................................vi
Chương I GIỚI THIỆU............................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................... 1
Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................... 2
2.1 GIỚI THIỆU BIODIESEL ............................................................................... 2
2.1.1 Khái quát về biodiesel................................................................................... 2
2.1.2 Ưu điểm của dầu biodiesel............................................................................ 2
2.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL TỪ PHẾ PHẨM
DẦU ĂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ....................................................................... 3
2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL............. 3
2.3.1 Phương pháp ester hóa và transester hóa .................................................... 4
2.3.2 Cơ chế phản ứng transester hóa ................................................................... 4
2.4 QUI TRÌNH SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL TỪ PHẾ PHẨM DẦU ĂN .... 6
2.4.1 Nguyên liệu sản xuất dầu biodiesel từ phế phẩm dầu ăn ............................. 6
2.4.2 Qui trình sản xuất dầu biodiesel từ phế phẩm dầu ăn (tham khảo). ............ 9
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất dầu biodiesel .......................... 12
2.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng biodiesel .................................... 13
2.4.5 Phương pháp để kiểm tra chất lượng dầu biodiesel................................... 13
2.4.6 Vận chuyển và bảo quản dầu biodiesel....................................................... 15
2.4.7 Một số tính chất của biodiesel cần quan tâm khi bảo quản ....................... 15
2.5 CÁC TIÊU CHUẨN DẦU BIODIESEL Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ............. 16
2.5.1 Tiêu chuẩn chất lượng cho biodiesel .......................................................... 16
2.5.2 Tiêu chuẩn dầu biodiesel ở Châu Âu và Mỹ ............................................... 18
2.6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẦU BIODIESEL ....... 19
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................... 21
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .................................................................... 21
3.1.1 Địa điểm và thời gian.................................................................................. 21
3.1.2 Nguyên vật liệu............................................................................................ 21
3.1.3 Hóa chất...................................................................................................... 21
3.1.4 Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm........................................................................ 21
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 21
3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 21
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 22
3.2.3 Phương pháp tiến hành............................................................................... 23
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................... 25

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iv
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

4.1 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU ............................................. 25

4.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ TỈ LỆ


METHANOL/DẦU ĐẾN HIỆU SUẤT THU HỒI SẢN PHẨM....................... 26
4.2.1 Khảo sát ảnh hưởng giữa tỉ lệ methanol và nguyên liệu đến hiệu suất thu
hồi biodiesel ......................................................................................................... 28
4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất thu hồi biodiesel
.............................................................................................................................. 28
4.3 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ TỈ LỆ METHANOL/
DẦU ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA BIODIESEL.............. 29
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................ 35
5.1 KẾT LUẬN....................................................................................................... 35
5.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 37
PHỤ LỤC........................................................................................................... 38
PHỤ LỤC I TÍNH HIỆU SUẤT THU HỒI BIODIESEL ............................. 38
PHỤ LỤC II TÍNH KHỐI LƯỢNG THỰC TẾ CỦA BIODIESEL ............ 39
PHỤ LỤC III PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN
LIỆU........................................................................................................................ 39

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng v
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1. Biểu đồ biểu diễn hiệu suất thu hồi ở các nghiệm thức ................................... 27
Hình 2. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/dầu và nhiệt độ đến hiệu suất
thu hồi biodiesel .................................................................................................................. 27
Hình 3. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi biodiesel .......
................................................................................................................................................ 29
Hình 4. Waterbath .............................................................................................................. 33
Hình 5. Khuấy từ gia nhiệt.......................................................................................... 33
Hình 6. Thiết bị sủi bọt khí ......................................................................................... 33
Hình 7. Dầu ăn đã qua sử dụng ......................................................................................... 33
Hình 8. Cách thu dầu ăn sau ....................................................................................... 33
Hình 9. Dầu ăn sau khi xử lí .............................................................................................. 33
Hình 10. Phản ứng ester ..................................................................................................... 34
Hình 11. Phản ứng transeter hóa ....................................................................................... 34
Hình 12. Chiết tách methyl ester và glycerin .................................................................. 34
Hình 13. Glycerin........................................................................................................ 34
Hình 14. Trước và sau khi rửa .......................................................................................... 34
Hình 15. Biodiesel....................................................................................................... 34

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1. Thành phần acid béo trong dầu đậu nành ............................................................ 7
Bảng 2. Tiêu chuẩn dầu biodiesel ở Châu Âu và Mỹ .................................................... 19
Bảng 3. Đánh giá chất lượng dầu ăn đã qua sử dụng ......................................................25
Bảng 4. Hiệu suất thu hồi biodiesel thể hiện qua các nghiệm thức ............................. 26
Bảng 5. Ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/dầu đến hiệu suất thu hồi biodiesel ................28
Bảng 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi biodiesel ................................ 28
Bảng 7. Một số chỉ tiêu chất lượng biodiesel................................................................... 30

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vi
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Chương I GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ


Trước sức ép giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao gây khó khăn về mặt kinh tế cho các
nước, đồng thời việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống đã gây nguy hại đến
tự nhiên và con người. Các nhà khoa học nhận thấy rằng phần lớn các chất ô nhiễm
trầm trọng và nguy hiểm trong không khí là CO, CH, NOx đều có mặt trong khí xả của
động cơ đốt trong dùng nhiên liệu có nguồn gốc dầu mỏ. Do đó vấn đề tìm kiếm
nguồn năng lượng thay thế càng trở nên bức thiết.
Hiện nay một trong những nhiên liệu mới được các nước trên thế giới nghiên cứu,
triển khai sản xuất để thay thế đó chính là biodiesel. Biodiesel là dầu diesel sinh học,
không độc, có thể tự phân hủy và ít thải độc khí làm ô nhiễm như dầu diesel bình
thường. Nó đã góp phần đa dạng hoá, tạo ra nguồn năng lượng sạch cho tương lai.
Biodiesel có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu như: dầu cọ, dầu mè, cây
jotropha, mỡ động vật, phế phẩm dầu ăn,... trong đó phế phẩm dầu ăn là nguyên liệu
có số lượng lớn ở các nhà hàng, xí nghiệp, quán ăn chưa được sử dụng một cách hợp
lí. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu sản xuất nhiên liệu biodiesel từ nguồn dầu ăn phế
phẩm sẽ đem lại nhiều ích lợi về mặt môi trường, kinh tế, và tiết kiệm tài nguyên. Mặt
khác, thu gom triệt để và tái chế dầu ăn phế thải còn có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ
sức khỏe cộng đồng vì hạn chế được khả năng sử dụng lại dầu ăn đã qua sử dụng
trong chế biến thực phẩm.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tìm ra thông số nhiệt độ phản ứng và tỉ lệ methanol/dầu tối ưu nhất để hiệu suất phản
ứng đạt cao nhất và biodiesel có chỉ tiêu chất lượng đạt yêu cầu.

1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đề tài này nhưng vẫn được tiếp tục
nghiên cứu vì ngoài việc mỗi vùng khác nhau sẽ có kết quả thí nghiệm khác nhau mà
do đề tài này mang nhiều ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn:
- Nghiên cứu để tạo ra nhiên liệu mới, rẻ, có nhiều ưu điểm, cung cấp thêm nguồn
năng lượng cho thế giới đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay.
- Tận dụng nguồn phế phẩm của các nhà máy tạo ra nhiên liệu vừa mang lại hiệu quả
kinh tế vừa xử lí các loại dầu ăn sau khi sử dụng một cách hiệu quả, hạn chế nguồn
chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 1
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 GIỚI THIỆU BIODIESEL

2.1.1 Khái quát về biodiesel

Nhiên liệu sinh học đã có mặt từ rất lâu, bắt đầu sản xuất từ năm 1800. Dầu lạc là
dạng đầu tiên của nhiên liệu này được Rudolf Diesel sử dụng để chạy động cơ diesel
đầu tiên vào năm 1895. Tuy nhiên đến những năm 80 của thế kỉ 20, nhiên liệu
biodiesel mới được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Nhưng ở Việt Nam thì loại dầu
này mới được quan tâm trong những năm gần đây. Tại Mỹ, nguồn nguyên liệu chính
để sản xuất biodiesel chính là dầu đậu nành, trong khi tại châu Âu là cây cải dầu và
châu Á là dầu cọ, dầu mè.
Thuật ngữ “biodiesel” chính là ester của acid béo và rượu có mạch cacbon ngắn, tiêu
biểu là Methyl Esters của acid béo và rượu methanol hay còn gọi là FAME (Fatty
Acid Methyl Esters) được sản xuất từ dầu thực vật, mỡ động vật hay dầu ăn thải qua
phản ứng chuyển vị ester (transester hóa). Diesel sinh học nói riêng, hay nhiên liệu
sinh học nói chung là một loại năng lượng tái tạo. Nó thường được sử dụng như một
phụ gia động cơ diesel dầu mỏ để giảm bớt những khí độc oxit cacbon, những chất
độc hydrocacbon và không khí từ những xe cộ được vận hành trong động cơ diesel.

2.1.2 Ưu điểm của dầu biodiesel

- Biodiesel có thể dùng cho bất kỳ loại động cơ dầu hiện hành nào mà không cần phải
thay đổi cấu tạo của động cơ đó.
- Biodiesel cháy sạch đến 75% so với động cơ thông thường, khả năng phá hủy tầng
ôzon của khí thải biodiesel giảm 50% so với nhiên liệu diesel.
- Biodiesel bôi trơn tốt hơn diesel: chỉ cần hòa trộn 1% biodiesel vào dầu diesel đã có
thể tăng khả năng bôi trơn động cơ từ 40~60%.
- Sử dụng biodiesel sẽ giảm bớt đến 93% hàm lượng hydrocacbon không cháy, giảm
50% CO trong khí thải, không có SO2 thải ra vì biodiesel không chứa đựng lưu huỳnh.
- Là nhiên liệu sạch không ảnh hưởng đến môi trường, nó dễ bị phân huỷ và ít độc.
- Biodiesel có chỉ số cetan cao hơn diesel dầu mỏ nên nó đốt cháy nhanh hơn khi được
đưa vào động cơ
- Biodiesel rẻ tiền hơn diesel.
http://www.baocantho.com.vn/vietnam/khoahoc/38862/

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 2
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Với những ưu điểm đó thì biodiesel xứng đáng để trở thành một trong những loại
nhiên liệu của tương lai. Vì hiện nay phương tiện sử dụng nhiên liệu diesel và xăng
trong đô thị là nguồn chủ yếu phát thải trực tiếp hàm lượng bụi và là nguy cơ về nồng
độ ôzon trong khí quyển. Đặc biệt trong tình hình giá thành các sản phẩm hóa dầu
ngày một tăng cao và hiện trạng ô nhiễm tầng ôzon ngày càng nghiêm trọng thì việc
sản xuất và sử dụng biodiesel hòa trộn với diesel hoặc thay thế dần diesel là chính
sách đảm bảo an toàn năng lượng của những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Liên
minh Châu Âu,…
Đối với Việt Nam cũng đã có nhiều cơ sở nghiên cứu sản xuất dầu biodiesel và
nguyên liệu sản xuất thường là mỡ cá basa và dầu ăn đã qua sử dụng. Sau đây xin giới
thiệu 2 nhóm nghiên cứu sản xuất biodiesel từ dầu ăn đã qua sử dụng thành công ở
nước ta.

2.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL TỪ PHẾ PHẨM
DẦU ĂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Năm 2000, nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Công nghệ Chế biến dầu khí và Trung
tâm lọc - hóa dầu ở TP hồ Chí Minh đã bắt đầu nghiên cứu khả năng sản xuất
biodiesel từ các nguồn dầu thực vật. Nghiên cứu này đã tập trung vào phản ứng ester
hóa dầu ăn phế thải bằng phương pháp hóa học sử dụng xúc tác kiềm.
Vấn đề tồn tại hiện nay là chưa mở rộng được xưởng sản xuất và hình thành hệ thống
thu gom dầu phế thải. Ngoài ra nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì việc sản xuất
biodiesel sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà trước mắt cần có những chính sách về thuế
phù hợp để hỗ trợ việc phát triển nghiên cứu và sử dụng biodiesel cũng như tuyên
truyền cho người dân hiểu vì lợi ích môi trường để nhiệt tình tham gia dự án.
Theo báo Nhân Dân

- Công ty cổ phần Sinh học và Môi trường Biển Cờ, sau khi nghiên cứu thành công
quy trình công nghệ sản xuất biodiesel từ dầu thực vật và dầu phế thải, đã đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất biodiesel, với tên thương mại là Biodiesel-Gem, có công suất
thử nghiệm 10 m3/ngày. Dự kiến sau thời gian chạy thử sẽ đạt được công suất thiết kế
là 2.000 tấn/tháng.
Việt Báo – Khoa Học – Tin Khoa Học

2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL


Bản chất biodiesel là sản phẩm ester hoá giữa methanol hoặc ethanol và acid béo tự do
trong dầu thực vật hay mỡ động vật. Đối với dầu ăn đã qua sử dụng thì quá trình sản
xuất biodiesel bằng quy trình 2 giai đoạn: ester hóa và transester hóa
100 kg dầu mỡ + 10 kg methanol  100 kg Biodiesel + 10 kg glycerin

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 3
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

2.3.1 Phương pháp ester hóa và transester hóa

i. Phản ứng ester hóa


Ester hóa là quá trình tách nước giữa acid và rượu để tạo thành ester. Phản ứng ester
hóa các acid carboxylic có thể tiến hành không cần xúc tác, tuy nhiên nó xảy ra tương
đối chậm và để đạt được vận tốc tương đối cần nhiệt độ cao (200-3000C). Phản ứng
ester có tính thuận nghịch và rất chậm, chiều thuận được xúc tác bằng acid mạnh, còn
phản ứng thuỷ phân (chiều nghịch) có thể được xúc tác bằng acid hay bazơ (trường
hợp thuỷ phân bằng bazơ còn được gọi là phản ứng xà phòng hoá).
+
R1COOH + ROH H
→ R1COOR + H2O
Phản ứng ester hóa là phản ứng thuận nghịch do đó khi cần chuyển dịch cân bằng
theo chiều tạo ester thì cần dùng dư một trong hai tác chất (thường là dùng dư rượu)
hay loại một sản phẩm ra phản ứng. Mặt khác khả năng phản ứng của rượu cũng thay
đổi theo: rượu bậc 1 > rượu bậc 2 > rượu bậc 3; đồng thời phụ thuộc vào điện tích
dương ở axit nên khả năng phản ứng của axit thay đổi: HCOOH > CH3COOH >
RCH2COOH > R2CHCOOH > R3CCOOH.
ii. Phản ứng transester hóa
Transester hóa là phản ứng giữa các mono-, di-, triglyceride với rượu cùng với sự hiện
diện của chất xúc tác, tạo thành các alkyl ester của các acid béo (hay còn gọi là
biodiesel) và glycerin. Xúc tác cho phản ứng này có thể dùng acid hoặc kiềm, nhưng
trong phản ứng transester hóa dầu mỡ thực vật xúc tác bazơ diễn ra nhanh hơn xúc tác
acid, đồng thời xúc tác bazơ ít ăn mòn thiết bị hơn acid nên loại xúc tác bazơ rất được
ưa chuộng trong công nghiệp. Phản ứng transester hóa:
H2C O COR1 H2C OH R1COOCH3
Xúc tác
HC O COR2 + 3 CH3OH HC OH + R2COOCH3

H2C O COR3 H2C OH R3COOCH3

Triglyceride Methanol Glycerin Hỗn hợp methylester


Trong đó R1, R2, R3 là các gốc acid béo no hoặc không no chứa trong dầu ăn.

2.3.2 Cơ chế phản ứng transester hóa

Nếu sử dụng chất xúc tác là NaOH thì NaOH phản ứng với methanol trước để tạo tiền
chất cho các phản ứng chuyển hoá tiếp theo.
- Phản ứng 1: Tạo Alkoxide
CH3OH + NaOH CH3ONa + H2O

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 4
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Trong môi trường có nước Akoxide phân ly tạo CH3O- và Na+ và tác nhân xúc tác
thật sự chính là anion CH3O-. CH3O- tiếp tục thực hiện phản ứng tiếp theo.
- Phản ứng 2: Anion CH3O- tấn công vào trung tâm mang điện tích dương của liên
kết C+O-, tiếp theo là sự tách phân tử ester ra khỏi phân tử triglyceride và sự tạo thành
triglyceride anion:
H2C O COR1 H2 C O COR1
-
HC O COR2 + CH3O HC O- + R2COOCH3

H2C O COR3 H2 C O COR3

Triglyceride Alkoxide Triglyceride anion Methylester


- Phản ứng 3: Glyceride anion nhận proton tạo thành diglyceride và CH3O-.
H2C O COR1 H2C O COR1
-
HC O + CH3OH HC OH + CH3O-
H2C O COR3 H2C O COR3

Triglyceride anion Methanol Diglyceride Alkoxide


- Các phản ứng dây chuyền tiếp theo để tạo ra monoglyceride, methylester và cuối
cùng tạo ra glycerin và methylester.
H2C O COR1 H2 C O-
-
HC OH + CH3O HC OH + R1COOCH3
H2C O COR3 H2 C O COR3
Diglyceride Alkoxide Monoglyceride anion Methylester
H2C O- H2C OH
HC OH + CH3OH HC OH + CH3O-
H2C O COR3 H2C O COR3
Monoglyceride anion Methanol Monoglyceride Alkoxide
H2C OH H2C OH
-
HC OH + CH3O HC OH + R3COOCH3
H2C O COR3 H2C O-
Monoglyceride Alkoxide Glycerin anion Methylester
H2C OH H2C OH
HC OH + CH3OH HC OH + CH3O-

H2C O- H2C OH

Glycerin anion Methanol Glycerin Alkoxide

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 5
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Như vậy trong quá trình này cứ 1 phân tử triglyceride tác dụng với 3 phân tử CH3OH
tạo ra một phân tử glycerin và 3 phân tử methyl ester. Có thể thấy rằng phản ứng
chuyển vị ester xảy ra phức tạp, với sự tạo thành sản phẩm trung gian là diglyceride và
monoglyceride. Theo thời gian phản ứng lượng tri-, di-, monoglyceride sẽ giảm và
lượng methyl ester tăng dần, khi kết thúc phản ứng điều mong muốn là lượng
diglyceride và monoglyceride còn lại là nhỏ nhất.

2.4 QUI TRÌNH SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL TỪ PHẾ PHẨM DẦU ĂN

2.4.1 Nguyên liệu sản xuất dầu biodiesel từ phế phẩm dầu ăn
i. Phế phẩm dầu ăn
• Giá trị dinh dưỡng của dầu ăn
- Tham gia vào cấu trúc tế bào và một số men chuyển hoá.
- Giúp tăng sự hấp thu và sử dụng các loại vitamin tan trong chất béo (Vitamin A, D,
E, K).
- Trong dầu mỡ còn có các acid béo thiết yếu (còn gọi là vitamin F) thuộc nhóm
Omega-3 và Omega-6, có tác dụng chống các bệnh lý tim mạch, nuôi dưỡng da, tóc.
Chính vì vậy dầu mỡ là một trong các loại thức ăn cơ bản và quan trọng không thể
thiếu được trong hoạt động sinh lý của cơ thể. Do đó số lượng dầu mỡ được dùng
trong chế biến thức ăn ngày càng cao. Hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất tinh luyện dầu
thực vật cũng như các xí nghiệp lớn, nhà hàng, quán ăn sử dụng dầu thực vật trong
chế biến thực phẩm (mì ăn liền, thực phẩm chiên rán,...) đã tạo ra nguồn phế thải dầu
ăn rất lớn sẽ là nguồn nguyên liệu rẻ tiền để sản xuất dầu biodiesel.
• Thành phần dầu ăn
Dầu mỡ ngoài thành phần là glyceride còn có chứa một số tạp chất khác. Khi dầu mỡ
đã qua sử dụng thì hàm lượng tạp chất càng nhiều hơn. Các tạp chất chứa trong dầu
thường là các acid béo tự do, tạp chất vô cơ, các hợp chất protein, glucid,... Trong dầu
ăn đã qua sử dụng có rất nhiều loại dầu khác nhau thường là: hướng dương, dầu đậu
nành, dầu đậu phộng,... nhưng thành phần acid béo trong các loại dầu này khác nhau
không nhiều, do đó có thể dựa vào thành phần acid béo trong dầu đậu nành ở bảng 1
sau đây để xác định phân tử lượng triglyceride trong dầu.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 6
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 1. Thành phần acid béo trong dầu đậu nành

TT Acid béo Phân tử lượng % chiếm trong Phân tử lượng


M (g) dầu ăn triglyceride tương
ứng M(g)
1 C14:0 228 0,50 722
2 C16:0 256 8,50 806
3 C16:1 254 0,50 800
4 C18:0 284 4,00 890
5 C18:1 282 33,50 884
6 C18:2 280 45,50 878
7 C18:3 278 7,50 872
Phân tử lượng trung bình 836
Dầu mỡ trong sản xuất và đời sống (1983 ),Chu Phạm Ngọc Sơn.

• Tính chất dầu ăn


- Tính chất vật lí
+ Dầu, mỡ nhẹ hơn nước, tỉ trọng 0,9100 – 0,9700 mg/l, mức độ không no càng lớn
thì tỉ trọng càng cao.
+ Có tính nhớt khá cao. Các loại dầu có nhiều nối đôi để lâu sẽ có độ nhớt tăng dần.
+ Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ: benzene, hexane,… không tan trong nước.
+ Điểm nóng chảy của dầu mỡ không rõ ràng, tùy thuộc vào tính chất của nguyên liệu
tạo ra dầu mỡ. Mạch acid béo càng dài, càng no thì độ nóng chảy của triglyceride càng
cao, áp suất hơi càng kém, do đó ít có mùi.
- Tính chất hóa học
+ Phản ứng thủy phân và xà phòng hóa
+ Phản ứng cộng hydro
+ Phản ứng oxy hóa
ii. Các loại hoá chất
• Methanol :
Methanol còn gọi là rượu methylic có nhiệt độ sôi và nhiệt độ bay hơi: 64oC.
Methanol được ưu tiên dùng trong sản xuất dầu biodiesel vì ngoài khả năng phản ứng
nhanh, methanol còn nhiều ưu điểm so với những cồn khác:
- Khối lượng và thể tích methanol cần dùng thấp hơn do khối lượng mol của methanol
thấp hơn nhiều (trong khi khối lượng riêng không khác nhau nhiều).

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 7
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

- Methanol có nhiệt độ sôi thấp hơn nên hiển nhiên dễ tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng
hơn. Thêm vào đó khi được tách ra, cồn luôn chứa nước. Methanol có thể dễ dàng
tách khỏi nước bằng những phương pháp chưng cất thông thường. Những cồn khác
như ethanol và iso-propanol tạo với nước hỗn hợp đồng sôi nên gây khó khăn cho việc
tách nước.
Khi dùng một số cồn khác như isopropanol, isobutanol, biodiesel thu được có nhiệt độ
đông đặc thấp hơn so với khi dùng methanol. Nhưng do giá thành cao và sự không
phổ biến, những cồn này không được dùng rộng rãi. Do đó, mặc dù methanol rất độc
hại nhưng vẫn là cồn phổ biến nhất trong sản xuất biodiesel .
• Chất xúc tác:
 H2SO4
Xúc tác phản ứng ở giai đoạn 1 để thực hiện phản ứng ester hóa các acid béo tự do
trong phế phẩm dầu ăn
 NaOH và KOH
Xúc tác phản ứng ở giai đoạn 2 để thực hiện phản ứng transester hóa các triglyceride
trong phế phẩm dầu ăn.
NaOH thì dễ tìm và giá thành giảm gấp đôi KOH, nhưng KOH có ưu điểm là hòa tan
với CH3OH dễ hơn NaOH và muối sulphat kali không tan, thu được trong quá trình
làm sạch sản phẩm, có thể được dùng làm phân bón.
Ở dạng thành phẩm, NaOH và KOH đều ở dạng hạt rắn. Để tạo ra tác nhân xúc tác
phản ứng là ion CH3O-, người ta phải hòa tan chúng vào trong rượu CH3OH trước khi
cho vào phản ứng. Quá trình hòa tan này tỏa nhiệt và rất nguy hiểm vì bản thân
CH3OH và kiềm đều độc, nhất là CH3OH. Như vậy, ở những nhà máy sử dụng NaOH
và KOH, phải mất thêm chi phí cho khâu chuẩn bị chất xúc tác cũng như các biện
pháp xử lý an toàn. Thêm vào đó, khi hòa tan NaOH và KOH với CH3OH, nước sinh
ra theo phản ứng:
NaOH + CH3OH ------> CH3ONa + H2O
Nước gây thủy phân trigliceride và ester tạo thành, làm giảm hiệu suất của quá trình
đồng thời gây khó khăn thêm cho quá trình loại bỏ nước sau này.
 CH3ONa
Khác với NaOH và KOH, CH3ONa hoàn toàn không sinh ra nước. CH3ONa thường
dùng ở dạng hòa tan (25-30%) trong CH3OH do đó đã “sẵn sàng” cho phản ứng,
không mất thêm chi phí cho việc chuẩn bị chất xúc tác. Khi sử dụng xúc tác này, hiệu
suất thu biodiesel là cao nhất trong khi tiêu tốn ít xúc tác hơn so với trường hợp NaOH

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 8
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

và KOH. Thêm vào đó, glycerin thu được tinh khiết hơn dẫn đến giảm chi phí cho quá
trình làm sạch glycerin. Nhưng do độ hấp thụ nước cao, CH3ONa thường được dùng
trong trường hợp nguồn nguyên liệu chất lượng tốt (lượng nước và acid béo nhỏ hơn
0,1%).
2.4.2 Qui trình sản xuất dầu biodiesel từ phế phẩm dầu ăn (tham khảo).
i. Qui trình sản xuất

Dầu ăn đã qua sử dụng

Tách nước

Kiểm tra dầu

H2SO4 và methanol Gia nhiệt và khuấy (1)

Ổn định
NaOH và methanol

Gia nhiệt và khuấy (2)

Lắng và tách lắng

Glycerin Biodiesel thô

Rửa

Kiểm tra chất lượng

Thành phẩm

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 9
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

ii. Thuyết minh qui trình


Ta có thể thực hiện phản ứng transester hóa một giai đoạn trong trường hợp nguyên
liệu ban đầu có chỉ số acid thấp. Đối với nguyên liệu đã tồn trữ trong thời gian dài thì
chỉ số acid cao, chất lượng nguyên liệu kém, nên thực hiện quy trình 2 giai đoạn hiệu
quả hơn vì
- Sử dụng ít xút và ít tạo ra xà phòng.
- Hiệu suất thu hồi biodiesel cao.
- Giảm được lượng nước rửa.
- Giảm bớt lượng acid cần thiết để trung hòa trong giai đoạn rửa và trung hòa bazơ
trong suốt giai đoạn thu hồi glycerin.
- Chất lượng sản phẩm cao.
Tuy nhiên có nhược điểm là cần nhiều thời gian hơn so với phản ứng transester hóa
một giai đoạn.
• Giai đoạn 1: xúc tác với acid nhằm thực hiện phản ứng ester hóa các acid béo tự
do trong dầu.
 Xử lí sơ bộ nguyên liệu: dầu ăn đã qua sử dụng được loại bỏ nước. Có 2 phương
pháp loại bỏ nước:
- Lắng: phương pháp này tiết kiệm năng lượng. Nó dựa vào sự khác nhau về tỉ trọng
giữa dầu và nước, để tăng tốc độ lắng người ta thường dùng biện pháp gia nhiệt để
giảm độ nhớt của dầu, thường gia nhiệt dầu ở 60oC trong vòng 15 phút và sau đó đổ
dầu vào thùng. Để cho nó ổn định ít nhất là 24h.
- Đun sôi: phương pháp này ít được sử dụng hơn vì sử dụng nhiều năng lượng. Gia
nhiệt đến 100oC nước sẽ bốc hơi. Giữ nhiệt độ cho đến khi không còn hơi nước bốc
lên.
 Kiểm tra: dầu sau khi xử lí sơ bộ được đem đi kiểm tra chỉ số acid, chỉ số xà
phòng, chỉ số peroxide. Qua các chỉ số này có thể đánh giá được chất lượng của
nguyên liệu dầu ban đầu.
 Gia nhiệt và khuấy lần 1:
- Sau khi qua bước kiểm tra tiến hành đo thể tích dầu ứng với mỗi mẫu.
- Gia nhiệt dầu đến 35oC. Thêm methanol vào lúc dầu còn nóng với tỉ lệ methanol/
dầu là 0,08:1.
- Khuấy trộn khoảng 5 phút, hỗn hợp sẽ hình thành huyền phù vì dầu thì không phân
cực mạnh còn cồn thì phân cực.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 10
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

- Sau đó thêm 1ml H2SO4 95% nếu mẫu chứa 1 lít dầu. Khuấy hỗn hợp khoảng 500 –
600 vòng/phút khi nhiệt độ vẫn giữ ở 35oC trong 1 giờ.
- Khuấy hỗn hợp trong 2 giờ nhưng không gia nhiệt, rồi dừng khuấy.
 Ổn định: để hỗn hợp ổn định ít nhất 8h, qua đêm thì tốt hơn.
Trong giai đoạn này không nên phối trộn methanol và H2SO4 trước khi cho chúng vào
dầu vì tránh xảy ra phản ứng giữa methanol và H2SO4 hình thành dimethyl ete là một
chất khí, không màu, gây nổ.
• Giai đoạn 2: xúc tác bazơ nhằm kết thúc giai đoạn xúc tác acid, và để thực hiện
phản ứng transester hóa các triglyceride trong dầu.
 Chuẩn bị natri methoxide:
- Tùy theo tỉ lệ methanol/dầu cho toàn phản ứng mà dùng thể tích methanol khác
nhau. Nếu tỉ lệ methanol/dầu là 2:10 thì đong 0,12 lít methanol và cân 3,1 gram
NaOH (có thể đến 3,5 gram nếu NaOH kém tinh khiết) cho mỗi lít dầu. Trộn lẫn
NaOH vào methanol cho đến khi hoà tan hoàn toàn. Chú ý phải đậy kín hỗn hợp để
tránh sự hình thành Na2CO3.
- Sau khi ổn định 8h, đổ 1/2 thể tích natri methoxide đã chuẩn bị vào trong hỗn hợp
không gia nhiệt và trộn trong vòng 5 phút nhằm trung hòa acid xúc tác và tạo điều
kiện thực hiện giai đoạn xúc tác bazơ.
 Gia nhiệt và khuấy lần 2:
- Gia nhiệt dung dịch ở 55oC và ổn định nhiệt độ này cho toàn phản ứng.
- Thêm vào 1/2 lượng natri methoxide còn lại vào dung dịch và bắt đầu khuấy trộn với
tốc độ 500 - 600 vòng/phút.
 Lắng và tách lắng:
- Quan sát đến khi thấy màu vàng rơm của ester, còn glycerin và tạp chất thì màu nâu
và sệt ở dưới đáy, để đạt được màu này chờ khoảng 1,5 – 2,5h, sau đó ngừng gia nhiệt
và khuấy trộn.
- Cho dung dịch ổn định trong khoảng 3 giờ trong phễu chiết và tiến hành rút hết
glycerin ra khỏi dung dịch. Còn lớp trên là biodiesel.
 Rửa biodiesel: Có 2 cách để rửa biodiesel: rửa bọt và rửa bằng hóa chất.
- Rửa bọt
+ Dùng phương pháp rửa bọt, không cần nhiều đến máy đo pH. Chỉ thêm một ít
H3PO4 10% (2 – 3ml/lit) để vào nước trước khi rửa nhằm cho pH cuối quá trình rửa là
trung tính. Có thể dùng giấy quỳ để kiểm tra pH sau khi rửa.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 11
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

+ Dùng 1/3 thể tích nước so với thể tích biodiesel cần rửa. Nhiệt độ của nước và
biodiesel như nhau. Đổ biodiesel vào trong bình nước và bắt đầu bơm không khí vào.
Thực hiện thổi bọt ít nhất 24h và để yên khoảng 30 phút. Nước sẽ lắng xuống đáy,
nhiên liệu nổi lên trên. Thu hết biodiesel, cẩn thận để nước không lẫn vào. Để yên
biodiesel trong vòng 3 tuần và chỉ sử dụng khi nó hoàn toàn trong suốt.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp, không cần sử dụng máy đo pH
để đo pH của sản phẩm nhưng tốn nhiều thời gian và dễ bị oxi hóa
- Rửa bằng hóa chất
+ Giai đoạn 1: sử dụng dung dịch CH3COOH 5% khoảng 10 – 15% thể tích biodiesel
thu được. Mục đích là để giảm pH của biodiesel đến trung tính.
+ Giai đoạn 2: rửa lại bằng nước, dùng với lượng giống như với acid. Mục đích là để
loại bỏ acid dư và chất xúc tác.
+ Giai đoạn 3: rửa bằng dung dịch muối NaCl bão hòa, sử dụng khoảng 30% thể tích
biodiesel. Mục đích là để loại bỏ nước trong sản phẩm
+ Giai đoạn 4: làm khô sản phẩm bằng Na2SO4 khan.
Ưu điểm: ít tốn thời gian.
Nhược điểm: sử dụng nhiều hóa chất nên chi phí hơi cao, cần sử dụng máy đo pH.
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất dầu biodiesel
i. Nhiệt độ phản ứng
Nguyên nhân làm giảm tốc độ phản ứng chính là sự khó hòa tan methanol vào dầu,
mỡ. Để tăng sự hòa tan này người ta tăng nhiệt độ, tăng mức độ khuấy (nhất là ở thời
điểm bắt đầu phản ứng trong quá trình chu kỳ)
- Nếu phản ứng thực hiện ở nhiệt độ phòng, cần 4-8 tiếng để hoàn tất phản ứng.
- Ở 40 oC : 2 - 4 tiếng; 60 oC:1 - 2 tiếng.
- Nhiệt độ cao hơn sẽ giảm thời gian phản ứng nhưng cần thực hiện trong điều kiện áp
suất để giữ cho methanol ở trạng thái lỏng.
ii. Loại cồn
Qua cơ chế phản ứng, ta thấy vận tốc phản ứng phụ thuộc vào kích thước của anion
RO-. Kích thước càng lớn, anion càng khó tấn công vào liên kết CO, phản ứng xảy ra
càng chậm. Do đó phản ứng với methanol xảy ra dễ dàng hơn với các cồn khác. Để
đạt được hiệu suất tối ưu, ethanol và buthanol cần nhiệt độ cao hơn so với methanol.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 12
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

2.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng biodiesel


i. Độ chuyển hóa của phản ứng transester
Yếu tố quan trọng nhất chính là độ chuyển hóa của phản ứng transester. Thậm chí khi
thu được hiệu suất phản ứng cao nhất, trong biodiesel vẫn chứa một lượng nhỏ tri-, di-
và monoglyceride. Ta có phản ứng hóa học cơ bản trong suốt quá trình chế biến:
Triglyceride → Diglyceride → Monoglyceride → Glycerin
↓ ↓
methyl methyl
ester ester
Nếu phản ứng không hoàn toàn thì hỗn hợp sau phản ứng còn lại là triglyceride,
diglyceride, monoglyceride. Những hợp chất này làm tăng độ nhớt, giảm độ bền oxi
hóa, do đó hàm lượng của chúng phải là nhỏ nhất.
ii. Glycerin tự do
Glycerin tự do không hòa tan trong biodiesel vì thế nó dễ dàng bị tách ra bởi quá trình
lắng hoặc ly tâm. Một vài glycerin có thể trở thành những giọt huyền phù. Hầu hết các
glycerin này có thể bị tách khỏi trong suốt quá trình rửa. Quá trình rửa làm giảm rất
nhiều lượng glycerin tự do. Nhiên liệu nếu chứa glycerin tự do vượt quá cho phép thì
khi sử dụng sẽ làm nghẹt vòi phun nhiên liệu và có thể ảnh hưởng đến quá trình đốt
nhiên liệu.
iii. Thừa methanol và chất xúc tác
Methanol và NaOH bị hòa tan khi có glycerin và chúng sẽ bị tách khỏi khi glycerin bị
chiết tách ra khỏi dầu biodiesel. Tuy nhiên dầu biodiesel vẫn chứa khoảng 2 – 3%
methanol sau khi chiết tách. Hầu hết nhà máy sẽ thu hồi lại methanol bằng cách gia
nhiệt và methanol còn lại sau khi gia nhiệt vẫn được tách khỏi bằng phương pháp rửa.

2.4.5 Phương pháp để kiểm tra chất lượng dầu biodiesel

i. Kiểm tra độ sạch biodiesel bằng quá trình rửa


Đem dầu biodiesel nghi ngờ là không tinh khiết đem kiểm tra. Đây là cách kiểm tra
hữu hiệu nhất và rất đơn giản: để 150 ml dầu biodiesel bẩn (đã được để yên trong
hoặc hơn 12h, với glycerin đã được tách ra) vào chai PET. Thêm vào 150ml nước, vặn
nút thật chặt rồi lắc nó lên xuống trong hoặc hơn 10 giây, sau đó để yên. Khoảng 1/2 h
biodiesel sẽ phân tách ra khỏi nước, biodiesel ở trên bề mặt còn nước có dạng như sữa
sẽ nằm dưới đáy bình. Lúc này sản phẩm thu được được rửa lại, làm khô và sử dụng
nó với độ tinh khiết cao hơn rất nhiều.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 13
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Còn nếu dung dịch không tách lớp hoặc tách lớp quá chậm, hình thành một lớp kem
trắng giữa nước và biodiesel thì nhiên liệu này không có chất lượng và cần cải tiến
quy trình sản xuất. Hoặc do ta sử dụng quá nhiều chất xúc tác làm hình thành xà
phòng, hoặc phản ứng xảy ra không hoàn toàn còn thừa lại monoglyceride,
diglyceride, nhiên liệu nhiễm bẩn sẽ hình thành dạng như nhũ tương. Hoặc do cả 2
quá trình là thừa nhiều chất xúc tác và phản ứng xảy ra không hoàn toàn.
Thao tác rửa là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đến độ tinh khiết của dầu. Nếu thao tác rửa
và thổi bọt nhẹ nhàng có thể tránh được một số yếu tố ảnh hưởng, trừ khi nhiên liệu có
chất lượng quá kém, chất bẩn không thể rửa được bằng nước. Nếu nhũ tương hình
thành dày hơn mức bình thường giữa giao diện nước và dầu thì lô sản phẩm này phải
huỷ bỏ.
ii. Kiểm tra độ sạch biodiesel bằng methanol
Lấy chính xác 25ml biodiesel và 225ml methanol vào trong cốc có chia vạch. Nếu dầu
biodiesel tinh khiết sẽ hoà tan hoàn toàn trong rượu, còn ngược lại là nhiễm bẩn. Hợp
chất không hoà tan sẽ lắng xuống đáy cốc. Phương pháp này không đánh giá toàn bộ
chất lượng của dầu nhưng cho ta biết dầu không tinh khiết.
iii. Kiểm tra hàm lượng nước lẫn vào nhiên liệu
Cho ít nhất 1 lít nhiên liệu để yên trong cốc thủy tinh trong thời gian ít nhất là 1 ngày.
Sau đó quan sát nếu trong nhiên liệu có lẫn nước thì sẽ có 1 lớp nước ở dưới đáy cốc.
Cần tránh nước vào nhiên liệu vì nước cũng là yếu tố gây biến chất của nhiên liệu,
tăng phản ứng oxi hóa, giảm nhiệt độ đốt cháy của nhiên liệu trong động cơ.
Phương pháp làm khô là phương pháp loại bỏ nước hoặc tách chất ra khỏi sản phẩm
hoặc hợp chất ban đầu. Tùy theo bản chất của sản phẩm hoặc hóa chất ban đầu ta có
thể sử dụng 1 số phương pháp sau:
- Chưng cất: dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ sôi của các chất để thu được sản phẩm
tinh khiết.
- Dùng hóa chất: yêu cầu hóa chất không tác dụng hóa học với chất lỏng, có khả năng
hút nước mạnh, không hòa tan trong chất lỏng, có tác dụng làm khô nhanh, rẻ, dễ tìm.
iv. Kiểm tra độ pH
pH nhiên liệu tốt nhất xấp xỉ bằng 7 vì nếu pH của nhiên liệu cao hay thấp quá đều
ảnh hưởng đến mức độ ăn mòn thíêt bị. Thông thường muốn xác định pH của nhiên
liệu có thể sử dụng quỳ tím hoặc máy đo pH.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 14
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

2.4.6 Vận chuyển và bảo quản dầu biodiesel

Khi đã sản xuất, rửa, làm khô, biodiesel được đổ vào thùng tồn trữ và đem đi bảo
quản. Công tác giữ gìn và bảo quản dầu biodiesel về cơ bản giống như dầu diesel, nó
có tầm quan trọng đặc biệt nhằm giữ cho nhiên liệu có phẩm chất tốt. Chính vì vậy ta
phải làm tốt một số quy định sau:
- Những dụng cụ như thùng phuy dùng để chứa dầu biodiesel khi vận chuyển cũng
như khi ở kho phải sạch sẽ và có nắp đậy cẩn thận.
- Nhà kho phải thoáng mát và nhất thiết phải xây dựng bằng vật liệu không cháy hoặc
khó cháy, nền nhà kho phải lát gạch, bêtông,... và có dụng cụ cứu hỏa đầy đủ.
- Không đựng, chứa dầu vào thùng bị rò chảy.
- Nhiên liệu có cặn bẩn nên dồn vào một thùng hoặc phuy và tiếp tục để lắng từ 4 -6
ngày, rồi đem sử dụng phần trong sạch.
- Tuyệt đối không được dùng dầu biodiesel có cặn bẩn vượt quá quy đinh cho phép.
- Các bể hoặc thùng chứa dầu cần được xúc rửa tối thiểu một năm một lần.
2.4.7 Một số tính chất của biodiesel cần quan tâm khi bảo quản
Khi vận chuyển và tồn trữ biodiesel ta nên quan tâm đến một số vấn đề sau: nhiệt độ,
sự oxi hóa, tính tan của nhiên liệu và sự tương thích của nhiên liệu với thiết bị tồn trữ.
i. Nhiệt độ
Tất cả nhiên liệu diesel có thể bị đông đặc ở nhiệt độ thấp. Điểm đông đặc biodiesel
trung bình khoảng -5,3oC nhưng giá trị thường khoảng (-14) - 0 oC. Nhiệt độ để đông
đặc biodiesel thì cao hơn diesel và phụ thuộc vào thành phần của biodiesel ( B. Rice et
al.,1997). Thông thường methyl ester bão hòa sẽ có điểm đông đặc cao hơn methyl
ester chưa bão hòa. Do đó khi tồn trữ biodiesel ở thời tiết lạnh cần có vật liệu cách
nhiệt, bộ phận khuấy.
ii. Độ ổn định oxi hóa
Một yêu cầu gần đây được thêm vào ASTM D6751 là độ ổn định oxy hóa. Quá trình
oxy hóa có thể dẫn đến tạo ra các acid gây ăn mòn nguyên nhân cho các vấn đề vận
hành và tuổi thọ động cơ. Biodiesel chứa hợp chất có các mạch acid béo không no,
các hợp chất này rất dễ bị oxy hóa trong quá trình tồn trữ, bảo quản hơn so với dầu
diesel thông thường từ dầu mỏ (petroleum diesel).
Khi nhiên liệu bị đông đặc, tất cả các nhiên liệu có khả năng bền với sự oxi hóa. Sự
oxi hóa dẫn đến xảy ra phản ứng giữa nhiên liệu với oxi và chất xúc tác. Phản ứng này
liên quan đến sự hiện diện của liên kết C = C trong nhiên liệu. Khi tăng liên kết C = C
thì làm giảm tính ổn định oxi hóa trong nhiên liệu. Sự giảm tính ổn định oxi hóa trong

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 15
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

nhiên liệu tỉ lệ thuận với số liên kết C=C. Sự oxi hóa có thể được biểu thị bởi chỉ số
acid cao, độ nhớt tăng và hình thành cặn lắng. Để ngăn chặn sự oxi hóa biodiesel có
thể dùng chất chống oxi hóa như TBHQ (t-butyl hydroquinone), tocopherol.
iii. Tính tan
Tính tan của biodiesel cao hơn diesel mặc dù sự hòa tan của nó chỉ đạt mức trung
bình. Nhờ có đặc tính này, chất cặn còn dư trong khi tồn trữ có thể bị hòa tan bởi
biodiesel. Đặc tính hòa tan của biodiesel có thể được giảm bởi cách sử dụng kết hợp
với diesel. Đặc biệt, nếu biodiesel tinh khiết thì tính tan của nó sẽ giảm gần như hoàn
toàn khi bổ sung 20% hoặc ít hơn vào diesel.
iv. Tính tương hợp
Tính tương hợp với thiết bị tồn trữ cũng là đặc tính quan trọng. Biodiesel bảo quản tốt
trong bao bì là thép không gỉ hoặc nhôm. Sự oxi hóa và chất cặn lắng trong biodiesel
hoặc diesel có thể xảy ra bởi đồng thau, đồng thiếc, đồng đỏ, chì, thiếc, kẽm.
Biodiesel có thể tương thích với polymer.

2.5 CÁC TIÊU CHUẨN DẦU BIODIESEL Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

2.5.1 Tiêu chuẩn chất lượng cho biodiesel

Để bảo vệ công suất và tuổi thọ của các động cơ thì việc sản xuất và sử dụng rộng rãi
biodiesel đòi hỏi việc đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng, dành riêng cho biodiesel:
như: EN14214 (The European Standards Organization), ASTM D6751 (the American
Society of Testing Material),… Khi đảm bảo được những tiêu chuẩn chất lượng này,
biodiesel có thể được trộn với dầu diesel để sử dụng trong động cơ diesel.
i. Hàm lượng tri-, di-, monogliceride
Độ không chuyển hóa hay chuyển hóa một phần các glyceride của nguyên liệu sản
xuất biodiesel (dầu thực vật, dầu ăn thải, hoặc mỡ động vật) được biết là nguyên nhân
làm tắt nghẽn đầu phun nhiên liệu và tạo cặn bẩn đọng trên xy lanh của động cơ
diesel. Chính những thành phần này làm tăng độ nhớt, giảm độ bền oxi hóa nên là
nguyên nhân làm giảm tuổi thọ cho động cơ. Về cấu trúc hóa học, đây là các hợp chất
mono-, di-, và triglyceride. Cấu trúc này gồm phần “cột sống” là thành phần glycerin
nối với một, hai hay ba gốc acid béo bởi liên kết ester.
Nếu lượng trigliceride nhiều thì sẽ tạo hiện tượng nổ cục bộ. Vòi phun của động cơ
diesel có cơ chế phun bằng sương và nổ bằng áp lực trong khi đó trigliceride là một
dạng của thuốc nổ nên nó sẽ nổ mãnh liệt hơn so với sự nổ do cháy. Điều này dẫn đến
hai khả năng: Thứ nhất không làm cho động cơ hoạt động được, thứ hai làm phá huỷ
động cơ, có thể làm nổ tung động cơ.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 16
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

ii. Tổng lượng glycerin


Chính là tổng phần glycerin chứa trong các glyceride và glycerin tự do. Glycerin
không tan trong biodiesel có độ nhớt cao. Nếu thành phần tổng glycerin còn quá cao
trong thành phần của biodiesel thì trong quá trình hoạt động của động cơ, dưới tác
động của nhiệt độ, chúng sẽ tạo nên các sản phẩm polymer dẫn đến hiện tượng lắng và
đó là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn béc phun dầu. Trong khi đó, nếu thành phần
glycerin tự do quá cao thì không chỉ ảnh hưởng đến việc kích nổ, mà bản thân nó còn
là một chất gây nổ (đồng thời khi nổ sẽ sinh nhiệt rất lớn), thậm chí không kiểm soát
được, máy nóng hơn bình thường, dẫn đến phá hỏng máy. Để bảo vệ động cơ, lò đốt
gây ra bởi các thành phần này, ASTM D6751 giới hạn tổng hàm lượng glycerin tối đa
là 0,24 % khối lượng.
iii. Độ nhớt
Đặc trưng cho tính lưu biến của dầu cũng như ma sát nội tại của dầu. Nó nói lên tính
đặc loãng của nhiên liệu, nhiên liệu càng đặc thì độ nhớt càng lớn, ngược lại nhiên
liệu loãng thì độ nhớt nhỏ.
Quan trọng hơn, độ nhớt đánh giá khả năng bôi trơn, sự phun xa và sự bốc hơi nhiên
liệu khi phun vào động cơ. Nếu nhiên liệu có độ nhớt quá nhỏ, hạt nhiên liệu phun sẽ
nhỏ hơn, dễ bốc hơi nhưng phun không được xa, do đó không trộn đều được với
không khí. Ngược lại nếu độ nhớt trong biodiesel quá cao sẽ làm giảm khả năng phun
dầu của động cơ, dẫn đến hiện tượng nghẽn béc phun. Do đó khi sản xuất nhiên liệu
phải có độ nhớt nằm trong khoảng quy định.
iv. Methanol và độ chớp cháy
Hàm lượng methanol trên 0,2 % khối lượng trong tiêu chuẩn EN14214 nhưng không
đề cập đến trong ASTM D6751. Tuy nhiên, hàm lượng methanol có thể hạn chế thông
qua chỉ tiêu độ chớp cháy (càng nhiều methanol, độ chớp cháy càng thấp). Độ chớp
cháy của nhiên liệu biểu thị tính bốc hơi và nói lên độ nguy hiểm về cháy có thể xảy
ra khi bảo quản, vận chuyển hay dùng nhiên liệu ở những nơi không thoáng gió. Độ
chớp cháy là yếu tố quyết định cho sự phân loại tính dễ cháy của nhiên liệu. Yêu cầu
độ chớp cháy không nhỏ hơn 120oC trong EN14214 tương ứng với hàm lượng
methanol nhỏ hơn 0,2% vì nếu 120oC thấp hơn thì nhiên liệu sẽ dễ cháy khi tồn trữ.
v. Hàm lượng nước và tạp chất
Là chỉ tiêu để đánh giá độ tinh khiết của nhiên liệu. Nước lẫn vào nhiên liệu làm tăng
sự điện ly của các chất gây ăn mòn có lẫn trong sản phẩm. Đối với B100 (dầu chứa
100% biodiesel) thì sự hiện diện của nước có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng
thủy phân ester, hàm lượng acid tự do tăng. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho vi sinh
vật phát triển trong bồn chứa nhiên liệu. Khi nhiên liệu chứa tạp chất vượt quá quy

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 17
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

định sẽ làm tắc hệ thống nhiên liệu, đặc biệt vòi phun của bơm cao áp. Do đó trong
quá trình bơm hút, tồn chứa, tiếp nhận, cấp phát, vận chuyển,...cần hết sức cẩn thận
không cho tạp chất lẫn vào.
vi. Chỉ số acid
Chỉ số acid là sự đánh giá trực tiếp những acid béo tự do trong dầu. Những acid béo
có thể dẫn đến sự ăn mòn động cơ và giúp đánh giá sự có mặt của nước trong nhiên
liệu. Thông thường, trong quá trình phản ứng có chất xúc tác thì mức độ acid sau khi
phản ứng thường giảm vì chất xúc tác sẽ phản ứng với acid béo tự do. Tuy nhiên
lượng acid có thể tăng theo thời gian khi nhiên liệu tiếp xúc với không khí và nước.
Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra khi bảo quản biodiesel.
vii. Ăn mòn lá đồng
Là chỉ tiêu giúp đánh giá mức độ ăn mòn tấm đồng của nhiên liệu và dung môi hiện
diện. Chỉ tiêu này giúp kiểm tra sự hiện diện của acid trong nhiên liệu.
viii. Chỉ số cetan
Tính cháy của nhiên liệu biodiesel biểu thị khả năng tự cháy thông qua chỉ tiêu chất
lượng là chỉ số cetan, nó là sự đo lường duy trì sự cháy của một nhiên liệu, thời gian
bắt đầu nạp và đốt nhiên liệu. Nếu chỉ số cao sẽ duy trì sự cháy ngắn. Còn nếu chỉ số
thấp hơn mức qui định thì sẽ gây tiếng ồn trong động cơ, ngoài ra nó còn làm tăng
chất cặn, lắng làm hao mòn động cơ và tiêu hao năng lượng.
 Do đó tỉ lệ pha trộn biodiesel là bao nhiêu không quan trọng bằng chất lượng điều
chế biodiesel. Chính chất lượng điều chế biodiesel mới tác động trực tiếp đến quá
trình hoạt động của động cơ và biodiesel, nếu có một số chỉ tiêu không được khống
chế ở một giới hạn cho phép thì sẽ là nguyên nhân gây hỏng động cơ diesel.

2.5.2 Tiêu chuẩn dầu biodiesel ở Châu Âu và Mỹ

Do điều kiện tự nhiên của mỗi vùng khác nhau nên tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng
biodiesel cũng khác nhau. Sau đây là bảng thể hiện tiêu chuẩn dầu biodiesel của 2 khu
vực Châu Âu và Mỹ thông dụng hiện nay.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 18
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 2. Tiêu chuẩn dầu biodiesel ở một Châu Âu và Mỹ

Các chỉ tiêu EN14214 ASTM D6751


Khối lượng riêng (g/cm) 0,86 -0,90 -
Độ nhớt (mm2/s) 3,5-5,0 1,9-6,0
Độ chớp cháy (°C) >120 >130
Hàm lượng nước và tạp chất (wt.%) <500 <500
Ăn mòn lá đồng 1 <=3
Chỉ số cetan >51 >47
Methanol (wt.%) <0,2 -
Glycerin tự do (wt.%) <0,02 <0,02
Chỉ số acid (mgKOH/g) <0,5 <0,8
Glycerin tổng số (wt.%) <0,25 <0,24

(www.biofuel.arc.ab.ca)

EN14214: Chỉ tiêu chất lượng biodiesel của CEN (The European Standards Organization).
ASTM D6751: Tiêu chuẩn chung về chất lượng biodiesel của ASTM (the American Society
of Testing Material).
2.6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẦU BIODIESEL
Khi sản xuất biodiesel dùng cho động cơ trong xe tải, tàu,… điều cần thiết là phải hiểu
nguyên tắc hoạt động của động cơ đó như thế nào để tạo ra sản phẩm phù hợp. Sau
đây là nguyên tắc hoạt động của động cơ diesel.
 Nguyên tắc hoạt động của động cơ diesel
- Động cơ diesel còn gọi là động cơ nén cháy, là một loại động cơ đốt trong mà nhiên
liệu là dầu diesel, có nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác với động cơ có bộ chế hoà
khí dùng xăng làm nhiên liệu.
- Trong động cơ diesel không có nến đánh lửa (bugi) để đốt cháy hỗn hợp khí. Sự
cháy của hỗn hợp khí trong buồng đốt của động cơ diesel là sự tự cháy. Không khí
trong buồng đốt được nén tới một áp lực, mà khi đó nhiệt độ của không khí cao hơn
nhiệt độ tự cháy của nhiên liệu. Nhiên liệu được tạo thành hơi qua thiết bị phun
sương, gặp không khí nóng hơi nhiên liệu tự bùng cháy, động cơ bắt đầu làm việc theo
đúng chu kỳ của động cơ đốt trong.
- Còn đối với những động cơ đang chạy dầu diesel nguồn gốc dầu mỏ mà muốn chạy
nhiên liệu pha với biodiesel thì có thể pha đến 20% với điêu kiện biodiesel phải sạch
hoàn toàn và có độ nhớt chấp nhận được.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 19
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

 Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng biodiesel


- Khi sử dụng biodiesel tức là chúng ta sẽ dùng ít diesel thông thường hơn, nhưng
thực tế là tỷ lệ biodiesel trong hỗn hợp nhiên liệu dùng cho động cơ cũng khá nhỏ.
Hầu hết các nhà sản xuất động cơ diesel đều khuyến cáo là chỉ nên pha khoảng 5 – 20
% biodiesel vào diesel. Trong điều kiện thời tiết lạnh, tỷ lệ biodiesel có thể còn thấp
hơn.
- Một ưu điểm của biodiesel có thể lại trở thành nhược điểm khi được sử dụng thực tế
ở các loại xe cơ giới: dễ bị phân hủy bằng sinh học và đi cùng là không bền lâu. Ôxi
hóa và nước tích tụ sẽ làm xấu đi các tính chất của biodiesel sau một thời gian tồn trữ.
Vì thế mà biodiesel thường ít được khuyên dùng cho các xe ít được vận hành.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 20
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM


3.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
- Thời gian: bắt đầu từ 7/12/2007 đến 12/4/2008.
3.1.2 Nguyên vật liệu
Dầu ăn sau quá trình chiên thực phẩm được thu gom tại Bộ môn Công Nghệ Thực
Phẩm.

3.1.3 Hóa chất

- Các hóa chất sử dụng chính trong thí nghiệm như: Methanol, NaOH, H2SO4 95%,
H3PO4 10%.
- Các hóa chất dùng để chuẩn độ: KOH 0,1N, cồn 96o, Na2S2O3 0,01N, HCl 0,5N, acid
acetic, cloroform, KI, phenolphthalein, hồ tinh bột.

3.1.4 Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm

- Phễu chiết.
- Máy khuấy từ gia nhiệt.
- Nhiệt kế.
- Máy đo độ nhớt.
- Cân điện tử.
- Waterbath.
- Thiết bị sủi bọt khí.
- Các bình tam giác, ống đong, ống hút, cốc thủy tinh…

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm ra thông số nhiệt độ và tỉ lệ methanol/dầu thích hợp nhất để hiệu suất thu hồi dầu
biodiesel cao và các chỉ tiêu chất lượng như: tỷ trọng, chỉ số acid, độ nhớt, pH đạt yêu
cầu theo tiêu chuẩn ASTM D6751.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 21
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

3.2.2 Bố trí thí nghiệm

i. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

200ml nguyên liệu

Tách nước

Kiểm tra các chỉ tiêu

16ml methanol Gia nhiệt 1 (35oC) 0,2 ml H2SO4


Phản ứng ester hóa
Khuấy trộn (500 - 600v/p)

Ổn định

B1
0,62g NaOH Gia nhiệt 2 methanol B2
Phản ứng transester hóa B3

A1 A2 A3 A4 A5

Khuấy trộn (500 - 600v/p)

Lắng và tách lắng (3h)

Glycerin Biodiesel thô

Rửa

Kiểm tra chất lượng

Thành phẩm

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 22
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

ii. Nhân tố thay đổi


Thí nghiệm được khảo sát với 2 nhân tố thay đổi: nhiệt độ phản ứng và tỉ lệ
methanol/dầu đến hiệu suất thu hồi sản phẩm.
- Nhân tố A: nhiệt độ phản ứng chuyển ester hóa
+ A1: 50oC
+ A2: 55oC
+ A3: 60oC
+ A4: 65oC
+ A5: 70oC
- Nhân tố B: tỉ lệ methanol/dầu
+ B1: 1,8:10
+ B2: 1,9:10
+ B3: 2:10
Số lần lặp lại thí nghiệm là 2 lần nên tổng số nghiệm thức thí nghiệm:
Nnt = (5 x 3) x 2 = 30 nghiệm thức
iii. Nhân tố cố định
- Thể tích dầu cho mỗi thí nghiệm: 200ml
- Loại chất xúc tác: NaOH
- Lượng chất xúc tác: 0,62g
- Tốc độ khuấy trộn: 500-600 vòng / phút.
- Thể tích H2SO4 95%: 0,2ml
- Thời gian phản ứng.
- Nhiệt độ phản ứng ester hóa: 35oC.
- Thể tích methanol dùng trong giai đoạn 1: 16ml.

3.2.3 Phương pháp tiến hành

i. Xử lí sơ bộ nguyên liệu
- Phế phẩm dầu ăn sau khi thu gom được đem đi lọc để loại bỏ cặn bẩn.
- Sau đó đem đi gia nhiệt ở 60oC trong vòng15 phút và sau đó đổ dầu vào thùng, để ổn
định trong 24h.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 23
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

- Cuối cùng được kiểm tra lại chỉ số acid, chỉ số xà phòng, chỉ số peroxide trước khi
đưa vào thí nghiệm.
ii. Đánh giá chất lượng nguyên liệu
- Chỉ số acid: chỉ số này nhằm xác định hàm lượng acid tự do trong mẫu nguyên liệu.
Lipid càng chứa nhiều acid béo tự do thì có chỉ số acid càng cao. Chỉ số acid thay đổi
theo thời gian và thời gian tồn trữ càng dài thì chỉ số acid càng tăng.
- Chỉ số xà phòng: chỉ số này thể hiện nếu dây acid béo cấu tạo triglyceride càng ngắn
thì chỉ số xà phòng hóa càng lớn.
- Chỉ số peroxide: nhằm đánh giá được mức độ các acid béo không no bị oxi hóa trong
dầu. Dầu có acid béo nối đôi càng nhiều thì chỉ số peroxide càng cao.
iii. Tiến hành thí nghiệm
- Đong 200ml nguyên liệu vào bình thủy tinh rồi tiến hành gia nhiệt đến 35oC, tiếp tục
thêm vào 16ml methanol. Sau 5 phút bổ sung 0,2ml H2SO4 làm chất xúc tác cho phản
ứng ester hóa xảy ra nhanh. Khuấy hỗn hợp ở tốc độ 500 – 600 v/p, ổn định nhiệt độ
35oC trong 1h. Sau đó ngừng gia nhiệt và tiếp tục khuấy hỗn hợp trong 2h. Dừng
khuấy và ổn định hỗn hợp ít nhất 8h.
- Chuẩn bị natri methoxide: hỗn hợp gồm 0,62g NaOH và thể tích methanol (tùy theo
tỉ lệ methanol/dầu, nếu tỉ lệ methanol/dầu: 1,8:10 thì thể tích methanol dùng là 20ml).
- Đổ ½ hỗn hợp natri methoxide đã chuẩn bị vào hỗn hợp và trộn đều trong 5 phút.
Sau đó tiến hành gia nhiệt tương ứng với 5 nhiệt độ: 50oC, 55oC, 60oC, 65oC, 70oC.
Đổ ½ hỗn hợp natri methoxide còn lại vào hỗn hợp và khuấy với tốc độ 500 – 600 v/p.
Khoảng 1,5 – 2,5h dừng khuấy và gia nhiệt, cho hỗn hợp ổn định trong phễu chiết
khoảng 3h tiến hành rút chiết glycerin và thu biodiesel.
- Biodiesel được đem rửa bọt sau đó kiểm tra chất lượng sản phẩm.
iv. Đánh giá kết quả
- Hiệu suất phản ứng.
- Tỷ trọng.
- Độ nhớt.
- pH.
- Chỉ số acid.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 24
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU


Khi biodiesel được sản xuất từ dầu ăn đã qua sử dụng thì nguyên liệu tiếp nhận phải
được tiến hành đánh giá chất lượng. Vì dầu ăn đã qua sử dụng được thu gom ở nhiều
nguồn và thời gian tồn trữ khác nhau sẽ có các chỉ tiêu chất lượng không như nhau.
Trong thí nghiệm này nguyên liệu được thu gom từ một nguồn nhưng không xác định
được thời gian tồn trữ cũng như mức độ oxi hóa của nguyên liệu. Do đó nguyên liệu
được tiến hành kiểm tra qua các chỉ tiêu chất lượng như: chỉ số acid, chỉ số xà phòng,
chỉ số peroxide, tỉ trọng. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 4
Bảng 3. Đánh giá chất lượng dầu ăn đã qua sử dụng

Chỉ tiêu Thông số


Chỉ số acid (mg KOH/g dầu) 4,20
Chỉ số xà phòng (mg KOH/g dầu) 198,45
Chỉ số peroxide (ml Na2S2O3 0,01N) 4,67
Tỉ trọng (g/ml) 0,91270
Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ số acid (thể hiện % acid béo tự do) có ý nghĩa rất quan
trọng, là yếu tố chính trong việc lựa chọn công nghệ trong quá trình sản xuất
biodiesel. Bởi vì:
- Acid béo tự do phản ứng với xúc tác kiềm sinh ra xà phòng và nước. Thực tế cho
thấy rằng quá trình thu biodiesel có thể xảy ra bình thường với hàm lượng acid béo tự
do thấp hơn 2% nhưng tốt nhất là khoảng 1% (Clements.D et al., 2004). Khi đó cần
dùng thêm xúc tác để trung hòa acid béo tự do. Lượng xà phòng tạo ra nằm ở mức cho
phép. Do đó sản xuất biodiesel chỉ tiến hành bằng quy trình một giai đoạn.
- Khi hàm lượng acid béo tự do lớn hơn 2%, lượng xà phòng tạo ra làm chậm quá
trình tách pha ester và glycerin, đồng thời tăng mạnh sự tạo thành nhũ tương trong quá
trình rửa nước. Phương pháp để giảm hàm lượng acid béo tự do trong trường hợp này
là thực hiện phản ứng ester hóa, người ta thường dùng chất xúc tác acid như H2SO4
chuyển acid béo tự do thành methylester. Sau khi FFAs (Free Fatty Acids) giảm thì
xúc tác kiềm được thêm vào để chuyển đổi triglyceride thành methylester. Như vậy
khi nguyên liệu có hàm lượng acid béo tự do lớn hơn 2% thì sản xuất biodiesel được
tiến hành bằng quy trình 2 giai đoạn: ester hóa và transester hóa (Clements.D et al.,
2004).

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 25
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Trong thí nghiệm này chỉ số acid của nguyên liệu sau khi kiểm tra là 4,20 mgKOH/g
tức là acid béo tự do trong nguyên liệu: 2,11% > 2 % nên biodiesel được sản xuất
bằng quy trình 2 giai đoạn.

4.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ TỈ LỆ METHANOL/DẦU


ĐẾN HIỆU SUẤT THU HỒI SẢN PHẨM

Nguyên liệu sau khi được xử lí và đánh giá chất lượng được tiến hành sản xuất
biodiesel với 2 nhân tố thay đổi là nhiệt độ, tỉ lệ methanol/dầu cùng với các nhân tố
cố định là lượng nguyên liệu, chất xúc tác NaOH và H2SO4, tốc độ khuấy, thời gian
phản ứng, nhiệt độ phản ứng ester hóa. Trong đó thí nghiệm được khảo sát ở 5 mức
nhiệt độ và 3 mức tỉ lệ methanol/dầu nhằm tìm ra điều kiện tối ưu để hiệu suất thu hồi
biodiesel đạt cao nhất. Kết quả thí nghiệm thu được ở bảng sau:
Bảng 4. Hiệu suất thu hồi biodiesel ở các nghiệm thức
TT Nghiệm thức Khối lượng thực Khối lượng lí Hiệu suất (H%)
tế mtt (g) thuyết mlt(g)
1 50oC; 1,8:10 155,71 183,40 84,65abc
2 55oC; 1,8:10 153,57 183,40 83,74abc
3 60oC; 1,8:10 152,63 183,40 83,22abcd
4 65oC; 1,8:10 153,70 183,40 83,81abc
5 70oC; 1,8:10 149,49 183,40 81,51abcde
6 50oC; 1,9:10 147,08 183,40 80,20cde
7 55oC; 1,9:10 153,71 183,40 83,81abc
8 60oC; 1,9:10 155,24 183,40 84,65abc
9 65oC; 1,9:10 148,46 183,40 80,95bcde
10 70oC; 1,9:10 143,46 183,40 78,22cd
11 50oC; 2:10 143,40 183,40 77,23d
12 55oC; 2:10 158,93 183,40 86,66a
13 60oC; 2:10 152,44 183,40 83,12abcd
14 65oC; 2:10 157,80 183,40 86,04ab
15 70oC; 2:10 146,86 183,40 80,08cde
Ghi chú:
- Các chữ cái a,b,c,... trên cùng một cột biểu hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5%
- Ở mỗi nghiệm thức, giá trị... oC chỉ nhiệt độ tiến hành phản ứng ở giai đoạn 2, tỉ lệ tiếp theo chỉ tỉ lệ
methanol/dầu.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 26
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Từ bảng 4 cho thấy các giá trị hiệu suất thu hồi biodiesel bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ
methanol/dầu và nhiệt độ được mô tả bằng hình 1 và 2.

100
90
80
70
Hiệu suất (%)

60
50 Hiệu suất
40
30
20
10
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Nghiệm thức

Hình 1. Biểu đồ biểu diễn hiệu suất thu hồi biodiesel ở các nghiệm thức

100
90
80
70
Hiệu suất (%)

60 Tỉ lệ 1,8:10
50 Tỉ lệ 1,9:10
40 Tỉ lệ 2:10
30
20
10
0
50 55 60 65 70
Nhiệt độ (oC)

Hình 2. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/dầu và nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi
biodiesel

Từ kết quả thí nghiệm nhận thấy rằng:


Hiệu suất thu hồi biodiesel ở các nghiệm thức ở mức tương đối, nằm khoảng 77,23 –
86,66%. Ở bảng 4 và từ đồ thị hình 1 thấy rằng hai nghiệm thức 10 (70oC; 1,9:10) và
11 (50oC; 2:10) có hiệu suất thấp nhất, hai nghiệm thức 12 (55oC; 2:10) và 14 (65oC;
2:10) có hiệu suất cao và giữa 2 cặp nghiệm thức này có sự khác biệt ý nghĩa ở mức

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 27
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

độ 5%. Tuy nhiên hiệu suất thu hồi biodiesel ở các nghiệm thức còn lại ít có sự khác
biệt ý nghĩa với nhau.
Ở đồ thị hình 2 cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi biodiesel nhưng
sự chênh lệch không nhiều, giữa 3 mức tỉ lệ methanol/dầu không nhận thấy rõ sự khác
biệt. Do đó kết quả thống kê sau đây sẽ xác định rõ mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố
này đến hiệu suất thu hồi biodiesel.

4.2.1 Khảo sát ảnh hưởng giữa tỉ lệ methanol và nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi
biodiesel

Khi sản xuất biodiesel theo quy trình 2 giai đoạn thì lượng methanol ở giai đoạn 1
được giữ cố định nên ở giai đoạn 2 có sự khác nhau về tỉ lệ methanol sử dụng. Mục
đích của việc thay đổi thể tích methanol là cần xác định tỉ lệ nào thích hợp nhất để giá
trị hiệu suất thu hồi biodiesel cao. Sau khi phân tích thống kê, kết quả nhận được thể
hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/dầu đến hiệu suất thu hồi biodiesel

Tỉ lệ 1,8:10 1,9:10 2:10

Hiệu suất (%) 83,39a 81,57a 82,63a

Từ kết quả ở bảng 5 thấy rằng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa tỉ lệ methanol/dầu
đến hiệu suất thu hồi biodiesel. Từ tỉ lệ 1,8:10 nếu tiếp tục tăng lượng methanol lên
nữa độ chuyển hóa ester gần như không thay đổi do phản ứng đã đạt trạng thái cân
bằng.

4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất thu hồi biodiesel

Nhiệt độ phản ứng ester hóa ở giai đoạn 1 là 35oC được giữ cố định. Qua giai đoạn 2
phản ứng transester hóa được khảo sát ở 5 mức nhiệt độ khác nhau. Bảng 6 thể hiện
kết quả nhận được từ thí nghiệm:
Bảng 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi biodiesel

Nhiệt độ (oC) 50 55 60 65 70
Hiệu suất (%) 80,69bc 84,74a 83,66ab 83,60ab 79,94c

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 28
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Từ số liệu bảng 6 sẽ được mô tả bằng đồ thị hình 8 sau đây:

100
90
80
70
Hiệu suất (%)

60
50 Hiệu suất
40 (%)
30
20
10
0
50 55 60 65 70
Nhiệt độ (oC)

Hình 3. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi biodiesel
Từ kết quả thu được ở bảng 6 và đồ thị hình 3 thấy rằng: hiệu suất thu hồi biodiesel ở
nhiệt độ 50oC có sự khác biệt ý nghĩa với hiệu suất thu hồi ở nhiệt độ 55oC ở mức độ
khác biệt ý nghĩa 5% và so với 2 mức nhiệt độ 60oC, 65oC cũng có khác biệt nhưng
không nhiều. Có sự khác biệt ý nghĩa giữa hiệu suất thu hồi ở nhiệt độ 70oC với hiệu
suất thu hồi ở nhiệt độ 55oC, 60oC, 65oC ở mức độ khác biệt ý nghĩa 5%. Giữa 3 mức
nhiệt độ 55oC, 60oC, 65oC thì không có sự khác biệt ý nghĩa và đạt hiệu suất thu hồi
cao hơn 50oC và 70oC. Trong đó ở nhiệt độ 55oC thì hiệu suất thu hồi biodiesel cao
hơn các nhiệt độ còn lại. Do đó nhằm mang lại hiệu quả kinh tế khi sản xuất thì nhiệt
độ 55oC sẽ được chọn.
Ở nhiệt độ 50oC hiệu suất thu hồi biodiesel thấp là do dầu ăn vẫn còn độ nhớt khá cao,
mức độ tiếp xúc giữa các tác chất thấp nên phản ứng transester hóa xảy ra chưa hoàn
toàn. Nhưng ở nhiệt độ 70oC thì hiệu suất thu hồi vẫn thấp là do ở nhiệt độ này
methanol bị bốc hơi, làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc giữa các tác chất với nhau.
Ở 3 mức nhiệt độ 55oC, 60oC, 65oC dầu ăn có độ nhớt giảm đi nhiều, vì thế các chất
tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau nhiều hơn nên phản ứng đạt hiệu suất càng cao.

4.3 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ TỈ LỆ METHANOL/DẦU


ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA BIODIESEL

Biodiesel chỉ được sử dụng làm nhiên liệu khi các chỉ tiêu chất lượng đạt yêu cầu và
mỗi một vùng khác nhau sẽ có chỉ tiêu chất lượng khác nhau nhằm bảo vệ công suất
và tuổi thọ của các động cơ. Sản phẩm biodiesel sau khi sản xuất sẽ được kiểm tra rất
nhiều chỉ tiêu như hàm lượng mono-, di-, triglyceride, độ chớp cháy, tỷ trọng,... nhưng

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 29
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

do phương tiện trong phòng thí nghiệm còn hạn chế nên trong thí nghiệm này
biodiesel chỉ có thể được kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: tỷ trọng, chỉ số acid, độ
nhớt, pH. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu chất lượng biodiesel

TT Nghiệm thức Tỷ trọng (g/ml) Chỉ số acid (mg Độ nhớt (mm2/s)


KOH/g)
1 50oC; 1,8:10 0,87965ab 0,36ab 10,87b
2 55oC; 1,8:10 0,87255ab 0,31a 6,45ab
3 60oC; 1,8:10 0,86860ab 0,45ab 3,24a
4 65oC; 1,8:10 0,87425ab 0,32a 3,45a
5 70oC; 1,8:10 0,87330ab 0,55ab 9,56ab
6 50oC; 1,9:10 0,87685ab 0,32a 3,59a
7 55oC; 1,9:10 0,87250ab 0,28a 3,82a
8 60oC; 1,9:10 0,86975ab 0,31a 3,31a
9 65oC; 1,9:10 0,87665ab 0,42ab 3,78a
10 70oC; 1,9:10 0,87475ab 0,49ab 4,05a
11 50oC; 2:10 0,87155ab 0,27a 4,50ab
12 55oC; 2:10 0,88275b 0,29a 3,12a
13 60oC; 2:10 0,87595ab 0,38ab 3,14a
14 65oC; 2:10 0,86700a 0,43ab 8,18ab
15 70oC; 2:10 0,87545ab 0,64b 21,38c
Ghi chú: Các chữ cái a,b,c.... trên cùng một cột biểu hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5%

Qua bảng kết quả trên thấy rằng:


- Tỉ trọng: Dầu ăn đã qua sử dụng có tỉ trọng là 0,9127g/ml. Sau khi tham gia phản
ứng thì tạo ra dầu biodiesel có tỉ trọng nhỏ hơn nằm trong khoảng từ (0,86860 –
0,88275) g/ml. Đa số các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa, chỉ có nghiệm
thức 12 (55oC; 2:10), nghiệm thức 14 (65oC; 2:10) là có sự khác biệt ý nghĩa ở mức độ
5% với nhau. Như vậy đa số tỉ trọng các nghiệm thức ổn định, ít thay đổi khi sản xuất
ở các điều kiện khác nhau.
- Chỉ số acid: Đây là chỉ số thể hiện tính ăn mòn kim loại nhưng không ảnh hưởng tới
chất lượng của nhiên liệu. Chỉ số acid ban đầu của dầu ăn đã qua sử dụng là: 4,20 mg
KOH/g. Sau khi phản ứng tạo ra sản phẩm có giá trị dao động từ (0,27 – 0,64) mg
KOH/g đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn ASTM D6751 (nhỏ hơn
0,8mg KOH/g). Nhìn chung chỉ số acid ở các nghiệm thức khác biệt nhau không nhiều
riêng chỉ có nghiệm thức 15 (70oC; 2:10) là có giá trị cao hơn các nghiệm thức còn lại.
Sau quá trình sản xuất chỉ số acid của biodiesel luôn nhỏ hơn nguyên liệu ban đầu là
do trong giai đoạn 1 acid béo tự do trong nguyên liệu đã tham gia phản ứng ester hóa

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 30
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

với methanol có xúc tác H2SO4, qua giai đoạn 2 acid còn lại trong mẫu được trung hòa
bởi bazơ: NaOH.
Tuy nhiên ở nghiệm thức 15 (70oC; 2:10) có chỉ số acid cao hơn các nghiệm thức còn
lại là do nhiên liệu tiếp xúc với không khí trong thời gian dài trong quá trình rửa, khi
tiến hành rửa biodiesel nếu hàm lượng nước bị lẫn vào nhiều sẽ làm tăng chỉ số acid.
Ngoài ra trong phản ứng ester hóa nếu lượng nước tạo ra nhiều sẽ phản ứng trở lại với
ester tạo ra acid béo tự do.
- Độ nhớt: Theo kết quả thu được cho thấy có 5 nghiệm thức 1 (50oC; 1,8:10),
nghiệm thức 2 (55oC; 1,8:10), nghiệm thức 5 (70oC; 1,8:10), nghiệm thức 14 (65oC;
2:10), nghiệm thức 15 (70oC; 2:10) có giá trị nằm ngoài khoảng cho phép theo tiêu
chuẩn ASTM (1,9 – 6 mm2/s). Trong đó nghiệm thức 1 (50oC; 1,8:10) và nghiệm thức
15 (70oC; 2:10) có sự khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5% so với các nghiệm thức còn lại
và có giá trị cao hơn. Các nghiệm thức còn lại đạt yêu cầu và không có sự khác biệt ý
nghĩa với nhau.
Một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng của nhiên liệu biodiesel là sự lưu
chuyển dễ dàng trong hệ thống cung cấp và nạp nhiên liệu vào buồng đốt của động cơ.
Vì thế nếu độ nhớt nhiên liệu biodiesel cao, tính lưu chuyển bị hạn chế, nhiên liệu
khó vận chuyển và nạp vào buồng đốt, nhất là khi động cơ làm việc trong môi trường
có nhiệt độ thấp. Nhưng nếu độ nhớt quá thấp sẽ làm giảm hệ số nạp liệu và tăng sự
mài mòn của bơm nhiên liệu. Do đó đối với một số nghiệm thức có giá trị độ nhớt
nằm ngoài khoảng cho phép sẽ không được sử dụng làm nhiên liệu.
Độ nhớt của nhiên liệu thu được cao hơn mức cho phép do nhiều nguyên nhân:
+ Phản ứng xảy ra không hoàn toàn nên nhiên liệu chứa nhiều mono-, di-, triglyceride.
Đây là các hợp chất có khối lượng phân tử lớn.
+ Khi thời gian tồn trữ càng lâu độ nhớt nhiên liệu càng cao vì nhiên liệu bị oxi hóa
tạo ra chất có khối lượng phân tử lớn.
+ Trong quá trình rửa nếu không làm sạch hoàn toàn sẽ chứa nhiều tạp chất, nhiều cặn
lắng cũng làm tăng độ nhớt nhiên liệu.
Do đó đối với nghiệm thức 1 và 15 có sự khác biệt ý nghĩa lớn so với các nghiệm
thức còn lại là do ở nhiệt độ này phản ứng transester hóa xảy ra không hoàn toàn, còn
lại nhiều hàm lượng mono-, di-, triglyceride.
- pH: Biodiesel được rửa bằng phương pháp rửa bọt, khi đó quỳ tím được dùng để xác
định thời điểm dừng quá trình rửa (khi pH biodiesel đạt giá trị trung tính). Nếu pH đạt
giá trị cao hay thấp đều ảnh hưởng đến mức độ ăn mòn thiết bị. Với phương pháp rửa
bọt này tất cả các nghiệm thức thu được có giá trị pH đạt yêu cầu.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 31
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Như vậy sau 15 tuần tiến hành thí nghiệm 30 mẫu với 2 nhân tố thay đổi: nhiệt độ và
tỉ lệ methanol/dầu cùng với các nhân tố cố định như thể tích nguyên liệu, lượng xúc
tác, nhiệt độ phản ứng ester hóa,... chọn ra được nghiệm thức 12 (55oC, 2:10) có hiệu
suất thu hồi biodiesel cao nhất và các chỉ tiêu chất lượng đạt yêu cầu. Tuy nhiên do
điều kiện phòng thí nghiệm còn hạn chế nên các chỉ tiêu còn lại như: chỉ số cetan,
glycerin tổng số, hàm lượng nước và tạp chất,... chưa được kiểm tra. Vì thế để
biodiesel có mặt trên thị trường hiện nay điều cần thiết là nó phải được kiểm tra đầy
đủ các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn ASTM D6751.
Nhiệt độ phản ứng transester hóa có ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi biodiesel nhưng
các tỉ lệ methanol/dầu hầu như không có tác động đến hiệu suất thu hồi.
Để sản xuất biodiesel thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại nguyên liệu,
thời gian phản ứng, nhiệt độ, thiết bị, phương pháp sản xuất, hóa chất,... trong đó hạn
sử dụng của hóa chất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả. Vì thế trước khi tiến hành
thí nghiệm cần kiểm tra lại các hóa chất sử dụng để thu được kết quả chính xác.
Các thiết bị được sử dụng và thao tác tiến hành thí nghiệm sản xuất biodiesel có thể
được mô tả qua một số hình ảnh sau:

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 32
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Hình 4. Waterbath
Hình 5. Khuấy từ gia nhiệt

Hình 6. Thiết bị sủi bọt khí Hình 7. Dầu ăn đã qua sử dụng

Hình 8. Cách thu dầu ăn sau Hình 9. Dầu ăn sau khi xử lí


khi gia nhiệt, lắng

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 33
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

Hình 10. Phản ứng ester hóa Hình 11. Phản ứng transeter hóa

Hình 12: Chiết tách methyl ester


và glycerin Hình 13: Glycerin

Hình 14. Trước và sau khi rửa Hình 15. Biodiesel


biodiesel

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 34
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Qua các kết quả thí nghiệm có được kết luận sau:

- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi biodiesel.


+ Ở nhiệt độ 50oC và 70oC hiệu suất thu hồi biodiesel là thấp nhất và có sự khác biệt ý
nghĩa ở mức độ 5% so với 3 mức nhiệt độ 55oC, 60oC, 65oC.
+ Nhiệt độ 55oC, 60oC, 65oC có hiệu suất thu hồi tương đối cao và không có sự khác
biệt ý nghĩa với nhau.
- Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các tỉ lệ methanol/dầu đến hiệu suất thu hồi
biodiesel.
- Các chỉ tiêu chất lượng như tỷ trọng, chỉ số acid, pH của dầu biodiesel đạt yêu cầu
theo tiêu chuẩn ASTM D6751. Riêng giá trị độ nhớt có nghiệm thức 1 (50oC; 1,8:10),
nghiệm thức 2 (55oC; 1,8:10), nghiệm thức 5 (70oC; 1,8:10), nghiệm thức 14 (65oC;
2:10), nghiệm thức 15 (70oC; 2:10) nằm ngoài khoảng cho phép theo tiêu chuẩn
ASTM D6751 (1,9 – 6 mm2/s).
- Nghiệm thức 12 (55oC, 2:10) là cho hiệu suất thu hồi cao nhất và có các chỉ tiêu chất
lượng theo tiêu chuẩn ASTM D6751 đạt yêu cầu nên được chọn để áp dụng sản xuất
biodiesel.
Sau đây là quy trình sản xuất biodiesel từ dầu ăn đã qua sử dụng đối với mẫu 200ml
nguyên liệu được đề nghị áp dụng:

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 35
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

200ml nguyên liệu

Tách nước

Kiểm tra

16ml methanol Gia nhiệt 35oC 0,2ml H2SO4

Khuấy trộn (500 – 600v/p)

Ổn định (8h)
0,62g NaOH 24ml methanol
Gia nhiệt 55oC

Khuấy trộn (500 – 600v/p)

Lắng và tách lắng

Glycerin Biodiesel thô

Rửa

Kiểm tra chất lượng

Thành phẩm
5.2 KIẾN NGHỊ

Vì thời gian tiến hành trong phòng thí nghiệm ngắn và thiếu phương tiện thí nghiệm
nên còn một số vấn đề chưa được giải quyết như:
- Xác định thành phần hóa học của biodiesel.
- Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng còn lại của biodiesel.
- Thu hồi và làm sạch glycerin từ quá trình chiết tách biodiesel và glycerin.
- Sử dụng chất xúc tác KOH hoặc CH3ONa nhằm so sánh hiệu suất thu hồi biodiesel.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 36
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chu Phạm Ngọc Sơn (1983), Giáo trình Dầu mỡ trong sản xuất và đời sống, NXB thành phố Hồ Chí
Minh.
Dương Minh Rạng (2007), LVTN – Nghiên cứu sản xuất biodiesel từ mỡ cá basa, Đại Học Cần Thơ.
Dương Thị Phượng Liên, Bùi Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn Bảo Lộc (2005), Giáo trình Kiểm tra chất
lượng sản phẩm, Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Quang Thanh & ThS.Trương Văn Thảo (2000), Giáo trình Nhiên liệu dầu mỡ, Đại Học Cần
Thơ
ThS. Trần Thanh Trúc (2006), Giáo trình Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm, Đại Học Cần Thơ.
Võ Hiền Ánh Ngọc (2007), LVTN – Nghiên cứu quy trình sản xuất biodiesel từ mỡ cá basa, Đại Học
Cần Thơ.
Vũ Tam Huề & Nguyễn Phương Tùng (2000), Giáo trình Hướng dẫn sử dụng nhiên liệu – dầu – mỡ,
NXB khoa học và kỹ thuật.
Clements.D, J.Van Gerpen, B.Shanks, R.Pruszko, G.Knothe (2004), Biodiesel Production
Technology, NXB National Renewable Energy Laboratory.
Rice.B, A. Frohlich, R. Leonard (1997), Bio-diesel Production based on Waste Cooking Oil, Ireland.
Các trang web
1. http://biodieselmagazine.com

2. http://journeytoforever.org
3. http://www.basf.com/alcoholates
4. http://www.khoahoc.com.vn
5. http://www.nhandan.com.vn
6. http://www.nld.com.vn/tintuc/khoahoc/159447.asp
7. http://www.vietbao.com
8. http://www.tuoitre.com
9. http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx
10. http://www.dantri.com
11. http://vi.wikipedia.org/wiki/Diesel_sinh_hoc

12. http://www.baocantho.com.vn/vietnam/khoahoc/38862/
13. http://www.Biodieselnow.com

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 37
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I TÍNH HIỆU SUẤT THU HỒI BIODIESEL

Hiệu suất thu hồi biodiesel được xác định bởi công thức

H= m TT
×100 , (%)
m LT

H: hiệu suất thu hồi biodiesel, %


mLT: khối lượng biodiesel lý thuyết, %
mTT: khối lượng biodiesel tinh khiết thu từ quy trình sản xuất, g
 Tính mLT

m LT
= n b × M b , (g)

nb: số mol biodiesl, mol


Mb: phân tử lượng biodiesel, g/mol
 Tính nb
Từ bảng số liệu ta tính được phân tử lượng trung bình của triglyceride (Mt).
Mt = 836 (g/mol).
Tỉ trọng của dầu ăn đã qua sử dụng Dt = 0,9127 (g/ml).

m t
= D ×V t t
= 0, 9127 × 200 = 182, 54 g

m 182,54
n = t
= = 0, 218mol
t
M t
836

Phương trình phản ứng cơ bản


H2C O COR1 H2C OH R1COOCH3
Xúc tác
HC O COR2 + 3 CH3OH HC OH + R2COOCH3

H2C O COR3 H2C OH R3COOCH3

1 mol 3mol 3mol


0,218 mol 0,655 mol
Vậy nb = 0,655 mol
 Tính Mb
Từ phương trình (1) theo định luật bảo toàn khối lượng có

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 38
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

836 + 3 × 32 = 92 + 3 × Mb
Mb = 280 (g /mol)
Vậy mLT = 0,655 × 280 =183,40 (g)
 Tính mTT

m TT
= D d ×V d (g)

Dd : khối lượng riêng của biodiesel thu được từ quy trình sản xuất.
Vd: thể tích của biodiesel thu được từ quy trình sản xuất.

PHỤ LỤC II TÍNH KHỐI LƯỢNG THỰC TẾ CỦA BIODIESEL

TT Nghiệm thức Tỷ trọng (g/ml) Thể tích thực tế Khối lượng thực
(ml) tế mtt (g)
1 50oC; 1,8:10 0,87965 177,00 155,71
2 55oC; 1,8:10 0,87255 176,00 153,57
3 60oC; 1,8:10 0,86860 176,50 152,63
4 65oC; 1,8:10 0,87425 176,00 153,70
5 70oC; 1,8:10 0,87330 171,00 149,49
6 50oC; 1,9:10 0,87685 168,50 147,08
7 55oC; 1,9:10 0,87250 176,25 153,71
8 60oC; 1,9:10 0,86975 178,50 155,24
9 65oC; 1,9:10 0,87665 171,50 148,46
10 70oC; 1,9:10 0,87475 164,00 143,46
11 50oC; 2:10 0,87155 164,50 143,40
12 55oC; 2:10 0,88275 180,00 158,93
13 60oC; 2:10 0,87595 174,00 152,44
14 65oC; 2:10 0,86700 182,00 157,80
15 70oC; 2:10 0,87545 167,50 146,86
PHỤ LỤC III PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU
 Chỉ số acid
- Định nghĩa: là số miligam KOH cần thiết để trung hòa hết các acid béo tự do có
chứa trong 1 gam dầu.
- Nguyên tắc: Dùng KOH để trung hòa lượng acid béo tự do có trong chất béo với
phenolphtalein làm chỉ thị màu.
RCOOH + KOH RCOOK + H2O
- Tiến hành:
+ Cân chính xác 10g chất béo cho vào erlen 100ml.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 39
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

+ Thêm 2 giọt phenolphthalein.


+ Lắc nhẹ để hòa tan chất béo.
Chuẩn độ bằng cách nhỏ từ từ dung dịch KOH 0,1N trong alcohol từ buret vào erlen
để trung hoà acid tự do có trong chất béo cho đến khi vừa xuất hiện màu hồng nhạt và
bền trong 30 giây.
- Kết quả:
Gọi:
+ V: thể tích dung dịch KOH 0,1N trong alcohol dùng để chuẩn độ, ml
+ m: khối lượng mẫu chất béo, g
Thông thường người ta tính theo acid oleic vì nó có nhiều trong hầu hết trong các loại
dầu mỡ.
Độ acid = % acid béo tự do = 0,503* chỉ số acid
Chỉ số acid của dầu được tính bởi công thức sau:
0,561× V
C a
=
m

 Chỉ số xà phòng
- Định nghĩa: là số miligam KOH cần thiết để xà phòng hóa các thành phần có thể bị
xà phòng hóa chứa trong 1 gam dầu.
- Nguyên tắc: Đun hoàn lưu 1 lượng xác định dầu béo với lượng thừa KOH trong
vòng 1h để xà phòng hóa hoàn toàn dầu, sau đó định phân lượng kiềm dư bằng acid.
- Tiến hành:
+ Cân chính xác 2 gam dầu béo trong bình tam giác 250 ml.
+ Dùng ống nhỏ giọt cho 25ml dung dịch KOH 0,5N vào.
+ Thêm 1 viên đá bọt vào bình tam giác, ráp ống làm lạnh và đun hoàn lưu trên
bếp cách thủy trong 1h.
+ Làm nguội bình tam giác, thêm 5 giọt phenolphtalein.
+ Định phân bằng dung dịch HCl 0,5N đến khi dung dịch mất màu đỏ.
Tiến hành 2 thí nghiệm có mẫu và thí nghiệm không mẫu trong cùng điều kiện
như trên
- Kết quả:
Gọi:

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 40
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

+ C.X.: chỉ số xà phòng hóa của dầu béo


+ V1: thể tích dung dịch HCl dùng để định phân trong thí nghiệm không mẫu (ml).
+ V2: thể tích dung dịch HCl dùng để định phân trong thí nghiệm có mẫu (ml).
+ N: nồng độ dung dịch HCl
+ W: trọng lượng mẫu (g)
Chỉ số xà phòng hóa của dầu béo cho bởi công thức sau:
56,1× (V 1 −V 2) × N
C. X . =
W
Lấy trị số trung bình của kết quả 2 thí nghiệm có mẫu.
 Chỉ số peroxide
- Định nghĩa: chỉ số peroxide của dầu béo là số gam iot được giải phóng ra bởi
peroxide có trong 100 gam mẫu.
- Nguyên tắc: thực hiện phản ứng của dầu béo với dung dịch iôđua kali bão hoà trong
dung môi acid axetic-cloroform. Iot tự do phóng thích được định phân bằng dung dịch
hipononphit natri.
- Tiến hành:
+ Lấy 2 bình nón dung tích 250ml. Cho vào bình 1 (bình thí nghiệm) 2 gam dầu, bình
2 (bình kiểm tra) 2ml nước cất.
+ Cho thêm vào mỗi bình 10ml dung dịch hỗn hợp acid acetic-cloroform (tỷ lệ 2:1),
1ml dung dịch KI. Đậy nút, lắc hỗn hợp cẩn thận và đặt vào chỗ tối 10 phút.
+ Cho thêm 25 mililit nước cất.
+ Cho thêm 0,5ml chỉ thị hồ tinh bột và chuẩn độ iot tạo thành bằng dung dịch
Na2S2O3 0,01N cho đến khi mất màu xanh.
- Kết quả:
Gọi:
+ a: thể tích dung dịch Na2S2O3 0,01 Ndùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml.
+ b: thể tích dung dịch Na2S2O3 0,01N dùng để chuẩn độ mẫu chất béo, ml.
+ m: khối lượng mẫu, g.
+ 0,01269 là số gam iot tương đương với 1ml dung dịch Na2S2O3 0,01 N
0 . 01269 × 100 × (a − b )
C I =
m

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 41
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

PHỤ LỤC IV XỬ LÍ THỐNG KÊ


4.1 Hiệu suất thu hồi
Table of Means for Hieu suat by Nghiem thuc
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Nghiem thuc Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
1 2 84.6508 1.78124 81.9662 87.3354
2 2 83.7345 1.78124 81.0499 86.4192
3 2 83.223 1.78124 80.5384 85.9076
4 2 83.8033 1.78124 81.1186 86.4879
5 2 81.5125 1.78124 78.8279 84.1972
6 2 80.1962 1.78124 77.5116 82.8808
7 2 83.8134 1.78124 81.1288 86.498
8 2 84.6445 1.78124 81.9599 87.3291
9 2 80.9483 1.78124 78.2637 83.633
10 2 78.2244 1.78124 75.5398 80.909
11 2 77.2315 1.78124 74.5468 79.9161
12 2 86.6596 1.78124 83.975 89.3442
13 2 83.1163 1.78124 80.4317 85.8009
14 2 86.0396 1.78124 83.355 88.7242
15 2 80.0761 1.78124 77.3915 82.7607
--------------------------------------------------------------------------------
Total 30 82.5249

Multiple Range Tests for Hieu suat by Nghiem thuc


--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nghiem thuc Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
11 2 77.2315 X e
10 2 78.2244 XX de
15 2 80.0761 XXX cde
6 2 80.1962 XXX cde
9 2 80.9483 XXXX bcde
5 2 81.5125 XXXXX abcde
13 2 83.1163 XXXX abcd
3 2 83.223 XXXX abcd
2 2 83.7345 XXX abc
4 2 83.8033 XXX abc
7 2 83.8134 XXX abc
8 2 84.6445 XXX abc
1 2 84.6508 XXX abc
14 2 86.0396 XX ab
12 2 86.6596 X a
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
1 - 2 0.916276 5.36924
1 - 3 1.42784 5.36924
1 - 4 0.847546 5.36924
1 - 5 3.13828 5.36924
1 - 6 4.45461 5.36924
1 - 7 0.837432 5.36924
1 - 8 0.00632497 5.36924
1 - 9 3.70248 5.36924
1 - 10 *6.42642 5.36924
1 - 11 *7.41936 5.36924
1 - 12 -2.00881 5.36924
1 - 13 1.53454 5.36924
1 - 14 -1.38877 5.36924
1 - 15 4.57473 5.36924
2 - 3 0.511559 5.36924
2 - 4 -0.0687296 5.36924
2 - 5 2.222 5.36924
2 - 6 3.53833 5.36924
2 - 7 -0.0788441 5.36924
2 - 8 -0.909951 5.36924
2 - 9 2.78621 5.36924
2 - 10 *5.51014 5.36924
2 - 11 *6.50308 5.36924
2 - 12 -2.92508 5.36924

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 42
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

2 - 13 0.618266 5.36924
2 - 14 -2.30504 5.36924
2 - 15 3.65845 5.36924
3 - 4 -0.580289 5.36924
3 - 5 1.71044 5.36924
3 - 6 3.02677 5.36924
3 - 7 -0.590403 5.36924
3 - 8 -1.42151 5.36924
3 - 9 2.27465 5.36924
3 - 10 4.99858 5.36924
3 - 11 *5.99152 5.36924
3 - 12 -3.43664 5.36924
3 - 13 0.106707 5.36924
3 - 14 -2.8166 5.36924
3 - 15 3.14689 5.36924
4 - 5 2.29073 5.36924
4 - 6 3.60706 5.36924
4 - 7 -0.0101145 5.36924
4 - 8 -0.841221 5.36924
4 - 9 2.85493 5.36924
4 - 10 *5.57887 5.36924
4 - 11 *6.57181 5.36924
4 - 12 -2.85635 5.36924
4 - 13 0.686996 5.36924
4 - 14 -2.23631 5.36924
4 - 15 3.72718 5.36924
5 - 6 1.31633 5.36924
5 - 7 -2.30085 5.36924
5 - 8 -3.13195 5.36924
5 - 9 0.564204 5.36924
5 - 10 3.28814 5.36924
5 - 11 4.28108 5.36924
5 - 12 -5.14708 5.36924
5 - 13 -1.60374 5.36924
5 - 14 -4.52704 5.36924
5 - 15 1.43645 5.36924
6 - 7 -3.61718 5.36924
6 - 8 -4.44828 5.36924
6 - 9 -0.752126 5.36924
6 - 10 1.97181 5.36924
6 - 11 2.96475 5.36924
6 - 12 *-6.46341 5.36924
6 - 13 -2.92007 5.36924
6 - 14 *-5.84338 5.36924
6 - 15 0.12012 5.36924
7 - 8 -0.831107 5.36924
7 - 9 2.86505 5.36924
7 - 10 *5.58899 5.36924
7 - 11 *6.58192 5.36924
7 - 12 -2.84624 5.36924
7 - 13 0.69711 5.36924
7 - 14 -2.2262 5.36924
7 - 15 3.7373 5.36924
8 - 9 3.69616 5.36924
8 - 10 *6.42009 5.36924
8 - 11 *7.41303 5.36924
8 - 12 -2.01513 5.36924
8 - 13 1.52822 5.36924
8 - 14 -1.39509 5.36924
8 - 15 4.5684 5.36924
9 - 10 2.72394 5.36924
9 - 11 3.71688 5.36924
9 - 12 *-5.71129 5.36924
9 - 13 -2.16794 5.36924
9 - 14 -5.09125 5.36924
9 - 15 0.872246 5.36924
10 - 11 0.992939 5.36924
10 - 12 *-8.43522 5.36924
10 - 13 -4.89188 5.36924
10 - 14 *-7.81519 5.36924
10 - 15 -1.85169 5.36924
11 - 12 *-9.42816 5.36924
11 - 13 *-5.88481 5.36924
11 - 14 *-8.80812 5.36924
11 - 15 -2.84463 5.36924
12 - 13 3.54335 5.36924

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 43
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

12 - 14 0.620038 5.36924
12 - 15 *6.58353 5.36924
13 - 14 -2.92331 5.36924
13 - 15 3.04019 5.36924
14 - 15 *5.9635 5.36924
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.

4.2 Tỉ trọng
Table of Means for ti trong by nghiem thuc
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
nghiem thuc Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
1 2 0.87965 0.00496486 0.872167 0.887133
2 2 0.87255 0.00496486 0.865067 0.880033
3 2 0.8686 0.00496486 0.861117 0.876083
4 2 0.8733 0.00496486 0.865817 0.880783
5 2 0.87425 0.00496486 0.866767 0.881733
6 2 0.87545 0.00496486 0.867967 0.882933
7 2 0.8725 0.00496486 0.865017 0.879983
8 2 0.86975 0.00496486 0.862267 0.877233
9 2 0.87665 0.00496486 0.869167 0.884133
10 2 0.87475 0.00496486 0.867267 0.882233
11 2 0.87155 0.00496486 0.864067 0.879033
12 2 0.88275 0.00496486 0.875267 0.890233
13 2 0.87595 0.00496486 0.868467 0.883433
14 2 0.867 0.00496486 0.859517 0.874483
15 2 0.87685 0.00496486 0.869367 0.884333
--------------------------------------------------------------------------------
Total 30 0.874103

Multiple Range Tests for ti trong by nghiem thuc

--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nghiem thuc Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
14 2 0.867 X b
3 2 0.8686 XX ab
8 2 0.86975 XX ab
11 2 0.87155 XX ab
7 2 0.8725 XX ab
2 2 0.87255 XX ab
4 2 0.8733 XX ab
5 2 0.87425 XX ab
10 2 0.87475 XX ab
6 2 0.87545 XX ab
13 2 0.87595 XX ab
9 2 0.87665 XX ab
15 2 0.87685 XX ab
1 2 0.87965 XX ab
12 2 0.88275 X a
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
1 - 2 0.0071 0.0149657
1 - 3 0.01105 0.0149657
1 - 4 0.00635 0.0149657
1 - 5 0.0054 0.0149657
1 - 6 0.0042 0.0149657
1 - 7 0.00715 0.0149657
1 - 8 0.0099 0.0149657
1 - 9 0.003 0.0149657
1 - 10 0.0049 0.0149657
1 - 11 0.0081 0.0149657
1 - 12 -0.0031 0.0149657
1 - 13 0.0037 0.0149657
1 - 14 0.01265 0.0149657
1 - 15 0.0028 0.0149657
2 - 3 0.00395 0.0149657
2 - 4 -0.00075 0.0149657

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 44
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

2 - 5 -0.0017 0.0149657
2 - 6 -0.0029 0.0149657
2 - 7 0.00005 0.0149657
2 - 8 0.0028 0.0149657
2 - 9 -0.0041 0.0149657
2 - 10 -0.0022 0.0149657
2 - 11 0.001 0.0149657
2 - 12 -0.0102 0.0149657
2 - 13 -0.0034 0.0149657
2 - 14 0.00555 0.0149657
2 - 15 -0.0043 0.0149657
3 - 4 -0.0047 0.0149657
3 - 5 -0.00565 0.0149657
3 - 6 -0.00685 0.0149657
3 - 7 -0.0039 0.0149657
3 - 8 -0.00115 0.0149657
3 - 9 -0.00805 0.0149657
3 - 10 -0.00615 0.0149657
3 - 11 -0.00295 0.0149657
3 - 12 -0.01415 0.0149657
3 - 13 -0.00735 0.0149657
3 - 14 0.0016 0.0149657
3 - 15 -0.00825 0.0149657
4 - 5 -0.00095 0.0149657
4 - 6 -0.00215 0.0149657
4 - 7 0.0008 0.0149657
4 - 8 0.00355 0.0149657
4 - 9 -0.00335 0.0149657
4 - 10 -0.00145 0.0149657
4 - 11 0.00175 0.0149657
4 - 12 -0.00945 0.0149657
4 - 13 -0.00265 0.0149657
4 - 14 0.0063 0.0149657
4 - 15 -0.00355 0.0149657
5 - 6 -0.0012 0.0149657
5 - 7 0.00175 0.0149657
5 - 8 0.0045 0.0149657
5 - 9 -0.0024 0.0149657
5 - 10 -0.0005 0.0149657
5 - 11 0.0027 0.0149657
5 - 12 -0.0085 0.0149657
5 - 13 -0.0017 0.0149657
5 - 14 0.00725 0.0149657
5 - 15 -0.0026 0.0149657
6 - 7 0.00295 0.0149657
6 - 8 0.0057 0.0149657
6 - 9 -0.0012 0.0149657
6 - 10 0.0007 0.0149657
6 - 11 0.0039 0.0149657
6 - 12 -0.0073 0.0149657
6 - 13 -0.0005 0.0149657
6 - 14 0.00845 0.0149657
6 - 15 -0.0014 0.0149657
7 - 8 0.00275 0.0149657
7 - 9 -0.00415 0.0149657
7 - 10 -0.00225 0.0149657
7 - 11 0.00095 0.0149657
7 - 12 -0.01025 0.0149657
7 - 13 -0.00345 0.0149657
7 - 14 0.0055 0.0149657
7 - 15 -0.00435 0.0149657
8 - 9 -0.0069 0.0149657
8 - 10 -0.005 0.0149657
8 - 11 -0.0018 0.0149657
8 - 12 -0.013 0.0149657
8 - 13 -0.0062 0.0149657
8 - 14 0.00275 0.0149657
8 - 15 -0.0071 0.0149657
9 - 10 0.0019 0.0149657
9 - 11 0.0051 0.0149657
9 - 12 -0.0061 0.0149657
9 - 13 0.0007 0.0149657
9 - 14 0.00965 0.0149657
9 - 15 -0.0002 0.0149657
10 - 11 0.0032 0.0149657
10 - 12 -0.008 0.0149657

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 45
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

10 - 13 -0.0012 0.0149657
10 - 14 0.00775 0.0149657
10 - 15 -0.0021 0.0149657
11 - 12 -0.0112 0.0149657
11 - 13 -0.0044 0.0149657
11 - 14 0.00455 0.0149657
11 - 15 -0.0053 0.0149657
12 - 13 0.0068 0.0149657
12 - 14 *0.01575 0.0149657
12 - 15 0.0059 0.0149657
13 - 14 0.00895 0.0149657
13 - 15 -0.0009 0.0149657
14 - 15 -0.00985 0.0149657
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.

4.3 Chỉ số acid


Table of Means for chi so acid by nghiem thuc
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
nghiem thuc Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
1 2 0.364 0.0991269 0.214599 0.513401
2 2 0.308 0.0991269 0.158599 0.457401
3 2 0.448 0.0991269 0.298599 0.597401
4 2 0.322 0.0991269 0.172599 0.471401
5 2 0.546 0.0991269 0.396599 0.695401
6 2 0.322 0.0991269 0.172599 0.471401
7 2 0.28 0.0991269 0.130599 0.429401
8 2 0.308 0.0991269 0.158599 0.457401
9 2 0.42 0.0991269 0.270599 0.569401
10 2 0.49 0.0991269 0.340599 0.639401
11 2 0.266 0.0991269 0.116599 0.415401
12 2 0.294 0.0991269 0.144599 0.443401
13 2 0.378 0.0991269 0.228599 0.527401
14 2 0.434 0.0991269 0.284599 0.583401
15 2 0.644 0.0991269 0.494599 0.793401
--------------------------------------------------------------------------------
Total 30 0.388267

Multiple Range Tests for chi so acid by nghiem thuc

--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nghiem thuc Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
11 2 0.266 X a
7 2 0.28 X a
12 2 0.294 X a
2 2 0.308 X a
8 2 0.308 X a
6 2 0.322 X a
4 2 0.322 X b
1 2 0.364 XX ab
13 2 0.378 XX ab
9 2 0.42 XX ab
14 2 0.434 XX ab
3 2 0.448 XX ab
10 2 0.49 XX ab
5 2 0.546 XX ab
15 2 0.644 X a
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
1 - 2 0.056 0.298801
1 - 3 -0.084 0.298801
1 - 4 0.042 0.298801
1 - 5 -0.182 0.298801
1 - 6 0.042 0.298801
1 - 7 0.084 0.298801
1 - 8 0.056 0.298801
1 - 9 -0.056 0.298801
1 - 10 -0.126 0.298801

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 46
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

1 - 11 0.098 0.298801
1 - 12 0.07 0.298801
1 - 13 -0.014 0.298801
1 - 14 -0.07 0.298801
1 - 15 -0.28 0.298801
2 - 3 -0.14 0.298801
2 - 4 -0.014 0.298801
2 - 5 -0.238 0.298801
2 - 6 -0.014 0.298801
2 - 7 0.028 0.298801
2 - 8 0.0 0.298801
2 - 9 -0.112 0.298801
2 - 10 -0.182 0.298801
2 - 11 0.042 0.298801
2 - 12 0.014 0.298801
2 - 13 -0.07 0.298801
2 - 14 -0.126 0.298801
2 - 15 *-0.336 0.298801
3 - 4 0.126 0.298801
3 - 5 -0.098 0.298801
3 - 6 0.126 0.298801
3 - 7 0.168 0.298801
3 - 8 0.14 0.298801
3 - 9 0.028 0.298801
3 - 10 -0.042 0.298801
3 - 11 0.182 0.298801
3 - 12 0.154 0.298801
3 - 13 0.07 0.298801
3 - 14 0.014 0.298801
3 - 15 -0.196 0.298801
4 - 5 -0.224 0.298801
4 - 6 0.0 0.298801
4 - 7 0.042 0.298801
4 - 8 0.014 0.298801
4 - 9 -0.098 0.298801
4 - 10 -0.168 0.298801
4 - 11 0.056 0.298801
4 - 12 0.028 0.298801
4 - 13 -0.056 0.298801
4 - 14 -0.112 0.298801
4 - 15 *-0.322 0.298801
5 - 6 0.224 0.298801
5 - 7 0.266 0.298801
5 - 8 0.238 0.298801
5 - 9 0.126 0.298801
5 - 10 0.056 0.298801
5 - 11 0.28 0.298801
5 - 12 0.252 0.298801
5 - 13 0.168 0.298801
5 - 14 0.112 0.298801
5 - 15 -0.098 0.298801
6 - 7 0.042 0.298801
6 - 8 0.014 0.298801
6 - 9 -0.098 0.298801
6 - 10 -0.168 0.298801
6 - 11 0.056 0.298801
6 - 12 0.028 0.298801
6 - 13 -0.056 0.298801
6 - 14 -0.112 0.298801
6 - 15 *-0.322 0.298801
7 - 8 -0.028 0.298801
7 - 9 -0.14 0.298801
7 - 10 -0.21 0.298801
7 - 11 0.014 0.298801
7 - 12 -0.014 0.298801
7 - 13 -0.098 0.298801
7 - 14 -0.154 0.298801
7 - 15 *-0.364 0.298801
8 - 9 -0.112 0.298801
8 - 10 -0.182 0.298801
8 - 11 0.042 0.298801
8 - 12 0.014 0.298801
8 - 13 -0.07 0.298801
8 - 14 -0.126 0.298801
8 - 15 *-0.336 0.298801
9 - 10 -0.07 0.298801

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 47
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

9 - 11 0.154 0.298801
9 - 12 0.126 0.298801
9 - 13 0.042 0.298801
9 - 14 -0.014 0.298801
9 - 15 -0.224 0.298801
10 - 11 0.224 0.298801
10 - 12 0.196 0.298801
10 - 13 0.112 0.298801
10 - 14 0.056 0.298801
10 - 15 -0.154 0.298801
11 - 12 -0.028 0.298801
11 - 13 -0.112 0.298801
11 - 14 -0.168 0.298801
11 - 15 *-0.378 0.298801
12 - 13 -0.084 0.298801
12 - 14 -0.14 0.298801
12 - 15 *-0.35 0.298801
13 - 14 -0.056 0.298801
13 - 15 -0.266 0.298801
14 - 15 -0.21 0.298801
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.

4.4 Độ nhớt
Table of Means for do nhot by nghiem thuc
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
nghiem thuc Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
1 2 10.865 2.17289 7.5901 14.1399
2 2 6.445 2.17289 3.1701 9.7199
3 2 3.24 2.17289 -0.0349048 6.5149
4 2 3.445 2.17289 0.170095 6.7199
5 2 9.555 2.17289 6.2801 12.8299
6 2 3.585 2.17289 0.310095 6.8599
7 2 3.815 2.17289 0.540095 7.0899
8 2 3.31 2.17289 0.0350952 6.5849
9 2 3.78 2.17289 0.505095 7.0549
10 2 4.045 2.17289 0.770095 7.3199
11 2 4.5 2.17289 1.2251 7.7749
12 2 3.115 2.17289 -0.159905 6.3899
13 2 3.14 2.17289 -0.134905 6.4149
14 2 8.179 2.17289 4.9041 11.4539
15 2 21.38 2.17289 18.1051 24.6549
--------------------------------------------------------------------------------
Total 30 6.15993

Multiple Range Tests for do nhot by nghiem thuc

--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nghiem thuc Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
12 2 3.115 X c
13 2 3.14 X c
3 2 3.24 X c
8 2 3.31 X c
4 2 3.445 X c
6 2 3.585 X c
9 2 3.78 X c
7 2 3.815 X c
10 2 4.045 X c
11 2 4.5 XX bc
2 2 6.445 XX bc
14 2 8.179 XX bc
5 2 9.555 XX bc
1 2 10.865 X b
15 2 21.38 X a
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
1 - 2 4.42 6.54981

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 48
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

1 - 3 *7.625 6.54981
1 - 4 *7.42 6.54981
1 - 5 1.31 6.54981
1 - 6 *7.28 6.54981
1 - 7 *7.05 6.54981
1 - 8 *7.555 6.54981
1 - 9 *7.085 6.54981
1 - 10 *6.82 6.54981
1 - 11 6.365 6.54981
1 - 12 *7.75 6.54981
1 - 13 *7.725 6.54981
1 - 14 2.686 6.54981
1 - 15 *-10.515 6.54981
2 - 3 3.205 6.54981
2 - 4 3.0 6.54981
2 - 5 -3.11 6.54981
2 - 6 2.86 6.54981
2 - 7 2.63 6.54981
2 - 8 3.135 6.54981
2 - 9 2.665 6.54981
2 - 10 2.4 6.54981
2 - 11 1.945 6.54981
2 - 12 3.33 6.54981
2 - 13 3.305 6.54981
2 - 14 -1.734 6.54981
2 - 15 *-14.935 6.54981
3 - 4 -0.205 6.54981
3 - 5 -6.315 6.54981
3 - 6 -0.345 6.54981
3 - 7 -0.575 6.54981
3 - 8 -0.07 6.54981
3 - 9 -0.54 6.54981
3 - 10 -0.805 6.54981
3 - 11 -1.26 6.54981
3 - 12 0.125 6.54981
3 - 13 0.1 6.54981
3 - 14 -4.939 6.54981
3 - 15 *-18.14 6.54981
4 - 5 -6.11 6.54981
4 - 6 -0.14 6.54981
4 - 7 -0.37 6.54981
4 - 8 0.135 6.54981
4 - 9 -0.335 6.54981
4 - 10 -0.6 6.54981
4 - 11 -1.055 6.54981
4 - 12 0.33 6.54981
4 - 13 0.305 6.54981
4 - 14 -4.734 6.54981
4 - 15 *-17.935 6.54981
5 - 6 5.97 6.54981
5 - 7 5.74 6.54981
5 - 8 6.245 6.54981
5 - 9 5.775 6.54981
5 - 10 5.51 6.54981
5 - 11 5.055 6.54981
5 - 12 6.44 6.54981
5 - 13 6.415 6.54981
5 - 14 1.376 6.54981
5 - 15 *-11.825 6.54981
6 - 7 -0.23 6.54981
6 - 8 0.275 6.54981
6 - 9 -0.195 6.54981
6 - 10 -0.46 6.54981
6 - 11 -0.915 6.54981
6 - 12 0.47 6.54981
6 - 13 0.445 6.54981
6 - 14 -4.594 6.54981
6 - 15 *-17.795 6.54981
7 - 8 0.505 6.54981
7 - 9 0.035 6.54981
7 - 10 -0.23 6.54981
7 - 11 -0.685 6.54981
7 - 12 0.7 6.54981
7 - 13 0.675 6.54981
7 - 14 -4.364 6.54981
7 - 15 *-17.565 6.54981

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 49
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

8 - 9 -0.47 6.54981
8 - 10 -0.735 6.54981
8 - 11 -1.19 6.54981
8 - 12 0.195 6.54981
8 - 13 0.17 6.54981
8 - 14 -4.869 6.54981
8 - 15 *-18.07 6.54981
9 - 10 -0.265 6.54981
9 - 11 -0.72 6.54981
9 - 12 0.665 6.54981
9 - 13 0.64 6.54981
9 - 14 -4.399 6.54981
9 - 15 *-17.6 6.54981
10 - 11 -0.455 6.54981
10 - 12 0.93 6.54981
10 - 13 0.905 6.54981
10 - 14 -4.134 6.54981
10 - 15 *-17.335 6.54981
11 - 12 1.385 6.54981
11 - 13 1.36 6.54981
11 - 14 -3.679 6.54981
11 - 15 *-16.88 6.54981
12 - 13 -0.025 6.54981
12 - 14 -5.064 6.54981
12 - 15 *-18.265 6.54981
13 - 14 -5.039 6.54981
13 - 15 *-18.24 6.54981
14 - 15 *-13.201 6.54981
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.

4.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ và tỉ lệ methanol/ dầu đến hiệu suất thu hồi biodiesel

4.5.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/ dầu đến hiệu suất thu hồi biodiesel
Table of Means for Hieu suat by Ti le
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Ti le Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
0.18 10 83.3848 1.03545 81.8825 84.8871
0.19 10 81.5654 1.03545 80.0631 83.0677
0.2 10 82.6246 1.03545 81.1223 84.1269
--------------------------------------------------------------------------------
Total 30 82.5249

Multiple Range Tests for Hieu suat by Ti le

--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Ti le Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0.19 10 81.5654 X a
0.2 10 82.6246 X a
0.18 10 83.3848 X a
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0.18 - 0.19 1.81947 3.00461
0.18 - 0.2 0.760224 3.00461
0.19 - 0.2 -1.05924 3.00461
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.

4.5.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi biodiesel
Table of Means for Hieu suat by Nhiet do
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Nhiet do Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 50
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ

--------------------------------------------------------------------------------
50 6 80.6928 1.1602 79.0032 82.3824
55 6 84.7359 1.1602 83.0462 86.4255
60 6 83.6613 1.1602 81.9716 85.3509
65 6 83.5971 1.1602 81.9074 85.2867
70 6 79.9377 1.1602 78.2481 81.6273
--------------------------------------------------------------------------------
Total 30 82.5249

Multiple Range Tests for Hieu suat by Nhiet do

--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
70 6 79.9377 X c
50 6 80.6928 XX bc
65 6 83.5971 XX ab
60 6 83.6613 XX ab
55 6 84.7359 X a
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
50 - 55 *-4.04302 3.37924
50 - 60 -2.96842 3.37924
50 - 65 -2.90423 3.37924
50 - 70 0.755153 3.37924
55 - 60 1.0746 3.37924
55 - 65 1.13879 3.37924
55 - 70 *4.79817 3.37924
60 - 65 0.0641858 3.37924
60 - 70 *3.72357 3.37924
65 - 70 *3.65939 3.37924
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.

Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 51

You might also like