Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

2.

1 QUAN SÁT SỰ ĐÓNG MỞ KHÍ KHỔNG

1. Dụng cụ và nguyên liệu

- Lá thài lài tía

- Kính hiển vi

- Lam kính và lamen

- Dung dịch NaCl 1M

- Dung dịch glyxerin 5%

- Kim mũi mác

- Giấy thấm

- Nước cất

2. Nguyên tắc

Sự trao đổi khí với môi trường được thực hiện ở lá nhờ các khí khổng, mỗi khí
khổng được cấu tạo từ hai tế bào nối với nhau ở hai đầu, có thành trong dày, thành
ngoài mỏng. do cấu tạo thành ngoài và thành trong không giống nhau nên khi thay
đổi sức trương nước của tế bào khí khổng có thể mở hoặc đóng một cách chủ động
hoặc bị động

3. Cách tiến hành:

a. Thí nghiệm 1: Dùng lưỡi dao cạo hoặc kim mũi mác lấy một lớp mỏng tế bào
mặtdưới của lá thài lài tía đặt lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi. Cho vào
một giọt nước vàxem dưới độ phóng đại lớn hơn, vẽ lại một khí khổng. Tiếp tục
nhỏ vào vài giọt dung dịch NaCl 1M ở một bên của lamen. Còn đầu bên kia của
lamen thì dùng giấy thấm hết nước.Quan sát và vẽ khí khổng ở trạng thái đóng,
thay dung dịch NaCl bằng nước và qaun sát khíkhổng mở.

b. Thí nghiệm 2: Dùng kia mũi mác hoặc dao lam tách ra một lớp mỏng tế bào mặt
dướilá thìa lìa tía, cho vào một giọt dung dịch glyxerin 5%. Đậy lamen lại, quan sát
và vẽ khí khổng ởtrạng thái đóng. Sau 5 phút (hoặc trên 5 phút), ta thấy khí khổng
mở ra – hiện tượng phản co nguyên sinh. Nhỏ nước vào và đầu kia dùng giấy lọc
thấm hết glyxerin. Ta thấy khí khổng mởrộng hơn so với lúc đầu.

4. Kết luận

Khi cho vào một giọt nước thì đây là môi trường đẳng trương (tức là môi trường có
áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu của tế bào)  Tế bào giữ nguyên kích
thước (nước không thấm vào và không đi ra khỏi tế bào)

Khi thay nước trên tiêu bản bằng dung dịch NACL 1M. Môi trường bên ngoài trở
nên ưu trương nên nước thấm từ tế bào ra ngoài nên tế bào bị mất nước. Lúc này tế
bào co lại, màng sinh chất tách khỏi thành tế bào dẫn đến co nguyên sinh, khí
khổng đóng.

Khi ta nhỏ nước cất vào một bên của tiêu bản và bên đối diện dùng giấy thấm hút
NaCl ra. Môi trường ngoài trở nên nhược trương, nước lại thấm vào trong tế bào
nên tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường ( phản co
nguyên sinh ), khí khổng mở.
2.2 SỨC HÚT NƯỚC CỦA MÔ THỰC VẬT

1. Dụng cụ và nguyên liệu

- Lá rau muống

- Dụng cụ khoan lá

- Pipet

- Xanh methyl

- Giá để ống nghiệm

- Dung dịch từ 0,1 M – 0,4 M

2. Nguyên tắc

Chỉ số hút nước của tế bào (S) thể hiện sự xâm nhập của nước vào tế bào, phụ
thuộc vào độ no nước của tế bào. Khi bắt đầu co nguyên sinh sức trương nước (T)
lúc này bằng 0 (T = 0) và lúc này sức hút nước của tế bào đạt cực đại (S = P), tức
là bằng áp suất thẩm thấu.

Khi tế bào thực vật bão hòa nước thì S = 0, T = P (hat T lúc này đạt cực đại) và tế
bào thực vật ở trạng thái bình thường.

Phương pháp trên chính là xác định sức hút nước của tế bào thực vật theo phương
pháp đơn giản của Usprung. Đó là việc chọn dung dịch tại điểm nước của tế bào
không bị mất đi và cũng không bị tăng thêm, bên cạnh đó thì ta phải dựa vào độ
lớn của lát cắt ngâm trong dung dịch có nồng độ dao động lần lượt từ 0,1; 0,15;
0,2; 0,25; 0,3; 0,4

Khi nhúng lát cắt vào dung dịch mà S của tế bào nhỏ hơn S của dung dịch thì tế
bào sẽ bị mất nước . Vì vậy độ lớn của lát cắt sẽ bị co lại. ngược lại nếu S của tế
bào lớn hơn so với S của dung dịch thì tế bào sẽ hút nước từ ngoài vào và lát cắt sẽ
tăng độ lớn. Còn khi S của tế bào bằng S của dung dịch thì độ lớn của lát cắt sẽ
không thay đổi

3. Cách tiến hành


- Xếp 2 dãy ống nghiệm song song trên giá. Dùng pipet lấy vào mỗi cặp ống
nghiệm của hai hàng khoảng 5 ml dung dịch saccharose lần lượt có nồng độ 0.1,
0.15, 0.2, 0.25, 0.3, 0,4M.

- Với các lá cây rau muống, dùng dụng cụ khoan lấy 20 bản khoan lá cho vào từng
ống nghiệm đựng saccharose (các ống cùng 1 hàng), dìm các bản khoan sâu xuống
dung dịch. Ngâm trong khoảng 30 phút.

☞ Chỉ nên lấy phần phiến lá, tránh gân giữa lá.

- Thêm vào mỗi ống nghiệm đang ngâm bản khoan lá 100 ul dung dịch xanh-
methyl để tạo màu cho dung dịch ngâm lá.

- So sánh sự thay đổi tỷ trọng của dung dịch ngâm lá với dung dịch đối chứng theo
từng cặp nồng độ tương ứng, bằng cách dùng công tơ hút lấy 1 giọt dung dịch màu
ngâm lá, cho pipet vào sâu giữa dung dịch ống nghiệm đối chứng, nhả giọt dung
dịch vào ống nghiệm. Quan sát sự di chuyển của giọt dung dịch màu trong ống
nghiệm, tìm nồng độ mà giọt dung dịch màu lơ lửng, đó chính là nồng độ đẳng
trương.

4. Kết quả

Tất cả các giọt dung dịch còn lại trong 6 ống làm tương tự như trên và ta tìm được
dung dịch trong đó giọt màu này đứng yên rồi loang ra chứ không dịch chuyển lơ
lửng đó là ống nghiệm dung dịch NaCl có nồng độ 0.20M. Dung dịch này có sức
hút bằng sức hút của mô. Sức hút dung dịch dung dịch này hoàn toàn do áp suất
thẩm thấu của nó quyết định và ngược lại tính như sau: Sdd = Pdd = RiCT = Smô

Trong đó: R: hẳng số khí 0.0821

C: nồng độ dung dịch tính theo M

T: nhiệt độ Kem-vanh (T = to + 273oC)

i: hệ số Van-hốp biểu thị mức độ ion hóa dung dịch: i=1+α(n-1)

α: hằng số phân ly
n: số ion phân ly từ một phân tử

Ta có kết quả:

Nồng độ NaCl được tìm ra là: CNaCl=0.20M

Tra bảng được α=0.94 R=0.0821 n=2 (do NaCl=Na++Cl-)

=> i=1+0.94(2-1) = 1.94

T= 33o + 273o = 203oC

Vậy: Smô = RiCT = 0.0821*1.94*0.2*203 = 6.467

*Nhận xét:

Ta chọn dung dịch lơ lửng bởi vì khi dung dịch lơ lửng thì áp suất thẩm thấu giữa
bên trong tế bào và bên ngoài dung dịch NaCl là cân bằng, khi đó giọt dung dịch
màu sẻ lơ lửng trong ống nghiệm dung dịch đối chứng và nó sẻ tự động loang ra
một cách từ từ.

Trong quá trình làm thí nghiệm chúng em thấy có giọt dung dịch di chuyển lên và
di chuyển xuống. Vậy giọt dịch di chuyển lên là vì: giọt dịch này chưa cân bằng áp
suất thẩm thấu, mà trong trường hợp này là các chất bên trong giọt dịch đi ra bên
ngoài, nói cách khác là tỷ trọng của nó bé hơn ban đầu, do đó giọt dịch nhẹ hơn và
kéo theo là giọt dịch màu này đi lên.

Còn giọt dịch di chuyển xuống là vì: tỷ trọng của giọt dịch nặng hơn ban đầu, bởi
vậy nên giọt dịch sẻ đi xuống phía đáy ống nghiệm một cách từ từ, và nó sẽ loang
màu ra

You might also like