Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM


KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ QUY LUẬT
CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI. SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG CUỘC SỐNG,
HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: PHẠM HƯƠNG
THU
Mã số sinh viên: 47.01.751.236
Mã lớp học phần: 2111POLI2001
TP. HỒ CHÍ MINH - 2022

2
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................2
2. Kết cấu của đề tài.................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ
NGƯỢC LẠI................................................................................................................. 3
1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................3
1.1 Khái niệm về chất:..........................................................................................3

1.2 Khái niệm về lượng........................................................................................4

1.3 Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại...............5

 Khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy xuất hiện trong quá trình tác động lẫn
nhau giữa lượng và chất..........................................................................................5

2. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về chất và sự thay đổi về lượng..........6
3. Nội dung quy luật.................................................................................................7
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN - SỰ VẬN DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................................................8
1. Ý nghĩa phương pháp luận...................................................................................8
1.1 Ý nghĩa trong nhận thức.................................................................................8

1.2 Ý nghĩa trong thực tiễn.................................................................................8

2. Vận dụng quy luật vào cuộc sống, quá trình học tập và rèn luyện (4)................10
2.Vận dụng vào trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.....................................12
KẾT LUẬN................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17

1
LỜI MỞ ĐẦU
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong
những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ ra cách thức
chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xáy ra ở
sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt ngưỡng nhất định. Quy luật
cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng
của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự
vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc. Ph.
Ăngghen viết: “… trong giới tự nhiên, thì những biến đổi về chất – xảy ra một cách xác
định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt- chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt
đi một số lượng vật chất hay vận động”. Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn chúng ta phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi chất.
1. Lí do chọn đề tài
Ai cũng có mơ ước trở nên thành công, đạt được điều mình muốn. Đối với nhiều bạn
học sinh sau khi trở thành sinh viên thì cảm thấy bỡ ngỡ, không còn giữ được phong độ
như xưa nữa do môi trường đại học quá khác so với môi trường phổ thông. Nếu cứ tiếp
tục học tập bằng phương pháp truyền thống thì sinh viên không thể tồn tại trong môi
trường đại học khắc nghiệt được. Và những người mới có được công việc mình mong
muốn sẽ cảm thấy nhiều cái lạ lẫm khi chuyển từ giai đoạn sinh viên, thực tập sang giai
đoạn làm việc chính thức. Do đó, người viết chọn đề tài này với mong muốn có thể
giúp đỡ một phần nào cho các bạn sinh viên Đại học Sư Phạm TP HCM nghiên cứu
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và quy luật lượng – chất
nói riêng, từ đó có thể giúp cho chúng ta hình dung được phương thức học tập mới phù
hợp với bản thân và rút ra nhiều kinh nghiệm cho mình trong việc học tập cũng như
trong thời kì đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
2. Kết cấu của đề tài
Mục lục Nội dung Tài liệu tham khảo
Mở đầu Kết luận

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUY LUẬT
CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI.
1. Các khái niệm liên quan(1)

1.1 Khái niệm về chất:

Theo quan điểm của phép duy vật biện chứng, chất là khái niệm dùng để chỉ tính khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố
tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật,
hiện tượng khác (trả lời cho câu hỏi sựu vật, hiện tượng đó là gì? Giúp phân biệt nó với
sự vật, hiện tượng khác).
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách
quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật.
Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó.
Tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan của nó. Mỗi
sự vật, hiện tượng đều có nhiều thuộc tính khác nhau, trong đó có thuộc tính cơ bản và
thuộc tính không cơ bản, chỉ có thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của sự vật, hiện
tượng. Khi thuộc tính cơ bản thay đổi, chất của sự vật, hiện tượng cũng thay đổi theo.
Sự phân biệt thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản chỉ mang tính tương đối.
Cùng một thuộc tính, trong quan hệ này, là cơ bản nhưng trong quan hệ khác, không
còn là cơ bản.
Sự phân biệt giữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trong một chất
có thể có nhiều thuộc tính, nhưng thuộc tính ấy, với tư cách là một sự vật, hiện tượng
thì nó cũng được coi là một chất.
Ví dụ: Mỗi nguyên tố hóa học là một chất gồm các loại nguyên tử khác nhau, mỗi
nguyên tử được coi là chất khác nhau.

3
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của yếu tố tạo thành mà còn quy
định bởi sự liên kết của các yếu tố tạo thành hay kết cấu của sự vật. Thực tế các sự vật
được tạo thành bởi các yếu tố hoàn toàn giống nhau song về chất của chúng lại khác
nhau. Ví dụ như Ankan và Anken đều được cấu thành từ hai nguyên tố là Cacbon và
Hidro tuy nhiên trong Ankan là liên kết đơn nên nó có phản ứng thế còn đối với Anken
thì có liên kết đôi nên lại tham gia các phản ứng trùng hợp hay phản ứng cộng. Như vậy
ta có thể thấy phương thức liên kết của chúng khác nhau nên bản chất của chúng cũng
khác nhau.
Từ đó, ta thấy được sự thay đổi về chất của sự vật vừa phụ thuộc yếu tố cấu thành sựu
vật, vừa phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.
Chất là mặt tương đối ổn định, ít thay đổi. Ví dụ: Trạng thái rắn, lỏng, khí của nước,
trong đó rắn, lỏng, khí là chất, sự thay đổi về lượng của nhiệt độ 10 oC-20oC-60oC chưa
làm cho trạng thái lỏng của nước thay đổi.
Trong sự vật hiện tượng, chất không tách rời với lượng.

1.2 Khái niệm về lượng


Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy
mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ
phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay
nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc dộ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt…
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có lượng vì lượng là một dạng của vật chất chiếm
một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất định.
Lượng có nhiều loại khác nhau. Có những lượng được diễn tả bằng những con số,
những đại lượng chính xác mà chúng ta có thể đo đếm được. Ví dụ như: chiều cao, cân
nặng của một người, chí số phát triển kinh tế của một quốc gia, chỉ số phát triển giáo
dục… Có những lượng không thể đo bằng số, đại lượng mà chỉ nhận thức được bằng
khả năng chịu đựng hóa.
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối, tùy theo từng mối quan hệ mà
xác định đâu là lượng đâu là chất; cái là lượng trong mối quan hệ này, lại có thể là chất

4
trong mối quan hệ khác và ngược lại. Chẳng hạn, con số là quy định về mặt lượng,
nhưng con số khác nhau biểu tượng cho những chất khác nhau. Ví dụ con số 7 chỉ sự
phát triển của lượng từ 1 đến 7, nhưng số 6 là một chất khác so với 5,4,3…

 Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật chỉ ra rằng, mỗi sự vật, hiện
tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng tác động biện chứng lẫn
nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau
ở một độ; nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho
sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra
theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới
dẫn đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi
và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời.

1.3 Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
 Khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy xuất hiện trong quá trình tác động
lẫn nhau giữa lượng và chất.(1)
Độ dùng để chỉ mối liên hệ thông nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng; là giới
hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự
thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng
khác.
Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm
cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó
mới bắt đầu xảy ra bước nhảy.
Ở những điểm nhất định nào đó của sự thay đổi về lượng, đột nhiên lại xảy ra sự
chuyển biến về chất. Về điểm này, ta nêu ra một trong những thí dụ thông thường nhất,
tức là cái thí dụ về sự thay đổi các trạng thái kết hợp của nước, dưới áp suất không khí
bình thường, ở 0oC, nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn, và ở 100 oC thì
từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thành ra ở hai điểm ngoặt đó, sự thay đổi
giản đơn về lượng của nhiệt độ đưa tới sự thay đổi về chất trạng thái của nước.(2)

5
Bước nhảy là khái niệm để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện
tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến
đổ về lượng.
Đặc điểm của bước nhảy: bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật,
là điểm bắt đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình
vận động và phát triển liên tục của sự vật.
Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có thể chia thành bước nhảy toàn bộ và
bước nhảy cục bộ:
 Bước nhảy toàn bộ: làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố… của
sự vật, hiện tượng thay đổi. Ví dụ: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo
nghĩa rộng là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng,…dưới
sự lãnh đạo cảu giai cấp công nhân để xây dựng thành công chỉ nghĩa xã
hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
 Bước nhảy cục bộ: chỉ làm thay đổi một số mặt, yếu tố, một số bộ phận,
…của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta hiện nay đang làm thay đổi từng mặt đời sống kinh tế - xã hội –
văn hóa theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự phân biệt bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi
chúng đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về chất và sự thay đổi về lượng
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và lượng. Chúng tác
động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không
có tính quy định về chất và ngược lại. Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn
ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật, nhưng sự thay đổi đó có mối quan hệ
chặt chẽ chứ không tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự
thay đổi về chất và ngược lại, sự thay đổi về chất ảnh hưởng tương ứng với sự thay đổi
về lượng của nó.

6
Quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng - chất là quan hệ biện chứng. Những thay đổi về
chất và ngược lại; chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. Lượng
biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới;
lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ kìm hãm nó. Quá trình
tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tục. Tùy vào sự
vật, hiện tượng, tùy vào mâu thuẫn vốn có của chúng và vào điều kiện, trong đó diễn ra
sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà có nhiều hình thức bước nhảy.
3. Nội dung quy luật
Có thể khái quát lại nội dung cơ bản của quy luật chuyển hóa những thay đổi về chất và
ngược lại như sau: Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và
lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay
đổi cơ bản về chất thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì
sự thay đổi của lượng.
Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện
tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất
mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về lượng là
nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của
biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình
phát triển của sự vật.

CHƯƠNG II: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN - SỰ VẬN


DỤNG TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1. Ý nghĩa phương pháp luận(1,3)
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý nghĩa cơ bản sau
đây:

7
1.1 Ý nghĩa trong nhận thức
- Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện
tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
- Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: lượng và chất. Do đó chúng ta
cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về
những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta. Luôn coi trọng cả chất và
lượng, từ đó mới nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.
- Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định
giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.

1.2Ý nghĩa trong thực tiễn


- Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và
điểm nút).
- Đồng thời có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi lượng
của sự vật.
- Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong
giới hạn độ.
- Cần tránh hai khuynh hướng sau:
Một là, nôn nóng tả khuynh: Nhấn mạnh bước nhảy để thay đổi về chất, chỉ coi
trọng sự thay đổi về chất, muốn thực hiện liên tục những bước nhảy để thay đổi về
chất nhưng chưa tích lũy đủ về lượng. Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì
và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất. Kết
cục của nó sẽ dẫn đến thất bại, sai lầm.
Hai là, bảo thủ hữu khuynh: Tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng, chỉ coi trọng việc
tích lũy về lượng. Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không muốn
thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất. Người mắc bệnh hữu khuynh là
người bảo thủ, thụ động, trì chệ, do dự, ngại khó, thiếu quyết đoán dẫn đến thất bại
- Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải
được thực hiện một cách cẩn thận. Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng
đến giới hạn điểm nút và thực hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời

8
điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả không đáng có
như không đạt được sự thay đổi về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về
lượng lại từ đầu.
- Phát huy tính năng động, tích cực của con người
CỤ THỂ NHƯ SAU:
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng
để có biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. Bước nhảy
làm cho chất mới ra đời, thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận động, phát
triển của mọi sự vật, hiện tượng; nhưng sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây
nên chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn, tức là điểm nút, đến độ nên tạo ra
bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng, từng bước tích lũy về lượng để
làm biến đổi về chất.
Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách
quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng; tư tưởng nôn nóng (tả khuynh) thường
biểu hiện ở chỗ không chú ý thỏa đáng đến sự tích lũy về lượng mà cho rằng, sự phát
triển của sự vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy liên tục; ngược lại, tư tưởng bảo
thủ (hữu khuynh) thường thể hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát
triển chỉ là những thay đổi về lượng. Tả khuynh và hữu khuynh chính là vi phạm quy
luật lượng – chất, dẫn đến kết quả thất bại. Do vậy, cần khắc phục cả hai biểu hiện trên.
Thứ ba, sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học và
quyết tâm thực hiện bước nhảy. Khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn
phải tuân theo điều kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến chủ quan, Nói cách
khác, trong hoạt động thực tiễn, không những cần xác định quy mô và nhịp điệu bước
nhảy một cách khoa học, chống rập khuôn, mà còn phải có quyết tâm và nghị lực để
thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chin muồi, chuyển thay đổi mang tính tiến hóa
sang thay đổi mang tính cách mạng.
Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào
phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sựu vật, hiện tượng, phải biết lựa chọn

9
phương pháp phù hợp tác động vào phương thức liên kết trên cơ sở hiểu rõ bản chất,
quy luật của chúng.

2. Vận dụng quy luật vào cuộc sống, quá trình học tập và rèn luyện (4)
 Sự khác nhau giữa môi trường học tập ở phổ thông và Đại học:
Nói về lượng kiến thức, ta có thể thấy rõ nó được tăng lên một cách đáng kể so với môi
trường phổ thông. Một ví dụ đơn giản, ở phổ thông, một môn học sẽ kéo dài suốt một
năm, do đó lượng kiến thức sẽ được trải đều, không bị dồn nén; trong khi ở Đại học, ta
sẽ học một môn trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng 8 – 18 buổi học (1 – 2
tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp
những khó khăn. Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sẵn sàng để thích
nghi với sự thay đổi này. Nếu ở phổ thông, việc học được coi là tối ưu, thì ở Đại học,
ngoài việc học còn có các hoạt động, thực tập, tích lũy kinh nghiệm trong tương lai.
Đây được coi là cơ hội cũng như thách thức cho mọi sinh viên. Ở đây là sự khác nhau
về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nói sự chuyển đổi
từ phổ thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Vì thế,
sinh viên phải tự mình sắp xếp, thay đổi bản thân sao cho phù hợp với môi trường, tích
lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm để bản thân có thể thích nghi với hoàn cảnh. Từ
đó, sinh viên mới có cơ hội đạt được kết quả mà mình mong muốn.
 Từng bước tích lũy kiến thức
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng
cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất và việc học tập của sinh viên  cũng không nằm ngoài điều đó. Để có
một tấm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn
học. Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi,
thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự
chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên
phải biết từng bước tích lũy về  lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập)
theo quy luật. Cần học tập đều đặn hàng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên.
Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được

10
trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt
động thực tiễn hàng ngày.
Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới
và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì
kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm việc. Nhưng nếu
qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy
kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập... (lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt 
kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách
khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.
 Học tập từ dễ đến khó, tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là,
khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. trong quá trình học tập
và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi
đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có
sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập
nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều
biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều sinh viên
trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê với nhiều điều khác, nhiều
mối quan tâm, dẫn đến sự chậm trễ trong học tập, rồi “nước tới chân mới nhảy” khi sắp
thi mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức
chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này nếu
không thì không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại, có nhiều học
sinh có ý thức học ngay từ đầu nhưng còn vội vàng, muốn học nhanh, học giỏi hơn
người khác, chưa học căn bản đã học nâng cao, “chưa học bò, đã học cách chạy”. Vì
vậy, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức hơn và đạt kết quả cao thì mỗi học sinh phải
học tập hàng ngày, học từ dưới lên trên, từ dễ đến khó để có sự thay đổi về chất
 Cần học tính chăm chỉ, cẩn thận, tránh chủ quan
Với mỗi sinh viên, tính cẩn thận luôn luôn cần thiết ở trong mọi hoàn cảnh. Đa số mọi
người sẽ trở nên chủ quan khi nhận thức mình có nhiều kiến thức hay điểm số cao. Sinh

11
viên tự mãn, không chịu cố gắng. Dần dần, thời gian trôi qua mà mình chưa tích lũy
thêm được điều gì mới, không bổ sung thêm lượng. Từ đó dẫn đến sự thiếu hụt về
lượng để thực hiện bước nhảy thay đổi về chất. Vì thế, mỗi sinh viên cần phải biết
chăm chỉ học tập, không chủ quan ở mọi tình huống. Không vì những thành tựu cũ
mình đã đạt được mà ỷ lại, không có hoài bão, ước mơ mới.
 Rèn luyện thói quen học tập
Học tập là điều được diễn ra xuyên suốt cuộc sống. Sinh viên phải biết tích lũy kiến
thức hàng ngày, thiết lập tính chăm chỉ. Học tập là việc gắn liền với sinh viên. Một
hành động lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác sẽ trở thành thói quen. Vì thế, hãy
thiết lập cho mình tính chăm chỉ học tập. Lượng đã được tích lũy đủ, có thể thay đổi về
chất từ đó ta có thể thành công trong cuộc sống.

2. Vận dụng vào trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (5)

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây
dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng kinh tế - xã hội diện mạo đất nước có nhiều
thay đổi. Qua ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi
lớn
Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang tính tất yếu
 Qua 35 năm đổi mới, "đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch
sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế
được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước
trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước”
(Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 14; 103 - 104.)

12
 “Một là, yếu tố khơi nguồn động lực của đổi mới chính là việc định hướng đúng,
phát động đúng thời điểm. Chúng ta xác định đổi mới phải theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Định hướng đúng đắn cho sự nghiệp đổi mới vừa hợp thời, hợp quy luật,
hợp lòng dân, vừa có sự chắc chắn, vững tin. Chuẩn bị kỹ và phát động đổi mới đúng
lúc, đồng thời với mở cửa hội nhập nên chúng ta có thể chủ động và sáng tạo trong
mọi tình huống, đã đứng vững và phát triển trong khi cải tổ, cải cách ở Liên Xô và
Đông Âu bị thất bại.”
Từ những định hướng chính xác, đất nước ta tiếp tục phát triển, tích lũy được nhiều
kinh nghuệm, thực hiện các bước nhảy ở các điểm nút đúng thời điểm. Từ đó, ta có thể
vững vàng trước những khó khăn xung quanh

 “Hai là, những thành quả của đổi mới lại tiếp thêm luồng sinh khí mới, tăng thêm
động lực cho nó, tạo cho đất nước ta thế mới, lực mới, gia tốc mới. Thế mới và lực
mới là tổng hợp những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, là kết quả của việc phát
triển mọi mặt với sự thông thoáng trong nước và mở rộng quan hệ hợp tác với bên
ngoài. Gia tốc mới là khả năng vượt trội, là độ tăng trưởng liên tục ở mức khá cao
tạo đà cho giai đoạn kế tiếp. Thế mới, lực mới, gia tốc mới tạo ra tầm vóc và khả
năng mới của đất nước. Đó không chỉ là khả năng đất nước vươn tầm mà còn là năng
lực mới mạnh mẽ để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phát triển. Đổi mới được
nạp thêm năng lượng mới.”
Nhận thức được tầm quan trọng của các thành tựu hỗ trợ cho quá trình tích lũy về
lượng, Nhà nước ta đã không dừng lại mà vẫn tiếp tục cố gắng, nỗ lực phát triển về mọi
mặt một cách toàn diện nhất. Chính nó đã làm việc gia tăng về lượng một cách nhanh
chóng, làm tiền đề cho sự thay đổi về chất. Đề chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo trong sự
nghiệp đổi mới, Nhà nước không ngừng tận dụng từ những thành tựu mình tạo ra để
thúc đẩy và tiếp tục tạo ra nhiều cái mới.

 “Ba là, yếu tố quyết định là động lực và những nguồn lực trong nước. Động lực
quan trọng phục vụ và thúc đẩy công cuộc đổi mới là tổng hợp các nguồn lực trong
nước, bao gồm không chỉ có vốn, tài sản đã tích lũy được mà còn là tài nguyên chưa

13
đưa vào sử dụng, là lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị và quan trọng hơn hết là
nguồn lực con người, bao gồm cả sức lao động trí tuệ và tinh thần gắn với truyền
thống văn hóa của dân tộc ta. Trong các nguồn lực đó, nguồn lực về tài nguyên là
khá phong phú; nguồn lực về đất đai, vị trí địa lý là khá thuận lợi; nguồn lực về
truyền thống là sâu sắc, đặc thù; nguồn lực về con người và trí tuệ vô cùng to lớn.”
Vận dụng tất cả những gì mình đang có. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn, biết tích lũy về lượng để biến đổi về chất. Những tài nguyên tiềm năng được sử
dụng, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Tất cả các điều đó dẫn đến những nguồn lực đầy
tiềm năng. Lựa chọn những phương pháp đúng đắn tác động vào các nguồn tài nguyên.

 “Bốn là, những nguồn lực từ bên ngoài. Đây là một yếu tố quan trọng, nếu biết
cách tranh thủ cũng sẽ tạo nên động lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Nguồn
lực bên ngoài bao gồm: vốn, kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chất
xám, tinh hoa văn hóa nhân loại. Trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước,
chúng ta có đầy đủ điều kiện để có thể thu hút nguồn lực bên ngoài. Với việc mở
rộng nhiều hình thức, có bước đi, biện pháp và chính sách ưu đãi thích hợp,
chúng ta nhất định khuyến khích mạnh mẽ việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa
học, kỹ thuật, công nghệ; đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào
nước ta trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.”
Nhà nước có thái độ khách quan, học hỏi xung quanh. Tích lũy tri thức từ mọi góc độ,
hoàn cảnh khác nhau. Nhờ vào việc thu hút đầu tư nước ngoài, sự nghiệp đổi mới đã
giúp sự nghiệp đổi mới bước sang trang mới. Các lĩnh vực từ kinh tế tới văn hóa đã
được tiếp cận được nhiều kiến thức mới, phát triển thêm một bậc. Đời sống tinh thần
lẫn vật chất được cải thiện rõ. Đôi bên đều có lợi.

 “Năm là, sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân. Đây là động lực mang tính quyết
định đối với sự nghiệp đổi mới. Động lực đó bắt nguồn từ năng lực sáng tạo, bản
lĩnh trí tuệ của Đảng ta và của nhân dân ta, thể hiện ở trình độ đoán định, nắm
bắt những yếu tố và những vấn đề của thời cuộc, dự kiến đúng tình huống, xác
định đường đi nước bước rõ ràng, sẵn sàng tạo lập và nắm bắt thời cơ, khắc phục
nguy cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước đi lên. Do đổi mới là sự phù hợp giữa

14
ý Đảng và lòng dân nên khi Đảng ta phát động nhân dân nhiệt tình hưởng ứng
tạo thành động lực to lớn thực hiện có hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước.”
Sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tốt tạo thành
sự vật, hiện tượng. Sự đoàn kết, đồng lòng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay là không
thể thiếu. Nhờ có sức mạnh đoàn kết, sự nghiệp đổi mới được thúc đẩy tiến độ, làm cho
kế hoạch được thực hiện một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN
Ta hiểu được mọi vật được thống nhất bới hai mặt chất và lượng. Chung quy lại, trong
cuộc sống, học tập của sinh viên được dựa trên quy luật chuyển hóa từ những thay đổi
về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Ta không những nắm rõ mối
quan hệ giữa lượng và chất mà còn biết cách áp dụng nó vào cuộc sống. Cũng nhờ quy
luật, sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay được rõ ràng hơn bao giờ hết. Sinh viên
cũng phải nắm bắt được quy luật mà có thể khắc phục những gì mình còn sai sót trong
việc học cũng như mọi việc khác trong cuộc sống. Vì vậy, có thể thấy rõ hơn ý nghĩa và
tác động qua lại của “lượng” - “chất” của pháp luật, từ đó sinh viên có thể tiếp thu

15
những kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết một cách tích cực hơn, chuyên nghiệp
hơn, đó cũng là bước khởi đầu cho tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. GT học phần Triết học MLN (K) Tr 230-Tr274.pdf. (Dành cho bậc đại học hệ
không chuyên lý luận chính trị) NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.)

2. Transcom.vn. Phép biện chứng. Lượng và chất - Triết học [Internet]. Available at:
http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/nhan-thuc-luan-khoa-hoc-luan/phep-
bien-chung-luong-va-chat_752.html

3. LuatMinhKhue.vn. Phép biện chứng – phân tích quy luật lượng và chất, sự vận
dụng quy luật vào trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên
[Internet]. Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Available at:
https://luatminhkhue.vn/phep-bien-chung-–-phan-tich-quy-luat-luong-va-chat-su-
van-dung-quy-luat-vao-trong-qua-trinh-hoc-tap-va-ren-luyen-cua-hoc-sinh-sinh-
vien.aspx

16
4. m.dvtdt.edu.vn/default.aspx?
portalid=khoagddc&selectpageid=page.256&n_g_manager=897&newsdetail=4178
[Internet]. Available at: http://m.dvtdt.edu.vn/default.aspx?
portalid=khoagddc&selectpageid=page.256&n_g_manager=897&newsdetail=4178

5. Acomm(http://www.acomm.com.vn) C 2019. Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang


tính tất yếu | Tạp chí Tuyên giáo [Internet]. Available at: https://tuyengiao.vn/bao-
ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/doi-moi-la-cong-cuoc-sang-tao-mang-tinh-tat-yeu-
134439

17

You might also like