Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

KINH NGHIỆM THI BSNT YDS 2019

Anh chị năm nay may mắn đậu bsnt yds nên có một số kinh nghiệm muốn ghi lại cho các em có
định hướng học tập tốt hơn. Hướng đi đúng là 1 phần quan trọng trên con đường đậu bsnt yds,
nhưng quan trọng nhất là sự nỗ lực, chăm chỉ của bản thân các em. Dưới đây là kinh nghiệm
cá nhân anh chị, các em có thể áp dụng linh hoạt, tùy hoàn cảnh mỗi người nhé.

PHÂN CHIA THỜI GIAN HỌC TẬP

Như các em đã biết, một khi quyết định chuyển sang YDS thi, các em phải chấp nhận học lại từ
đầu, và phải quên đi rất nhiều kiến thức bên PNT trong đầu các em, vì khác quan điểm với
YDS. Như vậy, xuất phát điểm của các em đã thua rất xa so với các bạn cùng khóa bên YDS,
bởi các bạn YDS đã quen với phong cách học của các thầy cô ra đề nội trú, cộng thêm đã và
sẽ trải qua các kỳ thi khốc liệt bên YDS như các kỳ thi qua môn, và đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp.
Nên lợi thế "sân nhà" là lợi thế cực kỳ to lớn của các bạn YDS, và cũng là bất lợi lớn nhất đối
với PNT. Bởi lẽ chúng ta xuất phát điểm đã thua người ta, mà trong quá trình học Y6, các em
vừa phải tranh thủ học Nội Nhi bên YDS, vừa phải học nội nhi lý thuyết lẫn lâm sàng trường
mình, dẫn đến rất dễ bị xáo trộn kiến thức. Cộng thêm đó, sau mỗi kỳ thi lý thuyết, osce, các em
sẽ trải qua cảm giác quên sạch những gì đã học từ bài giảng bên YDS, nhưng đó là bình
thường, không sao đâu :)).

Nếu vậy thì PNT có lợi thế gì không? Có, 2 lợi thế cực lớn giúp chung ta cạnh tranh với YDS: 1/
Các kỳ thi lý thuyết + osce của PNT thực sự dễ đậu hơn rất nhiều so với các kỳ thi bên YDS,
nhất là kỳ thi Tốt nghiệp, gần như PNT ko ai rớt, trong khi thi tốt nghiệp bên YDS là kỳ thi kinh
hoàng, đánh rớt rất nhiều sinh viên, trong đó có những sv rất giỏi nhưng bị sẩy chân; 2/ Lợi thế
còn lại là PNT thi tốt nghiệp xong trước YDS cỡ 2 tuần, 2 tuần rảnh hoàn toàn không vướng
bận gì đó chính là thời gian vàng để các em bứt tốc.

Vậy thì các em nên chia thời gian như thế nào để học, đây là kinh nghiệm cá nhân của anh chị,
dựa trên điểm TB của anh chị đủ dư mức 7,0 để ko sợ bị kéo điểm. Trong năm học, các em
tranh thủ học + nghe ghi âm các bài lý thuyết bên YDS mới nhất, nếu đc thì tranh thủ nghe
cùng lúc với môn lâm sàng đó, vd đi ls nội thì học nội YDS, đi ls nhi thì học nhi YDS, còn ls
ngoại sản thì tùy các em thích học môn nào thì học. Nhớ là không được chủ quan với các kỳ thi
nhé, dù nó dễ hơn YDS, nhưng ko có nghĩa là nó dễ, đặc biệt lưu ý OSCE Nội và Sản.

Đến lúc thi tốt nghiệp, thì tùy khả năng của em, có thể bớt thời gian ôn tốt nghiệp lại để tranh
thủ ôn lại các bài YDS.

NỘI KHOA

Đây là môn cực dài, nhưng không khó, quan trọng là trí nhớ siêu phàm, không đòi hỏi tư duy
lâm sàng hay suy luận gì quá nhiều.

 Cô Hoa: Tăng huyết áp, Suy tim. Học kỹ từng chữ trong slide, kể cả những con số, đặc
biệt cô rất thích hỏi về các nghiên cứu, liều các thuốc trong nghiên cứu, hiệu quả của
các thuốc,... Năm anh chị bài cô ít hơn mọi năm nên cũng đỡ, nghe bảo năm học tụi em
là cô nghỉ hưu rồi, dù vẫn dạy lý thuyết. Anh chị ấn tượng 2 câu của cô là Tỷ lệ biết bị
bệnh THA năm 2012, và 1 câu chọn đáp án đúng, trong đó có 1 câu có nghiên cứu
HOPE liên quan cái gì, câu đó sai, nên câu đúng là 1 câu khác, về liều thuốc. Các em
nên học kỹ để lỡ ko biết đáp án đúng thì cũng loại trừ được những đáp án khác.

 Cô Dung: Xơ gan, Viêm loét dạ dày tá tràng, Bệnh lý đại tràng. Bài cô Dung thì hay,
nhưng siêu dài, chắc gấp đôi bài bình thường, mà bài cô viết cũng hơi khó hiểu, nhất là
bài Xơ gan. Các em nếu muốn hiểu những bài cô Dung thì phải nghe kỹ ghi âm, kết hợp
với đi lâm sàng vận dụng. Năm anh chị slide bài Xơ gan hk2 và hk1 khác nhau, nên xém
học sai nguồn. Đề năm anh chị thì bài cô hỏi 1 số câu như:

Tính điểm Child-Pugh ở 1 BN, lưu ý dấu bằng chỗ nào nha, vì đề ra albumin ngay ngưỡng 2,8

BN đang điều trị bệnh hen, dạo này xuất hiện khò khè, có triệu chứng của trào ngược, đặc biệt
trào ngược xuất hiện nhiều về đêm, nên tiến hành điều trị gì. Anh chị nghĩ là cho antiH2 vì có có
hiệu quả về đêm.

BN bị viêm loét đại tràng (UC), nên ăn trái cây như thế nào => không nên ăn tươi, cần luộc,
hầm,...

 Thầy Vũ: Hen, COPD. Bài thầy thì hiểu kỹ các Step điều trị hen, khởi trị thế nào, khi nào
giảm liều, tái khám sau bao lâu, tiêu chuẩn điều trị dự phòng là gì, các tiểu chuẩn của
Nguy cơ đợt cấp hen, Nguy cơ tác dụng phụ của cor,... COPD thì học kỹ phân độ, điều
trị các nhóm ABCD, các loại thuốc, chỉ định, tác dụng phụ,...

 Thầy Ngọc: viêm phổi. Học kỹ phân độ, và kháng sinh điều trị gì. Ấn tượng với 2 câu bài
này là câu nồng độ trũng vancomycin năm nào đề Y6 cũng có :)) và 1 câu thuốc điều trị
con P.Aruginosa kháng thuốc => Colistin+meropenem. Nhưng nghe nói năm nay thầy
Vũ dạy bài viêm phổi thế thầy Ngọc rồi, nên các em kiếm ghi âm và slide mới học theo
nha.

 Cô Thanh Hương: Hẹp van 2 lá. Năm nay bài nay ra khá nhiều. Đặc điểm nào sau đây
có ở hẹp van 2 lá nặng: a/rù tâm trương b/ cái gì đó sai lắm nên dễ loại c/clac mở van
(hay click tâm trương gì đó) d/a và c đúng=> câu này chọn A vì hẹp nặng thì C ko còn
nữa. Những câu khác thì liên quan đến vận dụng tiêu chuẩn của hẹp 2 lá để hướng đến
lựa chọn biện pháp điều trị nào, các tiêu chuẩn mới của hẹp 2 lá nặng.

 Cô Bích Hương: để cô ra khó, tình huống dài, phải hiểu kỹ từng lời cô trong ghi âm +
làm thêm các câu tn về khi nào độ lọc cầu thận giảm đến mức phải chạy thận,... Năm
nay ít bài cô.

 Cô Linh: Hội chứng thận hư và Tổn thương thận cấp. Bài cô Linh thì không hỏi tư duy
phức tạp gì, mà quan trọng là học kỹ từng chữ, chỗ nào cô cũng hỏi đc.

 Cô Thảo: cũng dạy bài Tổn thương thận cấp, năm Y13 thì cô dạy thay cô Linh, nhưng
cảm giác đề nội trú vẫn theo slide cô Linh, các em học cả 2 cho chắc.
Lúc thi các bạn YDS có mail cô Hương để hỏi học gì cho phần thận, cô trl là : học bài cô Linh,
cô Hương, và slide mới nhất =)).

 Cô Trang: Bệnh mạch vành mạn. Học theo slide và ghi âm, bài cô dạy rất kỹ, mà cô còn
dặn phải học thêm bài trong SGK của thầy Nhân nữa nha.

 Thầy Tuấn Anh: bài Phù phổi cấp. Học như slide, năm nay hỏi dễ, như liều khởi đầu của
nitrate NDL.

 Bài Nhiễm trùng huyết: học theo slide Y4 và ghi âm Y4, nhớ thuộc kỹ thang điểm GCS,
SOFA, qSOFA. Đề còn hỏi thêm 1 số cơ chế của PPC nữa, nghe một số người nói là có
ghi trong harrison, anh chị thì ko đọc tới nên lụi theo kinh nghiệm.

 Thầy Đức: Viêm tụy cấp, Xuất huyết tiêu hóa. Học kỹ lời thầy, anh chị nhớ năm nay thầy
chỉ ra theo lời thầy và slide Y6, nên bám sát đó là đc.

 Thầy Bình: bài HC vành cấp. Ra dễ, như lời thầy dặn mấy phần thầy nhấn mạnh. Có
một số slide tiếng anh, năm nay ko có ra mấy phần đó, nhưng năm trước có 1 câu khá
gài là hỏi về GOAL của PCI, có 1 slide tiếng anh ghi GOAL là 30' nha :))))

Tóm lại, Nội khoa là môn học thách thức trí nhớ, và sự quyết tâm của sinh viên. Các em đừng
nên bỏ qua các chi tiết dù là nhỏ nhất, vì thầy cô có thể hỏi bất kỳ chỗ nào.

MÔN CƠ SỞ

Môn này dễ lấy điểm cao nhất trong các môn, kinh nghiệm là nên học bám sát với lớp ôn, ko
nên lo lắng học dư quá nhiều. Các em nên học trước khi có lớp ôn, rồi khi học lớp ôn vừa nghe
giảng vừa ôn lại kiến thức sẽ dễ nhớ hơn. Thời gian phân bố khoảng 2 tuần cho 4 môn ( GP,
SL, HS, HSLS, DT) sẽ vừa đủ để em học bài và đánh đề. A/c sẽ gửi các em clip bài giảng +
slide lớp ôn thầy cô gửi, các em học y chang vậy là được, nhấn mạnh lại đừng học hơn =)),
phần nào thấy thầy cô nói bỏ qua hay k giảng nhiều em cứ mạnh dạn bỏ qua ( lúc đầu còn time
tụi c cũng trâu bò lắm ngồi học hết, rồi đến gần thi kiến thức quá nhiều cũng phải bỏ thôi,
nhưng đúng là phần thầy cô k nhấn mạnh thì k cho ra).

- Giải phẫu: năm a/c có thầy Vũ và thầy Vĩnh dạy

+ Thầy Vĩnh dạy tim, phổi, trung thất: học theo slide thầy, c nhớ khi giảng thầy dặn học
nhìu thứ như cuối cùng thầy Vũ mới là trùm cuối chốt môn này em học gì =))

Thầy Vũ có dặn tim: học hình thể ngoài + đọc thêm mạch vành trong sách mới ( nhưng
k cho mạch vành), phổi cũng học hình thể ngoài ( chia phân thùy có 1 câu này), rốn phổi
có thành phần nào, khác biệt 2 bên, trung thất học cách phân chia trung thất và các
thành phần đi trong trung thất sau.

+ Thầy Vũ: all các bài còn lại, ng giải đáp mọi thắc mắc, thầy rất dễ thương, khi giảng
nhấn vào trọng tâm, cho thi cái gì, rõ ràng, mỗi tội thầy ko cho slide đại trà, a/c phải lên
xin sau giờ học , thầy chỉ gửi bài cho ai mail cho thầy, nhưng link thầy gửi cho c cũng bị
lỗi =)), a Vũ có ghi chép lại slide thầy + lời thầy nói rất đầy đủ, c nghĩ mấy e học theo cái
a ghi thì cũng gần tối đa điểm giải phẫu rồi.

+ Đề: các em đánh trong cuốn trắc nghiệm của bộ môn là đủ , giống nhiều câu trong đề.
( đáp án trong sách tn k phải của bộ môn mà là Đông Bắc tự tổng hợp, đừng coi là tiêu
chuẩn vàng nha). Nên đánh trước khi học để còn lên thắc mắc với thầy Vũ, thầy sẽ giải
đáp cho e.

- Sinh lý:

+ Học theo slide thầy cô, đánh trắc nghiệm sau mỗi bài + cuốn trác nghiệm sly mới nhất
của bộ môn ( đáp án này cũng là của Đông Băc nha)- đề ra giống tn sách nhiều nên
mấy e nhớ phai đánh đề.

+ Chị Thảo: sinh lý hồng cầu, hệ tk tự chủ: dễ, hồng cầu thì chú ý mấy cái chị Thảo
nhấn như tac dụng của đĩa lõm 2 mặt, rồi cơ quan tạo máu theo từng giai đoạn, hâp thu
Fe, vtmB12 ở đâu, dự trữ ở đâu, hệ TK tự chủ học kĩ trung khu GC, DGC, bảng so sánh
tác động của GC, ĐGC, k cần học mấy cái hạch( do năm c , c Thảo nói phải về đọc
thêm sách, mà trong sách có mấy phần khác slide nên phần đó c học thuộc trong cuốn
tn phòng trường hợp ra thi, nhưng đi thi cũng k ra )

+ Tim mạch+ ruột non: ra giống chị Thư dạy + trắc nghiệm

+ Thận + nội tiết : giống slide, trắc nghiệm phần nội tiết sẽ bao gồm all những bài khác
như tuyến giáp, tuyến yên… em k cần làm hết , chỉ cần làm phần đại cương là được.

+ Năm c phần hô hấp chỉ có một bài vân chuyển khí trong máu nhưng đi thi lại thêm
mấy câu của trao đổi khí tại phổi, nhung em chịu khó suy luận cũng làm được.

- Hóa sinh- HSLS:

+ năm c có cái mới là thêm 6 bài của hóa sinh, chỉ còn 2 bài của HSLS.

+ HS: slide thầy Niên + trắc nghiệm hóa sinh của bộ môn

 CH năng lượng: học thuộc lòng các phản ứng của CT kreb, sản phẩm tạo
ra là gì,số ATP tạo ra, tạo ra các sp đó ở các phản ứng nào, năm c có
câu phản ứng oxh chiếm bn % trong CT kreb, chuỗi vận chuyển điện tử e
cần nắm kết quả mỗi phức hợp bơm dc bn H+ ra ngoài, cau trúc bơm
ATP-synthetase và cách nó hoạt động, tỉ số P/O.

 CH glucid: chu trình HDP va HMP, sp của mỗi chu trình, HDP thì e phải
học thuộc các phản ứng, HMP chú ý sp tạo ra là dc, vị trí xảy ra HDP,
HMP, số ATP tạo ra, tân tạo glucose k cần học kĩ lắm, nhớ cơ k có
enzyme G6Pase nên k phân giai glycogen => glucose dc.
 CH lipid: học cái bảng hấp thu lipid qúa trình B-oxh a.beo, tạo ceton- tại
sao gan tổng hợp ceton mà ko use dc, TH a.béo chỉ cần học các chất
tham gia tổng hop, phức hợp multipr chỉ học số lượng, k học cụ thể từng
chất,( gốc SH ngoại vi và trung tâm ở số mấy , và 2 gốc đó gắn vs
acylcoA hay malonylcoA), tổng hợp cholesterol ( nhớ có mấy giai đoạn,
sp của từng giai đoạn, chất nào tham gia điều hòa- ứng dụng trong thuốc
statin ), mấy cái lipoprotein về tỉ trọng, thành phần.

 CH Hb: bài này dễ, gen mã hóa chuỗi globin nằm trên NST nào, tổng hop
Hb k cần học từng phản ứng, học phản ứng nào ngoài bào tương, pu nào
trong ti thể, thoái hóa Hb chú ý % Urobilinogen dc tái hấp thu thầy sửa lại
la 50%, còn lại mấy cái biện luận nguyên nhân vàng da mấy e đọc là
hiểu.

 CH protid: qt chuyển amin, khử amin, tại sao phải chuyển amin, chu trình
ure, pb suy gan la tăng NH3, suy thận là tang ure,sp thoái hóa khung
carbon ( histidin => histamin gây dãn mạch, glutamate -> GABA), chuyển
hóa của mot số a.a đặc biệt: bệnh akapto niệu, phenylketonuria, bảng aa
cần thiết có dặn học nhưng đi thi k cho câu này.

 CH a.Nu: học cấu tạo nên a.nu, thoái hóa purin thì học cả quá trình, thoái
hóa pyrimidine chỉ cần học sản phẩm, tổng hop purin va pyrimidine,điều
hòa 2 quá trình tổng hợp, nguồn gôc của C,N của purine, pyri, chất nào
tham gia cấu tạo cho cả 2.

+ HSLS: slide cô Sương ( năm c cô Suong dạy cả 2 bài gan mật và thận) + sách HSLS
mới nhất của thầy Trường ( bài cô Sương dạy cũng giống sách, nên e học sách + đánh
tn sau mỗi bài) + bộ đề HSLS Đông Bắc , khi mua đề nhớ xem kĩ vì trùng nhau nhìu lắm,
coi chừng bị mua lố giống a/c.

Chú ý bài thận các e nhớ đọc thêm phần đại cương trong slide Y4 cô dạy trên trường vì
cô cho ra mấy câu trong đó mà slide lớp ôn không có.

Ưu điểm: cô không hỏi con số, năm nay bài cô ra ít nên c cũng k đọng lại được nhiều

- Di truyền: Môn này chỉ cần học slide lớp ôn, ko cần đọc thêm sach hay đánh đề trắc
nghiệm khác ngoài đề nội trú

+ a.Vuong: di truyền ung thư và tham vấn di truyền: tham vấn di truyền dễ nhất e chỉ cần
học 2 slide trong bài là phân yếu tố nguy cơ và cách tham vấn theo yêu tố nguy cơ. Di
truyền ung thư khó hơn, phải hiểu gen sinh ung và gen ức chế u, các gen ung thư thuộc
nhóm nào (sinh ung hay ức chế u), năm ac a Vuong thích phần gen tert và MicroRNA
nên học là trúng dc 2 câu đó, tóm lai bài này e chiu khó nghe clip trước, hiểu vấn đề ,
học ko quá khó.

+ Thầy Hoàng: bệnh nhiễm sắc thể và các kỳ thuật chẩn đoán di truyền: thuộc slide thôi,
k khó
+ C.Loan: bệnh di truyền đơn gen: đề sẽ cho em phả hệ, yêu cầu em tính xác suất bị
bệnh hay mang gen bệnh, học các bệnh trong nhóm ( bệnh nào thuộc trội thường, lặn,
thường, trội X, lặn X…) đi thi có ra 1-2 câu, ngoài ra đề năm chị có câu nhóm máu liên
quan vs tình huống ko ai bik làm- tóm lại là k hiểu đề =)), ngoài ra năm c thì c Loan dặn
học các bệnh trong Thompson =)), chị mô tả tình huống LS mình cđ là bệnh gì, nhưng k
ai học vì k rảnh =)), cuối cùng cũng k ra thi.

NHI KHOA

- Suy tim: học suy tim cô Lan Anh, Suy tim cô Phúc , suy tim trong file BDLS, các em có
thể học sơ để bik về các bệnh tim bẩm sinh , khi học bài em có thể link các vấn đề với
nhau rất hay, tuy nhien đề thi lại ko như v =)), học quá trời đi thi vẫn ko bik làm =)).

Đây là sub bài Suy tim của lớp BDLS cô Phúc dạy:

https://drive.google.com/open?id=1RhkE9mdZ75TbOk7tYOQOO9-cT21VjNcj

- Khò khè: học tiếp cận khò khè của cô Hồng trong flie BDLS, học thêm các bài trong
nhóm khò khè : viêm phổi ( a Tín Y4, cô Diễm Y6), viêm tiểu PQ ( cô hồng Y4), Hen ( cô
Diễm), chú ý bài này cô Hồng ra, em nên đọc thêm phác đồ điều trị NĐ2 để hiểu ý của
cô Hồng.

Sub file BDLS bài Khò khè: https://drive.google.com/open?


id=1ZLyb4BRaap9wapA8bl8YHb1dxd3Mkvie

- HC thận hư: học (slide+ ghi âm) Y4 của chị Uyên + điều trị Y6 của thầy Trụ + file word
mới nhất do c Uyên và thầy Trụ viết luôn. Bài này không khó.

- HC thiếu máu: năm ac mới đổi sang HC thiếu máu nên c cũng k có tài liệu nhiều, c học
slide+ ghi âm TMTFe của c Mai Lan, đọc thêm các bài thiếu máu trong sách bộ môn,
bao gồm thiếu máu do dinh dưỡng và thiếu máu tán huyêt, em có thể tham khảo thêm
trong file lâm sàng nhi bài soạn Thalasemia của ac Mai-Thông. Đi thi đề mỗi câu là một
THLS mô tả bé trai/gái, độ tuổi, thiếu máu, khám gan lách ntn, cho tình trạng dinh duong
( như uống sữa sai) rồi kêu em chẩn đoán, đòi hỏi em phải hiểu bài, chủ yếu muốn em
phân biệt một đưa TMTfe vs thalas.

- Co giật: sgk bộ môn + một file word huyền bí tụi c phát hiện ra sau khi thi xong =)), ngoài
ra anh Đỗ Huy nói mấy câu dịch tễ trong đề nằm trong Nelson, nên em có time thì đọc
thêm nha.

File word huyền bí đó: https://drive.google.com/open?


id=1I5PhG43prCOkurM5HuXOIi8l4BUqwpTq

- Tay chân miệng: slide + ghi âm (a.Nghĩa- cô Diệp), năm c a Nghĩa ra đề, y chang những
gì a dạy trên lớp, không khó, láy trọn điểm rất dễ, nếu e đánh đề các năm trước sẽ khá
hoang mang do cô Diệp dạy, cô cho những tình huống theo những gì cô nói trên giảng
đường, nên a/c cũng sẽ gửi phần sub TCM cô Diệp cho các e tham khảo, nếu e muốn
học thêm =)).
Sub bài TCM cô Diệp (tham khảo là chính nha mấy em, vì đề từ 2018 trở về trước thì ra
y chang cô Diệp dạy. khó dã man, còn đề 2019 ra theo anh Nghĩa, khá dễ):
https://drive.google.com/open?id=15FlUDSzTktdAHHbsSy-1gOtnHrypgAtk

- Nhiễm trùng sơ sinh: bài này là bài dễ để mấy em kiếm điểm, sau khi làm xong mấy
phần tim mạch hay hô hấp quá khủng khiếp. Các em bám sát slide của chị Dương, đề
ra sát chị dạy, nhớ nghe kỹ cách chị giải thích mấy tình huống lâm sàng để hiểu rõ.
Không cần học kỹ SGK vì sách cũ rồi, nhiều cái khác chị Dương dạy lắm, nhưng cũng
nên đọc qua cho biết.

- Rối loạn dinh dưỡng ( năm nay thầy Vinh báo chỉ ra bài SDD): lúc gần thi thầy có mail
có các bạn bên YDS kêu dặn học SGK và Nelson. SGK đọc bài này là khủng khiếp rồi,
nên anh chị cũng không đọc nổi Nelson, ai ngờ năm nay thầy chơi lớn thiệt, ra toàn
trong Nelson, nên phần này làm khá là nát, vui nhất là 1 combo câu thày quăng 1 cái
bảng tiếng anh ra, đại loại là tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân ở trẻ em dưới 5 tuổi,
trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là cái Wasting với cái Stunning, anh chị
lúc đó quên mất cái nào là gầy còm, cái nào là thấp còi, mà câu hỏi nó hỏi nguyên nhân
gây tử vong nhiều nhất hay sao đó, mà đáp án lại ghi theo tiếng Việt, nên lụi hên xui. Về
coi lại thì Wasting là gầy còm, còn Stunning là thấp còi :)).

Nhìn thì nhiều vậy đó nhưng các em cũng có nhiều thời gian để học nếu biết cách tiết kiệm thời
gian hợp lý. Con đường chắc chắn rất cực khổ, đích đến không phải ai cũng đạt được, nhưng
quá trình rèn luyện để thi nội trú sẽ là những trải nghiệm quý giá chỉ xuất hiện 1 lần trong đời.
Dám thi nội trú đã là thành công với bản thân mỗi người. Chúc các em may mắn.

You might also like