Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Dân gian : là danh từ


 Dân: ở đây là dân tộc
 Gian: là rộng rãi
- Dân gian là từ diễn tả cái gì, thứ gì hay tài sản thuộc về nhân dân, cộng đồng
được sáng tạo ra và lưu truyền rộng rãi trong tầng lớp nhân dân từ đời này
đến đời khác.
- Vậy nên khi nói đến truyện hay câu nói trong dân gian thì điều đó biểu thị
cho sự lưu truyền, giữ gìn và truyền lại cho tới hôm nay.

(Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam https://vi.wiktionary.org/wiki/d%C3%A2n_gian#Ti


%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t + từ điển dân gian Việt Nam https://www.xn--t-in-
1ua7276b5ha.com/d%C3%A2n%20gian)

2. Kiêng
- Là một động từ: tự ngăn cấm bản thân mình, hay là sự dè chừng, cảnh giác
của mọi người trong cộng đồng đối với những sự vật, hiện tượng diễn ra
trong cuộc sống. (nói một cách khái quát tránh làm điều gì đó, thường thì nói
về phong tục, tín ngưỡng hoặc điều mê tín.)
 Tránh ăn uống, hút xách hoặc làm những việc, những thứ có hại đến
cơ thể.
VD: +) Kiêng uống rượu vì sẽ gây hại cho sức khoẻ
+) Bị bệnh sởi phải kiêng gió, kiêng nước
 Tránh làm gì phạm đến điều linh thiêng, trái gở, theo mê tín hoặc theo
tôn giáo, tín ngưỡng.
VD: +) Kiêng dùng các đồ đạc lấy được trong đền chùa
+) Kiêng quét nhà sáng mùng 1 Tết
 Né tránh vì nể sợ.
VD: +) Nó có kiêng ai đâu (kiêng nể)(mang ý nghĩa phủ định)

(Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam


https://vi.wiktionary.org/wiki/ki%C3%AAng#Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t)

3. Kỵ
- Là một động từ mang ý nghĩa tương tự với kiêng nhưng với mức độ mạnh
hơn, không nên hoặc không được phép như vậy.(vì sẽ đem lại một kết quả
xấu, không mấy tích cực).
- Kỵ mang một ý nghĩa ngăn cấm mạnh mẽ (thường là những phát ngôn và
hành vi) dựa trên những nhận thức văn hoá cho rằng điều đó là ghê tởm,
nguy hiểm hoặc có thể là quá thiêng liêng để người trần có thể làm.
- Biểu thị ý nghĩa về những yếu tố hoàn toàn không hợp nhau, đến mức không
thể cùng tồn tại, cái này tiếp xúc với cái kia thì tất sẽ gây ra tác hại.
- Một ý nghĩa khác là tránh không nói đến hoặc không làm gì phạm đến, vì
cho là linh thiêng, theo tôn giáo, tín ngưỡng.
VD: +) Xăng kỵ lửa
+) Bột sắn dây kỵ với mật ong (nếu muốn gặp các cụ sớm thì thử
xem)
+) Kỵ gọi tên cúng cơm người khác

4. Kiêng kỵ
- Nghĩa: như một tập tục cấm nói hoặc cấm làm một điều gì đó để tránh mang
lại những điều không tốt, những tai ách, vận hạn.
- Phạm vi kiêng kỵ rất rộng, bao gồm hầu hết các lĩnh vực của đời sống con
người. Sự kiêng kỵ không loại trừ giới tính, tuổi tác, đẳng cấp, giai cấp tầng
lớp trong xã hội
- Càng lùi về các thời đại xa xưa, sự kiêng kỵ càng nặng nề. người ta tin rằng
nếu không kiêng kỵ thì sẽ nguy hại đến cuộc sống, sức khoẻ, sự làm ăn,
hạnh phúc, thậm chí sự tồn vong không chỉ một người, một gia đình, mà có
khi cả dòng họ, bản làng.
- Một phần kiêng kỵ là do mê tín dị đoan. Cùng với sự phát triển của khoa học
cùng với sự nâng cao dân trí, phạm vi kiêng kị ngày càng bị thu hẹp. Tuy
nhiên, hiện nay ở Việt Nam cũng như ở nhiều dân tộc trên thế giới, kiêng kỵ
chưa phải đã chấm dứt, nhất là ở các vùng như nông thôn, miền núi.
5. Kiêng kỵ dân gian
- Là những điều được lưu truyền từ ngày xưa tới bây giờ với ý nghĩa không
nên làm hoặc theo một ý nghĩa mạnh hơn như là cấm kỵ ở trong cuộc sống
hàng ngày xung quanh chúng ta.
- Và chúng ta cần nên tránh, hoặc không được làm những điều vốn được cho
là “kiêng kỵ” đó, nếu không theo quan niệm dân gian, sẽ mang lại những
điềm xui, không may mắn cho bản thân, gia đình,…Một phần khiến cho
“tâm” của chúng ta không được an bình, có thể cảm thấy bất an hay lo sợ.
- Chúng ta thường được nghe các cụ hay nói:
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”
 Các cụ nói không sai đâu (vì các cụ đã từng trải qua nên mới rút ra được
những kinh nghiệm “xương máu” như vậy để truyền lại cho chúng ta
đấy).
 “ Tâm linh không đùa được đâu !!!”.
 “ Cái gì có thể tránh được thì nên tránh : )) ”.
[Còn nếu muốn gặp các cụ sớm thì tuỳ : )) ]

You might also like