QUANTRIRUIROTAICHINH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN


KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
--------

TIỂU LUẬN MÔN:

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI


DOANH NGHIỆP
Tên nhóm lớp: 01 Thời gian học: Thứ 4, tiết 3-5
Nhóm số : 15
Thành viên:
1. Nguyễn Thu Thảo 5. Lê Trọng Việt
2. Nguyễn Thị Kim Thanh 6. Nguyễn Trí Tín
3. Nguyễn Thị Thuỳ Trang 7. Trần Quang Vũ
4. Ngô Việt Ngọc Bích 8. Trần Nguyễn Quốc Tuấn

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022


BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP THỰC HIỆN BÀI
TIỂU LUẬN
Tên bài tiểu luận: QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Tên nhóm lớp: 01
Nhóm số: 15
Nhóm trưởng: Nguyễn Thu Thảo
STT Họ và tên MSSV Những nội dung đóng góp
1 Nguyễn Thu Thảo 3119420424 Tìm kiếm nội dung chương 2
2 Ngô Việt Ngọc Bích 3119420025 Tìm kiếm nội dung chương 2
3 Trần Quang Vũ 3119420596 Tìm kiếm nội dung chương 2
4 Nguyễn Trí Tín 3119420503 Tìm kiếm nội dung chương 1 và 3
Tổng kết lại toàn bộ nội dung của
5 Nguyễn Thị Kim Thanh 3119420408
bài tiểu luận
Lên kịch bản thuyết trình cho bài
6 Nguyễn Thị Thuỳ Trang 3119420517
tiểu luận
7 Trần Nguyễn Quốc Tuấn 3119420561 Làm PowerPoint cho bài tiểu luận
8 Lê Trọng Việt 3119420593 Làm PowerPoint cho bài tiểu luận
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ 1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ..................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3
Chương 1: Tổng quan về rủi ro tỷ giá .................................................................................. 4
1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá. ................................................................................................4
1.2. Phân loại rủi ro tỷ giá ..................................................................................................4
1.3. Nguyên nhân rủi ro tỷ giá ........................................................................................... 4
1.4. Tác động của rủi ro tỷ giá ........................................................................................... 5
1.5. Nhận diện rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp. ........................................................... 5
1.5.1. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu ....................................................................... 6
1.5.2. Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ..........................................6
1.5.3. Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) ...........................................6
1.5.4. Đối với tín dụng quốc tế ....................................................................................... 7
Chương 2: Thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp XNK tại Việt Nam ..... 8
2.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam ...................... 8
2.2. Thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam .......... 11
Chương 3: Các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá ................................................. 13
3.1. Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá .........................................................................14
3.2. Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán ...............................................................................14
3.3. Sử dụng hợp đồng xuất khẩu song hành .................................................................. 14
3.4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá ..........................................................................15
3.5. Sử dụng thị trường tiền tệ ......................................................................................... 15
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 18
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 TGHĐ Tỷ giá hối đoái
2 DN Doanh nghiệp
3 XNK Xuất nhập khẩu
4 TTCK Thị trường chứng khoán
5 EU Liên minh châu Âu
6 FED Cục Dự trữ Liên bang

1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
1. Hình 1: Xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022................................................... 8
2. Hình 2: Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022......................................9
3. Hình 3: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022 phân theo nhóm hàng.......... 9
4. Hình 4: Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2022...................................10
5. Hình 5: Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2022 phân theo nhóm hàng....... 10
6. Hình 6: Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 7 tháng năm 2022..................11

2
LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới rơi
vào lao đao, và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của rất nhiều công cụ phòng
chống rủi ro ngoại hối. Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến động nhiều hơn kể
từ sau sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu thập niên 1970 đã kéo nhiều
công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là các công ty của Mỹ và Nhật vào những rắc rối về tỷ
giá trong các thập niên 1980 và 1990. Những biến động bất lợi của tỷ giá có thể tạo ra
nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty khiến cho doanh thu lẫn lợi
nhuận giảm thấp.
Tại Việt Nam, tỷ giá USD/VND cũng có nhiều giai đoạn biến động rất bất thường
gây tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Tiểu luận tập trung làm rõ
về mặt lý thuyết và thực tiễn những tác động rủi ro tỷ giá đến các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu và đề xuất một số biện pháp nhằm giảm những rủi ro này.

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ
1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi phí
bằng ngoại tệ trong tương lai do sự biến động của TGHĐ. Sự biến động của tỷ giá có thể
tạo ra những rủi ro rất lớn đối với DN khi tỷ giá biến động ngược chiều với mong đợi
nhưng lại có thể mang lại một khoản lợi nhuận bất thường nếu như tỷ giá biến động thuận
chiều cho DN. Như vậy, sự biến động của tỷ giá có thể gây ra tác động hai mặt: tích cực
và tiêu cực cho DN. Do đó, vấn đề đặt ra là DN phải đối phó trước sự biến động tiêu cực
của tỷ giá như thế nào ?
1.2. Phân loại rủi ro tỷ giá
Rủi ro tài chính: giá trị của tài sản ngoại tệ nắm giữ so với các tải sản tính bằng đồng
tiền hiệu lực của người giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữa ngoại tệ và đồng tiền hiệu lực thay
đổi.
Rủi ro chuyển đổi: rủi ro chuyển đổi đặc trưng phát sinh khi chuyển đổi các bản báo
cáo tài chính từ đồng tiền hiệu lực sang những đồng tiền khác cho mục đích thông tin hay
so sánh. Bảng cân đối kế toán thể hiện giá trị sổ sách của tài sản, nguồn vốn và các cổ
phần ở cuối giai đọan báo cáo. Tỷ giá hối đoái mà các đồng tiền được mua bán ở cuối
giai đọan báo cáo (tỷ giá giao ngay) thường không phải là tỷ giá có hiệu lực khi các tài
khoản được ghi nhận.
Rủi ro giao dịch : rủi ro giao dịch phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán hàng
hóa với một ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định, nhưng thực sự thanh toán hay
nhận thanh tóan vào một ngày sau đó. Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa,
giá của thương vụ bán hoặc mua bằng đồng tiền hiệu lực sẽ thay đổi. Rủi ro giao dịch
phát sinh khi một DN đồng ý mua hoặc bán ở một giá ngọai tệ nhất định.
Rủi ro kinh tế : rủi ro kinh tế phát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi
sức cạnh tranh của một DN. Rủi ro này thường xảy ra khi DN có doanh thu bằng một
đồng tiền và gánh chịu chi phí bằng một đồng tiền khác. Nhưng thậm chí rủi ro kinh tế
cũng có thể phát sinh khi DN họat động chỉ với một đồng tiền
1.3. Nguyên nhân rủi ro tỷ giá
Một nguyên nhân hàng đầu là do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối dồi dào, hơn
nữa USD mất giá so với EURO, và một số đồng tiền khác, lãi suất USD duy trì khá thấp
so với lãi suất của VNĐ dẫn đến nhu cầu USD không tăng. Những biến động này đã gây

4
ra rất nhiều rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Rủi ro ở đây phụ thuộc vào
trạng thái ngoại tệ mà ngân hàng đang duy trì. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự thay đổi
mặt bằng lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá giữa VND và USD. Kiến thức về
nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch và rủi ro yếu kém cũng là một lý do dẫn
đến rủi ro tỷ giá. Hiện nay ở Việt Nam có tham gia các nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu
như chỉ lưu tâm đến việc duy trì trạng thái thanh toán, đảm bảo đủ thanh toán cho đơn
hàng.
1.4. Tác động của rủi ro tỷ giá
Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Rủi ro tỷ giá làm ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp so với các đối thủ ở yếu tố "giá cuả sản phẩm"
trên thị trường. Nếu doanh nghiệp chịu sự tác động cuả rủi ro tỷ giá dẫn đến tổn thất
ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm để trang trãi tổn thất.
Do đó giá sản phẩm cuả DN sẽ không hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng
cạnh tranh cuả DN sẽ bị giảm sút.
Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính cuả DN: Rủi ro tỷ giá tác động đến việc
hoạch định tài chính cuả doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư dài hạn chịu sự biến động
cuả tỷ giá. Lĩnh vực về xuất nhập khẩu là lĩnh vực rất nhạy cảm với sự thay đổicủa tỷ giá,
chỉ cần bất kỳ một biến động dù lớn hay nhỏ, cũng có những tác động nhất định đến các
DN XNK. Tác động đó có thể là tác động tích cực, nhưng cũng có thể lại là một tác động
tiêu cực. Khi biến động tỷ giá trở thànhmột tác động tiêu cực, điều này trở thành một sự
trở ngại đáng kể với DN XNK, các khoản thu hay chi bằng ngoại tệ của DN đều bị ảnh
hưởng. Do đó, năng lực tài chính của DN cũng do đó mà bị ảnh hưởng.
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia
(multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa
dạng hoá trên bình diện quốc tế. Lý do là vốn đầu tư và doanh thu được tính bằng các loại
đồng tiền khác nhau.
1.5. Nhận diện rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế mở cửa, hoạt động kinh doanh phát triển, dẫn đến rủi ro tỷ
giá ngày càng hiện hữu đối với các doanh nghiệp. Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể loại
bỏ hoàn toàn rủi ro tỷ giá nếu hợp đồng ngoại thương được thanh toán bằng đồng nội tệ;
hoặc đồng thời thực hiện hai hợp đồng vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu, có cùng giá trị,
cùng một loại ngoại tệ và có thời hạn trùng khớp với nhau. Tuy nhiên, các tình huống

5
như vậy thường không phát sinh. Sau đây là các tình huống phổ biến doanh nghiệp phải
đối mặt với rủi ro tỷ giá.
1.5.1. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Về lý thuyết, biến động tỷ giá tác động mạnh lên các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu và được đo lường bằng độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá.
Nguy cơ về độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn từ các giao dịch thương mại. Đây
là loại nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất mà các doanh nghiệp gặp phải
do hoặc phải trả tiền cho người cung cấp hoặc bán hàng và thu về một đồng tiền
khác với đồng tiền nước mình,thông qua các giao dịch như:
- Mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ, hoặc
- Bán sản phẩm thu tiền bằng ngoại tệ.
Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối
có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguy cơ rủi ro này có thể
định lượng được và do vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó.
1.5.2. Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Xu hướng các quốc gia ngày càng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến cho
các dòng vốn đầu tư trực tiếp tăng lên đáng kể. Việc đầu tư trực tiếp vào các quốc gia
khác nhau làm phát sinh các khoản thu và chi bằng các đồng tiền khác nhau khiến cho rủi
ro tỷ giá phát sinh. Mức độ rủi ro tỷ giá là nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô các dòng
tiền thu/chi phát sinh và tính đa dạng của các đồng tiền. Ví dụ, một công ty Mỹ đầu tư
trực tiếp vào Việt Nam, rủi ro tỷ giá sẽ không phát sinh nếu không phát sinh các khoản
thu/chi bằng VND. Nếu phát sinh các khoản thu/chi bằng VND thì công ty Mỹ sẽ chịu rủi
ro tỷ giá khi quy đổi giá trị VND sang USD, tuy nhiên, quy mô phát sinh rủi ro tỷ giá phụ
thuộc vào trạng thái dòng tiền ròng của VND (chênh lệch dòng tiền vào và dòng tiền ra).
Trạng thái dòng tiền ròng của VND càng lớn thì quy mô rủi ro tỷ giá bộc lộ càng cao.
1.5.3. Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)
Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển, chính phủ các nước luôn kêu gọi
thu hút đầu tư nước ngoài, các thị trường chứng khoán (TTCK) trở nên liên kết với nhau,
đã tạo ra môi trường đầu tư toàn cầu cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, giúp họ tìm
kiếm cơ hội sinh lời không những trên TTCK nội địa mà còn mở rộng cơ hội đầu tư trên
thị trường quốc tế. Chúng ta sẽ nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá E (USD/VND)
đến kết quả đầu tư của nhà đầu tư Mỹ vào thị trường cổ phiếu Việt Nam.

6
1.5.4. Đối với tín dụng quốc tế
Khi thiếu vốn, ngoài việc đi vay đồng nội tệ, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận
các nguồn vốn ngoại tệ được chào mời với mức lãi suất hấp dẫn. Thoạt nhìn, mức lãi suất
của ngoại tệ là rất thấp nên đã thu hút được các doanh nghiệp mà không cần quan tâm
đến rủi ro tỷ giá. Thực tế cho thấy, một khoản nợ bằng ngoại tệ có thể trở nên vô cùng đắt
đỏ khi hoàn trả khoản gốc nợ vay cùng với lãi vay nếu ngoại tệ lên giá mạnh so với nội tệ.

7
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Trong 7 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 216,35 tỷ USD;
nhập khẩu đạt 215,59 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu
với 764 triệu USD…
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/7, trong tháng 7/2022, tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,63 tỷ USD, giảm 6,8% so với tháng trước và
tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt
431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,1%;
nhập khẩu tăng 13,6%.

Hình 1: Xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 764 triệu USD
(cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập
siêu 19,07 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,83 tỷ
USD.
Cụ thể, về xuất khẩu, trong tháng 7/2022 đạt 30,32 tỷ USD, giảm 7,7% so với tháng
trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,93 tỷ USD, giảm 8,5%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,39 tỷ USD, giảm 7,4%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2022 tăng 8,9%,
trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 3,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả
dầu thô) tăng 10,8%.
Tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,35 tỷ USD,
tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 56,99 tỷ

8
USD, tăng 17%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (kể cả dầu thô) đạt 159,36 tỷ USD, tăng 15,7%, chiếm 73,7%.
Trong 7 tháng năm 2022 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD,
chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm
58,5%).

Hình 2: Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng
sản chiếm 1,5%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công
nghiệp chế biến chiếm 88,7%, giảm 0,1 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản
chiếm 6,7%, giảm 0,7 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3,1%, tăng 0,4 điểm
phần trăm.

Hình 3: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022 phân theo nhóm hàng.
Nguồn: Tổng cục Thông kê.
Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 30,3 tỷ
USD, giảm 6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,7 tỷ USD,
giảm 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,6 tỷ USD, giảm 4%.

9
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2022 tăng 3,4%,
trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
3,9%.
Tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ
USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt
76,06 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 139,53 tỷ USD, tăng
13,7%.
Trong 7 tháng năm 2022 có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm
tỷ trọng 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD,
chiếm 40,8%).

Hình 4: Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2022.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất
chiếm 94%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy
móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44%, giảm 0,8 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên,
nhiên, vật liệu chiếm 50%, tăng 1 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm
6%, giảm 0,2 điểm phần trăm.

Hình 5: Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2022 phân theo nhóm hàng.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.

10
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 67,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị
trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 72,6 tỷ USD.

Hình 6: Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 7 tháng năm 2022.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Trong 7 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 18,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với
cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 42,2 tỷ USD, tăng 21,6%; nhập siêu từ Hàn
Quốc 23,5 tỷ USD, tăng 30,3%; nhập siêu từ ASEAN 7,9 tỷ USD, giảm 8,9%; nhập siêu
từ Nhật Bản 769 triệu USD, giảm 13,9%.
2.2. Thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việt Nam
Ngân hàng trung ương các nước cũng đẩy nhanh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ,
tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát áp lực lạm phát tăng cao kỷ lục trên toàn cầu và
thị trường tài chính tiền tệ biến động mạnh. Những diễn biến này ảnh hưởng đến thị
trường tiền tệ và tỷ giá đồng Việt Nam.
Công tác điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ tuy gặp nhiều áp lực do thị trường
quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng với dự trữ ngoại hối được tích lũy nhiều
năm qua, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đủ tiềm lực sẵn sàng can thiệp thị trường khi
cần thiết để bình ổn thị trường và tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế
vĩ mô đồng thời hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Tuy
nhiên, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu luôn cần chủ động ứng phó với biến động tỷ giá để
giảm rủi ro trong những tháng cuối năm.
Theo đánh giá của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù thị trường quốc tế biến
động mạnh nhưng thị trường ngoại tệ trong nước nửa đầu năm nay vẫn hoạt động ổn định,
thanh khoản thị trường thông suốt. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều

11
được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, nhất là nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết
yếu phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá theo hướng
vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ các cú sốc bên ngoài, vừa can thiệp
thị trường ngoại tệ để hạn chế biến động quá mức của tỷ giá, nhằm góp phần bình ổn thị
trường ngoại tệ.
Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhìn nhận, có một yếu tố tích cực đó là tỷ giá
của Việt Nam vẫn ở mức độ ổn định hơn so với giá trị danh nghĩa của nhiều loại tiền tệ
khác từ đầu năm đến nay. Có nhiều nước đồng nội tệ đã mất giá danh nghĩa từ 3-8% thậm
chí là trên 10%. Tính chung cả năm nay, chúng tôi dự báo tỷ giá của chúng ta có thể sẽ
tăng ở mức khoảng 2- 2,3% hoặc cao hơn một chút là ở mức 2,5%.
Nền tảng kinh tế vĩ mô có nhiều hỗ trợ tích cực với điều hành tỷ giá của Việt Nam.
Đáng chú ý nhất là kết quả thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn thực hiện trong 6 tháng
đầu năm nay đạt hơn 10 tỷ USD, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019 ( trước giai đoạn dịch
Covid-19). Mức giải ngân tích cực này không chỉ ổn định cung ngoại tệ, mà còn thể hiện
niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với đà phục hồi kinh tế của nước ta
Tuy nhiên tỷ giá trung tâm ổn định trong 6 tháng đầu năm cho thấy điều hành tiền tệ
rất linh hoạt. Nhưng 6 tháng cuối năm ngoái, tỷ giá ở các ngân hàng thương mại giảm,
sang đến 6 tháng đầu năm nay đã điều chỉnh tăng, và ở thị trường tự do tăng nhanh,
chênh lệch tỷ giá ngân hàng thương mại với thị trường tự do khoảng 600 - 700 đồng. Đối
với xuất, nhập khẩu, điểm tích cực là duy trì thặng dư thương mại dù có sức ép tỷ giá thời
gian tới. Tỷ giá Việt Nam có thể ảnh hưởng khả năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Có thể nói, thách thức xuất, nhập khẩu 6 tháng cuối năm là làm thế nào duy trì sức
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa trong khu vực, vì cơ cấu xuất khẩu
tương đối tương đồng. Tỷ giá USD/VND đã tăng từ đầu năm. Đặc biệt tỷ giá tăng mạnh
trong tháng 6 là do FED tăng lãi suất và đẩy giá trị của đồng bảng xanh lên. Tỷ giá của
tiền đồng tăng có lợi cho xuất khẩu và xuất khẩu là 1 trong những cột trụ quan trọng nhất
của nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, tỷ giá tăng sẽ làm tăng giá nhập khẩu và cũng làm
gia tăng nhập khẩu lạm phát từ các nước xuất khẩu hàng sang Việt Nam.
Đặc biệt trong giai đoạn ngắn hạn, đồng Việt Nam đang có xu hướng mất giá so với
USD nhưng lại mạnh hơn tương đối so với những đồng tiền khác như Yên Nhật hay đồng
tiền chung châu Âu – Euro... Do đó, những doanh nghiệp vay nợ nhiều bằng USD sẽ bị
ảnh hưởng trong ngắn hạn do chênh lệch tỷ giá. Ngược lại, những doanh nghiệp vay nợ

12
nhiều bằng đồng Euro hay đồng Yen, thời gian tới có thể tăng lợi nhuận tài chính do đánh
giá lại chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn tại
Liên minh châu Âu hay Nhật Bản sẽ chịu bất lợi, bởi thu về những đồng tiền đang mất
giá mạnh.
Mặc dù các doanh nghiệp chủ yếu giao dịch bằng USD và hiện tiền đồng đang mất
giá so với USD song lại tăng giá trị so với các đồng tiền khác như Euro. Do đó, các
doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau và khác biệt giữa xuất khẩu với nhập khẩu sẽ chịu
ảnh hưởng khác nhau, thậm chí là ảnh hưởng ngược chiều.
Tác động của tỷ giá đối với các nhóm doanh nghiệp sẽ khác nhau, như với Hàn Quốc,
do tỷ giá Việt Nam tăng so với WON nên giao dịch sẽ khác so với USD. Vì vậy, thông
điệp đến với các nhóm doanh nghiệp với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ phải có kịch bản,
phương án khác nhau.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực điều hành đồng bộ thanh khoản
đồng Việt Nam, hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại tệ và mặt bằng lãi suất.
Theo đó, tỷ giá sẽ được giữ ở mức độ phù hợp, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nhất
quán của Chính phủ, là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Nhưng từ phía doanh nghiệp, cần chủ động có kịch bản ứng phó với biến động của tỷ
giá theo các đồng tiền, thích ứng với từng thị trường xuất - nhập khẩu. Đó là giải pháp
tích cực và hiệu quả để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tỷ giá có thể xảy ra, khi giao
thương quốc tế trong những tháng cuối năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn
nhiều phức tạp và khó lường.

13
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
3.1. Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá
Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng, các chuyên gia kĩ
thuật thường sử dụng 2 cách sau để dự báo tỷ giá:
+ Phân tích kĩ thuật : Là phương pháp dự báo về quá khứ , tâm lý và quy luật xác suất.
Chủ yếu dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán trong quá khứ đã được tập hợp lại để
dự báo khuynh hướng tỷ giá trong tương lai. Phân tích tỷ giá có tính linh hoạt, dễ sử dụng
và nhanh chóng. Trong phân tích kĩ thuật có các giả định : Thị trường phản ứng trước
mọi sự kiện diễn ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá
cả thường lặp lại theo chu kì, và có sự lặp lại của giá trong quá khứ vào tương lai.
+ Phân tích cơ bản: Là phương pháp nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các lý do làm
tăng giá lên hoặc xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động lên cung cầu ngoại tệ trên
thị trường như lạm phát, lãi suất, …Dựa vào các yếu tố tác động đó để đưa ra một giá trị
dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường, để xác định thị trường được đánh
giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực. Một vài lý thuyết của phân tích cơ bản là: Lý thuyết
ngang giá sức mua, lý thuyết ngang giá lãi suất, mô hình cán cân thanh toán quốc tế…
3.2. Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán
Sự biến động của các đồng tiền trên các nước khác nhau phụ thuộc vào tình hình biến
động kinh tế chính trị xã hội của từng quốc gia. Do đó, mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh đối
với từng đồng tiền là không giống nhau. Việc lựa chọn ngoại tệ có tỷ giá ổn định có thể
giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong vấn đề biến động tỷ giá.
3.3. Sử dụng hợp đồng xuất khẩu song hành
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song song
cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương
nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do
biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của
hợp đồng nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng
phần lợi nhuận do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến
động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ
giá luôn được trung hòa.
Cách thức này khá là đơn giản để thực hiện, tuy nhiên lại rất khó khăn trong thực tế,
bởi hiện nay không mấy doanh nghiệp cùng một lúc kiếm được cả hai hợp đồng song

14
hành như vậy. Đối với những doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu và xuất khẩu theo hình
thức FOB tức là nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm thì rất phù hợp để tiến
hành cách giảm thiểu rủi ro này.
3.4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
Doanh nghiệp có thể trích lập một khoản quỹ dự phòng trong quá trình hoạt động
kinh doanh để dự phòng trong trường hợp biến động tỷ giá bất lợi bằng lợi nhuận từ hoạt
động hoặc bằng thặng dư tỷ giá khi biến động tỷ giá là thuận lợi. Các thức này khá đơn
giản, dễ quản lý, theo dõi, tuy nhiên phương pháp này sẽ phát sinh thêm khâu quản lý
trong kế toán, và dễ gây tình trạng lạm dụng quỹ để sử dụng vào việc khác.
3.5. Sử dụng thị trường tiền tệ
Sử dụng thị trường tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách vận dụng kết hợp với việc
mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị
trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc khoản phải trả sao cho chúng không
phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá. Khi tỷ giá có xu hướng giảm, có tác động tiêu cực
đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu
bằng ngoại tế sẽ phải thiệt hại chi chuyển sang đồng VND. Ngược lại, khi tỷ giá tăng sẽ
tác động tiêu cực đến nhập khẩu.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, họ có thể chọn mua những hợp đồng mua bán kì hạn
ngoại tệ, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hay mua quyền chọn bán ngoại tệ để phòng
ngừa rủi ro. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, họ có thể mua hợp đồng mua kỳ hạn ngoại
tệ, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hoặc mua quyền chọn mua ngoại tệ. Một số nghiệp
vụ hối đoái hiện nay các ngân hàng đang tiến hành triển khai :
+ Spot ( Giao dịch giao ngay) : Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua bán một lượng
ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2
ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn thu chi
ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.
+ Forward ( giao dịch kì hạn) : Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng do hai bên giao dịch
thỏa thuận với nhau nhằm mua hoặc bán một loại hàng hóa tại một mốc thời gian ấn định
trong tương lai với mức giá ấn định trước. Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết
và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau, 2 bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ
phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận huỷ hợp đồng. Tại thời
điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền.

15
Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào
lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá
đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.
+ Swap forward ( giao dịch hoán đổi) : Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra
đời từ khi Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo
Quyết định số 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Theo quyết định này,
giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch
mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ
hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại
thời điểm ký hợp đồng.
+ Futures ( Giao dịch tương lai) : Có thể nói hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn
được chuẩn hóa về loại tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán,
thể thức thanh toán, và kỳ hạn giao dịch. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa, các
chi tiết là do hai bên đàm phán và thoả thuận cụ thể.
+ Option (Hợp đồng quyền chọn) : Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép
người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán:
• Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở
• Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai
• Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không
thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay
bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định
trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày
thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn
gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price).

16
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng
vẫn bảo đảm an toàn, đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Vì vậy kỳ vọng bất
hợp lý của thị trường được tạo lập trên cơ sở thông tin bất đối xứng và không đáng tin
cậy là nguyên nhân chính dẫn đến tăng tỷ giá USD/VND. Trong nền kinh tế có mức độ
đôla hoá cao thì tác động của yếu tố tâm lý đến ổn định tỷ giá là rất lớn có thể dẫn đến
những phản ứng thái quá của thị trường. Do đó, người dân và doanh nghiệp cần thận
trọng với các thông tin bất đối xứng hoặc lời đồn đoán thiếu căn cứ để không phải gánh
chịu rủi ro tỷ giá

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Tiến. (2020). Nhận diện rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp. pdf.
[2] Huyền Vy. (2022). 7 tháng năm 2022: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 431 tỷ USD.
https://vneconomy.vn/7-thang-nam-2022-xuat-nhap-khau-hang-hoa-dat-hon-431-ty-
usd.htm
[3] Trung Hiếu. (2022). Cảnh báo rủi ro xuất, nhập khẩu cuối năm do biến động tỷ giá.
https://tphcm.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=3244&aid=171616&cid=5278
[4] Nguyễn Thành Chung, Nguyễn Thị Bích Hạnh. (2013). Quản trị rủi ro tỷ giá trong
các công ty xuất nhập khẩu.
[5] Phạm Thị Ánh, Trần Thị Thuý Hằng. (2013). Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá và
việc quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
[6] Phạm Thị Minh Thu. (2021). Nâng cao công tác quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí
Quản lý nhà nước. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/01/19/nang-cao-cong-tac-quan-
ly-rui-ro-thanh-khoan-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-thuong-viet-nam-chi-
nhanh-tinh-thanh-hoa/

18

You might also like