Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

2.

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

2.1. Phạm trù thực tiễn

Thực tiễn, theo tiếng Hy Lạp cổ là “Practica”, có nghĩa đen là hoạt động
tích cực. Các nhà triết học duy tâm cho hoạt động nhận thức, hoạt động
của ý thức, hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn.
Các nhà triết học tôn giáo thì cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của
thượng đế là hoạt động thực tiễn. Các nhà triết học duy vật trước triết
học duy vật biện chứng có nhiều đóng góp cho quan điểm duy vật về
nhận thức, nhưng chưa một đại biểu nào hiểu đúng được bản chất của
thực tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích , mang tính lịch sử-
xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn gồm những đặc trưng sau:

Thứ nhất, thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ
là những hoạt động vật chất - cảm tính, như lời của C.Mác, đó là những
hoạt động vật chất của con người cảm giác được. Nghĩa là con người có
thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này.
Gồm 3 hoạt động cơ bản
Hoạt động sản xuất- vật chất : là hình thức hoạt động cơ bản đầu tiên
của thực tiễn . Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những
công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải cần thiết
nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
VD: hoạt động gặt lúa của nông dân

Lao động của các nông dân trong nhà máy xí nghiệp
Hoạt động chính trị - xã hội : là hoạt động các cộng đồng , các tổ chức
khác nhau trong xã hội nhằm cải biến quan hệ chính trị - xã hội thúc đẩy
xã hội phát triển
VD: hoạt động bầu cử quốc hội
Hoạt động công tác đoàn thanh niên tại hội nghị quốc hội
Hoạt động thực nghiệm khoa học : là hình thức đặc biệt của thực tiễn
được tiến hành trong những điều kiện con người tạo ra gẩn giống với
trạng thái tự nhiên và xã hội nhằm mục đích xác định quy luật . Hoạt
đỗng này có vai trò quan trọng cho sự phát triển của xã hội đặc biệt
trong thời kì xã hội phát triển , hiện đại hóa , công nghiệp hóa
VD : Hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm ra những cái
mới cho xã hội

Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã
hội của con người. Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã
hội, với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội. Trong hoạt động
thực tiễn con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Cũng vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn bị giới hạn bởi
những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Đồng thời, thực tiễn có trải qua
các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội phục vụ con người. Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát
của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người bằng và
thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa
mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế
giới. Như vậy, nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao
của con người, khác với hoạt động bản năng thụ động thích nghi của
động vật.

Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau. Trong đó, sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng,
quyết định hai hình thức thực tiễn kia. Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn
kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.

Như vậy, thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên, xã hội, nhưng
đồng thời thực tiễn cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để “làm
chủ” tự nhiên. Nói khác đi, thực tiễn ‘‘tách’’ con người khỏi tự nhiên là
để khẳng định con người, nhưng muốn “tách” con người khỏi tự nhiên
thì trước hết phải “nối” con người với tự nhiên đã. Cầu nối này chính là
hoạt động thực tiễn .
Tiếp theo ta sẽ nói về : VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI
NHẬN THỨC

Vậy thực tiễn là gì?

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức bao gồm:
*Cơ sở trực tiếp
Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới
khách quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để
con người nhận thức. Chính thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu
cho nhận thức của con người. Không có thực tiễn thì không có nhận
thức, không có khoa học, không có lý luận, bởi lẽ tri thức của con người
xét đến cùng là được nảy sinh từ thực tiễn.
VD: để có lương thực , thực phẩm con người cần phải săn bắt hái lượm
và hành động theo thời gian sẽ biết cách tạo ra lương thực bằng những
công việc như trồng trọt và chăn nuôi
*Động lực
Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của
nhận thức, vì thế nó luôn thúc đẩy cho sự ra đời của các ngành khoa học.
Thực tiễn có tác dụng rèn luyện các giác quan của con người, làm cho
chúng phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn, trên cơ sở đó giúp quá trình
nhận thức của con người tốt hơn. Vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳng định:
"Chính việc người ta biến đổi tự nhiên… là cơ sở chủ yếu nhất và trực
tiếp nhất của tư duy con người và trí tuệ con người đã phát triển song
song với việc người ta đã học cách cải biến tự nhiên"
VD: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện
tích , đường đi và sức chứa từ những cái bình cho sự tính toán và chế
tạo , thực hiện từ sự tính toán ra đời
Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện,
máy móc mới hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức, chẳng hạn như
kính hiển vi, kính thiên văn, máy vi tính, v.v.. đã mở rộng khả năng của
các khí quan nhận thức của con người. Như vậy, thực tiễn chính là nền
tảng, cơ sở để nhận thức của con người nảy sinh, tồn tại, phát triển.
Không những vậy, thực tiễn còn là động lực thúc đẩy nhận thức phát
triển.
VD : từ mục đích chữa trị bệnh nan y mà con người đã khám phá và
giải mã ra bản đồ gen người
Bảo vệ môi trường : sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường
hoặc tài chế nhựa
Đồng thời, thực tiễn cũng là mục đích của nhận thức:
Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái
đất với tư cách là người đã bị quy định bởi những nhu cầu thực tiễn. Bởi
lẽ, muốn sống, muốn tồn tại, con người phải sản xuất và cải tạo xã hội.
Chính nhu cầu sản xuất vật chất và cải tạo xã hội buộc con người phải
nhận thức thế giới xung quanh. Nhận thức của con người là nhằm phục
vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn chứ không phải để
trang trí, hay phục vụ cho những ý tưởng viển vông . Mọi tri thức khoa
học - kết quả của nhân thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời
sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người
VD : vào thời Ai Cập con người cho rằng trái đất là trung tâm và mặt
trời , mặt trăng và các vì sao khác quay quanh trái đất .Cho đến thế kỉ 16
, một nhà thiên văn học Balan là Nicolaus Copernicus đã có một học
thuyết về mặt trời là trung tâm và các vì sao khác cùng với trái đất quay
quanh nó , tuy nhiên học thuyết của ông đã bị bác bỏ bởi Giáo Hội La
Mã .Mãi cho đến khi Galileo xuất hiện cùng với chiếc kính thiên văn của
ông đã chứng minh học thuyết của Copernicus là đúng
Ngoài ra, thực tiễn vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có
thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực. Không thể lấy tri thức để
kiểm tra tri thức, cũng không thể lấy sự hiển nhiên, hay sự tán thành của
số đông hoặc sự có lợi, có ích để kiểm tra sự đúng, sai của tri thức. Theo
triết học Mác - Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để
kiểm tra chân lý. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm
nghiệm chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hoá được tri
thức, hiện thực hoá được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được chân lý
hoặc phủ định một sai lầm nào đó.
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta nhận thấy cần phải
quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động. Quan điểm
thực tiễn yêu cầu, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn; phải
lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của kết quả nhận thức;
tăng cường tổng kết thực tiễn để rút ra những kết luận góp phần bổ sung,
hòan thiện, phát triển nhận thức, lý luận.
* Về nhận thức:
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực , tự giác mà sang tạo
những khách quan với bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn , nhằm sang
tạo ra những tri thức về sự khách quan

Qua đó, nhận thức được chia làm 2 loại:

Nhận thức theo cảm tính ( Giai đoạn ) gồm:


Hình thức cảm giác là hình thức đầu tiên của quá nhận thức và là
nguồn gốc mọi hiểu biết của con người
VD: khi trời mưa sẽ có cảm giác lạnh
Khi trời nắng sẽ có cảm giác nóng
Tri giác là sự tổng hợp nhiều cảm giác , nó đem lại hình ảnh hoàn
chỉnh về sự vật
VD : muối ăn tác dụng vào các cơ quan cảm giác
o Mắt : màu trắng dạng rắn
o da : cứng
o Lưỡi : mặn
Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ và nó
thường hiện ra khi có tác động đến trí nhớ con người
VD : Sống trong 1 ngôi nhà từ nhỏ đến lớn rồi chuyển đi nơi khác khi
nhớ lại sẽ có hình ảnh ngôi nhà đó
Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá
trình nhận thức nó xảy ra trên cơ sở nhận thức cảm tính
VD : nếu chỉ để cảm nhận bằng cảm giác , tri giác thì nhận thức của con
người sẽ rất hạn chế bởi vì con người không thể nào bằng cảm giác mà
hiểu được những cái như là tốc độ ánh sáng , giá trị hang hóa hoặc giai
cấp xã hội .
Và để hiểu được những cái đó con người cần phải nhờ đến nhận thức lý
tính được thể hiện qua 3 hình thức :
o Nhận thức kinh nghiệm
o Nhận thức lý luận
o Nhận thức thông thường
o Nhận thức khoa học

Cuối cùng ta sẽ trình bày nội dung: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP


LẬP LUẬN
<có thể thấy>Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra
nguyên tắc thực tiễn trong nhận thức và hành động:
<những> Nguyên tắc này yêu cầu
- <1> Xem xét sự vật luôn gắn với nhu cầu thực tiễn, coi trọng tổng
kết thực tiễn, để bổ sung hoàn thiện, phát triển nhận thức lý luận
cũng như chủ trương, đường lối, chính sách.
- <2> Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: Việc nhận thức xuất phát
từ thực tiễn.
- <3> Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi
với hành. Xa rời thực tiễn dẫn tới bệnh chủ quan, giáo điều, máy
móc, quan liêu.
- <4> Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa
vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
 Do vậy, nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn trong việc chống bệnh giáo điều,
chủ quan, duy ý chí. Nếu không quán triệt tốt nguyên tắc thực tiễn thì dễ
mắc phải bệnh bệnh giáo điều.
 Bệnh giáo điều <ở đây> là khuynh hướng tư tương và hành động
cường điệu lý luận coi nhẹ thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn, thiếu
quan điểm lịch sử - cụ thể.
 Ở nước ta có hai loại giáo điều, đó là giáo điều lý luận và giáo điều
kinh nghiệm:
+ Giáo điều lý luận biểu hiện ở việc học tập lý luận tách rời với
thực tiễn, xa rời cuộc sống, rơi vào bệnh sách vở, v.v..
+ Giáo điều kinh nghiệm biểu hiện ở việc áp dụng dập khuôn,
máy móc kinh ngiệm của ngành khác vào ngành mình, của địa
phương khác vào địa phương mình, của nước khác vào nước
mình,v.v.. không tính đến những điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ
thể
 Để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả cả hai loại giáo điều này, chúng
ta phải từng bước quán triệt tốt nguyên tắc thực tiễn; tăng cường tổng kết
thực tiễn, v.v…
VD: 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nhấn mạnh, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Người luôn nhất quán với quan điểm thực tiễn,
quan điểm phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, có tư duy hệ thống - chỉnh thể, tư duy “động”
chứ không “tĩnh”, tư duy “mở” chứ không “đóng kín”, “khép kín” bởi Người luôn chú trọng tới các
mối quan hệ, liên hệ khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong tác động qua lại giữa chúng,
trong những biến đổi, phát triển của chúng.
2. Trong hoạt động nghiên cứu lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn đấu tranh
cách mạng, phương châm của Hồ Chí Minh là “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, nghĩa là lập trường,
quan điểm phải giữ vững, kiên định và nhất quán, đồng thời linh hoạt, uyển chuyển, mềm dẻo
trong phương pháp, biện pháp, sách lược để thích ứng với những biến đổi mau lẹ của tình hình
và hoàn cảnh.
3. Hồ Chí Minh đề cao lý luận nhưng cũng chú trọng kinh nghiệm, bởi không có chất
liệu cuộc sống từ những kinh nghiệm thực tiễn cung cấp thì cũng không có lý luận đích thực.
Song lý luận Hồ Chí Minh là lý luận hành động, chỉ dẫn thực hành chứ không lý luận
suông, không giáo điều. Không bao giờ coi thường, xem nhẹ kinh nghiệm, nhất là tổng kết kinh
nghiệm, rút ra các kết luận, các bài học có ý nghĩa lý luận nhưng đồng thời Hồ Chí Minh luôn căn
dặn chúng ta, phải chống bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, không phạm vào chủ nghĩa kinh nghiệm,
thói coi khinh lý luận, thành ra chủ quan. Chỉ vì kém lý luận mà sinh ra chủ quan, định kiến, hẹp
hòi trong nhìn người, xét việc, đánh giá tình hình.

You might also like