SP3.1 Va 3.2 - Tiem Nang Khai Thac Nuoc

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 139

Sản phẩm nộ i dung 3: Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác nước (nước mưa,

nước mặt, nước


ngầm) để cấp nước sinh hoạt nông thôn quy mô hộ gia đình, cụm dân cư nhỏ lẻ tại các tỉnh ven biển vùng
ĐBSCL

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................7
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1........................................................................................................................... 2
THỰC TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU.............................................2
I. VÙNG NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG......................................2
1.1. Thực trạng khai thác nước mưa..............................................................................2
1.2. Thực trạng khai thác nước mặt.............................................................................4
1.2.1. Tỉnh Đồng Tháp...................................................................................................9
1.2.2. Tỉnh An Giang....................................................................................................32
1.2.3. Tỉnh Kiên Giang.................................................................................................33
1.2.4. Thành phố Cần Thơ...........................................................................................36
1.2.5. Tỉnh Tiền Giang.................................................................................................36
1.2.6. Tỉnh Hậu Giang.................................................................................................40
1.2.7. Tỉnh Vĩnh Long..................................................................................................41
2.3.8. Tỉnh Trà Vinh.....................................................................................................43
1.2.9. Tỉnh Bến Tre.......................................................................................................47
1.3. Thực trạng khai thác nước dưới ngầm (nước dưới đất).......................................50
1.3.1. Tỉnh Đồng Tháp.................................................................................................55
1.3.2. Tỉnh An Giang....................................................................................................56
1.3.4. Tỉnh Kiên Giang.................................................................................................57
1.3.5. Thành phố Cần Thơ...........................................................................................60
1.3.6. Tỉnh Tiền Giang.................................................................................................60
1.3.7. Tỉnh Hậu Giang.................................................................................................61
1.3.8. Tỉnh Vĩnh Long..................................................................................................62
1.3.9. Tỉnh Trà Vinh.....................................................................................................62
1.3.10. Tỉnh Bến Tre.....................................................................................................64
1.3.11.Tỉnh Long An....................................................................................................64
1.3.12. Tỉnh Sóc Trăng.................................................................................................66
1.3.13. Tỉnh Bạc Liêu...................................................................................................68
1.3.14. Tỉnh Cà Mau.....................................................................................................69
CHƯƠNG 2......................................................................................................................... 72
TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG.................................................................................................72
2.1. Tình hình xâm nhập mặn Diễn biến mặn ĐBSCL................................................72
2.2. Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn đối với nước sinh hoạt trong các năm
hạn mặn 2015-2016 và 2019-2020........................................................................76
2.2.1. Diễn biến mặn ở vùng sinh thái mặn................................................................78
2.2.2. Diễn biến mặn ở vùng sinh thái lợ....................................................................83
2.2.3. Diễn biến mặn ở vùng sinh thái ngọt................................................................84
2.3. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt............................................................................85
2.3.1. Chất lượng nước mặt.........................................................................................85
2.3.2. Chất lượng nước mưa.......................................................................................89
2.3.3. Chất lượng nước dưới đất.................................................................................90
CHƯƠNG 3......................................................................................................................... 92
NHU CẦU NƯỚC PHỤC VỤ SINH HOẠT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 92
3.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hiện tại...............................................................92
3.1.1. Đối với vùng sinh thái ngọt............................................................................96
3.1.1.1. Tỉnh An Giang.................................................................................................96
3.1.1.2. Tỉnh Long An..................................................................................................98
3.1.1.3. Tỉnh Kiên Giang............................................................................................100
3.1.1.4 . Thành phố Cần Thơ....................................................................................101
3.1.1.5. Tỉnh Đồng Tháp............................................................................................101
3.1.1.6. Tỉnh Tiền Giang............................................................................................102
3.1.2. Đối với vùng sinh thái lợ..............................................................................126
3.1.2.1. Tỉnh Hậu Giang.............................................................................................126
3.1.2.2. Tỉnh Vĩnh Long.............................................................................................127
3.1.2.3. Tỉnh Đồng Tháp............................................................................................129
3.1.2.4. Tỉnh Long An.................................................................................................130
3.1.2.6. Tỉnh Tiền Giang............................................................................................132
3.1.2.7. Tỉnh Sóc Trăng..............................................................................................135
3.1.2.8. Tỉnh Trà Vinh................................................................................................137
3.1.2.9. Tỉnh Bến Tre..................................................................................................137
3.1.2.10. Tỉnh Bạc Liêu.............................................................................................138
3.1.2.11. Thành phố Cần Thơ....................................................................................140
3.2. Đối với vùng sinh thái mặn....................................................................................139
3.2.1. Tỉnh Long An...................................................................................................139
3.2.2. Tỉnh Tiền Giang...............................................................................................139
3.2.3. Tỉnh Bến Tre....................................................................................................139
3.2.4. Tỉnh Trà Vinh..................................................................................................140
3.2.5. Tỉnh Sóc Trăng................................................................................................140
3.2.6. Tỉnh Bạc Liêu...................................................................................................142
3.2.7. Tỉnh Kiên Giang..............................................................................................144
3.2.8. Tỉnh Cà Mau....................................................................................................145
3.3. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong tương lai................................................147
3.3.1. Đối với vùng sinh thái ngọt.............................................................................148
3.3.2. Đối với vùng sinh thái lợ.................................................................................149
3.3.3.Đối với vùng sinh thái mặn..............................................................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................159

i
DANH MỤC BẢNG

iv
DANH MỤC HÌNH

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ

1 CTCNTT Công trình cấp nước tập trung

2 ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

3 HTCN Hệ thống cấp nước

4 HVS Hợp vệ sinh

5 NTB Nam Trung Bộ

6 VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn

7 BNN Bộ nông nghiệp

8 PTNT Phát triển nông thôn

9 TCTL Tổng cục Thủy lợi

10 QCVN Quy chuẩn Việt Nam

11 BYT Bộ Y tế

vi
MỞ ĐẦU

Nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, nhất là người dân khu vực nông
thôn. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc cung cấp nước sạch cho người dân luôn
được quan tâm chú trọng vì nó gắn liền với sức khỏe con người và phát triển đất nước. Ở
nước ta, chương trình cung cấp nước sạch được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia
của chính phủ, yêu cầu các địa phương phải có kế hoạch hành động cụ thể và thực thi
nghiêm túc để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân cả nước nói chung và người
dân nông thôn nói riêng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá mặc dù vấn đề nước sinh hoạt nông thôn đã
được quan tâm trong những năm gần đây nhưng thực tế việc kiểm soát chất lượng nước ở
nhiều địa phương còn rất hạn chế. Đến nay, mới chỉ có khoảng gần 50% các Trung tâm
Nước sạch và VSMTNT ở các tỉnh có phòng phân tích chất lượng nước. Thực tế cho thấy
trong những năm qua, nhiều dự án nước sạch do Nhà nước đầu tư không đạt hiệu quả
mong muốn. Ở khu vực nông thôn, người dân vẫn chưa được hưởng được nguồn nước
sạch từ các công trình này mang lại. Nhiều vùng miền núi, hải đảo hiện đang rất khó khăn
trong việc khai thác nguồn nước sinh hoạt. Cùng với đó là sự lãng phí về nguồn nước
sạch, có các hành vi xấu ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt là do
ảnh hưởng của BĐKH. Hiện tượng El Nino làm cho nền nhiệt độ trung bình các tháng
hầu hết các vùng trong cả nước có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt ở
ĐBSCL, các hiện tượng cực đoan của thời tiết có quy mô lớn và mức độ nghiên trọng liên
tiếp xảy ra. Điển hình là đợt hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mùa khô
2016 và năm 2020 được đánh giá là lớn nhất trong hàng trăm năm trở lại đây.
Đối với vùng ĐBSCL, hạn hán thường kèm theo xâm nhập mặn do điều kiện địa
hình thấp, nước mặn vào sâu trong đất liền và có thời điểm độ mặn 4‰ vào xâm nhập
trên sông chính vào sâu tới 70-100km (mùa khô năm 2020) gây khó khăn cho việc lấy
nước sản xuất và sinh hoạt.
Đứng trước những khó khăn thực tế trước mắt người dân đang phải chịu đựng
thiếu nước sinh hoạt trong thời kỳ khô hạn, xâm nhập mặn thì việc thực hiện đề tài
là hết sức cần thiết nhằm giúp người dân vùng nông thôn có đủ nguồn nước sinh hoạt đặc
biệt trong thời kỳ hạn hán, xâm nhập mặn và phù hợp với đường lối chủ trương của Chính
phủ tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016. Trong báo cáo này tập trung
nghiên cứu thực trạng khai thác nước mặt, nước ngầm, tình hình xâm nhập mặn, chất
lượng nguồn nước sinh hoạt và nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt nông thôn các tỉnh vùng
nghiên cứu ĐBSCL.

1
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC
VÙNG NGHIÊN CỨU
I. VÙNG NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Thực trạng khai thác nước mưa
- ĐBSCL có nguồn nước mưa khá dồi dào dao động từ 1800÷2400mm/năm,
lớn nhất ở vùng Cà Mau đạt 2.400mm/năm (Hình 1.14), tuy nhiên lượng mưa phân bố
không đều theo không gian và thời gian. Thời gian mùa mưa từ tháng V÷XI với và chiếm
từ 80÷90% tổng lượng mưa cả năm, trong thời gian này mưa lớn, kéo dài gây ra hiện
tượng dư thừa và ngập lụt; trong khi vào mùa khô từ tháng XI÷IV năm sau lượng mưa ít
kết hợp xâm nhập mặn là nguyên nhân gây khan hiếm nguồn nước sử dụng cho người
dân đặc biệt vấn đề cấp nước sinh hoạt nông thôn ĐBSCL.
- Nên nguồn nước mưa đã và đang được sử dụng ở hầu hết các vùng nông thôn
vùng ĐBSCL, trong đó phổ biến ở các vùng ven biển, nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm
phèn, vùng dân cư ở phân tán, chưa có hệ thống cấp nước tập trung,... Tỷ lệ sử dụng nước
mưa cao ở các vùng khó khăn về nguồn nước, như ở một số huyện thuộc các tỉnh như
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh,... Ở nhiều
vùng, đặc biệt tại các hải đảo ở khu vực biển Tây như Phú Quốc, Kiến Hải,... thì nước
mưa là nguồn nước ngọt chủ yếu cho ăn uống, sau đó mới đến lượng nước ngầm và nước
mặt. Nước mưa được thu hứng đúng cách có chất lượng tốt, được sử dụng cho sinh hoạt.
Tuy nhiên với đặc điểm mùa khô kéo dài, dụng cụ thu hứng và trữ nước mưa hộ gia đình
ở hầu hết các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu trữ và cấp nước cho mùa khô. Tuy nhiên
hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng nước mưa còn rất thấp, chủ yếu thiếu dụng cụ dự trữ nước,
nhiều hộ gia đình nông thôn chưa có điều kiện làm nhà kiên cố, mái lớp hộ gia đình còn là
mái lá, fibroximang,… ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mưa thu hứng được.
- Hầu hết các hộ gia đình sử dụng nước mưa trực tiếp không qua xử lý, nhiều hộ
gia đình chưa thu hứng đúng cách như xả nước mưa đầu mùa, đầu trận, hay lọc sơ bộ...,
dẫn đến chất lượng nước mưa không đảm bảo và mau hỏng, thành phần chất lượng nước
không đảm bảo yêu cầu chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt. Theo số liệu điều
tra đến hết năm 2012, tỷ lệ dân số sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh vùng
ĐBSCL đạt 4,3%.
- Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều hộ gia đình không có đủ điều kiện
thu, trữ nước mưa, nên không đảm bảo cấp nước mưa phục vụ ăn uống quanh năm, đặc
biệt là vào mùa khô khi cả mưa và các nguồn nước khác đều thiếu. Với đặc điểm về chất
lượng, trữ lượng nguồn nước, mức sống, phân bố dân cư ở vùng ĐBSCL, nước mưa được
khuyến khích sử dụng, đặc biệt với các vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn vùng dân
cư ở phân tán, khó phát triển cấp nước tập trung. Giải pháp thiết kế hệ thống thu, xử lý và
2
dự trữ nước mưa, loại bỏ nước mưa đầu trận được đề xuất, với cách làm đơn giản và có
kinh phí thấp có khả năng áp dụng cho các hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
- Các khu vực biên giới các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, các vùng dọc ven biển của
tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cũng
như các hải đảo ở khu vực biển Tây như Phú Quốc, nước mưa là nguồn nước ngọt chủ
yếu cho ăn uống, sau đó mới đến lượng nước ngầm và nước mặt. Ở một mặt nào đó,
người ta có đánh giá sự khác biệt giàu nghèo của người dân vùng nông thôn qua khả năng
trữ nước mưa ngược lại. Ở các gia đình trung nông trở lên, sự hiện diện một bể chứa nước
hoặc một hàng lu sắp hàng dài bên hông nhà là hình ảnh khá tiêu biểu Hình 1.15.
- Ngoài ra những hộ gia đình sống ở dọc kênh/rạch, sống trên các nhà mái tôn, xa
trạm cấp nước thì họ còn tự nghĩ ra cách để thu hứng nước mưa đó là bạt, khi trời không
mưa thì người dân cuộn lại để bên hông nhà, khi trời mưa thì họ giăng ra thu hứng nước
mưa và chứa đựng vào các lu/lọ để dùng dần. Nguồn nước mưa vô cùng quý giá với
người dân vùng nông thôn, họ chỉ sử dụng nước mưa cho mục đích ăn uống, còn các hoạt
động khác như: tắm rửa, giặt giũ, rửa rau,… họ vẫn phải sử dụng nước sông (có lắng phèn
sơ bộ hoặc sử dụng trực tiếp) nên họ đã nghĩ ra đủ cách để thu hứng nguồn nước trời cho
này.
Với nguồn nước mưa dồi dào và có sự phân bố rõ rệt theo không gian và thời gian,
theo điều tra thì dụng cụ thu hứng nước mưa của người dân vùng ĐBSCL còn ít và thô sơ
mới chỉ dừng lại thu hứng ở hộ gia đình với các dụng cụ quen thuộc (lu, chum, bể chứa,
…) nên để tăng hiệu quả khai thác cần tăng dụng cụ thu trữ để đáp ứng được nhu cầu
sử dụng nguồn nước trời cho này.
11

L•îng m•a n¨m


Long An

§ång Th¸p
An Giang
10.5
TiÒn Giang

VÜnh Long BÕn Tre

Kiên Giang
10 CÇn Th¬

Trµ Vinh

Sóc Tr¨ng
9.5 mm

2400

B¹c Liêu 2300

2200

2100

2000
Cµ Mau
9 1900

1800

1700

1600

1500

1400

1300

104.5 105 105.5 106 106.5

Nguồn: Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam


3
Hình 1.1: Bản đồ đẳng trị mưa khu vực ĐBSCL

Hình 1.2: Hình ảnh hàng loạt lu hứng nước mưa dự trữ (Nguồn: Internet)
1.2. Thực trạng khai thác nước mặt
 Trữ lượng nước mặt ĐBSCL
Nói tới ĐBSCL là nói tới vùng có hệ thống sông/kênh/rạch dày đặc nhưng địa hình
lòng sông không dốc nên chịu tác động lớn dòng chảy từ phía biển vào sâu nội đồng, nằm
cuối sông Mekong với địa hình thấp dần theo 2 hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông và nhận được một nguồn tài nguyên nước ngọt lớn khoảng 450÷475 tỷ m3/năm, nếu
đem so sánh với tổng lượng nước mặt của cả Việt Nam là 830÷840 tỷ m3/năm; với địa
hình thấp và phẳng có nguồn nước phong phú với hai mặt giáp biển thì vùng ĐBSCL
được công nhận là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuan and Guido, 2007).
Tuy nhiên lượng nước cũng phân bố không đều theo thời gian, vào mùa mưa dòng
chảy lớn tạo nên hiện tượng ngập lũ hàng năm khi đó gần 50% diện tích ĐBSCL bị ngập
từ II÷IV tháng; mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và mực nước trên các sông gia tăng dần từ
tháng VIII ÷ IX cao điểm vào tháng X và rút dần vào tháng XI, lưu lượng lũ cao nhất đạt
39.000m3/s gây ngập từ 1,2÷1,9 triệu ha (Lê Anh Tuấn, 2010). Trong khi mùa khô khéo
dài từ tháng XI ÷ IV năm sau lượng mưa không đáng kể và lượng nước ngọt từ thượng
nguồn Mekong đổ về ít với lưu lượng khoảng 1.500÷1.700 m3/s, dòng chảy thấp vào mùa
khô gây nên hiện tượng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng đặc biệt vào mùa khô các năm
2015-2016 và 2019-2020 nồng độ mặn 4g/l xâm nhập sâu vào nội đồng tới 135km trên
sông Vàm Cỏ Tây, xâm nhập qua biển Tây vào sông Cái Lớn tới 62km [25] và đây là một
thách thức lớn cho việc khai thác sử dụng nước cho sinh hoạt đặc biệt đối với người dân
vùng sinh thái mặn (ven biển).
 Hình thức khai thác nước mặt ĐBSCL
Hiện khu vực ĐBSCL có 02 hình thức khai thác nguồn nước mặt gồm:
- Nước mặt hộ gia đình: Hình thức sử dụng nguồn nước sông, kênh, hồ ao được sử
dụng chủ yếu đối với các hộ gần sông, kênh rạch ở những nơi nước mặt không bị nhiễm
mặn, không có hệ thống cấp nước tập trung, không có nguồn nước ngầm hoặc có nguồn
4
nước ngầm nhưng khó khai thác hoặc bị nhiễm phèn... Các hộ dùng nước sông, kênh rạch
hầu hết áp dụng xử lý sơ bộ bằng phèn, không qua khử trùng, không đảm bảo vệ sinh.
Nước mặt hộ gia đình được sử dụng phổ biến ở một số địa phương thuộc tỉnh Vĩnh Long,
Đồng Tháp, Hậu Giang và An Giang. Thời gian qua, để đối phó với BĐKH – NBD, các
công trình thủy lợi như hệ thống đê sông ngăn triều cường, các công trình ngăn mặn ngọt
hóa nước được xây dựng giúp mở rộng ranh giới nước ngọt nhưng cũng là nguyên nhân
gây ô nhiễm nguồn nước do nước từ các kênh rạch bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và
chăn nuôi tù đọng, phổ biến như ở An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre.
- Cấp nước tập trung: Toàn vùng ĐBSCL có 570 công trình khai thác nguồn
nước mặt với tổng lượng khai thác 479.351 m 3/ngày đêm, trong đó 4 tỉnh (Long An, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau) không khai thác nước mặt, nguồn nước khai thác phục vụ cấp
nước SHNT 100% từ nước dưới đất. Có sự phân chia khai thác rõ rệt trong các vùng sinh
thái, vùng sinh thái ngọt chiếm số công trình và lưu lượng khai thác lớn nhất (277 công
trình với tổng công suất khai thác 228.618 m3/ngày đêm); tiếp đến là vùng sinh thái mặn
có 41 công trình với tổng công suất khai thác 28.001 m3/ngày đêm, nguồn sinh thái mặn ít
công trình nhất (4 công trình với tổng công suất 28.001 m 3/ngày đêm) điều đó cho thấy
được việc xâm nhập mặn ảnh hưởng tới việc khai thác nước mặt phục vụ cấp nước sinh
hoạt. (Bảng 1.3).
+ Đối với vùng sinh thái ngọt: Toàn vùng có 277 công trình khai thác với tổng lưu
lượng khai thác 228.618 m3/ngày đêm; trong đó cao nhất là tỉnh An Giang với 188 công
trình và công suất 214.395 m3/ngày đêm; tiếp đó là tỉnh Đồng Tháp với 48 công trình với
công suất khai thác 12.673 m3/ngày đêm; và Long An không có công trình khai thác nước
mặt (Bảng 1.3,Hình 1.16).

Hình 1.3: Công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái ngọt ĐBSCL

5
+ Đối với vùng sinh thái lợ: Toàn vùng có 252 công trình khai thác với tổng lưu
lượng khai thác là 222.731 m3/ngày đêm, trong đó cao nhất là tỉnh Vĩnh Long với 110
công trình có tổng công suất khai thác 36.083 m 3/ngày đêm, Bến Tre là tỉnh có 55 công
trình khai thác nhưng công suất khai thác lớn nhất 142.997 m3/ngày đêm, thấp nhất là tỉnh
Kiên Giang có 7 công trình khai thác với lưu lượng khai thác 616 m3/ngày đêm (Bảng
1.3, Hình 1.17). Hiện nay do ảnh hưởng của xâm nhập mặn lấn sâu nên vào mùa khô ảnh
hưởng tới khả năng khai thác nước thô cho nhà máy nước như tại một số tỉnh như: tỉnh
Bến Tre bị ảnh hưởng hầu hết trừ một số nhà máy ở vùng ngọt ở huyện Chợ Lách, bắc
Châu Thành; tỉnh Trà Vinh ảnh hưởng tới 23 công trình nằm trong vùng thường xuyên bị
nhiễm mặn, một số huyện thuộc tỉnh Tiền Giang,…

Hình 1.4: Công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái lợ ĐBSCL
+ Đối với vùng sinh thái mặn: Toàn tỉnh có 41 công trình khai thác với tổng công
suất khai thác 28.001 m3/ngày đêm, tỉnh Trà Vinh nhiều công trình khai thác nhất 26 với

6
công suất đạt 5.408 m3/ngày đêm ít hơn tỉnh Bến Tre công suất đạt 20.883 m 3/ngày đêm
trong khi chỉ có 8 công trình,… các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Long An và Bạc Liêu không
có công trình khai thác nước mặt (Bảng 1.3,Hình 1.18). Một số công trình khai thác nước
mặt đã bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn ảnh hưởng tới khả năng lấy nước thô cho nhà
máy xử lý.

Hình 1.5: Công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái mặn ĐBSCL
Bảng 1.1: Công trình và công suất khai thác nước mặt vùng ĐBSCL

STT Vùng công trình Công suất, m3/ngđ

Toàn vùng ĐBSCL 570 479.351

I Vùng sinh thái ngọt 277 228.618

1 An giang 188 214.395

2 Long An 0 0

3 Kiên Giang 10 1.388

4 Cần Thơ 30 0

5 Đồng Tháp 48 12.673

6 Tiền Giang 1 162

II Vùng sinh thái lợ 252 222.731

1 Hậu Giang 13 2.524

2 Vĩnh Long 110 36.083

7
3 Đồng Tháp 12 2.609

4 Long An 0 0

5 Kiên Giang 7 616

6 Tiền Giang 21 31.403

7 Sóc Trăng 0 0

8 Trà Vinh 13 6.500

9 Bến Tre 55 142.997

10 Bạc Liêu 0 0

11 Cần Thơ 21 0

II Vùng sinh thái mặn 41 28.001

1 Long An 0 0

2 Tiền Giang 1 1.545

3 Bến Tre 8 20.883

4 Trà Vinh 26 5.408

5 Sóc Trăng 0 0

6 Bạc Liêu 0 0

7 Kiên Giang 6 165

8 Cà Mau 0 0

8
Dưới đây sẽ đánh giá thực trạng khai thác nước mặt cho từng tỉnh trong vùng nghiên
cứu ở ĐBSCL:
1.2.1. Tỉnh Đồng Tháp
Nguồn nước mặt tỉnh Đồng Tháp khá dồi dào hầu như ít bị nhiễm mặn quanh năm.
Tuy nhiên một số nơi thuộc vùng sâu Đồng Tháp bị ảnh hưởng bởi nước phèn vào đầu
mùa mưa. Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn với tổng
chiều dài 122,9 km sông Tiền và 34,4 km sông Hậu cùng với những con sông lớn như
sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, và hệ thống khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng
chiều dài dòng chảy là 6.273 km. Mật độ sông trung bình 1,86 km/km2. Nguồn cung cấp
nước ngọt chủ yếu của tỉnh Đồng Tháp là từ Sông Tiền. Ngoài sông Tiền và sông Hậu,
còn có 2 nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt vùng phía Bắc tỉnh, đó là: sông
Tàpek, sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền và Hồng
Ngự [26].
Hiện toàn tỉnh có 60 công trình khai thác nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt nông
thôn với tổng lưu lượng khai thác nước mặt là 15.282 m3/ngày đêm chiếm 20% tổng lưu
lượng khai thác toàn tỉnh trong đó và được khai thác hầu khắp các huyện thị trong tỉnh
như Bảng 1.4, có sự phân chia rõ rệt cho vùng sinh thái, cụ thể:
 Đối với vùng sinh thái ngọt
Gồm 48 công trình khai thác với tổng công suất khai thác 12.673 m 3/ngày đêm với
tỷ lệ cấp nướcc hợp vệ sinh 96,66% (tương ứng 709.610 người) tập trung ở các huyện thị,
trong đó huyện Hồng Ngự nhiều công trình khai thác nhất là 19 công trình với công suất

9
1.870 m3/ngày đêm thấp hơn so với huyện Thanh Bình có 14 công trình nhưng công suất
khai thác 7.749 m3/ngày đêm, huyện Tân Hồng với 7 công trình khai thác với công suất
528 m3/ngày đêm thấp hơn huyện Tháp Mười với 4 công trình nhưng công suất khai thác
1.053 m3/ngày đêm,… thấp nhất là 02 thành phố Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự với 1
công trình tương ứng lưu lượng khai thác dưới 600 m 3/ngày đêm [27] (Hình 1.6 và Bảng
2).

Hình 1.6: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái ngọt tỉnh Đồng
Tháp

 Sinh thái lợ
Toàn vùng có 12 công tình khai thác nước mặt với tổng công suất khai thác 2.609
m /ngày đêm (chỉ bằng 1/5 lưu lượng khai thác vùng sinh thái ngọt của tỉnh). Tỷ lệ cấp
3

nước hợp vệ sinh 96,66% (tương ứng 610.712 người), trong đó huyện Tháp Mười, Châu
Thành và Lấp Vò có nhiều trạm khai thác nhất tới 3 công trình nhưng công suất khai thác
huyện Lấp Vò lớn nhất đạt 1.090 m3/ngày đêm, huyện Lai Vung với 2 công trình khai
thác có công suất 380 m3/ngày đêm, thành phố Cao Lãnh không có trạm khai thác nước
mặt (Hình 1.7 và Bảng 1.2).

10
Hình 1.7: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái lợ tỉnh Đồng
Tháp

11
Bảng 1.2: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT tỉnh Đồng Tháp

Vùng sinh thái ngọt Vùng sinh thái lợ


Số công trình cấp nƯớc tập trung Công suất khai thác, m /ngđ
3
Khai thác NƯớc Khai thác nƯớc Khai thác Khai thác
mặt dƯới đất NƯớc mặt nƯớc dƯới đất
Số Huyện, thị xã,
TT thành phố
Số công Số công Tổng công Tổng công
Công Công Công Công
Tổng trình khai trình khai Tổng suất khai suất khai Công Công Công Công
suất, suất, suất, suất,
cộng thác nƯớc thác nƯớc cộng thác nƯớc thác nƯớc trình trình trình trình
m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ
mặt dƯới đất mặt dƯới đất

1 Huyện Tân Hồng 31 7 24 4.796 528 4.268 7 528 24 4.268

2 Huyện Hồng Ngự 19 19 - 1.870 1.870 - 19 1.870 - -

3 Thị xã Hồng ngự 3 1 2 323 263 60 1 263 2 60

4 Huyện Tam Nông 40 2 38 10.898 530 10.368 2 530 38 10.368

5 Huyện Thanh Bình 25 14 11 9.782 7.749 2.033 14 7.749 11 2.033

6 Huyện Tháp Mười 85 7 78 16.493 1.586 14.907 4 1.057 52 9.938 3 529 26 4.969

7 Huyện Cao Lãnh 51 2 49 6.487 1.014 5.473 1 676 32 3.649 1 338 17 1.824

8 Huyện Lấp Vò 36 3 33 8.950 1.090 7.860 3 1.090 33 7.860

9 TP. Cao Lãnh 6 - 6 1.040 - 1.040 2 347 - - 4 693

10 Huyện Lai Vung 55 2 53 11.241 380 10.861 2 380 53 10.861

11 Huyện Châu Thành 20 3 17 4.079 272 3.807 3 272 17 3.807

Tổng cộng 371 60 311 75.959 15.282 60.677 48 12.673 161 30.662 12 2.609 150 30.015

31
1.2.2. Tỉnh An Giang
Là tỉnh thuộc vùng sinh thái ngọt ĐBSCL không trực tiếp giáp biển, phía Tây giáp
tỉnh Kiên Giang nên cơ bản nguồn nước mặt của tỉnh ít bị nhiễm mặn do có hệ thống
công trình thủy lợi tỉnh Kiên Giang điều tiết làm hạn chế xâm nhập mặn vào nguồn nước
của tỉnh An Giang.
Theo Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh An Giang đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong điều kiện BĐKH, thì tỉnh An Giang có trữ
lượng nước mặt khá dồi dào với một số sông lớn như sông Tiền, sông Hậu chảy qua với
chiều dài trên 99km ngoài ra còn có các sông/kênh rạch nội đồng như (rạch Ông Chưởng,
Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế,..) cùng các hồ búng.
Với nguồn nước ngọt phong phú ít bị nhiễm mặn nên hiện nay toàn tỉnh có 188
công trình khai thác nước mặt và 04 công trình hồ chứa nước với tổng dung tích đạt 3
triệu m3, tổng tổng công suất khai thác của 188 công trình khai thác nước mặt là 214.395
m3/ngày đêm phân bố ở 11 huyện thị trong tỉnh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho
2.055.980 người dân nông thôn của tỉnh sử dụng nước hợp vệ sinh (đạt tỷ lệ 99,27%)
[14]. Trong đó huyện Châu Thành có số lượng công trình khai thác lớn nhất là 32 công
trình với tổng lượng khai thác 17.765m3/ngày đêm, tiếp đó là huyện Chợ Mới và huyện
An Phú với 27 công trình khai thác và lưu lượng khai thác lần lượt là 26.830 m 3/ngày
đêm; 14.827 m3/ngày đêm, thấp nhất là thành phố Châu Đốc có 4 công trình khai thác với
tổng lưu lượng khai thác 24.400m3/ngày đêm; thành phố Long Xuyên có số lượng công
trình khai thác thấp thứ 2 trong tỉnh là 8 công trình tuy nhiên toàn tập trung công trình
khai thác quy mô lớn với tổng công suất khai thác của 8 công trình là 59.880 m3/ngày
đêm (Hình 1.8 và Bảng 1.3).

Hình 1.8: Lưu lượng khai thác nước mặt tỉnh An Giang

32
Bảng 1.3: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT
tỉnh An Giang [14]

Khai thác nước Khai thác nước


Số công mặt dưới đất
Công suất
Huyện, thị xã, trình cấp
STT khai thác,
thành phố nước tập Công Công
m3/ngđ Công Công
trung suất, suất,
trình trình
m3/ngđ m3/ngđ

1 TP. Long Xuyên 8 59.880 8 59.880

2 TP. Châu Đốc 4 24.400 4 24.400

3 H. An Phú 27 14.827 27 14.827

4 TX. Tân Châu 13 15.291 13 15.291

5 H. Phú Tân 15 12.327 15 12.327

6 H. Châu Phú 32 17.765 32 17.765

7 H. Tịnh Biên 14 13.079 14 13.079

8 H. Tri Tôn 17 6.785 15 6.035 2 750

9 H. Châu Thành 16 10.670 16 10.670

10 H. Chợ Mới 27 26.830 27 26.830

11 H. Thoại Sơn 17 13.291 17 13.291

Tổng cộng 190 215.145 188 214.395 2 750

1.2.3. Tỉnh Kiên Giang


Hệ thống sông kênh rạch tỉnh Kiên Giang khá phong phú với tổng chiều dài hơn
2.000km gồm các sông tự nhiên như: sông Giang Thành, sông Cái Lớn, sông Cái Bé,…
là các sông lớn đổ ra biển Tây ngoài ra còn có hệ thống kênh đào chằng chịt như: Tứ giác
Long Xuyên, kênh Vĩnh Tế, Tám Ngàn, Tri Tôn, Mỹ Thái, Ba Thê, Kiên Hải, Cái Sắn,…
với hướng chảy Đông Bắc – Tây Nam bắt nguồn từ sông Hậu,… là vùng giáp biển Tây bị
xâm nhập mặn tới 4g/l tiến sâu vào nội đồng tới 62km trên sông Cái Lớn [25] gây khó
khăn cho việc khai thác nước mặt.
Toàn tỉnh có 25 công trình khai thác nước mặt với lưu lượng khai thác
2.169m3/ngày đêm để cấp nước SHNT cho 1.117.586 dân. Trong đó có 02 trạm khai thác
nước hồ chứa gồm 01 hồ chứa Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc với dung tích hồ
3÷10 triệu m3 (tùy thời điểm trong năm) và 01 hồ chứa nước đảo Hòn Ngang thuộc huyện
33
đảo Kiên Hải với dung tích dưới 0,2 triệu m 3, có sự phân chia rõ rệt cho vùng sinh thái, cụ
thể:

34
 Đối với vùng sinh thái ngọt
Gồm 12 công trình khai thác nước mặt thuộc 6/8 huyện-thị với tổng công suất khai
thác 1.388 m3/ngày đêm (trong đó có 02 hồ chứa là hồ Dương Đông và hồ đảo Hòn
Ngang). Huyện Châu Thành có 01 công trình khai thác nước mặt tập trung với công suất
khai thác 108 m3/ngày đêm; huyện Hòn Đất có 5 công trình với công suất 720 m 3/ngày
đêm; huyện Kiên Lương có 01 công trình với công suất 300 m3/ngày đêm,… (Bảng 1.4
và Hình 1.9).

Hình 1.9: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái ngọt tỉnh Kiên
Giang
 Sinh thái lợ
Toàn vùng có 7 công trình khai thác nước mặt với tổng công suất 616 m 3/ngày đêm
(công suất khai thác bằng ½ vùng sinh thái ngọt), trong đó huyện Gò Quao có 3 công
trình khai thác với lưu lượng 128 m3/ngày đêm, huyện Tân Hiệp với 2 công trình có công
suất 260 m3/ngày đêm,…( Bảng 1.4 và Hình 1.10).

Hình 1.10: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái lợ tỉnh Kiên
Giang
 Sinh thái mặn

35
Toàn vùng có 6 công trình khai thác nước mặt với tổng công suất 165m 3/ngày đêm
tập trung ở 02 huyện trong đó huyện Hòn Đất với 5 công trình có công suất khai thác 90
m3/ngày đêm và huyện Kiên Lương 1 công trình với công suất 75 m 3/ngày đêm (Bảng
1.4)

36
Bảng 1.4: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT tỉnh Kiên Giang

Vùng sinh thái ngọt Vùng sinh thái lợ Vùng sinh thái mặn
Số công trình cấp nước tập
Công suất khai thác, m3/ngđ
trung Khai thác nước Khai thác nước Khai thác nước Khai thác nước Khai thác nước
Khai thác nước mặt
mặt dưới đất dưới đất mặt dưới đất

Tổng
Huyện, thị Tổng
Số công
xã, thành công
TT Số công Số công suất Công
phố suất Công Công Công Công Công
Tổng trình khai trình khai Tổng khai Công Công Công Công Công suất, Công
khai suất, suất, suất, suất, suất,
cộng thác nước thác nước cộng thác trình trình trình trình trình m3/ng trình
thác m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ
mặt dưới đất nước đ
nước
dưới
mặt
đất

1 An Biên 4 - 4 8.500 - 8.500 4 8500

2 An Minh 2 - 2 1.600 - 1.600 2 1600

3 Châu Thành 7 2 5 2.736 216 2.520 1 108 3 1260 1 108 2 1.260

4 Giồng Riềng 14 1 13 4.820 120 4.700 1 120 13 4.700

5 Gò Quao 11 3 8 5.208 128 5.080 3 128 8 5.080

6 Hòn Đất 12 10 2 940 810 130 5 720 1 90 5 90 1 40

1 hồ
7 Kiên Hải 4 1 3 720 - 720 3 720
chứa

8 Kiên Lương 2 2 - 375 375 - 1 300 1 75

6 1 hồ
9 Phú Quốc 2 1 1 360 300 60 1 300
0 chứa

10 Tân Hiệp 5 5 - 520 520 - 3 260 2 260

11 U Minh Thượng 3 - 3 1.800 - 1.800 3 1800

12 Vĩnh Thuận 3 - 3 3.080 - 3.080 3 3080

35
13 Rạch Giá - - - - - -

14 Hà Tiên - - - - - -

15 Giang Thành - - - - - -

Tổng cộng 69 25 44 30.659 2.229 28.430 12 1.448 8 2.370 7 616 23 11.040 6 165 13 15.020

35
1.2.4. Thành phố Cần Thơ
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16
km, chiều rộng từ 280÷350m, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái
Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt
quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa
lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158
sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua
thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà
Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện
ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa
mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái ngọt của tỉnh Cần Thơ gồm 01 phần của huyện Thốt
Nốt tính về phía thượng nguồn với dân số khoảng 418.877 người chiếm khoảng 32% dân
số tỉnh (tính tới năm 2018). Từ kết quả thu thập Trung tâm Nước sạch và VSMT nông
thôn tỉnh Cần Thơ thì hiện nay nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước SHNT của tỉnh từ
nguồn nước mặt và nước dưới đất với tổng cộng 439 trạm cấp nước do Trung tâm nước
sạch và VSMT nông thôn quản lý và tỷ lệ cấp nước sinh hoạt hiện nay của tỉnh đạt
96,66% trong đó tỷ lệ đạt QCVN 02:2009/BYT là 66,76%.
1.2.5. Tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng ĐBSCL với mạng lưới sông/rạch chằng
chịt nối tiếp với các cửa biển là nơi giao hội của dòng chảy lũ từ thượng nguồn sông
Mekong đổ về và dòng triều từ các cửa sông Hàm Luông, Cửa Tiểu, Cửa Đại đổ vào.
Trong tỉnh có một số sông lớn chảy qua như sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây,…
- Sông Tiền với chiều dài 115km chạy qua tỉnh với bề rộng sông từ 600-1.800m tiết
diện ướt vào khoảng 2.500-17.000m2 và chịu ảnh hưởng triều quanh năm. Lưu lượng mùa
kiệt khoảng 130 - 190m3/s. Kết nối với sông Tiền là hệ thống kênh rạch dày đặc thuộc lưu
vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây.
- Hầu hết sông, rạch trên khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều
không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các
cửa sông từ 3,5 – 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông
Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 – 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ
chảy xuôi đến 1,5 – 1,8m/s. Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102km) biên
độ

36
triều lớn nhất từ 121 – 190cm, mùa lũ biên độ triều nhỏ nhất khoản 10 – 130cm và vào
mùa cạn biên độ triều lớn nhất là 190 - 195cm. Đỉnh triều lớn nhất tại Mỹ Thuận là
196cm và chân triều thấp nhất là -134cm.
Hiện toàn tỉnh có 23 công trình khai thác nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt nông
thôn do Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang quản lý khai thác vận hành với tổng
lưu lượng khai thác 33.106 m3/ngày đêm (chiếm 19% lưu lượng khai thác của tỉnh) với
công suất từng trạm dao động từ 200m3/ngày đêm đến trên 4.000 m 3/ngày đêm, trong đó
có 6 công trình khai thác nguồn nước trên sông Tiền và 17 trạm còn lại khai thác nước
trên các sông/kênh/rạch lớn nội đồng trong tỉnh.
Quản lý khai thác các công trình khai thác cấp nước sinh hoạt nông thôn do Hợp tác
xã cấp nước SHNT, tư nhân và doanh nghiệp, Công ty TNHH MTN cấp nước Tiền
Giang,… Nhìn chung việc khai thác các công trình cấp nước theo đúng quy trình đạt hiệu
quả. Tuy nhiên gần đây do nhu cầu sử dụng nước tăng cao, một số hệ thống công trình
khai thác bị xuống cấp, và một số công trình bị nhiễm mặn ở một số huyện Chợ Gạo, Gò
Công Tây gây khó khăn cho việc cấp nước SHNT của tỉnh.
 Sinh thái ngọt
Phạm vi vùng sinh thái ngọt gồm 1 phần 4 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy
và Tân Phước) nhưng chỉ có 01 công trình khai thác thuộc huyện Cái Bè với công suất
khai thác 162m3/ngày đêm. (Bảng 1.5).
 Sinh thái lợ
Phạm vi phân vùng sinh thái lợ có 5/11 huyện có công trình khai thác nước mặt với
21 công trình khai thác có tổng lưu lượng 31.403 m 3/ngày đêm. Trong đó huyện Gò Công
Tây có tới 14 công trình khai thác với lưu lượng 17.725 m 3/ngày đêm; tiếp đó là huyện
Tân Phú Đông với 4 công trình khai thác có công suất 7.847 m 3/ngày đêm,… (Bảng 1.5,
Hình 1.11).

37
Hình 1.11: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái lợ tỉnh Tiền
Giang
 Sinh thái mặn
Huyện Gò Công Tây thuộc vùng sinh thái mặn và có 01 công trình khai thác nước
mặt với lưu lượng đạt 1.545 m3/ngày đêm (Bảng 1.5).

38
Bảng 1.5: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT tỉnh Tiền Giang [28]

Vùng sinh thái ngọt Vùng sinh thái lợ Vùng sinh thái mặn
Số công trình cấp nước
Công suất khai thác, m3/ngđ Khai thác Khai thác
tập trung Khai thác Khai thác Khai thác Khai thác
nước dưới nước dưới
nước mặt nước mặt nước dưới đất nước mặt
đất đất
Số Huyện, thị xã,
TT thành phố Số công
Số công trình Tổng Tổng công
Công Công Công Công Công Công
Tổng trình khai Tổng công suất suất khai Công Công Công Công Công Công
suất, suất, suất, suất, suất, suất,
cộng khai thác thác cộng khai thác thác nước trình trình trình trình trình trình
m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ
nước mặt nước nước mặt dưới đất
dưới đất

1 Cái Bè 130 2 128 32.270 1.135 31.135 1 162 18 4.448 1 973 110 26.687

2 Cai Lậy 110 - 110 35.000 - 35.000 27 8.750 - 83 26.250

3 Tx. Cai Lậy - - - - - -

4 Châu thành 71 1 70 29.431 224 29.207 1 224 70 29.207

5 Tân Phước 45 - 45 6.387 - 6.387 30 4.258 15 2.129

6 TP.Mỹ Tho 18 - 18 9.389 - 9.389 18 9.389

7 Chợ Gạo 153 - 153 20.334 - 20.334 153 20.334

8 Gò Công Tây 37 14 23 26.510 17.725 8.785 14 17.725 23 8.785

9 Tx. Gò Công 5 - 5 3.439 - 3.439 5 3.439

10 Gò Công 5 2 3 6.389 6.179 210 1 4.634 2 158 1 1544,7 1 52,5


Đông

11 Tân Phú Đông 4 4 - 7.847 7.847 - 4 7.847

Tổng cộng 578 23 555 176.996 33.110 143.886 1 162 75 17.456 21 31.403 479 126.378 1 1.545 1 52,5

39
1.2.6. Tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh có hệ thống sông kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng
2.300km với mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông Hậu thuộc Châu Thành
lên đến 2km/km, chế độ thủy văn của tỉnh vừa chịu ảnh hưởng của chế độ mưa nội đồng,
thủy triều biển Đông, biển Tây và nguồn nước từ sông Hậu về. Với 2 trục giao thông thủy
quốc gia là kênh Xà Nô, kênh Quản lộ - phụng hiệp. Tạm chia địa hình tỉnh Hậu Giang
làm 3 vùng:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha,
phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều.Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển
mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía,
khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…
Hiện nay nguồn nước có khả năng cung cấp cho các nhu cầu sử dụng nước sinh
hoạt, cho các trạm cấp nước thô đều được lấy từ hệ thống sông trong tỉnh. Với tổng cộng
có 13 công trình khai thác và [29].
Phạm vi phân vùng sinh thái thì tỉnh Hậu Giang nằm trọn trong vùng sinh thái lợ,
theo [29] toàn tỉnh có 13 công trình khai thác nước mặt với tổng công suất khai thác
nguồn nước mặt đạt 2.524 m3/ngđ, nguồn nước khai thác cho các trạm cấp nước thô đều
được lấy từ hệ thống sông trong tỉnh. Có 7/8 huyện trong tỉnh có trình khai thác nước mặt
trong đó huyện Phụng Hiệp có 5 công trình khai thác 760 m 3/ngđ, tiếp đó là thị xã Long
Mỹ có 4 công trình khai thác với lưu lượng khai thác 484 m 3/ngđ, huyện Vị Thủy có 3
trạm khai thác nhưng với lưu lượng khai thác lớn nhất tỉnh là 1.180; thấp nhất là huyện
Châu Thành A có 01 trạm cấp nước với lưu lượng khai thác là 100 m 3/ngđ (Bảng 1.6,
Hình 1.12).

40
Hình 1.12: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt tỉnh Hậu Giang [29]
Bảng 1.6: Tổng hợp công trình khai thác nước mặt tỉnh Hậu Giang [29]

Công Khai thác nước Khai thác nước


Số công suất mặt dưới đất
Huyện, thị xã, trình cấp
STT khai Công Công
thành phố nước tập Công Công
thác, suất, suất,
trung m3/ngđ trình trình
m3/ngđ m3/ngđ
1 Thị xã Ngã Bảy 0 -
2 TP.Vị Thanh 1 700 1 700
3 Long Mỹ 3 1.320 3 1320
4 Thị xã Long Mỹ 4 484 4 484
5 Châu Thành 7 2.160 7 2160
6 Vị Thủy 10 4.920 3 1180 7 3740
7 Châu Thành A 17 3.740 1 100 16 3640
8 Phụng Hiệp 23 6.200 5 760 18 5440
Tổng cộng 65 19.524 13 2.524 52 17.000

1.2.7. Tỉnh Vĩnh Long


Vĩnh Long thuộc vùng sinh thái lợ ĐBSCL, là tỉnh không trực tiếp giáp biển, với
hệ thống sông ngòi dày đặc, có sông lớn như sông Tiền, sông Cổ Chiên chảy qua, ngoài ra
còn có các kênh rạch nội đồng tạo ra hệ sông ngòi chằng chịt, nguồn tài nguyên nước mặt
khá phong phú.

41
- Sông Tiền – sông Cổ Chiên nằm ở phía Bắc của tỉnh và là nhánh phía Đông của
sông Mê Công; có chiều rộng 600 – 2.100 m, sâu từ 20 – 40m. Lưu lượng đo được tại
trạm Mỹ Thuận tháng 10 - lưu lượng chảy xuôi tức thời lớn nhất từ 20.000-22.000 m 3/s
(2000-2009). Năm 2009 là năm lũ trung bình ở ĐBSCL, tại Mỹ Thuận, lưu lượng bình
quân tháng 10/2009 là 14.600 m3/s, lưu lượng chảy xuôi tức thời lớn nhất tháng 10/2009
là 21.700 m3/s. Lưu lượng nước mùa kiệt vào tháng 4 từ 898 đến 1.900m 3/s, mùa lũ vào
tháng 10 từ 8.900 đến 16.500 m3/s. Sông Cổ Chiên là nhánh tách từ sông Tiền, nằm ở
phía Đông Bắc của tỉnh, sông Cổ chiên có chiều rộng từ 800-2.500 m, sâu từ 20-40 m,
đoạn đi qua Vĩnh Long dài khoảng 59 km, lưu lượng dao động từ 1.814 – 19.540 m 3/s.
Sông Cổ Chiên vừa là nguồn cung cấp nước chính cho ĐBSCL và Vĩnh Long, vừa là
đường dẫn lũ, triều gây ngập cho Vĩnh Long.
- Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ Chiên,
chạy dọc theo phía Tây Nam của tỉnh. Sông Hậu có có chiều rộng từ 1.500-3.000 m, sâu
từ 15-30 m. Sông Hậu vừa là nguồn cung cấp nước chính cho ĐBSCL, đoạn đi qua Vĩnh
Long dài khoảng 46 km. Tại Cần Thơ, tháng 10 lưu lượng chảy xuôi tức thời lớn nhất từ
21.000 - 23.000 m3/s (2000-2009). Năm 2009 là năm lũ trung bình ở ĐBSCL, tại Cần Thơ
lưu lượng bình quân tháng 10/2009 là 14.200 m 3/s, lưu lượng chảy xuôi tức thời lớn nhất
tháng 10/2009 là 22.000 m3/s. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỉ
m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Công). Tổng lượng phù sa của sông
Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Công).
- Sông Măng Thít: gồm 1 phần sông tự nhiên, 1 phần kênh đào nối từ sông Cổ
Chiên (tại Quới An) sang sông Hậu (tại Trà Ôn), tổng chiều dài là 47 km, có bề rộng
trung bình từ 110-150 m. Lưu lượng tức thời lớn nhất sông Cổ Chiên chảy vào từ 1.500-
1.600 m/s và từ sông Măng Thít chảy ra sông Hậu từ 525-650 m/s. Sông Măng Thít có
vị trí quan trọng trong việc chuyển nước từ sông chính vào trung tâm nội đồng trong mùa
kiệt giải quyết vấn đề tiêu thoát ra sông chính trong mùa lũ, đồng thời cũng là trục giao
thông thủy quan trọng của tỉnh Vĩnh Long và ĐBSCL.
Theo [30] hiện toàn tỉnh có 110 công trình khai thác nước mặt với lưu lượng là
36.083m3/ngày đêm phân bố ở khắp các huyện thị trong tỉnh (trừ thành phố Vĩnh Long
không có công trình khai thác). Trong đó huyện Vũng Liêm có công trình khai thác nhiều
nhất là 23 công trình với lưu lượng khai thác 7.946 m 3/ngày đêm; huyện Tam Bình đứng
thứ hai là 21 công trình với lưu lượng khai thác 7.547 m 3/ngày đêm; và thấp nhất là huyện
Trà Ôn và Bình Minh với 8 công trình khai thác và lưu lượng khai thác trên 2.125
m3/ngày đêm.
Bảng 1.7: Tổng hợp các công trình cấp nước khai thác nguồn nước tỉnh Vĩnh Long [30]

42
Số công Công Khai thác nước mặt Khai thác nước
trình cấp suất, dưới đất
STT Huyện, thị xã, nước tập m3/ngđ
thành phố trung Công Công suất, Công Công suất,
trình m3/ngđ trình m3/ngđ

1 Huyện Măng Thít 17 4.660 17 4.660

2 Huyện Vũng Liêm 23 7.946 23 7.946

3 thị xã Bình Minh 8 2.147 8 2.147

4 huyện Bình Tân 14 5.067 14 5.067

5 huyện Trà Ôn 14 3.907 8 2.125 6 1.782

6 huyện Long Hồ 23 9.099 19 6.591 4 2508

7 huyện Tam Bình 21 7.547 21 7.547

8 TP. Vĩnh Long 1 169 1 169

Tổng cộng 121 40.542 110 36.083 11 4.459

Hình 1.13: Công suất khai thác nước mặt tỉnh Vĩnh Long
2.3.8. Tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh có mạng lưới sông rạch khá dày đặc với hai sông lớn là sông Cổ Chiên
và sông Hậu, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt cung cấp nước cho nội đồng. Nguồn
nước mặt trực tiếp cung cấp cho tỉnh là hai sông lớn: Sông Tiền và Sông Hậu (mùa mưa
43
lưu lượng 5.000m3/s; mùa khô lưu lượng đạt 1860-2230m 3/s) [32] thông qua dự án thủy
lợi Nam Măng Thít. Hệ thống sông rạch chính tại Trà Vinh gồm:
- Sông Cổ Chiên là một nhánh lớn của sông Tiền với chiều dài trên địa bàn tỉnh
khoảng 45 km, đoạn sông có bề rộng lớn nhất là thuộc khu vực huyện Càng Long với bề
rộng trung bình từ 1,8 ÷ 2,l km và độ sâu trung bình từ 4÷14m, bên cạnh đó do địa hình
đáy sông Cổ Chiên có độ sâu dao động lớn với cao độ đáy sông dao động từ -6.4 ÷10.5m
và đoạn chảy ra biển có độ sâu trên dưới 10m có nơi 13÷14m, khả năng tải nước của sông
này cực đại bình quân có lúc đến 12.000÷19.000m3/giờ.
- Sông Hậu chảy theo hướng song song với sông Cổ Chiên có chiều dài khoảng
43km trong địa bàn tỉnh với bề mặt sông rộng trung bình 2,5÷3,0km và độ sâu dao động
từ 7÷13m có khu vực sâu tới 14÷45m. Sông Hậu giữ một vị trí quan trọng trong việc cung
cấp nguồn nước ngọt cho tỉnh Trà Vinh nói riêng và của ĐBSCL nói chung với khả năng
tải nước tức thời cực đại bình quân của sông lên tới 20.000÷32.000m3/giờ.
- Ngoài 2 sông Hậu và Sông Cổ Chiên thì trong tỉnh còn có các sông/kênh/rạch
như các sông nhánh như sông Cái Hóp – An Rường, sông Cần Chông, rạch Tân Định,
rạch Bông Ót, rạch Tổng Long,... và trên 600km kênh lớn, khoảng hơn 2000km kênh cấp
I, II (Sở TNvà MT Trà Vinh,2005), các kênh rạch này là những huyết mạch nhỏ nối liền
giữa các xã, huyện trong tỉnh sau đó chảy ra biển theo sông Hậu và sông Cổ Chiên.
Toàn tỉnh có 13 công trình khai thác nước mặt với lưu lượng là 6.500m 3/ngày đêm
nằm hoàn toàn ở vùng sinh thái lợ (vùng sinh thái mặn không có công trình khai thác
nước mặt). Công trình khai thác nước mặt phân bố ở 3/9 huyện thị, trong đó huyện Càng
Long có 11 công trình với tổng công suất khai thác 5.400 m 3/ngày đêm; huyện Châu
Thành và TP. Trà Vinh có 01 công trình với lưu lượng khai thác lần lượt là 900 m 3/ngày
đêm và 200 m3/ngày đêm.(Hình 1.27 và Bảng 1.10).
Công tác quản lý trạm cấp nước tập trung phục vụ cấp nước SHNT trên địa bàn
tỉnh chủ yếu do Trung tâm NS và VSMT nông thôn tỉnh quả lý, trong năm 2019 một số
công trình đã hạn chế khai thác do nằm trong vùng thường xuyên bị hạn hán nhiễm mặn
gây khó khăn cho việc khai thác và số hộ thường xuyên bị hạn hán nhiễm mặn của vùng
là 8.910 hộ.

44
Hình 1.14: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt tỉnh Trà Vinh [33]

45
Bảng 1.8: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT tỉnh Trà Vinh [33]

Vùng sinh thái lợ Vùng sinh thái mặn


Số công trình cấp nước tập
Công suất khai thác, m3/ngđ
trung Khai thác N. Khai thác N.
Khai thác NDĐ Khai thác NDĐ
mặt mặt
Số Huyện, thị xã,
TT thành phố
Số công Tổng công
Số công Tổng công Công Công Công Công
Tổng trình khai Tổng suất khai Công Công Công Công
trình khai suất khai suất, suất, suất, suất,
cộng thác nước cộng thác nước trình trình trình trình
thác NDĐ thác NDĐ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ
mặt mặt

1 TP. Trà Vinh 1 1 0 200 200 - 1 200 0 -

2 H. Càng Long 16 11 5 7.140 5400 1.740 11 5400 5 1.740

3 H. Tiểu Cần 13 0 13 2.760 0 2.760 13 2.760

4 H. Cầu Kè 18 0 18 2.240 0 2.240 18 2.240

5 H. Cầu Ngang 12 0 12 1.700 0 1.700 8 1.133 4 567

6 H. Châu Thành 9 1 8 3.800 900 2.900 1 900 2 725 6 2.175

7 Tx. Duyên Hải 7 0 7 2.200 0 2.200 2 733 5 1.467

8 H. Duyên Hải 7 0 7 1.800 0 1.800 4 1.200 3 600

9 H. Trà Cú 22 0 22 1.800 0 1.800 14 1.200 8 600

Tổng cộng 105 13 92 23.640 6.500 17.140 13 6.500 66 11.732 0 0 26 5.408

46
1.2.9. Tỉnh Bến Tre
Bến Tre là tỉnh có nguồn nước mặt khá dồi dào, hệ thống sông rạch phân bố rộng
khắp trong tỉnh gồm các con sông lớn như: sông Mỹ Tho với chiều dài 90km chảy qua
tỉnh, lưu lượng nước vào mùa lũ khoảng 6.480 m3/s, vào mùa khô khoảng 1.598 m3/s;
sông Cổ Chiên dài 80 qua tỉnh, lưu lượng mùa lũ khoảng 6.000 m3/s, vào mùa khô khoảng
1.480 m3/s; sông Ba Lai dài 55km, lưu lượng nước vào mùa lũ khoảng 240 m 3/s, vào mùa
khô khoảng 59 m3/s; sông Hàm Luông dài 70km, lưu lượng nước mùa vào lũ khoảng
3.360 m3/s, mùa khô khoảng 828 m3/s; và một số sông/kênh/rạch nhỏ khác.
Tới nay toàn tỉnh có 63 công trình khai thác nước mặt đều được lấy từ sông Tiền
cấp nước sinh hoạt với tổng công suất 164.045 m 3/ngày đêm, được phân bố hầu khắp các
huyện thị trong tỉnh [35] (Bảng 1.9) .
Việc quản lý các công trình khai thác nước tập trung của tỉnh do Trung tâm NS &
VSMT nông thôn và một số đơn vị tư nhân quản lý. Cấp nước SHNT của tỉnh chủ yếu
dựa vào các trạm khai thác nước mặt, tuy nhiên một số năm gần đây do diễn biến xâm
nhập mặn vào các tháng mùa khô làm ảnh hưởng tới khả năng khai thác, trừ một số nhà
máy thuộc vùng ngọt ở huyện Chợ Lách, bắc Châu Thành (nguồn: UBND tỉnh Bến Tre,
Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 về việc phê duyệt đề án xây dựng hạ tầng
cung cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt giai đoạn 2016-2020).
 Sinh thái lợ
Toàn vùng có 55 công trình khai thác với tổng công suất khai thác 142.997
m /ngày đêm, phân bố đều 9 huyện thị của vùng. Huyện Châu Thành với 11 công trình,
3

tổng công suất 30.600 m3/ngày đêm; huyện Giồng Trôm 8 công trình, công suất 13.300
m3/ngày đêm; thành phố Bến Tre có 01 công trình nhưng công suất khai thác lớn nhất tới
26.660 m3/ngày đêm,… (Hình 1.15, Bảng 1.9).

47
Hình 1.15: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái lợ tỉnh [35]
 Sinh thái mặn
Toàn vùng có 08 công trình khai thác với tổng công suất khai thác 20.883 m 3/ngày
đêm, phân bố 3 huyện thị trong đó huyện Ba Tri với 4 công trình tổng công suất 6.967
m3/ngày đêm; huyện Thạnh Phú và Bình Đại 2 công trình với công suất lần lượt là 5.450
m3/ngày đêm và 8.467 m3/ngày đêm (Hình 1.16, Bảng 1.9).

Hình 1.16: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước mặt vùng sinh thái mặn tỉnh
[35]

48
Bảng 1.9: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT tỉnh Bến Tre [35]

Vùng sinh thái lợ Vùng sinh thái mặn


Số công trình cấp nước tập
Công suất khai thác, m /ngđ
3
trung Khai thác nước Khai thác nước Khai thác nước Khai thác nước
mặt dưới đất mặt dưới đất
Số Huyện, thị xã,
TT thành phố
Số công Số công Tổng công
Tổng công Công Công
Tổng trình khai trình khai suất khai Công Công suất, Công Công Công suất, Công
Tổng cộng suất khai thác suất, suất,
cộng thác nước thác nước thác nước trình m3/ngđ trình trình m3/ngđ trình
nước mặt m3/ngđ m3/ngđ
mặt dưới đất dưới đất

1 TP. Bến Tre 1 1 - 26.660 26.660 - 1 26.660

2 Ba Tri 10 10 - 20.900 20.900 - 6 13.933 4 6.967

3 Giồng Trôm 8 8 - 13.300 13.300 - 8 13.300

4 Mỏ Cày Bắc 8 8 - 3.480 3.480 - 8 3.480

5 Mỏ Cày Nam 8 8 - 14.900 14.900 - 8 14.900

6 Thạnh Phú 5 5 - 10.900 10.900 - 3 5.450 2 5.450

7 Bình Đại 6 6 - 25.400 25.400 - 4 16.933 2 8.467

8 Châu Thành 11 11 - 30.600 30.600 - 11 30.600

9 Chợ Lách 10 6 4 17.905 17.740 3.300 6 17.740 4 3.300

Tổng cộng 67 63 4 167.180 163.880 3.300 55 142.997 4 3.300 8 20.883 - -

49
1.3. Thực trạng khai thác nước dưới ngầm (nước dưới đất)
Với trữ lượng nước dưới đất vùng ĐBSCL khá phong phú, cùng với chất lượng
nước dưới đất khá tốt. Theo kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy rằng các tầng
chứa nước đều có phân khu nước nhạt, lợ. Chất lượng nước có tổng độ khoáng hóa cao,
trong đó có khu phân bố nước nhạt thuộc kiểu nước bicacbonat nattri đáp ứng được các
tiêu chuẩn sử dụng nước cho sinh hoạt, ăn uống,… của người dân. Do ảnh hưởng của xâm
nhập mặn nên nguồn nước mặt bị nhiễm mặn vào mùa khô khó cho công tác cấp nước,
nguồn nước dưới đất đang được coi là phong phú cả về chất và lượng, lại dễ khai thác nên
việc khai thác dưới đất là nguồn nước cấp chính cho sinh hoạt và xảy ra ở hầu khắp các
tỉnh ĐBSCL, với tình hình BĐKH như hiện nay và nguồn nước mặt đang có dấu hiệu
nhiễm mặn thì cần hạn chế khai thác để đảm bảo bền vững cho những năm cực hạn cũng
như nhu cầu sử dụng lâu dài. Hiện khu vực ĐBSCL có 02 hình thức khai thác nguồn nước
dưới đất với quy mô khác nhau, bao gồm:
- Nước giếng khoa nhỏ lẻ hộ gia đình:
Hình thức này phát triển rộng rãi từ những năm 1990s của thế kỷ trước ở những
nơi có điều kiện thuận lợi về nước dưới đất với những thi công đơn giản, chi phí thấp,
nguồn nước dồi dào, chất lượng nước chấp nhận được nên hình thức này phát triển mạnh,
loại hình này chiếm khoảng 34% tỷ lệ cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL, những năm gần
đây nguồn nước khan hiếm các giếng khoan đều do đội khoan tư nhân thi công không
đúng quy trình kỹ thuật, gia cố thành giếng không tốt không cách ly tầng chứa nước nên ô
nhiễm từ nước thải ở tầng trên ngấm xuống và những giếng khoan này thường có độ sâu
khá nông dưới 200m để phục vụ cho hộ gia đình với đường kính khoan 42 và 49,
thành giếng thường là loại ống nhựa PVC, hình thức lấy nước có thể bằng bơm tay hoặc
bơm điện. Trong đó phải kể tới người dân vùng nông thôn sống xa khu vực cấp nước tập
trung ở nơi hẻo lánh khi mà nguồn nước mặt bị nhiễm mặn như tỉnh Cà Mau có 187.363
công trình khai thác, tỉnh Long An có 2.381 công trình với tổng lưu lượng 55.857
m3/ngày đêm ,… (bổ sung nguồn),….
- Nước giếng khoan quy mô lớn phục vụ công trình cấp nước tập trung:
Đây là loại hình cấp nước mang lại hiệu quả cao và được chú trọng phát triển trong
những năm gần đây, các công trình khai thác nước tập trung thường được khai thác ở tầng
nước sâu với chiều sâu mỗi giếng dao động từ 280-400m và khai thác ở 6 tầng chứa nước
chính qp3, qp23, qp1, n22, n21 và n13 (trong đó khai thác nhiều ở tầng n21, n22), loại
hình khai thác này cũng chiếm tỷ lệ lớn ở vùng ĐBSCL. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ
hiện toàn vùng ĐBSCL có 3.028 công trình khai thác NDĐ tập trung với tổng lưu lượng

50
397.551 m3/ngày đêm. Tỉnh Cà Mau có số lượng công trình khai thác lớn nhất tới 187.602
công trình (khai thác tập trung, nhỏ lẻ) – đây cũng là một đặc thù cho tỉnh nằm cuối hệ
thống sông Mekong bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn của biển Đông và biển Tây nên
nước ngầm là nguồn nước khai thác chính phục vụ cấp nước SHNT. Tiếp đến là tỉnh
Long An cũng có số lượng công trình khai thác lớn. Số lượng công trình, cống suất khai
thác có sự phân bố theo từng vùng sinh thái (Bảng 1.10), cụ thể:
+ Đối với vùng sinh thái ngọt: Toàn vùng có 722 công trình khai thác với tổng lưu
lượng khai thác 63.204m3/ngày đêm; trong đó cao nhất là tỉnh Long An, Cần Thơ với số
lượng công trình trên 200 và lưu lượng khai thác tỉnh Long An đạt 13.864 m 3/ngày đêm,
tiếp đến là Đồng Tháp có ít công trình khai thác hơn (161 công trình) nhưng lại có công
suất khai thác lớn nhất 30.662 m3/ngày đêm, thấp nhất tỉnh An Giang có 2 công trình với
công suất 750m3/ngày đêm,… (Bảng 1.10, Hình 1.17).

Hình 1.17: Công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái ngọt ĐBSCL
+ Đối với vùng sinh thái lợ: Toàn vùng có 1.822 công trình khai thác với tổng lưu
lượng khai thác là 288.740m3/ngày đêm, trong đó cao nhất là tỉnh Tiền Giang với 479
công trình có tổng công suất khai thác 126.378 m3/ngày đêm, Long An là tỉnh có 781
công trình khai thác nhưng công suất khai thác lớn nhất 58.663m 3/ngày đêm, thấp nhất là
tỉnh Bến Tre có 4 công trình khai thác với lưu lượng khai thác 165 m 3/ngày đêm (Bảng
1.10, Hình 1.18).

51
Hình 1.18: Công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái lợ ĐBSCL
+ Đối với vùng sinh thái mặn: Toàn vùng có 484 công trình khai thác với tổng
công suất khai thác 45.607 m3/ngày đêm, tỉnh Cà Mau có số công trình cao nhất 239 công
trình vì đây là tỉnh có nguồn nước mặt bị nhiễm mặn nên nguồn nước cấp sinh hoạt hoàn
toàn từ nước dưới đất và nước mưa, tiếp đến là tỉnh Long An, Sóc Trăng và Bạc Liêu với
gần công trình có công suất khai thác lần lượt 5.620 m 3/ngày đêm, 13.072 m3/ngày đêm,
20.705 m3/ngày đêm,… (Bảng 1.10, Hình 1.19).

Hình 1.19: Công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái mặn ĐBSCL
Bảng 1.10: Công trình và công suất khai thác nước dưới đất vùng ĐBSCL

52
Công trình khai thác Công trình khai thác
Tổng nước tập trung nước nhỏ lẻ
Tổng
công
STT Vùng công
suất, Công suất Công suất
trình
m3/ngđ khai thác, Số công khai thác,
Số công
trình m3/ngđ trình m3/ngđ

TOÀN VÙNG ĐBSCL 192.772 453.408 3.028 397.551 189.744 55.857

I Vùng sinh thái 933 66.441 722 63.204 211 3.238


ngọt

1 An giang 2 750 2 750

2 Long An 420 17.101 209 13.864 211 3.238

3 Kiên Giang 7 472 7 472

4 Cần Thơ 268 0 268 0

5 Đồng Tháp 161 30.662 161 30.662

6 Tiền Giang 75 17.456 75 17.456

II Vùng sinh thái 3.078 327.453 1.822 288.740 1.256 38.714


lợ

1 Hậu Giang 52 17.000 52 17.000

2 Vĩnh Long 11 4.459 11 4.459

3 Đồng Tháp 150 30.015 150 30.015

4 Long An 2.037 97.377 781 58.663 1.256 38.714

5 Kiên Giang 23 2.208 23 2.208

6 Tiền Giang 479 126.378 479 126.378

7 Sóc Trăng 101 28.552 101 28.552

8 Trà Vinh 66 11.732 66 11.732

9 Bến Tre 4 165 4 165

53
10 Bạc Liêu 35 9.569 35 9.569

11 Cần Thơ 120 0 120 0

II Vùng sinh thái 188.761 59.513 484 45.607 188.277 13.906


mặn

1 Long An 1.003 19.526 89 5.620 914 13.906

2 Tiền Giang 1 53 1 53

3 Bến Tre 0 0 0 0

4 Trà Vinh 26 5.408 26 5.408

5 Sóc Trăng 42 13.072 42 13.072

6 Bạc Liêu 75 20.705 75 20.705

7 Kiên Giang 12 749 12 749

8 Cà Mau 187.602 0 239 0 187.363

54
Dưới đây sẽ đánh giá thực trạng khai thác nước dưới đất cho từng tỉnh trong vùng:
1.3.1. Tỉnh Đồng Tháp
Toàn tỉnh có 311 công trình với tổng lưu lượng khai thác 60.677 m 3/ngày đêm
chiếm 80% lưu lượng khai thác của tỉnh [26]. Các trạm khai thác nước dưới đất phân bố
hầu khắp các huyện thị trong tỉnh (trừ huyện Hồng Ngự không có trạm khai thác nước
dưới đất). Trong đó huyện Tháp Mười với số công trình lớn nhất tỉnh là 78 công trình với
tổng lưu lượng khai thác lớn nhất 14.907 m3/ngày đêm; tiếp đó là huyện Lai Vung với 53
công trình với tổng lưu lượng khai thác 10.861 m3/ngày đêm,…thấp nhất là thành phố
Cao Lãnh 6 công trình và thị xã Hồng Ngự 2 công trình với lưu lượng khai thác lần lượt
là 1.040 m3/ngày đêm, 60 m3/ngày đêm và có sự phân bố tương đối đều giữa 2 vùng sinh
thái Bảng 1.4, cụ thể:
 Đối với vùng sinh thái ngọt
Gồm 161 công trình với tổng công suất khai thác 30.662 m 3/ngày đêm, trong đó
huyện Tháp Mưới nhiều công trình nhất tới 52 công trình với tổng lưu lượng khai thác
9.938 m3/ngày đêm, tiếp đó là huyện Tam Nông và Cao Lãnh gần 40 công trình với lưu
lượng 10.368 m3/ngày đêm, thị xã Hồng Ngự và TP Cao Lãnh có 2 công trình với lưu
lượng khai thác trên dưới 300 m3/ngày đêm,… (Bảng 1.10, Hình 1.20).

Hình 1.20: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái ngọt tỉnh
Đồng Tháp
 Đối với vùng sinh thái lợ

55
Toàn vùng có 150 công trình với tổng công suất khai thác 30.015 m3/ngày đêm,
trong đó huyện Lai Vung có nhiều công trình nhất tới 53 và lưu lượng khai thác 10.861
m3/ngày đêm, tiếp đến là huyện Lấp Vò có 33 công trình với lưu lượng khai thác 7.860
m3/ngày đêm, thấp nhất là TP Cao Lãnh 4 công trình với lưu lượng khai thác 693 m 3/ngày
đêm,… (Bảng 1.10, Hình 1.21).

Hình 1.21: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái lợ tỉnh
Đồng Tháp
1.3.2. Tỉnh An Giang
Nước dưới đất trong tỉnh An Giang tồn tại trong 7 tầng chứa nước trong đó có 02
tầng nước khai thác chủ yếu là tầng lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa (n 22) và Pliocen
dưới (n21) có khả năng phục vụ cấp nước sinh hoạt với quy mô vừa và nhỏ. Công suất
khai thác từ 30-50m3/giờ/giếng [14]. Theo kết quả thực hiện “Điều tra, đánh giá sơ bộ tài
nguyên nước dưới đất tỉnh An Giang”, trữ lượng nước dưới đất của tỉnh là 2.286.300
m3/tháng phân bố khắp huyện thị trong tỉnh trong đó thành phố Long Xuyên có lưu lượng
lớn nhất là 1.041.000 m3/tháng (Bảng 1.11). Tuy nhiên việc quản lý khai thác trong các
năm qua chưa được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên
nước dưới đất. Bên cạnh đó, ở một số khu vực trong tỉnh lại bị ô nhiễm khá cao về hàm
lượng arsen (khu vực huyện An Phú, Phú Tân,...). Nguồn nước dưới đất cũng trong xu thế
chung của toàn cầu là sẽ bị suy giảm về chất lượng và trữ lượng, nếu sử dụng quá mức sẽ
dẫn đến hiện tượng sụt lún.
Bảng 1.11: Trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh An Giang

STT Huyện, thị LƯu lƯợng (m3/tháng)

56
1 Thành phố Long Xuyên 1.041.00

2 Thành phố Châu Đốc 336.000

3 Huyện An Phú 87.300

4 Thị xã Tân Châu 178.500

5 Huyện Phú Tân 93.000

6 Huyện ChâuPhú 99.000

7 Huyện Tịnh Biên 66.000

8 Huyện Tri Tôn 57.000

9 Huyện Châu Thành 55.500

10 Huyện Chợ Mới 163.500

11 Huyện Thoại Sơn 109.500

Tổng cộng 2.286.300

(Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam)
Hiện toàn tỉnh có 02 công trình khai thác nước ngầm phục vụ cấp nước SHNT với
tổng công suất 750m3/ngày đêm thuộc huyện Tri Tôn (Bảng 1.11), là tỉnh có số công trình
khai thác nước dưới ít do nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú lại nằm trong vùng
sinh thái thượng nên nguồn nước mặt đã được kiểm soát bởi các cống ngăn mặn phía hạ
lưu thuộc tỉnh Kiên Giang.
1.3.4. Tỉnh Kiên Giang
Toàn tỉnh đến năm 2017 có 44 công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp
nước SHNT với tổng lưu lượng khai thác 28.430 m 3/ngày đêm. Các công trình thuộc 9/12
huyện thị (có 3 huyện không khai thác nước dưới đất là huyện Tân Hiệp; Giang Thành và
Kiên Lương). Trong đó, huyện Giồng Riềng có số lượng công trình khai thác nhiều nhất
là 13 công trình với lưu lượng 4.700 m3/ngày đêm; Gò Quao có 8 công trình 5.080
m3/ngày đêm; An Biên có 4 công trình nhưng lưu lượng khai thác lại lớn nhất huyện là
8.500 m3/ngày đêm (Bảng 1.6).
 Đối với vùng sinh thái ngọt
Dựa theo phạm vi phân vùng sinh thái toàn vùng có 8 công trình khai thác tập
trung ở 4/8 huyện với tổng công suất 2.370 m 3/ngày đêm, trong đó huyện Châu Thành và
Kiên Hải đều có 3 trạm với công suất lần lượt 1.260m 3/ngày đêm và 144 m3/ngày đêm,
57
huyện Hòn Đất, Phú Quốc có 01 công trình với lưu lượng khai thác 90m 3/ngày đêm, 300
m3/ngày đêm (Bảng 1.10, Hình 1.22).

58
Hình 1.22: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nướcngầm vùng sinh thái ngọt tỉnh
Kiên Giang
 Đối với vùng sinh thái lợ
Toàn vùng có 23 công trình khai thác tập trung ở 3/4 huyện với tổng công suất
11.040m3/ngày đêm, trong đó huyện Giồng Riềng nhiều công trình khai thác nhất tới 13
công trình với công suất 4.700m3/ngày đêm, tiếp đến là huyện Gò Quao với 8 công trình
có tổng lưu lượng khai thác 5.080 m 3/ngày đêm và Châu Thành ít công trình nhất có 2
công trình với lưu lượng khai thác 1.260m3/ngày đêm (Bảng 1.10, Hình 1.23).

Hình 1.23: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nướcngầm vùng sinh thái lợ tỉnh Kiên
Giang

 Đối với vùng sinh thái mặn


Toàn vùng có 12 công trình khai thác tập trung ở 5/15 huyện với tổng công suất
15.020m3/ngày đêm, trong đó huyện An Biên có 4 công trình với tổng công suất khai thác
8.500 m3/ngày đêm, tiếp đến là Vĩnh Thuận, An Biên với 3 công trình khai thác với tổng
công suất lần lượt 3.080 m3/ngày đêm, 1.800m3/ngày đêm (Bảng 1.10).
59
1.3.5. Thành phố Cần Thơ
Theo kết quả điều tra thu thập từ Cục quản lý tài nguyên nước thì hiện nay nguồn
nước khai thác phục vụ cấp nước SHNT của Cần Thơ từ nguồn nước mặt và nước dưới
đất với tổng cộng 439 trạm cấp nước do Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn quản
lý, ước tính công trình khai thác nước dưới đất là 388 công trình khai thác.
1.3.6. Tỉnh Tiền Giang
Tổng số công trình khai thác nước dưới đất của tỉnh Tiền Giang để cấp nước
SHNT là 555 công trình với tổng lưu lượng khai thác 143.886 m 3/ngày đêm chiếm 81%
lưu lượng khai thác của tỉnh. Các trạm khai thác nước dưới đất phân bố hầu khắp các
huyện thị trong tỉnh (trừ huyện Phú Đông không có trạm khai thác nước dưới đất). Trong
đó huyện Chợ Gạo có số công trình khai thác lớn nhất là 153 trạm với lưu lượng khai thác
20.334 m3/ngày đêm; tiếp đó là huyện Cái Bè có 128 công trình với lưu lượng 31.135
m3/ngày đêm; huyện Cai Lậy có 110 công trình khai thác nhưng lưu lượng khai thác lớn
nhất là 35.000 m3/ngày đêm, thấp nhất là huyện Gò Công Đông với 3 công trình khai thác
210 m3/ngày đêm (Bảng 1.7).
 Sinh thái ngọt
Toàn có 75 công trình khai thác nước dưới đất với tổng lưu lượng khai thác 17.456
m /ngày đêm, trong đó huyện Tân Phước có 30 công trình khai thác với lưu lượng 4.258
3

m3/ngày đêm, tiếp đến là huyện Cai Lậy có 27 công trình với lưu lượng khai thác 8.750
m3/ngày đêm, huyện Cái Bè có 18 công trình với lưu lượng khai thác 4.448 m 3/ngày đêm
(Bảng 1.10, Hình 1.24).

Hình 1.24: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái ngọt tỉnh
Tiền Giang
 Sinh thái lợ

60
Toàn vùng có 479 công trình khai thác nước dưới đất với tổng lưu lượng khai thác
126.378 m3/ngày đêm, trong đó huyện Chợ Gạo có 153 công trình với tổng lưu lượng
khai thác 20.344 m3/ngày đêm, tiếp đến là huyện Cái Bè có 110 công trình với tổng lưu
lượng 26.687 m3/ngày đêm,… thấp nhất là huyện Gò Công Đông với 2 công trình có lưu
lượng khai thác 158 m3/ngày đêm,… (Bảng 1.10, Hình 1.25).

Hình 1.25: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái lợ tỉnh Tiền
Giang
 Sinh thái mặn
Vùng sinh thái mặn tỉnh Tiền Giang với phạm vi một phần của huyện Gò Công
Đông có 1 công trình khai thác nước mặt với lưu lượng 53 m3/ngày đêm.
1.3.7. Tỉnh Hậu Giang
Là tỉnh thuộc vùng sinh thái lợ, thuộc vùng ĐBSCL nên có nguồn nước dưới đất
khá phong phú, hiện nay trên toàn tỉnh có 52 công trình khai thác nước dưới đất với tổng
lưu lượng khai thác là 17.000m3/ngày đêm phục vụ và phân bố 6/7 huyện thị trong tỉnh.
Huyện Phụng Hiệp có số lượng công trình khai thác lớn nhất là 18 công trình với lưu
lượng khai thác lớn nhất tỉnh 5.440 m3/ngày đêm; tiếp đó là huyện Châu Thành A với
tổng số công trình khai thác 16 và tổng lưu lượng khai thác 3.640 m 3/ngày đêm; huyện
Châu Thành và Vị Thủy có số lượng công trình như nhau là 7 công trình và tổng lưu
lượng khai thác lần lượt là 2.160 m3/ngày đêm và 3.470 m3/ngày đêm; ít nhất là TP Vị
Thanh có 01 công trình khai thác với lưu lượng đạt 700 m3/ngày đêm (Hình 1.26).

61
Hình 1.26: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm tỉnh Hậu Giang [29]
1.3.8. Tỉnh Vĩnh Long
Tổng công trình khai thác nước dưới đất của tỉnh Vĩnh Long là 11 công trình khai
thác với lưu lượng khai thác 4.459 m3/ngày đêm được khai thác ở 3/8 huyện thị trong
tỉnh. Trong đó huyện Trà Ôn có nhiều công trình nhất là 6 công trình với lưu lượng khai
thác 1.782m3/ngày đêm; tiếp đó là huyện Long Hồ có 4 công trình nhưng lưu lượng khai
thác lớn nhất là 2.508m3/ngày đêm, và TP.Vĩnh Long có 01 công trình với lưu lượng khai
thác 169 m3/ngày đêm (Hình 1.27, Bảng 1.9).

Hình 1.27: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm tỉnh Vĩnh Long [30]
1.3.9. Tỉnh Trà Vinh

62
Tính tới năm 2019, toàn tỉnh có 92 công trình khai thác nước dưới đất với tổng lưu
lượng khai thác là 17.140 m3/ngày đêm được phân bố rộng khắp các huyện thị trong tỉnh.
Trong đó huyện Trà Cú với số lượng công trình khai thác lớn nhất tỉnh là 22 công trình và
lưu lượng khai thác 1.800 m3/ngày đêm; tiếp đó là huyện Tiểu Cần, Cầu Kè có 18 công
trình và lưu lượng khai thác đạt 2240 m 3/ngày đêm, 2760 m3/ngày đêm,… thấp nhất là
huyện Càng Long có 5 công trình khai thác với lưu lượng 1.740 m 3/ngày đêm,… . thành
phố Trà Vinh sở dĩ không có trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn là do đây là khu vực
thuộc thành phố/thị trấn nên do đơn vị cấp nước đô thị cung cấp và ngoài ra thì có công
trình khai thác nước mặt công suất 200 m3/ngày đêm để cấp nước cho khu vực nông thôn
thuộc thành phố (Bảng 1.10).
 Sinh thái lợ
Toàn vùng có 66 công trình khai thác nước dưới đất với tổng lượng khai thác
11.732 m3/ngày đêm được phân bố 8/9 huyện thị trong tỉnh, trong đó huyện Cầu Kè có số
lượng công trình lớn nhất là 18 với tổng công suất khai thác 2.240 m 3/ngày đêm thấp hơn
huyện Tiểu Cần có số công trình 13 với lưu lượng khai thác 2.760 m 3/ngày đêm, huyện
Châu Thành, thị xã Duyên Hải ít công trình nhất là 02 công trình với công suất khai thác
trên 700 m3/ngày đêm,… (Bảng 1.10, Hình 1.41).

Hình 1.28: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái lợ tỉnh Trà
Vinh

 Sinh thái mặn


Toàn vùng có 26 công trình khai thác tập trung ở 5 huyện thị với tổng công suất
khai thác 5.408 m3/ngày đêmm trong đó huyện Châu Thành và thị xã Duyên Hải có công
suất khai thác lớn nhất tương ứng 2.175 m3/ngày đêm, 1.467 m3/ngày đêm ,… (Bảng

63
1.10, Hình 1.42).

Hình 1.29: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái mặn tỉnh
Trà Vinh
1.3.10. Tỉnh Bến Tre
Là tỉnh có nguồn nước mặt khá phong phú có các sông lớn chảy qua như sông
Tiền, Hàm Luông, Cổ Chiên,… nên trong tỉnh có nhiều công trình khai thác nước mặt
phục vụ cấp nước SHNT, nguồn nước dưới đất chỉ khai thác ở tầng sâu thuộc huyện Chợ
Lách, một số giếng khoan tại nhà máy nước Hữu Định đã ngưng hoạt động do hiện tượng
nguồn nước nhiễm mặn, lưu lượng giảm.
Toàn tỉnh có 4 công trình khai thác nước dưới đất với tổng lưu lượng khai thác
3.300 m3/ngày đêm ở huyện Chợ Lách và tập trung hết ở vùng sinh thái lợ của tỉnh (vùng
sinh thái mặn không có công trình khai thác nước dưới đất) [35] (Bảng 1.11).
1.3.11.Tỉnh Long An
Tính tới cuối năm 2018 toàn tỉnh Long An có có 1.079 trạm cấp nước tập trung
phục vụ cấp nước SHNT với công suất khai thác 78.147 m 3/ngày đêm phục vụ cấp nước
cho 237.316 hộ dân thuộc 166 xã vùng nông thôn. Tuy nhiên do đặc thù và điều kiện lịch
sử để lại khác với nhiều tỉnh lân cận nên hiện toàn tỉnh có 95% công trình cấp nước nông
thôn (dưới 300 hộ/công trình), với mô hình này thì hiện nay tỷ lệ hộ dân nông thôn của
tỉnh có nước máy rất cao (74,6%) nhưng chất lượng nguồn nước khó kiểm soát và hầu hết
chưa đạt nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT[37], ngoài ra toàn tỉnh còn có 2.381 công
trình khai thác nhỏ lẻ với tổng công suất khai thác 55.857 m3/ngày đêm đây là những
trạm cấp nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, trong đó lớn nhất là huyện Cần Giuộc có 1.003 công
trình khai thác với lưu lượng khai thác là 19.526m3/ngày đêm; tiếp đến là huyện Bến Lức

64
có 501 công trình khai thác với tổng lưu lượng khai thác lớn nhất tỉnh đạt 28.083m 3/ngày
đêm và thấp nhất là huyện Đức Hòa có 9 công trình khai thác tương ứng với lưu lượng
khai thác nhỏ nhất tỉnh là 501 m3/ngày đêm (Bảng 1.12 và Hình 1.30).
 Sinh thái ngọt
Toàn vùng có 420 công trình khai thác nước dưới đất (209 công trình khai thác tập
trung và 211 công trình khai thác nhỏ lẻ) với tổng công suất khai thác 17.101 m3/ngày
đêm (gồm 13.864 m3/ngày đêm công trình khai thác tập trung và 3.238 m3/ngày đêm công
trình khai thác nhỏ lẻ) được phân bố ở 6 huyện trong vùng (Bảng 1.12, Hình 1.30).

Hình 1.30: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái ngọt tỉnh
Long An

 Sinh thái lợ
Toàn vùng có 2.037 công trình khai thác nước dưới đất (781 công trình khai thác
tập trung và 1.256 công trình khai thác nhỏ lẻ) với tổng công suất khai thác 97.377
m3/ngày đêm (gồm 58.663 m3/ngày đêm công trình khai thác tập trung và 38.714 m 3/ngày
đêm công trình khai thác nhỏ lẻ) được phân bố ở 6 huyện trong vùng (Bảng 1.12, Hình
1.31).

65
Hình 1.31: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái lợ tỉnh
Long An
 Sinh thái mặn
Toàn vùng có 1.003 công trình (89 công trình cấp nước tập trung, 914 công trình
khai thác nhỏ lẻ) với tổng công suất 19.526 m 3/ngày đêm (5.620 m3/ngày đêm trạm cấp
nước tập trung và 13.906 m3/ngày đêm công trình khai thác nhỏ lẻ) như Bảng 1.12.

66
Bảng 1.12: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT tỉnh Long An
Vùng sinh thái ngọt Vùng sinh thái lợ Vùng sinh thái mặn
Công suất khai thác,
Số công trình
m3/ngđ Khai thác khai thác Khai thác tập Khai thác Khai thác
Huyện, thị Khai thác nhỏ lẻ
Số tập trung nhỏ lẻ trung nhỏ lẻ tập trung
xã, thành
TT
phố
khai Khai Khai Công Công Công Công Công Công
Tổng Tổng khai thác Công Công Công Công Công Công
thác tập thác thác nhỏ suất, suất, suất, suất, suất, suất,
cộng cộng tập trung trình trình trình trình trình trình
trung nhỏ lẻ lẻ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ m3/ngđ

1 Bến Lức 501 122 379 28.083 7.459 20.624 122 7.459 379 20.624

2 Cần Đước 377 110 267 13.917 9.841 4.076 110 9.841 267 4.076

3 Cần Giuộc 1.385 334 1.051 40.695 26.009 14.686 245 20.389 137 780 89 5.620 914 13.906

4 Châu Thanh 9 6 3 501 478 23 6 478 3 23

5 Đức Hòa 111 31 80 3.618 2.814 804 31 2.814 80 804

6 Đức Huệ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

7 Mộc Hóa 45 12 33 2.423 1.733 690 12 1.733 33 690

8 Kiến Tường 0 0 0 0 0 0

9 Tân Hưng 20 14 6 858 772 86 14 772 6 86

10 Tân Thạnh 19 17 2 1.488 1.458 30 17 1.458 2 30

11 Tân Trụ 215 82 133 7.155 5.498 1.657 82 5.498 133 1.657

12 Thạnh Hóa 131 58 73 3.754 2.411 1.343 58 2.411 73 1.343

13 Thủ Thừa 245 133 112 10.243 8.913 1.330 100 6.685 84 998 33 2.228 28 333

14 Vĩnh Hưng 21 8 13 896 805 91 8 805 13 91

15 TP. Tân An 381 152 229 20.373 9.956 10.417 152 9.956 229 10.417

65
Tổng cộng 3.460 1.079 2.381 134.004 78.147 55.857 209 13.864 211 3.238 781 58.663 1.256 38.714 89 5.620 914 13.906

65
1.3.12. Tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh khai thác 100% nước dưới đất phục vụ cấp nước SHNT, tính tới
cuối năm 2019 toàn tỉnh có 143 trạm cấp nước với tổng lưu lượng khai thác 41.624
m3/ngày đêm. Số lượng các công trình khai thác phân bố đều khắp các huyện thị trong
tỉnh. Công suất thiết kế lớn nhất là 960 m 3/ngày đêm và nhỏ nhất là 140 m 3/ngày đêm, có
20 hệ cấp nước công suất nhỏ được hòa tuyến ống mạng với các trạm cấp nước tập trung
công suất lớn. Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 98% trong đó tỷ lệ
người dân vùng nông thôn sử dụng nước sạch theo QCVN 02-2009/BYT là 54% tương
đương 143.985 hộ [38]
 Sinh thái lợ
Toàn vùng có 101 công trình khai thác tập trung ở 7 huyện thị với tổng công suất
khai thác 28.552 m3/ngày đêm, các huyện đều có trên 10 trạm khai thác, trong đó huyện
Mỹ Tú nhiều công trình nhất là 19 với tổng công suất khai thác 3.559 m 3/ngày đêm nhưng
lại thấp hơn huyện Mỹ Xuyên có ít số công trình nhất là 10 công trình với lưu lượng khai
thác 6.059 m3/ngày đêm,…. (Hình 1.32, Bảng 1.13).

Hình 1.32: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái lợ tỉnh
 Sinh thái mặn
Toàn vùng có 42 công trình khai thác với tổng lưu lượng 13.072 m3/ngày đêm
được phân bố ở 3 huyện trong tỉnh, huyện Trần Đề có nhiều công trình khai thác nhất là
24 công trình với lưu lượng khai thác 6.635 m3/ngày đêm, tiếp đó là thị xã Vĩnh Châu với
14 công trình có công suất 5.589 m3/ngày đêm, huyện Cù Lao Dung ít công trình nhất 4
công trình có công suất 848 m3/ngày đêm. (Bảng 1.13, Hình 1.33).

66
Hình 1.33: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái mặn tỉnh Sóc
Trăng

Bảng 1.13: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT
tỉnh Sóc Trăng [39]
Tổng cộng Vùng sinh thái lợ Vùng sinh thái
mặn
STT Huyện thị
Tổng số Tổng công suất Công Công Công Công
công trình khai thác, trình suất, trình suất,
khai thác m3/ngày đêm m3/ngđ m3/ngđ

1 H. Kế Sách 14 4.084 14 4.084

2 H. Châu Thành 16 4.112 16 4.112

3 H. Mỹ Tú 19 3.558 19 3.558

4 H. Cù Lao Dung 4 848 4 848

5 H. Long Phú 14 4.804 14 4.804

6 H. Trần Đề 24 6.635 24 6.635

7 H. Vĩnh Châu 14 5.589 14 5.589

8 H. Mỹ Xuyên 10 6.059 10 6.059

9 H. Thạnh Trị 15 3.152 15 3.152

10 H. Ngã Năm 13 2.784 13 2.784

Toàn tỉnh 143 41.624 101 28.552 42 13.072


67
1.3.13. Tỉnh Bạc Liêu
Là tỉnh khai thác 100% nước dưới đất phục vụ cấp nước SHNT, toàn tỉnh có 110
công trình khai thác nước tập trung khai thác nước dưới đất với tổng lưu lượng khai thác
30.274 m3/ngày đêm [40], các công trình khai thác phân bố khắp các huyện thị trong tỉnh
để cung cấp nước SHNT cho người dân, trong đó huyện Phước Long với số công trình
lớn nhất tỉnh là 22 công trình (lưu lượng khai thác 4.563 m 3/ngày đêm); tiếp đó là huyện
Vĩnh Lợi với 20 công trình khai thác (lưu lượng khai thác 6.326 m3/ngày đêm); huyện
Hòa Bình có 18 công trình khai thác (với lưu lượng khai thác lớn nhất tỉnh là 6.530
m3/ngày đêm), TP. Bạc Liêu có 8 công trình ít nhất toàn tỉnh (lưu lượng khai thác 1.342
m3/ngày đêm) (Bảng 1.14).
 Sinh thái lợ
Toàn vùng có 35 công trình khai thác tập trung ở 5 huyện thị với tổng công suất
khai thác 9.569 m3/ngày đêm, trong đó huyện Phước Long có số lượng công trình lớn
nhất là 11 với tổng công suất khai thác 2.282 m3/ngày đêm thấp hơn huyện Hòa Bình có
số công trình 9 với lưu lượng khai thác 3.265m3/ngày đêm,… (Bảng 1.14, Hình 1.35).

Hình 1.35: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái lợ tỉnh Bạc
Liêu
 Sinh thái mặn
Toàn vùng có 75 công trình khai thác tập trung ở 7 huyện thị với tổng công suất
khai thác 20.705 m3/ngày đêm lớn gấp hơn 2 lần công suất khai thác vùng sinh thái lợ,
trong đó huyện Vĩnh Lợi có số công trình và công suất khai thác lớn nhất tương ứng 17

68
công trình và 5.535 m3/ngày đêm, tiếp đó là huyện Đông Hải có 16 công trình và công
suất 2.866 m3/ngày đêm,… (Bảng 1.14, Hình 1.36).

Hình 1.36: Biểu đồ công trình và công suất khai thác nước ngầm vùng sinh thái mặn tỉnh Bạc
Liêu
Bảng 1.14: Tổng hợp công trình và công suất khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước SHNT
tỉnh Bạc Liêu [40]

Tổng cộng Vùng sinh thái lợ Vùng sinh thái mặn

Tổng số Tổng công


Huyện thị công trình suất khai
STT Công Công suất, Công Công suất,
khai thác thác, m3/ngày
đêm trình m3/ngđ trình m3/ngđ

1 TP. Bạc Liêu 9 1.342 4 671 5 671

2 Đông Hải 19 3.831 3 965 16 2.866

3 Tx. Giá Rai 14 4.788 5 1.596 9 3.192

4 Hồng Dân 8 2.894 8 2.894

5 Phước Long 22 4.563 11 2.282 11 2.282

6 Vĩnh Lợi 20 6.326 3 791 17 5.535

7 Hòa Bình 18 6.530 9 3.265 9 3.265

Toàn tỉnh 110 30.274 35 9.569 75 20.705

1.3.14. Tỉnh Cà Mau

69
Là tỉnh có nguồn nước dưới đất khá phong phú và có 7 tầng chứa nước chỉnh chất
lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp với trữ lượng nước dưới đất là
3.276.892 m3/ngày đêm [41].
Theo kết quả điều tra hiện trạng khai thác [24], sử dụng nước dưới đất trên địa bàn
tỉnh Cà Mau như sau:
+ Công trình khai thác nước ngầm tập trung: Tổng số công trình khai thác nước tập
trung là 239 công trình với tổng lưu lượng khai thác là 10.376m3/ngày, trong đó chủ yếu
là các công trình có quy mô khai thác nhỏ với lưu lượng khai thác dưới 10m 3/h là 213
công trình (chiếm 89,1%); số công trình khai thác có quy mô vừa từ 10-30m 3/h là 19 công
trình chiếm 7,9% và số công trình có quy mô tương đối lớn >30m3/h là 7 công trình
chiếm 2,9%. Các công trình có quy mô nhỏ phân bố hầu hết các huyện trong đó nhiều
Công trình khai thác nước đưới đất

nhất là các huyện Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Thới Bình, Đầm Dơi,…Công trình cấp
nước quy mô vừa được xây dựng ở các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Phú
Tân và thành phố Cà Mau. Các công trình khai thác nước ngầm tập trung phân bố ở hầu
hết các huyện thị trong tỉnh, nhiều nhất là huyện Ngọc Hiển có 40 công trình (chiếm
16,7%), tiếp đó là huyện Trần Văn Thời có 32 công trình (chiếm 13,4%),… thấp nhất là
huyện U Minh có 12 công trình (chiếm 5%). (Hình 1.37, Bảng 1.15).

45 40
40
35 32
30 29 30
30 27
25 21
20 18
15 12
10
5
0
Thành phố Huyện U Huyện Huyện Phú Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện
Cà Mau Minh Cái Nước Tân Năm Căn Đầm Dơi Thới Bình Trần Văn Ngọc
Hiển
Thời
Huyện

Hình 1.37: Công trình khai thác tập trung khai thác nước dưới đất tỉnh Cà Mau
+ Công trình khai thác nhỏ lẻ, hộ gia đình: tổng số công trình khai thác nhỏ lẻ dạng
hộ gia đình của toàn tỉnh là 187.363 giếng được phân bố trong các huyện của tỉnh, tuy
nhiên có 2.145 giếng hư hỏng, không còn sử dụng và hiện nay đã được xử lý, trám lấp
(Bảng 1.15, Hình 1.38).

70
Công trình khai thác nước đưới đất
Với số lượng công trình khai thác nhỏ lẻ, hộ gia đình rất lớn và phân bố khắp các
huyện thị trong tỉnh, trong đó nhiều nhất là huyện Đầm Dơi với tổng 33.142 công trình
(chiếm 17,7%), tiếp đến là huyện Trần Văn Thời có 29.393 công trình (chiếm 15,7%),
thấp nhất là huyện Ngọc Hiển có 11.023 công trình (chiếm 5,9%) và huyện Năm Căn có
9.140 công trình (chiếm 4,9%).
35.000 33.142
29.393
30.000 26.553
24.780
25.000
19.901
20.000 16.200 17.231
15.000 11.023
9.140
10.000
5.000
0
Thành Huyện U Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện
phố Cà Minh Cái Phú Tân Năm Đầm Thới Trần Ngọc
Mau Nước Căn Dơi Bình Văn Hiển
Huyện Thời

Hình 1.38: Công trình khai thác nhỏ lẻ nước dưới đất tỉnh Cà Mau
Bảng 1.15: Tổng hợp số lượng công trình cấp nước dưới đất tỉnh Cà Mau [41]

STT TP/huyện Trạm cấp nước tập Các nguồn cấp nước nhỏ lẻ
trung và cấp nước

1 Thành phố Cà Mau 27 16.200

2 Huyện U Minh 12 19.901

3 Huyện Cái Nước 21 24.780

4 Huyện Phú Tân 30 (thanh lý 08) 17.231

5 Huyện Năm Căn 18 9.140

6 Huyện Đầm Dơi 29 33.142

7 Huyện Thới Bình 30 26.553

8 Huyện Trần Văn Thời 32 29.393

9 Huyện Ngọc Hiển 40 11.023

Tổng 239 187.363

71
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SINH HOẠT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
2.1. Tình hình xâm nhập mặn Diễn biến mặn
ĐBSCL
Diễn biến mặn khu vực ĐBSCL khá phức tạp, độ mặn lớn nhất thường xuất hiện
chủ yếu vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều biển Đông, biển Tây hoặc
cả hai. Ngoài ra, do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong đổ về cũng ít
cũng là nhân tố chính ảnh hưởng tới xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ven biển ĐBSCL,
trong đó yếu tố thủy triều là nhân tố động lực mang nước biển kèm theo độ mặn vào sâu
nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu về còn hạn chế, bên cạnh đó lượng mưa
giảm, lượng bốc hơi cao cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xâm nhập mặn. Ngoài
những yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ gây xâm nhập mặn
như khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu phát triển, sản xuất và
đời sống ở địa phương, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt, sản xuất của cả vùng ĐBSCL.
Xâm nhập mặn vào ĐBSCL được phản ánh cuối năm 2015 đầu năm 2016 được
đánh giá nặng nề khi 13 tỉnh đều bị nhiễm mặn và 11/13 tỉnh phải công bố tình trạng thiên
tai hạn hán xâm nhập mặn với độ mặn trên sông Tiền, sông Hậu nồng độ 45%o xâm nhập
tới 70km tính từ cửa sông thậm chí có nơi tới 85km; trên sông Cái Lớn (phía biển Tây)
[42] (trong khi theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai thì độ mặn bằng 4‰ đã
được coi là bị xâm nhập mặn). Cuối năm 2019 đầu năm 2020 xâm nhập mặn ở ĐBSCL
đang ở mức độ gay gắt và khốc liệt hơn so với năm 2016-2016 gây nhiều thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… hiện nước mặn đã ảnh hưởng tới 10/13 tỉnh
ĐBSCL (trừ An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ) và 5 tỉnh đã phải công bố tình huống
khẩn cấp do xâm nhập mặn gồm Long An, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre và Tiền Giang.
Xâm nhập mặn lấn sâu gây nên tình trạng thiếu nước ngọt xảy ra trên diện rộng ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống dân sinh, cụ thể hàng chục ngàn hộ dân tỉnh
Bến tre bị thiếu nước sinh hoạt do hết nguồn nước dự trữ - đây là các hộ sinh sống xa khu
công trình cấp nước tập trung, sống trên các cù lao, cồn trên sông Hàm Luông, sông Tiền,
…tỉnh Tiền Giang làm cho hơn 800.000 dân trên địa bàn thành phố Mỹ Tho và các huyện
phía Đông của tỉnh bị thiếu nước ngọt. Độ mặn 4%o đã xâm nhập cách cửa sông 60km
(tỉnh Bến Tre); trên các tuyến sông nhánh, nội đồng kể cả các đập tạm trữ nước đều bị
nhiễm mặn trên 2%o các huyện, thành phố,…[43]. Nguyên nhân chính là do mùa mưa tới
muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong bị thiếu hụt, đặc biệt phải
kể tới việc khai thác nước phía thượng lưu sông Mekong như việc xây dựng xong 6 đập
thủy điện ở Trung Quốc với dung tích 22,7 tỷ m 3 [44] chưa kể tới việc các đập thủy điện
của Lào, Thái Lan,… một phần dòng chảy lũ sẽ được tích trong hồ nên dòng chảy lũ
72
xuống hạ du bị giảm đi. Theo diễn biến nguồn nước về ĐBSCL những năm gần đây cho
thấy có những thay đổi lớn, dòng chảy mùa lũ ở các đập thủy điện Trung Quốc chảy
xuống hạ lưu còn thấp hơn mùa khô điều đó chứng tỏ phần lớn dòng chảy đã bị tích lại ở
các hồ thủy điện [44].
Mặc dù đã có một số giải pháp được áp dụng để kiểm soát xâm nhập mặn ở địa
phương như: Xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước ở ĐBSCL (khoảng 5000 km kênh
được đào khắp các tỉnh, 45 công trình thủy lợi với mục đích giảm thiểu lũ lụt và ngăn
mặn); Các công trình ngăn mặn lớn tại ĐBSCL gồm hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng
Hiệp, hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre, cống đập Ba Lai và hệ
thống đê biển cho toàn bộ hệ thống ven biển ĐBSCL, tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn
vẫn diễn biến phức tạp.

Hình 2.2: Hạn mặn năm 2020 gây thiệt hại cho vùng ĐBSCL (internet)
Phân tích diễn biến mặn kế thừa số liệu đo đạc của Viện Khoa học thủy lợi Miền
Nam về thực hiện nhiệm vụ “Đo đạc, dự báo mặn Vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
được thực hiện từ năm 2002 đến nay do Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn giao nhiệm
vụ với mục đích đo đạc, dự báo mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm cung cấp các
thông tin về mặn làm cơ sở phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước và đề xuất các giải pháp
phòng, chống hạn - mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay trên toàn mạng lưới có 77 vị trí giám sát mặn (52 vị trí giám sát lấy mẫu từ
tháng I-VI; 25 vị trí giám sát mặn được thu thập từ Trung tâm khí tượng thủy văn của các
tỉnh); mỗi mẫu được thu vào 2 lần/ngày (vào lúc triều lớn và triều ròng), công tác giám
sát mặn được thực hiện trên các sông kênh chính thuộc 9 tỉnh ven biển ĐBSCL gồm:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và
Hậu Giang; kế thừa số liệu giám sát dự báo chất lượng nước của các nhiệm vụ thường
xuyên (trong đó có giám sát mặn) về dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình
thủy lợi nhằm phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp các vùng thủy lợi: Tứ Giác Long
Xuyên; Quản lộ Phụng Hiệp; Nam Măng Thít; Ô môn – xà no do Viện kỹ thuật Biển;
Viện khoa học thủy lợi Miền Nam và Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam thực hiện.
Theo Bảng 2.1 thống kê chiều dài xâm nhập mặn trên các cửa sông từ 2016-2019
vùng ĐBSCL cho thấy:
73
- Về phía biển Tây: Trên Sông Cái Lớn xâm nhập mặn truyền sâu vào nội đồng tới
68km (năm 2016); 45km (năm 2017); 55 km (năm 2018).
- Về phía biển Đông: Trên sông Hậu xâm nhập mặn vào sâu nội đồng từ 47-60km;
năm 2016 xâm nhập mặn vào sâu 60km; năm 2017 xâm nhập mặn vào sâu 47km; năm
2018 xâm nhập mặn vào sâu 45km. Trên sông Vàm Cỏ Tây xâm nhập mặn vào sâu nội
đồng từ 50-130km; năm 2013 xâm nhập mặn lên tới 130km; năm 2018 xâm nhập mặn lên
tới 50km,…
Qua đó cho thấy xâm nhập mặn ở ĐBSCL là thường trực với vùng đồng bằng bị
giáp biển với chiều dài trên 700km và có thể đưa ra nhận định độ mặn tương đối ổn định
trong năm chủ yếu xảy ra trong mùa khô từ tháng I÷V hàng năm, có một số năm điển hình
gây hạn mặn như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Theo đánh giá của các
chuyên gia am hiểu về ĐBSCL và các cơ quan quản lý thì xâm nhập mặn năm 2019-2020
tới sớm và mức độ ảnh hưởng hơn năm 2015-2016 và có một số đặc điểm nổi bật khác
với quy luật nhiều năm như:
+ Thời gian xuất hiện mặn sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm gần 3
tháng, sớm hơn mùa khô năm 2015-2016 gần 1 tháng.
+ Thời gian xâm nhập mặn kéo dài hơn 2÷2,5 lần so với mùa khô năm 2015-2016
gần 1 tháng.
+ Độ mặn tại các cửa sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông liên tục duy trì ở đỉnh,
cao liên tục suốt tháng II đến tháng V và hầu như không giảm hoặc giảm không đáng kể
trong kỳ triều thấp (khác với đặc điểm thông thường là theo kỳ triều cường, giảm theo kỳ
triều thấp).
Bảng 2.1: Chiều sâu xâm nhập mặn (4g/l) các cửa sông giai đoạn 2016-2019 vùng ĐBSCL
[25]
Đơn vị: km

TT Sông Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TBNN


2016

1 Vàm Cỏ Đông 115 51 50 94 75

2 Vàm Cỏ Tây 126 52 50 135 78

3 Sông Cửa Tiểu 50 37 32 57 38

4 Sông Cửa Đại 52 40 38 57 40

5 Hàm Luông 73 43 48 78 43

6 Sông Cổ Chiên 65 50 50 68 44

74
7 Sông Hậu 60 47 45 65 41

8 Sông Cái Lớn 68 45 55 62 53

Hình 2.2: Chiều dài xâm nhập mặn trên các sông với nồng độ mặn 4g/l [25]

Hình 2.3: Sơ hoạ xâm nhập mặn (4g/l) mùa khô năm 2015-2020 (Nguồn Viện KHTL MN,
2020)

2.2. Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn đối với nước sinh hoạt trong các năm
75
hạn mặn 2015-2016 và 2019-2020.
Theo Báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống hạn hán, thiếu
nước, XNM mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn 13 tỉnh ĐBSCL thống kê được ảnh
hưởng do hạn mặn vào mùa khô ở thời điểm cao nhất năm 2019-2020 là 194.064 hộ bị
thiếu nước sinh hoạt gồm: Bến Tre 86.896 hộ, Sóc Trăng 24.394 hộ, Kiên Giang 12.159
hộ, Cà Mau 20.851 hộ, Bạc Liêu 3.000 hộ, Long An 3.553 hộ, Trà Vinh 2.950 hộ, Tiền
Giang 12.338 hộ,…. Mặc dù xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 được đánh giá là
thời gian xuất hiện sớm hơn, mức lan truyền sâu hơn,… nhưng mức độ ảnh hưởng tới cấp
nước SHNT lại thấp hơn so với mùa khô năm 2015-2016 (Hình 2.15), cụ thể:
+ Tỉnh Sóc Trăng: số hộ bị thiếu nước sinh hoạt cao nhất mùa khô năm 2019-2020 là
24.394 hộ thấp hơn só với số hộ bị thiếu nước thời điểm cao nhất năm 2015-2016
là 43.000 hộ, trong đó chủ yếu thiếu nước từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia
đình (giếng khoan, nước sông, ao hồ) [55].
+ Tỉnh Cà Mau: toàn tỉnh có 20.851 hộ bị thiếu nước sinh hoạt thuộc 9 huyện thị, cụ
thể: huyện U Minh (1.648 hộ), huyện Thới Bình (1.866 hộ), huyện Trần Văn Thời
(3.712 hộ), huyện Đầm Dơi (2.824 hộ), huyện Cái Nước (387 hộ), huyện Phú Tân
(2.985 hộ), huyện Năm Căn (2.105 hộ), huyện Ngọc Hiển (4.162 hộ) và TP Cà
Mau (1.162 hộ) [56].
+ Tỉnh Kiên Giang: ảnh hưởng xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 toàn tỉnh có
12.159 hộ bị thiếu nước sinh hoạt thấp so với mùa khô năm 2015-2016 là 32.097
hộ (năm 2015-2016 Kiên Giang bị ảnh hưởng 44.256 hộ) [57].
+ Tỉnh Long An: ảnh hưởng tới 3.553 hộ bị thiếu nước sinh hoạt thuộc một số xã các
huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, nghiêm trọng nhất địa bàn Cần Giuộc có 4
xã (Tân Tập, Đông Thạnh, Phước Vĩnh Tây và Phước Vĩnh Đông) [58].
+ Tỉnh Tiền Giang: ảnh hưởng tới 12.338 hộ do chưa tiếp cận nguồn nước hợp vệ
sinh thuộc các huyện Châu Thành, TP Mỹ Tho và các huyện phía Đông của tỉnh
[59].
+ Tỉnh Bến Tre: trước tình hình xâm nhập mặn gay gắt và hệ thống công trình thủy
lợi chưa kép kín lượng nước ngọt dự trữ trong dân không thể duy trì được 1-2
tháng, nguồn nước cấp sinh hoạt trên tỉnh Bến Tre đều bị nhiễm mặn ở mức trên
40/00 gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân, thống kê tại thời điểm mặn gay gắt
nhất số hộ thiếu nước sinh hoạt là 86.896 hộ thuộc các huyện Ba Tri (11.012 hộ),
Bình Đại (13.071 hộ), Thạnh Phú (14.133 hộ), Giồng Trôm (18.301 hộ), Mỏ Cày
Nam (15.469 hộ), Mỏ Cày Bắc (4.439 hộ), Châu Thành (6.549 hộ), Chợ Lách
(3.895 hộ) [60].
+ Tỉnh Trà Vinh: ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt vào thời điểm cao nhất 2.950 hộ do
nằm trong vùng công trình thường xuyên bị nhiễm mặn thuộc các huyện Cầu
Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần [61].

76
+ Tỉnh Đồng Tháp: số dân nông thôn thường xuyên bị hạn hán khoảng 118.393
người chủ yếu thuộc huyện Tân Hồng, một phần huyện Thanh Bình, một phần
huyện Cao Lãnh do nằm trong công trình CNTT bị ảnh hượng hạn hán 14 công
trình [62].
+ Tỉnh Vĩnh Long: ảnh hưởng 26.289 hộ (trong đó số hộ chưa có nước máy sử dụng
là 17.327 hộ cũng bị thiếu nước hoặc sử dụng nước bị nhiễm mặn). So với số hộ bị
thiếu nước thời điểm cao nhất năm 2015-2016 34.952 hộ (ít hơn 8.663 hộ) [63].
+ Tỉnh An Giang: ảnh hưởng vào giờ cao điểm ở vùng cao 2 huyện Tri Tôn và Tịnh
Biên do mực nước xuống thấp cũng như nhu cầu nước sinh hoạt cao các trạm cấp
nước phải hoạt động với công suất tối đa để phục vụ dân sinh nhưng không đủ vào
giờ cao điểm.
+ Tỉnh Hậu Giang: ảnh hưởng tới 2.174 hộ thuộc một vài xã thuộc các huyện (huyện
Long Mỹ ảnh hưởng 380 hộ, TP Vị Thanh ảnh hưởng 843 hộ; thị xã Long Mỹ có
340 hộ; huyện Phụng Hiệp có 341 hộ; huyện Vị Thủy có 270 hộ) [64].
+ Tỉnh Cần Thơ: xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 nên không bị ảnh hưởng
tới cấp nước sinh hoạt do có sự chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn,
mặn xuất hiện trong vòng 2 giờ sau đó rút nhanh theo triều và chủ động được thời
gian cấp nước [65].
+ Tỉnh Bạc Liêu: ảnh hưởng vào thời điểm tháng 4,5/2020 vùng ven biển do mực
nước ngầm hạ thấp gây khó khăn cho khai thác cấp sinh hoạt là 3.300 hộ, thấp hơn
so với năm 2015-2015 (5.000 hộ), ảnh hưởng từ trạm cấp nước tập trung do chưa
kéo dài đường ống (2.200 hộ) và từ các công trình khai thác nhỏ lẻ (do hạ thấp
mực nước ngầm) (800 hộ) [66].

Hình 2.4: Số hộ bị thiếu nước sinh hoạt mùa do hạn mặn mùa khô năm 2015-2016 và 2019-
2020

77
2.2.1. Diễn biến mặn ở vùng sinh thái mặn
Các tỉnh ven biển ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng mặn suốt thời gian mùa khô từ
tháng I-VI với độ mặn dao động từ 16g/l đến trên 39,4g/l. Giá trị độ mặn lớn nhất thường
dao động từ tháng III-V với dao động từ 18g/l đến gần 40g/l tiếp đó độ mặn giảm dần.
Với kết quả giám sát mặn đo được vào lúc triều lớn đạt từ 25,4-39,4g/l; độ mặn lớn nhất
đo được lúc triều ròng từ 16,5-30,7g/l. Giá trị mặn đạt cao nhất vào tháng V là 39,4g/l tại
vị trí giám sát Cà Mau 7 trên sông Gành Hào (cách cửa biển 42km) về phía biển Tây.
Nhìn chung giá trị độ mặn phía biển Đông lớn hơn giá trị độ mặn phía biển Tây.
Nguyên nhân được kể tới là do nằm ở vùng ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp
của thủy triều biển Tây trong khi lượng nước thượng nguồn sông Mekong hầu như không
có và ít mưa nên nguồn nước mặt ở khu vực này hầu như bị nhiễm mặn quanh năm, và
cũng đặc trưng cho người dân nơi đây không thiếu nguồn nước ngọt sử dụng.
Theo phân tích thì mùa khô năm 2015-2016, 2019-2020 là những năm xảy ra hạn
mặn lớn nhất từ trước tới nay gây thiệt hại về nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt cũng
như nước thô cấp cho công trình khai thác nước mặt của một số tỉnh ven biển. Giá trị mặn
có xu hướng lớn ở vị trí gần biển, càng xa cửa biển thì giá trị mặn càng giảm dần, mặt
khác nữa giá trị mặn có xu hướng tăng dần từ tháng I đến tháng III và đạt giá trị lớn nhất
vào tháng III sau đó tiếp tục giảm dần trong các tháng tiếp theo.
a. Khu vực biển Tây
Nước mặn được truyền từ phía biển Tây qua hệ thống sông/kênh rạch chính xâm
nhập vào nội đồng qua một số cửa như: sông Cái Lớn; sông Cái Bé; cửa Bảy Háp; sông
Ông Đốc,… với độ mặn lớn nhất tại thời điểm triều lớn đạt dao động từ 24,6-31,9g/l,
tháng đạt giá trị mặn cao nhất là tháng III tại vị trí giám sát Cầu Hà Giang cách cửa biển
5km trên sông Rạch Giá – Hà Tiên; các tháng tiếp theo độ mặn giảm dần. Nhìn chung độ
mặn tại các sông chính đạt giá trị lớn (vị trí giám sát sông Cái Sắn 1 cách biển 4km đạt tới
24,1g/l, trên sông Rạch Giá – Kiên Giang dao động từ 30-31,9g/l),….
Tuy nhiên giá trị giám sát mặn lớn nhất lúc triều xuống tại các vị trí giám sát trên
biển Tây thấp hơn nhiều so với triều cao và đạt từ 0-30,7g/l; giá trị mặn bằng 0 đo được
vào lúc chân triều thấp nhất trong đợt quan trắc và xuất hiện hầu như các tháng quan trắc
và nhiều hơn ở tháng VI khi bắt đầu mùa mưa lũ khi lượng nước thượng nguồn đổ về kết
hiện với mưa tại vị trí giám sát Gò Guao trên sông Cái Lớn cách cửa biển 34km. Đây là
điều rất cần thiết đáng lưu ý cho việc lấy nước trong cấp nước sinh hoạt của người dân
cũng như lấy nước thô phục vụ cấp nước sinh hoạt.
- Trên sông Kiên, tại trạm Rạch Giá độ mặn lớn nhất dao động từ 0-30g/l và đạt
giá trị lớn nhất vào tháng V.
- Trên kênh Rạch Giá – Hà Tiên: mặn dao động từ 0,1-31,9g/l giá trị cao nhất vào
tháng III là 31,9g/l tại vị trí giám sát cầu Hà Giang (cách cửa biển 5km); vị trí thấp nhất là
0,1-0,2g/l xuất hiện vào tháng VI tại vị trí giám sát Kiên Lương và Kênh KT5 cách cửa
biển 6km.
- Tại kênh Cái Sắn: độ mặn dao động từ 0-24,1g/l, độ mặn đạt giá trị cao nhất vào
78
tháng IV là 24,1g/l tại vị trí giám sát kênh cái Sắn 1 cách cửa biển 4km; tại vị trí kênh Cái
Sắn 3 cách cửa biển 12km độ mặn đo được là 0g/l vào tháng III.

79
Diễn biến xâm nhập mặn trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
35 Tháng 6

30
Độ mặn (g/l)

25

20

15

10

05

00

Trạm đo/cách biển (km)

Hình 2.5: Diễn biến độ mặn Max tháng 1-6/2016 trên kênh Rạch Giá-Hà Tiên [25]
b. Khu vực biển Đông
Chế độ thủy văn khu vực này bị ảnh hưởng bởi triều biển Đông, dòng chảy sông
Mekong và mưa nội đồng. Nguồn cung cấp nước chủ yếu trong vùng là nước từ sông
Hậu, sông Tiền đổ về chuyển qua các sông/kênh/trục.
- Xâm nhập mặn vào hệ thống sông kênh rạch tỉnh Bạc Liêu chủ yếu từ cửa sông
Gành Gào và kênh Gành Hào, kênh Gành Hào đi Hộ Phòng xâm nhập vào kênh Xáng Cà
Mau đi Bạc Liêu, ngoài ra nguồn nước mặn từ sông Mỹ Thanh vào sông Cổ Cò vào rạch
Bạc Liêu thuộc khu vực thành phố Bạc Liêu. Dọc theo Quốc lộ 1A hệ thống cống đập
ngăn mặn thuộc dự án Quản Lộ-Phụng Hiệp cơ bản hoàn chỉnh đảm bảo ngăn mặn cho
khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu. Hiện nay một phần diện tích phía Bắc
Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu đã chuyển sang nuôi tôm (tôm lúa, chuyên tôm nước mặn)
hệ thống cống vẫn có tác dụng cho việc điều hòa chế độ mặn thích hợp cho nuôi tôm. Tuy
vậy, một số cống ngăn mặn thuộc khu vực này đã xuống cấp, từng bước đã được nâng cấp
tu sửa.
- Xâm nhập mặn vào sông rạch tỉnh Cà Mau: phía biển Đông theo cửa Gành Hào,
qua cửa Lồng Đèn vào sông Đầm Dơi, qua cửa Hố Hài vào sông Trảng Tràm, qua cửa Bồ
Đề vào sông Bồ Đề, qua cửa Rạch Gốc vào rạch Đường Kéo, qua cửa Năm Ô Rô vào
kênh Năm Ô Rô.
- Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng: từ phía biển Đông thông
qua cửa Trần Đề, cửa Mỹ Thanh, kênh Vĩnh Châu, kênh Thiệp Nhứt.

80
Kết quả giám sát độ mặn lớn nhất tại thời điểm triều lớn đạt dao động từ 25,4-
39,4g/l, tháng đạt giá trị mặn cao nhất là tháng V tại vị trí giám sát Cà Mau trên sông
Gành Hào cách cửa biển 42km. Nhìn chung độ mặn tại các sông chính đạt giá trị lớn (vị
trí giám sát An Thuận trên sông Hàm Luông cách cửa biển 10km đạt giá trị từ 18,2-
31,5g/l; tại vị trí giám sát Bến Trại trên sông Cổ Chiên cách biển 10km dao động từ 17,1-
29,3g/l,…).
Tuy nhiên giá trị giám sát mặn lớn nhất lúc triều xuống tại các vị trí giám sát trên
biển Tây thấp hơn nhiều so với triều cao và đạt từ 0-16,5g/l; giá trị mặn bằng 0 đo được
vào lúc chân triều thấp nhất trong đợt quan trắc và xuất hiện hầu như các tháng quan trắc
và nhiều hơn ở tháng VI khi bắt đầu mùa mưa lũ khi lượng nước thượng nguồn đổ về kết
hiện với mưa tại vị trí giám sát trên Mỹ Tho trên sông Mỹ Tho cách cửa biển 50km; tại vị
trí giám sát Vàm Gồng, Xuân Hòa, Mỹ Tho,… Đây là điều rất cần thiết đáng lưu ý cho
việc lấy nước trong cấp nước sinh hoạt của người dân cũng như lấy nước thô phục vụ cấp
nước sinh hoạt.
- Trên sông Vàm Cỏ tại vị trí giám sát Cầu Nổi cách cửa biển 33km có độ mặn
dao động từ 1,6-20,3g/l cao nhất là tháng II (ngày 09/II) đạt 20,3 g/l và đạt giá trị thấp
nhất 1,6g/l vào lúc triều ròng vào tháng VI.
- Trên sông Vàm Cỏ Tây tại vị trí giám sát cầu Kỳ Sơn cách cửa biển 75km với
độ mặn dao động từ 0,3-12,5g/l có độ mặn tăng dần từ tháng I-V và đạt giá trị lớn nhất
vào tháng V là 12,5g/l và giảm khá lớn vào tháng VI xuống còn 2,4-2,5g/l và giá trị thấp
nhất đạt 0,3g/l vào thời kỳ triều ròng ngày tại tháng I, VI. Ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh
hưởng lớn nhất vào đầu tháng 5 (10/5) vượt qua trạm Long Thạnh (huyện Thủ Thừa) cách
biển 130 km; tại trạm Long Thạnh đạt 5,7 g/l.
- Trên sông Vàm Cỏ Đông mặn dao động từ 0-15,3g/l và độ mặn tăng từ tháng I-
V đạt giá trị lớn nhất vào tháng V là 15,3g/l (tại vị trí giám sát Cống Đôi Ma cách cửa
biển 50km) và sang tháng VI độ mặn giảm xuống hẳn dao động từ 4-4,5g/l; độ mặn thấp
nhất đo được dao động từ 0-0,5g/l tại lúc triều xuống xuất hiện vào tháng I, VI. Ranh mặn
4 g/l có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất vào giữa tháng V (ngày 13/V) vượt qua trạm Thạnh
Lợi (huyện Bến Lức), cách biển 115 km; tại trạm Thạnh Lợi đạt 5,7 g/l.
- Trên sông Cửa Tiểu: mặn dao động từ 0-26,4g/l tăng từ tháng I-III, sang tháng
IV mặn giảm xuống, mặn lớn nhất đạt 26,4g/l vào tháng III/2016 (tại vị trí giám sát Vàm
Kênh cách cửa biển 6km). Độ mặn thấp nhất dao động từ 0-0,1g/l tại thời điểm triều ròng
vào các tháng I, VI. Ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất vào cuối tháng III
(28/III) vượt qua trạm Xuân Hòa cách biển 50 km; tại trạm Xuân Hòa đạt 5,4 g/l.

81
- Trên sông Soài Rạp: mặn dao động từ 3-22,3g/l độ mặn dao động từ tháng I-III
và đạt giá trị lớn nhất là 22,3g/l vào giữa tháng III (12/III) (tại vị trí giám sát Gia Thuận
cách cửa biển 8km); độ mặn thấp nhất dao động 3g/l vào lúc triều ròng tháng VI.
- Trên sông Cửa Đại: giá trị độ mặn lớn nhất lúc triều lớn dao động từ 12-27,2g/l
và đạt lớn nhất vào tháng III/2016 là 27,2g/l (tại vị trí giám sát Bình Đại cách cửa biển
4km); độ mặn nhỏ nhất giám sát lúc triều ròng dao động từ 0-0,5g/l xuất hiện vào tháng
VI. Ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất vào cuối tháng III (30/III) vượt qua
trạm Giao Hòa cách biển 52 km; tại Giao Hòa đạt 8,8 g/l.
- Trên sông Hàm Luông: giá trị độ mặn lớn nhất lúc triều lớn dao động từ 15-
31,5g/l và đạt giá trị lớn nhất vào tháng II/2016 là 31,5g/l (tại vị trí giám sát An Thuận
cách cửa biển 10km); giá trị độ mặn nhỏ nhất giám sát lúc triều ròng dao động từ 0,1-
07g/l xuất hiện vào tháng V, VI. Ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất vào cuối
tháng 3 (28/3) vượt qua trạm Mỹ Hóa cách biển 73 km; tại trạm Mỹ Hóa đạt 12,4 g/l.
- Cửa Cổ Chiên: Độ mặn lớn nhất khu vực cửa sông là tháng II, khu vực phía
trong sông rơi vào đầu tháng I (08/I) vượt qua trạm Mỏ Cày cách biển 60 km; tại Mỏ Cày
đạt 7,7 g/l.
- Trên sông Cổ Chiên: độ mặn lớn nhất dao động từ 10,7-29,3g/l và đạt giá trị cao
nhất vào tháng II/2016 là 29,3g/l (tại vị trí giám sát Bến Trại cách cửa sông 10km); giá trị
mặn thấp nhất giám sát lúc triều xuống là 0-0,9g/l vào tháng I, VI. Ranh mặn 4 g/l có
phạm vi ảnh hưởng lớn nhất vào đầu tháng 2 (8/2) vượt qua trạm Cái Hóp cách biển 65
km; tại Cái Hóp đạt 11,5 g/l.
- Cửa Định An (sông Hậu): độ mặn lớn nhất dao động từ 9,7-20,5g/l đạt giá trị
lớn nhất vào tháng II/2016; giá trị mặn thấp nhất lúc triều ròng từ 0,1-0,5g/l xuất hiện vào
tháng I, VI. Ranh mặn 4 g/l có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất vào đầu tháng II (08/II) vượt
qua trạm Rạch Rum cách biển 60 km; tại trạm Rạch Rum đạt 8,2 g/l.

82
Độ mặn (g/l)

Diễn biến xâm nhập mặn trên sông Vàm Cỏ Tây


25
Tháng 1 Tháng 2
Tháng 3
20

15

10

05

00

Trạm đo/cách biển (km)

Hình 2.6: Diễn biến độ mặn Max tháng 1-6/2016 trên sông Vàm Cỏ Tây [25]
2.2.2. Diễn biến mặn ở vùng sinh thái lợ
Vùng sinh thái lợ (vùng giữa) là vùng vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều và lượng
nước từ sông Mekong chuyển về, vào mùa khô khi lượng nước sông Mekong không đủ
lớn thì xâm nhập từ biển sâu vào nội đồng và ngược lại. Vùng có độ mặn lớn nhất tại thời
điểm triều lớn dao động từ 12,7-18,4g/l và thời gian xuất hiện giá trị mặn lớn nhất trong
khoảng tháng II-V sau đó độ mặn giảm dần; giá trị mặn thấp nhất quan trắc được thời kỳ
triều ròng là 0-0,2g/l thường xuất hiện các tháng từ I-VI.
- Trên sông Hậu: giá trị mặn lớn nhất giám sát lúc triều lớn dao động từ 0,2-
8,0g/l, giá trị lớn nhất đạt 8g/l vào tháng III/2016 (tại vị trí giám sát An Lạc Tây cách cửa
biển 50km); giá trị mặn nhỏ nhất là 0g/l quan trắc vào lúc triều ròng.
- Kênh Xà Nô: giá trị mặn lớn nhất giám sát lúc triều lớn dao động từ 1-10,9g/l,
giá trị lớn nhất đạt 10,9g/l vào tháng V/2016 (tại vị trí giám sát Cầu Cái Tư cách cửa biển
60km); tới tháng VI mặn giảm hẳn dao động từ 0,1-0,7g/l; giá trị mặn nhỏ nhất là 0g/l
quan trắc vào lúc triều ròng. Càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm đạt 0,8g/l tại
vị trí giám sát kênh Xà Nô cách cửa biển 80km.
- Sông Cái Lớn: giá trị mặn lớn nhất lúc triều cao dao động từ 14,9-18,4g/l đạt lớn
nhất vào tháng V (vị trí giám sát Vị Thắng cách cửa biển 44km là 18,4g/l; tại vị trí giám
sát Vĩnh phước B cách cửa biển 42km với giá trị mặn 14,9g/l). Giá trị mặn nhỏ nhất tại vị
trí giám sát khi triều ròng đạt khoảng 0,2g/l vào tháng VI.

83
- Trên sông Hậu: giá trị mặn lớn nhất lúc triều cao dao động từ 0,1-8,2g/l và tăng
dần từ tháng I đến tháng III, đạt giá trị cao vào tháng III/2016 là 8,2g/l tại vị trí giám sát
Rạch Rum cách cửa biển 53km; tiếp đó từ tháng III trở đi mặn giảm rõ rệt xuống còn 0,1-
3,5g/l.
- Sông Hàm Luông: giá trị mặn lớn nhất lúc triều cao dao động từ 0,2-12,7g/l giá
trị mặn tăng dần từ tháng I-III và đạt giá trị cao nhất vào tháng III/2016 là 12,7g/l tại vị trí
giám sát Phước Long cách cửa sông 40km, càng vào sâu nội đồng độ mặn càng giảm
cũng cùng thời kỳ độ mặn tại vị trí Mỹ Hóa cách cửa biển 50km độ mặn xuống còn
12,4g/l. Độ mặn các tháng IV trở đi giảm dần dao động từ 0,3-10g/l.
- Sông Cổ Chiên: giá trị mặn lớn nhất lúc triều cao dao động từ 0-11,5g/l tăng dần
từ tháng I đến tháng III và đạt giá trị lớn nhất vào tháng III/2016 là 11,5g/l tại vị trí giám
sát Cái Hóp cách cửa biển 50km; lúc triều ròng giá trị mặn hầu như bằng 0.
- Trên sông Tiền: tại vị trí giám sát Rạch Miễu cách cửa sông 52km với giá trị
mặn lớn nhất lúc triều cao 0,7g/l xuất hiện vào tháng V/2016; giá trị mặn lúc triều ròng
bằng 0.
2.2.3. Diễn biến mặn ở vùng sinh thái ngọt
Vùng sinh thái ngọt (hay gọi là vùng sinh thái thượng) là vùng chịu ảnh hưởng trực
tiếp lưu lượng từ sông Mekong chuyển về và hầu như ít bị ảnh hưởng của thủy triều, một
phần là do lưu lượng thượng nguồn về nhiều đẩy lùi xâm nhập mặn từ biển đưa vào, mặt
khác nữa là nằm trong vùng thượng của ĐBSCL tại các tỉnh ven biển đã có các hệ thống
cống, đập ngăn mặn nhằm kiểm soát mặn từ biển đưa vào. Theo hướng truyền từ phía
biển Tây độ mặn lớn nhất vùng sinh thái mặn đạt 2,5mg/l vào tháng VI/2016 (ngày 15/VI)
tại vị trí giám sát VT5 thuộc vị trí giao kênh Tri Ton, Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh
An Giang) [28].
- Trên hệ thống sông Tiền, sông Hậu độ mặn tại thời điểm triều cao cũng đạt giá
trị rất thấp dao động từ 0-0,2g/l.
- Trên sông Vàm Cỏ mặn xâm nhập sâu nội đồng tới chiều sâu trên 100km và đạt
giá trị mặn lớn nhất tới 6,8g/l tại vị trí giám sát Mỹ Lạc trên sông Vàm Cỏ Tây cách cửa
biển 108km; đạt giá trị 5,7g/l tại vị trí Long Thạnh trên sông Vàm Cỏ Tây cách cửa biển
120km vào năm 2016 [25].
Nhìn chung độ mặn tại vùng sinh thái ngọt không lớn, ảnh hưởng mặn trên sông
Vàm Cỏ truyền sâu vào nội đồng tới trên 100km cũng chỉ ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh
Long An, cũng là tỉnh hiện nay không khai thác nguồn nước mặt. Tuy nhiên năm 2016 là

84
năm được đánh giá là hạn mặn gây ảnh hưởng nhất từ trước tới nay, do đó với diễn biến
mặn này thì có thể đưa ra nhận định về khả năng khai thác nước mặt vùng sinh thái mặn
không bị ảnh hưởng nhiều tới khả năng khai thác nước, và cần theo dõi con nước cũng
như tình hình dự báo nguồn nước để kịp thời vận hành các công trình khai thác nước mặt.
2.3. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt
2.3.1. Chất lượng nước mặt
- Chất lượng môi trường nước mặt vùng ĐBSCL chịu tác động bởi nhiều yếu tố
như: nguồn nước từ thượng nguồn qua sông Mekong đổ về, nguồn nước mặn xâm nhập từ
biển Tây theo các sông kênh rạch như sông Cái Lớn – Cái bé, Cái Sắn, sông Ông Đốc,
kênh Biện Nhị,… và khu vực biển Đông theo các sông kênh rạch như sông Vàm Cỏ, cửa
sông Gành Hào, cửa Bồ Đề, cửa Năm Ô Rô,… chất thải từ sản xuất nông nghiệp (như
nuôi thủy sản, sản xuất nông nghiệp,…), chất thải từ các cơ sở, xí nghiệp, chất thải sinh
hoạt ra môi trường,.. Trong đó ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản là chính ngoài ra từ các hoạt động sinh hoạt, các nguồn xả thải,… ra
môi trường nước và hầu như không được xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Để đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt vùng ĐBSCL, kế thừa kết quả giám
sát của các nhiệm vụ giám sát chất lượng nước lượng nước trong các hệ thống công trình
thủy lợi (Tứ giác Long Xuyên; Quản Lộ - Phụng Hiệp; Cái Lớn-Cái Bé; Ô Môn-Xà Nô;
Nam Măng Thít; Bảo Định) phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp được thực hiện từ
năm 2015 tới nay và dựa theo kết quả quan trắc môi trường hàng năm của Sở TN&MT
các tỉnh ĐBSCL đưa ra sơ bộ hiện trạng môi trường nước mặt như sau:
c1. Về diễn biến ô nhiễm
Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu về môi trường cho thấy nguồn nước mặt vùng
ĐBSCL đang bị ô nhiễm nhẹ về chất rắn lơ lửng; ô nhiễm vi sinh cao gấp nhiều lần cột I
– QCVN 02:2009/BYT tại tất cả các vị trí trên sông/kênh rạch; ô nhiễm dinh dưỡng ở
mức trung bình chủ yếu hàm lượng Nitrit (NO 2-) cao và ở sau các cống; ô nhiễm hữu cơ
khá cao và hầu như vượt cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nồng độ các chất ô nhiễm
như BOD5, COD, Coliform, nitrit,… vẫn còn ở mức cao do thói quen sinh hoạt của người
dân địa phương ĐBSCL đều được xả trực tiếp các nguồn thải xuống sông, kênh; ngoài ra
do là vùng hoạt động nông nghiệp nên có thể trong quá trình sản xuất nông nghiệp có sử
dụng phân bón có chứa gốc nito nên hàm lượng nitrit trong nước cao. Do đó cần khuyến
cáo người dân sinh sống ven sông không nên lấy nước để sinh hoạt ăn uống và cần phải
có biện pháp xử lý nguồn nước đáp ứng yêu cầu cấp nước sinh hoạt đạt cột I – QCVN
02:2009/BYT.

85
Nhìn chung chất lượng nước mặt trong vùng ĐBSCL ở mức trung bình, thành phần
và hàm lượng các chất ô nhiễm vẫn ở mức có thể kiểm soát được. Mức độ ô nhiễm tăng
dần khi càng đi sâu vào nội đồng, cách xa các vị trí sông lớn như sông Tiền, sông Hậu,
sông Cổ Chiên và các kênh trục chính. Điều này phản ánh đúng thực tế hiện nay ở vùng
ĐBSCL, với các tỉnh nằm tiếp giáp các sông lớn, kênh trục chính thì nhờ tác động của
thủy triều góp phần pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm nguồn nước và tăng khả năng tự
làm sạch của các kênh lớn, kênh đấu nối với các kênh trục chính.
Dưới đây là phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước của 3 vùng sinh thái:
 Chất lượng nước mặt vùng sinh thái ngọt [45], [46]
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): Kết quả giám sát giai đoạn 2015 - 2020 dao động từ
21,34†92,7mg/l, vượt cột A1- sử dụng cho mục đích sinh hoạt của QCVN 08-
MT:2015/BTNMT từ 1,1÷4,7 lần. Đây là khu vực có nhiều sông kênh rạch cùng hoạt
động của các tàu thuyền qua lại làm tăng hiện tượng xói lở và gia tăng hàm lượng phù sa,
ngoài ra còn do việc xả thải và nước mưa rửa trôi từ bề mặt xuống sông/kênh/rạch trong
vùng. Do đó để đảm bảo cấp nước sinh hoạt thì phải xử lý chỉ tiêu cho phù hợp.
Về ô nhiễm dinh dưỡng: Kết quả giám sát cho thấy thành phần dinh dưỡng trong
nước mặt có giá trị ở mức trung bình và chủ yếu bị ô nhiễm bởi hàm lượng nitrit. Nguyên
nhân được cho là do nguồn nước bị ảnh hưởng bởi chất thải nông nghiệp có sử dụng
thành phần chứa nito. Giá trị nitrit (NO2-) dao động từ 0,004÷0,63mg/l; một vài vị trí vượt
cột A1 như vị trí BĐ15 trên rạch Ông Đạo tỉnh Long An có giá trị 0,21mg/l, vị trí BD14
trên sông kênh Sáu Âu tỉnh Tiền Giang đạt 0,63mg/l [46]. Giá trị nitrat (NO3-) rất nhỏ,
dao động từ 0,014÷0,89mg/l, giá trị phophat (PO43-) rất nhỏ dao động từ 0,008÷0,069mg/l
và đều nhỏ hơn cột A1, như vậy nguồn nước mặt chưa có dấu hiệu bị phú dưỡng.
Về ô nhiễm hữu cơ: Hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ khá cao tại nhiều vị trí có
giá trị vượt cột A1. Hàm lượng COD dao động từ 9,1†19,3mg/l vượt cột A1 (10mg/l) gần
2 lần ở một số vị trí VT1 trên kênh Cái Sắn về phía sông Hậu [45] và trong cống Rạch
Gốc tại rạch Ông Đạo tỉnh Long An [46]. Hàm lượng BOD5 dao động từ 3,6÷8,5mg/l
vượt cột A1 (4mg/l) khoảng 02 lần tại một số vị trí BĐ11 trên kênh Chợ Bưng tỉnh Tiền
Giang. Cần lưu ý để đưa ra biện pháp xử lý nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
Về ô nhiễm vi sinh: Hàm lượng Coliform dao động từ 24.000÷92.000MPN/100ml cao
hơn rất nhiều so với cột I QCVN 02: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt điều đó chứng tỏ nguồn nước mặt bị nhiễm chất thải.
 Chất lượng nước mặt vùng sinh thái lợ [47], [48], [49]

86
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): Khá cao dao động từ (14,6 † 48,5)mg/l vượt cột A1
(20mg/l) QCVN 08-MT:2015/BTNMT lớn nhất là 2,5 lần và có giá trị thấp hơn vùng sinh
thái ngọt, điều đó chứng tỏ trong vùng có hiện tượng xói lở và hoạt động tàu thuyền ít hơn
so với vùng sinh thái ngọt.
Về ô nhiễm dinh dưỡng: Giá trị nitrit (NO 2-) dao động từ (0,008÷0,486)mg/l một
vài vị trí vượt cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT, vào đầu mùa mưa có xu hướng cao
hơn so với đầu mùa khô do bị nước mưa rửa trôi xuống kênh rạch.
Giá trị Nitrat (NO3-) rất nhỏ dao động từ 0,018 ÷ 0,387 mg/l thấp hơn nhiều QCVN
08-MT:2015/BTNMT (Cột A1) ở tất cả các sông kênh rạch trong vùng.
Giá trị phophat (PO43-) rất nhỏ dao động từ (0,006÷0,082)mg/l đều nhỏ hơn cột A1
(0,1mg/l) QCVN 08-MT:2015/BTNMT, như vậy nguồn nước mặt chưa có dấu hiệu bị
phú dưỡng.
Về ô nhiễm hữu cơ: Giá trị COD dao động từ (6,58 ÷ 17,58)mg/l, giá trị BOD 5 dao
động từ (1,17†6,73)mg/l vượt cột A1 khoảng 2 lần.
Về ô nhiễm vi sinh: Hàm lượng Coliform dao động từ (26.000÷110.000)MPN/100ml ở tất
cả các sông kênh rạch trong vùng, cao hơn rất nhiều so với cột I QCVN 02: 2009/BYT.
 Chất lượng nước mặt vùng sinh thái mặn [50], [47], [48]
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): khá cao dao động từ (17,5 † 111,5)mg/l vượt cột A1
(20mg/l) QCVN 08-MT:2015/BTNMT gần 6 lần và có giá trị cao hơn vùng sinh thái ngọt
và lợ.
Về ô nhiễm dinh dưỡng: Giá trị nitrit (NO 2-) dao động từ (0,01÷0,45)mg/l một vài
vị trí vượt cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT, vào đầu mùa mưa có xu hướng cao hơn
so với đầu mùa khô do bị nước mưa rửa trôi xuống kênh rạch.
Giá trị Nitrat (NO3-) rất nhỏ dao động từ 0,02 ÷ 0,294mg/l thấp hơn nhiều so với
cột A1 (2mg/l) QCVN 08-MT:2015/BTNMT ở tất cả các sông kênh rạch trong vùng.
Giá trị phophat (PO43-) rất nhỏ dao động từ (0,007†0,09)mg/l đều nhỏ hơn cột A1
(0,1mg/l) QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Về ô nhiễm hữu cơ: Giá trị COD dao động từ (3,55 ÷ 22,05)mg/l, giá trị BOD 5 dao
động từ (2,5†6,4)mg/l vượt cột A1 khoảng 2 lần.
Về ô nhiễm vi sinh: Hàm lượng Coliform dao động từ
(1.200÷100.000)MPN/100ml ở tất cả các sông kênh rạch trong vùng, cao hơn rất nhiều so
với cột I QCVN 02: 2009/BYT.

87
c2. Về diễn biến chua phèn
Để đánh giá diễn biến chua phèn của nguồn nước mặt tiến hành phân tích chỉ tiêu
pH và hàm lượng sắt tổng để làm cơ sở khai thác và xử lý nguồn nước
 Chất lượng nước mặt vùng sinh thái ngọt [45], [46]
- Giá trị pH: khá ổn định dao động từ 5,12-8,38 hầu như đạt cột I (6÷8) QCVN 02:
2009/BYT điều đó cho thấy nguồn nước mặt chưa bị nhiễm phèn do hệ thống cống thủy
lợi đã phát huy tốt tác dụng đối với vấn đề ngăn mặn, tuy nhiên từ giữa tháng đến cuối
tháng VI do những cơn mưa đầu mùa đã hòa tan muối phèn từ các cánh đồng rửa trôi
xuống kênh rạch (kênh Tám Ngàn,…) nên xảy ra tình trạng nước bị chua phèn cục bộ tại
khu vực huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Tri Tôn.
- Hàm lượng sắt tổng: khá cao và không có sự ổn định trong mùa, dao động từ
(0,14†8,14)mg/l cao hơn cột I (0,5mg/l) cho thấy nguồn nước bị nhiễm phèn sắt và có xu
hướng tăng dần từ tháng I đến cuối tháng V, giảm mạnh từ giữa tháng VI nguyên nhân do
các cơn mưa lớn trái mùa phèn được rửa trôi từ trong đất ra nguồn nước làm cho hàm
lượng sắt tổng tăng lên. Trong nước hàm lượng sắt tồn tại ở các dạng khác nhau chủ yếu ở
dạng keo, các hạt lơ lửng trong các hợp chất gây phèn sắt. Cần lưu ý để đưa ra biện pháp
xử lý nguồn nước phù hợp cho cấp nước sinh hoạt.
 Chất lượng nước mặt vùng sinh thái lợ [47], [48], [49]
- Giá trị pH: khá ổn định dao động từ 6,12÷8,45 hầu như đạt cột I (6÷8) QCVN
02: 2009/BYT.
- Hàm lượng sắt tổng: khá cao và không có sự ổn định theo mùa, dao động từ
(0,15†8,65)mg/l cao hơn cột I (0,5mg/l) cho thấy nguồn nước bị nhiễm phèn sắt và có xu
hướng tăng dần từ tháng I đến cuối tháng V, giảm mạnh từ giữa tháng VI.
Chất lượng nước mặt vùng sinh thái mặn [50], [47], [48]
- Giá trị pH: khá ổn định dao động từ 6,47÷8,5 hầu như đạt cột I (6÷8) QCVN 02:
2009/BYT.
- Hàm lượng sắt tổng: dao động từ (0,09÷10,92)mg/l, tại nhiều thời điểm cao hơn
cột I (0,5mg/l), có xu hướng tăng dần từ tháng I đến cuối tháng V, giảm mạnh từ giữa
tháng VI.
 Chất lượng nước mặt Hồ, búng
Chất lượng nước hồ, búng qua các thời điểm năm 2015 bị ô nhiễm nhẹ về chất rắn
lơ lửng, chất hữa cơ và vi sinh trong đó hồ do ảnh hưởng bởi sự phân hủy xác thực vật

88
trong hồ (hồ Ông Thoại). Hồ Búng Bình Thiên và hồ Ô Tuk Sa chất lượng nước bị ô
nhiễm nhẹ, chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ, rắn lơ lửng và vi sinh, nhất là khu vực Búng Bình
Thiên do chịu tác động một phần từ nguồn nước bên ngoài (sông Bình Di và sông Nhơn
Hội) đổ vào. Do đó, khuyến cáo đến người dân sử ụng nước vào mục đích sinh hoạt thì
cần phải có biện pháp xử lý nước cho phù hợp trước khi đưa vào sử dụng, nhằm đảm bảo
sức khỏe lâu dài.
2.3.2. Chất lượng nước mưa
Với nguồn nước mưa vùng ĐBSCL khá dồi dào thì việc thu trữ nguồn nước này
hợp lý là vấn đề cần thiết trong thời điểm hiện nay và trong tương lai thì việc đánh giá
chất lượng nước mưa là quan trọng cho công tác khai thác và có biện pháp xử lý phù hợp.
Trong báo cáo này sẽ kế thừa 02 kết quả phân tích nước mưa như sau:
 Theo nghiên cứu về mưa của Lê Anh Tuấn ở Đại học Cần Thơ năm 2018 [51]
cho thấy mưa một số vùng ĐBSCL vẫn còn sự tinh khiết và được đánh giá là tốt, ít nhiễm
bụi khói trừ một số trận mưa đầu mùa xảy ra ở các đô thị lớn như Cần Thơ, Mỹ Tho
nhưng lượng khói bụi trong nước mưa cũng không phải lớn lắm. Lượng nước acid trong
nước mưa không đáng kể. Trong nước mưa có sự ghi nhận hiện diện của các thành phần
đạm hòa tan, đặc biệt là các trận mưa giông, có sấm chớp (do hiện tượng đối lưu vào mùa
hè). Sự hiện diện của các vi khuẩn trong nước mưa nếu có là do các vật dụng thu hứng
không được sạch sẽ. Các tỉnh khu vực biên giới như: An Giang, Đồng Tháp và các tỉnh
dọc ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên
Giang cũng như các hải đảo khu vực biển Tây như Phú Quốc thì mưa là nguồn nước ngọt
chủ yếu phục vụ cho ăn uống sau đó mới tới nước mặt và nước ngầm. Xét trên một khía
cạnh nào đó người ta đánh giá vật dụng thu trữ nước mưa phản ánh qua sự giàu nghèo của
người dân trong vùng. Gia đình khá giả lượng nước mưa thu trữ được càng nhiều và
ngược lại.
 Theo kết quả phân tích nước mưa được thu từ mái nhà tại thành phố Cần Thơ
thực hiện từ năm 2011-2013 tại kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa ở ĐBSCL do
Nguyễn Trung Hiếu làm chủ biên [52] cho thấy chất lượng nước mưa khá tốt về cơ bản
đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt cột II của QCVN 02:2009- BYT, nhưng bị nhiễm bẩn chủ
yếu các chỉ tiêu độ đục, chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan và các vi sinh vật, nguyên nhân
có thể kể tới bụi, rong rêu, phân chim, mèo,… (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Chất lượng nước mưa thu từ mái nhà vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2013[52]

Kết QCVN 02:2009- BYT


TT Thông số Đơn vị
quả (cột I)

1 pH - 6,26 6,0-8,5

2 Độ đục NTU 2,86 5

3 TDS mg/L 3,94 -


89
4 TSS mg/L 2,11 -

5 Coliform MPN/100ml 39 50

6 E.Coli MPN/100ml 0 0

7 Nitrate mg/l 0,08 -

8 Nitrite mg/l 0,01 -

9 Amoni (NH4+) mg/l 0,1 3

Kết luận về chất lượng nước mưa ĐBSCL:


Có thể nhận định nước mưa ở ĐBSCL vẫn còn sự tinh khiết, nước mưa thu trực tiếp
ngoài trời tại TP. Cần Thơ tương đối tốt và ổn định [52], nước mưa thu qua mái nhà vẫn
còn bị nhiễm bẩn như phân tích ở trên, trong đó có sự hiện diện của thành phần đạm hòa
tan đặc biệt trong các trận mưa giông có sấm chớp, chất lượng nước mưa của 4-6 trận đầu
mùa có chất lượng kém hơn so với giữa mùa mưa nên cần loại bỏ lượng nước mưa này.
Như vậy chất lượng nước mưa khá tốt và chưa có biểu hiện ô nhiễm không khí đáp ứng
được nhu cầu nước cho ăn uống và sinh hoạt. Thực tế cho thấy cho thấy nước mưa đã và
đang được khai thác sử dụng ở hầu hết vùng nông thôn ĐBSCL nơi hệ thống cấp nước tập
trung chưa đưa tới được hộ gia đình, khu vực khan hiếm về nguồn nước sử dụng như
nước ngầm và nước mặt khó khai thác.
2.3.3. Chất lượng nước dưới đất
Nước dưới đất ĐBSCL khá phong phú với chất lượng khá tốt và phân bố rộng khắp
nơi, tập trung vào một số tầng chứa nước chính. Tuy nhiên vấn đề đáng báo động là chất
lượng nước dưới đất đã và đang đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn, ô nhiễm vi sinh,.. do
thiếu quy hoạch, khai thác ồ ạt, khai thác không đúng quy trình kỹ thuật, chưa có kế
hoạch bảo vệ nguồn nước nên trữ lượng tốt bị hạn chế và sự phân bố chất lượng nước
không đều.
Nước ngầm tầng nông chứa trong tầng Halocene có mối liên quan mật thiết với
nước mặn, chất lượng nước xấu vì bị nhiễm phèn, mặn và vi sinh, như tầng chứa nước
Halocen tại độ sâu 80-120m ở tỉnh Cà Mau thuộc một số huyện Thới Bình, Trần Văn
Thời, U Minh,…bị nhiễm mặn và có mùi hôi (Cl- từ 8-16g/l), các hợp chất NH 4+, NO2-,
NO3-,… so với tiêu chuẩn nước sạch (Quyết định 09/2005/QĐ-BYT) một số chỉ tiêu vượt

90
giới hạn cho phép [53], xét nghiệm nước ngầm tại 3 giếng khoan ở huyện Lấp Vò (Đồng
Tháp) có 1 giếng bị nhiễm mặn (Clorua) vượt 2 lần QCVN 02:2009/BYT [54]. Tuy nhiên
một số nơi như huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Trà Vinh ở các giồng cát có thể khai thác
được nước ngầm có chất lượng tốt sử dụng cho sinh hoạt, hoa màu.
Nước ngầm tầng sâu chủ yếu chứa trong các phức hệ Pleistocene, Pliocene, Miocene
và có sự phân bố phức tạp cả về diện cũng như chiều sâu, cụ thể như sau:
- Khu vực ven biển và cửa sông thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và
một phần tỉnh Trà Vinh, nước ngầm các tầng gần mặt đất bị nhiễm mặn và phải ở độ sâu
trên 300m mới có thể khai thác được nước có chất lượng tốt. Một số nơi như Bến Tre, Gò
Công khai thác nước ngầm chất lượng tốt rất khó khăn.
- Các khu vực phía tây tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, các huyện Đầm Dơi,
Ngọc Hiển thị xã Cà Mau (tỉnh Cà Mau) khai thác nước ngầm khá thuận tiện chỉ ở độ sâu
từ 100-120m là có thể khai thác được nước ngầm chất lượng tốt.
- Khu vực ven biển tây từ Mũi Cà Mau đến Rạch Giá thì việc khai thác nước ngầm
khá thuận lợi, nhìn chung ở độ sâu 120-150m có thể khai thác được nước ngầm có chất
lượng tốt, tuy nhiên có những nơi cục bộ ở độ sâu trên 200m vẫn chưa tìm thấy nước
ngầm có chất lượng tốt.
- Khu vực ven biển Tứ giác Long Xuyên đến Hà Tiên việc khai thác nước ngầm khó
hơn vì các tầng nước ngầm gần mặt đất bị nhiễm mặn cao.
- Nước ngầm ở độ sâu trên 300m có chất lượng tốt đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt
ở vùng ĐBSCL như tỉnh Đồng Tháp [54].

91
CHƯƠNG 3
NHU CẦU NƯỚC PHỤC VỤ SINH HOẠT
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hiện tại


Nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân nông thôn vùng ĐBSCL
đang là vấn đề bức xúc được Nhà nước quan tâm đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trong mùa
hạn – mặn. Thực hiện nhiệm vụ được giao nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành điều tra thu
thập tài liệu của các Sở/Ban/Ngành, các đơn vị liên quan của 13 tỉnh ĐBSCL, hiện nay tại
mỗi địa phương đang thực hiện “Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và VSMTNT” gồm
8 chỉ tiêu trong đó nhóm thực hiện sẽ quan tâm tới 02 chỉ tiêu liên quan tới việc cấp nước đó
là: (i) chỉ tiêu 1 – tỷ lệ người dân nông thôn và người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh và
(ii) chỉ tiêu 2 – tỷ lệ người dân nông thôn và người nghèo sử dụng nước đạt quy chuẩn
QCVN 02:2009/BYT.
Thông qua Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và VSMTNT của 13 tỉnh ĐBSCL
tính tới năm 2019 tỷ lệ hộ tỷ lệ người dân nông thôn vùng sử dụng nước hợp vệ sinh (HVS)
đạt 86,56% (tương ứng 9.965.381 người) cao hơn so với năm 2012 đạt 75,82% [13] là
10,74%; tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT là 61,40% cao hơn so
với năm 2012 đạt 36,52% [13] là 24,88%. Phần lớn bộ phận dân cư nông thôn sống tại các
thị tứ, sống tập trung được cấp 100% nguồn nước từ công trình CNTT, chỉ dân cư không tập
trung thiếu nước sinh hoạt (xem Bảng 3.1 và Hình 3.2).
Việc phân vùng sinh thái chỉ mang tính chất tương đối để tổng hợp, phân tích dữ liệu
tổng quan, căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển
bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, tại nội dung 4a đã chỉ rõ tổ chức không gian lãnh
thổ “Hình thành các tiểu vùng sinh thái làm định hướng phát triển kinh tế, nông nghiệp và
cơ sở hạ tầng (vùng đồng bằng ngập lũ, vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái nước lợ,
nước mặn,...)”. Trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu tại Đề án Hiện đại hóa hệ thống
thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái
vùng ĐBSCL do Bộ NN&PTNT thực hiện năm 2020, phân thành 3 vùng sinh thái (ngọt, lợ
và mặn) như Hình 3.1:
Vùng sinh thái ngọt (là vùng thượng ĐBSCL): có tổng diện tích tự nhiên
1.107.000ha bao gồm các tỉnh phía thượng nguồn hệ thống sông Mekong, khu vực hầu như
chỉ có nguồn nước từ thượng nguồn chảy về, nguồn nước ít bị ảnh hưởng của mặn và hầu
như có nước ngọt quanh năm nhưng mùa khô mực nước xuống thấp gây khó khăn tưới tự
chảy vùng xa nguồn sông Tiền, sông Hậu. Vùng sinh thái ngọt bao gồm tỉnh An Giang và
một phần 5 tỉnh Đồng Tháp, Long An, TP. Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang. Được giới

92
hạn bởi biên giới Việt Nam – Campuchia ở phía bắc; phía Đông là kênh Bo Bo (tỉnh Long
An), phía Nam là các trục: kênh Cái Sắn – rạch Cái Tàu Thượng – kênh Nguyễn Văn Tiếp –
Tổng Đốc Lộc và phía Tây là tuyến kênh Rạch Giá – Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của ngập lũ, có nguồn nước dồi dào, cơ
bản không chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn; tuy nhiên, vào những năm dòng chảy kém,
mực nước trong sông, kênh thấp, gây khó khăn cho việc tưới tự chảy và chuyển nước đến
một số khu vực xa sông Tiền và sông Hậu (thuộc các tỉnh Kiên Giang và Long An), gây tình
trạng thiếu nước. Sản xuất nông nghiệp chủ lực trong vùng chủ yếu trồng lúa, rau màu và
nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Khu vực này phù hợp cho các hoạt động sản xuất nông
nghiệp cũng như lấy nước sinh hoạt của người dân.
- Vùng sinh thái lợ (là vùng giữa ĐBSCL): nằm giữa vùng sinh thái ngọt và vùng
sinh thái mặn với tổng diện tích tự nhiên 1.746.000ha, nguồn nước ở đây vừa bị ảnh hưởng
của thủy triều (đặc biệt vào mùa kiệt khi mực nước thượng nguồn sông Mekong ít thì lượng
nước từ biển theo phía biển Đông và biển Tây truyền vào theo đường kênh/sông/rạch nội
đồng) nguồn nước sẽ bị nhiễm mặn, và kết hợp nước từ sông Mekong chảy xuống gặp nước
thủy triều làm pha loãng nồng độ nước. Các tỉnh nằm trong vùng sinh thái lợ gồm toàn bộ
địa phận tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và 1 phần 9 các tỉnh: Đồng Tháp, Long An, Kiên
Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu và TP. Cần Thơ. Được giới hạn
bởi giữa vùng ngọt và đoạn biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc các huyện Đức Huệ,
Rạch Tràm (Long An) ở phía Bắc; kênh thầy Cai – sông Vàm Cỏ - ranh ngọt hóa Cần Đước,
Cần Giuộc – ranh ngọt hóa Gò Công – ranh ngọt hóa Bến Tre ở phía Đông; phía Nam là
ranh ngọt hóa tỉnh Trà Vinh – ranh mặn ngọt huyện Long Phú - ranh khu nuôi tôm 5 xã
(tỉnh Sóc Trăng) - sông Nhu Gia - sông Bạc Liêu - Cà Mau; phía Tây là kênh Hộ Phòng -
kênh Quản Lộ Phụng Hiệp - kênh Ngàn Dừa - sông Xẻo Chít và sông Cái Lớn. Khu vực này
phù hợp cho sản xuất lúa, lúa – tôm, chuyên tôm, nguồn nước lấy phục vụ sinh hoạt cần
phải được xử lý trước khi sử dụng.
- Vùng sinh thái mặn (là vùng hạ ĐBSCL): là vùng tiếp giáp giữa nước lợ và nước
ngọt thuộc cuối ĐBSCL nằm về phía biển với tổng diện tích tự nhiên 1.204.000ha, khu vực
hầu như bị nhiễm nước mặn quanh năm, xa nguồn nước sông Mekong (khu vực không bị
ảnh hưởng bởi lũ) trong khi lại giáp biển nên hầu như bị ảnh hưởng của thủy triều biển
Đông và biển Tây. Các tỉnh nằm trong vùng sinh thái nước mặn là các phần còn lại của 8
tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà
Mau. Sản xuất chính trong vùng sinh thái mặn là nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ với hai
hình thức nuôi chính là thâm canh và nuôi theo hình thức tôm – lúa.

93
Hình 3.1: Phân vùng sinh thái ĐBSCL

Bảng 3.1: Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh vùng nông thôn ĐBSCL đến hết năm 2018

Công trình cấp nước (công trình) Tỷ lệ dân


Tỷ lệ dân
Dân số vùng số được
số được
STT Tỉnh nông thôn, Nước CT khai CN đạt
CN HVS, Nước
người Tổng số dưới thác nhỏ QC02,
(%) mặt
đất lẻ,.. (%)

1 Long An 1.267.286 97,85 3.460 1.554 0 1906 36,36

2 Tiền Giang 1.480.445 93,97 578 555 23

3 Bến Tre 1.132.100 55,9 67 63 4

4 Trà Vinh 856.496 98,26 116 100 16 66,78

5 Vĩnh Long 871.100 87,3 121 11 110

6 Đồng Tháp 1.387.500 96,66 371 311 60 66,76

7 Cần Thơ 416.400 99,08 439 „388‟ „51‟

8 Hậu Giang 574.214 95,76 65 52 13 69,86

9 Sóc Trăng 912.109 98 143 143 54

10 Bạc Liêu 652.600 37,2 110 110 0

94
11 Cà Mau 945.600 90,56 187.602 239 0 187.363 44,02

12 Kiên Giang 1.270.400 88,4 66 43 23 33,8

95
13 An Giang 2.070.998 99,27 190 2 188 91,02

Toàn vùng 13.837.248 86,56 193.328 3.571 488 189.269 61,4

Nguồn: Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và VSMTNT các tỉnh ĐBSCL

Hình 3.2: Tỷ lệ hộ dân nông thôn vùng ĐBSCL được cấp nước hợp vệ sinh
3.1.1. Đối với vùng sinh thái ngọt
3.1.1.1. Tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh nằm trong vùng sinh thái ngọt, dựa theo Quyết định 2570/QĐ – BNN
– TCTL của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 22/10/2012 về việc Phê duyệt điều chỉnh bộ
chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi – đánh giá nước sạch và VSMT. Do
đó năm 2018 tỉnh An Giang người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh khá cao với tỷ
lệ trung bình 99,27%, cụ thể chỉ số cấp nước sinh hoạt nông thôn là chỉ số 1 và chỉ số 2 cụ
thể như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước HVS, trong đó hộ nghèo.
Tính tới tháng 10/2018 tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 99,27% trong đó khu
vực nông thôn là 99,06% (cao hơn năm 2018 là 2,46%), trong đó người nghèo là 82.954
người được sử dụng nước hợp vệ sinh là 94,96% (tăng hơn so với năm 2015 là 3,25%).
Trong đó TP.Long Xuyên, huyện Phú Tân tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tiếp
đó các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Tịnh Biên, Châu Phú, thị xã Tân Châu, TP. Châu
Đốc tỷ lệ cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đều đạt trên 99%, thấp nhất là huyện Tri Tôn với
tỷ lệ cấp nước sinh hoạt đạt 96,96%
- Chỉ số 2: Tỷ lệ hộ sử dụng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN
02:2009/BYT (chỉ tiêu 17.1 theo Quyết định 3379/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của UBND
tỉnh. Mục tiêu phải đạt >=85%).
Theo kết quả cập nhật, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước máy chung toàn
tỉnh đạt tỷ lệ 91,2% và tỷ lệ số người sử dụng nước máy là 91,35%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng
nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02) chung toàn tỉnh theo hộ là 91,02%, cao

96
hơn 11,5% và theo nhân khẩu là 91,16%, tăng 11,12% so năm 2015, trong đó khu vực nông
thôn đạt 88,56%.
Các đơn vị thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc) có tỷ lệ người dân sử dụng nước đạt
QCVN 02 cao nhất (trên 97%); TX. Tân Châu và các huyện Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới
(đạt trong khoảng 91-94%); thấp nhất là huyện Tri Tôn (80,95%), các huyện còn lại huyện
An Phú, Tịnh Biên, Châu Thành, Thoại Sơn(có tỷ lệ đạt từ 82,6-88,39%). Tính riêng khu
vực nông thôn (119 xã), tỷ lệ hộ sử dụng nước đạt QCVN 02 là 88,56%, tăng 9,04% và theo
nhân khẩu là 88,79%,tăng 8,76% so năm 2015.
Trong năm, chỉ còn một công trình cấp nước chưa đạt quy chuẩn, chủ yếu do chất
lượng nước của trạm cung cấp nước chưa đáp ứng chuẩn kỹ thuật quy định (lượng Asen
vượt mức cho phép). Trong tổng số 190 trạm cấp nước hiện có của tỉnh (giảm 6 trạm so năm
2015), có 01 trạm có mẫu nước không đạt chuẩn, chiếm 0,53% tổng số trạm cấp nước tập
trung (năm 2015 là 19/196 trạm không đạt, chiếm tỷ lệ 9,69%). Qua đó, cho thấy tỷ lệ người
dân sử dụng nước đạt QCVN 02 và chất lượng các công trình cấp nước tập trung ngày được
nâng cao.
Bảng 3.2: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh An Giang năm
2018 [14]

TĐ: Số Tỷ lệ
TĐ: Số Tỷ lệ
người người
người sử
người sử Số người nghèo nghèo sử
Số Huyện, thị xã, Số người dụng
dụng nước nghèo sử dụng dụng
TT thành phố (Người) nước
HVS (Người) nước nước
HVS
HVS HVS
(Người) (%)
(%)
(Người)

Toàn tỉnh 2.070.998 2.055.980 99,27 82.954 78.771 94,96

1 TP. Long Xuyên 262.466 262.466 100,00 466 466 100,00

2 TP. Châu Đốc 108.050 107.924 99,88 486 481 98,97

3 H. An Phú 167.547 164.473 98,17 15.020 12.044 80,19

4 TX. Tân Châu 168.435 168.342 99,94 5.089 5.087 99,96

5 H. Phú Tân 205.913 205.913 100,00 6.088 6.088 100,00

6 H. Châu Phú 231.529 231.476 99,98 8.615 8.615 100,00

7 H. Tịnh Biên 111.218 110.754 99,58 9.161 9.058 98,88

8 H. Tri Tôn 131.894 127.891 96,96 16.142 15.587 96,56

9 H. Châu Thành 164.058 163.032 99,37 5.733 5.733 100,00

10 H. Chợ Mới 343.794 338.794 98,55 8.503 8.101 95,27

11 H. Thoại Sơn 176.094 174.915 99,33 7.651 7.511 98,17

97
100,5 100 100
Tỷ lệ, %
99,88 99,94 99,98
100 99,58 99,37 99,33
99,5
99 98,55
98,5 98,17
98
97,5 96,96
97
96,5
96
95,5
95
TP. TP. H. An TX. H. Phú H. Châu H. Tịnh H. Tri H. Châu H. Chợ H.
Long Châu Phú Tân Tân Phú Tôn Thành Mới Thoại
Xuyên Đốc Châu Biên Sơn
Huyện

Hình 3.3: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh của tỉnh An Giang
3.1.1.2. Tỉnh Long An
Dựa trên Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Long An tại Quyết định phê duyệt số 834/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 về việc “Phê duyệt
kết quả cập nhật Bộ chỉ số theo dõi –đánh giá ước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
năm 2018 của tỉnh Long An” và phân vùng sinh thái ngọt của tỉnh Long An cho thấy trung
bình toàn vùng tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh 98,48% và tỷ lệ trung bình người
dân sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT là 42,8%. Dựa trên bộ chỉ số theo dõi sử dụng
nước như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 98,48%, trong đó
huyện Thủ Thừa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa đạt tỷ lệ khá cao gần 100%, tiếp đến là huyện
Vĩnh Hưng đạt tỷ lệ 98,2%, 2 huyện còn lại Mộc Hóa và Tân Hưng khoảng 97%.
- Chỉ số 2: Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT
là 42,8% trong đó huyện Vĩnh Hưng đạt tỷ lệ cao nhất 69%, các huyện còn lại dưới 50% và
thấp nhất là huyện Thạnh Hóa và Thủ Thừa đạt tỷ lệ khoảng 30%.
Bảng 3.3: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch tới
năm 2018 theo QCVN 02:2009/BYT tỉnh Long An [15]

Tổng số Tỷ lệ Tỷ lệ người
dân dân sử Dân số nông dân sử dụng Dân số nông
nông dụng thôn sử nước đạt thôn sử dụng
STT Huyện thôn tới nước dụng nước QCVN nước đạt QCVN
năm hợp vệ HVS tới 02:2009/BYT 02:2009/BYT
2018 sinh, 2018, người tới năm 2018, tới 2018, người
% %

1 Mộc Hóa 29.116 96,5 28.097 44,4 12.928

2 Tân Hưng 44.172 97,2 42.935 52,4 23.146

98
3 Tân Thạnh 72.692 99,5 72.329 30,3 22.026

4 Thạnh Hóa 50.051 99,6 49.851 24,8 12.413

5 Thủ Thừa 58.361 100 58.361 36,1 21.068

6 Vĩnh Hưng 41.225 98,2 40.483 69 28.445

Tổng cộng 295.617 98,48 292.055 42,8 120.025

99
Hình 3.4: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước HVS và nước sạch vùng sinh thái ngọt Long An
3.1.1.3. Tỉnh Kiên Giang
Căn cứ vào phân vùng sinh thái và Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và VSMT
nông thôn tỉnh tới năm 2015 được đánh giá trên địa bàn 118 xã của 15 huyện thị thành phố
với đối tượng điều tra là các hộ gia đình vùng nông thôn, các điểm chính trường học, trạm y
tế. Qua phân vùng sinh thái thống kê được tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở vùng
sinh thái thượng tỉnh Kiên Giang là 85,4% trong đó huyện Hà Tiên đạt tỷ lệ cao nhất là
100%, tiếp đó là huyện Phú Quốc, Tân Hiệp, Kiên Lương, Châu Thành trên 90%, huyện
Giang Thành tỷ lệ sử dụng thấp nhất 41,2%; trong đó tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp
vệ sinh đạt 77,2%.
Bảng 3.4: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh Kiên Giang
vùng sinh thái ngọt [16]

Tỷ lệ dân sử
Tỷ lệ người nghèo
Dân số năm dụng nước
STT Huyện hợp vệ sinh, sử dụng nước hợp
2018
vệ sinh, %
%

1 Hà Tiên 7862 100,0 100

2 Châu Thành 66526 92,4 79,1

3 Giang Thành 22400 41,2 23,6

4 Hòn Đất 86585 85,5 73,6

5 Kiên Hải 20550 86,1 98,5

100
6 Kiên Lương 23529 90,6 88,2

7 Phú Quốc 46410 93,0 78,4

8 Tân Hiệp 62785 94,3 76,5

Tổng cộng vùng sinh thái ngọt 336.646 85,4 77,2


tỉnh Kiên Giang

120,0

100,00
Tỷ lệ, %

100,0 92,40 93,00 94,30


90,60
85,50 86,10
80,0

60,0

41,20
40,0

20,0

0,0
Hà Tiên Giang Hòn Đất Kiên Hải Kiên Phú Quốc Tân Hiệp
Thành Lương
Huyện
Châu
Thành

Hình 3.5: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh vùng sinh thái ngọt tỉnh Kiên Giang
3.1.1.4. Thành phố Cần Thơ
Theo kết quả thu thập từ Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Cần Thơ tính
tới nay toàn tỉnh tính tới năm 2016 có 439 công trình khai thác nguồn nước phục vụ cấp
nước sạch SHNT với nguồn nước khai thác là nước dưới đất và nước mặt. Tính tới năm
2016 số dân vùng nông thôn của tỉnh là 416.400 người và tỷ lệ người dân sử dụng nước
hợp vệ sinh toàn tỉnh tính tới năm 2016 là 99,08% đứng thứ 2 vùng ĐBSCL sau tỉnh An
Giang về tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong đó tỷ lệ sử dụng nước hợp
vệ sinh của vùng sinh thái khá lớn đạt 99,08% (tương ứng khoảng 415.023 người) đứng thứ
2 sau tỉnh An Giang.
3.1.1.5. Tỉnh Đồng Tháp
Theo kết quả điều tra thu thập của Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp hiện nay có hai
loại hình thức khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước sạch SHNT đó là hình thức khai thác
nước mặt và khai thác nước dưới đất với tổng cộng có 371 công trình khai thác với tổng lưu
lượng khai thác 75959 m3/ngày đêm (gồm 60 công trình khai thác nước mặt với lưu lượng
15.282 m3/ngày đêm và 311 công trình khai thác nước dưới đất với tổng lưu lượng khai
thác 60.677 m3/ngày đêm). Tính tới năm 2015 tổng số người dân vùng nông thôn được sử
101
dụng nước hợp vệ sinh là 1.379.179 người chiếm tỷ lệ 96,66% tăng 1,36% so với năm 2014,

102
trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT là 66,76% tăng 7,63% so với
năm 2014.
Căn cứ phân vùng sinh thái và căn cứ Báo cáo số 188/BC-UBND của UBND tỉnh
Đồng Tháp ngày 09/9/2016 về kết quả thực hiện cập nhật bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước
sạch và VSMT nông thôn tỉnh năm 2015. Tính tới năm 2015 toàn dân vùng nông thôn sử
dụng : (i) Chỉ số 1: Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 96,66% (1.379.179 người)
tăng 1,36% so với năm 2014. Trong đó người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93,3%
(74.221 người) tăng 1,13% so với năm 2014; (ii) Chỉ số 2: Tỷ lệ người dân nông thôn sử
dụng nguồn nước đạt QCVN 02:2009/BYT là 66,76% tăng 7,63% so với năm 2014. Trong
đó tỷ lệ người nghèo sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT là 55,61% (tương ứng 44.241
người).
Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở vùng sinh thái thượng tỉnh Đồng Tháp là
97% (tương ứng với 712.106 người) trong đó tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh là
56% tương ứng 24.775 người; tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 67%;
3.1.1.6. Tỉnh Tiền Giang
Theo [17] hiện trên địa bàn có tổng 578 trạm cấp nước tập trung trung phục vụ cho
369.461 hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh, tính tới tháng 6/2019 tỷ lệ hộ dân sử dụng nước
từ trạm cấp nước tập trung chiếm 93,97%, còn lại tỷ lệ 6,03% người dân vùng nông thôn
chưa tiếp cận nước từ trạm cấp nước tập trung (tương đương 24.067 hộ). Tỷ lệ sử dụng
nước từ trạm cấp nước tập trung của các huyện trong tỉnh dao động từ 81-100%, trong đó
cao nhất là TP.Mỹ Tho đạt tỷ lệ 100%, tiếp đến là huyện Chợ Gạo, huyện Cai Lậy, thị xã
Cai Lậy đạt trên 98%,… thấp nhất là các huyện Tân Phú Đông, Gò Công Đông, Tân Phước
đạt từ 75-85% (Hình 3.30).
Nguồn nước khai thác gồm của các trạm cấp nước tập trung từ nước mặt và nước dưới
đất, trong 578 trạm cấp nước tập trung có 23 trạm khai thác nước mặt còn lại 555 trạm khai
thác nước dưới đất. Với tổng công suất khai thác của các trạm cấp nước đạt 176.783
m3/ngày đêm.
Căn cứ phân vùng sinh thái và tài liệu thu thập thì tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp
vệ sinh ở vùng sinh thái thượng tỉnh Tiền Giang là 93,28% cao nhất là Cai Lậy đạt gần 99%,
huyện Cái Bè 94,48% và huyện Tân Phước đạt 86,51%.
Bảng 3.5: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh Tiền Giang
[17]

Tỷ lệ dân sử dụng Dân số nông thôn sử


Tổng số dân nông
STT Huyện nước hợp vệ sinh tới dụng nước HVS tới
thôn tới năm 2018
năm 2018, % 2018, người

1 Huyện Cái Bè 39.690 94,48 37.499

2 Huyện Cai Lậy 48.402 98 47.434

3 Thị xã Cai Lậy 12.579 98,85 12.434

103
4 Huyện Tân 39.290 86,51 33.990
Phước

Tổng cộng 139.961 94,46 131.357

Hình 3.6: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh vùng sinh thái ngọt Tiền Giang
Tổng kết phần sinh thái ngọt
Căn cứ vào phân vùng sinh thái và tài liệu thu thập của cơ quan quản lý cũng như Bộ
chỉ số theo dõi đánh giá chất lượng nước của các vùng cho thấy tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh
trung bình trong vùng đạt 95,45% (tương ứng 3.873.334 người được sử dụng) trong đó tỷ lệ
người nghèo được sử dụng nước HVS là 76,07% (tương ứng 83.048 người); tỷ lệ người dân
sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT là 54,92% tuy nhiên chưa thu thập đủ từ các
tỉnh. Trong đó tỉnh An Giang đạt tỷ lệ cao nhất 99,27% với số dân được sử dụng là
2.055.980 người, tiếp đó là tỉnh Cần Thơ đứng số 2 với tỷ lệ 99,08% (với số người sử dụng
415.023 người,… tỉnh Tiền Giang có tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh thấp nhất vùng là
93,28% (tương đương khoảng 111.640 người). Trong đó tỷ lệ người nghèo sử dụng nước
hợp vệ sinh đạt 76,07% và tỷ lệ cao nhất vẫn là tỉnh An Giang tới 94,96% (Bảng 3.7 và
Hình 3.10).
Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trong vùng khoảng 50-60%, nhìn chung chất
lượng nước cấp đạt nước sạch khá thấp, hầu như nguồn nước từ trạm cấp nước tập trung
phân phối đưa người dân sử dụng đều cấp trực tiếp từ trạm ít khi châm clo và phân phối đi
mạng.
Như vậy hiện nay tại vùng sinh thái ngọt còn khoảng gần 5% tỷ lệ người dân chưa
tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung, tỉnh Kiên Giang
chiếm tỷ lệ cao nhất vùng với gần 15%, tiếp đó là tỉnh Tiền Giang chiếm tỷ lệ xấp xỉ 7%,…
Tỷ lệ hộ dân này sống phân tán, xa công trình cấp nước tập trung, họ sống dọc các
sông/kênh/rạch và nguồn nước cấp nước sinh hoạt từ sông/kênh/rạch, thu hứng nước mưa,
giếng đào,…

104
Hình 3.7: Tỷ lệ sử dụng nước HVS và nước sạch vùng sinh thái ngọt ĐBSCL

105
Bảng 3.6: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh vùng sinh thái ngọt ĐBSCL

Số người sử Tỷ lệ cấp Tỷ lệ
Tỷ lệ % Số người Công
Dân số dụng nước nước hợp Số người người
dân sử nghèo sử trình
STT Vùng sinh thái vùng nông HVS vệ sinh, nghèo, nghèo sử
dụng nước dụng nước cấp
thôn người dụng nước
(Người) % sạch, % HVS, người nước
HVS, %

I Vùng sinh thái ngọt 4.035.270 3.930.020 95.42 54.92 83.048 147.298 76.07 500

1 An giang 2.070.998 2.055.880 99.27 82.954 78.771 94.96 190

2 Long An 295.617 291.123 98.48 42.84 8

3 Kiên Giang 336.646 287.462 85.39 43.752 77.24 17

4 Cần Thơ 418.877 415.023 99.08

5 Đồng Tháp 773.170 749.975 97 67 94 24.775 56 209

6 Tiền Giang 139.961 130.556 93.28 76

125
3.1.2. Đối với vùng sinh thái lợ
3.1.2.1. Tỉnh Hậu Giang
Theo phân vùng sinh thái thì tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng sinh thái lợ, hiện trên địa
bàn có 65 trạm cấp nước; trong đó có 34 trạm cấp nước tập trung với công suất khai thác từ
15-60m3/h và 31 trạm cấp nước mini (nhỏ lẻ) với quy mô khai thác dưới 10m 3/h. Trong 65
trạm cấp nước có 13 trạm khai thác nước mặt và 52 trạm khai thác nước dưới đất, các trạm
cấp nước được phân bố khắp các huyện trong tỉnh để phục vụ cấp nước cho người dân vùng
nông thôn.
Dựa trên Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Hậu Giang năm 2017 tại Quyết định công bố số 729/QĐ-UBND ngày 03/5/2018 của UBND
tỉnh Hậu Giang [18] được đánh giá 08 chỉ số, và tính tới tháng 12/2017 chỉ số về nước sạch
vệ sinh môi trường nông thôn (chỉ số 1 và chỉ số 2):
- Chỉ số 1: Tỷ lệ người dân nông thôn của tỉnh Hậu Giang được sử dụng nước hợp vệ
sinh đạt 95,76% (tăng 0,92% so với năm 2016) trong đó tỷ lệ người nghèo đạt nước hợp vệ
sinh là 83,41% (tăng 3,58% so với năm 2016);cao nhất là thị xã Ngã Bảy (chiếm 99,99%);
tiếp đó là thành phố Vị Thanh (chiếm 98,73%),… thấp nhất là huyện Vị Thủy chiếm
91,31%;
- Chỉ số 2: Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT
là 69,86% (tăng 5,97%) so với năm 2016.
Bảng 3.7: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh Hậu Giang [18]

STT Thành Tổng số dân Tỷ lệ dân sử dụng Dân số nông thôn sử


phố/huyện nông thôn tới nước hợp vệ sinh dụng nước HVS tới
năm 2018 tới năm 2018, % 2018, người

1 Thị xã Ngã Bảy 28.222 99,99 28.219

2 TP.Vị Thanh 31.256 98,73 30.860

3 Long Mỹ 86.438 97,33 84.129

4 Thị xã Long Mỹ 40.416 96,63 39,054

5 Châu Thành 64.795 95,62 61.955

6 Vị Thủy 92.350 91,31 84.324

7 Châu Thành A 63.652 97,03 61.764

8 Phụng Hiệp 179.183 95,52 171.160

Tổng cộng 586.312 95,76 522.450

126
102
99,99
Tỷ lệ, %

100 98,73
98 97,33 97,03
96,63
95,62
96
95,52
94

92 91,31

90

88

86
Thị xã Ngã TP.Vị Long Mỹ Thị xã Long Châu Vị Thủy Châu Phụng Hiệp
Bảy Thanh Mỹ Thành Thành A
Huyện

Hình 3.8: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh Hậu Giang [18]
3.1.2.2. Tỉnh Vĩnh Long
Theo phân vùng sinh thái thì tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng sinh thái lợ, theo quả
điều tra từ Trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh Vĩnh Long tính tới năm 2016 tỉnh có 121
trạm cấp nước phục vụ nhu cầu cấp nước nông thôn với lưu lượng khai thác 40.542
m3/ngày đêm với nguồn nước khai thác từ nước dưới đất là 11 công trình với lưu lượng
4.459 m3/ngày đêm và 110 công trình khai thác nước mặt với lưu lượng 36.083 m3/ngày
đêm và cấp được cho 196.421/224.488 (tương đương 897.952 người nếu tính 4 người/hộ)
hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 87,3%, trong đó hộ nghèo được sử dụng
nước hợp vệ sinh là 8.335 hộ chiếm 74,6%. Trong đó cao nhất là TP.Vĩnh Long với tỷ lệ hộ
dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 97,1%, tiếp đó huyện Măng Thít tỷ lệ người dân sử dụng
nước hợp vệ sinh đứng thứ hai là 96,3%, tiếp đó là, thấp nhất là huyện Tân Bình với tỷ lệ sử
dụng nước hợp vệ sinh là 72% (Hình 3.9 và Bảng 3.8 ).

127
120

96,3 97,1
Tỷ lệ, %

100 92,8
88,1 87,2 87,2
77,3
80 72

60

40

20

0
Huyện huyện thị xã Bình huyện huyện Trà huyện huyện Tam Tp. Vĩnh
Măng Thít Vũng Liêm Minh Bình Tân Ôn Long Hồ Bình Long
Huyện

Hình 3.9: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh của tỉnh Vĩnh Long
Bảng 3.8: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh Vĩnh Long năm
2016 [19]

Tỷ lệ
Tỷ lệ dân Số người người
Tổng số Dân số
sử dụng nghèo sử nghèo sử
dân nông thôn
Số Huyện, thị xã, nước hợp dụng dụng
nông sử dụng
TT thành phố vệ sinh, nước hợp nước hợp
thôn, nước HVS,
vệ sinh, vệ sinh,
người người % người
%

1 Huyện Măng 99.320 95.604 96,3 2324 75,2


Thít

2 huyện Vũng 165224 153252 92,8 4836 70,6


Liêm

3 thị xã Bình 57112 44160 77,3 1868 77,2


Minh

4 huyện Bình Tân 97056 69852 72 2304 54,3

5 huyện Trà Ôn 137312 120984 88,1 11.528 79,4

6 huyện Long Hồ 154100 134412 87,2 4.500 69,4

7 huyện Tam Bình 150880 131560 87,2 5.172 76,1


128
8 Tp. Vĩnh Long 36948 35.860 97,1 808 94,8

Tổng cộng 897.952 785.684 87,25 33.340 74,625

3.1.2.3. Tỉnh Đồng Tháp


Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ tỉnh Đồng Tháp gồm huyện Châu Thành; Lai
Vung; Lấp Vò; thị xã Cao lãnh; 2/3 huyện Cao Lãnh; 1/3 huyện Tháp Mười với tổng diện

129
tích tự nhiên 1.201 km2 chiếm 35,5% diện tích tự nhiên của tỉnh; dân số trong vùng sinh thái
ngọt là 629.665 người chiếm khoảng 40% dân số tỉnh.
Căn cứ Báo cáo số 188/BC-UBND của UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 09/9/2016 về kết
quả thực hiện cập nhật bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh năm
2015 thì tỷ lệ sử dụng nước vùng sinh thái lợ như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 96,6% (629.665 người) tăng
1,36% so với năm 2014. Trong đó tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh 55,6%
(24.598 người).
- Chỉ số 2: Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nguồn nước đạt QCVN 02:2009/BYT là
66,6%.
3.1.2.4. Tỉnh Long An
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ của tỉnh Long An gồm (một phần huyện Thủ Thừa;
Tân An; Châu Thành; Tân Trụ; Cần Đước; Bến Lức; Đức Hòa; ĐỨc Huệ; thị xã Kiến
Tường) với diện tích tự nhiên là 1984,9 km2 chiếm khoảng 44% diện tích của tỉnh với số
dân là 767.671 người chiếm 51% dân số của tỉnh.
Dựa trên Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Long An tại Quyết định phê duyệt số 834/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 về việc “Phê duyệt
kết quả cập nhật Bộ chỉ số theo dõi –đánh giá ước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
năm 2018 của tỉnh Long An”; thì tỷ lệ sử dụng nước của vùng sinh thái lợ trong tỉnh Long
An như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 97,91% . Nguồn nước
cấp sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn từ nhà máy nước và các nguồn nước nhỏ lẻ
khác (quy mô khai thác hộ gia đình). Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS khá cao đạt hầu
hết trên 95%, riêng huyện Đức Hòa đạt tỷ lệ thấp hơn là 88%.
- Chỉ số 2: Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT
là 37,17%. Mặc dù tỷ lệ sử dụng nước HVS cao nhưng đạt chất lượng nước sạch tương đối
thấp dưới 40%.
Bảng 3.9: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch vùng
sinh thái lợ tỉnh Long An [20]

Tỷ lệ Tỷ lệ người Dân số nông


dân sử dân sử dụng thôn sử dụng
Dân số nông
Tổng số dụng nước đạt nước đạt
thôn sử
dân nông nước QCVN QCVN
dụng nước
thôn tới hợp vệ 02:2009/BYT 02:2009/BY
STT Huyện HVS tới
năm 2018 sinh, tới năm T tới 2018,
2018, người
% 2018, % người

1 Huyện Bến 130.164 99 128.862 40 52.066


Lức

2 Huyện Cần 161.964 95 153.866 24 38.871

130
Đước

3 Châu Thành 95.931 99,99 95.921 78 74.826

4 Đức Hòa 190.337 99,7 189.766 10 19.034

5 Đức Huệ 55.623 88 48.948 2 1.112

6 Thị xã Kiến 24.708 99,8 24.659 40 9.883


Tường

7 Tân Trụ 56.711 99 56.144 36 20.416

8 Thủ Thừa 19.454 99,95 19.444 36 7.003

9 TP. Tân An 33.319 100 33.319 68,31 22.760

TỔNG CỘNG 768.211 97,91 750.929 37,17 245.972

Hình 3.10: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước HVS và nước sạch vùng sinh thái lợ tỉnh Long An
3.1.2.5. Tỉnh Kiên Giang
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ của tỉnh Kiên Giang bao gồm (một phần
huyện Châu Thành; một phần Tân Hiệp; Gò Quao; Giồng Riềng) với diện tích tự
nhiên 1.432 km2 chiếm khoảng 22,6% diện tích của tỉnh với dân số là 457.070
người chiếm khoảng 26% dân số của tỉnh.
Theo kết quả điều tra từ Bộ chỉ số theo dõi đánh Giá nước sạch & VSMT Nông
thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2015 được điều tra trên địa bàn 118 xã của 15
huyện thị thành phố với đối tượng điều tra là các hộ gia đình vùng nông thôn, các
điểm chính trường học, trạm y tế thì tỷ lệ sử dụng nước ở vùng sinh thái lợ của tỉnh
Kiên Giang như sau:
131
- Chỉ số 1: tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 93,35%, trong đó tỷ lệ người
nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh là 81,1%, nguồn nước cấp cho các hộ gia đình từ công trình
cấp nước tập trung; từ nguồn nước nhỏ lẻ và các nguồn khác. Trong đó huyện Gò Quao có tỷ
lệ người sử dụng HVS cao nhất đạt 99,2%; tiếp đến là huyện Tân Hiệp 94,3%;… thấp nhất là
huyện Giồng Riềng là 87,5%.
Bảng 3.10: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn vùng sinh thái lợ được sử dụng nước hợp vệ sinh
tỉnh Kiên Giang [21]

Tỷ lệ dân Dân số Tỷ lệ Số người


sử dụng nông thôn người nghèo sử
nước sử dụng nghèo sử dụng
Tổng số dân hợp vệ nước HVS dụng nước hợp
STT Huyện nông thôn tới sinh tới tới 2018, nước vệ sinh tới
năm 2018 năm ngƯời hợp vệ năm 2018,
2015, % sinh, % người

1 Châu Thành 66.526 92,4 61.470 79,1 52.622

2 Giồng Riềng 198.912 87,5 174.048 69,9 139.039

3 Gò Quao 128.847 99,2 127.816 98,9 127.430

4 Tân Hiệp 62.785 94,3 59.206 76,5 48.030

Tổng cộng 457.070 93,35 422.540 81,10 367.121

Hình 3.11: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước HVS và vùng sinh thái lợ tỉnh Đồng Tháp
3.1.2.6. Tỉnh Tiền Giang
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ của tỉnh Tiền Giang một phần huyện (các xã còn
lại huyện Cái Bè; các xã còn lại huyện Cai Lậy; 1/3 huyện Tân Phước; Châu Thành; TP.
Mỹ Tho; Chợ Gạo; Gò Công Tây; Thị xã Gò Công; 3/4 Gò Công Đông) với tổng diện
tích tự nhiên 2096,8 km2 chiếm khoảng 83,6% diện tích của tỉnh, dân số trong vùng là
1.330.303 người chiếm gần 76% dân số tỉnh.

132
Theo báo cáo Phê duyệt kế hoạch cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm
2019-2020 và sau năm 2020 của tỉnh Tiền Giang, tỷ lệ sử dụng nước của vùng sinh thái lợ
trong tỉnh Tiền Giang như sau:
- Chỉ số 1: tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 91,67% (tương ứng 1.257.496
người) trong đó TP.Mỹ Tho đạt tỷ lệ 100% người dân được sử dụng nước HVS, tiếp đó các
huyện Cai Lậy, Chợ Gạo, Cái Bè, Gò Công Tây tỷ lệ khá lớn trên 93%; huyện Tân Phú
Đông thấp nhất với tỷ lệ 75,63% và huyện Gò Công Đông là 81,27%.
Bảng 3.11: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh Tiền Giang
vùng sinh thái lợ [17]

Tổng số dân Tỷ lệ dân sử dụng Dân số nông thôn


nông thôn tới nước hợp vệ sinh tới sử dụng nước HVS
STT Huyện
năm 2018 năm 2018, % tới 2018,
người

1 Huyện Cái Bè 238.141 94,48 224.995

2 Huyện Cai Lậy 145.206 98 142.302

3 Thị xã Cai Lậy 75.475 98,85 74.607

4 Huyện Châu Thành 245.200 93,51 229.287

5 Huyện Tân Phước 19.645 86,51 16.995

6 TP. Mỹ Tho 91.805 100 91.805

7 Huyện Chợ Gạo 172.601 99,76 172.187

8 Huyện Gò Công 117.092 92,95 108.837


Tây

9 Thị xã Gò Công 70.564 93,77 66.168

10 Huyện Gò Công 92.774 81,27 75.398


Đông

11 Huyện Tân Phú 41.056 75,63 31.051


Đông

Tổng cộng 1.309.559 92,25 1.233.631

133
Hình 3.12: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước HVS và vùng sinh thái lợ tỉnh Tiền Giang

134
3.1.2.7. Tỉnh Sóc Trăng
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ của tỉnh Sóc Trăng gồm (huyện Long Phú; Mỹ
Xuyên; Thạnh Trị; Ngã Năm; Mỹ Tú; Kế Sách; TP Sóc Trăng; huyện Châu Thành) với tổng
diện tích tự nhiên 2200,4 km2 chiếm 66,4% diện tích của tỉnh, dân số trong vùng là 665.272
người chiếm 50,6% dân số tỉnh (tính tới năm 2017).
Theo kết quả điều tra thu thập từ Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Sóc
Trăng tính tới cuối năm 2019 toàn tỉnh có 143 trạm cấp nước nông thôn, nguồn nước khai
thác 100% khai thác nước dưới đất với công suất thiết kế lớn nhất là 960m3/ngày đêm và
nhỏ nhất là 140m3/ngày đêm, có 20 hệ cấp nước công suất nhỏ được hòa tuyến ống mạng
với các trạm cấp nước tập trung công suất lớn.
Trên cơ sở đó phân ra được tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh vùng sinh thái lợ tỉnh Sóc
Trăng:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 81,83% (tương ứng
544.392 người). Nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn từ nhà máy nước
và các nguồn nước nhỏ lẻ khác (quy mô khai thác hộ gia đình). Trong đó huyện Thạnh Trị,
Mỹ Xuyên, thị xã Ngã Năm và huyện Long Phú với tỷ lệ khá cao trên 96%; huyện Mỹ Tú
và Kế Sách tỷ lệ thấp dưới 85%.
- Chỉ số 2: Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT
là 34,04%. Huyện Mỹ Tú có tỷ lệ cao nhất 48,5%; tiếp đến là huyện Châu Thành 46,8%;…
huyện Kế Sạch và thị xã Ngã Năm tỷ lệ thấp nhất khoảng 23%.
Bảng 3.12: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn vùng sinh thái lợ được sử dụng nước hợp vệ sinh
tỉnh Sóc Trăng [22]

Dân số
Tỷ lệ người Dân số nông
Tỷ lệ dân nông
dân sử dụng thôn sử dụng
sử dụng thôn sử
Tổng số dân nước đạt nước đạt
nước hợp dụng
STT Huyện nông thôn QCVN QCVN
vệ sinh nước
tới năm 2018 02:2009/BYT 02:2009/BYT
tới năm HVS tới
2018, % 2018, tới năm tới 2018,
2018, % người
người

1 Huyện kế sách 135.925 85,2 115.808 22,9 31.127

2 Huyện Châu 93.665 93,4 87.483 46,8 43.835


Thành

3 Huyện Mỹ Tú 100.962 83,8 84.606 48,5 48.967

4 Huyện Long Phú 88.573 96,4 85.384 42,2 37.378

5 Huyện Mỹ 136.963 99 135.593 43,4 59.442


Xuyên

6 Huyện Thạnh Trị 59.538 99,2 59.062 46,1 27.447

7 Thị xã Ngã Năm 40.345 97,6 39.377 22,4 9.037

135
Tổng cộng 655.971 93,51 607.314 38,90 257.233

136
Hình 3.13: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước HVS và nước sạch vùng sinh thái lợ Tiền Giang
3.1.2.8. Tỉnh Trà Vinh
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ của tỉnh Trà Vinh gồm (2/3 huyện Trà Cú; 1/3
huyện Duyên Hải; 2/3 huyện Cầu Ngang; 1/4 huyện Châu Thành; huyện Càng Long; huyện
Cầu Kè; thị xã Trà Vinh) với dân số vùng nông thôn là 621.596 người chiếm 59,6% dân số
vùng nông thôn của tỉnh (tính tới năm 2017).
Dựa trên Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
UBND Trà Vinh năm 2019 tại Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 14/8/2019 của UBND
tỉnh Trà Vinh được đánh giá 05 chỉ số, và tính tới năm 2018 chỉ số về nước sạch vệ sinh môi
trường nông thôn (chỉ số 1 và chỉ số 2) (10) thì tỷ lệ sử dụng nước ở vùng sinh thái lợ của
tỉnh Trà Vinh như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh tới năm 2018 là 98,4% (tương
ứng 611.651 người) trong đó tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh là là 98,5%.
- Chỉ số 2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 02:2009/BYT
66,78%, trong đó hộ nghèo sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 02:2009/BYT là 48,85%.
3.1.2.9. Tỉnh Bến Tre
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ của tỉnh Bến Tre gồm (1/2 huyện Thạnh Phú; 2/3
huyện Ba Tri; 2/3 huyện Bình Đại; tp Bến Tre; huyện Giồng Trôm; huyện Mỏ Cày; huyện
Chợ Lách; huyện Châu Thành) với tổng diện tích tự nhiên là 1863,1 km2 chiếm 77,8% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh; dân số nông thôn là 973.596 người chiếm 76,8% dân số nông thôn
của tỉnh (tính tới năm 2017).
Nguồn nước cấp cho người dân từ công trình khai thác nước dưới đất và khai thác
nước mặt, theo kết quả tổng hợp nhà nước nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Trung tâm NS
và VSMT nông thôn tỉnh năm 2019, tỷ lệ sử dụng nước vùng sinh thái lợ tỉnh Bến Tre như
sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS của tỉnh là 55,87% (tương ứng

137
757.785 người) trong đó TP.Bến Tre có tỷ lệ sử dụng cao nhất 92,5%; tiếp đến là huyện
Châu Thành 67,2%; huyện Mỏ Cày Nam 59,6%,… thấp nhất là huyện Thạnh Phú 34%).
Bảng 3.13: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn vùng sinh thái lợ được sử dụng nước hợp vệ sinh
tỉnh Bến Tre [23]

Tổng số dân Số dân được Tỷ lệ dân sử dụng


nông thôn tới cấp nước nước hợp vệ sinh
STT Huyện
năm 2018 HVS, người tới năm 2018, %

1 Tp. Bến Tre 54.635 50.537 92,5

2 Huyện Ba Tri 117.478 79.493 57,6

6 Huyện Giồng Trôm 156.855 98.788 47,6

7 Huyện Mỏ Cày bắc 109222 57.140 42,1

8 Huyện Mỏ cày Nam 133.571 105.860 59,6

9 Huyện Thạnh phú 58980 25.172 34

3 Huyện Bình Đại 80.536 62.080 57,6

4 Huyện Châu Thành 160.512 127.512 67,2

5 Huyện Chợ Lách 101807 59.240 44,6

TỔNG CỘNG 973.596 665.822 55,87

Hình 3.14: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước HVS vùng sinh thái lợ tỉnh Bến Tre
3.1.2.10. Tỉnh Bạc Liêu
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ của tỉnh Bạc Liêu gồm (1/4 huyện Hồng Dân; 1/2
huyện Phước Long; 1/3 huyện Giá Rai; 1/2 huyện Hòa Bình; 1/8 huyện Vĩnh Lợi) với diện
tích tự nhiên 677,9 km2 chiếm 25,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, dân số vùng nông thôn
159.603 người chiếm 17,8%.
Nguồn nước khai thác cấp nước SHNT 100% từ nước dưới đất, với tỷ lệ sử dụng nước
138
vùng sinh thái lợ tỉnh Bạc Liêu như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS của vùng sinh thái lợ trong tỉnh là
93% (tương ứng 148.431 người).

139
- Chỉ số 2: Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch chiếm 50%.
3.1.2.11. Thành phố Cần Thơ
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái ngọt của tỉnh Cần Thơ gồm (2/3 Thốt Nốt; Bình Thủy;
Cái Răng; Ninh Kiều; Ô Môn; Cờ Đỏ; Phong Điền; Thới Lai; Vĩnh Thạnh) với dân số vùng
này là 418.877 chiếm khoảng 33% dân số tỉnh.
Nguồn nước khai thác nước phục vụ cấp nước SHNT người dân nông thôn tỉnh từ
nguồn nước dưới đất và nguồn nước mặt với tỷ lệ sử dụng nước vùng sinh thái lợ trong tỉnh
Cần Thơ như sau:
Chỉ số 1: Tỷ lệ sử dụng nước HVS trong vùng sinh thái lợ là 99,08% (tương ứng
415.023 người). Là tỉnh có tỷ lệ sử dụng nước HVS cao nhất trong vùng sinh thái lợ.
Tổng kết phần sinh thái lợ
Vùng sinh thái lợ là vùng nằm giữa vùng sinh thái ngọt và vùng sinh thái mặn đây là
vùng có nguồn nước vừa bị ảnh hưởng của thủy triều và nguồn nước từ sông Mekong chảy
về. Giới hạn vùng sinh thái lợ gồm 2 tỉnh trọn vẹn Vĩnh Long, Hậu Giang và một phần 9 các
tỉnh: Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Được giới
hạn bởi giữa vùng ngọt và đoạn biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc các huyện Đức
Huệ, Rạch Tràm (Long An) ở phía Bắc; kênh thầy Cai – sông Vàm Cỏ - ranh ngọt hóa Cần
Đước, Cần Giuộc – ranh ngọt hóa Gò Công – ranh ngọt hóa Bến Tre ở phía Đông; phía
Nam là ranh ngọt hóa tỉnh Trà Vinh – ranh mặn ngọt huyện Long Phú - ranh khu nuôi tôm 5
xã (tỉnh Sóc Trăng) - sông Nhu Gia - sông Bạc Liêu - Cà Mau; phía Tây là kênh Hộ Phòng -
kênh Quản Lộ Phụng Hiệp - kênh Ngàn Dừa - sông Xẻo Chít và sông Cái Lớn với tổng diện
tích tự nhiên là 1.746.000ha, khu vực này phù hợp cho sản xuất lúa, lúa – tôm, chuyên tôm,
nguồn nước lấy phục vụ sinh hoạt cần được xử lý trước khi sử dụng.
Theo Bảng 3.37, tại vùng sinh thái lợ ĐBSCL tỷ lệ được cấp nước hợp vệ sinh đạt
90,07% trong đó tỉnh Cần Thơ đạt tỷ lệ cao nhất là 99,08% với số dân được sử dụng là
415.023 người, tiếp đến là tỉnh Trà Vinh với tỷ lệ 98,04% tương ứng dân số sử dụng
611.651 người,…. Thấp nhất là tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu với tỷ lệ81,83% (tương ứng
344.392 người) và 33,87% (tương ứng 148.431 người) như Hình 3.15.
Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trong vùng khoảng 50-60%, nhìn chung chất lượng
nước cấp đạt nước sạch khá thấp, hầu như nguồn nước từ trạm cấp nước tập trung phân phối
đưa người dân sử dụng đều cấp trực tiếp từ trạm ít khi châm clo và phân phối đi mạng.
Như vậy hiện nay tại vùng sinh thái lợ còn khoảng gần 10% tỷ lệ người dân chưa tiếp

140
cận với nguồn nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung, trong đó tỉnh Bến Tre
chiếm tỷ lệ cao nhất là 44%; tiếp đến là tỉnh Sóc Trăng trên 18%;… thấp nhất là tỉnh Cần
Thơ và Trà Vinh từ 1-2% người dân chưa tiếp cận nước từ trạm cấp nước tập trung. Nguyên
nhân được xác định là do tỷ lệ hộ dân này sống phân tán, xa công trình cấp nước tập trung,
họ sống dọc các sông/kênh/rạch và nguồn nước cấp nước sinh hoạt từ sông/kênh/rạch, thu
hứng nước mưa, giếng đào,…

Hình 3.15: Tỷ lệ sử dụng nước HVS và nước sạch vùng sinh thái lợ ĐBSCL

141
Bảng 3.14: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh vùng sinh thái lợ ĐBSCL

Số người Tỷ lệ
nghèo sử người
Dân số Số người sử Tỷ lệ cấp Tỷ lệ % Số Công
dụng nước nghèo sử
vùng dụng nước nước hợp vệ dân sử người trình
STT Vùng sinh HVS, dụng
nông thôn HVS (Người) sinh, % dụng nước nghèo, cấp
thái người nước
sạch, % người HVS, % nước

II Vùng sinh 7.544.698 6.304.487 90,07 50,92 33.433 78.148 78,4 1.976
thái lợ

1 Hậu Giang 586.312 561.465 95,76 65

2 Vĩnh Long 897.952 196.421 87,3 33.340 74,6 121

3 Đồng Tháp 695.952 633.600 96,6 66,6 93 24.598 55,6 209

4 Long An 768.211 751.549 97,91 37,17 781

5 Kiên Giang 457.070 426.674 93,35 53.475 81,1 30

6 Tiền Giang 1.309.559 1.257.496 91,67 500

7 Sóc Trăng 655.971 544.392 81,83 34,04 101

8 Trà Vinh 621.596 611.651 98,4 66,78 98,5 79

9 Bến Tre 973.596 757.785 55,87 59

10 Bạc Liêu 159.603 148.431 93 50 31

11 Cần Thơ 418.877 415.023 99,08

138
3.2. Đối với vùng sinh thái mặn
3.2.1. Tỉnh Long An
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái mặn của tỉnh Long An là huyện Cần Giuộc với diện
tích tự nhiên 215,1 km2 và dân số vùng nông thôn là 163.663 người.
Dựa trên Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Long An tại Quyết định phê duyệt số 834/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 về việc “Phê duyệt
kết quả cập nhật Bộ chỉ số theo dõi –đánh giá ước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
năm 2018 của tỉnh Long An”; tỷ lệ sử dụng nước vùng sinh thái mặn của tỉnh Long An như
sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 96,28% (tương ứng
157.575 người). Nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn từ nhà máy nước
và các nguồn nước nhỏ lẻ khác (quy mô khai thác hộ gia đình).
- Chỉ số 2: Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT
là 48,44%.
3.2.2. Tỉnh Tiền Giang
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái mặn của tỉnh Tiền Giang là một phần nhỏ huyện Gò
Công Đông tiếp giáp phía biển với diện tích 66,7km2 với dân số 30.925 người.
Dựa theo báo cáo Phê duyệt kế hoạch cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn
năm 2019-2020 và sau năm 2020 của tỉnh Tiền Giang, tỷ lệ sử dụng nước của vùng sinh thái
mặn trong tỉnh Tiền Giang như sau:
Chỉ số 1: Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 81,27% tương ứng 28.099
người với nguồn nước khai thác từ nước mặt, nước dưới đất.
3.2.3. Tỉnh Bến Tre
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái mặn của tỉnh Bến Tre gồm (1/2 huyện THạnh Phú;
1/3 huyện ba Tri; 1/3 huyện Bình Đại) với tổng diện tích tự nhiên là 457,5 km2 chiếm
19,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; dân số nông thôn là 157.987 người chiếm 12,5% dân số
nông thôn của tỉnh.
Nguồn nước cấp cho người dân từ công trình khai thác nước dưới đất và khai thác
nước mặt, theo kết quả tổng hợp nhà nước nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Trung tâm NS
và VSMT nông thôn tỉnh năm 2019, tỷ lệ sử dụng nước vùng sinh thái mặn tỉnh Bến Tre
như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS của tỉnh là 49,73% (tương ứng 95.959
người) trong đó huyện Ba Tri và Bình Đại gần 60%; huyện Thạnh Phú 34%.

139
Bảng 3.15: Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh vùng sinh thái mặn tỉnh Bến Tre [23]

Tổng số dân số dân được Tỷ lệ dân sử dụng


STT Huyện nông thôn tới cấp nước nước hợp vệ sinh
năm 2018 HVS, người tới năm 2018, %

1 Huyện Ba Tri 58.739 39.747 57,6

2 Huyện Thạnh phú 58980 25.172 34

3 Huyện Bình Đại 40.268 31.040 57,6

TỔNG CỘNG 157.987 95.959 49,7333

Hình 3.16: Tỷ lệ hộ dân vùng sinh thái mặn sử dụng nước HVS của tỉnh Bến Tre
3.2.4. Tỉnh Trà Vinh
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái mặn của tỉnh Trà Vinh gồm (1/3 huyện Trà Cú; 2/3
huyện Duyên Hải; 1/3 huyện Cầu Ngang; 3/4 huyện Châu Thành) với dân số vùng nông
thôn là 234.900 người chiếm 22,5% dân số vùng nông thôn của tỉnh (tính tới năm 2017).
Dựa trên Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
UBND Trà Vinh năm 2019 tại Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 14/8/2019 của UBND
tỉnh Trà Vinh được đánh giá 05 chỉ số, và tính tới năm 2018 chỉ số về nước sạch vệ sinh môi
trường nông thôn (chỉ số 1 và chỉ số 2) (10) thì tỷ lệ sử dụng nước ở vùng sinh thái mặn của
tỉnh Trà Vinh như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh tới năm 2018 là 98,3%
(tương ứng 230.906 người) trong đó tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh là 98,4%.
- Chỉ số 2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 02:2009/BYT
66,5%.
3.2.5. Tỉnh Sóc Trăng
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái lợ của tỉnh Sóc Trăng gồm (Cù lao dung; huyện Vĩnh
Châu; huyện Trần Đề) với tổng diện tích tự nhiên 1108,5 km2 chiếm 33,4% tích của tỉnh,
dân số trong vùng là 256.142 người chiếm 19,5% dân số tỉnh.
140
Theo kết quả điều tra thu thập từ Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Sóc

141
Trăng phân ra được tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh vùng sinh thái mặn tỉnh Sóc Trăng:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 95,17% (tương ứng
243.770 người). Nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn từ nhà máy nước
và các nguồn nước nhỏ lẻ khác (quy mô khai thác hộ gia đình). Trong đó huyện Cù Lao
Dung chiếm tỷ lệ cao nhất 97,4%; 2 huyện còn lại chiếm tỷ lệ trên 93%.
- Chỉ số 2: Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT
là 39,63%. Huyện Trần Đề tỷ lệ cao nhất trên 50%; hai huyện còn lại tỷ lệ trên 30%.
Bảng 3.16: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn vùng sinh thái mặn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh
Sóc Trăng

Dân số Tỷ lệ người Dân số nông


nông dân sử dụng thôn sử dụng
Tổng số Tỷ lệ dân thôn sử nước đạt nước đạt
dân sử dụng dụng QCVN QCVN
nông nước hợp nước 02:2009/BYT 02:2009/BYT
STT Huyện thôn tới vệ sinh HVS tới tới năm tới 2018,
năm tới năm 2018,
2018 2018, % 2018, % người
người

1 Huyện Cù lao dung 58702 97,4 57.176 30,7 18.022

2 Huyện Trần Đề 104.832 93,6 98.123 50,7 53.150

3 Thị xã Vĩnh Châu 92.608 94,5 87.515 37,5 34.728

TỔNG CỘNG 256.142 95,2 242.813 39,6 105.899

Hình 3.17: Tỷ lệ hộ dân vùng sinh thái mặn sử dụng nước HVS của tỉnh Sóc Trăng
3.2.6. Tỉnh Bạc Liêu
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái mặn của tỉnh Bạc Liêu gồm (3/4 huyện Hồng Dân; 1/2
huyện PHước Long; 2/3 huyện Giá Rai; 1/2 huyện Hòa Bình; 7/8 huyện Vĩnh Lợi; huyện
Đông Hải) với diện tích tự nhiên 1777,3 km2 chiếm 66,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, dân
142
số vùng nông thôn 472.634 người chiếm 52,9%%.
Nguồn nước khai thác cấp nước SHNT 100% từ nước dưới đất, với tỷ lệ sử dụng nước
vùng sinh thái mặn tỉnh Bạc Liêu như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS của vùng sinh thái mặn trong tỉnh là
92,8% (tương ứng 438.604 người).
- Chỉ số 2: Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch chiếm 50%.
3.2.7. Tỉnh Kiên Giang
Phạm vi giới hạn vùng sinh thái mặn của tỉnh Kiên Giang bao gồm (một phần huyện
Giang Thành, một phần huyện Hà Tiên, một phần huyện Kiên Lương, một phần huyện Hòn
Đất, huyện Rạch Giá, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện U Minh Thượng và huyện
Vĩnh Thuận) với diện tích tự nhiên 2.659 km2 chiếm 41,9% diện tích của tỉnh với dân số là
470.398 người chiếm khoảng 26,2% dân số của tỉnh.
Theo Bộ chỉ số theo dõi đánh Giá nước sạch & VSMT Nông thôn trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang năm 2015 được điều tra trên địa bàn 118 xã của 15 huyện thị thành phố với đối
tượng điều tra là các hộ gia đình vùng nông thôn, các điểm chính trường học, trạm y tế tỷ lệ
sử dụng nước ở vùng sinh thái mặn của tỉnh Kiên Giang như sau:
- Chỉ số 1: tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 84,22% (tương ứng 396.180
người), trong đó tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh là 76,47%, nguồn nước cấp
cho các hộ gia đình từ công trình cấp nước tập trung; từ nguồn nước nhỏ lẻ và các nguồn
khác. Trong đó huyện Hà Tiên đạt tỷ lệ 100% người dân được tiếp cận nước HVS, các
huyện Rạch Giá, An Biên, Kiên Lương, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận tỷ lệ trên 90%;
thấp nhất là huyện Giang Thành và An Minh với tỷ lệ cấp nước lần lượt là 41,2% và 58,6%.
Bảng 3.17: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn vùng sinh thái mặn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh
Kiên Giang năm 2015 [16]

Tỷ lệ dân Dân số Tỷ lệ Số người


sử dụng nông người nghèo sử
Tổng số nước hợp thôn sử nghèo sử dụng nước
STT Huyện dân nông vệ sinh tới dụng dụng hợp vệ sinh
thôn tới năm 2015, nước nước hợp tới năm
năm 2018 HVS tới vệ sinh, 2018, người
%
2018, %
người

1 Rạch Giá 114.221 90,8 103.713 79,1 90.349

2 Hà Tiên 112.377 100 112.377 100 112.377

3 An Biên 43.292 93,9 40.652 94,6 40.955

4 An Minh 23.529 58,6 13.788 33,8 7.953

6 Giang Thành 73.901 41,2 30.113 23,6 17.249

143
9 Hòn Đất 77.543 85,5 66.299 73,6 57.072

11 Kiên Lương 11.016 90,6 9.980 88,2 9.716

14 U Minh Thượng 7.862 98,2 7.720 96,8 7.610

15 Vĩnh Thuận 7.467 99,2 7.407 98,5 7.355

Tổng cộng 470.398 84,22 392.050 76,47 350.636

Hình 3.18: Tỷ lệ hộ dân vùng sinh thái mặn sử dụng nước HVS của tỉnh Kiên Giang
3.2.8. Tỉnh Cà Mau
Theo phân vùng sinh thái thì tỉnh Cà Mau nằm trong vùng sinh thái mặn, theo Báo cáo
tổng hợp “rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn tỉnh cà mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Sở Nông nghiệp PTNT
tỉnh Cà Mau, 2018 thì nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước SHNT của tỉnh 100% từ
nguồn nước dưới đất với các hình thức khai thác: khai thác trạm cấp nước tập trung; giếng
khoan hộ gia đình và bể chứa nước mưa.
- Theo kết quả thống kê của Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Cà Mau tới năm 2018 thì tỷ lệ người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là
90,56% trong đó số dân đạt nước sạch theo QCVN 02-2009/BYT là 44,02%. Trong đó
thành phố Cà Mau là khu vực có tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh cao nhất đạt 94,37%; tiếp đó
là huyện Thới Bình tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 92,03% và huyện Trần Văn
Thời có tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh thấp nhất đạt 86,83% (Bảng 3.19). Trong
đó tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước tập trung đạt (239 công trình)

144
16% dân số nông thôn, còn lại người dân được sử dụng từ các trạm cấp nước nhỏ lẻ hộ gia
đình (khoảng 77%) và phần còn lại là sử dụng các nguồn khác hoặc không có nước ngọt
sinh hoạt (dưới 10%).
Bảng 3.18: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước HVS và nước sạch tỉnh Cà Mau
[24]

Tỉ lệ cấp Dân số Dân số nông


nƯớc nông thôn thôn sử dụng
Thành Dân số Tỷ lệ cấp
HVS sử dụng nƯớc đạt
phố/huyện nông nƯớc đạt
STT (%) nƯớc HVS QCVN
thôn QCVN 02- 02:2009/BYT
2009/BYT, %

1 Tp Cà Mau 81.367 94,37 47,57 76.786 38.706

2 U Minh 100.173 89,74 51,51 89.895 51.599

3 Cái Nước 120.132 89,76 39,50 107.830 47.452

4 Phú Tân 88.329 91,63 59,78 80.936 52.803

5 Năm Căn 45.946 91,57 33,44 42.073 15.364

6 Đầm Dơi 179.750 91,35 44,46 164.202 79.917

7 Thới Bình 125.220 92,03 53,36 115.240 66.817

8 Trần Văn Thời 145.956 86,83 42,36 126.734 61.827

9 Ngọc Hiển 61.487 89,62 34,05 55.105 20.936

Tổng cộng 948.360 90,56 44,20 858.805 419.175

145
96
94,37
94
91,63 92,03
91,57 91,35
92
Tỷ lệ, %
89,74 89,76 89,62
90

88 86,83
86

84

82
Tp Cà U Minh Cái Phú Tân Năm Đầm Thới Bình Trần Ngọc
Mau Nước Căn Dơi Văn Hiển
Huyện Thời

Hình 3.19: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh của tỉnh Cà Mau
Tổng kết phần sinh thái mặn
Vùng sinh thái mặn là vùng cuối cùng ở ĐBSCL tiếp giáp trực tiếp với biển và vùng
sinh thái lợ, được giới hạn bởi toàn bộ tỉnh Cà Mau và 1 phần 6 tỉnh Long An, Bến Tre, Trà

146
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang với tổng diện tích tự nhiên toàn vùng sinh thái
mặn là 1.204.000ha.
Dựa trên phân vùng sinh thái bộ chỉ số về nước sạch và VSMT nông thôn của các tỉnh
ĐBSCL cho thấy tỷ lệ được cấp nước hợp vệ sinh đạt 86,07% trong đó tỉnh Trà Vinh đạt tỷ
lệ cao nhất 98,3% (tương tứng 230.906 người); tiếp đến là tỉnh Long An đạt tỷ lệ 96,28%
(157.575 người); tỉnh Bến Tre thấp nhất đạt tỷ lệ 49,73% (tương ứng 95.959 người) (Hình
3.23, Bảng 3.20).
Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trong vùng khoảng 50-60%, nhìn chung chất lượng
nước cấp đạt nước sạch khá thấp, hầu như nguồn nước từ trạm cấp nước tập trung phân phối
đưa người dân sử dụng đều cấp trực tiếp từ trạm ít khi châm clo và phân phối đi mạng.
Như vậy hiện nay tại vùng sinh thái mặn còn khoảng gần 14% tỷ lệ người dân chưa
tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung, trong đó tỉnh Bến Tre
chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,27%; tiếp đến là tỉnh Tiền Giang 18,73%;… thấp nhất là tỉnh Trà
Vinh từ và Long An từ 2-4% người dân chưa tiếp cận nước từ trạm cấp nước tập trung.
Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ hộ dân này sống phân tán, xa công trình cấp nước
tập trung, họ sống dọc các sông/kênh/rạch và nguồn nước cấp nước sinh hoạt từ
sông/kênh/rạch, thu hứng nước mưa, giếng đào,…

Hình 3.20: Tỷ lệ sử dụng nước HVS và nước sạch vùng sinh thái mặn ĐBSCL

147
Bảng 3.19: Số dân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh vùng sinh thái mặn ĐBSCL

Tỷ lệ
Số người người
Số người sử Tỷ lệ % nghèo Công
Dân số Tỷ lệ cấp Số người nghèo sử
dụng nước dân sử sử dụng trình
Vùng sinh dụng nước
vùng HVS nước hợp vệ dụng nước nghèo, nước cấp
STT thái HVS,
nông thôn sinh, % sạch, % người HVS, nước
(Người)
người
%

III Vùng sinh 2.735.009 2.430.505 86.07 49.75 - - 87.43 511


thái mặn

1 Long An 163.663 157.575 96.28 48.44 89

2 Tiền Giang 30.925 25.133 81.27 2

3 Bến Tre 157.987 78.567 49.73 8

4 Trà Vinh 234.900 230.906 98.3 66.5 98.4 38

5 Sóc Trăng 256.142 243.770 95.17 39.63 42

6 Bạc Liêu 472.634 439.550 93 50 75

7 Kiên Giang 470.398 396.169 84.22 76.47 18

8 Cà Mau 948.360 858.835 90.56 44.2 239

146
3.3. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong tương lai
 Tiêu chuẩn sử dụng nước sinh hoạt trong tương lai
Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt được tính toán dựa trên Quyết định số 2140/QĐ-
TTg được ban hành ngày 08/11/2016 về việc “Phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.Tiêu chuẩn tính nhu cầu
nước được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.20: Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt trong các năm 2020, 2025 và 2030

Tiêu chuẩn cấp nước Đơn vị Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Đô thị loại III trở lên (lít/người/ngđ) 100-130 110-150 120-160

Đô thị loại IV, V (lít/người/ngđ) 100-110 110-125 120-130

Các khu công nghiệp m3/ha/ngày đêm 25-40 25-40 25-40

Nông thôn (lít/người/ngđ) 80 90 100

 Dự báo dân số vùng nông thôn cần sử dụng nƯớc sinh hoạt trong tƯơng lai
Số dân vùng nông thôn và nhu cầu sử dụng nước nước sinh hoạt toàn vùng ĐBSCL
trong các năm 2020, 2025 và 2030. Dân số trung bình là số lượng dân tính bình quân cho
cả một thời kỳ và được tính theo công thức:
Pt = P0 * ert (3.1)
Trong đó:
P: Dân số trung bình năm cần tính
Po: dân số năm 2017.
e= 2,71828 cơ số lô ga rít tự nhiên.
t: thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần tính (năm 2020: t = 3; năm
2025: t= 8; năm 2030: t = 13).
r: tỷ lệ tăng dân số của thời điểm cần tính so với thời điểm gốc (năm 2017)
 Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn tới các năm 2025 và 2035
Để tính được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn vùng ĐBSCL tới các năm
2025 và 2030 dựa theo công thức sau:
W = A * t (l/ngày đêm; m3/ngày đêm) (3.2)

147
Trong đó:
W: Tổng lượng nước cần dùng trong các năm tính toán, (l/ngày đêm; m3/ngày
đêm);
A: Số dân cần sử dụng nước trong các năm tính toán, (người)
t: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho các năm tính toán, (l/người/ngày đêm).
Căn cứ vào tiêu chuẩn sử dụng nước sinh hoạt nông thôn để dự báo cho năm 2025
và năm 2030 lần lượt là 90l/người/ngày đêm và 100l/người/ngày đêm (Bảng 3.20) và
công thức (3.2) xác định nhu cầu sử dụng nước tính toán được nhu cầu sử dụng nước
trong vùng sinh thái như sau:
3.3.1. Đối với vùng sinh thái ngọt
Căn cứ phân vùng sinh thái ngọt, dân số tới năm 2018 của vùng theo niên giám
thống kê, dựa theo công thức (3.1) tính toán được dự báo dân số vùng sinh thái ngọt tới
năm 2025 là 4.101.502 người và tới năm 2030 là 4.150.231 người (Bảng 3.21), theo đó
tỉnh An Giang là tỉnh có số dân lớn nhất trong vùng do tỉnh nằm hoàn toàn trong vùng
sinh thái ngọt, tiếp đó là tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, số dân thấp nhất là tỉnh Tiền Giang.
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn vùng sinh thái thượng ĐBSCL trong tương lai
áp dụng công thức (3.2) trên số dân cần sử dụng nước tại (Bảng 3.21) và tiêu chuẩn cấp
nước sinh hoạt (Bảng 3.20) tính toán được nhu cầu sử dụng nước như bảng (Bảng 3.22).
Theo đó nhu cầu sử dụng nước tới năm 2025 là 364.465 m 3/ngày đêm) và năm 2030 là
409.744 m3/ngày đêm). Trong đó tỉnh An Giang có nhu cầu sử dụng cao nhất, tiếp đến là
tỉnh Đồng Tháp;… thấp nhất là tỉnh Tiền Giang (Bảng 3.22 và Hình 3.21).
Bảng 3.21: Dự báo dân số nông thôn vùng sinh thái ngọt các năm 2025 và 2030

Dân số nông Dân số


thôn năm 2018 Dân số nông thôn nông thôn
Tỉnh/thành phố ngƯời r% năm 2030,
năm 2025, (t = 7)
(t = 12)

An giang 2.070.998 0.08 2.082.628 2.090.975

Long An 295.617 0.43 304.650 311.271

Kiên Giang 336.646 0.89 358.287 374.590

Cần Thơ 418.877 0.24 425.974 431.116

Đồng Tháp 773.170 0.18 782.974 790.052

Tiền Giang 139.961 0.70 146.990 152.226

Vùng sinh thái ngọt 4.035.270 4.101.502 4.150.231

148
Bảng 3.22: Nhu cầu sử dụng nước nông thôn vùng sinh thái ngọt các năm 2025 và 2030

Nhu cầu sử dụng Lượng nước cần bổ


nước sinh hoạt nông sung
thôn, (m3/ngày đêm) trong tương lai
ST Vùng
T sinh thái (m3/ngày đêm)

Hiện tại Năm 2025 Năm 2030 Năm 2025 Năm 2030

I Vùng sinh 320.235 364.465 409.744 44.229 89.509


thái ngọt

1 An giang 166.078 187.587 209.265 21.509 43.187

2 Long An 23.956 27.537 31.261 3.580 7.305

3 Kiên Giang 27.660 32.534 37.794 4.874 10.133

4 Cần Thơ 33.752 38.430 43.215 4.677 9.463

5 Đồng Tháp 59.048 67.030 75.151 7.982 16.103

6 Tiền Giang 9.740 11.348 13.058 1.608 3.318

Hình 3.21: Dự báo nhu cầu sử dụng nước tới năm 2025 và 2030 vùng sinh thái ngọt
3.3.2. Đối với vùng sinh thái lợ
149
Tương tự như cách tính dự báo dân số và nhu cầu sử dụng nước cho năm 2025 và
2030 như đối với vùng sinh thái ngọt cho thấy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn
vùng sinh thái thượng ĐBSCL trong tương lai áp dụng công thức (3.2) trên số dân cần sử
dụng nước tại Bảng 3.23 và tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt Bảng 3.20 tính toán được nhu

150
cầu sử dụng nước tới năm 2025 là 696.279 m3/ngày đêm và năm 2030 là 786.727m3/ngày
đêm. Trong đó tỉnh Tiền Giang có nhu cầu sử dụng nước cao nhất, tiếp đến là Bến Tre và
Vĩnh Long,… thấp nhất là tỉnh Bạc Liêu (Bảng 3.24 và Hình 3.22).
Bảng 3.23: Dự báo dân số nông thôn vùng sinh thái lợ các năm 2025 và 2030

Dân số nông Dân số nông Dân số


thôn năm 2018 thôn năm 2025, nông thôn
Tỉnh/thành phố người r% (t = 7) năm 2030,
(t = 12)

Hậu Giang 586.312 0.19 594.162 599.833

Vĩnh Long 897.952 0.11 904.893 909.884

Đồng Tháp 695.952 0.18 704.776 711.148

Long An 768.211 0.43 791.685 808.891

Kiên Giang 457.070 0.89 486.451 508.587

Tiền Giang 1.309.559 0.7 1.375.325 1.424.314

Sóc Trăng 655.971 0.14 662.431 667.084

Trà Vinh 621.596 0.21 630.801 637.460

Bến Tre 973.596 0.12 981.809 987.717

Bạc Liêu 159.603 0.24 162.307 164.266

Cần Thơ 418.877 0.24 425.974 431.116

Vùng sinh thái lợ 7.544.698 7.720.614 7.850.300

151
Bảng 3.24: Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn vùng sinh thái lợ các năm 2020, 2025 và
2030

Hình 3.22: Nhu cầu sử dụng nước nông thôn vùng sinh thái lợ tới năm 2025 và 2030

152
3.3.3.Đối với vùng sinh thái mặn
Tương tự như cách tính dự báo dân số và nhu cầu sử dụng nước cho năm 2025 và 2030
như đối với vùng sinh thái ngọt, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn vùng sinh thái
mặn trong tương lai áp dụng công thức (3.2) trên số dân cần sử dụng nước tại (Bảng
3.25) và tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt (Bảng 3.20) tính toán được nhu cầu sử dụng nước
tới năm 2025 là 253.324 m3/ngày đêm và năm 2030 là 286.633 m 3/ngày đêm. Trong đó
tỉnh Cà Mau có nhu cầu sử dụng cao nhất do nằm trọn trong vùng sinh thái mặn, tiếp đến
là tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang;… thấp nhất là tỉnh Tiền Giang (Bảng 3.26, Hình 3.23).
Bảng 3.25: Dự báo dân số nông thôn vùng sinh thái mặn năm 2025 và 2030

Dân số nông Dân số nông


thôn năm 2018 Dân số nông thôn thôn năm
Tỉnh/thành phố người r% 2030, (t =
năm 2025, (t = 7)
12)

Long An 163.663 0.43 168.664 172.330

Tiền Giang 30.925 0.7 32.478 33.635

Bến Tre 157.987 0.12 159.320 160.278

Trà Vinh 234.900 0.21 238.378 240.894

Sóc Trăng 256.142 0.14 258.665 260.482

Bạc Liêu 472.634 0.24 480.641 486.444

Kiên Giang 470.398 0.89 500.636 523.417

Cà Mau 948.360 0.26 965.778 978.415

Vùng sinh thái mặn 2.735.009 2.804.560 2.855.895

Bảng 3.26: Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn vùng sinh thái mặn năm 2025 và 2030

Nhu cầu sử dụng nước Lượng nước cần bổ sung


sinh hoạt nông thôn trong tương lai
m3/ngày đêm m3/ngày đêm
STT Vùng sinh thái

Hiện tại Năm 2025 Năm 2030 Năm 2025 Năm 2030

153
III Vùng sinh thái mặn 221.159 253.324 286.633 32.165 65.474

1 Long An 13.263 15.245 17.307 1.982 4.044

2 Tiền Giang 2.526 2.944 3.387 417 861

3 Bến Tre 12.685 14.356 16.047 1.671 3.363

4 Trà Vinh 18.911 21.499 24.140 2.588 5.229

5 Sóc Trăng 20.578 23.312 26.085 2.735 5.507

6 Bạc Liêu 38.084 43.362 48.761 5.278 10.677

7 Kiên Giang 38.650 45.460 52.810 6.810 14.160

8 Cà Mau 76.463 87.146 98.096 10.683 21.633

154
Hình 3.23: Nhu cầu sử dụng nước nông thôn vùng sinh thái mặn thuộc ĐBSCL
Đánh giá chung về nhu cầu sử dụng nước và khả năng cấp nước
Qua kết quả tính toán cho thấy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân
vùng nông thôn vùng sinh thái ngọt tới năm 2025 là 364.465 m3/ngày đêm và năm 2030
là 409.744 m3/ngày đêm; vùng sinh thái lợ tới năm 2025 là 696.279 m3/ngày đêm và năm
2030 là 786.727 m3/ngày đêm; vùng sinh thái mặn tới năm 2025 là 253.324 m3/ngày đêm
và năm 2030 là 286.633 m3/ngày đêm. Với thực trạng hệ thống cấp nước như hiện nay tại
khu vực ĐBSCL đã không đủ cấp nước sinh hoạt cho người dân, thì trong tương lai khi
nhu cầu dùng nước tăng cộng thêm biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm cho tình hình
khai thác nguồn nước càng khó khăn hơn.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ở ĐBSCL thấy hầu như các trạm cấp nước chỉ thiếu
vào mùa khô do nguồn nước thô bị xâm nhập mặn chất lượng xử lý nước sạch không đảm
bảo, hay nói một cách khác mặc dù đảm bảo công suất nhưng các nhà máy nước không
chủ động được nguồn nước thô để đảm bảo xử lý cung cấp nước sạch đạt chất lượng
quanh năm.

155
Để đáp ứng ứng được cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng ĐBSCL đặc biệt trong
điều kiện bị xâm nhập mặn cũng như biến đổi khí hậu thì thì Đảng và Nhà nước đã có
những Quyết định 2140/QĐ-TTg ngày 08/11/2016, nghị quyết 120/NĐ-CP ngày
17/01/2017,… để đảm bảo cung cấp nguồn nước vùng ĐBSCL.
Đánh giá khả năng khai thác nguồn nước cấp sinh hoạt
 Nhận định khả năng khai thác nước mưa
 Về tài nguyên nước mưa vùng ĐBSCL
Mưa là nguồn tài nguyên thiên nhiên và ưu đãi cho vùng ĐBSCL với lượng mưa
năm khá lớn từ 1.400-2.400mm/năm việc khai thác sử dụng nguồn nước mưa trong bối
cảnh nguồn nước mặt ĐBSCL đang bị nhiễm mặn và nước dưới đất khai thác ngày càng
nhiều là bài toán rất hiệu quả để cho các nhà quản lý cũng như các địa phương sử dụng
hiệu quả và triệt để nguồn nước mưa này.
Mục đích đánh giá về khả năng khai thác nước mưa để đưa ra cái nhìn tổng thể cho
một khu vực xem với lượng mưa như vậy có đủ khả năng cung cấp cho các nhu cầu sinh
hoạt hay không? Trong nghiên cứu này sẽ tính khả năng khai thác nước mưa để đưa ra
nhận định nguồn nước có đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hay không?
Tiềm năng khai thác nước mưa (lượng khai thác theo lý thuyết) thu được tính trong
một khoảng thời gian nhất định phụ thuộc vào diện tích mái hứng và lượng mưa. Công
tức tính lượng mưa theo lý thuyết thu được như sau:
Lượng nước khai thác theo lý thuyết = (Lượng mưa*Diện tích mái thu hứng*số người cần
sử dụng nước)/1000, (m3)
Trong đó:
+ Lượng mưa: tính theo mưa bình quân năm tại các trạm khí tượng, mm
+ Diện tích mái hứng tạm tính cho người dân vùng nông thôn ĐBSCL là
23,4m /người (tại biểu 16 – Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019). Thực chất đây là
2

diện tích nhà ở/đầu người của người dân vùng nông thôn, tuy nhiên từ thực tế cho thấy
răng hầu như nhà ở của người dân nơi đây đều là nhà mái lợp, nhà một tầng, rất ít nhà 2
tầng do đó có thể tạm tính diện tích nhà ở 23,4m2/người là diện tích mái hứng.
+ Số người cần sử dụng tại dự báo tới năm 2025, 2030.
Tính toán được khả năng khai thác nước mưa như Bảng 3.27.
Bảng 3.27: Khả năng khai thác nước mưa của người dân vùng nông thôn ĐBSCL
Tỉnh Tiềm năng khai thác nước Tiềm năng khai thác nước
mưa năm 2025, m3/năm mưa năm 2030, m3/năm

Long An 46.266.955 47.272.491

Trà Vinh 32.834.699 33.181.251

156
Tiền Giang 50.706.620 52.512.765

Cần Thơ 16.726.156 16.928.085

Sóc Trăng 41.570.281 41.862.279

Đồng Tháp 46.131.893 46.548.954

Kiên Giang 68.481.373 71.597.644

An Giang 45.654.924 45.837.894

Cà Mau 54.970.430 55.689.698

403.343.330, m3/năm 411.431.061, m3/năm


Tổng số 1.105.050 m3/ngày đêm 1.127.208 m3/ngày đêm

 Nhận định khả năng khai thác nước mưa phục vụ cấp nước sinh hoạt
Dựa theo Bảng 3.28 thấy rằng khả năng khai thác nước mưa trong tương lai khá lớn
tới 403.343.330m3/năm (năm 2025) và 411.431.061, m3/năm (năm 2020). Cà Mau và
Kiên Giang là hai tỉnh có khả năng khai thác nhiều nhất, Cần Thơ và Trà Vinh là hai tỉnh
có khả năng khai thác ít nhất cũng phù hợp với đặc điểm mưa của vùng.
Trên đây mới chỉ tạm tính dựa trên số liệu chuỗi mưa nhiều năm và diện tích mái
hứng bình quân đầu người/người dân vùng nông thôn nên có thể có những sai số, tuy
nhiên vẫn thấy rằng khả năng khai thác nước mưa là rất phong phú. Và nếu cần thêm cho
các mục đích sử dụng khác thì bổ sung thêm diện tích mái hứng để nâng cao khả năng
khai thác nước mưa.
 Nhận định khả năng khai thác nước dưới đất
Theo kết quả thống kê ở trên trữ lượng nước dưới đất vùng ĐBSCL lớn và tồn tại ở
8 tầng chứa nước trong đó có 6 tầng chứa nước chính và trữ lượng khai thác an toàn là
16.970.343,37 m3/ngày đêm đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt toàn vùng
ĐBSCL. So sánh với nhu cầu sử dụng nước cho năm 2025 và 2030 tại các Bảng trên thì
trữ lượng khai thác an toàn gấp 14 lần so với lượng nước yêu cầu năm 2025 và gấp 12 lần
so với lượng nước yêu cầu năm 2030.

157
Như vậy có thể khẳng định tiềm năng khai thác nước dưới đất vùng ĐBSCL còn rất
lớn, tuy nhiên việc khai thác nước ngầm đang gây sụt lún địa hình ở ĐBSCL, tại Cà Mau
trong vòng 15 năm ở nhiều nơi có thể từ 30cm đến 70cm, bình quân khoảng 1,9cm -
2,8cm/năm; nếu tiếp tục gia tăng khai thác nước ngầm thì trong vòng 25 năm tới, dự báo
sụt lún sẽ lên đến 90cm (Nguồn: theo đánh giá sơ bộ trong kết quả nghiên cứu giai đoạn 1
về sụt lún ĐBSCL do Viện địa kỹ thuật NaUy thực hiện).
Do vậy vùng với nước biển dâng do ảnh hưởng của BĐKH thì tỷ lệ ngập lụt càng
lớn. Việc khai thác nước ngầm quá mức làm giảm nhanh chóng các tầng chứa nước dẫn
tới hệ quả sụt lún bề mặt và phần nữa là do triều cường gây sụt lún, mặt khác nữa chất
lượng nước dưới đất càng suy giảm (về chất lượng lẫn số lượng). Do đó để đảm bảo bền
vững nguồn nước dưới đất cần từng bước giảm dần lưu lượng khai thác, lượng nước dưới
đất cần được bảo vệ và chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cần thiết (hạn hán, nguồn
nước mặt bị ô nhiễm) vùng ĐBSCL.
 Nhận định khả năng khai thác nước dưới mặt
Nước mặt trong vùng khá dồi dào, nhưng lại bị nhiễm mặn trong mùa khô gây khó
khăn cho việc khai thác, theo đó phải có giải pháp khai thác với nguồn nước mặt.

158
TÀI LIỆU THAM KHẢO

159

You might also like