Cac Yeu To Anh Huong Den Muc Do Chap Nhan Su Dung Xang E5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG XĂNG E5 CỦA

NGƯỜI ĐI XE MÁY
Hoàng Trọng, Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Chính Phủ Việt Nam đã buộc người tiêu dùng chuyển từ xăng A92 qua xăng A92-E5, nhưng việc tiêu thụ đang
gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận sử
dụng xăng E5 của người sử dụng xe máy sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả thực hiện nghiên
cứu định lượng có kết hợp với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính người đi xe máy để kiểm tra độ phù
hợp của các lý thuyết lựa chọn cho nghiên cứu và nhận diện thêm các yếu tố nguyên nhân có thể ảnh hưởng.
Nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 354 người. Dữ liệu được đánh giá độ tin cậy trước khi phân tích nhân tố
khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến để kiểm tra các mối liên hệ trong mô hình nghiên cứu. Kết quả cho
thấy có năm biến có ảnh hưởng đến sự chấp nhận xăng sinh học E5 của người đi xe máy, từ đó tác giả đưa ra
các khuyến nghị để thu hút NTD sử dụng xăng E5 nhiều hơn.
Abstract
The Government of Vietnam has forced consumers to switch from A92 to A92-E5 gasoline, but consumption is
still facing many difficulties. The objective of this study is to find out factors affecting the adoption of E5
gasoline by motorbike users living in Ho Chi Minh City. The author performed quantitative research in
combination with qualitative research. Qualitative research of motorcyclists to check the appropriateness of
choice theory for research and identify additional causes of possible influences. Quantitative research with
sample size of 354 people. The data were assessed for reliability before using the eploratory factor analysis
EFA and multivariate regression analysis to test the relationships in the research model. The results show that
there are five variables affecting E5 biofuel adoption of motorbike users, from which recommendations are
made to attract more consumers to use E5 gasoline.

Từ khóa: mua xăng sinh học, hành vi mua


Keywords: biofuel purchase, buying behavior

1. Giới thiệu

Xe máy là phương tiện di chuyển cá nhân chính tại Việt Nam. Với số lượng xe máy rất lớn, môi
trường không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM trong những năm gần đây liên tục rơi
vào tình trạng báo động. Riêng tại TPHCM số lượng xe gắn máy khoảng 7 triệu chiếc và hơn 600.000
ô tô các loại ở TP.HCM, hàng ngày, một lượng lớn khói bụi được thải ra. Trước tình hình này, năm
2007 chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển nhiên liệu sinh học. Đến năm 2014, xăng E5 đã được đưa
vào thí điểm 7 tỉnh thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng
Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thế nhưng đối với cả doanh nghiệp và người dân vẫn đang còn rất nhiều
mối lo ngại. Doanh nghiệp bán xăng E5 ở các thành phố thí điểm lo ngại về sức mua của người tiêu
dùng (NTD), chưa có sự đồng bộ, chi phí đầu tư khá cao, giá xăng vẫn chưa được hỗ trợ cho doanh
1
nghiệp. Còn đối với NTD thì họ vẫn khá e ngại về việc sử dụng loại xăng E5 còn khá mới mẻ. Theo đề
xuất của Bộ Công Thương, chính phủ quyết định kể từ ngày 1-1-2018 khai tử xăng A92 thay vào đó là
áp dụng xăng sinh học E5. Ở hầu hết các khu vực trực thuộc TPHCM đều đã có những trụ xăng E5.
Xăng E5 - lần thứ ba được đưa ra thị trường, và lần này chính phủ dùng biện pháp hành chính để đưa
xăng E5 ra thị trường bằng cách dừng sản xuất và tiêu thụ xăng Mogas 92 (A92), thay thế bằng xăng
E5 Ron 92. Tuy nhiên việc tiêu thụ E5 Ron 92 vẫn chưa thay thế hoàn toàn được Mogas 92 trước đây,
người dân có xu hướng chuyển sang dùng xăng cao cấp hơn là Mogas 95. Như vậy kế hoạch chuyển
đổi từ Mogas 92 sang E5 Ron 92 gặp khó khăn. Để tăng cường tiêu thụ xăng E5 Ron 92 cần phải hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận xăng E5 Ron 92 (sau đây gọi tắt là xăng E5) của NTD.

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận xăng E5 của NTD ở TP.
HCM, qua đó biết được các yếu tố có ảnh hưởng hưởng và tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng
và đề xuất một số khuyến nghị mang tính thực tiễn cho nhà quản lý và kinh doanh trong việc hoạch
định các giải pháp thu hút NTD chấp nhận xăng E5 nhiều hơn.

Nghiên cứu này được tiến hành theo phương pháp định lượng có kết hợp với nghiên cứu định tính.
Tổng kết lý thuyết và nghiên cứu giúp xác định các lý thuyết có liên quan. Nghiên cứu định tính giúp
xác định các lý thuyết lựa chọn phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và bổ sung thêm các yếu tố có thể
ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận xăng E5 của người sử dụng xe máy để xác định mô hình nghiên
cứu. Sau đó nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên
cứu. Đối tượng khảo sát là những người trưởng thành đang cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh thường
xuyên đi xe máy và mua xăng cho xe của mình.

2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

Có nhiều lý thuyết liên quan đến hành vi mua của NTD. Xăng E5 đối với người đi xe máy là một sản
phẩm tiêu dùng rất thường xuyên tuy giá cả không cao nhưng có liên quan đến tài sản tương đối lớn là
chiếc xe máy giá trị cao hay liên quan đến công ăn việc làm, cho nên đây là một sản phẩm NTD có sự
cân nhắc tương đối, không thuần túy chỉ đơn giản mua theo cảm tính như mua cái áo hay đôi dép. Do
đó tác giả xem xét các lý thuyết có liên quan đến hành vi mua sản phẩm trong đó NTD có cân nhắc.
Bên cạnh đó do xăng E5 là một sản phẩm mới đối với NTD cho nên tác giả xem xét tiếp các lý thuyết
có liên quan đến sự khuyến tán và sự chấp nhận sản phẩm mới.

2.1 Thuyết hành vi hợp lý và thuyết hành vi dự định

Thuyết hành vi hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng lần đầu
vào năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng vào năm 1975 nhằm hiểu hành vi mua của NTD. Theo lý
thuyết này thì ý định hành vi (behaviour intention) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu
dùng. Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định hành vi bao gồm thái độ (attitude) và chuẩn chủ quan
2
(subjective norm). Trong đó, thái độ được đo lường bằng nhận thức và niềm tin của NTD về các thuộc
tính của sản phẩm. NTD sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ
quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần đúng kết quả lựa
chọn của NTD. Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến
NTD (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…); những người này thích hay không thích họ mua. Mức độ
tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của NTD phụ thuộc vào mức độ ủng hộ/phản
đối đối với việc mua của NTD và động cơ của NTD làm theo mong muốn của những người có ảnh
hưởng.

Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) là sự mở rộng của lý thuyết TRA để khắc
phục hạn chế của TPB cho rằng hành vi của NTD là những suy nghĩ lý tính. Lý thuyết này được Ajzen
bổ sung từ năm 1991 bằng việc bổ sung thêm yếu tố thứ ba là yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận
(Perceived Behavioral Control). Kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi
thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành
vi. Càng có nhiều nguồn lực và cơ hội, NTD nghĩ rằng sẽ càng có ít cản trở và việc kiểm soát về nhận
thức đối với hành vi sẽ càng lớn. Yếu tố kiểm soát này có thể xuất phát từ bên trong của từng cá nhân
(sự quyết tâm, năng lực thực hiện,…) hay bên ngoài đối với cá nhân (thời gian, cơ hội, điều kiện kinh
tế,…). Tuy nhiên mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004), vì có thể
còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự biến thiên của
hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng TPB (Ajzen, 1991; Werner, 2004). Hạn chế thứ hai là
có thể có một khoảng cách đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế
được đánh giá (Werner 2004). Trong khoảng thời gian nhất định, các ý định của một cá nhân có thể
thay đổi. Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa
trên các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự đoán bởi những tiêu
chí (Werner 2004).

Theo lý thuyết này thì trong bối cảnh nghiên cứu này thì nhận thức và niềm tin về thuộc tính của sản
phẩm là nhận thức hiệu quả tiêu dùng của xăng E5, và chuẩn chủ quan là hai yếu tố có thể ảnh hưởng
đến mức độ chấp nhận sử dụng xăng E5 của ngưởi tiêu dùng. Yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận trong
bối cảnh mua xăng chính là tính dễ tiếp cận, dễ mua xăng E5 của người tiêu dùng. Do đó các giả
thuyết nghiên cứu H1, H2 và H3 được đề nghị.

H1: Nhận thức hiệu quả tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận sử dụng xăng E5

H2: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận sử dụng xăng E5

H3: Tính dễ tiếp cận có ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận sử dụng xăng E5

3
2.2 Lý thuyết khuếch tán đổi mới và lý thuyết chấp nhận sản phẩm (Theory of Product Adoption)

Roger (1983) đưa ra lý thuyết về khuếch tán đổi mới giải thích việc các ý tưởng, công nghệ, sản phẩm
được lan truyền, chấp nhận qua năm giai đoạn: (1) nhận biết, (2) thuyết phục, (3) ra quyết định, (4)
thực hiện và (5) xác nhận. Rogers cũng chỉ ra năm thuộc tính đổi mới là (1) lợi ích liên quan, (2) khả
năng thích ứng, (5) tính dễ tiếp cận, (4) tính dễ thử nghiệm và (5) tính dễ quan sát. Bởi nhược điểm của
TPB là khoảng cách về thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá
(Werner 2004). Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi. Thế nên sự thay
đổi ở đây của mỗi cá nhân có thể là do vẫn chưa có sự nhận thức cao và tính thuyết phục cao để có thể
để ra quyết định và thực hiện. Vì vậy, lý thuyết của Roger bổ sung thêm cho sự ra quyết định của mỗi
cá nhân bởi các yếu tố: tính dễ tiếp cận, tính dễ quan sát, khả năng thích ứng.

Khi một dịch vụ, sản phẩm hay ý tưởng được một số khách hàng tiềm năng nhận biết là mới, nó có thể
đã có sẵn trên thị trường trong một khoảng thời gian, nhưng nhiều khách hàng tiềm năng vẫn chưa
thông qua sản phẩm và cũng không quyết định trở thành người sử dụng thường xuyên của sản phẩm.
Vì vậy, nếu họ mua sản phẩm này, đó được coi là sự chấp nhận sản phẩm mới. Khách hàng thường trải
qua năm giai đoạn trong quá trình chấp nhận sản phẩm:

1) Nhận biết - khách hàng nhận biết được sản phẩm mới, nhưng thiếu thông tin về sản phẩm.

2) Sự thích thú - khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm mới.

3) Đánh giá - khách hàng xem liệu việc thử sản phẩm mới có ý nghĩa.

4) Thử nghiệm - khách hàng thử sản phẩm mới trên quy mô giới hạn hoặc nhỏ để đánh giá giá trị
của sản phẩm.

5) Sự chấp nhận sản phẩm - khách hàng quyết định sử dụng đầy đủ và / hoặc thường xuyên sản
phẩm mới.

Vì vậy, nếu một khách hàng đi qua tất cả các giai đoạn trên được giả định là đã thông qua sản phẩm.
Sau khi thông qua, có một số việc cũng ảnh hưởng đến việc khách hàng có giữ lại sản phẩm hay không
ví dụ như dịch vụ sau bán hàng.

Trong bối cảnh nghiên cứu sự chấp nhận xăng mới E5 thì nhận biết xăng E5 liên quan đến truyền
thông về xăng E5; khả năng thích ứng liên quan đến nhận thức rủi ro khi sử dụng xăng E5. Tính dễ
tiếp cận chính là sự sẵn có của xăng E5 tại điểm bán đã được đề nghị trong giả thuyết H3. Do đó các
giả thuyết nghiên cứu H4 và H5 được đề nghị.

H4: Truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận sử dụng xăng E5

H5: Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận sử dụng xăng E5

4
2.3 Các kết quả nghiên cứu trước đây

Trong một nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng nhiên liệu sinh học”
(NLSH) của NTD tại thị trường Pháp, Descubes (2012) đã đề xuất một mô hình gồm 4 yếu tố chính
ảnh hưởng đến ý định sử dụng NLSH của NTD, đó là Sự quan tâm môi trường, Kiến thức về môi
trường, Nhận thức hiệu quả tiêu dùng và chuẩn chủ quan. Ngoài ra, các yếu tố về nhân khẩu học như
giới tính, tuổi, cách sử dụng trong hộ gia đình cũng được đưa vào mô hình. Kết quả của cuộc nghiên
cứu cho thấy chuẩn chủ quan và nhận thức hiệu quả tiêu dùng là hai yếu tố dự báo tốt nhất cho ý định
và hành vi mua của NTD. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra một mối quan hệ tương quan yếu giữa Sự
quan tâm môi trường và Ý định mua NLSH.

Một nghiên cứu khác của Kumar (2012) về “Việc tiếp cận lý thuyết hành vi dự định để tìm hiểu về
hành vi mua các sản phẩm thân thiện và bền vững với môi trường” đã khảo sát các sinh viên Ấn Độ.
Nghiên cứu này đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng chính sau: kiến thức về môi trường, thái độ đối với
những sản phẩm thân thiện với môi trường, chuẩn chủ quan, 2 yếu tố của nhận thức kiểm soát hành vi
là tính sẵn có và nhận thức hiệu quả tiêu dùng. Kết quả thu được là kiến thức môi trường có mối quan
hệ tích cực và có ý nghĩa với thái độ, và thái độ là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến ý định mua.
Nghiên cứu này cũng phân tích mối liên hệ giữa kiến thức môi trường và ý định mua, nhưng kết quả
cho thấy giữa chúng có mối quan hệ rất yếu và không có ý nghĩa thống kê. Còn yếu tố chuẩn chủ quan
lại có ảnh hưởng rất thấp và không đáng kể. Các yếu tố về kiểm soát hành vi nhận thức bao gồm tính
sẵn có và nhận thức hiệu quả tiêu dùng cũng có một mối quan hệ tích cực và quan trọng với ý định
mua sản phẩm bền vững cho môi trường.

Từ kết quả của các này, giả thuyết H6 được đề nghị.

H6: Sự quan tâm đến môi trường có ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận sử dụng xăng E5.

2.4 Nghiên cứu định tính


Để xem các mô hình và lý thuyết có phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của đề tài này, và để phát hiện
thêm các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh,
tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu năm người. Kết quả nghiên cứu định
tính phát hiện thêm một số yếu tố có thể ảnh hưởng để đưa vào mô hình: giá xăng E5, khuyến cáo của
nhà sản xuất xe máy đối với xăng E5. Do đó các giả thuyết H7 và H8 được đề nghị:

H7: Giá xăng thấp hơn có ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận sử dụng xăng E5.

H8: Khuyến cáo của NSX đối với NTD có ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận sử dụng xăng E5.
Các giả thuyết nghiên cứu này được tổng hợp thành mô hình nghiên cứu trong Hình 1.

5
7. Giá xăng E5

6. Quan tâm đến môi trường

1. Nhận thức hiệu quả


tiêu dùng

5. Nhận thức rủi ro Mức độ chấp nhận


xăng E5 của
8. Khuyến cáo của nhà sản người sử dụng xe máy
xuất đối với NTD

4. Truyền thông

3.Tính dễ tiếp cận

2. Chuẩn chủ quan

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận xăng E5 của người sử dụng
xe máy

3. Phương pháp nghiên cứu.

Để đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng các thang đo từ các nghiên cứu
trước được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, kết hợp kết quả nghiên cứu định tính và
quan sát thực tế để đi đến thang đo sử dụng trong nghiên cứu này.

Nhận thức hiệu quả tiêu dùng là niềm tin của NTD nghĩ rằng hành động của họ đối với sản phẩm có
thể tạo ra một sự khác biệt trong việc giải quyết các vấn đề môi trường (Kim & Choi, 2005) và bổ
sung thêm tính năng của sản phẩm về hiệu quả tiêu dùng và được đo bằng 8 biến quan sát sau:
 Tôi tin rằng sử dụng xăng E5 sẽ không ảnh hưởng đến độ bền của động cơ xe.
 Tôi tin rằng sử dụng xăng E5 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc (độ bốc) của xe.
 Tôi tin rằng sử dụng xăng E5 sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu được một phần nào.
 Tôi tin rằng sử dụng xăng E5 tiết kiệm được tiền xăng.
 Tôi tin rằng việc sử dụng xăng E5 sẽ giúp giảm bớt ô nhiễm không khí.
 Sử dụng xăng E5 là một hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.
 Tôi bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng xăng E5.
 Tôi tin rằng sử dụng xăng E5 sẽ giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

6
Chuẩn chủ quan là nhận thức của NTD rằng hầu hết những người quan trọng với họ nghĩ họ nên hay
không nên mua các sản phẩm (Fishbein & Ajzen, 1975). Ý định mua thường bị chi phối bởi những
người được xem là quan trọng với họ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Thang đo chuẩn chủ quan
trong nghiên cứu này gồm 4 biến quan sát:

 Gia đình khuyên tôi nên sử dụng xăng E5.

 Bạn bè, đồng nghiệp khuyên tôi nên sử dụng xăng E5.

 Cơ quan/ trường học khuyên tôi nên sử dụng xăng E5.

 Phương tiện truyền thông thường nhắc đến xăng E5 nên tôi muốn sử dụng thử.

Tính sẵn có của một sản phẩm là mức độ khó khăn hay dễ dàng trong việc định vị và nhận được một
sản phẩm tiêu dùng. Sự không có sẵn của một sản phẩm là một hạn chế đối với một NTD có động lực
cao. (Ajzen, 1991; Taylor & Todd, 1995). Thang đo tính dễ tiếp cận trong nghiên cứu này bao gồm 4
biến quan sát:
 Tôi có thể dễ dàng tìm thấy xăng E5 tại các trạm xăng gần nơi tôi sinh sống.
 Tôi có thể dễ dàng tìm thấy xăng E5 bất cứ khi nào tôi cần.
 Tôi có thể thoải mái sử dụng xăng E5 mà không cần phải lo lắng là không có chỗ bơm xăng.
 Các cột bơm xăng E5 ở các vị trí dễ tiếp cận để mua xăng

Yếu tố truyền thông về xăng E5 được đo bằng 6 biến quan sát:


 Tôi thường xem tin tức về xăng E5 trên các trang Mạng Xã Hội.
 Tôi thường tìm thấy nhiều thông tin về xăng E5 trên những trang báo điện tử.
 Tôi thường đọc được các thông tin về xăng E5 trên các trang báo in.
 Báo chí thường tuyên truyền và vận động tôi sử dụng xăng E5.
 Tôi thường nghe được thông tin về xăng E5 thông qua các chương trình thời sự trên TV.
 Tôi thường chú ý nghe khi những người xung quanh nói về của xăng E5.

Nhận thức về rủi ro đề cập đến những lo lắng mà NTD cảm thấy khi sử dụng loại nhiên liệu này. Biến
này được chi tiết hóa bởi 3 biến quan sát sau:
 Tôi lo rằng xăng E5 không có những đặc tính như truyền thông đã đưa tin.
 Tôi lo rằng lợi ích của xăng E5 bị nhà sản xuất thổi phồng lên.
 Tôi lo rằng bên cạnh những lợi ích thì những hạn chế của xăng E5 không được công bố.

Crosby, Gill và Taylor (1981) đã đề cập rằng mối quan tâm về môi trường là một thái độ mạnh mẽ
đối với việc bảo vệ môi trường. Trong nghiên cứu này thang đo quan tâm về môi trường của người đi
xe máy bao gồm 6 biến quan sát:

7
 Tôi rất lo lắng cho tình trạng ô nhiễm môi trường vì nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của tôi
Tôi thường nhắc nhở gia đình, bạn bè nên bảo vệ môi trường.
 Tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy khói bụi và rác thải xung quanh.
 Tôi thường tham gia hay ủng hộ các hoạt động vì môi trường tại địa phương hay nơi tôi làm
 Tôi thường đi bảo dưỡng xe khi thấy có những dấu hiệu bất thường như bô xe tạo ra nhiều khói
đen hay hao xăng nhiều hơn.
 Khi chờ đèn đỏ lâu, tôi thường tắt máy để tiết kiệm xăng và đỡ gây ra khói bụi.

Trong tình hình chi phí sinh hoạt ngày càng cao như hiện nay, ngoài việc lựa chọn những sản phẩm
an toàn và có chất lượng để sử dụng, NTD vẫn thường ưu tiên xem xét và so sánh giá cả trước khi
đưa ra quyết định lựa chọn loại sản phẩm mà họ sẽ sử dụng. Đối với một sản phẩm thiết yếu như
xăng dầu cũng không ngoại lệ. Thang đo biến giá cả bao gồm các biến quan sát sau:
 Giá xăng E5 phải thấp hơn giá xăng không pha cồn tương đương.
 Giá xăng E5 cần được ưu đãi về thuế môi trường vì thân thiện với môi trường hơn xăng không
pha cồn.
 Giá xăng E5 càng thấp so với xăng không pha cồn thì càng tốt.
 Giá xăng E5 càng thấp thì tôi càng muốn mua.
Thang đo biến khuyến cáo của nhà sản xuất được chi tiết thành 3 biến đo lường như sau:

 Đối với tôi khuyến cáo của nhà sản xuất xe về xăng E5 là rất quan trọng.
 Khi nhà sản xuất xe tuyên bố rằng xe tôi đang chạy tương thích với xăng E5 thì tôi mới sử dụng
thường xuyên xăng E5.
 Khi nhà sản xuất khuyến khích sử dụng xăng E5 thì tôi mới sử dụng thường xuyên xăng E5.
Biến kết quả mức độ chấp nhận sử dụng xe E5 của người đi xe máy được chi tiết thành 6 biến đo
lường

 Tôi sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục sử dụng) xăng E5 trong thời gian tới.
 Tôi sẽ sử dụng xăng E5 nếu tình cờ thấy chúng tại bất kỳ trạm xăng nào.
 Tôi sẽ chủ động tìm kiếm các trạm xăng có loại xăng này để sử dụng.
 Tôi sẽ giới thiệu cho người khác sử dụng loại xăng E5 này.
 Nếu có ai hỏi tôi nhận xét về xăng E5, tôi sẽ nói tốt về E5
 Nếu có ai đó hỏi tôi có nên sử dụng xăng E5 không thì tôi sẽ khuyên người đó sử dụng xăng E5
Tất cả các biến quan sát trên đều áp dụng thang đo kiểu Likert với năm mức độ trong đó 1 là hoàn toàn
không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý.

Từ thang đo thiết kế thành bảng câu hỏi nháp khảo sát thử đối với mười người đi xe máy để điều
chỉnh từ ngữ, hoàn thiện thành bảng câu hỏi chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng
8
khảo sát trực tiếp 360 người đi xe máy tại thành phố Hồ Chí Minh với cách chọn mẫu thuận tiện.
Các dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng Cronbach Alpha,
kiểm tra độ giá trị của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và tổng hợp các biến quan sát
thành các nhân tố đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy bội.
4. Kết quả và thảo luận
4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát

4.2 Đánh giá thang đo các khái niệm

4.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

9
4.4 Thảo luận kết quả

5. Kết luận và hàm ý kinh doanh

Hạn chế của cuộc nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

10
Tài liệu tham khảo
Tiếng Anh
Ajzen, Icek (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision
processes, 50(2), 179 – 211.

Ajzen, I., Fishbein, M. (1975). Belief, attitude, intention and behavior. An introductiion to theory and
research. Reading, MA: Addison-Wesley.
Crosby, Lawrence A. , Gill, James D., Taylor, James R. (1981). Consumer/Voter Behavior in the
Passage of the Michigan Container law. Journal of Marketing, 45(2),19-32.

Descubes, Irena (2012). Factors Influencing Biofuel Purchase Intention. International Days of


Statistics and Economics at VŠE, Prague

Kumar, Bipul (2102). Theory of Planned Behaviour Approach to Understand the Purchasing
Behaviour for Environmentally Sustainable Products. Indian Institute of Management Ahmedabad -
380 015 India, W.P. No. 2012-12-08,

Rogers, E.M. (1983). Diffusion of Innovations. Free Press, New York.

Taylor, Shirley; Todd, Peter (1995). Decomposition and crossover effects in the theory of planned
behavior: A study of consumer adoption intentions. International Journal of Research in Marketing,
12(2), 137-155
Werner, Perla. (2004). Reasoned action and planned behavior. Middle range theories: Application to
nursing research, 125-147.

Tiếng Việt
Chính phủ, 2007. Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Hà
Nội, ngày  20  tháng  11  năm 2011.
Chính phủ, 2012. Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc ban hành lộ
trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Hà Nội, ngày 22 tháng 11
năm 2012.

11

You might also like