Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA

A. PHẦN LÝ THUYẾT:
I. KHÁI NIỆM:
1. Định nghĩa:
Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
2. Phân loại:
- Nhân tố tạo nguồn nguyên liệu tiến hóa:
+ Nguyên liệu sơ cấp: Đột biến.
+ Nguyên liệu thứ cấp: Biến dị tổ hợp.
- Nhân tố làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột: các yếu tố ngẫu nhiên, di - nhập gen.
- Nhân tố không làm thay đổi tần số alen: giao phối không ngẫu nhiên.
- Nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định: chọn lọc tự nhiên.
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA:
1. ĐỘT BIẾN.
- Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền. Chỉ có các đột biến xảy ra trong tế bào
sinh dục tạo thành các giao tử mới được di truyền cho đời sau.
Vai trò của đột biến đối với tiến hoá:
- Tần số đột biến là rất thấp (ở động vật và thực vật khoảng 10-6 – 10-4) → áp lực của đột biến là
không đáng kể, nhất là đối với quần thể lớn. (Ở vi sinh vật và virut có thời gian thế hệ ngắn,
hoặc gen dễ bị đột biến, tần số đột biến gen cao hơn nhiều và có thể nhanh chóng tạo ra các
biến dị di truyền).
- Đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen chậm nhất.
- Vai trò chính của đột biến (đặc biệt là đột biến gen làm xuất hiện alen mới) là nguồn nguyên
liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi tính trạng của loài đều có một phổ biến dị phong
phú. 
- Đột biến làm biến đổi tần số alen một cách ngẫu nhiên, không có hướng.
II. DI NHẬP GEN (DÒNG GEN – GENE FLOW).
- Di nhập gen là hiện tượng trao đổi gen thông qua việc di-nhập cư của các cá thể hay các
giao tử giữa các quần thể.
- Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
- Nguyên nhân: do các quần thể trong cùng một loài không cách li hoàn toàn với nhau.
- Các cá thể nhập cư có thể mang đến các loại alen khác nhau:
Nếu mang đến các loại alen mới → làm phong phú thêm vốn gen của quần thể. 
Nếu mang đến các loại alen đã có sẵn → làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể gốc.
→ Tương tự như vậy, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể → làm thay đổi tần số của các alen
trong quần thể gốc.
- Làm thay đổi tần số alen một cách ngẫu nhiên, vô hướng.
- Di nhập gen có khuynh hướng làm giảm sự sai khác di truyền giữa các quần thể. Nếu đủ lớn,
nó có thể làm sát nhập (hợp nhất)  các quần thể lân cận với nhau thành 1 quần thể với vốn gen
chung.
III. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN.
+ CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình của các cá
thể, qua đó tác động lên kiểu gen làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể;
khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN cũng theo một hướng xác định.
+ Thực chất của CLTN là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
+ CLTN đóng vai trò sàng lọc, làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn
trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen tham gia
quy định kiểu hình thích nghi làm cho quần thể thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém
thích nghi.
+ CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa: nếu áp lực chọn lọc mạnh (tiêu diệt luôn, đặc biệt là chọn
lọc chống lại gen trội) → tốc độ biến đổi nhanh. Áp lực chọn lọc yếu (chỉ làm giảm khả năng
sinh trưởng, phát triển, chọn lọc chống lại alen lặn) → tốc độ biến đổi chậm. Nhưng biến đổi
luôn có tính quy luật: tăng dần tần số alen thích nghi, giảm dần tần số alen không thích nghi.
→ Cá thể thích nghi nhất là những cá thể chuyển được một lượng gen lớn nhất cho thế hệ sau.
+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng loại cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần
thể (tác động lên mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể).
→ Trong tự nhiên, chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra song song.
- CLTN loại bỏ 1 alen ra khỏi quần thể sau 1 thế hệ: chọn lọc chống alen trội.
- CLTN tác động đến alen lặn không triệt để bởi vì còn tồn tại ở dạng dị hợp.
- CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.
Các phương thức tác động của chọn lọc tự nhiên
Kiểu
Ổn định Vận động (định hướng) Phân hoá
CL
Điều Không đồng nhất, số đông cá
Ổn định, không thay đổiThay đổi theo một hướng
kiện thể mang tính trạng trung bình
qua nhiều thế hệ. xác định .
sống là bị đào thải.
Bảo tồn các cá thể mang
Bảo tồn các cá thể thích nghiChọn lọc diễn ra theo một số
Tính tính trạng trung bình, đào
với môi trường mới, đào thảihướng, mỗi hướng hình thành
chất thải các cá thể chệch xa
các cá thể không thích nghi. nhóm cá thể thích nghi.
mức trung bình.
Đặc điểm thích nghi cũ dần
Kết Kiên định kiểu gen đã đạt Quần thể ban đầu bị phân hoá
được thay thế bởi đặc điểm
quả được thành nhiều nhóm kiểu hình.
thích nghi mới.
Cân nặng của trẻ sơ sinhSự hoá đen của bướm vùngSự phân hoá về kích thước cá
Ví dụ trung bình khoảng 3 – 3,5công nghiệp, sự kháng thuốcđực của cá hồi Thái Bình
kg. của sâu bọ, vi sinh vật... Dương.
IV. CÁC YẾU TỐ NGẪU NHIÊN (NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BIẾN ĐỘNG DI
TRUYỀN - PHIÊU BẠT GEN).
- Các yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi đột ngột về tần số alen không theo một chiều
hướng nhất định → Biến động di truyền → Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ
hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
- Sự biến động di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ; quần thể có kích
thước càng nhỏ thì sự biến động di truyền càng có tác động mạnh.
- Một quần thể có kích thước lớn nhưng do yếu tố ngẫu nhiên làm giảm kích thước quần thể
một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của
quần thể ban đầu.
- Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể,
giảm sự đa dạng di truyền.
- Làm thay đổi tần số alen 1 cách đột ngột và vô hướng.
* Biến động di truyền trong 1 quần thể có kích thước nhỏ có thể xảy ra và là kết quả của 2
trường hợp: hiệu ứng thắt cổ chai và hiệu ứng người sáng lập.
- Hiệu ứng thắt cổ chai: xảy ra khi số lượng cá thể của 1 quần thể lớn bị giảm mạnh bởi một
thảm hoạ.
→ Ngẫu nhiên, trong số các cá thể sống sót, một vài alen trở nên phổ biến hơn các alen khác.
Một số alen có thể bị loại bỏ hoàn toàn.
- Quần thể xảy ra hiệu ứng thắt cổ chai có thể mất đi tính đa dạng di truyền trong vốn gen. Sự
suy giảm các biến dị cá thể có thể dẫn tới giảm khả năng thích nghi.
- Hiệu ứng người sáng lập: xảy ra khi một quần thể mới được thành lập từ một ít các cá thể
không đặc trưng cho vốn gen của quần thể gốc.
V. GIAO PHỐI KHÔNG NGẪU NHIÊN
- Giao phối không ngẫu nhiên gồm các kiểu: tự thụ phấn, giao phối cận huyết, giao phối có
chọn lọc.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần
kiểu gen: tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp → làm nghèo vốn gen của quần thể.
B. CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Nhân tố gây biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
1. Đột biến. 2. Giao phối không ngẫu nhiên. 3. Chọn lọc tự nhiên.
4. Ngẫu phối. 5. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhân tố đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Đối với từng gen riêng lẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là bao nhiêu:
A. 10-6. B. 10-4. C. 10-4 đến 10-2. D. 10-6 đến 10-4.
Câu 3: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do:
1. Phổ biến hơn đột biến NST.
2. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
3. Mặc dù đa số là có hại nhưng trong những điều kiện mới hoặc tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.
4. Luôn thay đổi khi môi trường thay đổi , giúp sinh vật thích nghi kịp thời.
Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 4: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản là vì:
A. Quá trình này đã gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
B. Quá trình này đã làm thay đổi kiểu hình của cơ thể.
C. Quá trình này đã làm thay đổi trạng thái sinh lí sinh hoá của cơ thể.
D. Quá trình này đã gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể.
Câu 5: Di nhập gen là gì?
A. Là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể.
B. Là quá trình thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. Là một quá trình đột biến gen.
D. Là sự chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ plasmid làm thể truyền.
Câu 6: Ở thực vật di nhập gen được thực hiện nhờ:
A. Sự phát tán các bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
B. Sự giao phấn giữa các cá thể thuộc cùng một loài.
C. Sự giao phấn giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau.
D. Sự tự thụ phấn nghiêm ngặt.
Câu 7: Nhận xét nào dưới đây là sai:
A. Di nhập gen là nhân tố tiến hoá làm thay đổi vốn gen của quần thể.
B. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số
cá thể vào và ra khỏi quần thể là lớn hay nhỏ.
D. Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 8: Biến động di truyền là gì?
A. Hiện tượng tần số tương đối alen trong một quần thể có thể ngẫu nhiên thay đổi đột ngột do một nguyên
nhân nào đó.
B. Hiện tượng tần số alen bị thay đổi do đột biến.
C. Hiện tượng nhập cư của một số cá thể mới vào quần thể.
D. Hiện tượng số lượng cá thể trong quần thể bị giảm đi do ô nhiễm môi trường.
Câu 9: Tại sao nói các yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá?
A. Vì nó làm thay đổi số lượng cá thể của quần thể. B. Vì nó có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Vì nó làm tăng kích thước của quần thể. D. Vì nó làm cho kích thước của quần thể bị giảm đi.
Câu 10: Hiệu ứng thắt cổ chai của quần thể là gì?
A. Là hiện tượng các yếu tố ngẫu nhiên tác động đến quần thể.
B. Là hiện tượng làm tăng kích thước của quần thể.
C. Là hiện tượng khi có tác động của thiên tai hoặc bất kì một lí do ngẫu nhiên mà làm tần số alen của quần thể
bị thay đổi do kích thước quần thể giảm.
D. Là hiện tượng làm thay đổi tần số alen do di nhập gen.

Câu 11: Những hình thức giao phối nào dưới đây được xem là giao phối không ngẫu nhiên?
1. Tự thụ phấn. 2. Giao phối cận huyết. 3. Giao phối có chọn lựa. 4. Ngẫu phối.
Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 12: Vì sao giao phối không ngẫu nhiên cũng được xem là một nhân tố tiến hoá?
A.Vì nó làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. Vì nó làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
C. Vì nó làm thay đổi kiểu hình của quần thể. D. Vì nó làm giảm sức sống của các cá thể trong quần thể.
Câu 13: Vì sao sự biến động di truyền là quan trọng đối với quần thể?
A. Vì nhờ đó mà các con đực và con cái của loài trinh sản có thể phân biệt với nhau.
B. Vì nhờ các biến dị di truyền mà sự tiến hoá được định hướng.
C. Bởi vì chúng cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc.
D. Vì nhờ đó chúng ta mới phân loại được các sinh vật.
Câu 14: Nhận xét nào dưới đây về giao phối ngẫu nhiên là không đúng?
A. Ngẫu phối làm cho đột biến phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
B. Hai quá trình đột biến và ngẫu phối đã tạo cho quần thể trở thành một kho biến dị vô cùng phong phú.
C. Ngẫu phối làm trung hoà tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
D. Ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể sẽ làm tăng tỷ lệ đồng hợp và giảm tỉ lệ dị hợp.
Câu 15: Nếu chọn lọc chống lại alen trội thì:
A. Chọn lọc nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
B. Sẽ không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Tốc độ thay đổi tần số alen của quần thể không thay đổi.
D. Làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với gen lặn.
Câu 16: Chọn lọc chống alen lặn thì:
1. Làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống alen trội.
2. Bị đào thải nhanh khi ở trạng thái dị hợp.
3. Gen lặn sẽ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp.
4. Chọn lọc không bao giờ loại hết gen lặn ra khỏi quần thể.
5. Alen lặn luôn tồn tại với một tần số thấp ở trong các cơ thể có kiểu gen dị hợp.
Có bao nhiêu câu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:
A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
B. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến
hoá.
C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
D. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 18: Cấp độ tác dụng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là:
A. Cá thể và dưới cá thể. B. Cá thể và quần thể. C. Dưới cá thể và quần xã. D. Dưới cá thể và quần thể.
Câu 19: Mặt tác dụng chủ yếu của CLTN theo quan niệm hiện đại là gì?
A. Tạo ra sự biến đổi kiểu hình của các cá thể.
B. Tạo ra sự khác nhau trong các phản xạ tập tính của động vật.
C. Tạo ra sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau.
D. Tạo ra số cá thể ngày càng đông.
Câu 20: CLTN tác động trực tiếp lên:
A.Toàn bộ hệ gen. B. Kiểu hình. C. Thành phần kiểu gen. D. Alen.
Câu 21: Chọn lọc kiên định là gì?
A. Là dạng chọn lọc giữ lại những cá thể có chỉ số trung bình.
B. Là dạng chọn lọc gữ lại những cá thể ở cực tiểu.
C. Là dạng chọn lọc giữ lại những cá thể có sức sống tốt nhất.
D. Là dạng chọn lọc giữ lại một loại tính trạng duy nhất cho dù tính trạng đó tốt hay xấu.
Câu 22: Những ví dụ nào dưới đây thể hiện hình thức chọn lọc kiên định?
1. Nhiều loài thực vật ra hoa vào một mùa nào đó.
2. Ở người, khối lượng cơ thể lúc mới sinh tối ưu nhất 3,6kg.
3. Ở những vùng chịu ảnh hưởng của bão, thường tồn tại những con chim có sãi cánh trung bình.
4. Cá hồi chỉ có kích thước lớn hoặc kích thước bé thường không có kích thước trung bình.
5. Ở thực vật, cây quá cao dễ bị gãy do gió, cây qua thấp thiếu ánh sáng, nên đa số cây có kích thước trung
bình.
Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 5. D. 2, 3, 4, 5.
Câu 23: Giá trị thích nghi của các kiểu gen trong một quần thể như sau: AA=0; Aa=1; aa=0. Quần thể đang
chịu tác động của hình thức chọn lọc nào?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc nhân tạo. C. Chọn lọc kiên định. D. Chọn lọc vận động.
Câu 24: Nhân tố nào dưới đây làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi theo hướng xác
định?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Dao động số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 25: Chọn lọc định hướng là gì?
A. Dưới tác động của nhân tố chọn lọc định hướng tần số kiểu gen sẽ biến đổi theo hướng thích nghi.
B. Là quá trình chọn lọc không theo một hướng xác định.
C. Hướng chọn lọc luôn luôn bị biến đổi.
D. Là hình thức chọn lọc nhân tạo theo các nhu cầu thị hiếu khác nhau.
Câu 26: Kiểu chọn lọc kiên định diễn ra khi nào?
A. Diễn ra khi chọn lọc tự nhiên chỉ chọn một kiểu hình nhất định.
B. Diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ, do đó hướng chọn lọc trong quần thể ổn định,
kết quả là chọn lọc tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được.
C. Diễn ra khi điều kiện sống luôn thay đổi qua nhiều thế hệ, vì vậy hướng chọn luôn kiên định một kiểu gen .
D. Diễn ra khi điều kiện sống của con người không thay đổi nên con người kiên định một kiểu chọn lọc.
Câu 27: Chọn lọc vận động là gì?
A. Dưới tác động của nhân tố chọn lọc định hướng thì tần số kiểu gen sẽ biến đổi theo hướng thích nghi, vì thế
kiểu gen thích nghi hơn sẽ chiến ưu thế.
B. Là quá trình chọn lọc nhân tạo theo các hướng khác nhau.
C. Là quá trình chọn lọc theo các hướng khác nhau.
D. Là quá trình chọn lọc đã loại bỏ các cá thể đồng hợp, giữ lại các cá thể dị hợp nên có ưu thế lai cao vì vậy có
sức sống tốt hơn.
Câu 28: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu
được kết quả sau:
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
1 0.49 0,42 0,09
2 0,36 0,48 0,16
3 0,25 0,5 0,25
4 0,16 0,48 0,36
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 29: Quá trình nào dưới đây làm hạn chế quá trình hình thành loài mới?
A. Cách li địa lí. B. Di - Nhập gen. C. Các biến dị di truyền trong quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 30: Nhân tố tiến hoá nào tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá?
1. Quá trình đột biến. 2. Quá trình giao phối. 3. Chọn lọc tự nhiên. 4. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Tổ hợp đúng là: A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4.
Câu 31: Nhân tố tiến hoá nào là nhân tố định hướng sự tiến hoá.
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 32: Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen?
1. Biến động di truyền. 2. Di nhập gen. 3. Giao phối không ngẫu nhiên. 4. Giao phối ngẫu nhiên.
Tổ hợp đúng là: A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4.
Câu 33: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu
được kết quả sau:
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
1 0.49 0,42 0,09
2 0,49 0,42 0,09
3 0,4 0,2 0,4
4 0,25 0,5 0,25
5 0,25 0,5 0,25
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 34: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu
được kết quả sau:
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
1 0.25 0,5 0,25
2 0,28 0,44 0,28
3 0,31 0,38 0,31
4 0,34 0,32 0,34
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 35: Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên?
1. Làm đa dạng vốn gen quần thể.
2. là nhân tố tiến hóa định hướng.
3. Làm tăng kiểu gen đồng hợp, là giảm kiểu gen dị hợp.
4. Làm thay đổi tần số alen nhanh hơn đột biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36: Cho các nhận xét sau:
1. Đột biến là nhân tố duy nhất tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
2. Di - Nhập gen làm đa dạng vốn gen của quần thể.
3. Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình: tiến hóa lơn và tiến hóa nhỏ.
4. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.
5. Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng.
6. Đột biến làm nghòe vốn gen của quần thể.
7. Nếu tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì quần thể vẫn tiến hóa.
Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Cho các nhân tố tiến hóa sau: 1. Đột biến. 2. Di - Nhập gen. 3. Giao phối không ngẫu nhiên.
Cho các đặc điểm sau:
a. Thay đổi tần số alen của quần thể.
b. Làm nghèo vốn gen của quần thể.
c. Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
d. Là nhân tố tiến hóa có hướng.
e. Không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
f. Là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen chậm nhất.
Đâu là đáp án nối chính xác giữa các nhân tố tiến hóa với các đặc điểm nhân tố đó?
A. 1.a, c, f; 2.a, b; 3.b. B. 1.a, d, f; 2.a, b; 3.e.
C. 1.a, b, c; 2.a, d; 3.b. D. 1.a, c, f; 2. b, f; 3.d.

You might also like