Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Lớp 11 – Lăng kính

GV Đặng Hải Ninh - 0977564786


LĂNG KÍNH
I. Trắc nghiệm lý thuyết
Câu 1. Một tia sáng mặt trời truyền qua lăng kính sẽ ló ra như thế nào?
A. Bị tách thành nhiều tia sáng có màu khác nhau
B. Vẫn là một tia sáng trắng
C. Bị tách thành nhiều tia sáng trắng
D. Là một tia sáng trắng có viền màu
Câu 2. Chiếu một chùm tia hẹp, đơn sắc tới lăng kính, khi có tia ló ra khỏi mặt bên thì:
A. Tia ló lệch về phía đỉnh lăng kính so với tia tới
B. Tia ló lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới
C. Tia ló không bị lệch so với tia tới
D. Tia ló khi thì lệch về phía đỉnh, khi lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới.
Câu 3. Khi góc tới của tia sáng chiếu tới lăng kính tăng lên thì góc lệch thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên B. Giảm đi
C. Không đổi D. Giảm đi rồi tăng lên
Câu 4. Chọn phát biểu đúng.
A. Góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là D = i + i' – A (trong đó i = góc tới; i' = góc ló; D =
góc lệch của tia ló so với tia tới; A = góc chiết quang)
B. Khi góc tới i tăng dần thì góc lệch D giảm dần, qua góc lệch cực tiểu rồi tăng dần
C. Khi lăng kính ở vị trí có góc lệch cực tiểu thì tia tới và tia ló đối xứng với nhau qua mặt phẳng phân
giác của góc chiết quang A
D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Một lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n, được đặt trong nước có chiết suất n'. Chiếu 1 tia
sáng tới lăng kính với góc tới nhỏ. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
n n n' n'
A. D  A(  1) B. D  A(  1) C. D  A(  1) D. D  A(  1)
n' n' n n
Câu 6. Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác:
A. Cân B. Vuông cân C. Đều D. Vuông
II. Bài tập tự luận
Câu 1. Lăng kính có góc chiết quang A = 30o. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một tia sáng đơn sắc với góc
tới i = 40o. Cho chiết suất của chất làm lăng kính đối với tia sáng là n = 1,6. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng
kính.
Câu 2. Chiếu một tia sáng vào mặt bên của một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC, có góc chiết
quang A = 6o theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang tại một điểm tới rất gần A.
Biết chiết suất của lăng kính đối với tia sáng là n = 1,5. Tính góc lệch của tia ló so với tia tới .
Câu 3. Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu tia sáng SI đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Biết
góc lệch của tia ló và tia tới là D = 15o. Cho chiết suất của lăng kính là n = 4/3. Tính góc chiết quang A.
Câu 4. Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC. Một tia sáng đến mặt AB trong tiết diện ABC
với góc tới 30o thì cho tia ló sát mặt AC của lăng kính. Tính chiết suất của chất làm lăng kính.
Câu 5. Một lăng kính có góc chiết quang A = 30o, chiết suất n = 1,5. Chiếu một tia sáng tới mặt lăng kính dưới
góc tới i. Tìm điều kiện của i để có tia sáng ló ra khỏi lăng kính.
Câu 6. Lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A, chiết suất n  2 . Chiếu một tia sáng SI đến lăng kính tại I
với góc tới i. Tìm điều kiện của i để không có tia ló ra khỏi lăng kính.
Lớp 11 – Lăng kính
GV Đặng Hải Ninh - 0977564786
II. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Chiếu tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 60o. Nếu tia ló qua mặt bên thứ
hai có góc ló là 50o và góc lệch so với tia tới là 20o thì góc tới là bao nhiêu?
A. 30o B. 20o C. 50o D. 60o
Câu 2. Cho một tia sáng chiếu vuông góc đến mặt AB của một lăng kính ABC, vuông góc tại A và góc B =
30o. Biết lăng kính làm bằng thủy tinh có chiết suất n = 1,3. Tính góc lệch của tia ló so với tia tới.
A. 40,5o B. 20,2o C. 19,5o D. 10,5o
Câu 3. Chiếu một tia sáng vào mặt bên của một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC, có góc chiết
quang A = 8o theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang tại một điểm tới rất gần A.
Biết chiết suất của lăng kính đối với tia sáng là n = 1,5. Tính góc lệch của tia ló so với tia tới .
A. 2o B. 4o C. 8o D. 12o
Câu 4. Lăng kính có góc chiết quang A =60o, chiết suất n  2 đặt trong không khí. Tia sáng tới mặt thứ nhất
với góc tới i. Có tia ló ở mặt thứ hai khi:
A. i ≥ 15o B. i  15o C. i  21,47o D. i ≥ 21,47o
Câu 5. Lăng kính có góc chiết quang A = 30o, chiết suất n = 2, đặt trong không khí. Tia ló truyền vuông góc
với mặt thứ hai của lăng kính, khi góc tới i có giá trị:
A. i = 30o B. i = 60o C. i = 45o D. i = 15o
Câu 6. Một lăng kính đặt trong không khí, có góc chiết quang A = 30o. Một tia sáng tới vuông góc với mặt bên
AB và cho tia ló sát mặt bên AC của lăng kính. Chiết suất n của lăng kính là:
A. n  3 B. 1,2 C. 1,5 D. 2
Câu 7. Tiết diện thẳng của lăng kính là tam giác đều. Một tia sáng đơn sắc chiếu tới mặt bên lăng kính và cho
tia ló đi ra từ một mặt bên khác. Nếu góc tới và góc ló cùng là 45o thì góc lệch giữa tia sáng tới và tia sáng ló
là:
A. 10o B. 20o C. 30o D. 40o
Câu 8. Chiếu tia sáng vuông góc với mặt bên của lăng kính thuỷ tinh, chiết suất n = 1,5; góc chiết quang A thì
góc lệch D = 30o. Giá trị của góc chiết quang A bằng:
A. 41o10’ B. 66o25’ C. 38o15’ D. 24o36’
Câu 9. Chiếu tia sáng thẳng góc với phân giác của lăng kính tam giác đều chiết suất n  2 . Góc lệch D có giá
trị:
A. 30o B. 45o C. 60o D. 33,6o
Câu 10. Chiếu tia sáng tới mặt bên của lăng kính tam giác vuông dưới góc tới 45o. Để không có tia ló ra mặt
bên kia thì chiết suất nhỏ nhất của lăng kính là:
2 1 3 2
A. B. C. D. 2 1
2 2 2

You might also like