Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HÀNH TRÌNH YÊU NHỮNG NỖI SỢ

Trong suốt cuộc đời mỗi con người, từ khi sinh ra tới khi lớn lên, trưởng thành và
già đi, bên cạnh niềm vui, sự tự tin luôn luôn có cả nỗi sợ hãi, lo lắng. Mỗi giai
đoạn tuổi lại có những nỗi lo riêng, nỗi sợ riêng mà chẳng thể đoán biết trước
được, chẳng thể né tránh được. Lúc bé thơ chúng ta sợ ba mẹ mắng, lúc đi học sợ
thầy cô phạt, sợ điểm kém, trưởng thành đi làm sợ bị đuổi việc, sợ không tìm được
công việc ổn định, lúc lập gia đình sợ bị phản bội, sợ con cái không giỏi giang...
😥😥 Chúng ta tự hỏi tại sao những nỗi sợ này cứ ám lấy mình, không chịu buông
tha cho mình, chúng ta càng ghét những nỗi sợ ấy lại càng lớn hơn cho tới một
ngày chúng ta nhận ra rằng Tại sao chúng ta không học cách chấp nhận và yêu
thương nó thay vì trốn tránh và ghét bỏ? (❁´◡`❁)
💗 Hành trình yêu thương nỗi sợ gồm 2 giai đoạn chính:
❓❓ Giai đoạn 1: Tìm hiểu nỗi sợ
Nỗi sợ ấy là gì, có nguồn gốc từ đâu, có đặc điểm, tính chất ra sao?
✔ Gọi tên nỗi sợ. Bắt đầu hành trình yêu nỗi sợ, điều đầu tiên bạn cần làm đó là
xác định nó là gì? Có những lúc bạn cảm thấy sợ, nhưng bạn thậm chí không biết
tại sao mình lại sợ? Nếu bạn giữ nỗi sợ hãi bên trong tức là bạn cho phép cảm giác
của bạn kiểm soát tâm trí của bạn. Chừng nào nỗi sợ hãi của bạn còn mông lung
mờ ảo tựa làn sương mù, không xác định được thì nó luôn quẩn quanh trong đầu
bạn và phát triển mạnh mẽ hơn theo thời gian. Chính vì thế, bạn gọi tên nỗi sợ ấy
càng rõ rang, chi tiết bao nhiêu thì hành trình của chúng ta càng dễ dàng và ngắn
gọn bấy nhiêu. Hãy để nỗi sợ hãi của bạn nỗi lên trên bề mặt của tảng băng và hiện
rõ trong làn sương mù của tâm trí. Đừng gọi tên nó chung chung như sợ làm ba mẹ
buồn, sợ mình thất bại mà cố gắng gọi tên nó chi tiết hơn như sợ điểm kém môn
Toán, môn Văn… hoặc đặt nó vào một tình huống cụ thể như sợ bị gọi lên bảng…
👁‍🗨 Quan sát nỗi sợ. Nỗi sợ, nỗi lo với chúng ta là điều gì đó tiêu cực, ai cũng
ghét bỏ và muốn tránh xa. Bước tiếp theo này giúp bạn nhân ra nguyên nhân gốc rễ
của vấn đề, quá trình hình thành và phát triển nỗi sợ, nỗi lo, cách bạn ứng xử với
nỗi sợ, nỗi lo, cách bạn ứng xử với nỗi lo ấy và sau khi đi qua, nỗi sợ ấy để lại điều
gì? Không ai hiểu bạn bằng chính bạn, nhưng chính bạn là người hay tự đánh
lừa mình, luôn để cho cảm xúc của mình chi phối, hạn chế khả năng quan sát và
tầm nhìn.
😰 Sợ hãi là một cảm xúc. Như vậy, nó không phải là một vật chất. Do đó, nỗi sợ
không có thật. Thay vào đó, nó chỉ là một ảo ảnh được tạo ra bởi tâm trí của bạn.
Bạn tưởng tượng ra những kịch bản về nỗi sợ. Theo đó, nhận thức của bạn tiếp tục
nuôi dưỡng nỗi sợ hãi ấy bằng những kịch bản khác cho đến khi nó trở nên toàn
diện. Nó dần kiểm soát và chiếm hữu tâm trí bạn, sức lực bạn, cơ thể bạn. Vấn đề
thực sự không phải nỗi sợ mà là cách chúng ta giữ nó trong tâm trí. Hãy đặt ra
câu hỏi về sức tàn phá của nỗi sợ hãi ấy đối với bạn. Chẳng hạn như nỗi sợ ấy có
khiến bạn phải nằm trên giường thay vì thức dậy và đến lớp học mà bạn sợ? Bạn
có tránh đến thăm gia đình ở một thành phố khác vì bạn không muốn đi ô tô, bạn bị
say xe? 😣
🤗💓 Giai đoạn 2: Yêu nỗi sợ
Đây là giai đoạn chúng ta tăng tốc, xoa dịu và giải phóng những nỗi sợ ấy.
🙆‍♀️🙆‍♀️Xoa dịu nỗi sợ. Hãy cùng nhìn ngược lại vấn đề, ví dụ “ Nỗi sợ đó đã
giúp mình điều gì?” hoặc bạn có thể tưởng tượng ra kết quả mà bạn mong muốn.
Hay nói đúng hơn là bạn hãy tưởng tượng ra một kịch bản mới không có nỗi sợ. Ví
dụ:
💁‍♀️Nếu nỗi sợ của bạn là bị điểm thấp, hãy tưởng tượng mình đang chinh phục
bài toán khó.
💁‍♂️Nếu nỗi sợ của bạn là nhện , hãy tưởng tượng bạn nhìn thấy một con nhện và
cảm thấy bình thường.
Ai cũng có nỗi lo, nhưng không phải ai cũng có cách ứng xử tích cực với những
nỗi lo ấy. Nghĩ nó là bế tắc thì bạn đi vào ngõ cụt, nghĩ nó là cơ hội thì bạn sẽ tìm
được đường ra, thậm chí là đường mới.
🎈🎈 Giải phóng nỗi sợ. Nỗi sợ được xoa dịu nhưng chúng vẫn tồn tại, chúng có
thể tồn tại và đáng sợ hơn rất nhiều. Chính vì thế, xoa dịu thôi chưa đủ, chúng ta
cần giải phóng nỗi sợ ấy, hay nói đúng hơn là giải phóng tâm trí ra khỏi nỗi sợ này.
Vậy làm thế nào để giải phóng nỗi sợ?
🔎 Tìm ra niềm tin sai lệch – một phần nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ. Nhiều nỗi sợ
hãi dẫn đến niềm tin sai lầm hoặc suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn nhìn thấy một con
rắn, bạn có thể ngay lập tức có niềm tin rằng con rắn sẽ làm hại bạn và bạn sẽ chết.
Hay bạn nhìn thấy người yêu mình đi với một người khác giới mà bạn không biết,
bạn có thể ngay lập tức cho rằng người yêu bạn đang phản bội bạn. Bạn cần phải
tìm ra, xác định những kiểu suy nghĩ này và bắt đầu cấu trúc lại những suy nghĩ
của bạn để ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện. Ví dụ bạn sợ chó, thay vì
nghĩ rằng con chó sẽ lao tới và cắn bạn thì hãy nghĩ rằng: Có một số con chó hung
dữ nhưng đa số chúng đều hiền lành. Chúng sẽ không cắn tôi.
✔ Dần tiếp xúc với nỗi sợ. Sau khi bạn đã đối mặt với niềm tin sai lầm của mình,
hãy bắt đầu phơi bày bản than trước nỗi sợ hãi. Thông thường chúng ta sợ một cái
gì đó bởi vì chúng ta chưa được tiếp xúc nhiều với nó – “Sợ điều chưa biết”. Nếu
bạn sợ chó hãy:
*️Bắt đầu bằng cách nhìn vào hình vẽ nguệch ngoạc của một con chó được tô bằng
màu sắc ngớ ngẩn. Nhìn vào nó cho đến khi không còn thấy sợ hãi.
* Sau đó, nhìn vào một bức ảnh, một video quay một con chó 🐕. Xem đi xem lại
đến khi không còn phản ứng sợ hãi.
* Đến nhà của một người bạn có nuôi chó và xem anh ta tương tác với con chó cho
đến khi không phản ứng sợ hãi nào được gợi ra
* Đề nghị người bạn ấy cho bạn chạm hoặc nuôi nó trong sự kiểm soát, coi chừng
của người bạn ấy cho đến khi bạn thấy ổn.
👉 Cuối cùng, hãy ở gần và dành nhiều thời gian tiếp xúc với một chú chó 🐕 ( có
thể bắt đầu với chú chó con)
🦾🦾 Đối diện với nỗi sợ bằng những kĩ thuật thư giãn
🧘‍♀️Hãy thử các bài tập thở sâu. Tập trung vào hơi thở của bạn và bắt đầu đếm
từng hơi thở: 4 giây hít vào, sau đo 4 giây thở ra. Khi đã quen dần, hãy kéo dài hơi
thở của bạn đến 6 giây.
💪 Nếu bạn nhận thấy cơ bắp căng cứng, hãy tỉnh táo để chúng được thư giãn. Một
cách để làm điều này là siết chặt tất cả các cơ trong cơ thể bạn trong 3 giây, sau đó
thả lỏng chúng. Làm điều này hai đến ba lần để làm tan căng thẳng trên khắp cơ
thể bạn.
Chúng ta không chỉ chấp nhận nỗi sợ, nhìn nhận chúng như một phần tất yếu của
cuộc sống mà còn chắt lọc những gì tinh túy nhất của chúng để tạo nên tấm áo giáp
che chở cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Sợ hãi có thể được sử dụng như công cụ giúp
chúng ta xác định vấn đề và giải quyết chúng một cách hiệu quả. Đó là một hướng
dẫn, một lá cờ đỏ cảnh báo chúng ta khi có điều gì đó cần chú ý. Một khi sự khó
chịu của làn song sợ hãi bắt đầu qua đi, hãy kiểm tra kĩ hơn để xem bạn có thể học
được gì…
“Đừng cố gắng biến mình trở thành người không có nỗi sợ. Hãy cố gắng biến nỗi
sợ ấy thành cơ hội, thành điều đáng tự hào”.

Nguồn: THẤU HIỂU ĐỂ TRƯỞNG THÀNH – A CRAZY TEAM


Chỉnh sửa: Minh Tâm
Ảnh: Freepik

📌 Bài được viết/dịch bởi Blog Tâm Lý Học và thuộc quyền sở hữu của Blog Tâm
Lý Học. Mong các bạn không tự ý repost. Mọi thông tin xin lòng liên hệ qua
inbox.

You might also like