Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI LÀM DỰ ÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 7 THÁNG 4 NĂM 2022

GIỮA KÌ

N THỊ LỆ

VĂN -

1
01
1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................2


DỰ ÁN 1: PHẢN HỒI VỀ BẢN THÂN...................................................................2
I/ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN...............................................................................2
Lý do chọn dự án..........................................................................................2
Quá trình thực hiện dự án.............................................................................2
II/ KẾT QUẢ DỰ ÁN.........................................................................................3
Bảng báo cáo kết quả phản hồi về bản thân.................................................3
2. Cảm nhận của bản thân về kết quả dự án................................................3
IV. PHÂN TÍCH VÀ RÚT RA BÀI HỌC SAU DỰ ÁN........................................4
DỰ ÁN 4: ĐỊNH KIẾN VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ....................................................5
I/ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN...............................................................................5
Lý do chọn đề tài..........................................................................................5
Quá trình thực hiện dự án.............................................................................6
II/ KẾT QUẢ DỰ ÁN.........................................................................................7
III/ PHÂN TÍCH VÀ RÚT RA BÀI HỌC.............................................................8
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................11

1
2

LỜI NÓI ĐẦU


Tâm lý học xã hội là một ngành của Tâm lý học, nghiên cứu và quan tâm đến các
hiện tượng xã hội ảnh hưởng lên con người và cách thức con người tương tác với nhau.
Chính vì gắn liền xã hội và con người, tâm lý học xã hội luôn mang tính thời sự và cấp
thiết. Xã hội càng phát triển, đời sống tâm lý con người ngày càng được quan tâm thì
vai trò của tâm lý học xã hội lại ngày càng nâng cao.
Lần này, được tham gia lớp học Tâm lý học xã hội của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lệ Giang
em đã học được rất nhiều những kiến thức, học thuyết về Tâm lý học xã hội. Những
kiến thức này không chỉ là những kiến thức cần thiết cho ngành nghề của em sau này
mà đó là những hành trang cho em thêm vững trang khi bước vào đời dẫu cho lựa chọn
gắn bó với nghề Tâm lý hay là một ngã rẽ khác.
Ở bài giữa kì lần này, em đã thực hiện 2 dự án trong 8 dự án được cô gợi ý sẵn. Dự án
đầu tiên là phản hồi về bản thân và dự án thứ hai là định kiến và phân biệt đối xử.
Thông qua hai dự án, em đã trải nghiệm những cảm xúc khó tả mà có lẽ hiếm khi nào
em có thể trải qua, hiểu hơn về bản thân và có cơ hội quan sát và thật sự nghiêm túc để
phân tích trải nghiệm của mình. Nhờ đó mà thu lại được những bài học cho bản thân và
củng cố kiến thức về môn Tâm lý học xã hội.
DỰ ÁN 1: PHẢN HỒI VỀ BẢN THÂN
I/ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Lý do chọn dự án.
Có bao giờ chúng ta thắc mắc rằng “Liệu những người xung quanh nghĩ gì về
mình?”, hình ảnh chúng ta trong mắt người khác sẽ như thế nào? Cái Tôi –
bản thân chúng ta là một tập hợp những niềm tin mà chúng ta có về bản thân
mình. Càng lớn chúng ta càng tham gia vào nhiều cộng đồng mà ở đó chúng ta
cùng cái Tôi của mình cũng bị ảnh hưởng. Ban đầu là quá trình xã hội hoá
trong gia đình và sau đó là ảnh hưởng xã hội khi tham gia các nhóm, tổ chức.
Cái Tôi dần phát triển và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và dưới sự quan sát của
nhiều người xung quanh chứ không chỉ riêng chúng ta. Vậy liệu rằng những
suy nghĩ của người khác về mình có giống với những gì chúng ta nghĩ rằng
mình hiểu về bản thân? Những phản ứng của bản thân khi biết những phản hồi
ấy là gì? Có thay đổi gì trong cách đối xử của mình với họ sau khi nhận được
phản hồi hay không? Xuất phát từ những tò mò ấy, em quyết định bắt đầu dự
án đầu tiên “Phản hồi về bản thân”.
Quá trình thực hiện dự án.
Mục tiêu: Thu thập ít nhất 10 phản hồi về bản thân.
Hình thức thu nhận phản hồi: Thông qua Google form gửi vào các hội nhóm.

2
3

Thời gian thu nhận phản hồi: 2 tuần.


II/ KẾT QUẢ DỰ ÁN.
Bảng báo cáo kết quả phản hồi về bản thân.
Kết quả dự án thu về được 15 phản hồi về bản thân. Bảng báo cáo được trình
bày thông qua padlet. Ở dưới bình luận sẽ là ảnh hưởng của phản hồi đến hành
vi và cảm xúc của bản thân em.
Đường link padlet: https://padlet.com/2056160072/29ksavo41bqm1ike

2. Cảm nhận của bản thân về kết quả dự án.

Nhìn chung những phản hồi đều là phản hồi tích cực. Trước khi nhận phản hồi
em đã chuẩn bị tinh thần cho những phản hồi tiêu cực, khiến bản thân khó chịu
và có lẽ vì vậy em cảm thấy bất ngờ vì đa số nhận được các phản hồi tích cực.
Theo quan điểm của bản thân thì có thể do mọi người sợ mất lòng hay cách
thiết kết form điền và câu hỏi chưa rõ ràng. Dù vậy những phản hồi vẫn khiến
em cảm thấy kha vui và cảm động vì tình cảm mà mọi người dành cho mình.
Thông qua dự án, sau khi nhận được phản hồi bản thân em đã có những thay
đổi trong hành vi, cư xử và cách nhìn nhận về một vài mối quan hệ. Đặc biệt ở
những mối quan hệ lâu năm, dường như em đặt nhiều kì vọng hơn và mong
muốn nhận được một lời phản hồi sâu sắc hơn thay vì là một lời nhận xét hời
hợt, em đã có thay đổi về hành vi như xem xét lại mối quan hệ ấy, nói chuyện
ít đi và có chút thất vọng về bạn. Cũng có một vài mối quan hệ mà sau khi
nhận được phản hồi, em cảm thấy có lỗi rất nhiều vì đã khiến họ bận tâm, lo
lắng về mình, sau khi nhận được phản hồi em muốn dành nhiều thời gian cho
họ hơn lúc trước.

3
4

Hầu hết các nguồn phản hồi cùng thời gian quen biết thì có những phản hồi có
ý tương tự nhau. Đặc biệt là những nguồn phản hồi có thời gian quen biết dưới
6 tháng.
Thông qua dự án em cởi mở để đón nhận các ý kiến, nhận xét về bản thân hơn.
Em tự tin hơn trong nhiều mối quan hệ vì dường như nhìn nhận của mọi người
về em tốt hơn những gì em nghĩ về bản thân mình, sự quan tâm của mọi người
dành cho mình cũng lớn hơn em mong đợi. Điều đó khiến em hoài nghi liệu có
phải chúng ta là người khắt khe nhất với bản thân? Có những phản hồi rât tâm
huyết mà nhờ đó em cải thiện, rút kinh nghiệm để phát triển bản thân hơn,
chăm sóc bản thân tốt hơn.
Em nghĩ người khác sẽ không bất ngờ và hơi khó chịu khi em cho họ phản hồi
vì em là người thường xuyên đưa ra những phản hồi cho những người xung
quanh mình và đôi khi hơi thẳng thắn. Chẳng hạn như gần đây trong một cuộc
họp của nhóm, bạn A hỏi phản hồi của em về cách làm việc của bạn ấy trong
nhóm. Em đã đưa ra phản hồi là bạn tham gia đầy đủ trong các hoạt động của
nhóm nhưng còn bị động và có xu hướng né tránh một vài công việc. Hay một
lần khác khi em đưa ra phản hồi về kiểu tóc mới của chị cùng phòng rằng nó
hợp với gương mặt chị ấy hơn kiểu tóc trước. Vì em thường xuyên phản hồi
nên không thấy sự bất ngờ từ chị nhưng sau lời phản hồi ấy chị vui và hài lòng
với kiểu tóc ấy hơn.
IV. PHÂN TÍCH VÀ RÚT RA BÀI HỌC SAU DỰ ÁN.
Thông qua dự án “Phản hồi về bản thân” em đã cho mình một hình ảnh về cái Tôi
của bản thân rõ ràng hơn. Hành trình phát triển cái Tôi không chỉ đến từ những
đánh giá chủ quan của bản thân mà còn nhờ vào những đánh giá bên ngoài.
Theo quan điểm của William James – nhà tâm lý học người Mỹ thì cái Tôi là một
thể phức hợp các yếu tố: cá nhân đó là người như thế nào, cá nhân đó muốn gì và
người khác muốn gì từ anh ta. Dựa theo quan điểm này người ta có thể chia cái
Tôi thành hai thành phần chính là cái Tôi chủ quan và cái Tôi được phản ánh.
Cái Tôi chủ quan là những gì chúng ta cảm nhận về chúng ta và chúng được hình
thành từ rất sớm và ít bị ảnh hưởng bởi xã hội. Đứng trước những đánh giá không
đúng về bản thân, chúng ta vẫn tin vào giá trị của mình cảm nhận được. Cái Tôi
chủ quan chính là hạt nhân của nhân cách tuy nhiên đôi khi nếu không hiểu đúng
về mình, thiếu sự khách quan thì cái Tôi chủ quan này lại mang màu sắc của sự
ảo tưởng và kiêu ngạo, tự ái. Ví dụ như vì hôm đó sức khoẻ em không ổn nên
trong buổi giao lưu câu lạc bộ không nói được nhiều nhưng lại nhận được đánh
giá là thụ động, không hoà đồng với mọi người. Dù nhận được đánh giá không
đúng về mình nhưng em hiểu mình là người dễ gần và hoà đồng chỉ vì sức khoẻ

4
5

nên mọi người đã không nhìn thấy được khía cạnh đó của em. Em không đồng
hoá hay vội tin lời đánh giá đó là sự thật về mình.
Cái Tôi được phản ánh được định nghĩa là những quan điểm của cá nhân về bản
thân dựa trên những suy nghĩ và đánh giá của người khác. Cái Tôi được phản ánh
có thể giúp cá nhân xử sự đúng chừng mực hơn, đáp ứng đúng các chuẩn mực
hay kì vọng xã hội. Ví dụ thông qua dự án em đã rút ra bài học từ những suy nghĩ
và đánh giá của người khác để từ đó cải thiện bản thân. Chính vì điều này lại càng
nhấn mạnh vai trò của đánh giá về bản thân mình từ những người khác. Nếu đó là
lời động viên hay góp ý mang tính xây dựng thì nó sẽ giúp cá nhân ngày càng
hoàn thiện bản thân ngược lại nếu nó mang xu hướng chỉ trích hay tấn công thì nó
sẽ khiến cá nhân nhận thức sai về mình, nếu xảy ra nhiều lần có thể ảnh huơbgr
đến cái Tôi chủ quan mà ta xây dựng bấy lâu nay.
Còn một khái niệm khác là “Cái Tôi lăng kính” của Cooley chỉ ra rằng con người
có xu hướng soi vào người khác để nhận biết bản thân mình đồng thời lựa chọn
hành xử tốt hay xấu dựa theo những đánh giá của xã hội dựa theo sự chờ đợi của
xã hội. Đặc biệt ở đây đánh giá ấy đến từ những người mà cá nhân ấy tôn trọng
hay có giá trị với mình. Ví dụ một bạn học sinh cùng nhận lời nhận xét về chữ
xấu nhưng nếu người đưa ra là nhận xét là bạn học thì mức độ ảnh hưởng sẽ ít
hơn người nhận xét là cô giáo.

Trên thực tế, chúng ta vẫn đã đang và chịu ảnh hưởng từ những phản hồi cuae
những người xung quanh, nó có thể đúng, có thể sai, có thể tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến chúng ta. Xuất phát từ nhu cầu cảm thấy tốt hơn về chính mình
và nhu cầu chính xác chúng ta thường mong muốn biết được nhiều những phản
hồi từ người khác về bản thân để có thể hình dung hình ảnh cái Tôi chính xác và
cái thiện bản thân nhằm có được cảm giác thành công, thuyết phục và thu hút
được mọi người. Tuy nhiên chúng ta cũng cần tỉnh táo trước những lời nhận xét
từ bên ngoài và đặc biệt là lắng nghe những phản hồi từ chính bản thân mình.
Không nên vì một lời đánh giá của người khác thông qua một tình huống mà đánh
mất đi cái Tôi chúng ta đã quan sát và xây dựng trong suốt hành trình của mình.
DỰ ÁN 4: ĐỊNH KIẾN VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ.
I/ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Lý do chọn đề tài
Theo lời của C.Mác con người ta là “ tổng hoà của các mối quan hệ xã hội.”
Trong quá trình phát triển bản thân chúng ta không thể nào không tránh khỏi
những ảnh hưởng, tác động từ xã hội, các nhóm, cộng đồng mà mình tham gia.
Văn hoá, tập tục, chuẩn mực xã hôi, khuôn mẫu xã hội là những yếu tố chính

5
6

tạo nên những định kiến kiến cho bản thân chúng ta trong quá trình chúng ta
phát triển. Có rất nhiều định nghĩa về định kiến, theo Từ điển Tâm lý học thì
định kiến là quan niệm đơn giản, máy móc và thường không đúng sự thật thể
hiện trong lĩnh vực nhận thức hẳng ngày về nghiệm thể nào đó (một nhóm,
một người thuộc cộng đồng xã hội…).
Quá trình thực hiện dự án.
1. Trả lời các câu hỏi
Bạn nghĩ rằng bạn có một số định kiến?
Em nghĩ rằng mình có một số định kiến và đó là điều không thể tránh khỏi.
Những định kiến đó có thể là đàn ông có khẩu vị nêm nếm tốt hơn phụ nữ,
lời khuyên từ người trẻ tuổi thì ít có giá trị hơn những người lớn tuổi, phụ
nữ thì chịu nhiều áp lực hơn đàn ông…Trong quá trình học tập, học hỏi
chính bản thân xem đã soi xét là các định kiến ấy để thay đổi tư duy và xoá
bỏ nó.
Bạn nghĩ những định kiến của bạn, nếu có, bắt nguồn từ đâu?
Em nghĩ rằng những định kiến ấy có thể bắt nguồn từ những văn hoá trước
kia, từ quá trình xã hội hoá từ trong gia đình, họ hàng hay từ một vài cộng
đồng, nhóm mà mình tham gia. Nó có thể đã kéo dài từ nhiều thế hệ và thế
hệ trước lại tác động đến thế hệ của em.
Làm thế nào bạn đề xuất những định kiến mà bạn có?
Thông qua những trải nghiệm, trao đổi, học hỏi từ bên ngoài. Không có
bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh những định kiến ấy đồng thời
những trải nghiệm ngoài đời như những chuyên viên tâm lý trẻ tuổi đã
tham vấn rất tốt cho những thân chủ có tuổi đời lớn hơn mình hay thực chất
cả đàn ông và phụ nữ đều phải chịu những áp lực khác nhau và không có ai
hơn ai cả, khả năng nêm nếm đồ ăn là tuỳ vào năng khiếu của mỗi người
chứ không phải do giới tính.
Việc có nhưng định kiến này ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Việc có những định kiến đã hạn chế khả năng đón nhận và tiếp thu những
điều mới. Chính những định kiến này đã khiến bản thân em trong một thời
gian có cái nhìn độc hại và tiêu cực rằng nếu là A thì chắc chắn sẽ…, nếu là
B thì sẽ không... Tư duy này vừa khiến bản thân mệt mỏi, người xung
quanh thấy phiền toái mà còn làm đánh mất đi những cơ hội quý giá của
bản thân chỉ vì những định kiến.
Bạn đã bao giờ là mục tiêu của việc phân biệt đối xử - bạn nghĩ có thể thay
đổi suy nghĩ của mọi người như thế nào?

6
7

Em nghĩ mình chưa từng là mục tiêu của việc phân biệt đối xử hoặc có thể
đã từng mà em không nhớ hoặc không biết đó là phân biệt đối xử. Em nghĩ
rằng để có thể thay đổi suy nghĩ của mọi người nó không phải là chuyện
một sớm một chiều mà phải chứng mình bằng những hành động thực tiễn
kết hợp với sự trao đổi, chia sẻ trong một thời gian dài thì có thể giúp họ
thay đổi được góc nhìn của mình.
2. Thực hiện bài kiểm tra liên kết ngầm (IAT) cho Race IAT và Gender – Career
IAT.
II/ KẾT QUẢ DỰ ÁN

Kết quả về của bài kiểm tra liên kết ngầm cho thấy em có mức độ tự động trung
bình nghiên về gia đình hơn là công việc.

Kết quả về bài kiểm tra liên kết ngầm về giới tính cho thấy em có mức độ kết hợp
tự động nhẹ giữa nam giới với khoa học và nữ giới và nghệ thuật tự do.

Kết quả về bài kiểm tra liên kết ngầm về chủng tộc cho thấy em có mức độ kết
hợp tự động trung bình giữa Châu á với những từ mang tính tích cực và người da
trắng với những từ mang tính tiêu cực.
7
8

Kết quả của các bài test không làm em ngạc nhiên và tương đương với những gì
mong đợi. Không ngạc nhiên bởi kết quả này có thể giải thích được dựa trên văn
hóa, lối sống và tập tục hiện có của em. Chẳng hạn như ở kết quả ở phần chungt
tộc vì là người Việt Nam, người châu Á nên xu hướng em lựa chọn sự kết hợp
giữa châu Á với các từ tích cực cũng dễ hiểu. Mặc dù em không chủ đích xây
dựng cho mình những suy nghĩ như vậy nhưng có thể một phần vô thức của em
nghĩ vậy. Hay kết quả nghiêng về gia đình nhiều hơn là công việc, sinh ra trong
văn hóa trọng tình cảm, đặc biệt là tình cảm gia đình như Việt Nam đã khiến em
tự động lựa chọn những từ ám chỉ gia đình nhiều hơn là những từ ám chỉ công
việc. Hay quen với các luồng thông tin mang tính định kiến như con trai lý trí,
con gái thường tình cảm đã khiến em tự động lựa chọn giới tình nam kết hợp với
các môn học mang tính lý trí nhiều như khoa học và con gái thường kết hợp với
những môn học thiên về tình cảm, nghệ thuật.
III/ PHÂN TÍCH VÀ RÚT RA BÀI HỌC.
Trong định nghĩa về định kiến trong Từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc
Viện chủ biên, định kiến được hiểu là quan niệm đơn giản, máy móc, thường
không đúng sự thật thể hiện trong lĩnh vực nhận thức hàng ngày về một nghiệm
thể nào đó (một nhóm, một con người thuộc cộng đồng xã hội…). 
Còn theo J.P.Chaplin, định kiến (1) là thái độ tích cực hoặc tiêu cực được hình
thành trước trên cơ sở những dấu hiệu rõ ràng trong đó đặc biệt là yếu tố cảm xúc.
(2) Là lòng tin hoặc cách nhìn, thường là không thiện cảm làm cho chủ thể có
cách nhìn không thiện cảm làm cho chủ thể có cách nghĩ, cách ứng xử như vậy
đối với những người khác.
Dù theo định nghĩa nào thì nhìn chung định kiến đi kèm với cách nhìn, thái độ
tiêu cực.
Định kiến có thể được hình thành thông qua quá trình xã hội hóa trong gia đình,
làng, xã, trường học hoặc có thể được hình thành từ nhiều thế hệ, thế hệ trước
truyền cho thế hệ sau. Ta có thể bắt gặp nhiều định kiến được hình thành từ
những câu ca dao, tục ngữ truyền miệng. Chẳng hạn câu nói Nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô với ý nghĩa một nam thì là có còn có mười con gái cũng như
không, tạo ra thái độ không tôn trọng phụ nữ, con gái hay câu “Mấy đời bánh đúc
có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng.” tạo ra sự dè chừng, kì thị và
tạo ra sự uất ức cho người mẹ kế.
Những định kiến thường tồn tại lâu đời và ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi
người vì vậy cần một khoảng thời gian đủ lâu, đủ sâu để loại bỏ những định kiến
này.

8
9

Ngoài ra định kiến còn có thể hình thành thông qua các biểu tượng xã hội. Do
truyền hình, phim ảnh thường xây dựng hình ảnh tội phạm xăm trổ, bụi bặm nên
ngoài đời khi nhìn những người xăm trổ, hầm hố nhiều người thường có định kiến
đó là tội phạm. Hay những hình ảnh về nhiễm HIV/AIDS quá rùng rợn, đáng sợ
nên dẫn đến định kiến kì thị, xa lánh những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Để loại bỏ định kiến ta cần tác động sâu vào nhận thức bằng các hình thức tuyên
truyền, giáo dục, chia sẻ trong thời gian dài bên cạnh đó là đưa ra những chứng
minh thực tế cho thấy những định kiến ấy đã lạc hậu, lỗi thời và không còn tính
đúng đắn nữa.

9
10

LỜI CẢM ƠN
Thông qua môn học và dự án môn Tâm lý học xã hội, em đã có cơ hội thử tách
bản thân ra khỏi vùng an toàn, trải nghiệm những cảm xúc mới mẻ, đầy thú vị.
Em hiểu rằng bài làm của mình còn nhiều sai sót tuy nhiên em đã cố gắng hết
mình cho bài làm lần này. Em vô cùng biết ơn vì cô đã dành thời gian cho bài làm
của em và cho em cơ hội được trình bày với cô những suy nghĩ của bản thân sau
khi trải nghiệm hai dự án. Em chúc cô có một ngày làm việc thật năng lượng, an
lành.

10
11

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thành, T. Q., & Sơn, N. Đ. (2011). Tâm lý học xã hội.
Larsen, K. S. (2010). Tâm lý học xã hội.
Cái tôi và quá trình xã hội hóa cá nhân – Phần I. CSCI INDOCHINA. (2022).
Retrieved 7 April 2022, from https://caphesach.wordpress.com/2014/07/26/cai-
toi-va-qua-trinh-xa-hoi-hoa-ca-nhan-phan-i/.
Định kiến xã hội – Phần I. CSCI INDOCHINA. (2022). Retrieved 7 April 2022,
from https://caphesach.wordpress.com/2013/09/19/dinh-kien-xa-hoi-phan-i/
#:~:text=Trong%20T%E1%BB%AB%20%C4%91i%E1%BB%83n%20T
%C3%A2m%20l%C3%AD,c%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng
%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%E2%80%A6 ).

11

You might also like