Nhóm 1 - Phát thải CO2 trong lĩnh vực giao thông vận tải

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên Môn: Các ông nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu

Phạm Hoàng Anh Duy 1912915


Trần Thanh Sơn 1914975 Giảng viên: TS. Đào Thị Kim Thoa
Phạm Thị Trang 1915591

Lớp: L01 Nhóm: 1 Ngày: 12/04/2022

PHÁT THÁI CO2 TRONG LINH VỰC GIÁO


THONG VÁN TÁI
1. THỰC TRẠNG PHÁT THẢI CO2 NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Giao thông vận tải là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
giúp cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất đồng
thời cũng đảm nhiệm vai trò đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Cùng với sự
phát triển của dân số và nền kinh tế nhu cầu về hàng hóa ngày càng tăng cao dẫn
đến lượng phát thải các khí nhà kính trong đó có CO2 từ quá trình sản xuất, lưu
thông hàng hóa cũng theo đó tăng lên. Dự đoán phát thải CO2 từ giao thông bình
quân đầu người được cung cấp bởi Ngân hàng thế giới ( hình E.1 ) cho thấy mặc
cho cường độ phát thải Carbon của nền kinh tế sẽ giảm dần theo theo từng năm (a)
tuy nhiên sự gia tăng dân số, nhu cầu di cư nông thôn/ thành thị làm gia tăng nhu
cầu đi lại là nguyên nhân hàng đầu khiến cho lượng phát thải CO2 tiếp tục tăng (b),
ước lượng đến năm 2030 sẽ tăng gấp 2,5 lần so với năm 2014.
Ngoài nguyên nhân do gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế thì lượng phát thải
CO2 còn do các nguyên nhân còn do sự phụ thuộc của ngành giao thông vận tải
hiện nay vẫn phụ thuộc đến 95% vào dầu mỏ. Việc thay thế dầu bằng "nhiên liệu"
carbon thấp hiện nay vẫn đang được nghiên cứu.

Ở nước ta hiện nay ngành giao thông vận tải chiếm 20% tổng năng lượng
tiêu thụ của Việt Nam, 60% tổng nhiên liệu tiêu thụ và tăng 10% mỗi nămTheo
thống kê của của Ngân hàng thế giới năm 2014, ngành giao thông vận tải chiếm
18% tổng lượng phát thải CO2. Hiện nay, trung bình mỗi năm hoạt động giao thông
vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2. Trong đó, phát thải giao thông đường bộ
chiếm 86%, đường sắt, đường thủy và đường hàng không chiếm 14%. Theo kịch
bản thông thường: giả định các chính sách cắt giảm phát thải CO2 không được triển
khai thêm. Theo đó lượng phát thải CO2 của ngành giao thông tại Việt Nam được
dụ báo theo bảng sau:

Lượng phát thải khí CO2 của ngành Giao thông tại Việt Nam theo kịch bản
thông thường ( Đơn vị: triệu tấn )1

Phân ngành 2014 2020 2025 2030


Đường bộ 26,4 37,9 52,1 71,7
Đường sắt 0,1 0,2 0,2 0,3
Đường thủy nội địa và
ven biển 3,5 4,6 6,1 8,2
Đường hàng không 1,1 2,8 3,5 4,3
Khác 2,1 2,3 3,2 4,6
Tổng 33,2 48,0 65,1 89,1
Theo kịch bản này, tỷ lệ phát thải tổng cộng tăng theo từng năm đến năm
2030 gần gấp 3 lần so với năm 2014 trong đó chiếm 80% lượng phát thải vẫn ở vận
tải đường bộ. Do đó cần có những giải pháp thích hợp trong tương lai để giảm
thiểu lượng CO2

2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ PHÁT THẢI CO2

Lượng CO2 phát thải đã giảm hơn 10% vào năm 2020 do dịch COVID – 19,
phát thải giao thông toàn cầu năm 2020 là 7,2 GtCO2, năm 2019 là 8,5 GtCO2.
Kịch bản “Net Zero Emissions” vào năm 2050 yêu cầu mức phát thải CO2 phải
giảm 20% xuống còn 5,7 Gtons vào năm 2030.

APS = Announced Pledges Scenario. NZE = Net zero emissions by 2050 scenario. Trucks include road
freight vehicles with a gross vehicle weight of more than 3.5 tones.

Giao thông vận tải phục hồi sau đại dịch COVID – 19, với mục tiêu “Net
Zero Emissions” vào năm 2030 thì lượng khí thải CO2 từ các loại xe 2 -3 bánh phải
giảm trung bình mỗi năm 2 – 3% vào năm 2030. Sự phát triển của các công nghệ
không phát thải CO2 cho tàu biển, xe tải hạng nặng, máy bay sẽ chỉ giảm trung
bình 0,5% mỗi năm (2020 – 2030) và sẽ giảm trung bình 8,5% (2030 – 2050).

Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và “điện hóa” là những chiến lược
quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải CO2 từ hoạt động vận tải. Sử dụng động
cơ điện thay thế cho động cơ đốt trong đang là xu hướng của thế giới với khoảng
10 triệu oto điện vào năm 2020 (1% thị phần), lượng xe tải điện là hơn 30.000
chiếc và số lượng xe bus điện đang tăng lên đáng kể. Để đạt được kịch bản được
nêu ra vào năm 2050 thì vào năm 2030 số lượng các loại xe chạy bằng điện và pin
nhiên liệu phải chiếm 30% số lượng xe tải hạng nặng được bán ra, phải không có 1
chiếc xe động cơ đốt trong bào được bán ra thị trường vào băm 2035. Nếu 20 –
30% các chuyến đi bằng oto được chuyển sang đi bộ, xe đạp và các phương tiện
công cộng sẽ giảm 320 triệu tấm CO2 phát thải vào giữa năm 2030.

Các nghiên cứu về nạp và tiếp nhiên liệu hydro áp suất cao cho các loại xe
tải hạng nặng đang chỉ nằm ở mức độ thử nghiệm, thay thế nhiên liệu phản lực
bằng pin lithium cho các máy bay chặn ngắn vẫn đang nghiên cứu, tương tự các
loại động cơ tàu thủy chạy bằng amoniac vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Sử dụng các công cụ tài chính để ngăn chặn phát thải trong giao thông vận
tải và khuyến khích chuyển đổi phương thức: các biện pháp như phí ùn tắc, phí đỗ
xe, định giá và thu phí đường bộ, … có thể khuyến khích chuyển đối phương thức
di chuyển, giảm thiểu sự hấp dẫn của phương thức di chuyển bằng phương tiện cá
nhân.

Với 56% dân số toàn cầu đang sống tại các thành phố và thị trấn vào năm
2020, và với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng thì các thành phố nên áp dụng các
phương thức giao thông công cộng để giảm phát thải CO2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải, tập 1 Lộ
trình hướng tới vận tải Carbon thấp, tháng 9/2019 ,Jung Eun Oh, Maria Cordeiro,
John Allen Rogers, Nguyễn Quốc Khánh, Daniel Bongardt, Đặng Tuyết Ly, và Vũ
Anh Tuấn.

[2] Tiêu thụ nhiên liệu trong giao thông vận tải ở Việt Nam, ngày 5/10/201.
https://cesti.gov.vn/bai-viet/the-gioi-du-lieu/tieu-thu-nhien-lieu-trong-giao-thong-
van-tai-o-viet-nam-01000081-0000-0000-0000-000000000000

You might also like