5.b.sem1.outp00.truy - N TH NG GDSK

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TẠI

CỘNG ĐỒNG
MÃ BÀI GIẢNG: SEM1
Tên bài giảng: Thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng tại cộng đồng
- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ RHM, năm thứ 3
- Số lượng: 100 sinh viên
- Thời lượng: 02 tiết
- Địa điểm: Phòng giảng SEM
- Giảng viên biên soạn: Ths. Hồng Thúy Hạnh. hongthuyhanh@hmu.edu.vn
- Mục tiêu học tập

1. Trình bày được ưu nhược điểm của từng phương pháp TT-GDSK răng miệng tại cộng
đồng.
2. Trình bày được các bước thực hiện TT_GDSK răng miệng tại cộng đồng
3. Lập được kế hoạch thực hiện hoạt động TT-GDSK răng miệng tại cộng đồng.
1. Chủ đề/tình huống/vấn đề :
1.1.Chủ đề 1: Các phương pháp TT_GDSK răng miệng
Câu hỏi 1: Thế nào là TTGDSK trực tiếp và gián tiếp. Ưu nhược điểm của từng phương
pháp.
Câu hỏi 2: Nêu các bước trong lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng
trực tiếp tại cộng đồng.
1.2. Tình huống 1: Một nhóm sinh viên y3 được giao nhiệm vụ làm chương trình giáo dục sức
khỏe tại trường mầm non A. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng một vài giờ đồng hồ họ ra quyết định lựa
chọn chủ đề giáo dục trẻ nhóm tuổi 4 -5 tuổi cách ăn uống tốt cho răng miệng. Nội dung được
chuẩn bị kỹ lưỡng trong thời gian 1 tuần. Tuần tiếp theo các bạn thiết kế nội dung sử dụng
phương pháp thuyết trình đi kèm hình ảnh và mô hình minh họa. Dưới sự đồng ý nhà trường họ
được triển khai chương trình TT-GDSK trong tuần tiếp theo. Kết quả của buổi truyền thông là
các em nhỏ rất chăm chú lắng nghe và các giáo viên tại trường rất ủng hộ. Chương trình TT-
GDSK đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Câu hỏi: 1. Gọi tên các bước lập kế hoạch TT-GDSK trong tình huống trên?
2. Trong tình huống trên thiếu bước nào khi lập kế hoạch TT-GDSK?
3. Thiếu các bước trên thì có khả năng ảnh hưởng đến kết quả ra sao?
1.3. Tình huống 2: Một nhóm sinh viên Y3 chuẩn bị chương trình TT-GDSK. Mục tiêu chương
trình nâng cao hiểu biết về chải răng đúng cách để phòng bệnh sâu răng ở đối tượng 5 tuổi tại
trường mầm non A. Một bạn đưa ra phương án về nội dung là phải đi trực tiếp vào việc chải răng
như thế nào cho đúng. Một vài bạn muốn giải thích về cấu tạo hàm răng và nguyên nhân sâu
răng liên quan đến chải răng trước rồi mới giáo dục cách chải răng. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng các
bạn quyết định nội dung phải bám sát mục tiêu nên chọn theo phương án 1.
Câu hỏi: 1.Theo các bạn có gì đúng và chưa đúng ở đây khi làm theo phương án 1?
2. Kế hoạch của em sẽ làm như thế nào để đúng nhất?
1.4.Tình huống 3: Một bệnh nhân đến khám tại phòng khám răng do bị hôi miệng và chảy máu
nhiều khi đánh răng, bác sỹ khám và thấy có nhiều cao răng trên lợi và dưới lợi. Bệnh nhân được
lấy cao răng và bán cho 1 chai nước súc miệng Chlohexidin 0.12%. Bệnh nhân về nhà dùng nước
súc miệng khoảng 2 tuần thì hết, bệnh nhân lại ra hiệu thuốc mua tiếp về dùng vì thấy dừng nước
súc miệng một thời gian lại bị chảy máu răng khi đánh răng. Sau 3 tháng bệnh nhân lại tự đến
phòng khám để lấy cao răng và than phiền rằng bệnh chỉ thuyên giảm được thời gian ngắn. Bác
sỹ lấy cao răng cho bệnh nhân và tiếp tục cho dùng nước súc miệng Chlohexidin0.12%.
Câu hỏi: 1. Em chuẩn đoán vấn đề của bệnh nhân là gì?
2. Nếu phải tư vấn cho bệnh nhân trên về vấn đề của bệnh nhân thì em sẽ tư vấn
như thế nào?
1.5.Tình huống 4: Có một bệnh nhân là em bé gái 5 tuổi, rất sợ đi làm răng. Bố mẹ có đưa em
đến khám răng tại phòng khám và kể rằng em chưa bị đau nhưng có thấy 1 lỗ sâu trong răng hàm
của em và muốn đi hàn. Bác sỹ định khám cho em nhưng em khóc lóc và nhất định không lên
ghế răng. Bố mẹ kể em sợ bác sỹ vì đi tiêm chủng nên nghĩ là gặp bác sỹ sẽ bị tiêm và đau. Bác
sỹ và bố mẹ quyết định hàn răng cho em bằng cách mẹ em bế và giữ trên ghế răng, một vài
người khác hỗ trợ giữ chân tay bé. Sau một lúc cố gắng thì cũng hàn được lỗ sâu răng cho em,
nhưng bác sỹ cũng phát hiện em còn rất nhiều bề mặt men răng mất khoáng nữa. Bác sỹ cho em
về và hẹn bôi tái khoáng vào những lần hẹn sau.
Câu hỏi: 1. Em chuẩn đoán các vấn đề gặp phải của bệnh nhân trên là gì?
2. Em sẽ TTGDSK với những mục tiêu nào cho bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân trên.
3. Đối với em bé em hãy chọn ra một mục tiêu giáo dục skrm quan trọng
nhất và lập kế hoạch cho mục tiêu đó.
2. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm sinh viên
- Sinh viên nghiên cứu tài liệu về tất cả các chủ đề/tình huống/vấn đề và các câu hỏi trên
- Mỗi nhóm sinh viên chọn 1 tình huống để thảo luận và trình bày (5 nhóm trình bày đủ 5
chủ đề/tình huống/vấn đề)
- Sản phẩm nhóm được trình bày trong file ppt. Thời gian trình bày: 8 phút
- Sản phẩm nhóm phải được nộp online đúng quy định (24 giờ trước khi dự giảng bài
SEM)
3. Tài liệu học tập
 Handout
 Chủ biên:Pgs.Ts.Vũ Mạnh Tuấn, Ts.Hà Ngọc Chiều(2021).Thực tế cộng
đồng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Truyền thông giáo dục sức khỏe răng
miệng tại cộng đồng.
4. Tài liệu tham khảo
 Chủ biên: Pgs.Ts. Trương Mạnh Dũng, Pgs.Ts. Ngô Văn Toàn. (2013). Nha khoa
cộng đồng tập 1( Dùng cho sinh viên Răng hàm mặt). Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam. Giáo dục sức khỏe răng miệng (T 229)

You might also like