Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN


===*===

TÀI LIỆU THỰC HÀNH HOÁ HỌC


DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11

Họ và tên: ………………………………………………………Lớp: ………………


MỤC LỤC
BÀI 1: DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI................................................................2
BÀI 2: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI...................................4
BÀI 3: TÌM HIỂU NHÓM VA.....................................................................................6

BÀI 1: DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI


Ghi chú:
- Học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà (đọc kĩ bài thực hành, viết các phương
trình phản ứng, dự đoán hiện tượng có thể xảy ra) trước khi đi thực tập.
Nộp báo cáo ghi rõ họ tên, nhóm, lớp nộp vào cuối buổi thực hành.
- Học sinh phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc với axít H 2SO4 đặc, HNO3 đặc
(chất oxi hoá mạnh). Tuyệt đối không để dây, bắn axít lên mặt, tay chân, quần
áo, đồ dùng. Khi làm các thí nghiệm có các chất khí bay ra hoặc khi đun nóng
các ống nghiệm, học sinh phải nhớ hướng ống nghiệm về phía không có người
để tránh hít phải khí độc.
- Sau khi thực tập xong, học sinh thu dọn hoá chất, rửa sạch các dụng cụ thí
nghiệm, vệ sinh bàn thí nghiệm và phòng thí nghiệm. Nghiêm cấm học sinh
mang hoá chất, dụng cụ thí nghiệm ra khỏi phòng thí nghiệm.
Chuẩn bị
1, Quỳ tím 2, dd Phenolphtalein 3, dd HCl 4, dd HNO3,
5, dd H2SO4, 6, dd NaOH, 7, dd NaCl, 8, dd Na2SO4,
9, dd Na2CO3, 10, dd Na2SO3, 11, dd MgCl2 12, dd Al2(SO4)3,
13, dd BaCl2, 14, dd NH3, 15, dd AgNO3. 16. Dd CuSO4
17. dd ZnSO4. 18, dd FeCl3. 19, dd FeSO4.
1. Thử môi trường các dung dịch axít, kiềm và muối trung hoà
Cho các dd sau: HCl, HNO3, H2SO4, NaOH, NaCl, Na2SO4, Na2CO3, Na2SO3, MgCl2
và Al2(SO4)3.
- Lấy một ít dd cần thử, cho vào các ống nghiệm nhỏ. Dùng đũa thuỷ tinh chấm
dung dịch thử lên mẩu giấy quỳ tím. Quan sát hiện tượng và kết luận môi trường từng
dung dịch.
- Thêm một ít chất chỉ thị phênolphtalein vào các ống nghiệm trên. Ghi lại sự
biến đổi màu các dung dịch và kết luận môi trường từng dung dịch.
2. Thử tính chất các ion
Cho các dd chứa 1 trong các ion sau (lấy từ các dung dịch muối): Fe 2+, Fe3+, Ba2+,
Mg2+, Al3+, Zn2+, Cu2+ và Ag+

1
a> Lấy một ít các dung dịch trên vào ống nghiệm. Thêm từ từ từng giọt dd NaOH cho
đến dư. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
-Làm tương tự như trên khi thay dd NaOH bằng dd NH3.
-Lấy kết tủa tạo thành trong các thí nghiệm trên hoà tan trong dd HCl hoặc trong dd
H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng. Giải thích.
b> Lấy một ít dd vào ống nghiệm. Cho vào đó lần lượt các dd Na 2CO3, Na2SO4 và
NaCl. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
- Hoà tan kết tủa tạo thành trong 3 trường hợp trên trong dd HCl. Quan sát hiện
tượng và viết phương trình phản ứng.
------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 2: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
Ghi chú:
- Học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà (đọc kĩ bài thực hành, viết các phương
trình phản ứng, dự đoán hiện tượng có thể xảy ra) trước khi đi thực tập.
Nộp báo cáo ghi rõ họ tên, nhóm, lớp nộp vào cuối buổi thực hành.
- Học sinh phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc với axít H 2SO4 đặc, HNO3 đặc
(chất oxi hoá mạnh). Tuyệt đối không để dây, bắn axít lên mặt, tay chân, quần
áo, đồ dùng. Khi làm các thí nghiệm có các chất khí bay ra hoặc khi đun nóng
các ống nghiệm, học sinh phải nhớ hướng ống nghiệm về phía không có người
để tránh hít phải khí độc.
- Sau khi thực tập xong, học sinh thu dọn hoá chất, rửa sạch các dụng cụ thí
nghiệm, vệ sinh bàn thí nghiệm và phòng thí nghiệm. Nghiêm cấm học sinh
mang hoá chất, dụng cụ thí nghiệm ra khỏi phòng thí nghiệm.
Chuẩn bị:
1. Kim loại Al, 2, Kim loại Cu, 3, Kim loại Fe 4, Kim loại Mg.
5, dd HCl, 6, dd CH3COOH, 7, dd H2SO4, 8, Dd NaHCO3.
9, Dd Na3PO4. 10, dd NaOH, 11, dd CuSO4, 12, dd FeCl3,
13, dd FeSO4, 14, dd AgNO3. 15, dd KNO3; 16, dd NaCl
17, dd (NH4)2SO4; 18, dd MgCl2 19, dd ZnSO4 21, dd Na2SO3.
Chuẩn bị 6 dd mất nhãn đánh số từ I đến VI, chứa các chất sau:
23, dd Na2CO3, 24, dd Al2(SO4)3, 25, dd NH4Cl,
26, dd (NH4)2SO4, 27, dd Mg(NO3)2, 28, dd Na2SO4.
1. Thử tính chất của kim loại
Cho các kim loại sau: Al, Cu, Fe, Mg.
+ Hoà tan từng kim loại bằng các dd HCl, CH3COOH, H2SO4 (dd loãng và đặc).
+ Thay dd axít bằng dd NaOH.
2
+ Thay dd axít bằng các dd muối CuSO4, FeCl3, FeSO4, AgNO3.
Quan sát hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng giải thích trong hai trường
hợp đun nóng và không đun nóng dd phản ứng.
2. Thử tính chất nhận biết các ion
Cho các dd riêng biệt chứa các ion sau: K +, Na+, NH4+, Fe2+, Fe3+, Mg2+, Zn2+,
Cu2+, Ag+; NO3–, SO42-, SO32-, Cl-, PO43-, HCO3-.
Tiến hành nhận biết từng ion riêng biệt với dd thuốc thử có sẵn trong phòng thí
nghiệm. Ghi hiện tượng và viết phương trình phản ứng. Giải thích.
(Học sinh cần chuẩn bị bài ở nhà về cách nhận biết từng ion).
3. Nhận biết các chất chưa biết riêng biệt
Cho 6 dd mất nhãn đánh số từ 1 đến 6, chứa các chất sau:
Na2CO3, Al2(SO4)3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Mg(NO3)2, Na2SO4.
Dùng các hoá chất có sẵn trong phòng thí nghiệm, trình bày cách tiến hành và
giải thích hiện tượng thu được, viết các phương trình phản ứng.
------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 3 + BÀI 4: TÌM HIỂU NHÓM VA
Ghi chú:
- Học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà (đọc kĩ bài thực hành, viết các phương
trình phản ứng, dự đoán hiện tượng có thể xảy ra) trước khi đi thực tập.
Nộp báo cáo ghi rõ họ tên, nhóm, lớp nộp vào cuối buổi thực hành.
- Học sinh phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc với axít H 2SO4 đặc, HNO3 đặc
(chất oxi hoá mạnh). Tuyệt đối không để dây, bắn axít lên mặt, tay chân, quần
áo, đồ dùng. Khi làm các thí nghiệm có các chất khí bay ra hoặc khi đun nóng
các ống nghiệm, học sinh phải nhớ hướng ống nghiệm về phía không có người
để tránh hít phải khí độc.
- Sau khi thực tập xong, học sinh thu dọn hoá chất, rửa sạch các dụng cụ thí
nghiệm, vệ sinh bàn thí nghiệm và phòng thí nghiệm. Nghiêm cấm học sinh
mang hoá chất, dụng cụ thí nghiệm ra khỏi phòng thí nghiệm.
Chuẩn bị:
Hóa chất
1, NH4Cl tinh thể 2, dd NaOH đặc, 3, dd HCl đặc 4, NH3 đặc
5, HCl, 6, HNO3 loãng 7, dd HNO3 đặc 8, H2SO4
9, H3PO4 10, NaOH 11, BaCl2 12, NaNO3.
13, dd ZnSO4 14, dd MgCl2, 15, dd CuSO4, 16, dd FeSO4;
17, dd AgNO3 18, NaH2PO4 19, Na2HPO4; 20, Na3PO4;
21, hỗn hợp NaH2PO4, Na2HPO4, 22, hỗn hợp Na3PO4 và Na2HPO4
3
23, MgO, 24, Al2O3, 25, CuO; 26, kim loại Cu,
27, Mg, 28, Fe, 29, Al, 30, bột lưu huỳnh
31, Một mẫu có chứa các ion trong số sau: NO3 ; Cl ; PO4 ; SO42- .
- - 3-

Dụng cụ:
1, bình cầu một cổ có nhánh đựng NH4Cl, 2, phễu chiết,
3, cốc thủy tinh 100 ml 4, đèn cồn,
I. Điều chế khí amoniac, dd NH3, tính chất hoá học của NH3 và NH4+
1. Điều chế khí amoniac
- Hoá chất: NH4Cl và dd NaOH đặc
- Dụng cụ: Bình cầu một cổ có nhánh đựng NH4Cl; Phễu đựng dd NaOH đặc
Đun nóng nhẹ bằng đèn cồn
2. Tính chất hoá học của NH3
Thu khí NH3 sinh ra từ thí nghiệm (1) vào bình nón úp ngược theo phương pháp
đẩy không khí. Tẩm ướt giấy quỳ tím và hơ lên miệng bình, quan sát sự đổi mầu của
giấy quỳ: sau đó nhanh chóng châm lửa đốt cháy khí NH 3. Quan sát mầu sắc ngọn
lửa.
Dẫn khí NH3 sinh ra từ thí nghiệm (1) vào bình khí Cl 2 điều chế từ KMnO4 và
HCl đặc, quan sát hiện tượng.
Sục khí NH3 sinh ra vào cốc nước có vài giọt phenolphtalein, quan sát sự đổi
mầu của dung dịch sau vài phút.
Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào hai bình đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH 3
đặc, sau đó đưa hai đầu đũa thuỷ tinh lại gần nhau, quan sát hiện tượng tạo thành.
Lấy các ống nghiệm đựng các dung dịch axit HCl, HNO 3, H2SO4, thêm dd NH3
vào các ống nghiệm, sau đó dùng giấy thử pH để thử môi trường các loại đạm tạo
thành. Làm thí nghiệm tương tự với axít H3PO4.
Lấy các ống nghiệm đựng các dung dịch muối Zn 2+, Mg2+, Cu2+, Fe2+, Ag+ thêm
từ từ từng giọt NH3 đến dư vào các ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
Học sinh tự viết phương trình và giải thích các hiện tượng xảy ra
3. Tính chất hoá học của NH4+
Lấy một ít tinh thể NH4Cl vào ống nghiệm, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn,
quan sát hiện tượng thăng hoa của NH4Cl.
Nhận biết dung dịch có chứa ion NH4+
II. Tính chất hoá học của HNO3
1. Tính axít: Thử môi trường dd HNO3 bằng giấy quỳ tím và giấy pH.
Cho dung dịch HNO3 lần lượt tác dụng với MgO, Al2O3, CuO và dd NaOH.
2. Tính oxi hoá của HNO3
4
Cho dd HNO3 loãng và đặc lần lượt tác dụng với các kim loại Cu, Mg, Fe, Al khi
nguội và khi đun nóng.
Cho từng giọt dd HNO3 đặc vào than đun nóng.
Cho lưu huỳnh bột vào dd HNO3 đặc nguội, sau đó đun nóng nhẹ và thêm dd
BaCl2 vào dd thu được, quan sát hiện tượng.
3. Tính oxi hoá của ion NO3-:
Cho kim loại Cu vào dd NaNO3 có chứa HCl; Cho kim loại Al vào dd NaNO 3 có
chứa NaOH, quan sát hiện tượng trong trường hợp đun nóng và không đun nóng dd.
III. Tính chất hoá học của H3PO4 và muối của nó
1. Dùng giấy chỉ thị pH thử môi trường các dd: H 3PO4; NaH2PO4; Na2HPO4; Na3PO4;
hỗn hợp NaH2PO4 và Na2HPO4, hỗn hợp Na3PO4 và Na2HPO4
2. Cho H3PO4 phản ứng với: các kim loại Mg, Fe, Cu; các oxit MgO, Fe 2O3, CuO; dd
NaOH.
IV. Nhận biết các ion trong dd hỗn hợp
Mỗi học sinh được phát một mẫu có chứa các ion trong số sau: NO 3-; Cl-; PO43-;
SO42-. Trình bày cách làm và kết luận thành phần các ion trong mẫu.

You might also like