Bai Tap Thuc Hanh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 74

SOẠN THẢO VĂN BẢN

BÀI THỰC HÀNH 01. SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
BÀI TẬP 1.1
Yêu cầu: Sử dụng các định dạng sau đây để thực hiện cho văn bản hành chính ở trang sau:

- Dòng: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


▪ Kiểu chữ: In hoa, Đứng, cỡ chữ 12pt.
- Dòng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
▪ Kiểu chữ: In hoa, Đứng đậm, cỡ chữ 12pt.
- Dòng: Kẻ ngang bên dưới, dài 4 cm

- Dòng: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
▪ Kiểu chữ: In hoa, Đứng đậm, cỡ chữ 12pt.
- Dòng: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
▪ Kiểu chữ: In thường, Đứng đậm, cỡ chữ 13pt.
- Dòng: Kẻ ngang bên dưới, dài 5.5 cm

- Dòng: Số……./QĐ-ĐHNT
▪ Kiểu chữ: In thường, Đứng, cỡ chữ 13pt.
- Dòng: Nha Trang, ngày 01 tháng 09 năm 2021
▪ Kiểu chữ: In thường, Nghiêng, cỡ chữ 13pt.
- Dòng: QUYẾT ĐỊNH
▪ Kiểu chữ: In hoa, Đứng đậm, cỡ chữ 14pt.
- Dòng: Về việc thành lập …. Không chuyên
▪ Kiểu chữ: In thường, Đứng đậm, cỡ chữ 14pt.
- Dòng: Kẻ ngang bên dưới, dài 6 cm

- Dòng: HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
▪ Kiểu chữ: In hoa, Đứng đậm, cỡ chữ 14pt.
- Dòng: Căn cứ quyết định số … Xét đề nghị của Trưởng phòng đào tạo Đại học
▪ Kiểu chữ: In thường, Đứng, cỡ chữ 13pt.
- Dòng: QUYẾT ĐỊNH:
▪ Kiểu chữ: In hoa, Đứng đậm, cỡ chữ 14pt.
- Các từ: Điều 1; Điều 2; Điều 3
▪ Kiểu chữ: In hoa, Đứng đậm, cỡ chữ 13pt.
- Dòng: HIỆU TRƯỞNG
▪ Kiểu chữ: In hoa, Đứng đậm, cỡ chữ 13pt.
- Dòng: Trang Sĩ Trung
▪ Kiểu chữ: In thường, Đứng đậm, cỡ chữ 13pt.
- Dòng: Nơi nhận
▪ Kiểu chữ: In thường, Nghiêng đậm, cỡ chữ 12pt.
- Dòng: Như Điều 3; Lưu VT, ĐTĐH
▪ Kiểu chữ: In thường, Đứng, cỡ chữ 11pt.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số ……/QĐ-ĐHNT Khánh Hòa, ngày 01 tháng 10 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá năng lực
Tiếng Anh đầu vào và Tin học đầu vào cho sinh viên không chuyên

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Căn cứ Quyết định số 155/CP ngày 16/08/1966 của Hội đồng Chính phủ v/v thành
lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Thủy sản nay là Trường Đại học Nha
Trang;
Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10//12/2014 của Thủ tướng Chính
phủ v/v ban hành Điều lệ Trường Đại học;
Căn cứ Thông báo số 236/TB-ĐHNT ngày 27/04/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại
học Nha Trang về việc ban hành Quy trình tổ chức đánh giá năng lực Tiếng Anh cho sinh
viên không chuyên;
Căn cứ Quyết định số 1128/QĐ-ĐHNT ngày 20/09/2018 của Hiệu trưởng Trường
Đại học Nha Trang về việc ban hành Quy định tổ đào tạo ngoại ngữ trong các chương trình
đào tạo trình độ Đại học và Cao đẳng không chuyên ngữ của Trường Đại học Nha Trang;
Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-ĐHNT ngày 02/04/2019 của của Hiệu trưởng Trường
Đại học Nha Trang về việc ban hành Quy định tổ chức đào tạo Tin học cho Sinh viên
Trường Đại học Nha Trang;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo Đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng và các Tổ giúp việc phục vụ đánh giá năng lực Ngoại
ngữ đầu vào và Tin học đầu vào cho Sinh viên K63, gồm các ông bà có tên trong danh sách
kèm theo.
Điều 2. Hội đồng và các Tổ giúp việc có nhiệm vụ tổ chức đánh giá năng lực Ngoại
ngữ đầu vào và Tin học đầu vào của Sinh viên K63, làm căn cứ để xếp lớp theo quy định.
Điều 3. Trưởng đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG


− Như Điều 3
− Lưu: VT, ĐTĐH
BÀI TẬP 1.2
- Qua trang mới và soạn thảo văn bản sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHIẾU ĐĂNG KÝ, ĐIỀU CHỈNH HỌC PHẦN

Học kỳ: .......................................... / Năm học 20 ...................... 20 ......................................


Họ và tên sinh viên: ................................................................................................................
Mã số sinh viên:................................................. Lớp: ............................................................
Sinh viên phải kiểm tra dữ liệu đăng ký Học phần trên wedsite trường trước khi ghi vào Phiếu đăng
ký, điều chỉnh Học phần. (www.ntu.edu.vn)
1. Học phần đề nghị hủy
TT Mã học phần Tên học phần Nhóm HP TC Ghi chú
1
2
3
4
5
2. Học phần đăng ký khác
TT Mã học phần Tên học phần Nhóm HP TC Ghi chú
1
2
3
4
5

Lưu ý: Phần này nộp cho Phòng Đào tạo để đăng ký hoặc hủy học phần.
Số ĐT liên lạc: ....................................... Ngày ................... tháng ...................... năm ..............
Sinh viên
(Ký & ghi rõ họ tên)
BÀI THỰC HÀNH 02. TRÌNH BÀY / BỐ CỤC ĐỒ ÁN, CHUYÊN ĐỀ TN, …
BÀI TẬP 2.1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Times New Roman, Size 14, Center)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG(Times New Roman, Size 15, Bold, Center)
KHOA / VIỆN…….(Times New Roman, Size 14, Bold, Center)

ĐỒ ÁN / KHÓA LUẬN / CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


(Times New Roman, Size 16, Bold, Center)

TÊN ĐA / KL / CĐTN
(Times New Roman, Size 15, Bold, Center)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn A


(Times New Roman, 14, Bold)
Sinh viên thực hiện: Trần Văn B
(Times New Roman, 14, Bold)
Mã số sinh viên: 63…
(Times New Roman, 14, Bold)

Khánh Hòa - 2021(Times New Roman, 14)


BÀI TẬP 2.2
BÀI TẬP 2.3: THIẾT KẾ MỤC LỤC TỰ ĐỘNG CHO VĂN BẢN

Để có thể tạo mục lục tự động cho văn bản có thể có nhiều cách khác nhau, trong bài viết này xin
giới thiệu đến người học cách thức tạo ra mục lục dựa vào các Styles. Trước tiên cần liệt kê ra các
danh mục cần được hiển thị ở mục lục, các định dạng kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng
văn bản nếu có. Danh sách các mục cần được tạo Styles như sau:
Danh mục yêu cầu cho các Style
1. MỨC 1
a. Font size: 16pt – Center Alignment
b. Font type: Time News Romance – Bold – Caps Lock All
c. Line Spacing: 1.5 line – Before: 6pt – After: 6pt
2. MỨC 2
a. Font size: 13pt
b. Font type: Time News Romance – Bold
c. Line Spacing: 1.5 line – Before: 6pt – After: 6pt
3. MỨC 3
a. Font size: 13pt
b. Font type: Time News Romance – Bold - Italic
c. Line Spacing: 1.5 line – Before: 6pt – After: 6pt
BẢNG
a. Font size: 12pt
b. Font type: Time News Romance – Bold
c. Line Spacing: 1.5 line – Before: 6pt – After: 6pt
HÌNH
a. Font size: 11pt
b. Font type: Time News Romance – Bold – Italic
c. Line Spacing: 1.5 line – Before: 6pt – After: 6pt
- Bước 1. Định nghĩa các Styles cho MỨC 1
Nhấp chuột lên menu Home → nhấp biểu tượng More ( ) ở khung Styles → chọn Apply Styles
→ nhập tên MUC 1 cho ô Style name → nhấp nút New


 

MUC 1: Ý nghĩa là mức của tiêu đề. Mức này thường là tên của Chương.
Ví dụ: CHƯƠNG 1, 2, 3... MỞ ĐẦU, TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bước 2. Tương tự định nghĩa các Styles cho MỨC 2, MỨC 3, BẢNG, HÌNH
Kết quả sau khi thực hiện Bước 1 và 2 như sau:
- Bước 3. Định dạng cho Style Mức 1 theo yêu cầu như sau bảng liệt kê bên trên. Cụ thể:

▪ Điều chỉnh kiểu chữ (Font type) và cỡ chữ (Font size)

Nhấp phải chuột lên MUC 1 → chọn Modify → Trong cứa sổ chính của Modify lần
luột thiết lập các thông số như sau: Font size: 16pt – Center Alignment, Font type: Time
News Romance – Bold – Color: Black, Font: All Caps.


 

 

 
▪ Điều chỉnh khoảng cách giữa các dòng và đoạn văn bản

Tiếp tục thực hiện cho việc thiết lập định dạng khoảng cách các đoạn và các dòng cho
Style MUC 1 như sau: Line Spacing: 1.5 line – Before: 6pt – After: 6pt

 
 

 
- Bước 4. Tương tự thiết lập định dạng cho các Style khác: MUC 2, MUC 3, HINH, BANG
theo các yêu cầu như Bảng danh mục yêu cầu cho các Style ở trên

- Bước 5. Nhập nội dung văn bản có 8 trang. Mỗi trang người học sử dụng tổ hợp phím Ctrl +
Enter để ngắt trang. Hình ảnh của 8 trang văn bản như sau:

1.1. Tổng quan về công ty ABC


Chương 1. Tổng quan Bảng 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

1.3. Cơ cấu tổ chức


1.2. Tình hình kinh doanh 1.3.1. Ban Giám đốc

Bảng 1.2. Doanh số qua các năm 2016 - 2018

Bảng 1.3. Tình hình đóng thuế trong năm 2018


Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức

1.3.2. Tổ chức phân xưởng Chương 2. Công tác thanh toán tại công ty cổ phần ABC
Kết luận Tài liệu tham khảo

- Bước 6. Áp dụng MUC 1 cho: Chương 1; Chương 2; Kết luận; Tài liệu Tham Khảo

▪ Áp dụng cho Chương 1

Bôi đen (hoặc nhấp chuột lên dòng) Chương 1 → nhấp menu HOME → nhấp Style MUC 1

 
Kết quả:

▪ Tương tự cho Chương 2; Kết luận; Tài liệu tham khảo

- Bước 7. Áp dụng Style MUC 2 cho các dòng có tiêu đề sau:

1.1. Giới thiệu về công ty ABC


1.2. Tình hình kinh doanh
1.3. Cơ cấu tổ chức

- Bước 8. Áp dụng Style MUC 3 cho các dòng có tiêu đề sau:

1.3.1. Ban giám đốc


1.3.2. Tổ chức phân xưởng

- Bước 9. Áp dụng Style BANG cho các dòng có tiêu đề sau:

Bảng 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Bảng 1.2. Doanh số qua các năm 2016 –
2018
Bảng 1.3. Tình hình đóng thuế trong năm
2018

- Bước 10. Áp dụng Style HINH cho các dòng có tiêu đề sau:
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức
- Bước 11. Hiển thị danh sách các mục được áp dụng Style MUC 1, MUC 2 và MUC 3

Thêm 1 trang mới (trang 9) → Nhấp menu REFERENCES → chọn Table of Contents → chọn
Custom Table of Contents → chọn Show level = 3 (vì ở đây có 3 mức được yêu cầu là: MUC
1,2,3) → chọn Options … →


 
Xóa các số 1 2 3 ở 3 dòng Heading 1,
Heading 2 và Heading 3



Đánh các số 1 2 3 ở 3 dòng MUC 1, MUC
2 và MUC 3

- Bước 12. Hiệu chỉnh định dạng cho các mục

Click Modify… → chọn TOC 1 để tiến hành định dạng → Modify… → hiệu chỉnh kiểu
chữ, cỡ chữ, dãn dòng



Tương tự hãy định dạng cho:
▪ TOC 2: Tương tự như TOC 1
nhưng KHÔNG chọn font chữ in
đậm (Bold)

▪ TOC 3: Tương tự như TOC 2


nhưng KHÔNG chọn font chữ in
đậm (Bold) và in nghiêng (Italic)


Kết quả:

- Bước 13. Hiển thị danh sách cho mục được áp dụng Style HINH

Thêm 1 dòng mới (sau Tài liệu tham khảo … 8) → Nhấp menu REFERENCES → chọn Table
of Contents → chọn Custom Table of Contents → chọn Show level = 1 (vì ở đây có 1 mức
được yêu cầu là: HINH) → chọn Options … →



Xóa các số 1 dòng Heading 1




Đánh các số 1 ở 3 dòng HINH

- Bước 14. Hiệu chỉnh định dạng cho mục HINH tương tự như mục TOC 3. Sau khi hiệu chỉnh
xong → nhấp OK để hoàn tất → Bảng thông báo sau sẽ hiện ra → chọn No

• Nếu chọn Yes: Danh sách mục lục được khởi tạo và in ra cho các MUC 1, 2, 3 sẽ biến mất
và thay thế bằng danh mục mới (HINH)
• Nếu chọn No: Danh sách mới sẽ được thêm vào ngay đằng sau danh mục đã tạo trước đó
Xem kết quả:

- Bước 15. Hiển thị và hiệu chỉnh danh sách cho mục được áp dụng Style BANG được áp dụng
tương tự như Style HINH (bước 13 và 14)

Kết quả:
BÀI THỰC HÀNH 03. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN THEO YÊU CẦU
BÀI TẬP 3.1
Bước 1. Sinh viên sử dụng phần mềm MS Word 2013 soạn thảo nội dung văn bản sau và lưu
lại với tên tập tin là: BAITAP01_DULIEU.DOCX

Nội dung tập tin BAITAP01_DULIEU.DOCX có định dạng như sau:


- Toàn bộ văn bản sử dụng Font: Time New Roman, Size: 11pt, Line spacing: Single

Hướng dẫn sử dụng một số phím tắt hay sử dụng trong Microsoft Word
Ctrl+E: Canh giữa đoạn văn bản
Ctrl+L: Canh trái đoạn văn bản
Ctrl+R: Canh phải đoạn văn bản
Ctrl+N: Tạo mới văn bản Word
Ctrl+J: Canh đều 2 biên đoạn văn bản
Ctrl+B: In đậm nội dung đoạn văn bản
Ctrl+I: In nghiêng nội dung đoạn văn bản
Ctrl+U: Gạch dưới nội dung đoạn văn bản

Chèn ký tự đặc biệt


Để chèn các ký hiệu, mẫu tự Hy Lạp, ký hiệu toán học,… mà ta không có trên bàn phím ta làm các bước sau:
Đặt con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn ký tự đặt biệt.
Vào menu Insert/Symbol…, hộp thoại Symbol xuất hiện:
Làm theo hướng dẫn bên cạnh

Các bước cơ bản để chèn ký tự đặc biệt trong word

Phiên bản, Năm phát hành, Hệ điều hành


2003, 2002, Windows NT
2007, 2006, Windows Vista
2010, 2010, Windows Vista
2013, 2012, Windows 7

Muốn biết năm phát hành MS Office (xem Table 1), để chèn ký tự đặc biệt (xem Figure 1).

Windows
MacOS
Linux
Others
Bước 2. Sinh viên thực hiện tuần tự các thao tác sau đối với tập tin Baitap01_dulieu.docx.
Trình tự các bước thực hiện như sau:

Câu hỏi 1 Mở tập tin BAITAP01_DULIEU.DOCX, sau đó lưu lại với định dạng
HOVATENSV_MSSV_NHOMHP_BAI01
Câu hỏi 2 • Định dạng khổ giấy A4
• Căn lề văn bản theo kích thước: Top: 2cm, Bottom: 2cm, Left: 3cm,
Right: 2cm
• Định dạng font chữ: Times New Romance, size: 13pt cho toàn văn bản
• Giãn dòng 1,5 lines cho toàn văn bản
Câu hỏi 3 • Chèn Header: mẫu Banded
• Title Document: HỌ VA TÊN SV - MSSV
Câu hỏi 4 • Insert number cho dòng “Hướng dẫn sử dụng…” và “Chèn ký tự…”
• Điều chỉnh number position: 0 cm và Text indent: 0.5 cm
Câu hỏi 5 • Chia 2 cột cho đoạn văn bản từ dòng “Ctrl+E” đến dòng “Ctrl+U”, với
thuộc tính:
• Equal column width: True/Yes
• Spacing: 0.5 cm
o No line between
Câu hỏi 6 • Tạo Macro có tên Indam_Innghieng và lưu trữ trong file hiện tại
o Gán shortcut: Ctrl+8
o Gán giá trị của macro là: Bold và Italic
• Thực hiện macro Indam_Innghieng cho các cụm từ: “Ctrl + …” của các
dòng từ “Ctrl + E” đến “Ctrl+U”
• Thực hiện Macro Indam_Innghieng cho các dòng:
“1. Hướng dẫn..”
“2. Chèn ký tự đặc biệt”
Câu hỏi 7 Sử dụng tính năng hyperlink để chèn liên kết cho từ “Microsoft Word” trong
đoạn 1, với đường link sau:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Microsoft_Word
Câu hỏi 8 • Chèn shape có tên 8-points Star vào đoạn văn bản chia 2 cột với
• Kích thước: Width: 5cm Height: 3.5cm
• Shape outline:
o Color: Orange, Accent 1, Darker 25%
o Dash: -----
o Weight: 1 ½ pt
• Text: 8
o Font size: 48 pt
o Color: RED
• Shape fill: No fill
Câu hỏi 9 • Chèn Bullets cho 3 dòng cuối cùng của văn bản
o Giá trị bullets: 
o Bullets position: 0.5 cm
o Text indent: 1.0 cm
o Follow number with: Tab character
Câu hỏi 10 • Chèn hình ảnh từ cửa sổ Symbol của thao tác ở câu hỏi 9
o Điều chỉnh tỷ lệ (Scale) chiều cao (Heigh) và chiều rộng (Width):
40%
o Định dạng Picture Effect với thuộc tính Bevel là Circle
o Picture Style: Drop Shadow Rectangle
o Wrap text: Square
o Dịch chuyển hình ảnh sang bên phải của 3 dòng có bullets .
Câu hỏi 11 • Chèn Caption cho hình ảnh câu 10 với :
o Label là: Figure
o Caption là – Chèn Bullets với giá trị symbol
o Position : Below selected item
Câu hỏi 12 • Chèn Footnote cho từ Hy Lạp ở vị trí paragraph 2 với nội dung như sau: là
hệ thống 24 ký tự được dùng để viết tiếng Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ IX
trước Công nguyên hoặc đầu thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên.
• Hiệu chỉnh Footnote thành định dạng: ∗ +≠ 𝛿
Câu hỏi 13 • Chèn SmartArt ở vị trí cuối trang 1 với định dạng Process: Basic Chevron
Process
• Thay thế các từ Text của SmartArt bằng cách cắt (cut) các cụm từ:
Windows
MacOS
Linux
Others
• Thay đổi màu sắc: Colorful Range – Accent color 4 to 5
• Size: Heigh: 3cm Width: 15cm
Câu hỏi 14 • Chèn Word Art cho dòng: “Các bước cơ bản để chèn ký tự đặc biệt trong
word”
o Style: Fill – White, Outline - Accent 1, Shadow
o Text Fill: Light Green
o Text Outline: Dark Blue
o Text Effect: Transform - Circle
o Size: Width: 8cm; Heigh: 5cm
Câu hỏi 15 • Convert văn bản thành Table cho paragraph “Phiên bản”…”Windows7”
o 3 cột, 5 hàng
o Separate text at: ,
o Autofit to contents
• Table Style: Grid Table 4, Accent 6
Câu hỏi 16 • Chèn Caption cho Table
o Lable: Table
o Position: Above selected item
o Caption: - Năm phát hành MS Office
Câu hỏi 17 • Chèn Cross reference cho Table 1
o Reference Type: Table
o Insert reference to: Entire caption
• Chèn Cross reference cho Figure 1
o Reference Type: Figure
o Insert reference to: Only number and label
Câu hỏi 18 • Chèn Pie Chart vào cuối cùng Trang 1
• Thay thế và thêm mới các Category và số liệu lần lượt là:
o Windows: 50
o Linux: 30
o MacOS: 10
o Chrome: 10
• Title: HỆ ĐIỀU HÀNH
• Chart Style: Style 9
• Size: Height: 5cm Width: 8cm
• Wraptex: In front of text
• Dịch chuyển sang bên phải Table 1
Bước 3. So sánh với kết quả sau:
BÀI TẬP 3.2

Bước 1. Sinh viên sử dụng phần mềm MS Word 2013 soạn thảo nội dung văn bản sau và lưu
lại với tên tập tin là: BAITAP02_DULIEU.DOCX

Nội dung tập tin BAITAP02_DULIEU.DOCX có định dạng như sau:


- Toàn bộ văn bản được biên soạn với Font: Calibri (Body), Size: 11 pt, Line spacing: Single
- Hình 1: ảnh được tải từ Internet, dòng bên dưới là caption của Hình ảnh có Label là Hình
- Bên dưới dòng: “Các phim thời lượng dài mà Charlie Chaplin từng đạo diễn” được chèn bằng
SmartArt có tên là Lined list

Email được ra đời trước khi có mạng Internet


E-mail là được viết tắt từ Electronic Mail trong tiếng Anh và được phổ biến từ năm 1993
SMTP: Simple Mail Transfer Protocol, đây là một giao thức để truyền tải thư đơn giản. Giao thức này sử
dụng cổng 25.
CC và BCC: CC cho người nhận biết họ nhận được mail cùng với một số địa chỉ email khác nữa. Còn ở BBC
thì người nhận sẽ chỉ thấy mỗi mình là người nhận thư.
Các nhà cung cấp dịch vụ E-mail
Yahoo @yahoo.com
Google@gmail.com
Microsoft@live.com
@hotmail.com
@outlook.com
@msn.com

Hình 1- Email
Các phim thời lượng dài mà Charlie Chaplin từng đạo diễn
1921 The Kid

1923 A Woman of Paris

1925 The Gold Rush

1928 The Circuits

1938 City Lights


Cross Reference
Cross Reference giúp người sử dụng MS Word đối chiếu chéo để chú thích, dẫn liên kết đến một thông tin
tham khảo khác trong cùng một văn bản. Chức năng này sử dụng thông tin tham khảo từ rất nhiều loại,
trong đó phổ biến nhất là sử dụng mục lục và đánh dấu trang (bookmark). Ví dụ, nói đến thư điện tử (xem
Email), phân biệt các hình thức gửi thư (xem CC và BCC). Hoặc cross-reference còn liên kết được với
Heading, Table, Figure hoặc bất kỳ mục nào người dùng thiết lập.
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HEADING


Bước 2. Sinh viên thực hiện tuần tự các thao tác sau đối với tập tin
BAITAP02_DULIEU.DOCX. Trình tự các bước thực hiện như sau:
Câu hỏi 1 Mở tập tin BAITAP02_DULIEU.DOCX, sau đó lưu lại với định dạng
HOVATENSV_MSSV_NHOMHP_BAI02.DOCX
Câu hỏi 2 • Định dạng khổ giấy A4
• Căn lề văn bản theo kích thước: Top: 2cm, Bottom: 2cm, Left: 3cm,
Right: 2cm
• Định dạng font chữ Times New Romance, size 13pt cho toàn văn bản
• Giãn dòng 1,5 lines cho toàn văn bản với Before:0pt và After:0pt
Câu hỏi 3 • Chèn Header: mẫu Banded
• Title Document: Họ và tên SV_MSSV
Câu hỏi 4 • Sử dụng tính năng ngắt trang (Breaks) cho đoạn văn bản bắt đầu từ “Cross
Reference giúp người sử dụng MS Word…”
o Section Breaks: Next Page
Page 1
Câu hỏi 5 • Chèn 1 dòng kẻ ngang (Horizontal Line) bên dưới “Email được ra đời
trước khi có mạng Internet”
• Định dạng Shading: Blue, Accent 1, Lighter 60% cho đoạn 1
• Left Indent cho đoạn 1 tại vị trí 3cm
Câu hỏi 6 • Chèn Dropcap cho đoạn “Email …1993” với:
o Line to drop: 2
o Distance from text: 0.2 cm
o Font: Arial Black
• Right Indent: 12 cm
Câu hỏi 7 • Định dạng 2 columns cho đoạn từ: "SMTP…" đến "mình là người nhận
thư" :
o Equal column with
o 2 columns với spacing: 1 cm
Câu hỏi 8 • Tạo mới 1 Stye và đặt tên là: BoldItalic
o Font: Arial, 14pt
o Color Font: Red
o Bold, Italic
• Áp dụng Style này cho từ “SMTP” và “CC và BCC”
Câu hỏi 9 • Chèn biểu tượng lá thư (Letter) vào cuối cùng của cột 1 (SMTP..)
• Convert Symbol thành WordArt
o Fill-White, Outline-Accent 2, Hard Shadow – Accent 2
o Font size: 48pt
o Position:
▪ Horizontal Alignment: Right và relative to: Column
▪ Vertical Absolute position: 1cm và relative to: Pragraph
• Linse spacing:
o Single
o Before: 0pt và After: 0pt
Câu hỏi 10 • Định dạng Heading 1 cho 2 dòng tiêu đề sau :
o Các nhà cung cấp dịch vụ E-mail
o Các phim thời lượng dài mà Charlie Chaplin từng đạo diễn
• Lựa chọn tất cả các dòng có Heading 1 (Select All Heading 1):
o Remove Space Before Paragraph
o Add Space After Paragraph
Câu hỏi 11 • Định dạng Tabs cho các dòng bên dưới Heading: “Các nhà cung cấp dịch
vụ E-mail”
o Dòng 1,2,3:
▪ Tab stop position: 7cm
▪ Alignment: Left
▪ Leader: 3
o Dòng 4,5,6:
▪ First Line Indent: 2cm
▪ Tab stop position: 9cm
▪ Alignment: Right
▪ Leader: 4
Câu hỏi 12 • Chèn Footnote cho từ Email của heading “Các nhà cung cấp dịch vụ E-
mail” với nội dung như sau:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thư_điện_tử
Câu hỏi 13 • Định dạng Picture Style cho Hình 1:
o Picture Style: Bevel Perspective
o Position in Midle Right with Square Text Wraping
Câu hỏi 14 • Thay đổi định dạng cho SmartArt “Các phim thời lượng dài mà Charly
Chaplin từng đạo diễn”
o Setup Process
o Height: 5cm
o Width: 13cm
• Chèn Caption cho SmartArt trên:
o Label: Hình 2
o Position: Below
o Caption: - Charly Chaplin film
o Colorful Range, Accent Colors 4 to 5
Câu hỏi 15 • Chèn Bookmark cho các từ sau :
o SMTP với tên Bookmark là "SMTP"
o CC và BCC với tên Bookmark là "CC_BCC"
o Electronic Mail với tên Bookmark là "Email"
Page 2
Câu hỏi 16 • Insert Cross-Reference cho các bookmart:
o Email
▪ Insert reference to: bookmart text
o CC_BCC
▪ Insert reference to: bookmart text
Câu hỏi 17 • Chèn danh sách các Caption là Hình vào “DANH MỤC HÌNH”
o Caption Lable: Hình
o Format: From template
o Font Time Newroman, 12pt
o Color: Green
o Italic
o Line Spacing: 1.5 line, Befor: 0pt và After: 0pt
Câu hỏi 18 • Sử dụng tính năng Table of Content bên dưới dòng: “DANH MỤC
HEADING”
o Automatic Table 2
Câu hỏi 19 • Chèn số trang (Page number) vào bên dưới, góc phải của trang in
o Thick line
o Định dạng số trang bắt đầu là: i, ii, iii, …
• Áp dụng Heading 2 cho dòng Cross Reference
• Cập nhật (Update) lại DANH MỤC HEADING
Câu hỏi 20 • Định dạng Page Color: Orange, Accent 2, Lighter 80%
• Page Boder:
o Setting: 3D
o Color: Green
o Width: 1pt
Câu hỏi 21 • Cài đặt thông tin cho văn bản
o Advanced:
▪ Cho phép (Enable) show bookmark
▪ Show measurements in units of: Inches
o Display:
▪ Enable print background colors and image
Bước 3. So sánh với kết quả sau:
TẠO PHIÊN TRÌNH CHIẾU
BÀI THỰC HÀNH 01. THIẾT KẾ TẬP TIN TRÌNH CHIẾU
Thực hiện thiết kế một tập tin trình chiếu theo các bước hướng dẫn như sau:
Tạo mới tập tin trình chiếu
Sau khi khởi động ứng dụng Microsoft PowerPoint, từ màn hình lựa chọn mẫu thiết kế người dùng
có thể chọn mẫu có tên là Wisp trong trường hợp máy tính không thể kết nối với Internet để tải về
mẫu thiết kế khác. Sau đó nhấn nút Create để tạo tập tin trình chiếu.

Giao diện của tập tin trình chiếu được tạo từ mẫu thiết kế có tên là Wisp

Từ hình trên, hãy thay thế các mục như sau:


- Click to add title:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TẬP TIN TRÌNH CHIẾU
- Click to add subtitle:
VỚI MICROSOFT POWERPOINT 2013
Ban biên soạn Giáo trình Tin học cơ sở
Bộ môn Kỹ thuật phần mềm, Khoa Công nghệ Thông tin
Đại học Nha Trang, 2018
Yêu cầu:
Cả 2 mục trên đều có Font chữ là Arial. Trong đó, mục title có cỡ chữ là 54 và mục subtitle có cỡ
chữ là 24. Sau đó, hiệu chỉnh màu sắc, di chuyển các mục sao cho slide trông có vẻ cân đối.
1. Chèn thêm silde
Từ tập tin trình chiếu ở bài tập trước, để chèn thêm một slide mới ngay trong tập tin trình chiếu
người dùng có thể thực hiện theo các cách sau:
- Nhấp chọn slide đầu tiên, sau đó nhấn phím Enter
- Bấm tổ hợp phím Ctrl + M
- Nhấp chuột lên menu Insert → New Slides
Các lựa chọn khi thực hiện chức năng Insert → New Slides

Có thể nhận thấy có nhiều lựa chọn cho mục chèn mới slide như hình trên. Trong đó, lựa chọn
Title and Content được thiết lập mặc định khi người dùng thực hiện thao tác nhấn phím Enter
hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + M khi thực hiện chèn mới slide. Chèn mẫu silde có tên Title and
Content vào sau slide hiện tại.
Thực hiện các thay đổi cho các mục như sau:
- Click to add title:
Giới thiệu Microsoft PowerPoint
- Click to add text:
Microsoft PowerPoint (gọi tắt là PowerPoint) là một phần mềm trình diễn do hãng
Microsoft phát triển. PowerPoint là một phần của gói ứng dụng văn phòng Microsoft
Office. Nó có thể cài đặt và sử dụng được trên cả máy tính dùng hệ điều hành
Windows lẫn Mac OS X. Bản dùng cho hệ điều hành Windows còn có thể dùng cho
cả các máy tính với hệ điều hành Linux nhờ lớp tương thích Wine.
Yêu cầu:
Cả 2 mục trên đều có Font chữ là Arial. Trong đó, mục title có cỡ chữ là 34 và mục add text có
cỡ chữ là 24. Sau đó, hiệu chỉnh màu sắc, di chuyển các mục sao cho slide trông có vẻ cân đối

2. Hiệu ứng chuyển tiếp slide


Từ tập tin trình chiếu đã tải về ở bài tập trước. Để thiết lập hiệu ứng khi chuyển đổi giữa các slide
theo yêu cầu người dùng có thể sử dụng chức năng TRANSITION với hiệu ứng là Random Bars
- Hướng dẫn. Chức năng Efect Options trong mục Transitions và chọn hiệu ứng của
Random Bars

3. Thêm âm thanh (sound) hoặc hiệu chỉnh thời gian chuyển tiếp slide (Duration)
Từ nội dung ở mục trước, khi chuyển tiếp slide có thể thêm hiệu ứng âm thanh (Sound) hoặc điều
chỉnh thời gian (Duration) để có thể đạt được hiệu quả truyền đạt hơn.
Mục Sound và chọn hiệu ứng Cash Register
Mục Duration với giá trị bằng 02.00 (2 giây)
Chú ý. Nhấp chọn Apply to All nếu muốn thực hiện đồng nhất cho tất cả các slide.

4. Thiết lập hiệu ứng cho nội dung văn bản


Để thực hiện việc tạo hiệu ứng cho nội dung văn bản trên mỗi slide, đầu tiên người dùng cần mở
bảng điều khiển các hiệu ứng Animation Pane. Sau đó thực hiện các thiết lập như yêu cầu bên
dưới:
- Khung Title (Giới thiệu Microsoft PowerPoint) chọn hiệu ứng Float In
- Khung add text (Microsoft PowerPoint ... Wine) với hiệu ứng Zoom

5. Hiệu chỉnh thiết lập cho các hiệu ứng (Animation)


Có thể nhận ra ở khung bên tay phải của slide trình chiếu ở mục trên, mục Animation Pane có hai
hiệu ứng cho 2 đối tượng là Title 1 và text với thứ tự ưu tiên trình chiếu: (Giới thiệu…) trước,
sau đó mới đến nội dung văn bản (Microsoft Powerpoint…). Trong đó, số 1 và 2 trước biểu tượng
dấu sao thể hiện thứ tự trình chiếu của các đối tượng.
Thay đổi thứ tự trình chiếu
Yêu cầu:
Hãy thiết lập hiệu ứng bắt đầu với số 2 (Microsoft Powerpoint…), sau đó là số 1 (Giới
thiệu…)
Chú ý: Để gỡ bỏ hiệu ứng, hãy nhấp chuột lên hiệu ứng cần thao tác, sau đó phím Delete hoặc
click phải chuột và chọn Remove. Số 1 và 2 không những thể hiện được thứ tự hiệu ứng xuất hiện
mà còn thể hiện cho người dùng biết thông tin: nếu muốn hiển thị 2 hiệu ứng này bắt buộc phải
nhấn phím di chuyển/Enter/Space hoặc nhấp chuột trái.
Yêu cầu tiếp theo:
Tại dòng hiệu ứng thứ 2, lưạ chọn các thiết lập như sau:
- Lựa chọn dòng Start With Previous
- Lặp lại yêu cầu trên nhưng chọn Start After Previous
- Lặp lại yêu cầu 2 nhưng chọn Effect Options…Trong cửa sổ này, thực hiện các thiết lập
sau:
▪ Tab Sound: Chọn Applause
▪ Tab Timing:
Delay: thời gian chờ cho mỗi hiệu ứng
Duration: thời gian thực hiện cho mỗi hiệu ứng
Repeat: số lần lặp lại cho mỗi hiệu ứng
Các hiệu ứng xuất hiện tuần tự, đồng thời hay đợi lệnh
Khi trình chiếu slide, đôi khi người dùng cần nhấn mạnh đến một số chi tiết, một số đoạn văn hay
so sánh các cặp nội dung với nhau. Để thực hiện điều này, hiệu ứng hiển thị đồng loạt hay lần lượt
từng chi tiết sẽ làm cho bài thuyết trình trở nên có điểm nhấn hơn.
Đồ thị số người truy cập facebook trong tháng 4

Hãy chèn thêm 1 sile Title and Content bằng menu Insert hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + M.
- Bước 1. Nhập nội dung cho mục title: Số người truy cập facebook trong tháng 4
- Bước 2. Nhấp chọn đối tượng biểu đồ cột (Insert chart) Clustered column của click to
add text
- Bước 3. Nhập số liệu cho đồ thị như sau:
Thay thế dữ liệu của cột A với các giá trị như sau (mỗi giá trị 1 hàng):
India, United State, Indonesia, Brazil, Mexico, Philipines, Viet Nam, Thailand,
Turkey, United Kingdom
Thay thế dữ liệu của cột B theo thứ tự như sau:
Thay thế giá trị ô B1 (Series 1) bằng Lượt truy cập (đvt triệu)
Thay thế giá trị của các ô còn lại (B2 trở đi) với các giá trị như sau (mỗi hàng 1 giá
trị)
(270), (240), (140), (130), (86), (69), (58), (52), (52), (46)
- Bước 4. Chọn Float In cho đồ thị
- Bước 5. Chọn giá trị Float Down ()
- Bước 6. Chọn giá trị By Element in Category

6. Chèn bảng biểu trong slide trình chiếu – Insert Table


Để chèn bảng biểu vào tập tin trình chiếu có 2 cách: (1) Sao chép bảng biểu từ WORD hay EXCEL
sang tập tin trình chiếu; (2) thiết kế bảng biểu trong tập tin trình chiếu sử dụng chức năng chèn
(Insert) bảng (Table). Trong bài tập này hướng dẫn sử dụng cách 02.
- Bước 1. Bấm tổ hợp phím Ctrl + M để chèn mới 1 slide vào cuối tập tin hiện tại
- Bước 2. Tạo 1 bảng có 4 cột và 6 hàng
- Bước 3. Chọn kiểu bảng biểu là Medium style 1 Accent 5
- Bước 4. Nhập nội dung ở Bảng số liệu vào Table vừa được tạo ở bước 3
- Bước 5. Sử dụng các chức năng trong menu Design (Table Tools) để hiệu chỉnh các đường
biên (Borders); menu Layout (Table Tools) để hiệu chỉnh các dòng ở vị trí chính giữa ô
của bảng; menu Home để hiệu chỉnh font chữ và cỡ chữ.
- Bước 6. Thiết lập các hiệu ứng cho bảng biểu vừa tạo ra.
Cho bảng số liệu sau
Category 1 Category 2 Category 3
Subject 1 2450 4223 1600
Subject 2 3995 864 12042
Subject 3 75 80 90
Subject 4 5625 4805 541
Subject 5 642 8511 75

Chèn bảng biểu

7. Chèn đối tượng đồ họa (Smart Art)


Khi trình bày nội dung có tính chất liệt kê, biểu diễn một quy trình, công thức, so sánh nên sử dụng
tính năng Smart Art được trang bị ngay trong ứng dụng trình chiếu MS Powerpoint.
- Bước 1. Chèn mới một silde vào cuối tập tin trình chiếu hiện tại với lựa chọn Title and
Content và điền thông tin như sau.
Click to add title: Các phiên bản Powerpoint đã phát hành
- Bước 2. Chọn chức năng Step Up Process cho Smart Art as Graphic
- Bước 3. Thiết lập font Arial và kích cỡ là 20 cho nội dung của Process
- Bước 4. Chọn Float In cho mục Animations
- Bước 5. Hiệu chỉnh One by One cho mục Effect Options
- Bước 6. Nhấn tổ hợp phím Shift + F5 để trình chiếu và cho nhận xét.

Giao diện SmartArt với thuộc tính Step Up Process


8. Chèn các đối tượng đa phương tiện (Media)
Một bài thuyết trình sẽ trở nên sống động, đầy đủ thông tin và hiệu quả hơn nếu kết hợp đầy đủ
các yếu tố phương tiện âm thanh, hình ảnh, video, liên kết.
Từ tập tin trình chiếu ở trên, nhấn tổ hợp phím Ctrl + M với tiêu đề: Chèn các đối tượng đa phương
tiện
Insert image/picture
- Bước 1. Từ slide vừa được tạo ra ở bước trên, chèn hình ảnh hiện có trên máy tính
- Bước 2. Tương tự như bước 1, chèn Video (1) chọn trực tiếp từ Internet (youtube.com);
(2) từ tập tin sẵn có trên máy tính.
- Bước 3. Thay thế nội dung của ô “Click to Edit Master Title Style” bằng dòng chữ
HOME
- Bước 4. Chèn liên kết cho nút HOME đến Slide đầu tiên

Hộp hội thoại Insert hyper link với lựa chọn Place in This Documents

- Bước 7. Bấm tổ hợp phím Shift + F5 để trình chiếu slide hiện hành và cho nhận xét
Insert Page – Date time
Cũng giống như trình bày văn bản với MS Word, tập tin trình chiếu cũng nên có thông tin số thứ tự slide
và ngày tháng trình bày để người xem tiện theo dõi. Các thông tin này được đính kèm trong menu
Insert.
- Đánh dấu chọn cho 2 mục: Date and Time cho tab Slide của mục Header & Footer
- Tương tự như trên nhưng ở mục Notes and Handouts

Hộp hội thoại cho mục header và footer của Slide (bên trái) và Notes and Handouts (bên phải)

- Áp dụng cho tất cả các slide của tập tin trình chiếu hiện hành.
9. Copy, Paste slide từ các tập tin khác nhau
Đôi khi để tăng thêm sự đa dạng cho bài thuyết trình với PowerPoint, người dùng cần kết hợp
nhiều kiểu thiết kế khác nhau, mỗi kiểu thiết kế áp dụng cho mỗi Slide khác nhau. Trong bài thực
hành này sẽ tiến hành copy slide từ một tập tin có kiểu thiết kế khác so với định dạng hiện có ở
bài thực hành 02 với yêu cầu giữ nguyên định dạng và kiểu thiết kế hiện có ở tập tin này. Các bước
thực hiện như sau:
- Bước 1. Từ tập tin trình chiếu → Click menu File → Chọn New
- Bước 2. Ở ô tìm kiếm, nhập từ khóa: Education
- Bước 3. Kéo thanh trượt xuống dưới và chọn tiêu đề: High schools presentation
- Bước 4. Nhấp nút Create để tải về - Mở tập tin vừa tải về lên như hình 5.11

Giao diện của tập tin trình chiếu High schools presentation

Để ý, slide 1 ở tập tin này so với tập tin ở bài thực hành trước đó có sự khác nhau nên khi copy
(Ctrl +C) và paste (Ctrl+V) slide 1 từ tập tin vừa tải về đến bài thực hành trước sẽ làm mất định
dạng của slide này. Do đó, người dùng cần lựa chọn cách copy như sau:
- Bước 5. Nhấp chuột lên slide 1 của tập tin vừa tải về - Chọn copy (Ctrl+C)
- Bước 6. Paste slide vừa copy ở Bước 5 nhưng sử dụng tính năng Use Destination Theme
(H) và xem kết quả (Hình 5.16)
- Bước 7. Lặp lại bước 6 → chọn Keep Source Formating (K) và xem kết quả

Kết quả của việc copy và paste slide với lựa chọn
Use Destination Theme (bên trái) và Keep Source Formating (bên phải)
BÀI THỰC HÀNH 02. THIẾT KẾ TẬP TIN TRÌNH CHIẾU THEO CHỦ ĐỀ
BÀI TẬP 2.1
Yêu cầu:
Câu 1: Tạo mới 1 mẫu trình chiếu có Theme là Wisp
• Hiệu chỉnh Slide Master với định dạng:
o Font: Arial
o Color: Blue
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o WINDOWS 10
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o MICROSOFT CÓ LÝ DO GÌ KHI KHÔNG CÔNG KHAI TÊN GỌI WINDOWS
9 TRƯỚC KHI XUẤT HIỆN WINDOWS 1O
o Điều chỉnh Font size: 24pt
• Chèn hình ảnh giao diện Windows 10 (chụp ảnh từ màn hình)
o Hiệu chỉnh Scale: 50% cho cả 2 chiều rộng và cao
o Hiều chỉnh vị trí hình ảnh như hình minh họa bên dưới (Hình 1-Slide 1)

Hình 1-Slide 1
Câu 2: Thêm mới 1 slide
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o Nguồn gốc tên gọi
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Thực ra, Windows mới có tên Windows 10 để tránh nhầm lẫn nếu đặt tên là
Windows 9. Bởi vì, họ muốn chỉ đọc một vài chữ đầu tiên của tên hệ điều hành đang
dùng là có thể biết người dùng đang sử dụng phiên bản Windows nào, trong khi đó,
nếu đặt tên cho hệ điều hành mới là Windows 9, có thể nhầm lẫn sang Windows 95
hoặc Windows 98.
o Điều chỉnh Font size: 24pt
o Spacing: 1,5 lines; Before: 0pt; After: 0pt
• Chèn chuyển động khung Subtitle:
o Animation: Float-In
o Efect Options: Flow Down
Hình 2-Slide 2
Câu 3: Thêm mới 1 slide
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o Lịch sử cập nhật
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Tạo mới một Table (Bảng) có 2 cột và 6 hàng và nhập nội dung (Hình 3-Slide 3)
o Điều chỉnh Font size: 20pt
o Spacing: 1,5 lines; Before: 0pt; After: 0pt
• Chèn chuyển động khung Subtitle:
o Animation: Wipe
o Efect Options: From Left

Hình 3-Slide 3
Câu 4: Thêm mới 1 slide
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o Tiến trình phát hành
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Tạo mới một SmartArt có tên là Staggered Process
o Nhập nội dung cho các ô Text trong SmartArt như hình bên dưới (Hình 4-Slide4)
o Điều chỉnh màu sắc: Colored Outline – Accent 1
• Chèn chuyển động khung Subtitle:
o Animation: Fly In
o Efect Options: From Top
o Sequence: One by One

Hình 4-Slide4
Câu 5: Chèn số trang và ghi chú cho mục Header và Footer
• Nhập nội dung cho mục Footer là:
o Kỳ thi đánh giá kỹ năng tin học cho sinh viên K61
• Chèn hiệu ứng chuyển Slide:
o Transition to this slide: Reveal
o Efect Options: Smoothly from Left

Hình 5-Tổng hợp Slide


BÀI TẬP 2.2
Soạn thảo tập tin trình chiếu mới theo các yêu cầu sau
Câu 1: Tạo mới 1 mẫu trình chiếu có Theme là Integral
• Hiệu chỉnh Slide Master với định dạng:
o Font: Arial
o Color: Blue
o Thay thế hình nền mặc định bởi hình ảnh được cung cấp sẵn trong máy tính
• Nhập nội dung cho mục Title:
o Microsoft Edge
o mã nguồn "Spartan"

Hình 1-Slide 1
Câu 2: Thêm mới 1 slide
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o Tính năng
o Hiệu chỉnh khung title với tính năng Quick Styles là Subtle Effect – Blue, Accent 1
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Theo Microsoft, Edge được thiết kế nhằm trở thành một trình duyệt web nhẹ với bố trí
xung quanh web standards.
o Edge tích hợp với các nền tảng trực tuyến của Microsoft để cung cấp điều khiển bằng
giọng nói, chức năng tìm kiếm và thông tin động liên quan đến các tìm kiếm trong
thanh địa chỉ. Người dùng có thể tạo chú thích cho các trang web có thể được lưu trữ
và chia sẻ với OneDriveĐiều chỉnh Font size: 24pt
o Font Color: Blue
o Spacing: 1,5 lines; Before: 0pt; After: 0pt
• Chèn chuyển động khung Subtitle:
o Animation: Wipe
o Efect Options:
▪ Direction: From Top
▪ Sequence: By Paragraph
Hình 2-Slide 2
Câu 3: Thêm mới 1 slide bằng thao tác Duplicate từ slide 2
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o Thị phần
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Tạo mới một đồ thị cột nằm ngang – Bar chart (Hình 3-Slide 3)
o Nhập số liệu cho đồ thị như bảng sau:
Phần trăm
Google Chrome 63.98%
Mozilla Firefox 13.60%
Safari 5.46%
Microsoft Edge 4.30%
Internet Explorer 8.21%

o Thay đổi Chart style mặc định thành Design 3


• Chèn chuyển động khung Subtitle:
o Animation: Random Bars
o Efect Options:
▪ Direction: Horizontal
▪ Queue: By Element in Series
Hình 3-Slide 3
Câu 4: Thêm mới 1 slide bằng thao tác Duplicate từ slide 3, dịch chuyển slide này xuống dưới
slide 3
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o IE gắn liền với Windows
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Tạo mới một SmartArt có tên là Upward Arrow
o Nhập nội dung cho các ô Text trong SmartArt như hình bên dưới (Hình 4-Slide4)
o Điều chỉnh màu sắc: Colorful Outline – Accent 2
• Chèn chuyển động khung Subtitle:
o Animation: Appear
o Effect Options
▪ Sequence: One by One

Hình 4-Slide4
Câu 5: Chèn số trang và ghi chú cho mục Header và Footer
• Nhập nội dung cho mục Footer là:
o Slide number
o Kỳ thi đánh giá kỹ năng tin học cho sinh viên K61
• Chèn hiệu ứng chuyển Slide:
o Transition to this slide: Reveal

Hình 5-Tổng hợp Slide


BÀI TẬP 2.3
Tạo mới tập tin trình chiếu theo các yêu cầu sau:
Câu 1: Tạo mới 1 mẫu trình chiếu có Theme là Celestial
• Hiệu chỉnh Slide Master với định dạng:
o Font: Arial
• Nhập nội dung cho mục Title:
o Nguồn gốc sự sống
• Nhập nội dung cho mục Subtitle
o …có thể tồn tại từ 4,28 tỷ năm trước
o Font size: 24pt
o Line Spacing: 1,5lines
o Color: Yellow

Hình 1-Slide 1
Câu 2: Thêm mới 1 slide
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o GIẢ THUYẾT PANSPERMIA
o Hiệu chỉnh khung bằng tính năng Quick Styles: Light 1 Outline, Colored Fill - Teal,
Accent 3
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Hóa sinh của sự sống có thể đã bắt đầu ngay sau Vụ Nổ Lớn, 13,8 tỷ năm trước,
trong một kỷ nguyên có thể ở được khi tuổi của vũ trụ chỉ còn 10 đến 17 triệu năm.
o Giả thuyết panspermia cho thấy sự sống siêu nhỏ được bụi vũ trụ, thiên thạch, tiểu
hành tinh và các vật thể trong Hệ Mặt trời nhỏ khác đưa đến Trái Đất sơ khai và sự
sống có thể tồn tại trong vũ trụ.
o Giả thuyết panspermia cho rằng sự sống bắt nguồn từ bên ngoài Trái Đất, nhưng
không giải thích dứt khoát về nguồn gốc của nó.
o Điều chỉnh Font size: 24pt
o Spacing: 1,5 lines; Before: 0pt; After: 0pt
o Color: Yellow
• Chèn hiệu ứng cho khung Subtitle:
o Animation: Wipe
o Efect Options:
▪ Direction: From Left
▪ Sequence: By Paragraph

Hình 2-Slide 2
Câu 3: Thêm mới 1 slide bằng cách duplicate từ slide 2
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o Cơ sở của giả thuyết
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Tạo mới Smart Art có tên là: Radial Venn và nhập nội dung như hình bên dưới
(Hình 3)
o Chèn hình ảnh từ máy tính vào khung của SmartArt như hình
o Change Colors: Colorfull – Accent Colors
o Change SmartArt Style: Simple Fill
o Hiệu chỉnh kích thước: Height: 12cm; Width: 15cm
o Chèn hình ảnh bên phải slide như hình
o Hiệu chỉnh kích thước: Scale 70% cho cả 2 chiều cao và rộng
• Chèn chuyển động khung Subtitle:
o Animation: Split
o Efect Options:
▪ Direction: Vertical In
▪ Queue: One By One
Hình 3-Slide 3
Câu 4: Thêm mới 1 slide bằng cách duplicate slide 3
• Nhập nội dung cho mục Title là:
o Kỷ Jura
• Nhập nội dung cho mục Subtitle là:
o Nhập nội dung như hình bên dưới(Hình 4-Slide4) với số liệu như sau:
Kỷ Jura
201.3 –145 triệu năm trước đây

Nồng độ O2 trung bình trong khí quyển giai đoạn này Khoảng 26 Vol %
(130 % so với giá trị hiện tại)

Nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển giai đoạn này Khoảng 1950 ppm
(7 lần giá trị tiền công nghiệp)

Nhiệt độ bề mặt nước biển trong giai đoạn này Khoảng 16.5 °C
(3°C trên mức hiện đại)
o Điều chỉnh Table Style:
▪ Medium: Medium Style 2 – Accent 4
• Chèn chuyển động khung Subtitle:
o Animation: Float In
o Effect Options
▪ Direction: Float Down
Hình 4-Slide4
Câu 5: Chèn số trang và ghi chú cho mục Header và Footer
• Nhập nội dung cho mục Footer là:
o Slide number
o Kỳ thi đánh giá kỹ năng tin học cho sinh viên K61
• Chèn hiệu ứng chuyển Slide:
o Transition to this slide: Reveal

Hình 5-Tổng hợp Slide


XỬ LÝ BẢNG TÍNH
BÀI THỰC HÀNH 01. ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH
- Mở Control Panel, qui định dạng dữ liệu khi nhập/thể hiện kiểu số, ngày, giờ, đơn vị tiền tệ,
- Khởi động Excel, chọn “Blank Workbook”, quan sát màn hình làm việc chính của Excel.
- Tìm hiểu các biểu tượng chức năng trong mỗi Tab / Ribbon.
- Đặt tên tập tin là BANGDIEMSV
- Thực hiện các thao tác:
▪ Tại Sheet 1, chọn Font: Time New Roman, size: 12
▪ Nhập dữ liệu và định dạng bảng tính sau:

Yêu cầu khi nhập dữ liệu và định dạng dữ liệu:


1. STT: đánh STT tự động (chuyển sang kiểu Text).
2. Ngày sinh: định dạng ngày theo chuẩn dd/mm/yyyy.
3. Định dạng độ rộng cột các môn học có kích thước bằng nhau.
4. Điểm học phần các môn học nhập tùy ý.
Lưu ý:
- Điểm nhập số thập phân, ký hiệu thập phân là dấu phẩy, lấy 1 số lẻ, >=0 và <=10.
- Nếu nhập điểm vi phạm điều kiện, thông báo lỗi nhập và nhập lai.
Hướng dẫn:
Chọn khối vùng nhập điểm, chọn DATA → Group Data Tools → Data Validation:…
5. Tô màu, phân loại điểm:
- Điểm >=5 và <=10 thì tô màu xanh.
- Điểm < 5 thì tô màu đỏ.
- Hướng dẫn:
Chọn khối vùng nhập điểm, chọn HOME → Group Styles → Conditional Formatting →
Highlight Cells Rules → Between, …

6. Chèn thêm cột TÊN trước cột NGÀY SINH. Hãy tách phần tên thành 1 cột TÊN riêng
(dùng chức năng Flash Fill)
7. Sắp xếp cột Tên theo thứ tự tăng dần. (Lưu ý: Dữ liệu sau khi sắp xếp phải khớp với dữ
liệu ban đầu khi nhập vào) (chọn DATA → Group Sort & Filter → Sort)
8. Ẩn cột Tên (R_Click cột Tên, chọn Hide).
9. Chèn thêm cột NGÀY SINH, THÁNG SINH, NĂM SINH . Dùng hàm tách ngày, tháng,
năm của dữ liệu cột Ngày sinh (Hàm Day, Month, Year)
10. Chèn thêm cột KHÓA HỌC: là 2 ký tự đầu của Mã SV (Hàm Left)
BÀI THỰC HÀNH 02. SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐƠN

Sử dụng MS Excel, nhập bảng tính có định dạng sau đây và lưu lại với tên tập tin: BANHANG

Yêu cầu:
1. Loại hàng căn cứ vào ký tự cuối của Mã hóa đơn
Gợi ý: Sử dụng hàm RIGHT (Trích/ lấy ra N ký tự từ chuỗi ban đầu, tính từ bên phải cùng)
2. Số lượng căn cứ vào ký tự 2, 3, 4 của Mã hóa đơn
Gợi ý: Sử dụng hàm MID (Lấy ra N ký tự từ vị trí thứ k)
3. Định dạng cột Số lượng: các ký tự số sang số
Gợi ý: Sử dụng hàm VALUE (Dùng để chuyển đổi chuỗi số (các ký tự phải là các con số
từ 0 đến 9) trở thành 1 số. Ví dụ: chuỗi ký tự 011 sẽ trở thành 11)
4. Tên mặt hàng được xác định như sau:
Nếu ký tự đầu tiên của Mã hóa đơn là K thì Tên mặt hàng được xác định là Kaki, còn lại là Jean
Gợi ý: Sử dụng hàm Hàm IF chỉ có 2 trường hợp
Mục đích: Chia nhỏ thành các trường hợp cụ thể để tiến hành lựa chọn.
Ví dụ: Nếu tuổi bé hơn 18 thì không được phép kết hôn.
5. Đơn giá căn cứ vào Tên mặt hàng và đối chiếu với Bảng đối chiếu bên dưới
Gợi ý: Sử dụng hàm tìm kiếm theo hàng HLOOKUP (H viết tắt bởi Horizontal, nghĩa là
hàng ngang)
6. Thành tiền bằng số lượng * Đơn giá. Trong đó:
Nếu số lượng <50 thì không được giảm giá trên thành tiền.
Nếu 50 ≤ số lượng ≤ 100 thì được giảm giá 5% trên thành tiền
Còn lại, giảm 10% trên thành tiền
Gợi ý: Sử dụng hàm IF có 3 trường hợp (Hàm điều kiện luôn luôn đi với cụm từ:
NẾU1……..THÌ1……..NẾU2…….THÌ2……..CÒN LẠI)
7. Tính tổng tiền các mặt hàng đã bán và điền vào ô Tổng tiền
Gợi ý: Sử dụng hàm SUM
8. Tính tổng số lượng các mặt hàng đã bán và hoàn thành Bảng đối chiếu
Gợi ý: Sử dụng hàm tính tổng có điểu kiện (SUMIF)
9. Sắp xếp bảng tính tăng dần theo Tên hàng, nếu cùng tên thì sắp xếp giảm dần theo số lượng
Gợi ý: Sử dụng tính năng SORT
10. Vẽ đồ thị % thể hiện sự khác nhau của tổng tiền các mặt hàng đã bán
Gợi ý: Sử dụng tính năng Chart
11. Lọc ra danh sách các mặt hàng là Jean sang bảng dữ liệu mới
Gợi ý: Sử dụng Filter / Advanced Filter
12. Lọc ra danh sách mặt hàng Jean và Loại 2 sang bảng dữ liệu mới
Gợi ý: Sử dụng Filter / Advanced Filter với 2 điều kiện thỏa mãn đồng thời
BÀI THỰC HÀNH 03. BÀI THỰC HÀNH TỔNG HỢP

BÀI TẬP 3.1

Yêu cầu:

Câu hỏi 1. Số lượng căn cứ vào 2 ký tự cuối của Mã chuyến và định dạng kiểu số (number)

Câu hỏi 2. Lộ trình căn cứ vào ký tự thứ 4 và 5 của Mã chuyến và đối chiếu với Bảng 1

Câu hỏi 3.

- Đơn giá căn cứ vào Lộ trình và đối chiếu với Bảng 1

- Cước phí = Số lượng * Đơn giá. Nếu số lượng <= Số lượng quy định thì Cước phí không
đổi. Còn lại tính thêm 10% của cước phí

Câu hỏi 4. Thời gian thực hiện = Ngày đến - Ngày đi. Nếu Ngày đến = Ngày đi thì Thời gian thực
hiện được tính là 1 ngày

Câu hỏi 5.

- Thời gian quy định căn cứ vào lộ trình và đối chiếu với Bảng 1

- Nếu Thời gian quy định > Thời gian thực hiện thì Thưởng được tính bằng số ngày thừa
* 10% Cước phí. Còn lại thì bằng 0

Số ngày thừa được tính bằng công thức: (Thời gian quy định – Thời gian thực thiện)

Câu hỏi 6. Tính tổng cước phí của các Tuyến và điền vào Bảng thống kê

Câu hỏi 7. Sắp xếp bảng tính tăng dần theo Lộ trình. Nếu có cùng Lộ trình thì sắp xếp bảng tính
giảm dần theo Số lượng.
BÀI TẬP 3.2

Yêu cầu:

Câu hỏi 1. Nơi đến căn cứ vào ký tự 3,4 của Mã bưu kiện và đối chiếu với Bảng 1

Câu hỏi 2. Phương tiện căn cứ vào 2 ký tự đầu của Mã bưu kiện (định dạng number) và đối
chiếu với Bảng 2

Câu hỏi 3. Nếu ký tự cuối của Mã bưu kiện là "E" thì hình thức là "Chuyển nhanh". Còn "N"
được hiểu là "Chuyển thường"

Câu hỏi 4. Giá cước căn cứ vào nơi đến, phương tiện và đối chiếu với Bảng 1

Câu hỏi 5. Thành tiền = Trọng lượng * Giá cước. Trong đó, giảm 10% cho các bưu kiện có
trọng lượng >300, còn lại không giảm

Câu hỏi 6. Sắp xếp bảng tính tăng dần theo Nơi đến. Nếu có cùng nơi đến thì sắp xếp giảm dần
theo trọng lượng

Câu hỏi 7. Tính tổng cước phí các bưu kiện có Nơi đến là Mỹ và Hình thức là chuyển nhanh và
điền vào dấu hỏi (?)

Câu hỏi 8. Lọc ra danh sách các Gói bưu kiện chuyển đi Mỹ và bằng phương tiện Máy bay.
BÀI TẬP 3.3

Yêu cầu:
Câu hỏi 1. Nước lắp ráp căn cứ vào 2 ký tự cuối của Mã hàng. Nếu là "VN" thì Nước lắp ráp
được hiểu là "Việt Nam". Còn lại là "Nhật Bản"
Câu hỏi 2. Hãng xe căn cứ vào 2 ký tự đầu của Mã hàng và đối chiếu với Bảng 1
Câu hỏi 3. Giá xuất xưởng căn cứ vào Hãng xe, Nước lắp ráp và đối chiếu với Bảng 2

Câu hỏi 4. Nếu những hãng xe được lắp ráp ở Việt Nam thì Thuế được tính 10% của Giá xuất
xưởng. Còn lại là 5% của Giá xuất xưởng
Câu hỏi 5. Tính tổng thuế của các hãng xe và hoàn thành Bảng 1
Câu hỏi 6. Vẽ đồ thị % cho Tổng thuế của các Hãng xe trong Bảng 1
Câu hỏi 7. Sắp xếp bảng tính tăng dần theo Hãng xe. Nếu có cùng Hãng xe thì sắp xếp giảm
dần theo Thuế
Câu hỏi 8. Lọc ra danh sách các Hãng xe là Toyota hoặc Nước lắp ráp là Nhật Bản
BÀI TẬP 3.4

Yêu cầu:

Câu hỏi 1. Tên hãng căn cứ vào 2 ký tự đầu của Mã hàng và đối chiếu với Bảng 1

Câu hỏi 2. Tốc độ căn cứ vào 2 ký tự thứ 3 và 4 của Mã hàng và định dạng kiểu số (number)

Câu hỏi 3. Đơn giá căn cứ vào tốc độ, số lượng và đối chiếu với Bảng giá

Câu hỏi 4. Thành tiền = Số lượng * Đơn giá * Tỷ giá. Với tỷ giá là 21500 vnd

Câu hỏi 5. Ghi chú là "Giảm giá" cho những Hãng là Asus và có số lượng >5. Ngược lại thì bỏ trống

Câu hỏi 6. Tính tổng số lượng của các Hãng khác nhau và hoàn thành Bảng thống kê

Câu hỏi 7. Sắp xếp bảng tính tăng dần theo Tên hãng. Nếu có cùng tên hãng thì sắp xếp giảm dần
theo Ngày bán

Câu hỏi 8. Lọc ra danh sách các Tên hãng là Phillips và có số lượng > 6
BÀI TẬP 3.5

Yêu cầu:

Câu hỏi 1. Nếu 2 ký tự 3 và 4 của Mã hàng là "PV" thì "Nhà cung cấp" được hiểu là "Phong Vũ";

Nếu 2 ký tự 3 và 4 của Mã hàng là "KS" thì "Nhà cung cấp" được hiểu là "Kim Sơn".

Còn lại là "Ba Sao"

Câu hỏi 2. Đơn giá căn cứ vào ký tự đầu của Mã hàng và đối chiếu với Bảng 1. Giảm giá 2% cho
những mặt hàng có số lượng >200. Còn lại không giảm.

Câu hỏi 3. Thuế được tính là 10% * Đơn giá nếu những mặt hàng được xuất trong vòng 10 ngày kể
từ ngày nhập. Còn lại là 5%* Đơn giá

Câu hỏi 4. Tính tổng thuế của các Mã hàng (M, R, C) và điền vào Bảng 1

Câu hỏi 5. Vẽ đồ thị hình cột (Cluster Column) cho tổng thuế các Mã hàng ở Bảng 1

Câu hỏi 6. Sắp xếp bảng tính tăng dần theo Nhà cung cấp. Nếu có cùng Nhà cung cấp thì sắp xếp
giảm dần theo Ngày nhập

Câu hỏi 7. Lọc ra danh sách các nhà cung cấp là Ba Sao hoặc ngày nhập trước 15/09/2020
ỨNG DỤNG GOOGLE APPS

BÀI THỰC HÀNH 01. TẠO BIỂU MẪU KHẢO SÁT TRỰC TUYẾN
(GOOGLE FORM)
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mở Email → Chọn các ứng dụng của Google → Chọn Drive → Google Forms
- Bước 2: Tạo tiêu đề phiếu khảo sát
- Bước 3: Lựa chọn loại câu hỏi khảo sát
- Bước 4: Nhập nội dung cho các câu hỏi khảo sát
- Bước 5: Tùy chỉnh nâng cao
- Bước 6: Gửi phiếu khảo sát tới mọi người
- Bước 7: Thống kê kết quả, xuất Google Sheet và đóng phiếu khảo sát
Kết quả khảo sát
BÀI THỰC HÀNH 02. TẠO BIỂU MẪU TRỰC TUYẾN - ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN
(GOOGLE FORM)
Yêu cầu:

- Tạo mẫu đánh giá theo mẫu


- Gửi phiếu khảo sát tới mọi người
- Thống kê kết quả, xuất Google Sheet và minh họa đồ thị điểm của lớp
Kết quả đánh giá sinh viên:
BÀI TẬP LẬP TRÌNH C
BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN NHÓM LỆNH NHẬP XUẤT
Bài tập 1.1. Viết chương trình hiển thị Hello World! lên màn hình

Các bước thực hiện:


Bước 1. Khởi động Dev-C++
• Click Start - Dev-C++
Hoặc D_Click shortcut Dev-C++ trên Desktop
• Màn hình giao diện Dev-C++ được hiển thị
Bước 2. Tạo chương trình (source)
• Click File – New – Source File (Ctrl + N)
• Tạo khung chương trình như sau:
Chương trình Giải thích
#include <stdio.h> Dòng 1: Header file có tên stdio.h trong thư viện C chuẩn, định nghĩa
//chuong trinh chinh 3 kiểu biến, một số macro và các hàm đa dạng để thực hiện input và
int main() output. Về cơ bản stdio- standard input output sẽ thực hiện các thao
{ tác nhận ký tự từ bàn phím, xuất ra màn hình.
printf("Hello World!"); Dòng 2,6: Ghi chú (comment) sẽ được bỏ qua khi biên dịch
//ket thuc chuong trinh Dòng 3: Hàm main() sẽ được gọi với một số lượng đối số truyền vào
return 0; là tùy ý và hàm sẽ trả về giá trị là một số nguyên Integer.
} Sau hàm main là cặp dấu ngoặc () quy định kiểu khai báo hàm. Kế
đó:
Ngoài ra người dùng có thể sử Dòng 4,8: là cặp dấu {} để xác định vùng/khối chương trình của
dụng đoạn chương trình sau: hàm.
Dòng 5: printf() gọi là hàm hiển thị dữ liệu có định dạng, nó cho
#include <stdio.h> phép hiển thị được tất cả các loại dữ liệu (các loại hằng, biến, biểu
//chuong trinh chinh thức hoặc lời gọi hàm. Hàm printf(“Hello World!”) sẽ hiển thị cụm
void main() từ Hello World! ra màn hình.
{ Dòng 7: Kiểu số nguyên có giá trị là 0 chính là kết quả trả về của
printf("Hello World!"); hàm main()
//ket thuc chuong trinh Hoặc có thể sử dụng void main() thì không cần phải return một giá
} trị nào đó.
Chú ý: Từng dấu chấm phẩy (;) ở cuối các câu lệnh printf(“Hello World!”) và return 0;
Dấu ngoặc kép “” cho cụm từ Hello World! trong hàm printf

Bước 3: Lưu tập tin (Save) với phần mở rộng (.c)


• File hoặc nhấn phím Ctrl + S
• Save as type: Drop_chọn “C source files (*.c)
• File name: Baitap1.c

Bước 4: Thực thi chương trình


• Bấm F9 để biên dịch (compile) chương trình: dịch sang mã máy để CPU vận hành
Hoặc Click Execute – Compile F9
• Bấm F10 để thực thi tập tin thực thi (.exe) đã biên dịch ở bước trên

Sửa lỗi cú pháp trong Dev-C

Cũng trong chương trình trên, hãy xóa bỏ dấu chấm phẩy ; của câu lệnh printf(“Hello World!”) và biên
dịch (F9) lại lần nữa. Hãy chú ý tới thông báo sau:

Dòng 1: …Baitap1.c In function 'main':

Cho biết tên tập tin (chương trình nào gặp lỗi (trong
thực tế một dự án (Project) có thể có nhiều tập tin
(source)

Dòng 2: 7 [Error] expected ';' before 'return'

Tạm dịch: Dòng 7 [Lỗi] mong đợi dấu ; trước câu lệnh
return

Thực tế có rất nhiều kiểu lỗi khác nhau, lập trình viên cần đọc kỹ các mã lỗi khi biên dịch chương trình,
quá trình này gọi là bắt lỗi (debug). Có rất nhiều dạng lỗi khác nhau như lỗi cú pháp, lỗi khi thực hiện
chương trình. Trong đó, lỗi cú pháp tương đối dễ debug, lập trình viên phải thực hiện theo đúng yêu cầu
của hàm chức năng hoặc thư viện yêu cầu.

Hãy sửa lại chương trình trên (thêm dấu ; vào dòng 8) và thực thi lại chương trình

Ngoài ra, lập trình viên hãy xóa ký hiệu dấu ngoặc kép “ của chuỗi Hello World! và tiến hành phân tích
thông báo lỗi và tiến hành debug.
Bài tập 1.2. Viết chương trình hiển thị tên và lớp học của bạn lên màn hình

Xem chương trình mẫu sau:


Để hiển thị nội dung trên 2 dòng màn
hình, ta cần thêm vào ký hiệu kết thúc
đoạn (newline hoặc return, có mã
ASCII tương ứng là 10 và 13).
Sau đó sẽ hiển thị tiếp nội dung ở dòng
tiếp theo của màn hình hiển thị.

Các ký tự điều khiển trong C được sử dụng trong hàm printf()


\n Nhảy xuống dòng kế tiếp, trở về cột đầu tiên
\t Tab ngang (khoảng cách dài hơn phím ký tự trắng (Space)
\r Nhảy về đầu hàng, không xuống hàng (tương tự như chức năng Shift + Enter trong Word)
\a Tiếng kêu bip (phát ra từ loa)
\\ In ra dấu \
\” In ra dấu “
\’ In ra dấu ‘
%% In ra dấu %

Bài tập tương tự


a. Viết chương trình hiển nội dung sau lên màn hình

b. Viết chương trình tạo ký tự cho màn hình LCD 16x2. Biết rằng mỗi ký tự được hiển thị trên một
lưới có kích thước là 8*8 pixel. Sau đây là một số ký tự không có sẵn trong thư viện của các phần
mềm lập trình cho LCD hoặc xuất hiện trên bàn phím.

c. Viết chương trình tạo font chữ “I’M A HACKER” và hiển thị lên màn hình
d. Trong các thiết bị cảm biến nhiệt độ, phần lớn các cảm biến này sẽ hiển thị giá trị nhiệt độ là
Fahrenheit (độ F) hoặc Celsius (độ C). Hãy viết chương trình chuyển đổi từ độ C sang độ F và
ngược lại. Ví dụ: 320C = 89.599980F và 1000F = 37.77777780C
𝐶𝑒𝑙𝑠𝑖𝑢𝑠 𝐹𝑎ℎ𝑟𝑒𝑛ℎ𝑒𝑖𝑡−32
Công thức chuyển đổi là: 100
= 180

e. Viết chương trình đổ chỗ 2 số A và B (A,B là các số nguyên được nhập từ bàn phím) và tiến hành
đổi chỗ 2 số này. Lưu ý là không được sử dụng biến tạm

f. Có một lô gạch được sắp xếp như hình (có 10 hàng gạch, mỗi
hàng có 1o viên gạch, trọng lượng mỗi viên theo quy định là
100gr). Thế nhưng thực tế thì có 1 hàng có trọng lượng mỗi
viên chỉ là 90gr. Do đó, để xác định chất lượng đồng đều của
gạch người ta tiến hành cân tổng số gạch nói trên. Nếu tổng
số cân có được bé hơn số cân quy định thì sẽ biết được hàng
nào là gạch kém chất lượng. Biết rằng, mỗi hàng gạch có chất
lượng đồng nhất (hàng theo hàng).
Hãy nêu cách làm và viết chương trình để sau 1 lần cân duy nhất giúp xác định hàng gạch kém chất
lượng kể trên với R: số hàng, N: số viên gạch trên mỗi hàng, K: trọng lượng của viên gạch kém
chất lượng.
Ví dụ: R=10, N=10, K=0.9, số hàng gạch có chất lượng kém là 5. Hãy đề xuất cách cân.
Bài tập 2.1. Viết chương trình nhập vào một số bất kỳ và hiển thị lên màn hình
Chương trình yêu cầu nhập một số nguyên từ bàn phím và hiển thị số đó lên màn hình. Việc này đòi hỏi 2
thao tác: (1) lưu trữ số vừa nhập vào bộ nhớ tạm; (2) hiển thị nội dung của ô nhớ tạm (lưu giữ số đã nhập)
lên màn hình. Chương trình không thể thực hiện việc hiển thị trực tiếp giá trị nhập từ bàn phím lên màn
hình, đó là quy trình xử lý của CPU, hệ điều hành mà lập trình viên không thể can thiệp. Do đó, chúng ta
cần xác định địa chỉ của ô nhớ cần sử dụng để lưu trữ giá trị được nhập từ bàn phím. Có 2 cách để thực
hiện việc này: (1) Xác định địa chỉ cụ thể của vùng nhớ tạm, do đó lập trình viên cần biết rõ vị trí nào của
vùng nhớ tạm đang còn trống để lưu trữ. Việc này đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối vì nếu không xác định
đúng địa chỉ ô nhớ thì giá trị được nhập sẽ lưu lên vùng nhớ đã có giá trị của một chương trình khác hoặc
là vùng nhớ bảo tồn của hệ điều hành. Có thể nhận ra sự phức tạp của vấn đề ở đây, với các dòng vi điều
khiển như Intel – Atmel 8051, AVR – Arduino, Microchip – PIC… số lượng vùng nhớ từ tạm (thanh ghi)
khoảng 128 byte – 1KB nhưng đối với máy tính cá nhân (PC: Desktop, Laptop) thì số lượng ô nhớ vô cùng
lớn 1GB (~1 tỷ byte) đến 8GB hoặc hơn; (2) dùng một biến lưu trữ tạm thời để lưu giữ giá trị (biến này
được hệ điều hành cấp phát vùng nhớ một cách ngẫu nhiên).
Vì vậy, cách tiếp cận duy nhất ở bài toán này là sử dụng biến để lưu trữ giá trị được nhập từ bàn phím.
Xem đoạn chương trình mẫu sau:
Dòng 3: Biến number dùng
để lưu giữ giá trị số được
nhập. Đề bài yêu cầu là nhập
số nguyên nên kiểu biến
number là int.
Dòng 8: Hàm scanf() đọc dữ
liệu từ stdin theo đúng định
dạng (format) và lưu trữ các
giá trị vào các biến tương
ứng. Căn cứ vào bảng các
định dạng nhập thông dụng
của hàm scanf() trong C
theo sau đó là %d (số
nguyên) hoặc %f (số thực).
Dấu & trong &number được
hiểu là địa chỉ của biến
number trong vùng nhớ tạm.
Dòng 9: Khi cần hiển thị giá
trị đã được lưu thì chỉ cần
đọc giá trị chứ không cần
đọc địa chỉ của ô nhớ
(không cần dấu &).
Chú ý: Hàm scanf() không chấp nhận khoảng trống giữa hai chuỗi (khác với hàm gets()), tức là bạn chỉ có
thể nhập một chuỗi liền nhau, nếu bạn nhập cả phần khoảng trống thì phần nội dung sau khoảng trống đầu
tiên sẽ không được chấp nhận.
Các kiểu dữ liệu trong C
Kiểu Độ rộng bit Dãy giá trị
char 1 byte -127 tới 127 hoặc 0 tới 255
unsigned char 1 byte 0 tới 255
signed char 1 byte -127 tới 127
int 4 byte -2.147.483.648 tới 2.147.483.647
unsigned int 4 byte 0 tới 4.294.967.295
signed int 4 byte -2.147.483.648 tới 2.147.483.647
short int 2 byte -32.768 tới 32.767
unsigned short int 2 byte 0 tới 65.535
signed short int 2 byte -32.768 tới 32.767
long int 4 byte -2.147.483.647 tới 2.147.483.647
signed long int 4 byte Tương tự như long int
unsigned long int 4 byte 0 tới 4.294.967.295
float 4 byte +/- 3.4e +/- 38 (~7 chữ số)
double 8 byte +/- 1.7e +/- 308 (~15 chữ số)
long double 8 byte +/- 1.7e +/- 308 (~15 chữ số)
wchar_t 2 hoặc 4 byte 1 wide character
Các định dạng nhập thông dụng của hàm scanf() trong C
Định dạng Kiểu dữ liệu Ý nghĩa
%c char ký tự
%s char * chuỗi ký tự
%d int, short Số nguyên dạng thập phân
%f float Số thực
%lf double Số thực chính xác gấp đôi
Bài tập tương tự
a. Nhập vào bàn phím một số thực và in ra số sau khi làm tròn 3 chữ số

b. Nhập số từ bàn phím: toán hạng 1 là số nguyên, toán hạng 2 là số thực. Hãy tính tổng và in ra kết
quả sau khi tính tổng. Tương tự cho các phép toán trừ, nhân và chia.

c. Viết chương trình hiển thị Họ và tên SV và Mã số SV trên 2 dòng của màn hình. Với 2 biến đầu
vào là Hoten (kiểu char) và maso (kiểu int).

Bài tập tổng hợp về các hàm cơ bản trong C


a. Viết chương trình tính chu vi và diện tích của hình tròn với số đo của bán kính
được nhập từ bàn phím. Ví dụ: R = 1, Chu vi (C) là 3.14 và Diện tích (S) là
6.28.
Chú ý:
R là kiểu số thực;
𝜋 𝑙à ℎằ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ó 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 3.1416
b. Viết chương trình tính diện tích của tam giác. Với số đo 2 cạnh của
tam giác và 1 góc được tạo bởi 2 cạnh của tam giác là kiểu số thực
được nhập từ bàn phím.
Ví dụ: cạnh a (35 cm), cạnh b (44,72 cm), góc (270)
Diện tích là: 355.293 cm2
Gợi ý: Sử dụng thư viện math.h cho các phép toán lượng giác
Hệ số pi trong thư viện math.h có tên là M_PI
c. Viết chương trình tính diện tích của tam giác đều. Với số đo cạnh của tam
giác là kiểu số thực và được nhập từ bàn phím.
Ví dụ: cạnh tam giác (d=5cm). Từ đó, S = 10.825 cm2
2
Gợi ý: chứng minh công thức 𝑆 = 𝑑 ∗ √3⁄4
BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN VÀ RẼ NHÁNH
Bài tập 3.1. Nhập 2 số nguyên từ bàn phím (a,b) và in ra màn hình số lớn nhất trong 2 số

Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 1 trong 2 số


(a,b) làm số lớn nhất và gán cho MAX
(dòng 13)
Bước 2: Kiểm tra MAX với số còn lại (b).
Nếu MAX  b (dòng 14) thì gán MAX =
b (dòng 15). Lúc này giá trị lớn nhất sẽ
được thay đổi giá trị (b) còn ngược lại
MAX không đổi.
Bước 3: In ra giá trị MAX (dòng 17)
Với cách tiếp cận này có thể dễ dàng tìm
số lớn nhất cho nhiều số (3, 4, … n) đều
thuận tiện khi chỉ cần so sánh MAX lần
lượt với n – 1 số còn lại.
Lưu ý: cặp dấu ngoặc {} được dùng để
thực thi các lệnh bên trong khối này.
Bài tập 3.2. Giải phương trình bậc 1 có dạng tổng quát như sau: 𝑎𝑥 + 𝑏 = 0, với a, b là các số thực được
nhập từ bàn phím.

Bước 1: Xét a = 0, pt có
dạng b=0. Do đó, nếu
b=0 pt có dạng 0 = 0
còn khi b 0 thì phương
trình trở nên vô nghiệm
(dòng 11 - 18), khi
muốn rẽ nhánh sang
điều kiện khác ta sử
dụng cặp:
if (điều kiện) {…}else{}
Ngoài ra: trong hàm if
có thể lồng nhiều điều
kiện khác.
Bước 2. Khi a 0 thì

nghiệm pt là − 𝑏⁄𝑎.
Lưu ý: ta phải xé a=0
và a0 vì khi a=0 sẽ rơi
vào trường hợp phép
tính − 𝑏⁄𝑎 có mẫu số là
0.
Bài tập 3.3. Viết chương trình chuyển từ ký tự số (0-9) thành chữ

Xem xét chương trình sau:

Có thể nhận ra đoạn chương trình trên không sử dụng cú pháp IF (điều kiện) ELSE để rẽ nhánh điều kiện,
thay vào đó là cú pháp SWITCH (điều kiện) CASE trường hợp. Với cú pháp này sẽ giúp chương trình dễ
dọc hơn.
Bài tập tương tự
a. Tìm số lớn nhất, nhỏ nhất trong 3 số a, b, c. Với a, b, c là các số thực được nhập từ bàn phím

b. Giải phương trình bậc 2 có dạng tổng quát như sau: ax^2+bx+c=0, với a, b, c là các số thực được
nhập từ bàn phím.

c. Giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn sau:


𝑎1 𝑥 + 𝑏1 𝑦 = 𝑐1
{
𝑎2 𝑥 + 𝑏2 𝑦 = 𝑐2
Gợi ý:
𝑎1 𝑏 𝑐1 𝑏 𝑎1 𝑐1
𝑑 = |𝑎 1 | = 𝑎1 ∗ 𝑏2 − 𝑎2 ∗ 𝑏1 𝑑𝑥 = |𝑐 1 | = 𝑐1 ∗ 𝑏2 − 𝑐2 ∗ 𝑏1 𝑑𝑦 = |𝑎 𝑐 | = 𝑎1 ∗ 𝑐2 − 𝑎2 ∗ 𝑐1
2 𝑏2 2 𝑏2 2 2

𝑑𝑥 𝑑𝑦
Nghiệm của hệ phương trình là: 𝑥 = 𝑑
,𝑦 = 𝑑

d. Viết chương trình nhập số có 3 chữ số (số nguyên dương) từ bàn phím và chuyển thành chữ
BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN VÒNG LẶP
Bài tập 4.1. Nhập vào 1 số N thỏa mãn điều kiện (0  N  10) sau đó in ra số N vừa nhập

Nhìn vào kết quả khi thực hiện chương trình bên trên có thể nhận ra giá trị của N có thể được ghi nhận ngay
lần đầu tiên, hoặc phải mất 2 lần nhập hoặc cũng có thể là không biết đến khi nào mới có được giá trị chấp
nhận được.

Nhìn vào 2 chương trình phía trên có thể nhận ra sự khác biệt của cấu trúc: while (điều kiện) {…} và
do{…} while (điều kiện). Có thể hiểu là với trường hợp while(điều kiện){…}, chương trình sẽ kiểm tra
điều kiện của số N nhập vào trước, nếu điều kiện đó không thỏa mãn, chương trình sẽ yêu cầu người dùng
nhập lại số N thêm lần nữa cho đến khi thỏa mãn điều kiện thì dừng. Trong khi đó với cú pháp do {…}
while (điều kiện) chương trình sẽ yêu cầu nhập vào số N trước sau đó mới đối chiếu điều kiện. Mới nhìn
qua thì có vẻ chẳng có gì khác biệt, tuy nhiên nếu nhìn vào chương trình phía bên trái sẽ có thêm 2 dòng
(7,8) để yêu cầu nhập số N trước. Sau khi nhập xong số N thì mới có cơ sở để câu lệnh while (dòng 9) thực
hiện việc kiểm tra điều kiện.
Tóm lại, cả 2 cách viết đều giải quyết cùng một vấn đề nhưng có vẻ như cách thứ 2 (hình bên phải) tiết
kiệm được 2 dòng nhập dữ liệu đầu vào cho số N.
Bài tập 4.2. Nhập vào một số N từ bàn phím (0  N  100) và in ra tất cả các số lẻ trong khoảng 1..N

Nhận xét: Trong chương trình trên, để in các số lẻ trong khoảng từ 1 đến N, có thể nhận thấy rằng giá trị
N ở đây đã được xác định bởi đoạn chương trình (dòng 8 - 12). Do đó, để in các số lẻ trong khoảng biết
trước chỉ cần thực hiện đúng N số lần lặp, mỗi 1 lần lặp là 1 lần kiểm tra số đang xét có thỏa mãn tính chất
là số lẻ không (số không chia hết cho 2) bằng câu lệnh (dòng 14). Nếu số đang xét (i) là số lẻ thì in số đó
ra màn hình. Ngược lại, chương trình sẽ tự động tăng bộ đếm của vòng lặp (i) lên 1 đơn vị. Số lần thực hiện
là N lần. Chương trình trên cũng có thể thay thế bởi câu lệnh lặp while () như sau:
Bài tập tương tự
a. Nhập vào một số có tối đa 6 chữ số và hiển thị số theo thứ tự ngược lại.

b. Tính tổng 𝑆 = 1 + 3 + 5 + 7 + ⋯ + 𝑛, với n là số nguyên (0 n 50)

c.

d. Tính tổng 𝑇 = √2 + √4 + √8 + √… + √2𝑛 , với n là số nguyên (0 n 10)

e. Tính giai thừa của một số (n!) với n là số nguyên (0 n 10). Ví dụ: 5! = 120
f. Viết chương trình tìm ước chung lớn nhất UCLN(a,b), bội chung nhỏ nhất BCNN(a,b) của 2 số cho
trước. Với a,b là các số nguyên được nhập từ bàn phím (0 < a,b < 1000)

g. Viết chương trình tính tổng cho 2 phân số có dạng 𝑎⁄𝑏 + 𝑐⁄𝑑 , trong đó a,b,c,d là các số nguyên
được nhập từ bàn phím

h. Viết chương trình in ra dãy số Fibonaccy, với 2 số đầu (n1, n2) và số phần tử (n+2). Với n1, n2, n
là các số nguyên được nhập từ bàn phím (0 < a,b < 100)

i. Viết chương trình kiểm tra một số N (được nhập từ bàn phím) có phải là số nguyên tố hay không,
với điều kiện (0 n 1000)

j. Màn hình hiển thị LED có ma trận 5*5 như hình. Viết chương trình hiển thị các hình ảnh sau trên
màn hình (mỗi pixel có thể chọn * @ hoặc $ để hiển thị)
****** * * ****** ************* 1
*** ** ** *** ****** ****** 01
*
* ****** ***** ***** 101
* ***
** ** **** **** 0101
*** *****
* * *** *** 1 0 1 0 1
*****
** ** 010101
* * 1010101

k. Viết chương trình đổi số hệ 10 sang hệ 2, trong đó số hệ 10 là số nguyên nhập từ bàn phím

l. Viết chương trình đổi số hệ 2 thành hệ 10, trong đó số hệ 2 chỉ bao gồm các số 0 và 1

m. Viết chương trình đổi cơ số hệ 10 sang hệ 8, trong đó số hệ 10 là số nguyên nhập từ bàn phím

n. Viết chương trình đổi số hệ 10 sang hệ 16, trong đó số hệ 10 là số nguyên nhập từ bàn phím

o. Gen hay DNA là vật chất mang thông tin di truyền, nằm trong tất cả các tế bào của con người. Với
cách sắp xếp các cặp bazơ A-T-G-C khác nhau sẽ tạo nên những đặc điểm sinh học đa dạng, từ
màu da, nước tóc đến nhóm máu. Hãy viết chương trình nhập vào từng ký tự trong bộ 4 mã hóa A
T G C nói trên, kết thúc là phím số 0. Sau đó, hãy in ra màn hình: số lượng các base của các loại
A, T, G, C và tỷ lệ phần trăm G-C có trong chuỗi DNA vừa nhập.
BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN HÀM
Bài tập 5.1. Viết chương trình nhập vào 1 số nguyên và in ra số đó là số lẻ hay số chẵn

Xem xét các chương trình sau:

Dòng 8-9: thao tác nhập số N từ bàn phím Dòng 12: thao tác nhập số N từ bàn phím được thay
Dòng 11-16: kiểm tra và in ra kết quả chẵn/lẻ thế bằng cách gọi hàm “nhap_N()”
Từ 3 chương trình trên có thể rút ra một số nhận
xét như sau:
1. Sử dụng hàm triệt để làm cho chương trình chính
(main()) trở nên ngắn gọn hơn, điều này có ý nghĩa
quan trọng nếu chương trình quá nhiều câu lệnh.
2. Sử dụng hàm sẽ tiết kiệm được công sức và thời
gian khi phải sao chép đoạn mã có cùng chức năng,
ví dụ các hàm in kết quả đôi khi trong 1 chương
trình có thể phải viết đoạn mã in kết quả đến vài
lần.
3. Hàm bắt đầu với int và void, có thể hiểu là int là
hàm cần có giá trị trả về, ví dụ hàm int main() có
giá trị trả về là 0 trong khi đó hàm bắt đầu void thì
không có giá trị trả về. Vậy khi nào dùng void và
khi nào dùng int cho tên của hàm?
Dòng 23: in ra màn hình kết quả là số chẵn hay lẻ 4. Khi cần kiểm tra một tham số nào đó có thỏa
được gọi từ hàm “in_ketqua()” mãn điều kiện cho trước chúng ta nên dùng int thay
cho void. Bởi vì khi kết thúc hàm kiểm tra chúng
ra sẽ căn cứ vào giá trị trả về mà thực hiện thao tác
tiếp theo.

Bài tập 5.2. Tính tổng các số lẻ có trong khoảng 1 đến N (5  N 100)

Xem xét chương trình sau:

Chú ý: câu lệnh ở dòng số 27: if(is_le(i)==1), và cách khai báo tên
hàm is_le(int a) ở dòng 12
Giải thuật để tính tổng các số lẻ trong khoảng từ 1 đên N, gồm có các bước sau:
• Bước 1: Nhập và kiểm tra số N
• Bước 2: Duyệt qua tất cả các số bắt đầu từ 1 cho đến N. Mỗi lần duyệt sẽ:
o Bước 2.1. Kiểm tra số đang xét có phải là số lẻ hay không? Nếu đúng sẽ cộng dồn số đang
xét vào biến tong. Nếu không thỏa điều kiện thì chuyển sang Bước 2.2
o Bước 2.2. Tăng số cần kiểm tra lên 1 đơn vị
• Bước 3. In ra màn hình kết quả của tong
Cụ thể, ở bước kiểm tra lần lượt các số thứ i có phải là số lẻ hay không ta nhận thấy rằng việc kiểm tra này
thực hiện n lần như nhau. Do đó, khi xây dựng hàm is_le để kiểm tra chúng ta có thể sử dụng tham số a để
truyền vào cho hàm is_le() với a là kiểu số nguyên (cùng kiểu dữ liệu của biến i). Ngoài ra, mỗi lần kiểm
tra, hàm is_le(int a) cần báo cho chương trình biết kết quả kiểm tra là gì để khi so sánh kết quả kiểm tra mà
quyết định công việc tiếp theo. Do đó, chúng ta có thể sử dụng “cờ” để biết kết luận của hàm kiểm tra là:
số 1 - báo hiệu số lẻ và số 0 - báo hiệu số chẵn. Vì thế, chúng ta bắt đầu hàm kiểm tra với int is_le(int a).
Trong đó, giá trị trả về được gán thông qua lệnh return 0 hoặc 1
Bài tập tương tự
a. Tính tổng các giai thừa: 1! + 2! + 3! …+N! (5  N 10)

b. In ra tổng các số nguyên tố trong khoảng từ 2 đến N (100  N 1000)

c. Nhập vào một số nguyên N (5  N 10) và in ra các ước số (không bao gồm chính nó) và tính tổng
của các ước số đó.

Viết chương trình mô phỏng PWM (điều biến độ rộng xung) – dùng để điều khiển độ sáng tối của
bóng đèn, tốc độ động cơ điện một chiều. Khoảng thời gian lấp đầy mức cao được quy ước cho
thời gian sáng của bóng đèn (thời gian làm việc của động cơ) và ngược lại. Quá trình này giúp cho
năng lượng tiêu thụ của bóng đèn hoặc động cơ thay đổi theo thời gian từ đó thay đổi độ sáng của
đèn hay tốc độ của động cơ.
(Gợi ý: sử dụng thư viện windows.h và hàm Sleep(x) để làm chậm quá trình hiển thị - chú ý chữ S
của hàm Sleep(x) được viết HOA)

d. Viết chương trình nhập vào một số N từ bàn phím (N<1.000.000.000), sau đó in ra ký số lớn nhất
trong số vừa nhập là số mấy và ở vị trí nào.

You might also like