Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

CÁC BẤT THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN RĂNG


TS. Đào Thị Hằng Nga
ThS. Lương Minh Hằng
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, đặc điểm các bất thường trong quá trình
phát triển răng.
2. Trình bày được nguyên tắc điều trị các bất thường trong quá trình phát triển răng.
NỘI DUNG
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Răng hàm lớn : RHL
Răng hàm nhỏ : RHN
Răng hàm sữa : RHS
Hàm trên : HT
Hàm dưới : HD
MỞ ĐẦU
Các bất thường của răng rất đa dạng, liên quan đến những khiếm khuyết trong quá
trình phát triển răng, gây ra bởi nguyên nhân di truyền hoặc các yếu tố môi trường (tại chỗ,
toàn thân). Trong bài nay chúng ta sẽ nghiên cứu bất thường về số lượng, vị trí răng. Việc
phát hiện, chẩn đoán chính xác và kịp thời, tiên lượng và theo dõi thích hợp có thể giúp
người bệnh cải thiện các tình trạng khiếm khuyết về cấu trúc, chức năng và thẩm mỹ, phục
hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
1. Bất thường về số lượng răng: Răng thiếu hoặc thừa
Những thay đổi về số lượng răng phát sinh từ các rối loạn trong giai đoạn khởi đầu
hay giai đoạn lá răng (sự hủy hoại lá răng hoặc lá răng hoạt động quá mức).
1.1. Thiếu răng
1.1.1. Đặc điểm, tỉ lệ
1.1.1.1. Không răng (Anodontia)
Hoàn toàn không có sự phát triển của răng ở một hoặc hai hàm.
- Có thể xảy ra ở cả 2 hệ răng: rất hiếm.
- Có thể chỉ xảy ra ở hệ răng vĩnh viễn.
1.1.1.2. Thiếu ít răng (ít hơn 6 răng)
- Ở hàm răng sữa: Ít gặp, thường thấy thiếu răng ở HT. Thường gặp nhất là thiếu răng
cửa bên với tỉ lệ khoảng 0,1-0,9% ở người da trắng.
- Ở hàm răng vĩnh viễn: Tỉ lệ khoảng 2-10% tuỳ chủng tộc(không bao gồm RHL thứ
3). Thường gặp nhất là RHL thứ 3, tiếp theo là răng cửa bên HT, RHN thứ 2 HD,
RHN thứ 2 HT, răng cửa HD. Ở người Nhật và Thuỵ sỹ, hay gặp thiếu răng cửa HD
hơn so với các nhóm người khác.
-

Hình 1. Bệnh nhân nam, 8 tuổi, thiếu 2 mầm răng cửa hàm trên

Hình 2: Phim panorama của bệnh nhân nam 8 tuổi thiếu 2 mầm răng cửa hàm
trên, có răng thừa ở vị trí răng 22

1.1.1.3. Thiếu nhiều răng (Oligodontia)


Thiếu nhiều răng là một bệnh lý thường gặp, và là một bất thường phát triển ở người
hay gặp nhất, với tỷ lệ xấp xỉ 1/18 trên dân số châu Âu. Thiếu nhiều răng được định nghĩa
là bất thường về số lượng răng do không có sự phát triển của một hay nhiều mầm răng.
Trong đó, phần lớn các trường hợp thiếu bẩm sinh dưới 6 răng. Một bộ răng hoàn chỉnh,
với quá trình phát triển và thiết lập một khớp cắn sinh lý, liên quan đến sự phát triển hài
hòa của mặt, giúp hệ thống nhai thực hiện được các chức năng, ngăn cản các rối loạn và
các hoạt động cận chức năng, đồng thời có vai trò quan trọng về thẩm mỹ.
Đối với răng vĩnh viễn, tỷ lệ trong dân số châu Âu thay đổi từ 1/1250 đến 1/625 tùy
theo nghiên cứu. Trong một phân tích meta năm 2004, Polder và cộng sự ghi nhận tỷ lệ
chung của bệnh lý oligodontia là 0,14%, tương đương 1/714. Bệnh lý này thể xảy ra ở cả
hai hệ răng hoặc ở hệ răng vĩnh viễn: 1,5% ở hệ răng sữa và 3-9% ở hệ răng vĩnh viễn. Ở
những bệnh nhân thiếu răng ở hàm răng sữa thì 30-50% trường hợp sẽ có thiếu răng ở hàm
răng vĩnh viễn.

Hình 3: Bệnh loạn sản ngoại bì: Thiếu nhiều răng, các răng còn lại nhỏ, hình nón.
1.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của thiếu răng đơn độc thường không rõ ràng. Tỉ lệ thiếu răng bẩm
sinh có liên quan đến nòi giống (nhiều nhất ở người Eskimos). Có thể là do di truyền, gen,
dị tật bẩm sinh hoặc do tác động của các yếu tố môi trường trong quá trình phát triển.

- Thiếu răng thường có liên quan ở những trẻ đa sinh, nhẹ cân khi sinh, mẹ lớn tuổi, mắc
bệnh rubella hoặc do ảnh hưởng của Thalidomide từ thời kỳ phôi thai.
- Bệnh loạn sản ngoại bì tuyến mồ hôi (Christ-Siemens-Touraine): Thể bệnh di truyền
lặn liên kết trên nhiễm sắc thể X hay gặp nhất. Ở bệnh nhân nam thiếu nhiều răng và các
răng còn lại thường nhỏ, hình nón và chậm mọc. Ngoài ra, còn có dấu hiệu tóc mỏng thưa,
vàng, khô; da khô; không có tuyến mồ hôi một phần hoặc hoàn toàn; giảm tiết nước bọt;
trán nhô; mũi hình yên ngựa. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 1/100 000, có thể gặp ở tất
cả các dân tộc. Bệnh gặp hơn 90% ở trẻ trai, trẻ nữ hiếm gặp (bệnh biểu hiện không hoàn
toàn). Bệnh nhân nữ dị hợp tử biểu hiện nhẹ hơn: thiếu 1 hoặc 2 răng cửa bên HT và/ hoặc
thiếu RHN thứ 2 HD. Trên một số bệnh nhân thấy răng cửa bên hình chêm. Triệu chứng:
Thiếu hoặc giảm bài tiết mồ hôi. Do vậy không thích nghi được với khí nóng cần có các
điều kiện đặc biệt như máy điều hoà. Hiện tượng này có thể là nguồn gốc của tăng thân
nhiệt dẫn đến các tai biến não không thể tránh được.Tóc mảnh, khô , và sáng. Móng dày.
Da mỏng. Không có răng (có thể thiếu từng phần hoặc toàn bộ, hoặc giảm số lượng răng).
Mất cân đối mặt. Tổn thương nhãn cầu. Tổn thương bộ máy tiêu hoá và phổi. Chẩn đoán
dựa vào các triệu chứng lâm sàng sau: Bất thường mặt. Bất thường răng. Sốt không giải
thích được. Thăm khám cận lâm sàng (labo, XQ). Test đo số lượng mồ hôi.
- Hội chứng EEC (Ectrodactylie-dysplasie ectodermique-fente labiopalatine): thiếu
ngón tay và chân (biến dạng kiểu pince tôm hùm, « pince de homard », không có các khe
giữa), loạn sản ngoại bì kết hợp với các bất thường ống lệ, bất thường về răng, tóc, lông
mày mảnh và kiểu then cài cửa, móng tay không bình thường, da khô, khe hở môi vòm
miệng. Các biến dạng về bàng quang-thận, điếc truyền âm có thể được phối hợp. Hội
chứng EEC là một hội chứng di truyền lặn kiểu trội , gần đây một số gen bệnh lý như p63
đã được tìm ra tuy nhiên một số gen khác còn chưa được xác định.
- Hội chứng Down (3 NST 21): Thiếu nhiều răng.
- Hội chứng Rieger: các bất thường về răng (răng nhỏ, thiếu nhiều răng, bất thường về
hình dạng), dị dạng phần trước của mắt (microcornee, thiểu sản iris, synechie, glaucoma).
- Hội chứng Wolf: Cũng là một hội chứng thuộc đột biến gen với tỷ lệ 1/50000 trong dân
số, Wolf được đặc trưng bởi kiểu hình bất thường sọ mặt. Một nửa số bệnh nhân mắc hội
chứng này còn có các biểu hiện về hàm mặt như khe hở hèm ếch, các bất thường về hình
dạng răng như răng cực bé, thiếu các răng vĩnh viễn.
- Hội chứng Ellis Van Creveld:
- Hội chứng RIH: bệnh nhân còn biểu hiện thiếu răng, thường thiếu các răng cửa hàm
dưới và răng cửa bên hàm trên. Khoảng 50% bệnh nhân mắc chứng này đều thiếu các răng
sữa hoặc tồn tại ở dạng hạt gạo.
- Hội chứng CLPED1(Cleft-Lip/ Palate Ectodermal-dysplasia syndrom): Đây cũng là
một hội chứng khác thuộc loạn sản ngoại bì kèm theo khe hở môi-hàm ếch. Hội chứng này
thường hay gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Bệnh được biểu hiện với các triệu chứng điển
hình như dính ngón tay, ngón chân, khe hở môi-hàm ếch, các triệu chứng của loạn sản
ngoại bì như tóc ngắn, thưa, sang màu, lông mi và lông mày thưa, sáng màu. Ngoài ra,
bệnh nhân còn có các dị tật về tai, thận và cơ quan sinh dục, thiểu năng trí tuệ. Xét về bất
thường răng thì 2/3 bệnh nhân mắc hội chứng CLPED1 đều có các dạng thiếu răng như
thiếu răng cửa bên hàm trên, và các bất thường khác về hình dạng răng và kích thước răng.
- Hội chứng Incontinentia pigmenti (Bloch-Sulzberger).
- Hội chứng Wiktop: triệu chứng của loạn sản ngoại bì thường ở móng, răng. Hiện tượng
thiếu răng thường xảy ra ở răng hàm nhỏ, cũng như răng hàm lớn thứ nhất và thứ ba, răng
cửa, răng nanh. Răng vĩnh viễn ở bệnh nhân này thường bị giảm kích thước theo chiều gần
xa, chân răng ngắn hơn các răng bình thường.
- Hội chứng Fried: Trẻ em mắc hội chứng này thường bị thiếu răng sữa hoặc các răng tồn
tại có dạng hình côn, nhọn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có các biểu hiện của loạn sản ngoại
bì như tóc mảnh, mũi hẹp. Các bệnh nhân này thường được sinh ra bởi các cặp bố mẹ cùng
huyết thống.
- Hội chứng Book: Bệnh nhân mắc hội chứng này thường có biểu hiện thiếu răng, giảm
tuyến mồ hôi và tóc rụng sớm.
- Đột biến gen MSX1 trên NST số 4: Bệnh di truyền trội. Thường thiếu RHL thứ 3 và RHN
thứ 2.
- Đột biến gen PAX9 trên NST số 14: Thường thiếu RHL.
- Hội chứng mặt-miệng-tay: Thiểu sản mũi, khe hở vòm miệng, ngón tay dị dạng đi kèm
với thiếu răng.
- Bệnh khe hở môi, vòm miệng: Răng cửa bên HT thiếu hoặc nhỏ.
- Hội chứng oro-facio-digitaux type I (hội chứng Papillon-Léage): Bất thường miệng: lưỡi
chia đôi trong 2/3 trường hợp, phanh lưỡi ngắn làm lưỡi ít cử động, khe hở vòm miệng,
lipome lưỡi, thiếu răng. Khuôn mặt đặc biệt: mắt xa nhau (Hypertélorisme), môi trên bị
phân đôi, cằm nhỏ (micrognathie).
1.1.3. Điều trị
Nhìn chung, điều trị cho bệnh nhân thiếu răng là một điều trị phức hợp, lâu dài liên
quan đến nhiều chuyên khoa: răng trẻ em, chỉnh nha, phục hình, phẫu thuật miệng hàm
mặt, chỉnh hình hàm mặt và tư vấn di truyền học. Đối với bệnh nhân trẻ em, bác sỹ răng
trẻ em có vai trò quan trọng, thường là người đưa ra chẩn đoán đầu tiên và theo dõi quá
trình phát triển của trẻ. Ở bệnh nhân người lớn, các điều trị liên quan đến thẩm mỹ, chức
năng và mang tính chất lâu dài. Ở trẻ đang tuổi phát triển, cần có các can thiệp hướng dẫn
đối với các vấn đề rối loạn chức năng và cận chức năng miệng – mặt, điều chỉnh các bất
thường hình thái xương, rối loạn khớp cắn, khe hở giữa các răng, phục hình ban đầu. Các
điều trị này cũng có vai trò thiết yếu đối với phục hình ở giai đoạn trưởng thành.

Trong kế hoạch điều trị răng miệng, có thể gồm những vấn đề chính như sau:

- Can thiệp dự phòng, bảo tồn các răng hiện có tránh mắc các bệnh như sâu răng, viêm lợi.

- Hàm giữ khoảng, phục hình để đảm bảo các chức năng của răng sữa: ăn nhai, phát âm,
thẩm mỹ, kích thích sự phát triển của xương hàm.

- Duy trì kích thước dọc của khớp cắn

- Phục hình vĩnh viễn

+ Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp giúp khôi phục lại chức năng của các răng bị thiếu, đặc biệt giúp
duy trì sự phát triển của xương hàm và sự tăng trưởng của sọ-mặt, học tập và giao tiếp.
Tuy nhiên, ở các bệnh nhân này, thường không có răng và xương hàm không phát triển
được nhiều, vì vậy mức độ bám dính của hàm giả tháo lắp rất yếu. Vậy nên khi làm hàm
giả tháo lắp cho bệnh nhân thuộc hội chứng này, phải hết sức thận trọng để đạt hiệu quả
tốt nhất cho bệnh nhân. Có thể sử dụng các loại keo dính hàm giả để đạt được độ bám dính
cao như Polydent…

Ngoài ra, vấn đề vệ sinh răng miệng ở trẻ em cũng là một hạn chế lớn cho việc điều trị
bằng phương pháp làm hàm giả tháo lắp.

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất để quyết định phương pháp này là sự hợp tác ở trẻ em
và gia đình. Vì làm hàm giả tháo lắp cũng trải qua nhiều giai đoạn, vì vậy trẻ em rất khó
hợp tác cùng với nha sĩ để đi đến kết quả. Hơn nữa, việc đeo hàm ở trẻ em cũng gặp nhiều
hạn chế như trẻ không chịu đeo hàm vì lí do không chịu được hàm trong miệng, các lí do
gây đau khác. Cần phải có sự hợp tác chính là ở trẻ và những tác động, giáo dục hợp tác
của gia đình cùng với nha sĩ để đưa trẻ đến mục đích điều trị một cách dễ dàng.

Quy trình làm hàm giả tháo lắp cho trẻ em không khác nhiều so với người lớn, tuy nhiên
có một số điểm cần chú ý sau:

- Các răng sữa thường bất thường về hình thể, khả năng lưu giữ các móc hàm giả kém, do
vậy có thể tạo hình lại hình thể thân răng bằng Composit hoặc các loại chụp có sẵn để tăng
cường lưu giữ cho các móc.

- Có thể sử dụng móc Adam cho các răng hàm.

- Vì xương hàm của trẻ đang phát triển nên cần có thêm các ốc nong theo ba chiều để kích
thích sự phát triển của xương hàm.

+ Implant trẻ em

Bên cạnh hàm giả tháo lắp thì hiện nay trên thế giới cũng đã bước đầu đưa implant vào quá
trình điều trị bất thường về số lượng răng trong nha khoa trẻ em, đặc biệt là ở trẻ mắc chứng
loạn sản ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi.

Khác với hàm giả tháo lắp, implant được đưa vào sử dụng ở trẻ em trong vòng một thập kỉ
gần đây. Trên thực tế, các khuyến cáo về Implant vẫn có chống chỉ định khi quá trình phát
triển chưa kết thúc để tránh các thất bại của việc cấy ghép. Tuy vậy, ở những trường hợp
không có giải pháp khác thì giải pháp cuối cùng vẫn là Implant để tránh các vấn đề về tiêu
xương hàm ở trẻ em mất răng sớm.

Và vì thế, implant có thể được cấy ghép ở những bệnh nhân mắc hội chứng Christ-Siemens-
Tourraine ngay từ khi 7 hoặc 8 tuổi. Tuy nhiên, trên lâm sàng và cận lâm sàng, xương hàm
ở trẻ em mắc bệnh này thiếu xương theo cả ba chiều không gian. Vì vậy, trên thực tế, trước
khi tiến hành cắm ghép implant cho trẻ em thuộc hội chứng này, chúng ta phải tiến hành
ghép xương cho trẻ. Những trường hợp thiếu răng toàn bộ, thông thường các mốc giải phẫu
bị thay đổi, cần phải chú ý khi cấy ghép, có thể làm phục hình tháo lắp tựa trên Implant.

Việc vô cảm ở trẻ em có thể tiến hành giống như ở người lớn nhưng với tâm lý trẻ em thì
việc gây mê toàn thân cắm Implant vẫn mang lại nhiều hiệu quả hơn là việc gây tê tại chỗ.

Ở trẻ em, ý thức vệ sinh răng miệng vẫn chưa được đảm bảo để có thể bảo vệ và duy trì
được Implant trên cung hàm.

- Trường hợp Thiếu ít răng: Tùy theo trường hợp, phục hình hoặc chỉnh răng.
- Việc Chẩn đoán về gen là cần thiết, giúp xác định thể bệnh và hỗ trợ cho kế hoạch điều
trị, bên cạnh đó là các yếu tố cần lưu ý liên quan đến gia đình, di truyền.
Việc điều trị cho những bệnh nhân này có đặc điểm chung là kéo dài, có thể từ thời điểm
được chẩn đoán lúc nhỏ cho tới tuổi trưởng thành, tới cả chục năm. Do đây là bệnh hiếm
gặp và không quen thuộc, bác sỹ thường gặp khó khăn trong việc thiết lập một kế hoạch
điều trị phù hợp. Chìa khóa thành công của việc điều trị bệnh nhân thiếu răng là vấn đề
phối hợp các chuyên khoa, từ khi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm cho đến phục hình sau
cùng.
1.2. Thừa răng
1.2.1. Đặc điểm, tỉ lệ
- Tỉ lệ: thừa răng xảy ra với tỉ lệ khoảng 0,2-0,8% ở hàm răng sữa và 1,5-3% ở hàm
răng vĩnh viễn. Tỉ lệ nam:nữ là 2:1, hàm trên: hàm dưới là 5:1.
- Răng thừa thường xuất hiện nhiều nhất ở kẽ 2 răng cửa HT(mesiodens), sau đó đến
vùng răng hàm( phía má), vùng RHN thứ 2 HD. Có trường hợp xuất hiện đối xứng
ở 2 bên cung hàm.
- Răng thừa có thể có hình dạng bình thường (gọi là răng thêm), đa số các răng thừa
thường nhỏ, dị dạng, có hình chóp nón hay hình củ.
- Ở những bệnh nhân có răng thừa ở hàm răng sữa thì có tới 30-50% nguy cơ sẽ có
răng thừa ở hàm răng vĩnh viễn.
- Các răng thừa đều có thể gây chậm mọc, mọc sai chỗ, tiêu các chân răng khác, thậm
chí làm răng bình thường không mọc được. Nếu răng thừa không mọc được có thể
gây ra nang thân răng.
1.2.2. Nguyên nhân
Có nhiều giả thuyết:
- Do sự tăng trưởng quá mức của lá răng tạo nên các mầm răng thừa hoặc do sự dài
ra của các lá răng.
- Do sự phân đôi của một mầm răng bình thường:
+ Nếu sự phân chia đồng đều → răng thừa có hình dáng bình thường.
+ Nếu sự phân chia không đồng đều → răng thừa có hình dáng bất thường.
- Răng thừa có liên quan:
+ Liên quan rõ rệt với tình trạng răng lộn vào trong (Dens Invaginatus)
+ Khe hở môi hàm ếch (40%)
+ Hội chứng loạn sản đòn sọ.
+ Hội chứng Gardner: nhiều u xương ở xương hàm; u xơ, nang ở da; polip ruột
+ Hội chứng miệng-mặt-tay.
+ - Hội chứng Goltz: (thiểu sản da dạng bãi : hypoplasie dermique en aires) được
đặc trưng bởi tổn thương da đa hình thái và các bất thường rất thay đổi có thể biểu
hiện ở mắt, răng xương, hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống tiết niệu, dạ dày-
ruột và tim-mạch. Bất thường răng là chính, thường có kết hợp với khấp khểnh răng,
răng thừa và bất thường men răng. Tổn thương nhãn cầu kiểu khuyết mống mắt, mắt
nhỏ và/hoặc lác mắt. Chậm vận động có thể thấy được. Bệnh này di truyền trội theo
nhiễm sắc thể X, trẻ trai thường bị tử vong ngay trong bào thai. Tỷ lệ tử vong ở trẻ
cao, một số trẻ có tuổi thọ bình thường.
1.2.3. Điều trị
- Răng thừa thường gây mất thẩm mỹ, cản trở khớp cắn, khó làm sạch → nên nhổ
sớm. Sau đó, nếu cần thì điều trị chỉnh nha.
- Nếu không gây mất thẩm mỹ (răng thừa vùng răng hàm), không gây cản trở khớp
cắn, không ảnh hưởng đến răng khác → có thể giữ lại.

A B

Hình 4: Răng thừa ở kẽ giữa 2 răng cửa. A - Thừa một răng, hình dáng bình thường. B -
Thừa hai răng, mọc bất thường lên phía nền mũi
2. Bất thường vị trí răng
Thường do tổn thương tiên phát, hay gặp ở các răng vĩnh viễn
2.1. Răng mọc ngầm
2.1.1. Đặc điểm, tỉ lệ
- Là các răng ngừng mọc do cản trở vật lý trên lộ trình mọc, mọc nghiêng lệch hoặc cứng
khớp. Các răng ngầm vẫn còn lại trong xương hàm sau thời gian mọc thông thường. Bao
mầm răng của những răng này không liên thông với môi trường miệng.
- Răng mọc ngầm thường gặp nhất là RHL3 hàm dưới, RHL3 hàm trên và răng nanh hàm
trên, tiếp đến là răng hàm nhỏ và răng thừa
2.1.2. Nguyên nhân
- Do thiếu chỗ mọc, do góc độ của răng, có cản trở trên đường mọc răng, khoáng hóa chậm.
2.1.3. Điều trị
- Nhổ răng nếu có ảnh hưởng tới chức năng và thẩm mỹ. Sau đó lên kế hoạch phục hình và
chỉnh nha.
2.2. Răng đổi chỗ, hoán vị chỗ
2.2.1. Đặc điểm, tỉ lệ
- Là các răng vĩnh viễn liền kề nhau đổi vị trí cho nhau. Các răng đổi chỗ cho nhau thường
gặp là RHN2 và RHL1, hay gặp ở hàm trên hơn, tỉ lệ thường gặp là 0,38%. Răng đổi chỗ
thường kết hợp với những bất thường khác như thiếu răng, thiếu mầm răng vĩnh viễn.
2.2.2. Nguyên nhân
- Chưa có lý giải rõ ràng. Nguyên nhân có thể do: chấn thương răng, thiếu mầm răng vĩnh
viễn, chuyển vị trí trong quá trình mọc răng, thay đổi vị trí mầm răng.
2.2.3. Điều trị
- Lên kế hoạch phục hình và chỉnh nha cho bệnh nhân.
2.3. Răng mọc lạc chỗ, sai vị trí
2.3.1. Đặc điểm, tỉ lệ
- Là những răng vẫn mọc trong xương hàm nhưng không đúng vị trí bình thường hoặc các
răng mọc ở các xương khác thuộc vùng mặt (ví dụ như răng nanh mọc ở dưới hố mắt, răng
mọc ở khẩu cái, xoang hàm trên, ngược lên hốc mũi, xuyên ra ngoài da mặt…) Răng hay
gặp sai vị trí nhất là răng nanh hàm trên.
2.3.2. Nguyên nhân
2.3.2. Điều trị
- Lên kế hoạch chỉnh nha đưa răng về đúng vị trí cho bệnh nhân nếu có thể, nếu không thì
lên kế hoạch phẫu thuật lấy bỏ.
TÓM LẠI
Khi chẩn đoán các vấn đề về phát triển của hàm răng phải luôn nhớ:
- Sự phổ biến của bệnh (hay gặp hay hiếm khi xảy ra)
- Lịch trình của các giai đoạn phát triển hàm răng.
- Yếu tố gia đình.
- Số lượng răng bị ảnh hưởng (nhiều hay ít).
- Những bất thuờng về răng ảnh hưởng đến trẻ và gia đình cả về khía cạnh chức
năng và tâm lí xã hội.
- Một bất thường về răng có thể liên quan đến bệnh khác. Đòi hỏi phải khám kỹ.
- Một bất thường ở hàm răng sữa có thể liên quan đến vấn đề tương tự ở hàm răng
vĩnh viễn.
- Hầu hết các trường hợp đòi hỏi kế hoạch điều trị liên quan đến nhiều chuyên
ngành.

Tài liệu tham khảo

1. Alexia Marie-cousin, Jean-louis Sixou, Jean-Claude Robert (2007). Prise


en charge de l’enfant à haut risque infectieux. Est-ce que tout est si simple ?
RFOP. Volume 02-2007, N02. PP 83-88.
2. Badre B., Kaoun K., Bousfiha B., Bousfiha A., Msefer S (2003). LA
DYSPLASIE ectodermique anhidrotique. A propos d’un cas clinique. Journal
dentaire du Québec, Volume 40, Février 2003.
3. J F aupetit (1999). Odonto-pharmacologie clinique. Prophylaxie de
l’endocardite infectieuse en odontologie. Editions CDP, PP 168-171.
4. Martine Bonnaure-Mallet, Virginie Gandemer (2007). Oncologie
pédiatrique et odontologie pédiatrique. RFOP. Volume 02-2007, N02. PP 67-
72.
5. Julie Burban, Maria Elizena Barbosa-Rogier, Bernard Hingant, Jean-
Louis Sixou. Handicap et odontologie en quelques points. RFOP. Volume 02-
2007, N02. PP 55-66.
6. Marie Mtalsi, Samira Elarabi (2007). L’ostésopétrose et ses répercussions
bucco-dentaires, à propos de deux cas dans une mêm e fratie. RFOP. Volume
02-2007, N03. PP 124-129.
7. Arnaud coulon, Javotte Nancy. Syndrome de Lesh-nyhan : approches
thérapeutique du comportement automutilateur.RFOP. Volume 02-2007, N03.
PP 130-134.
8. Toure B ; Kane AW ; Sarr M ; Wone M ; Fall F (2000). Prevalence du
Taurodontisme au niveau molaire chez le senegalais melanoderme age 15-
19ans. Odonto-Stomatologie Tropicale 2000 - N°89.
9. Frédric Courson (2005). Odontologie pédiatrique au quotidien. Deuxième
Édition.
10. Ralph E McDonald (2004). Dentistry for child and adolescent.

You might also like