Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC HỌC

TIỂU LUẬN

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC


DỤNG ĐIỀU HÒA NHỊP TIM

Người thực hiện:


Hoàng Đình Nhân 1852010090
Nguyễn Thị Trang Nhung 1852010091
Phạm Thị Ngọc Như 1852010092

HÀ NỘI - 2022

BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

1
HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC HỌC
TIỂU LUẬN

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC LIỆU CÓ


TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA NHỊP TIM

Người thực hiện:


Hoàng Đình Nhân 1852010090
Nguyễn Thị Trang Nhung 1852010091
Phạm Thị Ngọc Như 1852010092

Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Quân


Nơi thực hiện: Bộ môn Dịch tễ Dược, Học viện Y Dược học cổ truyền
Việt Nam
HÀ NỘI - 2022

2
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn
Văn Quân – Giảng viên Bộ môn Dịch tễ dược. Người thầy đã trực tiếp hướng
dẫn, ân cần chỉ dạy, quan tâm hướng dẫn, truyền đạt các kiến thức quý báu và
giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng
Đào tạo và toàn thể các thầy cô giáo trường Học viện Y Dược học cổ truyền
Việt Nam đã dạy dỗ và truyền đạt cho chúng em những kiến thức nền tảng để
phục vụ cho việc hoàn thành bài luận này.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, sát
cánh và động viên chúng em vượt qua khó khăn trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô để
bổ sung vào vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình.
Chúng em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt, tiếp tục đạt
được nhiều thành công trong sự nghiệp cao quý.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2022


Sinh viên

3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Hoàng Đình Nhân, Nguyễn Thị Trang Nhung, Phạm Thị Ngọc Như,
sinh viên lớp D4K5, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, xin cam đoan:

1. Đây là đề tài do bản thân chúng tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Văn Quân

2. Đề tài này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố
tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan.

4. Chúng tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài luận đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2022

Người viết cam đoan

4
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 3


LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................4
MỤC LỤC.....................................................................................................................5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................7
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................8
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................9
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................10
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................................11
1.1: KHÁI QUÁT VỀ NHỊP TIM................................................................................11
1.1.1: Khái niệm nhịp tim............................................................................................11
1.1.2: Hệ thống dẫn truyền tim........................................................................11
1.1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim.......................................................12
1.2: RỐI LOẠN NHỊP TIM...................................................................................13
1.2.1: Khái niệm..............................................................................................13
1.2.1.1: Theo y học hiện đại......................................................................13
1.2.1.2: Theo y học cổ truyền....................................................................13
1.2.2: Nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh; phân loại.............................14
1.2.2.1: Theo y học hiện đại......................................................................14
1.2.2.2: Theo y học cổ truyền....................................................................19
1.2.3: Triệu chứng bệnh..................................................................................20
1.2.3.1: Theo y học hiện đại......................................................................20
1.2.3.2: Theo y học cổ truyền....................................................................21
1.2.4: Chẩn đoán.............................................................................................21
1.2.5: Điều trị..................................................................................................23
1.2.5.1: Theo y học hiện đại......................................................................23
1.2.5.2: Theo y học cổ truyền....................................................................26
1.3: KHÁI QUÁT VỀ DƯỢC LIỆU.....................................................................26
1.3.1: Khái niệm..............................................................................................26
1.3.2: Đặc điểm của dược liệu trên Thế giới và Việt Nam..............................26
1.3.2.1: Đặc điểm của dược liệu trên Thế giới..........................................26
1.3.2.2: Đặc điểm của dược liệu ở Việt Nam............................................27
1.3.3: Vai trò của dược liệu.............................................................................28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................29
2.1: Đối tượng, địa điểm, thời gian........................................................................29
2.1.1: Đối tượng nghiên cứu............................................................................29
2.1.2: Địa điểm nghiên cứu....................................................................................29
2.1.3: Thời gian nghiên cứu...................................................................................29
2.2: Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................29
2.2.1: Phương pháp nghiên cứu.............................................................................29

5
2.2.2: Phương tiện và công cụ...............................................................................29
2.2.3: Kỹ thuật thu thập.........................................................................................29
2.2.4: Quy trình nghiên cứu...................................................................................30
2.3: Xử lý thông tin......................................................................................................30
2.4: Các biện pháp khống chế sai số............................................................................30
2.5: Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................31
3.1: Tác dụng của các dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim theo YHCT.........31
3.2: Tác dụng của các dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim theo YHHĐ........35
Chương 4 : BÀN LUẬN - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...............................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................40

6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh


bpm Nhịp đập của tim mỗi phút Beat per minute
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
ĐTĐ Điện tâm đồ
RLNT Rối loạn nhịp tim
DL Dược liệu
EAD Sau khử cực sớm Early afterdepolarization
DAD Sau khử cực muộn Delayed afterdepolarization
AVNRT Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ Atrioventricular node
thất reentry tachycardia

AVRT Nhịp nhanh do vào lại nhĩ thất Atrioventricular reentrant


tachycardia
RVOT VT Nhịp nhanh thất từ đường ra Right ventricular outflow
thất phải tract ventricular tachycardia

7
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Phân loại thuốc chống loạn nhịp theo Vaughan William.............................24
Bảng 1.2 : Phân nhóm của Harrison cho nhóm I............................................................25
Bảng 3.1: Bộ phận dùng của các dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim....................31
Bảng 3.2 : Tính của các vị thuốc điều hoà nhịp tim........................................................32
Bảng 3.3 : Vị của các vị thuốc điều hoà nhịp tim............................................................32
Bảng 3.4 : Quy kinh của vị thuốc có tác dụng điều hoà nhịp tim....................................33
Bảng 3.5 : Tác dụng của các vị thuốc điều hoà nhịp tim phân theo YHCT.....................34
Bảng 3.6 : Nhóm tác dụng của các vị thuốc theo YHHĐ...............................................35
Bảng 3.7 : Các vị thuốc cho tác dụng trên hệ tiêu hoá....................................................36
Bảng 3.8 : Các vị thuốc có tác dụng trên hệ hô hấp........................................................36
Bảng 3.9 : Các vị thuốc tác động trên chuyển hoá đường...............................................37
Bảng 3.10 : Các vị thuốc tác dụng trên thần kinh............................................................37

8
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Giải phẫu hệ thống dẫn truyền trong tim........................................................12


Hình 1.2 : Nhịp nhanh xoang ........................................................................................22
Hình 1.3 : Bloc nhĩ - thất độ I với PQ kéo dài cố định...................................................22

9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn
cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Tại Việt Nam, theo thống
kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch. [6]
Một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm hiện nay là rối loạn nhịp
tim - xảy ra do sự bất thường của nhịp tim, quá nhanh hoặc quá chậm gây cảm giác tức
ngực, hồi hộp, khó thở. Bệnh lý này đang ngày càng phổ biến, trẻ hóa trong cộng đồng
và là nguyên nhân của 80 % trường hợp đột tử hiện nay nếu không được phát hiện sớm
. Loạn nhịp tim có thể gây khó chịu nhẹ cho người bệnh, nhưng cũng có thể là biểu
hiện của một tình trạng bệnh lý nặng (Thiếu máu cơ tim, các bệnh lý van tim, viêm cơ
tim, các bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì,
cường giáp, bệnh viêm phổi - phế quản cấp hay mạn tính..) [7]
Một trong những biện pháp phòng và điều trị rối loạn nhịp tim hiện nay là sử dụng các
loại thuốc tân dược giúp điều hòa nhịp tim. Tuy nhiên thuốc tân dược có giá thành cao
cũng như có tác dụng không mong muốn.
Xu hướng mới hiện nay sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để điều
hòa nhịp tim, bảo vệ sức khỏe trái tim lâu dài mà không quá tốn kém và ít gây tác dụng
không mong muốn.
Để có cái nhìn tổng quát và hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi thực hiện tiểu luận:
“TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA
NHỊP TIM’’ nhằm các mục tiêu sau:
1. Tổng quan các dược liệu có tác dụng điều hòa nhịp tim
2. Nghiên cứu về các dược liệu có tác dụng điều hòa nhịp tim

10
Chương 1: TỔNG QUAN

1.1: KHÁI QUÁT VỀ NHỊP TIM

1.1.1: Khái niệm nhịp tim

Nhịp tim là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần co thắt (nhịp đập) của tim mỗi phút (bpm -
beat per minute). Nhịp tim có thể thay đổi theo nhu cầu thể chất của cơ thể, bao gồm
cả nhu cầu hấp thu oxy và bài tiết carbon dioxide. Nó thường bằng hoặc gần với xung
được đo tại bất kỳ điểm ngoại vi nào. Các hoạt động có thể tạo ra thay đổi bao gồm tập
thể dục, ngủ, lo lắng, căng thẳng, bệnh tật và khi uống thuốc. [8]

Nhịp tim khi nghỉ ngơi là lượng máu thấp nhất cần để bơm vào tim khi cơ thể không
tập thể dục. Nhịp tim của người lớn khi nghỉ ngơi bình thường là 60-100 bpm. Khi
nhịp tim thấp hơn 60 bpm thì đấy không phải là một dấu hiệu cần thiết liên quan đến
bệnh tật. Nó có thể là kết quả của việc dừng một loại thuốc như thuốc chẹn beta. Tuy
nhiên đối với người hoạt động thể chất nhiều hoặc tập thể thao nhiều thì nhịp tim có
thể thấp hơn so với người bình thường vì cơ tim ở trong tình trạng tốt hơn và không
cần phải làm việc nhiều để duy trì nhịp đập ổn định. [5]

1.1.2: Hệ thống dẫn truyền tim

* Nút xoang nhĩ


Nút xoang nhĩ nằm ở vùng cao phần thành bên của nhĩ phải ngay dưới tĩnh mạch chủ
trên, dài 1 - 2 cm, rộng 2 - 3 mm, cách màng ngoài tim gần 1mm. Đây là vị trí tạo nhịp
chính của tim, xung điện được dẫn truyền ra khỏi nút xoang để khử cực tâm nhĩ. Nút
xoang được phân bố rất nhiều các sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm, làm thay
đổi tốc độ khử cực từ đó điều khiển nhịp tim. Hoạt động điện từ nút xoang lan tỏa ra
phần còn lại của nhĩ phải và nhĩ trái thông qua hệ thống dẫn truyền đặc biệt, bao gồm
cả bó Bachmann.

11
* Nút nhĩ thất
Nằm ở nhĩ phải phía trước lỗ đổ vào của xoang vành, nằm ngay trên lá vách của van
ba lá. Là con đường dẫn truyền xung động duy nhất xuống tâm thất, thông qua bó His.
Giống như nút xoang, nút nhĩ thất được phân bố rất nhiều các sợi giao cảm và phó giao
cảm.
* Hệ thống His-Purkinje
Xung điện được dẫn truyền tới phần trên của vách liên thất thông qua bó His, sau đó sẽ
được chia thành 2 nhánh: Nhánh phải, tiếp tục đi xuống ở mặt phải của vách liên thất
tới mỏm thất phải và chân của cơ nhú trước. Nhánh trái chia thành 2 phân nhánh trước
và sau. Các bó nhánh trái và phải sẽ tận cùng bằng các sợi Purkinje, hình thành mạng
lưới ở bề mặt nội tâm mạc, như vậy xung động có thể được truyền gần như cùng lúc
tới cả thất trái và thất phải, đảm. [1]

Hình 1.1: Giải phẫu hệ thống dẫn truyền trong tim

1.1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

12
- Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, tim bơm máu nhiều hơn so với
bình thường, do đó nhịp tim có thể tăng lên, nhưng thường tăng không quá 5-10 bpm.
- Tư thế: khi nghỉ ngơi, ngồi hay đứng nhịp tim thường giống nhau. Thỉnh thoảng, khi
đứng trong vòng 15 đến 20 giây đầu tiên, nhịp tim có thể tăng lên một chút nhưng sau
vài phút sẽ lắng xuống.
- Cảm xúc: khi căng thẳng, lo lắng hoặc ‘vui, buồn bất thường’ có thể làm tăng nhịp
tim.
- Kích thước của cơ thể: kích thước của cơ thể thường không thay đổi đến nhịp tim,
tuy nhiên nếu cơ thể béo phì thì nhịp tim khi nghỉ ngơi có thể sẽ cao hơn người bình
thường, nhưng thường không quá 100 bpm.
- Sử dụng thuốc: thuốc chẹn adrenalin (chẹn beta) có xu hướng làm chậm mạch, trong
khi sử dụng quá nhiều hoặc quá liều thuốc tuyến giáp sẽ làm tăng nhịp tim. [5]

1.2: RỐI LOẠN NHỊP TIM

1.2.1: Khái niệm

1.2.1.1: Theo y học hiện đại

Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung của một số tình trạng rối loạn hoạt động điện của
tim, hoạt động này có rối loạn bất thường hay nhanh hoặc chậm hơn hoạt động điện
bình thường. Nhịp tim có thể quá nhanh (hơn 100 nhịp/phút) hay quá chậm (nhỏ hơn
60 nhịp/phút), nhịp có thể bình thường hay bất thường.

Các rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong buồng trên của tim (tâm nhĩ), hay trong
buồng dưới của tim (tâm thất), ở bất kì độ tuổi nào. Một số rất khó nhận biết, trong khi
một số khác có thể kịch tính hơn và thậm chí có thể dẫn đến đột tử do tim. [9]

1.2.1.2: Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim thuộc phạm trù chứng Tâm Quý, Chinh Xung,
Hung Tý

1.2.2: Nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh; phân loại

13
1.2.2.1: Theo y học hiện đại

* Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân của rối loạn nhịp bao gồm: rối loạn hình thành xung động hoặc rối loạn
dẫn truyền xung động hoặc cả hai.

Nguyên nhân của rối loạn nhịp chậm là do các chủ nhịp nội tại bị suy yếu chức năng
hoặc do rối loạn dẫn truyền, chủ yếu trong nút nhĩ thất hoặc hệ thống His-Purkinje.

Hầu hết các rối loạn nhịp nhanh do cơ chế vòng vào lại. Một số rối loạn nhịp nhanh
do cơ chế tăng tính tự động hoặc do rối loạn tính tự động.

Vòng vào lại là vòng tròn hoạt hóa điện học giữa hai con đường dẫn truyền có đặc
điểm dẫn truyền và thời gian trơ khác nhau. [10]

Rối loạn nhịp tim chức năng: xuất hiện ở những người bình thường có rối loạn tâm lý;
lao động gắng sức; liên quan đến ăn uống...

Rối loạn nhịp tim do tổn thương thực thể tại tim như: thiểu năng vành, viêm cơ tim,
các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh...

Rối loạn nhịp tim do bệnh của các cơ quan khác, ví dụ: cường giáp, viêm phế quản –
phổi, thiếu máu, rối loạn thăng bằng kiềm-toan và điện giải, do thuốc …

* Cơ chế bệnh sinh:

- Hoạt động khởi kích:

Hoạt động khởi kích là do sự phát xung của một nhóm tế bào cơ tim được khởi kích
bởi hàng loạt các xung trước. Hoạt động này được tạo ra bởi một loạt hậu khử cực, là
kết quả giảm điện thế màng. Điện thế màng dao động, khi đạt đến ngưỡng có thể hoạt
hoá để tạo ra rối loạn nhịp đặc biệt này. Hậu khử cực mà xảy ra trước khi hoàn tất tái
cực (trong pha 2 hoặc pha 3 của điện thế hoạt động) được gọi là hậu khử cực sớm

14
(EADs). Trong khi đó hậu khử cực mà xảy ra trong giai đoạn tái cực được gọi là hậu
khử cực trì hoãn (DADs).
EAD được cho là nguyên nhân của rối loạn nhịp kèm với hội chứng QT dài bẩm sinh
hay mắc phải. Nhịp tim chậm và khoảng ghép dài tạo điều kiện cho EAD xảy ra,
ngược lại nhịp tim nhanh và khoảng ghép ngắn ức chế EAD.

DADs là kết quả của dòng ion đi vào tạm thời mà khởi phát khử cực màng. Các dòng
tạm thời này xảy ra để đáp ứng với tình trạng quá tải canxi nội bào và là hậu quả của
sự phóng thích canxi từ mạng cơ tương. Nhịp tự thất tăng tốc sau nhồi máu cơ tim
cũng do quá tải canxi và DAD dẫn đến hoạt động khởi kích.
Biểu hiện lâm sàng: rối loạn nhịp mà do hoạt động khởi kích là loạn loạn nhịp xảy ra
sau gia tăng nhịp xoang. Ví dụ thường gặp nhất là loạn nhịp thất từ buồng tống thất
phải xảy ra trong bối cảnh gắng sức hoặc đáp ướng với các thuốc kích thích beta.

- Tự động tính bất thường:

Tim bình thường, tự động tính chỉ có ở nút xoang và mô dẫn truyền đặc biệt. Tế bào
cơ nhĩ và thất hoạt động bình thường không co khử cực tâm trương tự phát và không
có khởi phát xung tự phát, thậm chí khi các tế bào này không bị kích thích trong một
khoảng thời gian dài do không có xung xâm nhập. Mặc dù các tế bào này củng có
dòng ion tạo nhịp nhưng khoảng tạo nhịp của các dòng này ở các tế bào cơ nhĩ và thất
thì âm hơn nhiều – 120 đến -170 mv so với sợi purkinje hay nút xoang. Do đó, trong
khi điện thế màng lúc nghỉ sinh lý (-85 đến -95 mv) dòng ion tạo nhịp vẫn không hoạt
động nên tế bào cơ thất không khử cực tự phát. Khi điện thế màng khi nghỉ của các tế
bào này khử cực đủ đến khoảng -70 đến -30 mv lúc đó khử cực tâm trương tự phát có
thể xảy ra và khởi phát xung lặp lại, một hiện tượng được gọi là tự động tính bất
thường. Tương tự, các tế bào trong hệ thống purkinje có tự động tính bình thường ở
mức điện thế màng cao sẽ có tự động tính bất thường khi điện thế màng giảm đền -60
mv hay thấp hơn, tự động tính bất thường này xảy ra ở vùng cơ tim thiếu máu. Khi
điện thế màng của các sợi purkinje trong tình trạng ổn định giảm xuống khoảng -60
mv hay thấp hơn khi đó kênh If tham gia trong hoạt tính tạo nhịp bình thường ở các

15
sợi purkinje bị đóng lại mất chức năng và vì vậy tự động tính không được gây ra bởi
cơ chế tạo nhịp bình thường. Tuy nhiên, nó có thể được gây ra do cơ chế bất thường.
Một phân biệt quan trọng giữa tự động tính bình thường và bất thường đó là điện thế
màng của các sợi thể hiện kiểu hoạt động bất thường được giảm từ mức bình thường
riêng của nó. Vì lý do này, ví dụ khi tự động tính của nút nhĩ thất khi có điện thế màng
ở mức thấp bình thường không được phân loại như là tự động tính bất thường.
Vài cơ chế khác nhau có thể gây ra tự động tính bất thường khi điện thế màng ở mức
thấp bao gồm sự hoạt hoá và bất hoạt của dòng ion K tinh lọc trì hoãn, sự phóng thích
canxi từ mạng cơ tương gây ra sự hoạt hoá cho dòng Na và dòng Ca đi vào (qua sự
trao đổi của ion Na và Ca) và sự phân bố điện thế của dòng If. Người ta chưa chứng
minh được loại nào trong số các cơ chế này được vận hành trong các tình trạng bệnh
học khác nhau mà khi đó tự động tính bất thường có thể xảy ra.
Độ dốc pha 0 của điện thế hoạt động xảy ra tự phát do tự động tính bất thường có thể
là do dòng vào của ion Na hoặc ion Ca hoặc kết hợp cả hai. Khi điện thế tâm trương
khoảng -70 đến -50 mv, hoạt động lặp lại phụ thuộc vào nồng ion Na ngoại bào và
hoạt động này có thể giảm hay xoá đi nhờ ức chế kênh ion Na. Khi điện thế tâm
trương khoảng từ -50 đến – 30 mv kênh ion Na bị bất hoạt hoạt động lặp lại phụ thuộc
vào nồng độ ion Ca ngoại bào và được giảm bỡi ức chế kênh ion Ca kiểu L.
Giảm điện thế màng tế bào cơ tim cần thiết cho tự động tình bất thường xảy ra có thể
được tạo ra bỡi nhiều yếu tố liên quan bệnh tim, chẳng hạn như thiếu máu và nhồi máu
cơ tim.Ví dụ, gia tăng nồng độ ion K ngoại bào xảy ra khi thiếu máu cơ tim có thể làm
giảm điện thế màng; tuy nhiên tự động tính bình thường ở tế bào cơ nhĩ và thất sợi
purkinje thường không xảy ra vì gia tăng dẫn truyền ion K do gia tăng nồng độ ion K
ngoại bào. Catecholamin củng làm gia tăng tốc độ phát xung gây ra bỡi tự độnt ính bất
thường vì vậy có thể góp phần vào sự dịch chuyển vị trí tạo nhịp, từ nút xong đến vùng
tự động tính bất thường.

16
- Vòng vào lại:

Vòng vào lại là cơ chế loạn nhịp thường nhất là do rối loạn dẫn truyền xung. Cơ chế
này đòi hỏi hai con đường khác nhau cho dẫn truyền xung. Các con đường này khác
nhau về giải phẫu hay chức năng. Loạn nhịp này xảy ra khi có một xung đến sớm.
Kích thích đến sớm này bị blốc trong một con đường và dẫn truyến chậm trên con
đường còn lại. Xung di chuyển đủ chậm để cho con đường bị blốc hồi phục và dẫn
truyền ngược qua con đường bị blốc gốc đầu tiên. Một nhịp đơn của vòng vào lại được
gọi là nhịp echo hay là nhịp dội ngược. Sự duy trì của vòng này tạo ra nhịp nhanh. Độ
dài sóng của vòng vào lại bằng vận tốc dẫn truyền nhân với giai đoạn trơ dài nhất của
vòng.
Chất nền giải phẫu của vòng phải đủ lớn để bao cả độ dài sóng. Nếu độ dài chất nền
lớn hơn độ dài sóng thì có một khoảng không gian hay thời gian giữa đầu và đuôi của
xung kế tiếp được gọi là khoảng ghép kích thích được. Khoảng ghép kích thích được
đại diện cho mô không bị trơ và vì vậy có khả năng được hoạt hoá trong nhịp nhanh.
Tạo ra một kích thích mà xâm nhập khoảng ghép kích thích sẻ làm thay đổi nhịp
nhanh hay chấm dứt nhịp nhanh. Thay đổi nhịp nhanh là do tương tác giữa sóng đến
sớm và nhịp nhanh đưa đến xung kế tiếp của nhịp nhanh sẻ đến sớm hoặc trì hoãn.
Trong vòng xung đến sớm sẻ vào khoảng ghép kích thích và có hai phần, một phần đối
đầu với xung dẫn truyền ngược của nhịp nhanh trước và phần kia sẻ dẫn truyền qua
khoảng ghép kích thích để tạo ra một phức hợp đến sớm.Thay đổi vòng vào lại với sự
hợp nhất ngụ ý rằng cơ chế vòng vào lại với đường vào và ra tách biệt nhau. Sự hợp
nhất có thể biểu hiện trên điện tâm đồ bề mặt hay điện tim khu trú trong buồng tim.
Sự thay đổi liên tục của nhịp nhanh được gọi là entrainment, một nghiệp pháp được sử
dụng để chứng minh tồn tại vòng vào lại. [11]

- Cơ chế loạn nhịp tim lâm sàng thường gặp:

Vào lại Hoạt động khởi kích Tự động tính


Nhịp nhanh nhĩ (khởi
phát bằng ngoại tâm thu

17
nhĩ)
 
Nhịp nhanh nhĩ (kịch Nhịp nhanh nhĩ (tăng từ
 
phát bị blốc , ví dụ ngộ từ và kéo dài ở bệnh
 
độc digoxin gây DAD nhân trẻ)
 
   
AVNRT
RVOT VT  
AVRT
  Nhanh thất sau tái tưới
Cuồng nhĩ
Hội chứng QT dài máu
Nhanh thất do sẹo
(EADs) Nhanh thất do thiếu máu
Nhịp nhanh thất vô căn
Nhanh thất phân nhánh

* Phân loại:

Có nhiều loại loạn nhịp, trên một bệnh nhân có thể gặp nhiều loại rối loạn nhịp tim
khác nhau, thay đổi theo thời gian hoặc tồn tại cùng một lúc.

Rối loạn nhịp tim này có thể chuyển thành các rối loạn nhịp tim khác. 

- Phân loại theo tần số tim: nhịp bình thường, nhịp nhanh, nhịp chậm.

- Phân loại theo cơ chế bệnh sinh: Rối loạn quá trình tạo thành xung động, Rối loạn
quá trình dẫn truyền xung động, Kết hợp cả hai loại trên

- Phân loại theo vị trí, tính chất: Nhịp trên thất: nhịp nhĩ, nhịp bộ nối; Nhịp thất; Bloc
nhĩ thất; Hội chứng đột tử do loạn nhịp (Sudden Arrhythmic Death Syndrome): viêm
cơ tim do virus, hội chứng QT kéo dài, hội chứng Brugada, nhịp nhanh thất đa dạng,
bệnh cơ tim phì đại và chứng loạn sản thất phải 

- Phân loại theo rộng QRS: QRS hẹp: loạn nhịp trên thất; QRS rộng: thường là loạn
nhịp thất. [12]

18
1.2.2.2: Theo y học cổ truyền

* Nguyên nhân:

- Tâm huyết hư (tâm huyết bất túc): Đó là nguyên nhân của các bệnh mãn tính mất
máu, âm huyết hư, suy nghĩ quá độ, lao lực quá độ… gây nên huyết hư. Huyết hư
không dưỡng được tâm gây nên tâm quý.

- Tâm thần không yên: Đây là các nguyên nhân nội nhân (thất tình) chủ yếu là kinh,
khủng (kinh sợ). Kinh gây khí loạn, sợ thì khí xuống làm cho tâm không giữ được thần
gây nên chứng tâm quý.

- Âm hư hoả vượng: Do âm hư bệnh lâu ngày gây thận thủy kém (bệnh nhiệt làm hao
tổn tân dịch gây thận âm hư), thận âm hư gây mất quân bình âm dương làm cho tâm
hoả vượng xuất hiện chứng hồi hộp, buồn bực, ít ngủ, váng đầu, ù tai, hoa mắt, đó là
chứng tâm qúy.

- Thủy ẩm, thủy khí lăng tâm: Do dương khí yếu, thuỷ ẩm ứ đọng chèn vào tâm (thủy
khí lăng tâm) tương ứng như tràn dịch màng ngoài tim gây tâm quý.

- Phong thấp xâm nhập vào mạch: Do phong thấp gây bệnh tý, bệnh tý không được
chữa khỏi, phong thấp xâm nhập vào mạch làm huyết mạch bị bế tắc, huyết mạch là
nguồn nuôi dưỡng tâm, khi bị tắc thì tâm không được nuôi dưỡng gây tâm qúy.

* Cơ chế bệnh sinh:

Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh ở trên cho thấy tâm qúy liên quan đến khí,
huyết, tâm, tỳ, thận. Trong đó tâm là tạng đóng vai trò quan trọng nhất.

Tạng tâm đứng đầu các tạng (tâm quân chi quan) có thêm tạng phụ tâm bào lạc bảo vệ
bên ngoài, phụ trách hoạt động về thần chí. Tâm chủ huyết mạch, tâm khai khiếu ra
lưỡi, biểu hiện ra ở mặt. Tâm là nơi cư trú của thần “tâm tàng thần”. Khi tâm huyết
không đầy đủ sẽ xuất hiện các chứng như: hồi hộp, mất ngủ, hay mê, đó là tâm qúy.

Tỳ ở trung tiêu chủ vận hoá, chủ cơ nhục, thống nhiếp huyết, khai khiếu ra miệng vinh
nhuận ở môi, tỳ quan hệ rất mật thiết với tâm. Trong lâm sàng hay gặp chứng tâm tỳ
hư: biểu hiện các triệu chứng trống ngực hồi hộp, ngủ kém, hay mê, mệt mỏi, vô lực.
Điều trị dùng phép bổ ích tâm tỳ.

Thận tàng tinh, chủ cốt tủy, phụ trách về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp khí,
chủ thủy khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm, vinh nhuận ra tóc, thận giữ một vai trò
quan trọng trong cơ thể là nơi góp phần điều ho à thủy hoả. Thận có thận âm, thận
dương giữ cho cơ thể phát triển bình thường. Về quan hệ với tạng tâm thì tâm ở trên
thuộc hỏa, thận ở dưới thuộc thủy. Tâm thận tương giao là thứ quân bình sinh lý. Nếu
thận thuỷ không đầy đủ, không chế ước được tâm hoả sẽ gây nên chứng “tâm thận bất

19
giao” gồm các triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, trống ngực hay quên, hoa mắt ù tai, tiểu
tiện ngắn đỏ. Đó chính là triệu chứng của tâm quý. [13]

* Phân loại:
Theo YHCT, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân thành các thể
bệnh sau đây để điều trị:
+ khí âm lưỡng hư
+ âm hư hỏa vượng
+ tâm tỳ lưỡng hư
+ tỳ thận dương hư [14]

1.2.3: Triệu chứng bệnh

1.2.3.1: Theo y học hiện đại

Loạn nhịp tim có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng. Một số người
bệnh có các triệu chứng loạn nhịp tim đáng chú ý, có thể bao gồm:

Rung động trong lồng ngực.

Nhịp tim nhanh.

Nhịp tim chậm.

Đau ngực.

Khó thở.

Hoa mắt.

Chóng mặt.

Ngất xỉu (ngất) hoặc gần ngất.

Dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý không luôn luôn chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng.
Một số người cảm thấy rối loạn nhịp tim không có một vấn đề nghiêm trọng, trong khi
những người khác có rối loạn nhịp đe dọa tính mạng không có triệu chứng nào cả.

20
Loạn nhịp tim có thể cảm thấy tim đập nhanh, hoặc có thể cảm thấy tim đập quá chậm.
Dấu hiệu và triệu chứng khác có thể liên quan đến lượng máu tim bơm giảm. Chúng
bao gồm khó thở hoặc thở khò khè, yếu, chóng mặt, hoa mắt, ngất hoặc gần ngất, và
đau ngực hoặc khó chịu.

1.2.3.2: Theo y học cổ truyền

- Khí âm lưỡng hư: người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn kém,
bụng đầy, bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc, mạch tế, sác hoặc mạch
kết, mạch xúc, lưỡi đỏ, rêu mỏng hoặc tróc rêu.
- Âm hư hỏa vượng: hồi hộp, tâm phiền, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù lưng nhức
mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác hoặc mạch xúc.
- Tâm tỳ lưỡng hư: sắc mặt không tươi nhuận, người mệt mỏi, ăn ít, hồi hộp, mất ngủ
hay quên, hoa mắt, váng đầu, chất lưỡi nhạt, mạch kết đại hoặc tế vô lực.
- Tỳ thận dương hư: sắc mặt tái nhợt, da khô kém tươi nhuận, hoặc phù toàn thân, mệt
mỏi, người da mát sợ lạnh hoặc các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn kém, thân
lưỡi bệu rêu nhớt, mạch trầm trì hoặc kết đại. [14]

1.2.4: Chẩn đoán

1. Khai thác kỹ bệnh sử và đánh giá lâm sàng.


2. Hỏi kỹ tiền sử xuất hiện loạn nhịp, hoàn cảnh xuất hiện, thời gian, tần xuất, cách bắt
đầu cũng như kết thúc, đáp ứng với các điều trị (xoa xoang cảnh, ấn nhãn cầu...), các
triệu chứng khác đi kèm (đau ngực, ngất, xỉu...).
3. Hỏi về tiền sử gia đình xem có ai mắc các RLNT như bệnh nhân không.
4. Hỏi kỹ tiền sử các bệnh tim có từ trước (bệnh van tim, bệnh mạch vành...) hoặc các
bệnh không phải tim có thể liên quan đến loạn nhịp (bệnh nội tiết, bệnh viêm nhiễm,
nhiễm trùng...).
5. Thăm khám thực thể cần chú ý đến các dấu hiệu sinh tồn, nhịp tim đều hay không,
huyết áp như thế nào, các biểu hiện bệnh tim mạch, các bệnh khác...

21
6. Cận lâm sàng cần chú ý: điện giải đồ, công thức máu, một số nồng độ các thuốc
đang dùng mà nghi có ảnh hưởng đến nhịp tim. Trong một số trường hợp nghi ngờ, có
thể làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tuyến giáp hoặc các độc tố…
* Cận lâm sàng:
1. Điện tâm đồ:
Là một xét nghiệm rất quan trọng trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim.

Hình 1.2: Nhịp nhanh xoang [12]

Hình 1.3: Bloc nhĩ - thất độ I với PQ kéo dài cố định [12]
2. Holter ĐTĐ
Phương pháp ghi lại ĐTĐ trong suốt 24 giờ hoặc hơn, cho phép ghi lại được những
đoạn rối loạn nhịp mà ĐTĐ bình thường không bắt được ( ví dụ: các ngoại tâm thu,
các cơn nhịp nhanh kịch phát…)
3. Nghiệm pháp gắng sức
Có ích để đánh giá những loạn nhịp liên quan đến gắng sức, đặc biệt là các ngoại tâm
thu thất hoặc các cơn nhịp nhanh thất. Nó phân biệt những rối loạn nhịp này là do tổn
thương thực thể (xuất hiện hoặc nặng lên khi gắng sức) hoặc cơ năng (khi gắng sức
mất đi).

22
4. Thăm dò điện sinh lý tim (cardiac electro- physiology study)

Là phương pháp được chỉ định khi các thăm dò không chảy máu không đủ để đánh giá
các rối loạn nhịp hoặc để điều trị một số rối loạn nhịp. Người ta sử dụng một số dây
điện cực và đưa đến nhiều vị trí khác nhau trong buồng tim để đánh giá bản đồ hoạt
động điện học của tầng nhĩ, nút nhĩ thất, đường dẫn truyền nhĩ thất, tầng thất... Phương
pháp này cũng cho phép định vị được các vị trí hoặc các đường dẫn truyền bất thường,
các ổ ngoại vị và xác định cơ chế của các loại rối loạn nhịp. [2]

1.2.5: Điều trị

1.2.5.1: Theo y học hiện đại

* Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân bằng thuốc chống loạn nhịp, máy tạo nhịp, sốc điện chuyển
nhịp hoặc sốc điện phá rung, triệt đốt qua đường ống thông hoặc phẫu thuật.

Cách thức điều trị phụ thuộc vào từng cá thể, dựa trên mức độ triệu chứng hoặc nguy
cơ của rối loạn nhịp. Rối loạn nhịp không triệu chứng và không có nguy cơ cao thì
không cần điều trị ngay cả khi có tiến triển xấu hơn. Rối loạn nhịp có triệu chứng thì
cần điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các rối loạn nhịp đe dọa đến tính
mạng cần được điều trị.

Điều trị theo nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng một hoặc
nhiều phương pháp điều trị chống loạn nhịp bao gồm thuốc chống loạn nhịp, sốc điện
chuyển nhịp, phá rung, cấy máy chuyển nhịp - phá rung tự động (ICDs), cấy máy tạo
nhịp tim, máy tạo nhịp tái đồng bộ tim (một dạng đặc biệt của tạo nhịp tim),  tạo nhịp
tái đồng bộ tim, triệt đốt rối loạn nhịp qua đường ống thông, phẫu thuật. Bệnh nhân
mắc các rối loạn nhịp tim mà có nguy cơ gây rối loạn huyết động cần được cấm lái
các phương tiện giao thông cho đến khi được đánh giá là có đáp ứng với điều trị.

23
Vì tính chất phức tạp của các thuốc chống loạn nhịp, do đó việc phân loại cũng có
nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, hầu hết các bác sỹ thực hành lâm sàng
sử dụng cách phân loại đơn giản của Vaughan William (bảng 1.1) và phân nhóm của
Harrison (bảng 1.2) trong việc phân chia một cách chi tiết nhóm I của Vaughan
William. [2]

Bảng 1.1: Phân loại thuốc chống loạn nhịp theo Vaughan William

Nhóm Tác dụng của thuốc Tác dụng ưu tiên trên kênh
điện học

I Tác dụng trực tiếp trên màng Chẹn kênh natri nhanh
tế bào
(pha 0)

II Chẹn beta giao cảm Đóng không trực tiếp kênh

canxi (pha IV)

III Kéo dài thời gian tái Chẹn kênh kali ra ngoài

cực (pha III)

IVa Chẹn kênh canxi Chẹn dòng canxi chậm vào

tế bào (ở nút nhĩ thất) (pha

II)

IVb Chẹn không trực tiếp Mở kênh kali (tăng khử cực)

kênh canxi

Bảng 1.2: Phân nhóm của Harrison cho nhóm I

24
Phân Tác dụng Thay đổi trên ĐTĐ
nhóm

IA Ngăn chặn vừa phải kênh Kéo dài QRS và QT.

natri nhanh (pha 0)

Kéo dài thời gian tái cực qua

con đường ức chế kênh kali

IB Chẹn kênh natri (nhiều hơn Ít ảnh hưởng đến

trên mô bệnh). QRS và QT.

Làm ngắn thời gian tái cực

(giảm thời gian trơ).

IC Ngăn chặn đáng kể kênh Làm dài QRS (QT dài

natri nhanh. ra theo do thay đổi

ảnh hưởng rất ít đến tái cực. QRS).

* Phẫu thuật điều trị rối loạn nhịp tim

Với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật triệt đốt rối loạn nhịp qua đường ống thông ít
xâm lấn hơn, phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ cơ chất gây loạn nhịp đã trở nên ít
được sử dụng. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn được chỉ định khi phương pháp triệt đốt
qua đường ống thông thất bại hoặc bệnh nhân có những tổn thương tim khác kèm
theo cần phẫu thuật. Thường gặp nhất là trường hợp bị bệnh van tim và có rung nhĩ
kèm theo hoặc trường hợp bệnh nhân có phình vách thất do nhồi máu cơ tim gây

25
nhịp nhanh thất, cần mổ bắc cầu động mạch vành hoặc cắt bỏ phần cơ tim tổn thương
gây rối loạn nhịp. [10]

1.2.5.2: Theo y học cổ truyền

- Khí âm lưỡng hư: bổ khí, dưỡng âm; dùng bài Chích cam thảo thang hợp với Cam
mạch đại táo thang gia giảm.
- Âm hư hỏa vượng: tư âm, giáng hỏa; dùng bài Thiên vương bổ tâm đơn gia giảm
- Tâm tỳ lưỡng hư: ích khí, dưỡng huyết; dùng bài Qui tỳ thang gia giảm
- Tỳ thận dương hư: ôn bổ tỳ thận; dùng bài Phụ tứ lý trung thang gia giảm. [14]

1.3: KHÁI QUÁT VỀ DƯỢC LIỆU

1.3.1: Khái niệm

Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật và
đạt tiêu chuẩn làm thuốc. [3]

1.3.2: Đặc điểm của dược liệu trên Thế giới và Việt Nam

1.3.2.1: Đặc điểm của dược liệu trên Thế giới

* Trung Quốc:
Trung Quốc được biết đến là thị trường lớn nhất trên thế giới về dược liệu và thuốc
YHCT, có nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng phong phú. Năm 1990, Trung Quốc sử
dụng 700.000 tấn dược liệu thảo mộc. Từ 1993-1998 hằng năm Trung Quốc xuất khẩu
144.000 tấn dược liệu cho 90 nước, đồng thời cũng nhập 9.200 tấn dược
liệu từ 30 nước khác nhau trên thế giới.
* Ấn Độ:
Ấn Độ là nước đứng thứ hai sau Trung Quốc về sản xuất, sử dụng và xuất khẩu dược
liệu. Ấn Độ có khoảng từ 7500 - 8000 loài cây thuốc, chiếm 50% số loài cây có hoa
bậc cao. Ở Ấn Độ có 1,5 triệu người hành nghề sử dụng cây thuốc để trị bệnh. Ấn Độ
sản xuất dược liệu tăng hàng năm, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất
khẩu ra thị trường thế giới. Thị phần xuất khẩu dược liệu của Ấn Độ chiếm 12% doanh

26
số trên thị trường dược liệu thế giới. Số lượng cây thuốc sử dụng ở Ấn Độ bằng 1/4 số
lượng cây thuốc được biết đến trên thế giới. Mặc dù có tiềm năng về đa dạng sinh học
nhưng do khai thác quá mức và không đúng kĩ thuật đã mất đi nhiều loài cây thuốc.
90-95% số dược liệu sử dụng ở Ấn Độ được khai thác trong tự nhiên từ cây hoang dại.
Năm 2000, theo thông báo của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Ấn Độ
đứng thứ tư trên thế giới về số loài cây và loài chim bị đe dọa.
* Hàn Quốc:
Hàn Quốc có tài nguyên cây thuốc khá phong phú, theo thống kê của Won Sick Woo,
có 900 loài cây thuốc trên tổng số 4500 loài thực vật bậc cao được phát hiện. Có 266
loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Hàn Quốc cũng là nước sản xuất và sử dụng nhiều
dược liệu từ cây thuốc. Riêng nhân sâm, Hàn Quốc đã trồng trên diện tích 12.000 ha
và lợi nhuận thu được là 462.500.000 USD.
* Indonesia
Indonesia có 7.000/30.000 loài cây có hoa được biết là cây thuốc, trong đó 950 loài
cây được xác định là có tác dụng làm thuốc, 283 loài được ghi nhận là sử dụng trong
công nghiệp thuốc cổ truyền, 250 loài thu hái trong tự nhiên. Có 25 loài cây thuốc
được sử dụng thường xuyên trong dân gian để làm thuốc. 85% số dược liệu được thu
hái trong tự nhiên từ nguồn cây thuốc hoang dại. [4]

1.3.2.2: Đặc điểm của dược liệu ở Việt Nam

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú
và đa dạng, một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược
liệu nói chung.
Theo kết quả tổng kết điều tra cho đến năm 2017, nước ta có 5175 loài thực vật bậc
cao và bậc thấp được dùng làm thuốc phân bố rộng khắp cả nước. Với chiều dài hơn
3260 km bờ biển, nguồn tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới rất phong phú và đa dạng
về số lượng, giàu về hàm lượng. Môi trường biển là một nguồn tiềm năng khai thác
các hoạt chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao.
Trước xu thế hợp tác và hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, công tác dược liệu
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn. Nguồn dược liệu

27
cung cấp cho YHCT và nguyên liệu cho công nghiệp dược đang bị mất cân đối và tái
phụ thuộc ngày càng nhiều vào dược liệu nhập khẩu. Với nhu cầu sử dụng ngày các
loài dược liệu ngày càng tăng, do khai thác liên tục nhiều năm không chú ý tới bảo vệ
tái sinh, cộng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nguồn tài nguyên dược liệu Việt
Nam bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Có thể nói rằng tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên động thực vật làm thuốc ở
Việt Nam là đặc biệt phong phú và đa dạng. Tuy nhiên sự phong phú này cũng chỉ có
giới hạn. Chúng chỉ có thể thực sự trở thành tiềm năng lâu dài nếu biết giữ gìn và khai
thác một cách hợp lí. [4]

1.3.3: Vai trò của dược liệu

Dược liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của ngành Y
Dược, đặc biệt là nền y học cổ truyền. Thực tế, các loại thuốc tự nhiên sử dụng đảm
bảo an toàn, hiệu quả, mang đến tác dụng điều trị rất tốt.
Bên cạnh các loại thuốc được tổng hợp từ hóa dược nền y học hiện đại thì dược liệu
cũng được đánh giá cao trong việc chữa các bệnh như ung thư, một số bệnh mãn tính
khác.
Một số hoạt chất như quinin, morphin, emetin,… phải được chiết xuất từ dược liệu,
không thể tạo được từ các chất hóa học. Việc kết hợp dược liệu với các hóa dược cũng
giúp hiệu quả sử dụng thuốc tăng lên rất nhiều.
Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng dược liệu vào việc chữa bệnh nên có thể nói nền tảng
Y học Việt Nam dựa trên Y học cổ truyền. Dược liệu đóng một vai trò rất quan trọng
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nước nhà. [15]

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1: Đối tượng, địa điểm, thời gian

2.1.1: Đối tượng nghiên cứu

- Các tài liệu chứa dược liệu

28
- Các dược liệu có tác dụng điều hòa nhịp tim
- Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến tác dụng điều hòa nhịp tim .
- Các tài liệu có dược liệu điều hòa nhịp tim nhưng có nghiên cứu tác dụng khác
2.1.2: Địa điểm nghiên cứu
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2.1.3: Thời gian nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện từ ngày 19/06/2022 đến ngày 7/7/2022
2.2: Phương pháp nghiên cứu
2.2.1: Phương pháp nghiên cứu
 Mô tả hồi cứu:
 Mô tải tài liệu
 Mô tả dược liệu
 Phương pháp liệt kê
 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ; ngẫu nhiên

2.2.2: Phương tiện và công cụ


- Sử dụng máy tính, điện thoại để tra cứu.
- Các bảng thu thập thông tin về vị thuốc trong tài liệu.
- Sổ ghi chép và các công cụ hỗ trợ khác.
2.2.3: Kỹ thuật thu thập
Các dược liệu thu thập từ dược điển Việt Nam 5, các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
…thu thập được 18 dược liệu có tác dụng điều hòa nhịp tim : Trích cam thảo, Nhân
Sâm, Sinh địa, Khổ sâm, Mạch môn, Diên hồ sách, Xích thược, Sài hồ, Quế chi, Nhân
trần, Thạch xương bồ, Lạc tiên ,Bán hạ, Nữ lang, Long nhãn, Phục thần, Viễn chí,
Tâm sen
Tìm các tài liệu có trình bày báo cáo tác dụng điều hòa nhịp tim của dược liệu trên.

29
2.2.4: Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu


2.3: Xử lý thông tin
Sử dụng các phần mềm Office Word Document 2016, Phần mềm Microsoft Office
Excel 2016 để xử lý, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu. Kết quả được trình bày
qua các bảng, biểu đồ, đồ thị phù hợp.
2.4: Các biện pháp khống chế sai số
- Lấy tài liệu chuyên môn do các các nhà xuất bản công bố như dược điển Việt Nam,
nhà xuất bản y học, nhà xuất bản kỹ thuật, các nhà xuất bản uy tín.
- Lấy số liệu từ tài liệu sơ cấp, có nguồn gốc chính thống.
- Lấy trên các trang web uy tín trong và ngoài nước.

30
2.5: Đạo đức trong nghiên cứu
Quá trình thực hiện tiểu luận được tiến hành một cách khách quan, đảm bảo kết quả
chính xác, trung thực, phản ánh chân thực.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1: Tác dụng của các dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim theo YHCT

Bảng 3.1: Bộ phận dùng của các dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim

STT Tên bộ Số lượng Tỷ lệ % Dược liệu


phận dùng
1 Rễ, củ 13 62% Cam thảo, Nhân sâm, Sinh địa,
Khổ sâm, Mạch môn, Diên hồ
sách, Xích thuợc, Sài hồ, Bán hạ,
Nữ lang , Phục thần, Viễn chí
2 Thân, cành 2 9,5% Quế chi, Nhân trần
3 Lá 2 9,5% Sài hồ, Xích thược
4 Hoa 0 0%
5 Quả 1 4,75% Long nhãn
6 Hạt 2 9,5% Xích thược, Tâm sen
7 Toàn cây 1 4,75% Lạc tiên
8 Tổng cộng 21 100%

Nhận xét: Các dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim phần lớn bộ phận dùng là rễ củ
chiếm tới 62% trong tổng số dược liệu nghiên cứu trong bài, bộ phận dùng là lá ,quả
và hạt chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ từ 9,5% và 4,75%. Trong số 18 dược liệu nghiên cứu chưa
có dược liệu nào sử dụng hoa làm thuốc điều hoà nhịp tim

31
Bảng 3.2: Tính của các vị thuốc điều hoà nhịp tim

STT Tính (khí) Số lượng Tỷ lệ % Dược liệu

1 Nhiệt 0 0%

2 Ôn 7 38,9 % Trích cam thảo, Diên hồ sách,


Quế chi, Xương bồ, Bán hạ, Nữ
lang, Viễn chí
3 Bình 4 22,2 % Sài hồ, Long nhãn, Phục thần,
Lạc tiên
4 Lương 1 5,6 % Nhân sâm
5 Hàn 33,3 % Sinh địa, Khổ Sâm, Mạch môn,
6 Xích thược, Nhân trần, Tâm sen
Tổng cộng 18 100%

Nhận xét : Các vị thuốc điều hoà nhịp tim chủ yếu có tính ôn, hàn, và bình, chỉ một số
ít có tính lương và trong số các DL nghiên cứu chưa có DL nào có tính nhiệt

Bảng 3.3: Vị của các vị thuốc điều hoà nhịp tim

Số Vị Số lượng Tỷ lệ % Vị thuốc
TT
1 Cay 3 15% Xương bồ, Bán hạ, Nữ lang
2 Đắng 7 35% Sinh địa, Khổ sâm, Sài hồ, Quế
chi, Nhân trần, Viễn chí, Tâm sen
3 Ngọt 8 40% Trích cam thảo, Nhân sâm, Sinh

32
địa, Mạch môn, Quế chi, Lạc tiên,
Nữ lang, Long nhãn,
4 Chua 1 5% Xích thược
5 Nhạt 1 5% Phục thần
6 Chát 0 0%
7 Mặn 0 0%
Tổng cộng 20 100%

Nhận xét: Những vị thuốc có tác dụng điều hoà nhịp tim chủ yếu có vị đắng và
ngọt (35-40%) , có khoảng 15% vị thuốc có vị cay, một số ít có vị chua và nhạt

Bảng 3.4: Quy kinh của vị thuốc có tác dụng điều hoà nhịp tim

STT Tên kinh Số lượng Tỷ lệ % Vị thuốc


1 Tâm 12 27,3 % Long nhãn, Phục thần, Viễn chí,
Tâm sen, Nữ lang, Lạc tiên, Xương
bồ, Quế chi, Diên hồ sách, Mạch
môn, Khổ Sâm, Sinh địa
2 Can 7 15,9% Nữ lang, Lạc tiên, Nhân trần, Xích
thược, Diên hồ sách, Sinh địa,
Trích cam thảo
3 Tỳ 9 20,5 % Long nhãn, Phục thần, Bán hạ,
Xương bồ, Nhân trần, Xích thược,
Khổ sâm, Nhân sâm, Trích cam
thảo
4 Phế 6 13,6 % Phục thần, Bán hạ, quế chi, Diên
hồ sách, Mạch môn, Nhân sâm
5 Thận 4 9,1 % Phục thần, Viễn chí, Khổ sâm, sinh
địa
6 Tâm bào lạc 0 0%

33
7 Đởm 1 2,3% Nhân trần
8 Vị 3 6,8 % Phục thần, Bán hạ, Nhân trần
9 Bàng quang 2 4,6 % Xương bồ, quế chi
10 Tiểu trường 0
11 Đại trường 0
12 Tam tiêu 0
Tổng cộng 44 100%

Nhận xét : Các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều hoà nhịp tim chủ yếu quy
vào kinh tâm (27,3%) ,kinh tỳ (20,5%), và Can (15,9%). Một số ít quy vào các kinh
Phế (16,3%), thận (9,1%), đởm (2,3%), vị (6,8%) và bàng quang(4,6%)

Bảng 3.5: Tác dụng của các vị thuốc điều hoà nhịp tim phân theo YHCT

STT Nhóm tác Số lượng Tỷ lệ % Vị Thuốc


dụng
1 Dưỡng tâm 4 13,8% Phục thần, Long nhãn, Nữ lang,
Mạch môn
2 Định tâm an 8 27,6% Phục thần, tâm sen, Viễn chí, Nữ
thần lang, Lạc tiên, Xương bồ, Mạch
môn, Nhân sâm
3 Hoạt huyết 4 13,8% Quế chi, Xích thược, Diên hồ sách,
Nhân sâm
4 Nhuận phế, 4 13,8% Viễn chí, Bán hạ, Mạch môn, Trích
Khứ đờm cam thảo

5 Thanh nhiệt 6 20,7% Nhân trần, Sài hồ, Khổ sâm, Sinh
táo thấp địa, Xích thược , Trích cam thảo
6 Bổ tỳ 3 10,3% Phục thần, Long nhãn, quế chi
7 Tổng 29 100%

34
Nhận xét : Theo y học cổ truyền các vị thuốc trên quy vào kinh tâm nên có tác dụng
chính là dưỡng tâm, định tâm an thần, ngoài ra chúng còn có tác dụng trên một số tạng
khác như phế, tỳ,can vì vậy cho các tác dụng như nhuận phế khứ đờm (13,8%), bổ tỳ
(10,3%), Thanh nhiệt táo thấp (20,7%)

3.2: Tác dụng của các dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim theo YHHĐ

Bảng 3.6: Nhóm tác dụng của các vị thuốc theo YHHĐ

STT Nhóm tác dụng Số lượng % Vị thuốc


dược lý
1 Hệ thống tim mạch 18 100%
2 Trên hệ hô hấp 6 33,3% Trích cam thảo, Mạch môn,Sào
hồ, Bán hạ, Lạc tiên, Viễn chis
3 Trên hệ thần kinh 8 44,4% Nhân sâm, Diên hồ sách, Sài
hồ, Xương bồ, Lạc tiên, Nữ
lang, Long nhãn, Tâm sen
4 Trên hệ tiêu hoá 11 61,1% Trích cam thảo, Mạch môn,
Xích thược, Sài hồ, Quế chi,
Nhân trần, Xương bồ, Nữ lang,
Long nhãn
5 Tiết niệu( lợi tiểu) 3 16,7% Sinh địa, khổ sâm, Phục thần
6 Hệ thống chuyển 3 16,7% Nhân sâm, sinh địa, mạch môn
hoá đường

Nhận xét : Ngoài tác dụng trên hệ tim mạch các vị thuốc điều hoà nhịp tim còn cho tác
dụng chủ yếu trên hệ tiêu hoá, hô hấp và thần kinh, một phần nhỏ cho tác dụng trên hệ
thống tiết niệu và chuyển hoá đường.

35
Bảng 3.7: Các vị thuốc cho tác dụng trên hệ tiêu hoá

STT Tác dụng trên tiêu Số lượng % Vị thuốc


hoá
1 Kích thích tiêu hoá 3 27,3 % Long nhãn,quế chi, Xương bồ
2 Chữa viêm loét dạ 3 27,3 % Cam thảo, Diên hồ sách, xích
dày thược
3 Bảo vệ gan, lợi mật 4 36,4 % Sài hồ, nhân trần , Sinh địa, Nữ
lang
4 Điều trị táo bón 1 9% Mạch môn
5 Tổng 11 100%

Bảng 3.8: Các vị thuốc có tác dụng trên hệ hô hấp

STT Tác dụng trên hô Số lượng % Vị thuốc


hấp
1 Thuốc thư giãn khí 1 12,5% Lạc tiên
quản ( trị suyễn)
2 Chữa ho, bổ phổi 4 50 % Cam thảo, Bán hạ, Viễn chí,
Mạch môn
3 Trừ đờm 2 25 % Cam thảo, viễn chí
4 Trợ hô hấp 1 12,5% Quế chi
5 Tổng 8 100%

Bảng 3.9: Các vị thuốc tác động trên chuyển hoá đường

STT Tác động trên Số lượng % Vị thuốc


chuyển hoá đường

36
1 Hạ đường huyết 2 66,7% Nhân sâm, Sinh địa
2 Tăng đường huyết 1 33,3% Mạch môn
3 Tổng 3 100%

Bảng 3.10: Các vị thuốc tác dụng trên thần kinh

STT Tác dụng trên hệ Số lượng % Vị thuốc


thần kinh
1 Ức chế thần kinh 8 88,9% Nhân sâm, Diên hồ sách, Sài
(giảm đau, chống co hồ, Xương bồ, Lạc tiên, Nữ
giật,an thần) lang, Long nhãn, Tâm sen
2 Kích thích thần kinh 1 11,1% Nhân sâm
trung ương
3 Tổng 9 100%

Chương 4 : BÀN LUẬN - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Bàn luận

Nhìn chung nghiên cứu đã khái quát được về bệnh rối loạn nhịp tim và chỉ ra được các
tác dụng của dược liệu điều hòa loạn nhịp tim, tuy nhiên về số lượng dược liệu nghiên
cứu chưa thực sự đa dạng, chưa có nhiều các nghiên cứu cũ về lĩnh vực đề tài vì vậy
nguồn tài liệu tham khảo còn bị hạn chế . Một ưu điểm lớn của đề tài nghiên cứu này
so với những nghiên cứu trước đây là chỉ ra được một cách tổng quan về dược liệu
không chỉ dừng lại ở tác dụng điều hòa nhịp tim mà còn khai thác được các tác dụng
dược lý khác của dược liệu, từ đó có thể tối ưu hóa việc sử dụng dược liệu tự nhiên
trong điều trị bệnh cũng như xu hướng phát triển dược liệu tại Việt Nam.

Kết luận

37
Qua thời gian nghiên cứu và hoàn thiện, nghiên cứu đã thu được một số kết quả như
sau :
- Xác định và nghiên cứu được 18 dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim ,đã phân
tích và đánh giá được tác dụng dược lý của các Dược liệu theo 2 mặt là YHCT và theo
YHHĐ :
+ Các dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim phần lớn bộ phận dùng là rễ củ chiếm
tới 62% trong tổng số dược liệu nghiên cứu trong bài
+ Theo YHCT ta thấy các vị thuốc có tác dụng điều hoà nhịp tim chủ yếu có tính ôn,
hàn, và bình, có vị đắng và ngọt (35-40%) quy vào kinh tâm (27,3%) ,kinh tỳ
(20,5%), và Can (15,9%).
+ Theo YHCT các dược liệu nghiên cứu có tác dụng dưỡng tâm, định tâm an thần là
chính chiếm tới 41,4%, ngoài ra chúng còn cho các tác dụng khác như nhuận phế khứ
đờm (13,8%), bổ tỳ (10,3%), Thanh nhiệt táo thấp (20,7%)
+ Theo YHHĐ ngoài tác dụng trên hệ tim mạch các vị thuốc điều hoà nhịp tim còn cho
tác dụng chủ yếu trên hệ tiêu hoá (61,1%), hô hấp (33,3%)và thần kinh(44,4%), một
phần nhỏ cho tác dụng trên hệ thống tiết niệu và chuyển hoá đường:
 Trên tiêu hoá cho các tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa viêm loét dạ dày, tác
dụng bảo vệ gan và lợi mật
 Trên hệ hô hấp cho các tác dụng như chữa ho trừ đờm, bổ phổi trợ hô hấp, trị
suyễn
 Trên hệ thần kinh cho các tác dụng an thần giảm đau, chống co giật…
 Trên hệ tiết niệu chỉ cho tác dụng lợi tiểu
 Một số dược liệu làm hạ đường huyết và có một dược liệu làm tăng đường
huyết

Kiến nghị

Trong các nghiên cứu tiếp theo về dược liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim để hoàn
thành nghiên cứu và tạo tiền đề phát triển dược liệu cần:
+ Tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các nguồn dược liệu mới để đa dạng hơn về các dược
liệu có tác dụng điều hoà nhịp tim

38
+ Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hoá học gây tác dụng dược lý của các DL có tác
dụng điều hoà nhịp tim để từ đó tối ưu hoá sử dụng dược liệu trong phát triển thuốc ở
Việt Nam

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Lâm sàng tim mạch học - PGS.TS.BS Phạm Mạnh Hùng, tr 858-859 pdf

2. Thực hành bệnh tim mạch - PGS.TS Nguyễn Lân Việt, NXB Y học 2003, tr. 168,
175-176

3. Điều 2, Luật dược 2016

4. Tài nguyên cây thuốc - PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, tr.14-29

Tiếng Anh

5. All about Heart Rate (Pulse) American Heart Association truy cập ngày 1/7/2022

Internet

6. https://moh.gov.vn/tin-lien-quan//asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/moi-
nam-viet-nam-co-200-000-nguoi-tu-vong-do-cac-benh-tim mach?
inheritRedirect=false
7. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia//asset_publisher/
7ng11fEWgASC/content/nhung-he-luy-khi-bi-roi-loan-nhip-tim?
inheritRedirect=false
8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhịp_tim

9. https://vi.wikipedia.org/wiki/Rối_loạn_nhịp_tim

10. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia/rối-loạn-tim-mạch/rối-loạn-nhịp-
tim-và-rối-loạn-dẫn-truyền/tổng-quan-về-rối-loạn-nhịp-tim] truy cập ngày 1/7/2022

11. http://hoinhiptimhoc.com/vi/news/TONG-QUAN-NHIP-TIM-HOC/CO-CHE-
LOAN-NHIP-26/ truy cập ngày 1/7/2022

12. https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/chan-doan-hinh-anh/dien-tam-
do-roi-loan-nhip-tim truy cập ngày 1/7/2022

40
13. https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/y-hoc-co-truyen/bien-chung-
luan-tri-chung-quy

14. https://www.thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/loannhiptim.html
truy cập ngày 1/7/2022

15. https://yduocvietnam.com.vn/duoc-lieu-va-vai-tro-cua-duoc-lieu-trong-kham-
chua-benh/ truy cập ngày 1/7/2022

41

You might also like