Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


Mục tiêu chương 4:

-Giúp người học hiểu được nội dung, ý nghĩa của phương pháp tài
khoản
- Giúp người học hiểu được hệ thống tài khoản kế toán và cách
phân loại tài khoản kế toán
-Giúp người học nắm bắt đươc các phương pháp ghi chép trên tài
khoản và nguyên tắc ghi chép
-Giúp người học hiểu được cách thức xây dựng hệ thống tài khoản
kế toán trong đơn vị kế toán
CHƯƠNG 4
1 Nội dung, ý nghĩa của PP TKKT

2 Tài khoản kế toán

3 PP ghi chép trên TKKT

4 KT tổng hợp - KT chi tiết

5 Hệ thống tài khoản kế toán


4.1. NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TKKT

4.1.1. Nội dung của phương pháp


* Khái niệm
Phương pháp tài khoản kế toán là phương
pháp kế toán phân loại để phản ánh và kiểm
tra một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện,
có hệ thống về tình hình và sự vận động của
từng đối tượng kế toán
4.1. NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TKKT

4.1.1. Nội dung của phương pháp


* Nội dung
• Xây dựng danh mục tài khoản kế toán và
kết cấu các tài khoản.
• Xây dựng phương pháp ghi chép trên tài
khoản kế toán.
4.1. NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TKKT

4.1.1. Nội dung của phương pháp


* Hình thức biểu hiện
• Hệ thống tài khoản kế toán
• Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh vào các tài
khoản kế toán
4.1. NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TKKT

4.1.2. Ý nghĩa của phương pháp


- Phương pháp tài khoản kế toán thu thập và
cung cấp thông tin tổng hợp, kịp thời về tình
hình và sự biến động của từng đối tượng kế
toán trong quá trình hoạt động của đơn vị.
- Phương pháp tài khoản kế toán có thể hệ
thống hóa được số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế
tài chính để lập các báo cáo định kỳ, phục vụ
cho công tác quản lý và điều hành đơn vị.
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.1. Khái niệm của tài khoản kế toán


Tài khoản kế toán là hình thức
biểu hiện của phương pháp tài khoản
kế toán, được sử dụng để phản ánh,
kiểm tra, giám sát từng đối tượng kế
toán cụ thể trong doanh nghiệp
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản


4.2.2.1 Nội dung của tài khoản kế toán
+ Phản ánh tình hình và sự vận động
của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn
trong hoạt động của đơn vị.
+ Tên gọi tài khoản kế toán xuất phát
từ tên của đối tượng kế toán mà tài khoản
phản ánh, phù hợp với nội dung kinh tế của
đối tượng kế toán mà nó phản ánh.
+ Số lượng tài khoản cần mở tại mỗi
doanh nghiệp phụ thuộc vào yêu cầu quản
lý kinh tế tài chính của đơn vị
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

Add Your Title

Add Your Title Xu hướng


Add Your Title
Tài khoản kế vận động
Tài khoản kế toán phải theo của tài sản
toán kiểm tra dõi và phản trong đơn vị
và giám sát ánh được sự diễn ra như
tình hình hiện
có và sự vận
vận động của thế nào?
động của từng tài sản.
đối tượng kế
toán cụ thể
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán phải được xây dựng theo


hình thức hai bên, để bên này phản ánh mặt
vận động này thì bên kia sẽ phản ánh mặt đối
lập.
Theo quy ước chung thì tài khoản kế toán
được kết cấu theo hình thức chữ T. Bên trái
gọi là bên Nợ còn bên phải gọi là bên Có.
Từ Nợ và Có là thuật ngữ kế toán sử dụng với
nghĩa là hai bên khác nhau của tài khoản kế
toán
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản kế toán


được biểu diễn dưới dạng chữ T:
Nợ Tên TK Có

SD đầu kì
SPS trong kì: Gồm SPS tăng
SPS giảm

SD cuối kì = SD đầu kì + SPS tăng – SPS giảm


4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

Tùy thuộc từng đối tượng kế toán cụ thể phản


ánh trong tài khoản kế toán mà số dư đầu kỳ,
số phát sinh tăng, số phát sinh giảm, số dư
cuối kỳ được phản ánh ở bên Nợ hoặc bên Có
của tài khoản kế toán
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán


Căn cứ vào đối tượng kế toán cụ thể mà tài
khoản kế toán phản ánh, tài khoản kế toán
được chia thành 3 loại:
Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là tài
sản gọi là Tài khoản Tài Sản.
Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là
nguồn vốn gọi là Tài khoản Nguồn Vốn.
Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là
các quá trình sản xuất kinh doanh gọi là Tài
khoản Quá trình kinh doanh
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

Trên cơ sở kết cấu chung của tài khoản kế


toán, nội dung đặc điểm của các đối tượng kế
toán và yêu cầu quản lý cụ thể các đối tượng
kế toán, kết cấu của các loại tài khoản kế
toán nói trên có sự khác nhau.
Từ những cơ sở trên và theo qui ước thống
nhất ta có kết cấu cụ thể của tài khoản Tài
sản và tài khoản Nguồn vốn như sau
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

kết cấu chung của tài khoản tài sản:

Nợ TK TS Có

SD đầu kì

SPS tăng SPS giảm

SD cuối kì
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

kết cấu chung của tài khoản nguồn vốn:

Nợ TK NV Có

SD đầu kì

SPS giảm SPS tăng

SD cuối kì
4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bao


gồm: quá trình mua hàng, quá trình bán
hàng, quá trình sản xuất... Các quá trình này
có đặc điểm, nội dung khác nhau, yêu cầu
quản lý cũng có những điểm khác nhau, vì
vậy kết cấu của các tài khoản phản ánh các
đối tượng thuộc các quá trình kinh doanh
cũng phải có kết cấu khác nhau
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Lý do phải phân loại TKKT

- SL nhiều
- Mỗi TKKT có kết cấu, công dụng riêng
- Kế toán phải sử dụng đúng các TKKT
PHÂN LOẠI TKKT
Nội dung kinh tế

Công dụng, kết cấu


Phân loại
TKKT
theo
Mức độ phản ánh
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.2.3.1. Phân loại TKKT theo nội dung kinh


tế
Tài khoản kế toán được chia thành 3
loại
• Tài khoản tài sản
• Tài khoản nguồn vốn
• Tài khoản quá trình kinh doanh
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.3.2. Phân loại TKKT theo công dụng và
kết cấu
- Công dụng của tài khoản được biểu hiện ở
số liệu ghi chép trên tài khoản đó phản ánh
những chỉ tiêu kinh tế gì, có tác dụng kiểm tra
giám sát như thế nào đối với tình hình thực hiện
những chỉ tiêu kinh tế đó.
- Kết cấu tài khoản kế toán là nguyên tắc ghi
chép bên Nợ, bên Có và số dư của tài khoản kế
toán.
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.3.2. Phân loại TKKT theo công
dụng và kết cấu
Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán
được phân thành ba loại:
a. Loại tài khoản chủ yếu:
b. Loại tài khoản điều chỉnh.
c. Loại tài khoản nghiệp vụ.
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.3.2. Phân loại TKKT theo công
dụng và kết cấu

a. Loại tài khoản chủ yếu:


- Nhóm TK chủ yếu phản ánh tài sản
- Nhóm TK chủ yếu phản ánh nguồn vốn
- Nhóm TK chủ yếu phản ánh vừa phản ánh
tài sản, vừa phản ánh nguồn vốn
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.3.2. Phân loại TKKT theo công
dụng và kết cấu

b. Loại tài khoản điều chỉnh :


- Nhóm TK điều chỉnh tăng
- Nhóm TK điều chỉnh giảm
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.3.2. Phân loại TKKT theo công
dụng và kết cấu

c. Loại tài khoản nghiệp vụ :


- Nhóm TK tập hợp phân phối
- Nhóm TK phân phối dự toán
- Nhóm TK tính giá thành
- Nhóm TK doanh thu
- Nhóm TK xác định kết quả
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.3.3. Phân loại TKKT theo mức độ phản ánh
- Tài khoản kế toán tổng hợp (T.khoản cấp I)
Là những tài khoản phản ánh chỉ tiêu kinh
tế, tài chính tổng hợp để cung cấp số liệu lập các
chỉ tiêu trong báo cáo tài chính
- Tài khoản kế toán chi tiết (Tài khoản cấp II,
cấp III…)
Là những tài khoản dùng để phản ánh cụ
thể, chi tiết hơn số liệu kế toán đã phản ánh ở tài
khoản tổng hợp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý
kinh tế tài chính của doanh nghiệp
4.2.3. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
4.2.3.3. Phân loại TKKT theo mức độ phản ánh

VD: TK "Tiền gửi ngân hàng”: TK 112

TK TGNH = VNĐ (1121); TK TGNH = ngoại tệ (1122)


 mở chi tiết hơn nữa cho từng ngân hàng:
+ TK 11211: TGNH VNĐ ở VCB
+ TK 11212: TGNH VNĐ ở BIDV
+ TK 11213: TGNH VNĐ ở Agribank
+ TK 11214: TGNH VNĐ ở Techcombank
......
+ TK 11221: TGNH ngoại tệ ở VCB
+ TK 11222: TGNH ngoại tệ ở BIDV
+ TK 11223: TGNH ngoại tệ ở Agribank
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.1. Phương pháp ghi đơn


4.3.2 Phương pháp ghi kép
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.1. Phương pháp ghi đơn

- Khái niệm: Ghi đơn trên tài khoản kế toán


là việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vào một tài khoản riêng biệt, độc lập,
không có mối quan hệ với các đối tượng kế
toán khác
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.1. Phương pháp ghi đơn


- Đặc điểm
+ Cách ghi đơn trên tài khoản chỉ phản ánh
kiểm tra và giám sát được sự vận động riêng
rẽ, độc lập của bản thân từng đối tượng kế
toán cụ thể.
+ Ghi đơn trên tài khoản kế toán đơn giản, dễ
thực hiện nhưng không thể hiện được mối
quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế
toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
4.3.1. Phương pháp ghi đơn
- Phạm vi áp dụng: Ghi đơn được dùng trong
kế toán chi tiết
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.2. Phương pháp ghi kép


4.3.2.1. Khái niệm
Ghi kép trên tài khoản là phương thức
phản ánh 1 NVKTPS vào ít nhất hai tài
khoản kế toán có liên quan theo đúng nội
dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ
khách quan giữa các đối tượng kế toán
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.2. Phương pháp ghi kép


4.3.2.2. Định khoản kế toán
* Khái niệm
Định khoản kế toán là việc xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để phản
ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng
mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.2. Phương pháp ghi kép


4.3.2.2. Định khoản kế toán
* Các bước định khoản
Bước 1: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế xác
định tài khoản kế toán cần sử dụng
VD1: có 2 ĐTKT, SD 2 TKKT
VD2: có 3 ĐTKT, SD 3 TKKT
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.2. Phương pháp ghi kép


4.3.2.2. Định khoản kế toán

* Các bước định khoản


Bước 2: Căn cứ vào nội dung của nghiệp vụ và mối
quan hệ kinh tế khách quan giữa các đối tượng kinh tế
xác định tài khoản và số tiền ghi Nợ, ghi Có
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Các quan hệ đối ứng kế toán:


1. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một khoản TS này
tăng lên và một khoản TS khác giảm xuống tương
ứng
2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một khoản NV
này tăng lên và một khoản NV khác giảm xuống tương
ứng
3. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một khoản TS
tăng lên và một khoản NV tăng lên tương ứng
4. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một khoản TS
giảm xuống và một khoản NV giảm xuống tương ứng
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.2. Phương pháp ghi kép


4.3.2.2. Định khoản kế toán

* Các loại định khoản

- Định khoản kế toán giản đơn


- Định khoản kế toán phức tạp
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.2. Phương pháp ghi kép


4.3.2.3. Nguyên tắc ghi kép

- NT1: Mỗi NVKTPS được ghi ít nhất vào 2 tài khoản kế


toán có liên quan
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.2. Phương pháp ghi kép


4.3.2.3. Nguyên tắc ghi kép

- NT2: NVKTPS được ghi theo 1 trong 3 trường hợp sau:


NGUYÊN TẮC GHI KÉP

Ghi Nợ một tài khoản đối


TH 1 ứng với ghi Có của một hay
nhiều tài khoản khác

Ghi Có một tài khoản đối


TH 2 ứng với ghi Nợ của một hay
nhiều tài khoản khác

Ghi Nợ nhiều tài khoản đối


TH 3 ứng với ghi Có nhiều tài
khoản
4.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.3.2. Phương pháp ghi kép


4.3.2.3. Nguyên tắc ghi kép
- NT3: Trong một định khoản kế toán, số tiền ghi Nợ và số
tiền ghi Có của các tài khoản đối ứng bao giờ cũng bằng
nhau
Do đó tổng số tiền phát sinh trong kỳ bên Nợ của
tất cả các tài khoản bao giờ cũng bằng tổng số tiền phát
sinh trong kỳ bên Có của chính những tài khoản đó
4.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI TIẾT

4.4.1. Kế toán tổng hợp


4.4.2. Kế toán chi tiết
4.4.3. Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán
chi tiết

43
4.4. Kế toán tổng hợp và Kế toán chi tiết
4.4.1. Kế toán tổng hợp
Khái niệm
Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán
để phản ánh, kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán có
nội dung kinh tế ở dạng tổng quát.
Đặc điểm
- Thực hiện trên các tài khoản kế toán tổng hợp (tài khoản
cấp 1)
- Chỉ sử dụng một loại thước đo là thước đo giá trị.
4.4. Kế toán tổng hợp và Kế toán chi tiết
4.4.2. Kế toán chi tiết
Khái niệm
Kế toán chi tiết là việc tổ chức phản ánh, kiểm tra và
giám sát một cách tỉ mỉ, cụ thể, chi tiết các đối tượng kế toán
đã được phản ánh trong kế toán tổng hợp nhằm đáp ứng yêu
cầu quản lý cụ thể đối với từng đối tượng.
Đặc điểm
- Kế toán chi tiết được tổ chức theo 2 hình thức:
+ Tài khoản kế toán chi tiết (tài khoản cấp 2, 3, 4, …)
+ Sổ kế toán chi tiết
- Kế toán chi tiết sử dụng cả 3 loại thước đo.
4.4.3. Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

- Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được tiến hành đồng
thời.

- Tổng số phát sinh trong kì bên Nợ, bên Có và số dư của


các tài khoản kế toán chi tiết hoặc các sổ kế toán chi tiết của
một tài khoản kế toán tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh
trong kì bên Nợ, bên Có và số dư của chính tài khoản tổng
hợp đó.
4.5. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

4.5.1 Nội dung và nguyên tắc xây dựng hệ thống tài


khoản kế toán
4.5.2 Phương pháp xây dựng hệ thống tài khoản kế
toán
4.5.1. Nội dung và nguyên tắc xây dựng hệ thống TKKT

- Hệ thống tài khoản kế toán xây dựng phải phù hợp với
cơ chế, chính sách quản lý kinh tế tài chính hiện hành, đồng
thời phải xét đến sự phát triển trong tương lai về chính sách
quản lý kinh tế tài chính.
- Hệ thống tài khoản kế toán xây dựng có số lượng các
tài khoản phản ánh đầy đủ các nội dung đối tượng kế toán và
không trùng lặp, đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu.
4.5.2. Phương pháp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán

Để giúp cho việc ghi chép trên sổ được nhanh chóng,


gọn nhẹ, tăng hiệu suất công tác kế toán và thực hiện cơ
giới hoă công tác kế toán, mỗi tài khoản được đặt kí hiệu
bằng một con số gọi là số hiệu tài khoản

Có rất nhiều phương pháp đánh số hiệu tài khoản kế


toán, song phương pháp thuận tiện và có tính khoa học
hơn cả là đánh số hiệu tài khoản kế toán theo hệ thập
phân.

You might also like