Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

HỆ THỐNG SUBAK VÀ TRIẾT LÝ TRI HITA HARANA

TRONG HỆ THỐNG SUBAK CỦA NGƯỜI BALI TẠI INDONESIA


Đặng Thị Quốc Anh Đào

Tóm tắt:

Để trồng trọt lúa nước trên điều kiện địa hình đồi dốc, người nông dân Bali tại Indonesia
đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang kết nối với hệ thống tưới tiêu vô cùng tinh vi được
gọi là subak. Tuy nhiên, subak không chỉ là hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước cho
ruộng lúa mà còn là một hệ thống mang tính xã hội, tôn giáo thể hiện tri thức bản địa của
người Bali trong việc thực hành phương thức sinh kế của mình. Trong bài nghiên cứu này,
subak được tiếp cận như là một hệ thống thể hiện triết lý Tri Hita Karana của người Bali,
nơi việc trồng trọt lúa nước gắn liền với việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa con người
với thần linh, giữa con người với thế giới tự nhiên và giữa con người với con người. Chính
triết lý này đã giúp cho hệ thống subak tồn tại hơn thiên niên kỷ, góp phần hình thành nền
văn minh nông nghiệp độc đáo của người Bali. Tuy nhiên, cũng như nhiều mô hình của
nền văn minh nông nghiệp truyền thống ở Đông Nam Á, hệ thống subak đã và đang đối
mặt với nhiều thách thức. Từ tác động của cuộc “Cách mạng xanh” được thực hiện ở Bali
đầu những năm 1970 cho đến sự phát triển mang tính chất bùng nổ của du lịch Bali trong
vòng hơn hai thập kỷ qua dẫn đến những nguy cơ cho sự phát triển bền vững của hệ thống
này. Những thách thức đặt ra không chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế mà hơn cả là các
thiết chế xã hội, bản sắc văn hóa, đặc biệt là các nghi lễ tôn giáo. Bài viết cũng góp phần
nhận diện giá trị của tri thức bản địa trong hoạt động trồng trọt lúa nước, vốn dĩ đã tạo nên
tính chất chung của nền văn hóa Đông Nam Á cũng như những biến đổi trong đời sống cư
dân nông nghiệp ở khu vực này.

Từ khóa: subak, Tri Hita Karana, Bali, tri thức bản địa, phương thức sinh kế

1. Tổng quan về Bali:

Nằm trong số 33 tỉnh thành của Indonesia, Bali có một sức hút đặc biệt bởi sự khác biệt,
đa dạng về cảnh quan, văn hóa, tôn giáo… Bali có diện tích 5.636.660 km2, dân số theo
cuộc tổng điều tra năm 2010 có 3.890.757 người (BPS, 2018), trong đó chiếm đa số là tộc

1
người Bali, phần lớn theo Hindu giáo. Điểm nổi bật tạo nên sự khác biệt trong Hindu giáo
Bali chính là tính hỗn dung giữa tư tưởng Ấn Độ giáo, Phật giáo với tôn giáo sơ khai của
cư dân bản địa như vạn vật hữu linh hay thờ cúng tổ tiên. Điều này góp phần tạo nên tính
đa dạng trong văn hóa Bali như âm nhạc, múa, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc…

Bali được bao bọc bởi biển, chia thành 2 vùng rõ rệt là bắc và nam, phân cách bởi những
dãy núi, hai trong số đó là núi Agung (3.140m) và núi Batur (1.171m). Từ vùng núi phía
bắc, có 4 hồ lớn hình thành trên những miệng núi lửa đã tắt gồm: Batur, Beranta, Buyan và
Tamblingan. Đây là nguồn nước cho sinh hoạt của người dân cũng như toàn bộ hệ thống
canh tác nông nghiệp với hơn 200 con sông, suối lớn nhỏ (Gede Nurjaya, 2005, tr. 2). Khởi
nguồn từ các hồ này nước được chuyển đến các ruộng lúa qua hệ thống kênh, mương vô
cùng phức tạp mà người Bali đã xây dựng và vận hành trong suốt một thiên niên kỷ. Từ
yếu tố địa hình, liên quan đến dòng chảy của nước và vai trò quan trọng của nước trong
việc thực hành phương thức sinh kế chủ đạo là trồng trọt, những đền thờ nước trở thành
trung tâm của đời sống canh tác nông nghiệp cũng như tôn giáo của người Bali. Như vậy
có mối quan hệ chặt chẽ giữa cảnh quan sinh thái trong mối quan hệ với đời sống của xã
hội nông nghiệp lúa gạo và thế giới quan của người Bali, điều đó thể hiện rõ nét trong hệ
thống subak.

2. Hệ thống Subak tại Bali:


2.1. Tổng quan về subak:
Những yếu tố của việc hình thành subak được cho đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 9 sau CN khi
trên văn bia Sukawana năm 882 có đề cập đến khái niệm “huma” có nghĩa là ruộng nước.
Ngoài ra trên văn bia được tìm thấy tại Prinyan niên đại năm 891 có nhắc đến “makarser”,
chỉ những người phụ trách việc quản lý nước trong cộng đồng. Bia ký Bebetin AI năm 986
đề cập đến “undagi pangarung” có nghĩa là người xây dựng những con kênh. Đặc biệt trên
văn bia Klungkung năm 1072 viết về “kasuwakan”, “kasubakan” là khu vực thủy lợi. Từ
thế kỷ 11, subak được thực hành như là một tổ chức với các thiết chế xã hội, tôn giáo nhằm
kiểm soát hệ thống thủy lợi để cung cấp nước cho những cánh ruộng bậc thang tại Bali (A.
Hafied A. Gany, 2001, tr.3; UNESCO, 2012; Nyoman Norken, 2018, tr.2). Nghiên cứu của
A. Hafied A.Gany dẫn lại từ Quy chế khu vực tỉnh Bali vào năm 2012, định nghĩa rằng:
“Subak là tổ chức truyền thống liên quan đến việc quản lý nước cho trồng trọt của những
2
người nông dân bản địa tại Bali, tổ chức này mang tính chất xã hội – nông nghiệp, tôn
giáo, kinh tế có quá trình phát triển lâu dài qua lịch sử thích nghi với môi trường tự nhiên”
(A. Hafied A. Gany, 2001, tr.3).
Như vậy, subak là một hệ thống của các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:
về mặt kỹ thuật bao gồm các con đập và hệ thống các kênh thủy lợi phức tạp thuộc sự quản
lý và sở hữu chung của nông dân. Về mặt vật lý, subak bao gồm tất cả các ruộng bậc thang
nằm trong ranh giới được xác định bởi các cánh đồng lúa nhận nước tưới từ nguồn nước
chung. Về mặt xã hội, subak là cộng đồng những nông dân canh tác đất trong ranh giới
nhất định. Về mặt tôn giáo, subak bao gồm các nghi lễ ở cấp độ cá nhân, cấp độ cộng đồng
của các nông dân, các nghi lễ này được liên kết với một hệ thống phân cấp có tính bình
đẳng, dân chủ sâu sắc (Nyoman Norken, 2018, tr. 5).
2.2. Hệ thống thủy lợi của subak và việc quản lý, phân phối nước:

Là một hệ thống canh tác nông nghiệp, subak bao gồm một các thiết bị, kỹ thuật thủy lợi
giúp quản lý, lưu trữ, phân phối nước một cách hợp lý và công bằng. Hệ thống thủy lợi
trong subak gồm có: đập chuyển hướng (empelan): được xây dựng gần nguồn nước chính
hay bên cạnh các con sông; kênh (telabah) và đường hầm (aungan): các con kênh và đường
hầm sẽ dẫn nước từ đập chuyển hướng đến các subak khác nhau. Dựa vào kết cấu địa hình,
diện tích cũng như vị trí của các subak, sẽ có hệ thống các đường hầm, kênh thứ cấp để có
thể chuyển lượng nước phù hợp vào các đồng ruộng. Bên cạnh đó, còn có các bộ phận khác
được sắp xếp đan xen để bổ sung cho hệ thống chính như: cầu dẫn nước (abangan), cống
lớn (jengkuwung), cống nhỏ (keluwung), hệ thống thoát nước (petaku), ống chuyền nước
(telepus)… (Nyoman Norken, 2018, tr.4-5; A.Hafied A.Gany, 2001, tr16-18). Ngoài ra,
trong hệ thống thủy lợi luôn có các đền thờ nước nằm ở những vị trí liên quan đến việc
điều phối dòng chảy của nước. Các đền thờ nước đóng vai trò trung tâm trong các nghi lễ
tôn giáo cũng là nơi gặp gỡ của những người đứng đầu trong các subak nhằm thảo luận
những nguyên tắc chung của cộng đồng.

Dựa vào hệ thống thủy lợi này, nước sẽ được cung cấp theo những nguyên tắc nhất định
tùy theo sự thay đổi của lượng nước vào mùa mưa và mùa khô cũng như vị trí của subak ở
vùng thượng lưu, trung lưu hay hạ lưu. Dụng cụ để đo đạc nước phổ biến của người Bali
là tek-tek, thường đặt ở các vị trí nơi vào của nguồn nước. Tek- tek đo lượng nước được
3
phân bổ cho từng thành viên. Kích cỡ tek-tek có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
diện tích của đồng ruộng, tình trạng đất, khoảng cách của thửa ruộng tới nguồn nước, những
đầu tư và đóng góp của thành viên trong quá trình xây dựng… Phần nước mà mỗi thành
viên nhận được xác định quyền và nghĩa vụ của họ. Một trong những điểm đặc biệt của hệ
thống phân phối nước chính là điểm đầu vào và đầu ra trong đồng ruộng. Nhờ vậy, nước
có thể được dẫn đến một đồng ruộng khác nhờ việc “cho mượn” nước của nông dân.
Nguyên lý này sẽ tạo nên tính hỗ trợ việc cung cấp nước khi cần thiết trong hệ thống subak
(Nyoman Sutowan, 2004, tr.4).

2.3. Thành viên và cơ cấu tổ chức của subak:


Mỗi nông dân sở hữu hoặc canh tác trong ranh giới cụ thể đều tự động là thành viên hệ
thống subak được gọi là Krama subak. Quản lý Krama subak được gọi là Subak Prajuru,
một subak cụ thể được lãnh đạo bởi người đứng đầu gọi là Kelihan Subak hoặc Pekaseh.
Đối với subak lớn hơn, prajuru bao gồm Pekaseh (chủ tịch), Petajuh (phó chủ tịch),
Penyarikan hoặc Juru Tulis (thư ký), Patengen hoặc Juru Raksa (thủ quỹ), Kasinoman hoặc
Juru Arah (phụ trách thông tin liên lạc) và Saya (trợ lý đặc biệt liên quan đến hoạt động
tôn giáo). Đối với một Subak rất lớn hoặc một vài Subak lớn được gọi là Subak Gede, và
được dẫn dắt bởi Pekaseh Gede và Phó Pekaseh Gede. Trong những năm 1980, một tổ chức
Subak được hình thành bao gồm một lưu vực sông gọi là Subak Agunga được dẫn dắt bởi
Pekaseh Subak Agung. Subak có thể cũng được chia lại thành các phần nhỏ hơn gọi là
Tempek, người quản lý Tempek là Kelihan Tempek, thuộc sự giám sát của Pekaseh
(Nyoman Norken, 2018,tr. 6). Các vấn đề nội bộ của subak được xử lý bởi Pekaseh, người
được bầu chọn một cách dân chủ bởi tất cả các thành viên của subak. Pekaseh có trách
nhiệm quản lý tưới tiêu trong khu vực, sắp xếp các chu kỳ canh tác và tổ chức các nghi lễ
của subak. Ở cấp nhỏ hơn có tempek, được lãnh đạo bởi một Pengliman, người nhận được
lệnh trực tiếp từ Pekaseh và chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề liên quan đến tempek.
Quản lý nước ở subak Gede không chỉ là vấn đề phân phối nước giữa những người nông
dân trong một subak, mà còn trong số một số subak trong một lưu vực sông (P. Lorenzen,
Stephen Lorenzen, 2005, tr. 4). Các thành viên trong subak, phân theo nghĩa vụ sẽ có 3
nhóm khác nhau: Karama Pekaseh bao gồm những người lao động trực tiếp trên đồng
ruộng, họ thực hiện các công việc liên quan đến trồng trọt, chăm sóc cây trồng, thu hoạch;

4
Pengampel: những người quản lý tài chính, đàm phán, hỗ trợ các gia đình trong việc chuyển
nhượng, mua bán đất; Leluputan: những người phụ trách việc tổ chức, chuẩn bị cho các
nghi lễ tôn giáo của subak.
3. Triết lý Tri Hita Karana trong hệ thống Subak tại Bali:
3.1. Triết lý Tri Hita Karana:

Theo quan niệm Hindu giáo của người Bali, vũ trụ và những thực thể tồn tại xung quanh
chính là sản phẩm được tạo ra từ những vị thần, là món quà mà thần linh ban tặng cho con
người để duy trì sự sống của chúng ta. Xuất phát từ đó, người Bali cho rằng vũ trụ cần
được bảo vệ với sự phát triển hài hòa. Điều này được biểu lộ trong hệ thống triết lý được
gọi là Tri Hita Karana.

Về mặt từ nguyên, theo ngôn ngữ


Sankrit, “tri” có nghĩa là “ba”,
“hita” là “hạnh phúc”, “karana” là
“nguyên nhân”. Như vậy, Tri Hita
Karana được hiểu là “ba nguyên
nhân của hạnh phúc”. Triết lý này
nhấn mạnh mối quan hệ hài hòa
giữa ba yếu tố: con người, thiên
nhiên và thần linh, theo đó, chúng
ta chỉ có được sự thịnh vượng,
Hình 1: Sơ đồ về triết lý Tri Hita Karana của người Bali
hạnh phúc khi duy trì sự hài hòa
trong các mối quan hệ: Parahyangan: mối quan hệ giữa con người với thần linh; Palemahan:
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và Pawongan: mối quan hệ giữa con người với
con người (Nyonam Sutawan, 2004, tr.2).

- Parahyangan:

Con người chính là sự sáng tạo của thần linh. Thần linh cũng chính là thế lực giúp tạo dựng
và duy trì sự cân bằng của vạn vật. Con người cần có mối quan hệ hài hòa với thần linh khi
trong mỗi hành động đều gắn kết chặt chẽ với lòng tôn kính và sự thờ phụng. Trong mối
quan hệ hài hòa đó, con người đã hòa tiểu ngã (atman) vào đại ngã (brahman).

5
- Palemahan:

Tự nhiên, bao bọc, che chở và cung cấp nguồn thực phẩm, môi trường sống, tất cả những
gì cần thiết cho cuộc sống con người. Vì vậy duy trì một mối quan hệ hài hòa với thế giới
nhiên thông qua việc tôn trọng, sử dụng gắn với bảo tồn không chỉ cho cuộc sống hiện tại
mà còn cho cả những thế hệ tiếp sau là nguyên lý cốt lõi của khía cạnh Palemahan. Tự
nhiên trong quan niệm Hindu giáo của người Bali thể hiện cả về mặt vật lý và siêu hình.
Thế giới tự nhiên cũng là biểu hiện và là nơi cư ngụ của các vị thần. Tự nhiên mang đến
những vật phẩm mà người Bali có thể dâng cúng cho các vị thần trong các nghi lễ. Duy trì
mối quan hệ hài hòa với thế giới tự nhiên cũng là một cách biểu hiện lòng tôn kính của con
người với thần linh (parahyangan). Mối quan hệ hài hòa, sự tôn trọng thiên nhiên cũng
chính là cơ sở để xây dựng nên tình yêu thương và mối quan hệ hài hòa với con người
(pawongan).

- Pawongan:

Con người là một thực thể xã hội, sống trong xã hội với mối quan hệ công đồng cùng những
người xung quanh. Con người không thể sống một mình mà cần sự giúp đỡ và hợp tác với
người khác. Vì thế, duy trì mối quan hệ hài hòa giữa các thành viên là yếu tố quan trọng
để có được cuộc sống hạnh phúc và xã hội thịnh vượng.
Trong triết lý Tri Hita Karana, mỗi khía cạnh tuy mang những chức năng khác nhau nhưng
có mối quan hệ không thể tách rời. Trong kinh thư cổ Hindu giáo, triết lý này ví các mối
quan hệ như những bộ phận trên cơ thể, chúng cần sự tương hỗ, phát triển song hành thì
con người mới đạt được mục đích cuối cùng là cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng (Wayan
Sukarma, 2016, tr.3).
3.2. Biểu hiện của triết lý Tri Hita Karana trong hệ thống subak của người
Bali:
- Đền thờ (pura) và các nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa: chiều kích trung tâm
của Parahyangan

Trọng tâm trong việc thực hiện triết lý Tri Hita Karana ở khía cạnh Parahyangan chính là
hệ thống các đền thờ và các nghi lễ, đặc biệt các nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa.

6
Với người Bali, hai yếu tố vô cùng quan trọng cho việc trồng trọt chính là nước và cây
lúa. Vì vậy người Bali xây dựng các đền thờ
khác nhau trong hệ thống subak để tôn vinh
nữ thần nước Dewi Danu và nữ thần lúa
Dewi Seri. Qui mô nhỏ nhất là Sanggah
Catu, đền thờ đặt tại nơi dẫn nước vào ruộng
của mỗi gia đình. Lớn hơn là Ulun Carik, đền
thờ thần lúa dành chung cho ruộng của nhiều
gia đình (tempek). Bedugul là đền thờ thần
lúa chung cho toàn bộ nông dân của một
Hình 2: Sanggah Catu, đền thờ nước đặt nơi nước
được dẫn vào ruộng của từng gia đình subak cụ thể. Ulun Empelan hay Ulun suwi
(Người chụp: Anh Đào, địa điểm: Banjar Badung, là đền thờ nước đặt gần con đập nơi dẫn nước
Ubud, Bali, 9/2019)
vào hệ thống kênh mương để phân phối cho
nhiều subak khác nhau. Ulun Masceti là đền
thờ lúa, cho một subak lớn (Subak Gede)
nơi thực hiện các nghi lễ của thành viên
thuộc các subak khác nhau. Cuối cùng là
Pura Ulun Danu, đền thờ nước linh thiêng
của toàn bộ hệ thống subak của Bali. Những
đền thờ này là nơi người nông dân thực hiện
các nghi lễ, từ những nghi lễ mang tính chất
Hình 3: Pura Ulun Danau Batur, đền thờ nước
linh thiêng cho toàn bộ hệ thống subak tại Bali cá nhân của mỗi gia đình cho đến những
(Người chụp: Anh Đào, Bali, tháng 9/2019)
nghi lễ cộng đồng được thực hiện bởi nhiều
thành viên trong suốt tiến trình canh tác nông nghiệp (Nyoman Sutawan, 2004, tr.2;
Nyoman Norken, 2018, tr.8).

Với quan niệm, cây lúa có linh hồn, mà hiện thân là nữ thần lúa Dewi Seri, người Bali tiến
hành các nghi lễ tôn giáo gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của cây. Những người nông dân
tin rằng thông qua nghi lễ này, các vị thần sẽ ban ơn và phù hộ cho họ một mùa màng bội
thu. Mỗi một nghi lễ được thực hiện trong thời gian khác nhau theo lịch Saka với những
chức năng nhất định.

7
Tên nghi lễ Thời gian thực hiện Chức năng của nghi lễ
1 Mapag Toya/Mendek khi bắt đầu dẫn nước Cầu xin ý kiến của thần linh cho
Toya vào ruộng lượng nước thích hợp vào ruộng
lúa
2 Ngendagin/Mamungkah/ trước khi bắt đầu Cầu xin sự cho phép của thần
Nuasen Tedun thực hiện các công linh để bắt đầu gieo hạt trồng
đoạn trồng trọt trọt
3 Pangwiwit/Ngurit sau khi gieo hạt Cầu mong thần linh phù hộ để
hạt được nảy mầm
4 Nuasen Nandur trước khi cấy lúa Cầu mong thần linh phù hộ để
quá trình cấy lúa diễn ra thuận
lợi, suôn sẻ
5 Ngulapin sau khi cấy lúa Cầu mong thần linh phù hộ để
lúa mọc tốt và không bị hư hại
6 Ngherestiti/Nangluk sau khi lúa bắt đầu Cầu mong thần linh phù hộ để
Merana phát triển sâu bọ không gây hại cho lúa
7 Ngherorasin sau khi cấy 12 ngày Cầu mong thần linh phù hộ để
lúa lớn lên và phát triển
8 Mubuhin sau khi cấy 15 ngày Cầu mong thần linh phù hộ để
lúa lớn lên và phát triển
9 Neduh/Nghebulanin sau khi cấy 35 ngày Cầu mong thần linh phù hộ để
(1 tháng) lúa lớn lên và phát triển
10 Nyungsung sau khi cấy 42 ngày Cầu mong thần linh phù hộ để
lúa lớn lên và phát triển
11 Biukukung sau khi cấy 70 ngày Cầu mong thần linh phù hộ cho
(2 tháng) cây lúa lớn lên khỏe mạnh
12 Nyiwa Sraya khi lúa trổ bông Cầu mong thần linh phù hộ cho
cây phát triển tốt, hạt nhiều
13 Ngusaba Nini/Matenin khi lúa bắt đầu chín Cầu mong thần linh mang đến
Dewi Sri vàng một vụ mùa bội thu

8
14 Mebanten Manyi vào thời điểm thu Cầu mong thần linh phù hộ cho
hoạch lúa một mùa thu hoạch thuận lợi
15 Ngerasakin sau khi gặt lúa Tạ ơn thần linh đã ban cho một
vụ mùa bội thu và mong cho
mùa vụ tới
16 Mantenin sau khi thóc được cất Tạ ơn thần linh đã phù hộ cho
vào kho quá trình diễn ra suôn sẻ
Bảng 1: Các nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa được thực hiện trong hệ thống subak
tại Bali (Nguồn: GIAHS, 2015, Phụ lục 3)

Cũng như những nông dân thực hành canh tác nông nghiệp trồng lúa ở các quốc gia Đông
Nam Á, các nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa của người Bali là thành tố cấu thành
nên nền văn minh nông nghiệp lúa nước độc đáo. Ngoài ra, liên quan đến các hoạt động
tôn giáo trong hệ thống subak còn có các nghi lễ khác như lễ Merebu/Meracu với ý nghĩa
làm sạch về thể chất và tinh thần cho con người, và thế giới tự nhiên hay nghi lễ Pakelem
dành cho những người đứng đầu các subak (Pekaseh) tại đền thờ Ulun Danu Batur. Khi
trong subak xảy ra một vấn đề xấu, được xem như là biểu hiện của việc mất cân bằng như
vi phạm việc lấy nước, sẽ tổ chức nghi lễ Mebalih Sumpah; có người chết trên kênh hay
mương sẽ tổ chức lễ Magurupiduka…(Nyoman Norken, 2018, tr.6).
Những nghi lễ thực hiện trong quá trình trồng trọt không chỉ thể hiện mối quan hệ giữa con
người với thế giới thần linh mà còn thể hiện quan niệm, hành động của con người trong
cách sử dụng, ứng xử với các yếu tố khác trong tự nhiên như nước, hệ động thực vật…Nghi
lễ cũng là phương tiện để con người kết nối, tạo nên mối quan hệ đồng cảm, chia sẻ những
trách nhiệm trong công việc chung của cộng đồng, đó chính là mối quan hệ giữa Pahyangan
với Palemahan và Pawongan.
- Tôn trọng, sử dụng công bằng, vừa đủ cùng với việc bảo tồn những gì thiên nhiên
cung cấp cho con người: nền tảng của khía cạnh Palemahan
Với quan niệm thiên nhiên và con người đều là sản phẩm của thần linh và con người tồn
tại được trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên, những người nông dân Bali quan tâm
đến việc duy trì tính bền vững của những yếu tố tự nhiên trong hệ thống subak như nước,
hệ thống dẫn nước, các loại cây trồng và động vật trong môi trường sinh thái đồng ruộng.

9
Việc bảo vệ các công trình như đập tràn, kênh, mương hay các đường ống thoát nước là
một hoạt động quan trọng của các thành viên trong subak nhằm đảm bảo nguồn nước một
cách hợp lý từ vùng thượng lưu đến hạ lưu, qua đó đảm bảo cây trồng sinh trưởng và hạn
chế sự phát triển của các loại côn trùng gây hại cho lúa. Bên cạnh đó, việc thống nhất lịch
nông vụ trong mỗi mùa, những loại cây sẽ được trồng trọt gắn với các đồng ruộng đều
được thảo luận giữa các thành viên trong subak nhằm đảm bảo loại cây trồng thích hợp để
phù hợp với lượng nước cung cấp cũng như làm đất không bị bạc màu do trồng chuyên
canh một loại duy nhất.1
Quan niệm tôn trọng tự nhiên được người Bali chuyển tải qua các nghi lễ dành cho động
thực vật, đặc biệt là nghi lễ Tumbek Wariga và nghi lễ Nangluk Merana. Sau mỗi 210 ngày,
người Bali chọn ngày thứ bảy Kliwon Wuku Wariga để tổ chức lễ Tumbek Wariga nhằm
tạ ơn vị thần Sanghyang Sangkara, vị thần đã mang đến phước lành thông qua sự trù phú
của cây trái và hoa màu. Nghi lễ được tổ chức nhằm cầu mong sự sinh trưởng tốt lành của
cây cối cũng như nhắc nhở họ về vai trò quan trọng của thiên nhiên. Trong ngày lễ người
dân không được phép chặt cây cối và việc trồng cây được khuyến khích thực hiện. Vào
tháng Kanem, tháng của giai đoạn chuyển mùa, người Bali sẽ tổ chức lễ Nangluk Merana.
Nghi lễ này xuất phát từ quan niệm sự mất cân bằng trong hệ sinh thái tự nhiên là nguyên
nhân của việc sâu bọ, các loại côn trùng gây hại phát triển và gây hại cho cây trồng. Theo
quan niệm này, thay vì giết các loại côn trùng, chúng ta nên duy trì mối quan hệ cân bằng,
hài hòa với chúng, qua nghi lễ người dân cầu mong sự che chở và bảo vệ mùa màng khỏi
sự tấn công của sâu bọ. Nghi lễ thường được thực hiện trên những cánh đồng lúa và ở các
đền thờ biển (GIAHS, 2015, tr.17; Nyoman Sutawan, 2004, tr.3). Xuất phát từ quan niệm
palemahan, một nguyên tắc trong quá trình thu hoạch lúa được người Bali thực hiện: để lại
một ít trên đồng ruộng dành cho các loại động vật khác (Gede Herry Purnama, 2010, tr.4).

1
Nguyên tắc này thể hiện cách thích nghi với điều kiện môi trường sinh thái của người Bali. Do điều kiện địa hình,
việc lấy nước được thực hiện theo nguyên tắc: các ruộng lúa ở thượng nguồn lấy nước trước, sau đó là vùng giữa,
những ruộng lúa vùng hạ lưu lấy nước sau cùng. Vào mùa mưa, khi lượng nước đủ, việc trồng lúa được thực hiện
đồng loạt trên mọi subak. Tuy nhiên, vào mùa khô, do thiếu nước, sẽ có những đồng lúa được bỏ hoang để kiểm
soát sự phát triển của sâu bọ, côn trùng và chuột. Khoảng thời gian đó, các loại cây chịu hạn như đậu, sắn, ngô,
ớt…sẽ được trồng thay thế. Điều này đòi hỏi sự đồng thuận cao giữa nông dân không chỉ trong một subak mà còn
với các subak khác ngoài khu vực, liên quan đến vị trí nguồn nước, để đảm bảo việc cung cấp nguồn nước công bằng
cũng như kiểm soát côn trùng, các loại bệnh cho cây trồng liên quan đến mức nước (Hao Huang, 2019, tr.7)

10
Palemahan là khía cạnh có nhiều tác động và biến đổi trong quá trình hiện đại hóa nông
nghiệp của Indonesia. Tại Bali, vào đầu những năm 1970 khi chính phủ thực hiện cuộc
“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với việc cung cấp những giống lúa mới, thay đổi
canh thức trồng trọt, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu…đã dẫn đến những xung đột
trong quan niệm của người Bali về khía cạnh này. Dù ban đầu, năng suất trồng trọt cao
hơn, nhưng việc tăng mùa vụ cùng với thay đổi cách thức quản lý nước cũng như lượng
nước tưới tiêu đã dẫn đến sự gia tăng các loại sâu bệnh, làm giảm sự đa dạng sinh học, nhất
là các giống lúa địa phương, ô nhiễm nguồn nước… (Peter Prevos, 2020; Lansing, 2011).
Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cùng việc phát triển du lịch và đảm bảo nhu cầu của du
khách đang dẫn đến những tổn thương trong môi trường. Triết lý Tri Hita Karana ở khía
cạnh này cần được hồi sinh thông qua việc thực hành nó trong cuộc sống hàng ngày chứ
không chỉ ở dạng biểu tượng là các nghi lễ tôn giáo. Đây chính là nền tảng cho nhiều
chương trình phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững mà các cộng đồng nông dân hiện
nay ở Bali thực hiện cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và chính phủ Indonesia
(Nyoman Sutawan, 2004, tr.3; UNESCO, 2012).

- Awig-awig và những quy định liên quan đến những việc được và không được phép
thực hiện của những thành viên subak, cơ sở hành động của Pamelahan
Về cơ bản subak là một tổ chức quản lý và được vận hành bởi những người nông dân cùng
các thiết chế bên trong, tuân theo những nguyên tắc nhất định. Vì thế, việc duy trì và tồn
tại của subak dựa trên việc đáp ứng một cách công bằng quyền lợi của các thành viên cũng
như tạo không khí đoàn kết nơi mọi người cùng hướng đến những giá trị chung nhằm đảm
bảo mối quan hệ hài hòa là yếu tố cốt lõi. Mọi hoạt động của subak đều được thông qua
với người nông dân trong những buổi họp được tổ chức định kỳ 35 ngày một lần. Mỗi
subak đều có awig-awig, được xem như một luật tục địa phương trong đó quy định các
nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các thành viên liên quan đến những hoạt động quan
trọng như: lịch trình gieo trồng, mô hình trồng trọt; kế hoạch phân phối, sử dụng nước; hỗ
trợ nhau trong việc duy trì hệ thống thủy lợi; tham gia các nghi lễ tôn giáo; xử lý các xung
đột dựa trên sự bao dung lẫn nhau; đóng góp tài chính và các nguồn lực khác cho việc duy
trì và thực hiện các hoạt động trong subak (A. Hafied A.Gany, 2001, tr.5; Nyoman
Sutawan, 2004, tr.3).

11
Các triết lý Tri Hita Karana được người Bali thực hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong
lối sống của họ, trong đó có phương thức sinh kế, mà nổi bật là trồng trọt lúa nước trên
ruộng bậc thang. Có thể tóm tắt biểu hiện của triết lý Tri Hita Karana trong hệ thống subak
của người Bali qua bảng sau:
Thứ tự Triết lý Biểu hiện trong hệ thống subak
Tri Hita Karana
1 Parhyangan Đền thờ và các nghi lễ tôn giáo, đặc biệt là hệ thống đền thờ
nước và các nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa
2 Palemahan Nguồn nước và hệ động thực vật được sử dụng, phân phối với
cách tiếp cận bền vững, cân đối giữa sử dụng và bảo tồn
Lịch trình canh tác được thống nhất một cách đồng bộ trong
subak nhằm đảm bảo sự cân đối trong việc phân phối nước và
sinh trưởng của cây lúa cũng như giúp hạn chế sự phát triển
của sâu bọ
Kiểm soát các loại dịch bệnh và côn trùng gây hại cho cây
thông qua các nghi lễ tôn giáo dành cho động thực vật trong
hệ sinh thái ruộng đồng
Sử dụng các vật liệu thiên nhiên trong việc xây dựng hệ thống
thủy lợi
Cấu trúc ruộng bậc thang giúp duy trì sự ổn định của địa hình
3 Pawongan Cơ cấu tổ chức quản lý các hoạt động của subak trên cơ sở
đồng thuận
Awig-awig, hình thức của luật tục địa phương quy định những
việc được và không được phép làm của những thành viên trong
subak
Tin tưởng, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau
Bảng 2: Biểu hiện triết lý Tri Hita Karana trong hệ thống subak của người Bali

12
4. Những thách thức trong việc duy trì tính nguyên vẹn của hệ thống subak:

Từ những năm 1970 Indonesia bắt đầu thực hiện cuộc “Cách mạng xanh” tại Bali. Các
giống lúa mới, phân bón, thuốc trừ sâu, các loại máy móc và những công cụ phục vụ tưới
tiêu chuyên dụng được triển khai. Cuộc “Cách mạng xanh” được triển khai tại Bali từ
những năm 1970 dẫn đến sự thay đổi không chỉ liên quan đến việc thay thế các giống lúa
và mô hình luân canh mà còn ở việc những nghi thức tôn giáo liên quan đến vận hành hệ
thống thủy lợi cùng việc kiểm soát dịch bệnh đã bị bỏ qua. Mặc dù năng suất cây trồng
tăng lên nhưng nhiều yếu tố đã nảy sinh, từ vấn đề thiếu nước và sự thay đổi lịch trình canh
tác cùng các loại cây trồng làm gia tăng dịch bệnh, đến việc nguồn nước bị ô nhiễm cho
đến sự thay đổi của mối quan hệ xã hội để quản lý và vận hành hệ thống tưới tiêu cùng các
nghi lễ tôn giáo (Hao Huang, 2019, tr. 10; Rachel P. Lorenzen, Stephen Lorenzen, 2005,
tr. 2). Cùng với cuộc “Cách mạng xanh” là việc triển khai các dự án thủy lợi. Những thay
đổi này không tính đến các hệ thống thủy lợi truyền thống đã dẫn đến sự xáo trộn trong
việc phân phối nước cũng như các thiết chế xã hội, tôn giáo đi cùng. Từ những năm 1988,
Indonesia đã dừng triển khai chương trình này. Người nông dân Bali được vận hành hệ
thống tưới tiêu và chu kỳ cây trồng như trước đây. Tuy nhiên, cũng từ thời điểm này, subak
Bali lại chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển mạnh mẽ của du lịch. Áp lực của sự gia tăng dân
số, trong đó có lực lượng người di cư từ những vùng khác đến, những thay đổi trong nền
kinh tế cùng với sự phát triển bùng nổ của du lịch, đã đặt ra những thách thức lớn cho việc
duy trì sự bền vững của hệ thống này khi có nhiều khu vực đất trồng trọt đã chuyển mục
đích sử dụng sang đất ở, xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt các cơ sở hạ tầng cho du lịch;
sự dịch chuyển lao động sang lĩnh vực dịch vụ dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực cho hoạt động
nông nghiệp; các vấn đề về môi trường, đặc biệt là nước khi số lượng khách du lịch tăng
lên nhanh chóng ở Bali. Trong nghiên cứu của Hao Huang, dẫn số liệu thống kê năm 2013
của Indonesia cho thấy sự giảm đi của diện tích subak. Theo thống kê năm 2013, tại Bali
có khoảng 1559 subak với diện tích 81.625 ha, có khoảng 1000 ha đất nông nghiệp chuyển
sang mục đích sử dụng khác mỗi năm (Hao Huang, 2019, tr. 13). Theo số liệu trên bài viết
của tạp chí Bưu điện ASEAN, du lịch đóng góp tới 80% nền kinh tế Bali và khoảng 85%
trong số đó nằm trong tay các nhà đầu tư không phải người Bali. Có tới 65% lượng nước
ngầm của hòn đảo được đổ vào ngành du lịch, làm khô cạn hơn một nửa số sông suối ở

13
Bali. Việc khai thác quá mức nước ngầm đã làm giảm mực nước ngầm trên đảo khoảng
60%, gây nguy cơ xâm nhập mặn không thể phục hồi.
(https://theaseanpost.com/article/losing-our-water-tourism, Maizura Ismail, truy cập ngày
25/7/2018).

Kết luận

Subak đã tồn tại hơn thiên nhiên kỷ, thể hiện triết lý Tri Hita Karana trong cách thức người
dân Bali thực hành phương thức sinh kế. Subak tại Bali được xem là một mô hình “lý
tưởng” với nhiều điểm tương đồng với quan niệm của phát triển bền vững hiện nay, nơi sự
phát triển về kinh tế có thể hài hòa với những giá trị văn hóa, xã hội cũng như gìn giữ môi
trường. Tuy nhiên, cũng như nhiều xã hội nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á, subak đã
và đang chịu những tác động mạnh mẽ. Từ cuộc “Cách mạng xanh” được thực hiện ở Bali
đầu những năm 1970 cho đến những dự án thủy lợi được triển khai vào thập niên 1980-
1990 và sự phát triển mang tính chất bùng nổ của du lịch Bali trong vòng hơn hai thập kỷ
qua dẫn đến những nguy cơ cho sự phát triển bền vững của hệ thống này. Nghiên cứu
truyền thống và động thái biến đổi của subak Bali sẽ mang đến góc nhìn tham chiếu cho
nhiều xã hội nông nghiệp khác ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

A. Hafied A. Gany, 2001, Subak Irrigation System in Bali: An Acient Heritage of


Participatory Irrigation Management in Modern Indonesia,
https://www.icid.org/Subak_Irrigation_System.pdf, truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021
Abert M.Salamanca, Agus Nugroho, Maria Osbeck, Sukaina Bharwani, Nina Dwisasanti,
2015, Managing a living cultural landscape: Bali’s subaks and the UNESCO World
Heritage Site, http://www.sei.org, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2021
BPS, https://bali.bps.go.id/statictable/2018/02/15/33/penduduk-provinsi-bali-menurut-
agama-yang-dianut-hasil-sensus-penduduk-2010.html, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2021

Gede Nurjaya, 2005, Bali in Brief, Bali Government Tourism Office, Indonesia

GIAHS, 2015, Integrated Agricultural System of Tri Hita Karana – Tri Mandala in Bali,
Indonesia, http://www.fao.org/3/bp891e/bp891e.pdf, truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2021

14
Gede Herry Purnama, 2010, Tri Hita Karana as the basic Philosophy of Balinese Political
Ecology: A case study of Traditional Balinese Agricultural Organization Subak,
https://www.researchgate.net/publication/305418759_Tri_Hita_Karana_as_the_Basic_Ph
ilosophy_of_Balinese_Political_Ecology_A_Case_Study_of_Traditional_Balinese_Agric
ultural_Organization_Subak, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021

Hao Huang, 2019, Nature and the Spirit: Ritual, Enviroment and the Subak in Bali,
https://www.academia.edu/43430514/Nature_and_the_Spirit_Ritual_Environment_and_t
he_Subak_in_Bali, truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021

Jan Handrik Peter, Wisnu Wardana, 2013, Tri Hita Karana, The spririt of Bali, PT
Gramedia, Jakarta, Indonesia

Natasha Reichle, 2010, Bali: Art, Ritual, Performance, Asian Art Museum Chong-Moon
Lee Center for Asian Art and Culture, San Francisco, USA

Nyoman Sutawan, 2004, Tri Hita Karana and Subak: In Search for Alternative Concept of
Sustainable Irrigated Rice Culture,
https://www.maff.go.jp/j/nousin/kaigai/inwepf/i_document/pdf/sympo_sutawan.pdf, truy
cập ngày 22 tháng 1 năm 2021

Nyoman Norken, 2018, Efforts to preserve the sustainability os subak irrigation system in
Denpasar city, Bali province, Indonesia,
https://www.researchgate.net/publication/331778399_Efforts_to_preserve_the_sustainabi
lity_of_subak_irrigation_system_in_Denpasar_city_Bali_Province_Indonesia, truy cập
ngày 20 tháng 1 năm 2021

Peter Prevos, 2020, Balinese Water Temples – A Synthesis of Religion and Engineering

Rachel P. Lorenzen, Stephen Lorenzen, 2005, A case study of Balinese irrigation


management: institutional dynamics and challenges,
https://www.researchgate.net/publication/235434778_A_case_study_of_Balinese_irrigati
on_management_Institutional_dynamics_and_challenges, truy cập ngày 5 tháng 3 năm
2021

15
UNESCO, Cultural of landscape of Bali province: the Subak system as a manifestation of
the Tri Hita Karana philosophy, https://whc.unesco.org/en/list/1194/, truy cập ngày 20
tháng 1 năm 2021

Wayan Sukarma, 2016, Tri Hita Karana Theoretical Basic of Moral Hindu,
https://core.ac.uk/download/pdf/230594757.pdf, truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2021

16

You might also like