Miễn nhiệm quan chức

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

Thứ hai, 31/10/2022

Mới nhất International Tìm kiếm truongta.bd…

Thời sự Góc nhìn Thế giới Video Podcasts Kinh doanh Khoa học Giải trí Thể thao Pháp

Góc nhìn Chính trị & chính sách


Thứ hai, 24/10/2022, 00:00 (GMT+7)

Miễn nhiệm
quan chức
Trần
Hữu
Hiệp
Tiến sĩ
Kinh tế,
Thạc sĩ
Luật học

10 Quốc hội phê chuẩn miễn

nhiệm Bộ trưởng Giao thông


Vận tải đối với ông Nguyễn
Văn Thể bằng hình thức bỏ

phiếu kín hôm 21/10.

Trước đó, thông tin về việc


xem xét miễn nhiệm Bộ

trưởng Thể do "nguyện vọng

cá nhân" được đưa ra tại buổi


họp báo công bố chương trình
kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa

XV.

Có không ít tranh cãi về


thông tin này. Nhiều người

cho rằng đó là công việc bình

thường được thực hiện theo


thẩm quyền "phê chuẩn miễn

nhiệm" của Quốc hội đối với

nhân sự cấp cao. Nhưng cũng


có ý kiến băn khoăn vì việc

"miễn nhiệm bộ trưởng theo

nguyện vọng cá nhân" được

áp dụng ngay sau kỳ họp thứ

sáu, Ban Chấp hành Trung


ương Đảng khóa XIII, khi ba

cán bộ vừa được "cho thôi

tham gia Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XIII"

sau khi bị kỷ luật cảnh cáo.

Dù thế nào thì công tác nhân

sự cấp cao này cũng cần được

xem xét trên nhiều góc độ.


Ông Nguyễn Văn Thể được

Quốc hội phê chuẩn bổ


nhiệm chức danh Bộ trưởng,

nhiệm kỳ 5 năm (2021-2026)

tại kỳ họp thứ nhất của Quốc

hội khóa XV. Giao thông vận

tải luôn là vấn đề nóng, nhất

là các lĩnh vực đầu tư phát


triển cơ sở hạ tầng, logistics,

phục vụ nhu cầu đi lại của

người dân, liên kết vùng,

phát triển kinh tế. Ngành còn

tồn tại nhiều hạn chế, yếu

kém, trong đó có trách nhiệm


của người đứng đầu, nhưng

ông Thể cũng thể hiện là một

bộ trưởng xông pha, có trách

nhiệm và sâu sát với công

việc. Trong Thông báo công


khai sau hội nghị lần thứ sáu

của Ban Chấp hành Trung


ương, phần "Trung ương kỷ

luật cán bộ" không có trường


hợp ông Thể.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội

về miễn nhiệm người giữ


chức vụ do Quốc hội phê
chuẩn, thì miễn nhiệm được

hiểu là "trường hợp bình


thường", thường thực hiện

vào đầu một nhiệm kỳ mới


của Quốc hội, Chính phủ hoặc

khi có những thay đổi nhân


sự cấp cao trong bộ máy nhà
nước.

Tuy nhiên, theo Quy định 41-

QĐ/TW thì "Miễn nhiệm là


việc cấp có thẩm quyền quyết

định cho cán bộ thôi giữ chức


vụ khi chưa hết nhiệm kỳ

hoặc chưa hết thời hạn bổ


nhiệm do không đáp ứng
được yêu cầu công việc, uy tín

giảm sút, có vi phạm nhưng


chưa đến mức xử lý kỷ luật

cách chức" (Khoản 1, Điều 2).


Có sáu căn cứ xem xét miễn
nhiệm cán bộ: Bị kỷ luật

cảnh cáo hoặc khiển trách


nhưng uy tín giảm sút không

thể đảm nhiệm chức vụ được


giao; Bị kỷ luật khiển trách
hai lần trở lên trong cùng

một nhiệm kỳ hoặc trong


thời hạn bổ nhiệm; Có trên

2/3 số phiếu tín nhiệm thấp


tại kỳ lấy phiếu theo quy

định; Có hai năm liên tiếp


được xếp loại chất lượng ở
mức không hoàn thành

nhiệm vụ; Bị cơ quan có


thẩm quyền kết luận suy

thoái về tư tưởng chính trị,


đạo đức, lối sống, "tự diễn

biến", "tự chuyển hóa"; vi


phạm những điều đảng viên
không được làm; vi phạm

trách nhiệm nêu gương, ảnh


hưởng xấu đến uy tín của

bản thân và cơ quan, đơn vị


nơi đang công tác và Bị cơ
quan có thẩm quyền kết luận

vi phạm tiêu chuẩn chính trị


theo quy định về bảo vệ
chính trị nội bộ của Đảng đến

mức phải miễn nhiệm.

Như vậy, khái niệm "miễn


nhiệm" đang có "độ chênh"

giữa quy định trong Đảng và


pháp luật Nhà nước, trong

khi nhân sự chủ chốt các cấp


trong bộ máy Nhà nước đều
do cấp ủy Đảng giới thiệu, đề
cử để các cơ quan Nhà nước

bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm,

miễn nhiệm. Nếu "độ chênh

này" vẫn tiếp tục, thì việc


"miễn nhiệm" bình thường

các chức danh trong bộ máy

Nhà nước trong trường hợp


tương tự dễ bị hiểu là "có vấn

đề". Người dân khó phân biệt

được đâu là cán bộ được

"miễn nhiệm bình thường" và


cán bộ bị "miễn nhiệm sau kỷ

luật".

Công tác cán bộ là vấn đề hệ

trọng của mọi tổ chức, là


nguyên nhân của mọi thành

bại. Đánh giá công chức là

khâu then chốt trong công

tác cán bộ. Hiện tại, việc thực


hiện quyền giám sát, đánh

giá mức độ tín nhiệm đối với

người giữ chức vụ do Quốc


hội, Hội đồng Nhân dân bầu

hoặc phê chuẩn được triển

khai thông qua quy trình lấy

phiếu tín nhiệm. Lá phiếu


cũng sẽ có vai trò quyết định

đối với trường hợp miễn

nhiệm các chức danh.

Biện pháp "dùng phiếu" là


công cụ đắc lực để cơ quan

dân cử làm tốt hơn vai trò

giám sát, nâng cao năng lực

lãnh đạo, hiệu quả quản lý


điều hành của các chức danh
chủ chốt trong bộ máy nhà

nước, có tác dụng kiểm soát

quyền lực, kiềm chế lạm


dụng quyền lực, góp phần

phòng ngừa và chống tham

nhũng. Song, nếu lá phiếu

được dùng cảm tính, thiếu


tiêu chí đánh giá rõ ràng cho

từng chức danh, công việc

quản lý, thì chẳng những


không đáp ứng được kỳ vọng

mà còn cổ xúy cho "bệnh

thành tích".

Việc lãnh đạo, điều hành của

một số cán bộ đang đứng


trước nguy cơ bị "vo tròn"

thành "tư duy niên kỳ" theo

các đợt lấy phiếu tín nhiệm


hàng năm. Ví dụ, để có thành

tích học sinh đậu tốt nghiệp

cao, thì giải pháp dễ được

chọn không phải là "nâng cao


chất lượng dạy và học" mà là
ra đề thi dễ, tổ chức thi

không khó.

Mấu chốt của "lá phiếu" cán

bộ là trao niềm tin, chọn lựa


người tài, tạo động lực làm

việc, trách nhiệm cho người

lãnh đạo chứ không phải làm


vừa lòng người bỏ phiếu. Vì

vậy, bên cạnh lá phiếu, theo

tôi, một cơ chế giám sát cán

bộ toàn diện hơn, trong đó có


liên quan đến việc phê

chuẩn, miễn nhiệm các chức

danh theo luật định là rất


cần được bổ sung, trước yêu

cầu công tác cán bộ và hoàn

thiện Nhà nước pháp quyền.

Nhiều nước trên thế giới từ

lâu đã áp dụng phương pháp

phản hồi 3600 vào khu vực

công. Phản hồi 3600 là cách

đánh giá nhân sự thông qua

thu thập thông tin đa chiều.


Phương pháp này bao gồm

nhận xét từ cấp trên trực

tiếp, người đồng cấp, cấp dưới

trực tiếp, khách hàng và tất


cả những người thường

xuyên làm việc với người

được đánh giá.

Bộ trưởng và các chức danh


tương tự trong bộ máy Nhà

nước vừa là đảng viên, vừa là

cán bộ cao cấp ở các vị trí chủ

chốt tại các cơ quan Nhà


nước, ngoài cơ chế giám sát

trong Đảng, tổ chức, rất cần

được cử tri, nhân dân giám

sát 3600. Phương pháp mang


tính toàn diện, khách quan

này sẽ nuôi dưỡng cán bộ,

trước tiên là buộc họ phải tự


rèn luyện mình, lễ độ với

nhân dân, khắc phục tình

trạng cán bộ thiếu năng lực


cần thiết, chỉ "làm theo sự

phân công của Đảng".

Phản hồi 3600 đã áp dụng


trên thế giới từ thập niên

1950, tuy nhiên ở Việt Nam

mới chỉ xuất hiện trong khối

tư nhân.

Tất nhiên, chất lượng giám


sát, đánh giá chịu sự tác

động từ nhiều yếu tố như chủ

thể, tiêu chí, thời điểm, mục


đích, phương pháp, công cụ

và quy trình đánh giá. Các

tiêu chí cần được xây dựng rõ

ràng, cụ thể để nhận biết,


đánh giá công bằng.

Tính khoa học trong phương

pháp thực hiện và sự minh

bạch trong tiêu chí đánh giá


cán bộ sẽ giúp loại bỏ được

những băn khoăn về các


trường hợp miễn nhiệm là

bình thường hay có vấn đề.

Trần Hữu Hiệp

Lưu Chia

sẻ

Ý kiến (10)

Ý kiến của bạn

Quan tâm nhất Mới nhất

D doanminhdang1976 Miễn
nhiệm theo quy định hiện hành
là việc bên có thẩm quyền xét
cho ai đó thôi chức dựa trên tiêu
chí nhất định còn nếu ai đó, vì lý
do nào đó tự bản thân thấy
không thể tiếp tục thực hiện
chức vụ, xin được dừng đảm
nhiệm chức vụ đó thì nên dùng
khái niệm Từ nhiệm hoặc Từ
chức thì thích hợp hơn!

89 Trả Chia 08:57


lời sẻ 24/10

D ducex135 Ở các nước tiên tiến


người ta "Từ chức" như cơm
bữa. Từ chức là thể hiện còn
trách nhiệm đối với đất nước.

42 Trả Chia 11:10


lời sẻ 24/10
Hien Le Thanh Bài viết hay.
Nên có cách xử lý vấn đề kiểu
khác, trong khuôn khổ nhà nước
pháp quyền "mọi công dân đều
bình đẳng" và cũng để tránh
những lời... xầm xì trong dư
luận.

35 Trả Chia 09:11


lời sẻ 24/10

oanh le Theo tôi trong xã hội


ngày nay UYỂN NGỮ rất thông
dụng.

28 Trả Chia 05:09


lời sẻ 24/10

N ngducquang Đơn giản là "minh


bạch và ai cũng có quyền được
biết".

17 Trả Chia 10:13


lời sẻ 24/10

Xem thêm ý kiến

Trang chủ Thời sự Thể thao Khoa học Rao vặt Tải ứng dụng

Video Góc nhìn Pháp luật Số hóa Startup VnExpress

Podcasts Thế giới Giáo dục Xe Mua ảnh International


VnExpress
Ảnh Kinh doanh Sức khỏe Ý kiến
Vhome Liên hệ
Infographics Giải trí Đời sống Tâm sự
eBox Tòa soạn
Du lịch Hài
Quảng cáo
Mới nhất eWork
Hợp tác bản quyền
Xem nhiều
Đường dây nóng
Tin nóng
083.888.0123
(Hà Nội)
082.233.3555
(TP. Hồ Chí Minh)

Báo điện tử RSS Theo dõi VnExpress trên


Báo tiếng Việt nhiều người Tổng biên tập: Phạm Hiếu
© 1997-2022. Toàn bộ bản quyền
xem nhất
Địa chỉ: Tầng 10, Tòa A FPT Tower, số thuộc VnExpress
Thuộc Bộ Khoa học Công 10 Phạm Văn Bạch, Dịch Vọng, Cầu
nghệ
Giấy, Hà Nội

Số giấy phép: 548/GP- Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500
BTTTT ngày 24/08/2021

You might also like