Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Môn: Hóa học – Khối 11


TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ Năm học 2022 – 2023
-----o0o----- -----o0o-----
A. Lí thuyết trọng tâm [15]:
1/ Khái niệm: sự điện li, chất điện li, axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối, pH, chất chỉ thị axit-bazơ [5].
2/ Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li [2].
3/ Nitơ và các hợp chất của nitơ (NH3, HNO3, muối amoni, muối nitrat): tính chất vật lí, hóa học, điều chế,
cách nhận biết [8].
B. Các dạng bài toán [10]:
Dạng 1: Bài toán về pH dung dịch [2]
Dạng 2: Bài toán về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch [2]
Dạng 3: Bài toán về hiệu suất tổng hợp amoniac [1]
Dạng 4: Bài toán nhiệt phân muối [1]
Dạng 5: Bài toán kim loại, hợp chất kim loại tác dụng với HNO3 [3]
Dạng 6: Bài toán tổng hợp [1]
C. Cấu trúc đề: 25 câu trắc nghiệm, thời gian: 45 phút.
D. Bài tập minh họa:
Câu 1: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. dung dịch HNO3. B. KOH nóng chảy. C. dung dịch (NH4)2SO4. D. BaCl2 khan.
Câu 2: Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là
A. chất phân li ra cation H+. B. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
C. chất phân li ra anion OH-. D. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
Câu 3: Chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. KNO3. B. NH4Cl. C. Al(OH)3. D. Na2CO3.
Câu 4: Cho các dung dịch sau: HCl, NaOH, CuSO4, KNO3, CH3COOH, Fe(NO3)3. Số chất có pH < 7 là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 5: Môi trường trung tính có giá trị pH là
A. 7,0. B. 10,0. C. 5,0. D. 14,0.
Câu 6: Phương trình phân tử Na2CO3 + HCl có phương trình ion rút gọn tương ứng là
A. CO3- + H+ → H2O + CO2. B. CO32- + 2H+ → H2O + CO2.
C. Na2CO3 + 2H+ → H2O + CO2. D. Na2CO3 + 2H+ → 2Na+ + H2O + CO2.
Câu 7: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?
A. NH4Cl và NaOH. B. HNO3 và Ba(OH)2. C. Na2CO3 và KNO3. D. AgNO3 và KCl.
Câu 8: Để điều chế N2 trong phòng thí nghiệm, người ta thực hiện phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. NH4NO3. B. NH4NO2. C. Cu(NO3)2. D. NH4Cl.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khí amoniac?
A. mùi khai. B. làm xanh quỳ ẩm. C. màu vàng lục. D. tan tốt trong nước.
Câu 10: Cho phản ứng: aMg + bHNO3 → cMg(NO3)2 + dN2 + eH2O. Tổng (c+d+e) là (hệ số là các số nguyên
tối giản)
A. 12. B. 11. C. 10. D. 15.
Câu 11: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với HNO3 đặc, nguội?
A. Đồng. B. Magie. C. Kẽm. D. Sắt.
Câu 12: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe2O3 và HNO3. B. NH4Cl và KOH. C. NH3 và CuO. D. Cu(NO3)2 và Ba(OH)2.
Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn muối nào sau đây thu được oxit kim loại, NO2 và O2?
A. NH4NO3. B. NaNO3. C. Fe(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 14: Để phân biệt hai dung dịch NH4NO3 và (NH4)2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. quỳ tím. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.
Câu 15: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục. Nhỏ tiếp dung dịch NaOH
vào thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp dung
dịch HCl thấy dung dịch trở nên trong suốt. Dung dịch X là
A. NaAlO2. B. Al(NO3)3. C. Fe(NO3)3. D. (NH4)2SO4.
Câu 16: Dung dịch H2SO4 0,0005M có pH là
A. 4,0. B. 3,3. C. 5,0. D. 3,0.
Câu 17: Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,15M với 200 ml dung dịch NaOH 0,35M. Giá trị pH của dung dịch
thu được sau phản ứng là
A. 7. B. 10. C. 13. D. 1.
Câu 18: Dung dịch Y chứa các ion với thành phần gồm: x mol Na+; y mol Mg2+; 0,15 mol Cl- và 0,05 mol
SO42-. Cô cạn dung dịch Y thu được 14,775 gam muối khan. Giá trị của x là
A. 0,05 mol. B. 0,2 mol. C. 0,15 mol. D. 0,1 mol.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một hỗn hợp gồm hai muối sunfat của một kim loại hóa trị I và một kim
loại hóa trị II vào nước được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X một lượng vừa đủ dung dịch BaCl 2 thu
được 11,65 gam kết tủa và dung dịch Y. Tổng khối lượng muối clorua trong dung dịch Y là
A. 4,84 gam. B. 5,95 gam. C. 6,71 gam. D. 6,03 gam.
Câu 20: Nung nóng hỗn hợp gồm 5 lít N2 và 12 lít H2 có xúc tác thích hợp, hỗn hợp thu được sau phản ứng
có thể tích bằng 15 lít (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiệu suất của phản ứng là
A. 20%. B. 30%. C. 50%. D. 25%.
Câu 21: Đem nung 25,5 gam AgNO3, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng 19,3 gam.
Thể tích oxi thu được (đktc) là
A. 4,376 lít. B. 1,68 lít. C. 1,12 lít. D. 8,96 lít.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 43,2 gam FeO trong dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm
khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 5,60. B. 3,36. C. 2,24. D. 4,48.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam hỗn hợp Al và CuO vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 10,08
lít khí màu nâu đỏ (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. % khối lượng CuO trong hỗn hợp đầu là
A. 85,71%. B. 20,20%. C. 79,80%. D. 14,29%.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 6 gam một kim loại (hóa trị không đổi) bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản
ứng thu được 37 gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại đó là
A. Mg (24). B. Al (27). C. Fe (56). D. Cu (64).
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HNO3 loãng (vừa đủ) thu được
dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NH3 dư, sau đó lọc lấy kết tủa Y. Đem nung kết tủa Y đến khối
lượng không đổi, cân được 20,4 gam. % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 36%. B. 40%. C. 18%. D. 64%.
E. Một số bài tập nâng cao (không bắt buộc):
Câu 1: Cho phương trình phản ứng: BaCl2 + A → NaCl + B. Các chất A và B không thể là:
A. A là Na2CO3; B là BaCO3 B. A là NaOH; B là Ba(OH)2
C. A là Na2SO4; B là BaSO4 D. A là Na3PO4 ; B là Ba3(PO4)2
Câu 2: Cho 3,6 gam kim loại M (chưa biết hóa trị) tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm
HCl 1M và H2SO4 0,5M. Để trung hòa lượng axit dư thì dùng hết 100 ml dung dịch NaOH 2M. Kim loại M
là:
A. Al (27) B. Mg (24) C. Fe (56) D. Zn (65)
Câu 3: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/l và Ba(OH)2 b mol/l. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần
60 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác cho một lượng dư dung dịch Na2CO3 vào 100 ml dung dịch X thấy tạo
thành 0,394 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là:
A. 0,1M và 0,01M B. 0,1M và 0,08M C. 0,08M và 0,01M D. 0,08M và 0,02M
Câu 4: Trộn 150 ml dung dịch A gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 150 ml dung dịch B gồm NaOH
0,01M và Ba(OH)2 a (M) thu được m gam kết tủa và dung dịch C có pH=12. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 0,05M và 1,9225 gam B. 0,035M và 0,4455 gam
C. 0,025M và 0,6275 gam D. 0,055M và 0,3495 gam
Câu 5: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong
dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 2,52 gam B. 2,22 gam C. 2,62 gam D. 2,32 gam
Câu 6: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau
phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m
gam muối. Giá trị của m là:
A. 134,8 B. 143,2 C. 153,84 D. 149,84
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu
được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn
dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đó tham gia phản ứng là:
A. 0,4 mol B. 1,9 mol C. 1,4 mol D. 1,5 mol
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X
gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là:
A. 21,6 B. 18,9 C. 17,28 D. 19,44
----- HẾT -----

You might also like