Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Chuyện Ngày Xưa … Nhớ Nhớ … Quên Quên

(Viết tặng Thái Kim Lan và bạn bè thuở học tṛò)

Quế Chi Hồ Đăng Định


Thầy Bói Hậu Bổ và những chuyện tào lao về bói toán trong đời tôi .

Cùng với xóm Bờ Hồ Thượng Tứ, cư dân xóm Hậu Bổ phát triển rất nhanh theo cường độ của
chiến tranh. Dân chúng ở thôn quê, trong các làng mạc chung quanh Huế bồng bế nhau chạy về
Huế tránh bom rơi đạn lạc và thù hận… Nhớ ngày nào dân Huế chạy giặc về làng được bà con
cưu mang thì́ nay dân làng chạy về phố, cũng được bà con hàng phố tiếp đón, giúp đỡ bằng cách
này hay cách khác. Họ che lều tạm trú bất cứ nơi nào có đất trống hay dinh thự sụp đổ, hoặc đang
cọ̀n bỏ hoang và khuôn viên Trường Hậu Bổ, trên đường Trần Hưng Đạo, trước mặt Vườn Hoa Nguyễn Hoàng là
một nơi tạm trú rất lý tưởng của những người nông dân chạy loạn, vì́ gần phố xá, gần chợ Đông ba, dễ bề làm ăn
sinh sống.

Xóm Hậu Bổ tồn tại gần 15 năm rồi bị chính quyền giải toả để xây dựng thành rạp xinê Hưng Đạo đã 40 năm nay.
Công trì́nh kiến trúc bên trong khu Hậu Bổ ngày ấy hoang tàn, tan nát, chỉ có nền gạch trơ vơ giữa mấy cây đa cổ
thụ, cành rễ sum sê, đầy vẻ ma quái ghê rợn, bao bọc bởi một dãy tường thành cũng nhiều đoạn đổ nát vì́ bom đạn.
Những người đến trước chiếm bờ thành hướng ra vườn hoa, phá tường rào để làm chỗ bán buôn hay hành nghề mà
tôi cọ̀n nhớ như anh Huế Hớt tóc, anh Thức may áo quần Tây, ôn Thẻo làm dép lốp Bì́nh Trị Thiên v.v. ..

Người đến sau th́ì che lều, dựng vách nơi nào họ chọn lựa tùy thích, nhưng luôn tránh xa mấy cây đa,cây bồ đề um
tùm, một phần sợ rắn rít và phần khác là sợ ma hay họ cho mấy nơi đó là chỗ ở của người khuất mặt và như vậy là
trời đã dành sẵn chỗ mấy gốc cây cổ thụ cho mấy ông thầy bói mà sau này chết tên là Thầy Bói Hậu Bổ.

Bọn con nít Thượng Tứ chúng tôi cũng ít khi ra đến xóm Hậu Bổ vì́ sợ…ma, ngày trước khu ni chưa có người ở, tối
tăm và lạnh lùng lắm, trước mặt là vườn hoa vắng vẻ, hàng cây bút bút dày đặc, âm u và bên trong là mấy cây đa rễ
rủ đong đưa theo gió như những cánh tay ma quái vật vờ…. dọa dẫm đuổi xua mấy người yếu bóng vía.

Nhưng rồi dân cư ngày một đông và khi bọn nhóc chúng tôi hết sợ bắt đầu chạy ra Xóm Hậu Bổ chơi thì́ đã thấy
dưới hai gốc đa hai ông thầy bói ngồi lù lù ra đó rồi. Hai ông ni có nhiều điểm giống nhau, ông mô cũng đội khăn
đóng, áo dài đen, quần vải trắng và cả hai không biết có mù mắt không nhưng đều mang mỗi người một đôi kính đen
thùi lùi. Có cái khác nhau là một ông thì́ có cái dù màu đen cầm tay, che nắng mưa mà thỉnh thoảng cũng dùng để
xua chó, đuổi mèo lảng vảng, c̣òn ông tê thì́ đội cái nón quai găng giây đỏ, rất giống mấy bà lên đồng trên Điện Ḥòn
Chén.

Một ông ngồi lưng dựa vào thân cây có treo tọ̀n ten mấy cái giọ̀ gà khô queo, hai chân khoanh
trọ̀n trên một cái chiếu nhỏ có một cái tráp đen tuyền bên trong đựng cái mai rùa, mấy đồng xu
xủ quẻ cùng mấy cuốn sách chi chít chữ Hán, bên cạnh môt cái ly cắm ba cây hương khói bay
nghi ngút, khi hương tàn lại thắp ba cây khác.

Ông ngồi bên cây đa trước mặt cũng đầy đủ bộ sậu như rứa nhưng trên cái tráp đen lại có thêm
bộ bài Tây Cơ Rô Chuồn Bích nữa. Khách hàng là mấy bà già cũng dưới quê lên hay mấy mệ, mấy O dưới chợ
Đông Ba lên coi ngày lành tháng tốt để mở hàng, mở tiệm, hỏi chuyện cúng sao giải hạn hoặc hỏi tin thằng con trai đi
lính mấy lâu ni bặt tin, xin hỏi Thánh cho biết có bì́nh an không ?.v.v…

Ngày ấy, dân mì́nh c̣òn mê tín dị đoan lắm, cái chi cũng sợ, cái chi cũng lo bị thần hành, qủy phạt, cái

http://tieulun.hopto.org 1 sur 6
chi cũng nhờ Thánh dạy qua mấy ông thầy bói, thầy tướng số. Mà mấy ông thầy này thực ra họ cũng
chỉ muốn kiếm sống qua ngày mà chẳng có nghề ngỗng hay vốn liếng chi nên đành dùng ba tấc lưỡi và một chút chữ
nghĩa thánh hiền nuôi thân, nuôi gia đì́nh trong cơn túng bấn mà thôi, chứ thực ra họ cũng chẳng có manh tâm lừa lọc
chi ai.

Có cầu thì́ phải cung ,dân càng đông , th́ thầy bói cũng đông theo mà trong Hậu Bổ chỉ có hai ba cây đa thôi, nên
người ta lại thấy lác đác vài ba ông thầy bói mới, ra ngồi dưới mấy gốc cây đa, cây ngô đồng đầy gai bên vườn hoa
Nguyễn Ḥoàng. Rồi về sau vì dân trong xóm Hậu Bổ đông qúa, ồn ào, ô uế làm mất vẻ linh thiêng nên mấy ông thầy
trong Hậu Bổ cũng dời ra vườn hoa Nguyễn Hoàng tuy vậy dân Huế vẫn cứ quen gọi là Thầy Bói Hậu Bổ.

Thầy bói Hậu Bổ theo tôi là những người rất đáng thương. Một số rất ít là mù bẩm sinh và cố học làm nghề thầy bói
để mưu sinh suốt cuộc đời tàn tật, cọ̀n đại đa số là những thầy bói bất đắc dĩ, có hấp thụ một ít nho học, đọc được chữ
Hán, gặp thời buổi đất nước loạn ly, gia đ́nh nghèo đói không biết làm chi sinh sống nên đành tận dụng sở học của
nho gia: nho, y, lý số, làm được cái chi th́ì làm để tồn tại trong cõi đời nghiệt ngă này.

Có một đôi lần theo chân bạn bè thời xà lỏn nghịch đùa, nghe lời xúi dại của ông An lùn hớt tóc nơi cây vông vườn
hoa Nguyễn Hoàng, bọn tôi ḷéṇ tới bên một ông thầy bói mù bưng cái tráp dấu sau lưng ông, khi có khách ông mọ̀ t́m
hoài cái tráp không ra mới nói: “ Tau lạy tụi bay cho tau kiếm cơm, con tau đang đói tụi bay ơi” thì́ từ đó bọn tôi
không cọ̀n thấy vui khi nghịch ngợm như rứa nữa.

Tôi bắt đầu biết thương mấy ông thầy bói Hậu Bổ khi thấy vào buổi một chiều ba mươi tết kia, trời Huế âm u, mưa
phùn lất phất bay, mưa không ướt đất nhưng cái lạnh thì́ thấu xương, lạnh từ trong ḷưng lạnh ra… Mọi người hối hả
về nhà lo cúng tất niên đón giao thừa mà dưới hai ba gốc cây vẫn cọ̀n có hai ba ông thầy bói ngồi co ro chờ người
khách cuối năm mà không biết có người khách đó hay không như mong ước?

Thầy bói Hậu Bổ là những người nghèo mạt hạng, họ phải đi bộ từ nhà, trên Văn Thánh, trong Tây Lộc, dưới Điạ
Linh lên, ra đến vườn hoa rồi ngồi đồng, há mõm chờ sung rụng, tối lại lếch thếch mang tráp lội bộ về nhà, chớ hồi
đó làm chi có xích lô hay xe thồ, mà có th́ì tiền mô mà đi?

Ở Huế thời đó cũng có người hành nghề bói toán nhưng họ có nhà có cửa ấm êm, hoặc mở tiệm xem chỉ tay, bói bài,
cho bùa yêu như cô Thanh Ròn phố Ngã Giữa, như Cô Tố Liên trên Cầu Đất, hay xem lá trầu không như ông thầy
Trầu dưới Ô Hồ.v.v… Cọ̀n ra ngồi ngoài vườn hoa Nguyễn Ḥoàng th́ì chỉ có Thầy Bói nghèo mạt hạng Hậu Bổ vì́
không cọ̀n con đường nào khác…

Trong số thầy bói Hậu Bổ, tôi chỉ c̣òn nhớ có một thầy bói mù trẻ tuổi tên Bích, sau một thời gian ngồi ngoài vườn
hoa Nguyễn Hoàng, về mở phọ̀ng coi bói tại nhà trên Xă Tắc tên hiệu là Thầy Kim Châu. Theo bạn Võ văn Dật, cựu
Giáo sư Hàm Nghi và cũng là nhà văn Võ Hương An cho biết thì́ ở Hậu Bổ có 3 ông thầy bói là 3 thế hệ nối tiếp: ông
nội, cha, và con đều làm nghề thầy bói cùng một thời kỳ. Ba ôn, con, cháu hằng ngày đều cùng ngồi nh́ìn nhau từ ba
gốc cây và tối đến cùng dắt díu nhau về Xă Tắc và thầy Bích chính là thế hệ cuối của ba đời đồng nghiệp. Cám ơn
bạn Dật, bạn đã khêu gợi lại và vén đám mây mù ký ức cho tôi thấy lại được rõ ràng h́ình ảnh ba ông thầy bói mù, vai
mang ba cái tráp, níu tay nhau đi hàng một, qua nhà mỗi chiều khi trời tắt nắng, đi về hướng Ngọ Môn. Thì́ ra đó là
Gia đ́ình của Thầy Bói Bích gồm có thầy đi trước dẫn Cha và Ôn Nội theo sau. Ngày xưa có 4 đời trong một dọ̀ng họ
cùng làm quan trong một triều người ta gọi là Tứ Đại Đồng Đường, ngày nay cả ba đời đều làm thầy bói trong cùng
một vườn hoa th́ì gọi là chi đây??? Tam Đại Đồng Hoa Viên hay Sờ Mu Rùa Ba Đời có được không??? Hay là nói
chính trị cho vui một chút là Thầy Bói Gia Đì́nh Trị???
Bốn chữ Thầy Bói Hậu Bổ đã trở thành một thành ngữ thân quen, khôi hài và hóm hỉnh. Cứ mỗi lần có chàng thanh
niên hay cậu học tṛò mô đẹp trai cách mấy đi nữa mà đeo vô đôi kính đen cho dễ nhì́n trộm th́ì liền bị mấy o gái Huế
chọc quê:
“ Tụi bây ơi! coi ông thầy bói Hậu Bổ nơi tề !”
Rưá là chàng đỏ mặt, bỏ chạy một mạch không dám quay đầu nh́ìn lại. Hoặc là cứ mỗi lần tôi đoán non đoán già
điều chi là mạ tôi lại cười:

http://tieulun.hopto.org 2 sur 6
” Thôi cái thằng ni ! Đừng làm thầy bói Hậu Bổ nữa !”
Nói cách khác là mấy thầy bói Hậu Bổ chỉ có đôi kính đen làm cảnh và nói chuyện tào lao cho vui mà thôi, tuy không
cố ý bịp bợm, lừa gạt chi ai nhưng cũng chẳng trúng trật vô mô cả.

Hơn 50 năm sau, chừ ngồi nghĩ lại ,tôi càng thấy thương mấy ông thầy bói Hậu Bổ hơn, ngoài những lời nói chung
chung, vô thưởng vô phạt, để kiếm cơm ra thì́ những ông thầy bói không mù cũng phải đeo đôi kính đen cho có vẻ
thầy bói, nhưng biết đâu họ cũng cần có đôi kính đen để không ai đọc được nỗi buồn lo trong mắt họ.

Tôi thường thầm nhủ, nếu mì́nh biết làm thơ, th́ì bài thơ đầu tiên sẽ không phải là bài thơ ca ngợi t́ình yêu hay ca tụng
người tì́nh mà sẽ là những ḍòng thương cảm cho số phận hẩm hiu của những ông thầy bói Hậu Bổ, những người nông
dân có chút nho học cuối mùa, thất cơ lỡ vận giữa thời buổi hỗn mang, chiến tranh kinh hoàng. Ước chi tôi như là
nhà thơ Vũ Đì́nh Liên đã viết ra bài thơ Ông Đồ để tiếc thương cho một thế hệ đã qua.

Nói chuyện bói toán tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe về những chuyện bói toán tào lao có thật trong hơn 60 năm
cuộc đời tôi.

Tôi là một người không tin bói toán, thánh thần, ma qủi, nhưng lại là người rất ṭò mò, cái tật tọ̀ mọ̀ của người khao
khát biết chân lý, cho nên không tin mà vẫn thích coi bói, đọc sách tướng số, nghiên cứu tử vi .v.v… Có những điều
không tin mà nó cũng có đúng , có sai nhưng cuối cùng không có cách chi giải thích nổi.

Ngay từ ngày c̣òn học lớp nhì, lớp nhất, tôi được tiếng thông minh và học giỏi nên khi có ông thầy mạ tôi kêu đến
xem chỉ tay cho tôi và mấy anh em thì́ ông thầy cầm lấy tay tôi và nói cậu ni sau này chắc chắn “xuất dương” sống ở
nước ngoài, ba mạ tôi đồng ý ngay và khen ông thầy rối rít. Trong khi đó ông thầy cũng cầm tay ông anh tôi, thằng
em tôi và không nói chi về chuyện xuất dương như tui cả, năm mươi năm sau đúng là tui cũng có xuất dương nhưng
lại đi sau trong khi mấy đưá em tôi đã “ vượt biên” qua Mỹ từ 10 năm trước.

Sau Tết Mậu Thân 1968, thấy tôi cũng đã lớn tuổi mà c̣òn lông bông nên ba mạ tôi hỏi ưng ai thì́ ba mạ đi hỏi cho,
mà cưới vợ cho rồi. Trước ngày lễ hỏi, bà mẹ vợ tôi bảo tôi lấy tuổi hai đứa mà đi coi thầy xem có hạp không ?
Tôi dạ dạ rồi chạy lên Xă Tắc gặp Thầy Kim Châu chính là Thầy Bích ở ngoài Hậu Bổ mười mấy năm trước. Thầy
gieo đồng xu xong nói là hai caí tuổi ni cũng được đây nhưng mà khắc khẩu lắm. Chồng nói thì́ vợ nhảy vô mồm mà
vợ nói thì́ chồng nếu không gây gổ, càu nhàu e cũng quảy đít bỏ đi.

Về nhà bà gia hỏi thầy nói răng con thì́ tôi trả lời là Thầy Kim Châu nói 2 cái tuổi ni hạp nhau lắm, thầy nói tam tứ
hạp chi lận mà con nhớ không hết. Ai dại chi mà nói khắc khẩu cho lôi thôi rắc rối. !!! Mà khắc khẩu thiệt, chừ là
sau 36 năm chung sống có dâu có rễ rồi cháu chắt đầy đủ mà ông vẫn cứ nói gà bà cứ nói vịt, không ai chịu nhịn ai,
tuy không cọ̀n gây gỗ nữa nhưng khi nghe nói câu không vừa ý là một người đứng dậy lên phọ̀ng riêng của mì́nh và
tôi nghĩ e đến cuối đời cũng chẳng đổi thay...Rứa th́ thầy bói mù Kim Châu qúa đúng, mà răng ông lại biết rơ ràng và
nói chắc nịch như vậy???

Năm 1970, tôi là một sĩ quan chỉ huy một đại đội tác chiến của Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 45 sư Đoàn 23BB ở Ban
mê thuột, được nghỉ phép cùng vợ bồng con gái đầu về Huế thăm nhà. Lên máy bay Air VietNam, vợ tôi đi trước, tôi
bồng con đi sau, cô tiếp viên hàng không mặc áo màu xanh da trời chỉ cho vợ tôi đi ra hàng ghế phía trước gần đầu
máy bay. Vợ tôi cứ chần chừ không chịu đi ra phía trước mà cứ muốn ngồi sau đuôi máy bay, trong thâm ý là ngồi
sau đuôi lỡ máy bay có rớt, vợ chồng con cái cọ̀n hy vọng sống sót. Vợ tôi cứ ngần ngừ dừng lạị, cả đoàn người phía
sau dừng lại theo trong khi cô Tiếp Viên cứ hối thúc tiến bước. Tôi bực mì́nh gắt gỏng: “Em bước lên cho người ta
đi, cái số chết th́ì ngồi mô cũng chết !!!”. Rứa là vợ tôi vùng vằng đi tới trước đầu máy bay và từ đó không nói với tôi
lời nào cho đến khi bước vô nhà Lạc Thành vì́ tức tôi to tiếng trước mặt thiên hạ.

Cả nhà chạy ra đón khi chúng tôi bước xuống xích lô bước chân vô nhà, cô em Hậu của chúng tôi cầm tay một người
đàn ông dáng tầm thước ,mang kính trắng, mặc áo cà sa màu nâu và giới thiệu: “Anh chị Định em vừa từ Ban Mê
Thuột về, và đây là anh Chiêm, Thầy Chiêm ở Đà Lạt, em mời về cúng cho anh Cát”. Cát là chồng của Hậu vừa tử

http://tieulun.hopto.org 3 sur 6
nạn ở Sài G̣òn.

Chúng tôi chưa kịp mở miệng chào Thầy thì́ Thầy chỉ ngay mặt hai vợ chồng tôi rồi nói: “Nè́ hai vợ chồng anh ni
khắc khẩu qúa, ngồi trên máy bay mà cũng gây nhau”. Tôi ngẩn người và thầm phục ông Thầy. Tôi tự hỏi sao ông
thầy bói mù Kim Châu ở Huế và ông Thầy Chiêm ở Đàlạt mà cũng nói một lời như nhau? Phải có cái chi thần bí đây
chứ?

Tôi có một người bạn hàng xóm tên là Nguyễn Kỳ Nguyên, con của ông Pierre Hoàng, thợ may, vì́ có cái lưng gù nên
trong xóm thường gọi là bác Hoàng C̣ộm.. Nguyên học trường Dọ̀ng Pellerin, hơn tôi hai tuổi. Chúng tôi vẫn thường
đá banh bằng giấy báo, bằng mủ cây bút bút, nhưng có lẽ vì́ bác Hoàng C̣ộm làm ăn thất bại nên phải bán nhà cho
bác Ân nhà sách Ái Hoa và đi Đà Nẵng sớm nên chúng tôi mất liên lạc từ đó, nghĩa là khi chúng tôi độ 10, 12 tuổi.
Măi khi lớn lên mới biết bạn đi khóa 16 Sĩ Quan Đà Lạt và ra trường cưới vợ là một nữ sinh Lycée Yersin, nhà ở dốc
Minh Mạng Đà lạt, nhưng … oái ăm thay người đẹp đó cũng là một người bạn gái mà tôi cũng có vấn vương trong
những năm 60. Tuy nhiên, không v́ì thế mà chúng tôi có đ́ều chi lấn cấn, tất cả chỉ là những kỷ niệm đẹp. Vợ chồng
bạn và tôi, chúng tôi khi có cơ hội gặp lại là cùng nhau cười nói, cùng đi ăn, đi chợ, đi phố mua sắm như anh em ruột
thịt trong nhà.

Cứ mỗi lần từ Cần Thơ ,Rạch Giá về Sài G̣òn là tôi đều về cư xá sĩ quan cấp Tá bên hông quốc hội, gần khách sạn
Continental ở lại và đi chơi với hai vợ chồng bạn.
Có một hôm Nguyên rủ tôi đi coi bói, nói có ông Thầy bói mù này hay lắm, ông Minh Đức Đường ở trong hẻm Lê
văn Duyệt Sài Gọ̀n. Bạn ta đưa tuổi tác ngày sinh tháng đẻ thì́ thầy bói mù xủ quẻ : “Số ông hiện đang làm Tướng,
nhưng hiện tại đang không có quân.” Tôi cười thầm, thằng bạn ta Thiếu Tá mà răng lại nói tướng không quân? Biết
tôi thắc mắc nhưng bạn ta cứ bấm tay tôi rồi nháy mắt, lắc đầu ra hiệu đừng nói năng chi rồi bảo tôi tiếp tục nhờ Thầy
coi cho tôi. Sau khi được tôi cho ngày sinh tháng đẻ, ông thầy lại gieo mấy đồng xu, xủ quẻ và phán : “Ông sắp thay
đổi chỗ ở, nhưng ông đừng lo đi đâu cũng có quý nhân phọ̀ trợ” . Trả tiền ra về mà cứ bực ḿnh, tôi chưa kịp hỏi
Nguyên thì́ Nguyên đã nói:
” Ông Thầy hay quá, ngày sinh tháng đẻ ḿình đưa cho ông thầy là của Thiếu Tướng Nguyễn văn Chuân, mì́nh đang
làm việc cho ông Tướng, ông sai ḿình đi coi bói đó.” Phần tôi đang bán tín bán nghi th́ khi về đơn vị nhận ngay giấy
về tŕnh diện Sàig̣òn, rồi nhận lệnh thuyên chuyển lên Sư Đoàn 23 Bộ Binh ở Ban Mê Thuột.

Đúng là có số mệnh, hai vợ chồng Nguyên ở Sài Gọ̀n, chưa khi mô về Huế ăn Tết, nên năm ni Nguyên có ý đưa cô
vợ Đà Lạt về ăn Tết Huế lần đầu tiên. Chiều 30 Tết bạn lái xe đưa vợ từ nhà ở Phường Đúc về phố chơi với các anh
em tôi và thăm Ba mạ tôi. Đến nửa đêm hai vợ chồng cáo từ ra về, khuya đó VC xâm nhập Phường Đúc, bạn ta dắt
cha chạy qua nhà thờ bên kia đường, trước mặt nhà, tạm ẩn núp ít hôm, nhưng bị chỉ điểm, hai cha con bị thảm sát.
Đó là một ngày đầu Xuân năm Mậu Thân 1968, bạn ta tức tưởi ra đi để lại một người vợ trẻ và hai con, cháu gái chưa
đầy 5 tuổi và thằng con trai vừa đủ 2 năm. Sao không có ông thầy bói mô cho bạn ta biết, bạn ta đang bị sao hạn nặng
nề, đừng về Huế Tết đó th́ì Thầy giỏi biết bao nhiêu hay là Thầy lại bảo: “Thiên Cơ bất khả lậu” mà !!!

Mùa hè năm 1970 hay 71( ? ) , trong một chuyến nghỉ phép ở Sài G̣òn, ma đưa lối, qủy đưa đường, tôi lại ghé vô
Thầy bói mù Minh Đức Đường nhờ gieo một quẻ. Thầy lại phán: “ Chuyến này, ông chắc chắn xuất ngoạI”. Ra về
tôi cứ nghĩ thầm, cứ tự hỏi, mì́nh đang là lính tác chiến, đơn vị đang hành quân, ḿình không có hồ sơ hay cơ hội chi
để ra khỏi nước hết. Hay là ḿình sẽ được đi thụ huấn khoá Rừng Núi Sì́nh Lầy ở Mã Lai??? hay đi học lớp T́ình Báo
ở Okinawa - Nhật Bản. Cũng không thể có vì́ ḿnh có nạp giấy tờ hồ sơ hay chạy chọt chi mô? Thôi th́ì chuyện mấy
ông thầy bói, hơi mô mà tin?

Tôi vưà quăng cái va li vào nhà thì́ chiếc xe Jeep của ông Thiếu Úy Sĩ Quan Chỉ Huy Hậu Cứ Tiểu Đoàn đổ xịch
trước cửa và kêu ơi ơí:
” Anh Định ơi! thay áo quần đi gấp, trực thăng đang chờ anh, Thiếu Tá bảo anh phải lên ngay.”
Tôi bực mì́nh gắt gỏng:
“ Anh cứ nói với Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng là tui chưa về, không gặp tui. Phải để cho tui thư thả, tắm rửa nghỉ
ngơi đã chơ. Mai tui vô Tiểu Đoàn.”

http://tieulun.hopto.org 4 sur 6
“ Tui lạy anh, không được mô! anh không đi thì́ tui chết với ổng. Tiểu Đoàn hiện đang ở bên tỉnh Mondokiril –
Campuchia, trực thăng vận tuần trước. Đại Đôi Chỉ Huy không có ai coi và giúp ổng, ổng cần anh qua, trực thăng
đang chờ trong sân bay Trung Đoàn”. Rứa là không có cách chi trốn tránh, tui phải lên trực thăng ngay 15 phút sau
đó.

Máy bay bay trên vùng rừng già ba biên giới Việt –Miên – Lào xanh ngút ngàn, anh bạn phi công học cùng khóa 20
Thủ Đức với tôi, vỗ vai tôi chỉ xuống dọ̀ng sông bên dưới và nói:
“Định ơi! dưới đó là ḍòng sông Srépok và chừ là ḿình đang ở trên đất Miên, 20 phút nữa th́ì xuống băi đáp.”
Tôi bật cười, lẩm bẩm :” Thầy bói mù nói đúng ḿình xuất ngoại rồi đây”. Chỉ tiếc là không thấy phố phường chi cả,
rừng Miên cũng chẳng khác chi núi Việt , và Thượng Miên cũng trên gùi dưới khố, đít mốc như Thượng Việt chớ
khác gì́ nhau?. Tôi đã xuất ngoại, tôi đã ra nước ngoài lần đầu tiên trong đời như vậy đó.

Năm 1972, sau những năm dài chiến trận, tôi được về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 nhờ ba tôi là bạn của thân sinh ông
Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn mới vừa về nhậm chức là Thiếu Tướng Nguyễn văn Toàn và Đại Úy Xứng, em tôi là một
sĩ quan thân cận với ông Tướng từ những năm ở Sư Đoàn 2 ở Quãng Ngãi.

Chiều 30 Tết, trong phọ̀ng khách dinh Tư Lệnh, Tướng Toàn bảo tôi: “Ê Định ! Toa lái xe ra ngoài phố, bốc một tay
thầy bói mô đó vô đây nghe hắn nói dốc cho vui.” Lái chiếc xe Jeep ra đường Hoàng Diệu vắng hoe chiều ba mươi
Tết, tôi nghĩ e phải về không , may đâu bên góc phố trước mặt xinê Diệp Kính có một anh chàng bói bài đang xếp
dọn đồ nghề để ra về, tôi dừng xe lại và bảo anh lên xe gấp.

Tội nghiệp anh chàng chừng độ tuổi tôi , 32, 33 chi đó thảng thốt lo âu :
” Dạ thưa ông Trung Úy! Dạ tui phải đi mô ? Dạ chiều 30 Tết rồi, Trung Úy cho tui về nhà với vợ con”.

Tôi trấn an anh: “Anh cứ lên xe đi, túi ni anh sẽ có tiền mang về cho vợ vui”. Anh lên xe mà nét mặt hiện rõ nét lo
âu. Tôi lại phải làm anh yên lọ̀ng bằng cách nói trước cho anh vài điều về tính tì́nh, về đời công, đời tư của ông
Tướng. Tôi hỏi anh có tài năng chi và học nghề cách chi thì́ anh trả lời là cũng chỉ có một vài xảo thuật tào lao và chủ
yếu là nói dựa vào tâm lý, nếu mà trung úy không giúp đỡ như ri thì́ em cũng không dám coi cho ông Tướng. Tôi
cũng nói cho anh biết là ông Tướng cũng buồn nhớ nhà, nhớ vợ con đang ở dưới Nha Trang nên muốn coi cho vui
thôi chớ chẳng tin tưởng hay để ý chuyện chi mô.
Sau khi đưa anh bói bài gặp ông Tướng, tôi về phọ̀ng cho đến khi nghe chuông điện gọi. Ông Tướng cười hể hả và
nói: “Định, toa đưa cho ông Thầy về nhà và biếu ông Thầy kha khá một chút để ăn Tết nghe.”

Trong ba năm được làm việc dưới quyền Trung Tướng Toàn tôi lại có nhiều dịp gặp lại Thầy Chiêm Đà Lạt, vì thỉnh
thoảng Thầy cũng ghé Pleiku hoặc là khi cuối tuần chúng tôi bay qua Đà Lạt thì́ thầy cũng ghé thăm, ngoài chuyện
bói toán ra cọ̀n có t́nh đồng hương Huế nữa. Do đó tôi cũng có nghe biết một vài chuyện chừ kể ra đây cho vui chứ
tôi không dám bảo đảm bao nhiêu phần trăm tính chính xác.

Ba mươi năm đă qua, kể từ ngày chế độ miền Nam sụp đổ, bao nhiêu tài liệu đã giải mật, bao nhiêu sách vở của
những chứng nhân, như hồi ký, bút ký.v.v… chúng ta cũng đạ được đọc và biết nhiều chuyện loại thâm cung bí sử.
Như chuyện ông Tổng Thống Thiệu rất tin bói toán, tử vi đẩu số, trên đầu giường khi mô cũng có nhiều sách loại đó.
Ông Tướng, Bà Tướng, Bà Bộ Trưởng, Bà Tá nào cũng mê bói toán, cũng tin tướng số, phong thủy. Do đó các Cụ
Diễn và học trọ̀ của cụ như Vũ Tài Lục, các Chiêm Tinh Gia Maitre Khánh Sơn, Chiêm Tinh Gia Huỳnh Liên, Thầy
Chiêm, Thầy Mù,Thầy Sáng chi đều có đất dụng võ và ông nào ông nấy đều có cơ nghiệp hay ít ra là đều giàu sang
cả.

Như chuyện ông Thiệu lên Đà Lạt cũng kêu thầy Chiêm tới vấn kế triệt hạ ông Kỳ, ông Kỳ lên Dà Lạt cũng kêu thầy
Chiêm tới hỏi cách diệt ông Thiệu, thành ra sau này Chính quyền Cọng sản nghi ông Thầy Chiêm là CIA. Và như
vậy thì, nếu CIA xử dụng các ông Thầy Bói, Chiêm Tinh Gia hay Thầy Chiêm thì́ CIA sắp xếp chính trường miền
Nam cách chi theo ý họ cũng được hết.

http://tieulun.hopto.org 5 sur 6
Theo nhiều chuyện mà tôi nghe lóm được rồi chắt lọc lại thì́ ngày xưa Thầy Chiêm là một nhân viên Ty Thông Tin
Huế, trong một đêm đi chơi về khuya, anh đá phải một cái bọc,lượm lên là một cái bào thai đã chết, anh đem về chôn
cất tử tế, rồi lập am thờ trong vườn nhà, hương khói đầy đủ. Và từ đó bên tai anh thường văng vẳng những lời chỉ
bảo, những lời tiên tri mà sau này đúng phong phóc và cũng từ đó anh nhân viên Ty Thông Tin đã trở thành Thầy
Chiêm hành đạo cứu đời. Gặp người nào là anh đã nghe bên tai lời chỉ dẫn, đời tư, lý lịch của họ, những thắc mằc
buồn lo của họ vậy th́ì chuyện Thầy Chiêm càng ngày càng nổi tiếng chẳng có chi là lạ.

Chừ anh Chiêm đang ở VN , chắc không c̣òn bán hay mua Thuốc Tây ở Chợ trời Lê Thánh Tôn Sài Gọ̀n nữa, mà
chắc là anh cũng không cọ̀n là Thầy Chiêm của ba mươi năm trước nữa, rứa thì́ chừ anh đang làm chi? Anh có cọ̀n
nhớ tôi không và những điều tôi viết về anh hôm nay có trúng được phần nào không? có điều chi sai trái làm anh
phiền ḷòng lắm không ?

Ngày 1/11/1974 ,Trung Tướng Nguyễn văn Toàn bàn giao chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 cho Thiếu Tướng Phạm
văn Phú và về Sài Gọ̀n giữ chức Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh, nghĩa là “ ngồi chơi xơi nước lạnh”, không quân,
không quyền. Ba thầy trọ̀ như ba anh em, ông Tướng và tôi cùng Thượng sĩ Xang (cận vệ), sau giờ làm việc là mặc
đồ dân sự đi lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gọ̀n Chợ Lớn.

Một buổi sáng chúa nhật kia, nghe tin trên Biên Ḥa có ông thầy bói mù hay lắm là ba thầy trò lên Biên Ḥa, thầy bói
mù gieo quẻ cho ông Tướng rồi nói:
“Ông là thương gia mà mấy lâu ni đóng cửa tiệm, thôi về gấp mà mở cửa tiệm cho rồI”.
Ba thầy trò trở về Sài Gọ̀n, định tối nay vô Chợ Lớn ăn mỳ La Cay thì́ được điện thoại của ĐạI Tá Chánh Văn Phọ̀ng
Tổng Thống mời Trung Tướng vào gặp Tổng Thống ngay. Tôi theo ông Tướng vào Dinh Độc Lập, sau phiên họp
mật, tôi thấy ông Thiệu đi ra với ông Toàn, vừa cười vừa vỗ vai: “Moa tin tưởng nơi Toa..” Ngay ngày hôm sau,
Tướng Toàn nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 kiêm Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh, toàn quyền hành động. Ông
Thầy Bói Mù Biên Ḥa qúa giỏi đã đoán đúng, thương gia Nguyễn Văn Toàn đã mở tiệm lại, nhưng không cho biết
chỉ mở có 3 tháng rồi đóng cửa vĩnh viễn và một chiều cuối tháng 3 năm đó thương gia đã phải bỏ của chạy lấy người
ra Hạm Đội 7 của Mỹ, sống kiếp lưu vong, và có triển vọng vùi thây trên đất khách. Nếu ông Thầy Bói Mù Biên Ḥa
cho ông thương gia biết điều đó, ông thương gia có can đảm mở cửa tiệm lại không? Chừ ông Tướng đang gậm
nhắm nỗi buồn ở Cali, ông Tướng có cọ̀n khỏe không?

Năm năm trước ông Tướng lên Seattle thăm tôi, tôi có hứa sẽ viết kể lại: “Một ngày với Tướng Toàn” sẽ viết tất cả sự
thật ,nhưng chưa viết được, thì́ giờ đây nhân nhắc chuyện bói toán, chợt nhớ đến ông, tôi kể lại chuyện vui buồn hơn
ba mươi năm trước, ông Tướng có thấy tui viết đ́ều chi ba láp qúa đáng lắm không?

Nói tắt một lời, có nhiều điều bí ẩn mà người trần mắt thịt ta không thể nào biết được , hiểu được, mà riêng tôi vẫn
chẳng thấy cần phải hiểu, chúng ta sống ở đời cứ sống hồn nhiên như một con người với tâm hồn trong sáng và cái
tâm hiền ḥậu. Chuyện gì́ đến cứ đến.

Tây Phương có câu: “Chacun a` son destin” (mỗi người có một số mệnh) và ngay cả “Hôn nhân cũng đã định trên
Thiên Đàng” (Marriage made in Heaven ), bên Đông Phương ḿnh cũng có những câu : “Duyên Tiền Định” hay
“Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định” cái ăn, miếng uống mà cũng do ông trời định rồi thì́ ḿình lo chi cho mệt óc.
Nhưng nói chi thì́ nói riêng tôi, thằng con nít Thượng Tứ mười tuổi cứ thương hoài ông Thầy Bói Hậu Bổ và vẫn
mong ước làm được bài thơ thương tiếc một thời đã qua.

http://tieulun.hopto.org 6 sur 6

You might also like