Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

CHƯƠNG 28

QUẢN TRỊ TÍN DỤNG VÀ HÀNG


TỒN KHO

1
CHAPTER 28
CREDIT AND INVENTORY MANAGEMENT
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
2

 Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

 Hiểu được các chủ đề chính liên quan đến quản trị tín dụng.

 Hiểu được tác động của chiết khấu tiền mặt.

 Có khả năng đánh giá được chính sách tín dụng đề xuất

 Hiểu được các thành phần của phân tích tín dụng.

 Hiểu được những vấn đề chính yếu trong quản trị hàng tồn
kho.

 Có khả năng sử dụng mô hình EOQ và EOQ mở rộng để xác


định mức độ tồn kho tối ưu.
CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG
3

 28.1 TÍN DỤNG VÀ KHOẢN PHẢI THU

 28.2 ĐIỀU KHOẢN BÁN HÀNG

 28.3 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG

 28.4 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TỐI ƯU

 28.5 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG

 28.6 CHÍNH SÁCH THU HỒI NỢ

 28.7 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

 28.8 KỸ THUẬT QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO


28.1 TÍN DỤNG VÀ KHOẢN PHẢI THU
4

 Quyết định chính sách tín dụng là sự đánh đổi giữa doanh số
tăng lên và chi phí liên quan của cấp tín dụng.
 Trade credit – tín dụng thương mại: cung cấp tín dụng cho công ty khác.

 Consumer credit – tín dụng tiêu dùng: cung cấp tín dụng cho các cá nhân.

 Thành phần của chính sách tín dụng:


 Điều khoản bán hàng (term of sale): thanh toán ngay hay chậm, thời hạn tín
dụng, tỷ lệ chiết khấu, thời hạn chiết khấu và công cụ tín dụng.

 Phân tích tín dụng (credit analysis): phân tích xác suất khách hàng không trả
tiền dựa trên các kỹ thuật, mô hình, thông tin, dữ liệu khác nhau.

 Chính sách thu hồi nợ (collection policy): cách thức quản lý khoản phải thu,
thu hồi các khoản nợ quá hạn.
28.1 TÍN DỤNG VÀ KHOẢN PHẢI THU
5

 Đầu tư vào khoản phải thu: phụ thuộc vào doanh thu bán
chịu và kỳ thu tiền bình quân (ACP)
 ACP là 30 ngày, doanh thu tín dụng là $1.000/ngày, tài khoản phải thu trung
bình là 30 ngày x $1.000/ ngày = $30.000

 Số ngày khoản phải thu (days’ sales in receivables)

 Kỳ thu tiền (receivables period)

 Kỳ thu tiền bình quân (average collection period)

 Là các thuật ngữ chỉ độ dài cần thiết thu được tiền từ việc bán hàng.
28.2 ĐIỀU KHOẢN BÁN HÀNG
6

 2/10, net 60

 Thời hạn tín dụng: thời hạn tối đa phải thanh toán tiền
 KH phải trả nợ trong 60 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn

 Tỷ lệ chiết khấu và thời hạn chiết khấu: thời hạn thanh toán
sớm hưởng chiết khấu và tỷ lệ được giảm giá trên hóa đơn.
 Được giảm 2% trên giá trị hóa đơn nếu thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ
ngày xuất hóa đơn.

 Loại công cụ tín dụng


28.2 ĐIỀU KHOẢN BÁN HÀNG
7

 Ngày xuất hóa đơn (invoice date): bắt đầu thời hạn tín dụng,
thường là ngày vận chuyển hoặc ngày lập hối phiếu.
 ROG (receipt of good): ngày bắt đầu là ngày nhận được hàng.

 EOM (end of month): toàn bộ doanh số trong tháng được tính vào ngày cuối
của tháng (thường quy ước vào ngày 25 hàng tháng). Ex: 2/10, EOM net 60
nghĩa là những đơn hàng trong tháng 5 (trước ngày 25) sẽ được chiết khấu
2% nếu thanh toán trong 10 ngày đầu tháng 6.

 MOM (middle of month): ngày xuất hóa đơn là ngày giữa tháng.

 Chiết khấu theo mùa (seasonal dating): khuyến khích người mua đặt hàng
sớm. Ex: kem chống nắng (sản phẩm mùa hè) có thể được giao hàng tháng 1
2/10 net 30, tuy nhiên, hóa đơn được phát hành vào ngày 1 tháng 5.
28.2 ĐIỀU KHOẢN BÁN HÀNG
8

 Độ dài của thời hạn tín dụng: phụ thuộc vào thời gian tồn kho
và chu kỳ hoạt động của người mua.

 Nếu cấp tín dụng: người bán tài trợ một phần chu kỳ hoạt
động nên sẽ giảm chu kỳ tiền mặt của người mua.

 Nếu thời hạn tín dụng dài hơn thời gian tồn kho, người bán
đang tài trợ một phần cho khoản phải thu của người mua.

 Nếu thời hạn tín dụng dài hơn chu kỳ hoạt động của người
mua, người bán tài trợ cho cả những hoạt động kinh doanh
khác (độ dài chu kỳ hoạt động thường là giới hạn trên của
thời hạn tín dụng).
28.2 ĐIỀU KHOẢN BÁN HÀNG
9
 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời hạn tín dụng:
 Tính dễ hỏng và giá trị thế chấp của hàng hóa: hàng dễ hỏng, giá trị thấp
thường có thời hạn thấp.

 Nhu cầu người tiêu dùng: sản phẩm bán chậm, mới thường có thời hạn dài
hơn.

 Chi phí, khả năng sinh lợi và tính chuẩn hóa: hàng rẻ tiền, hàng chuẩn hóa, lợi
nhuận biên tế thấp thường có thời hạn tín dụng ngắn hơn.

 Rủi ro tín dụng: rủi ro người mua càng lớn, thời hạn tín dụng càng ngắn.

 Quy mô tài khoản bán chịu: tài khoản bán chịu thấp, thời hạn càng ngắn.

 Cạnh tranh: thị trường cạnh tranh càng cao, thời hạn tín dụng càng dài.

 Loại khách hàng: các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có thời hạn tín dụng
khác nhau.
28.2 ĐIỀU KHOẢN BÁN HÀNG
10

 Chi phí của tín dụng: lãi suất của việc thanh toán sớm thường
khá lớn.
 Ex: 2/10 net 30. giá trị đơn hàng là $1.000. Người mua có thể trả $980 ở ngày
thứ 10 hoặc trả $1.000 ở ngày thứ 10. ”tiền lãi” là $20 cho việc sử dụng $980
trong 20 ngày.

 Lãi suất là $20/$980=2,05%.

 Chiết khấu thương mại: dạng chiết khấu thông thường dành
cho một số dạng người mua. Thời hạn tín dụng và thời hạn
chiết khấu là như nhau.
28.2 ĐIỀU KHOẢN BÁN HÀNG
11

 Chiết khấu tiền mặt và ACP:


 Chiết khấu tiền mặt khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, nếu các yếu tố
khác không đổi, điều này sẽ làm giảm ACP và từ đó giảm đầu tư của công ty
vào khoản phải thu.

 Ex: công ty đang có net 30 và ACP là 30, nếu công ty đưa ra 2/10, net 30 thì
có khoản 50% khách hàng trả trong 10 ngày.

 ACP giảm từ 30 ngày xuống còn 20 ngày. Doanh thu trung bình hàng ngày là
$15 triệu/365 = $41.096/ngày.

 Khoản phải thu sẽ giảm $41.096 x 10 ngày = $410.960


28.2 ĐIỀU KHOẢN BÁN HÀNG
12
 Công cụ tín dụng:
 Tài khoản mua bán chịu: chữ ký khách hàng là bằng chứng chấp nhận thanh toán.

 Giấy nhận nợ: IOU và thường được ký sau khi nhận hàng.

 Hối phiếu thương mại: hối phiếu được gửi đến khách hàng cùng với hóa đơn và
chứng từ gửi hàng.

 Hối phiếu có thể yêu cầu thanh toán ngay (at sight).

 Hối phiếu cũng có thể thanh toán sau, khi người mua ký “chấp nhận” hối phiếu
được gọi là chấp nhận thương mại (trade acceptance).

 Nếu hối phiếu được ngân hàng đảm bảo thanh toán là chấp phiếu ngân hàng
(banker’s acceptance)

 Bán có điều kiện: người bán giữ quyền sở hữu cho đến khi người mua hoàn tất
việc thanh toán.
28.3 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
13

 Hiệu quả của chính sách tín dụng:


 Hiệu quả về doanh thu: doanh thu có thể tăng.

 Hậu quả về chi phí: chi phí của thu nợ và quản lý khoản phải thu có thể khiến
chi phí liên quan đến bán hàng tăng.

 Chi phí của nợ: chi phí vay ngắn hạn của công ty có thể tác động.

 Xác suất không thanh toán: các khoản nợ quá hạn không thu hồi sẽ tác động
đến hiệu quả của chính sách bán chịu.

 Chiết khấu: khoản chiết khấu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, dòng tiền và hiệu
quả tài chính của công ty.
28.3 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
14

 Đánh giá chính sách tín dụng được đề xuất:

 R = 2%, cho biết Lotus có nên thay đổi chính sách?


28.3 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
15

 Đánh giá chính sách tín dụng được đề xuất:

 Giả sử dòng tiền hàng tháng là dòng tiền đều vĩnh viễn:

 Chi phí của việc chuyển đổi:


28.3 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
16
 Đánh giá chính sách tín dụng được đề xuất:

 Giả sử dòng tiền hàng tháng là dòng tiền đều vĩnh viễn:

 Chuyển đổi là có lợi


28.3 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
17

 Ứng dụng điểm hòa vốn

 Cho phương trình NPV =0, ta có

 Sự gia tăng trong sản lượng để hòa vốn là

 Điều này hàm ý nếu chính sách tín dụng có thể làm tăng doanh số trên 4SP thì
họ nên áp dụng chính sách này.
28.4 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TỐI ƯU
18

 Đường tổng chi phí tín dụng:

 Chi phí tồn trữ tín dụng


 Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi trên khoản phải thu.

 Các khoản lỗ từ nợ xấu

 Các chi phí quản lý và thu hồi nợ.

 Các chi phí này sẽ gia tăng nếu chính sách tín dụng được nới lỏng

 Chi phí cơ hội do “thiếu hụt” tín dụng.


 Doanh số mất đi do không cấp tín dụng (Q’ – Q)

 Giá bán có thể cao hơn


28.4 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TỐI ƯU
19

 Chính sách tín dụng tối ưu


28.4 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TỐI ƯU
20
 Chính sách tín dụng tối ưu
 Nếu công ty cấp tín dụng cao hơn mức tối ưu, dòng tiền từ khách hàng mới không
đủ bù đắp chi phí liên quan đến khoản phải thu.

 Nếu công ty cấp tín dụng thấp hơn mức tối ưu, công ty đang bỏ qua những cơ hội
sinh lời đáng kể.

 Chi phí và lợi ích của cấp tín dụng phụ thuộc vào đặc điểm của
công ty và ngành.
 Nếu các nhân tố không đổi, các công ty sẽ cấp tín dụng rộng rãi
hơn:
 Hoạt động vượt công suất.

 Biến phí hoạt động thấp

 Danh mục khách hàng trung thành.


28.4 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TỐI ƯU
21
 Tổ chức bộ phận tín dụng:
 Giao chức năng tín dụng cho bên thứ ba (bao thanh toán) –
factor.
 Thỏa thuận bán lại khoản phải thu cho bên thứ ba.

 Đối với các công ty nhỏ, bao thanh toán có thể tiết kiệm hơn tổ chức bộ máy

 Công ty nhỏ cũng có thể bảo hiểm tín dụng cho khoản phải thu.

 Tách bộ phận tín dụng thành công ty con (captive finance


company)
 Công ty tài chính do công ty mẹ sở hữu toàn phần xử lý chức năng tín dụng.

 Tách rời hoạt động sản xuất và tài trợ.


28.5 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
22

 Bao gồm 2 bước


 Thu thập thông tin liên quan

 Xác định mức độ tín nhiệm của người mua

 Khi nào nên cấp tín dụng?

 Bán một lần:


 Giả sử: Thời gian bán hàng là 1 tháng, xác suất vỡ nợ là  , khách hàng chỉ
đặt hàng 1 lần và không lặp lại, tỷ suất sinh lợi yêu cầu là R và chi phí biến đổi
đơn vị là v
28.5 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
23
 Xác suất vỡ nợ là 20%, ta có:

 Xác suất vỡ nợ hòa vốn:

 Tỷ lệ vỡ nợ 58,4% là xác suất vỡ nợ tối đa mà công ty chấp nhận với khách


hàng mới.
28.5 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
24

 Khách hàng thường xuyên:


 Giả định: khách hàng mới trả được nợ lần đầu sẽ là khách hàng mãi mãi và
luôn trả được nợ.

 Nếu khách hàng thanh toán, dòng tiền vào ròng trong tháng là P – v (kéo dài
vĩnh viễn).

 NPV của việc mở rộng

 Xác suất vỡ nợ là 90% thì NPV sẽ là:


28.5 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
25

 Thông tin tín dụng


 Báo cáo tài chính: các tỷ số tài chính có thể được sử dụng

 Báo cáo tín dụng về lịch sử thanh toán với các công ty khác: một số công ty có
khả năng cung cấp thông tin này (Dun & Bradstreet, Equifax, TransUnion,
Experian…)

 Ngân hàng: có thể cung cấp một số thông tin về công ty khác

 Lịch sử thanh toán của khách hàng với công ty: xem xét khách hàng đã thanh
toán với công ty đúng hạn không hoặc nhanh đến mức nào
28.5 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
26

 Đánh giá tín dụng (5C)


 Đặc điểm (character): sự sẵn lòng của khách hàng

 Năng lực (capacity): khả năng đáp ứng bằng dòng tiền của khách hàng

 Vốn (capital): dự trữ tài chính của khách hàng

 Tài sản thế chấp (collateral): tài sản cầm cố trong TH không thanh toán.

 Điều kiện (condition): điều kiện kinh tế trong lĩnh vực KD của khách hàng.

 Cho điểm tín dụng:


 Tìm các đặc điểm có thể quan sát được (biến) có liên quan đến khả năng
thanh toán của khách hàng.

 Tính ra một điểm số tín dụng dựa trên các biến này
28.6 CHÍNH SÁCH THU HỒI NỢ
27

 Giám sát khoản phải thu


 Những gia tăng đột biết trong ACP: khách hàng đang kéo dài trả tiền, tỷ lệ nợ
quá hạn đang nghiêm trọng.

 Bảng phân loại khoản phải thu theo độ tuổi

 Các khoản phải thu vượt quá ACP là nợ quá hạn.

 Các khoản phải thu vượt quá độ tuổi nhất định có thể là không thu hồi được
28.6 CHÍNH SÁCH THU HỒI NỢ
28

 Nỗ lực thu hồi nợ:


 Gửi thư thông báo cho khách hàng nợ quá hạn

 Gọi điện thoại cho khách hàng

 Thuê một đại lý thu hồi nợ

 Khởi kiện khách hàng


28.7 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
29

 Các loại hàng tồn kho:


 Nguyên liệu thô: đầu vào quá trình sản xuất của công ty

 Bán thành phẩm: tùy thuộc vào độ dài của quá trình sản xuất

 Thành phẩm: hàng hóa sẵn sàng để bán

 Lưu ý:

 Thành phẩm của công ty này có thể là nguyên liệu thô của công ty khác

 Các loại tồn kho có tính thanh khoản rất khác nhau

 Nhu cầu của nguyên liệu thô và bán thành phẩm là nhu cầu phụ thuộc
(dependent demand) trong khi nhu cầu thành phẩm là nhu cầu độc lập
(independent demand)
28.7 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
30

 Chi phí của hàng tồn kho


 Chi phí tồn trữ: chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội liên quan đến nắm giữ hàng
 Chi phí lưu giữ và quản lý
 Bảo hiểm và thuế
 Thiệt hại do lỗi thời, hư hỏng hoặc mất cắp
 Chi phí cơ hội của vốn

 Chi phí thiếu hụt hàng: chi phí liên quan đến không có hàng trong kho
 Chi phí đặt hàng hoặc chi phí tái đặt hàng
 Chi phí liên quan đến tồn kho an toàn

 Chi phí tồn trữ tăng khi hàng tồn kho tăng, chi phí thiếu hụt
hàng tăng khi hàng tồn kho giảm => đánh đổi trong quản trị
hàng tồn kho
28.8 KỸ THUẬT QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
31

 Phương pháp ABC:


28.8 KỸ THUẬT QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
32
 Nhóm A: có giá trị nhất, cần được giám sát chặt chẽ và giữ mức tồn kho thấp

 Nhóm C: có thể duy trì mức tồn kho tương đối lớn

 Nhóm B: trung dung

 Mô hình tồn kho hiệu quả EOQ (Economic Order Quantity)


28.8 KỸ THUẬT QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
33
 Chi phí tồn trữ = tồn kho trung bình x chi phí tồn trữ đơn vị

 Chi phí thiếu hụt hàng = chi phí cố định mỗi lần đặt hàng x số lần đặt hàng

 Mức đặt hàng tối ưu là mức mà tại đó tổng chi phí là bé nhất
28.8 KỸ THUẬT QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
34

 Mô hình EOQ mở rộng


 Tồn kho an toàn: mức tồn kho tối thiểu mà công ty phải duy trì (công ty sẽ
không tái đặt hàng ở mức 0 - EOQ)

 Các điểm tái đặt hàng: EOQ – thời gian giao hàng tức thời. Khi thời gian giao
hàng khác không, công ty sẽ đặt hàng trước khi HTK đạt mức tới hạn.
28.8 KỸ THUẬT QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
35

 Quản trị hàng tồn kho theo yêu cầu:


 Lập kế hoạch yêu cầu vật tư: xuất phát từ nhu cầu thành phẩm, hệ thống sẽ
tính toán yêu cầu vật tư phù hợp

 Hàng tồn kho tức thời (just in time): giảm thiểu hàng tồn kho phụ thuộc. Hàng
tồn kho được tái nhập hàng liên tục, tối đa hóa vòng quay hàng tồn kho.

 Kế hoạch sản xuất rõ ràng và ổn định.

 Phối hợp chặt chẽ của các nhà cung cấp.

You might also like