Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Đường chuẩn
Đường chuẩn các kim loại Cr, Pb, Hg, As, Cd được xây dựng với 3 điểm có nồng độ
lần lượt là: 20 ppb, 100 ppb, 200 ppb.
Đường chuẩn Hg được xây dựng bởi 3 điểm có nồng độ lần lượt là: 4 ppb, 20 ppb, 40
ppb.
2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng
Giới hạn phát hiện (LOD) hay giới hạn định tính được định nghĩa là nồng độ nhỏ
nhất của chất phân tích mà thiết bị còn có thể phát hiện được.
Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ nhỏ nhất mà thiết bị đo cho phép định lượng
được với độ chính xác trên 95%.
Đối với hệ thống ICP-MS, LOD và LOQ có thể được tính theo các công thức:
3 σ .C STD
LOD= (1)
S−B
10 σ . C STD
LOQ= (2)Trong đó:
S−B

: độ lệch chuẩn mẫu trắng


CSTD : Nồng độ mẫu chuẩn
S: Tín hiệu của mẫu chuẩn (số đếm, CPS)
B: Tín hiệu trung bình của mẫu trắng (số đếm, CPS)
Như vậy để xác định LOD và LOQ của phép đo, ta tiến hành đo lặp mẫu trắng 10 lần
rồi tính độ lệch chuẩn theo công thức:

σ=
∑ (B i − B )
2

(3)Trong đó:
n −1

Bi: Tín hiệu mẫu trắng đo đƣợc ở lần thứ i


B: Giá trị trung bình tín hiệu mẫu trắng của n lần đo lặp
n: Số lần đo lặp
Sau đó tiến hành đo lặp 10 lần dung dịch chuẩn: Hg có nồng độ 20 ppb và các kim
loại còn lại có nồng độ 100 ppb.
Bảng 1. LOD và LOQ của phép đo ICP-MS
Tín hiệu Tín hiệu
Nồng độ
Nguyên mẫu mẫu LOD LOQ
chuẩn σ
tố chuẩn chuẩn (ppt) (ppt)
(ppb)
S(CPS) S(CPS)
Cr 100 20,243 143030 2,701 5,6 18,9
As 100 26,671 35926 4,082 34,1 113,7
Hg 20 10,265 400 0,047 7,2 24,1
Pb 100 30,639 168824 4,653 8,2 27,6
Cd 100 24,016 291450 5,262 5,4 18,1
Zn 100 35,005 200054 6,085 9,1 30,4
3. Xây dựng qui trình xử lý mẫu thực phẩm
3.1. Các quy trình xử lý mẫu khảo sát
Phương pháp 1: Phá mẫu ướt trong bình Kendal với HNO3 đặc và H2O2 đặc
Cân khoảng 0,5g mẫu đã được nghiền nhỏ trên cân phân tích có độ chính xác
 0,0001 gam cho vào bình Kendal, thêm vào mẫu 5ml HNO3 đặc, 1ml H2O2 30%.
Đun cách cát trong 2h, sau đó cô cạn. Hòa tan cặn bằng 5ml HCl 1:1, lọc vào bình
định mức 25ml và định mức đến vạch bằng nước cất.
Phương pháp 2: Phá mẫu ướt trong bình Kendal với HNO3 đặc và H2SO4 đặc
Cân khoảng 0,5g mẫu đã được nghiền nhỏ trên cân phân tích có độ chính xác
 0,0001 gam, thêm 9 ml HNO3 đặc, 3ml H2SO4 đặc, đun trong 3h. Sau đó cho mẫu
bay hơi đến khô, hoà cặn bằng 5ml HCl 1:1, lọc vào bình định mức 25ml và định
mức đến vạch bằng nước cất.

Bình Kendal
3.2. Đánh giá hiệu suất thu hồi
Thêm 100µl dung dịch chuẩn đa nguyên tố (15 nguyên tố) chứa các ion kim loại cần
phân tích (trừ Hg) với nồng độ 10 ppm vào mẫu trước khi phá sau đó tiến hành mẫu
(mẫu thêm, mẫu không thêm và mẫu trắng) theo các quy trình nêu trên và xác định
nồng độ của các ion kim loại sau toàn bộ thí nghiệm (phá mẫu, lọc, định mức, đo….).
Các kết quả quy theo nồng độ kim loại trong bình định mức 25 ml. Kim loại được
dùng để đánh giá là Cr, Ni, Cu, Pb, Mn.
Bảng 2. Hiệu suất thu hồi khi xử lý mẫu theo qui trình 1
Lượng xác định được Hiệu suất thu hồi H
Kim loại Lượng thêm (ppb)
(ppb) (%)
Cr 40 36,8 92
Ni 40 37,2 93
Cu 40 36,3 91
Pb 40 37,4 94
Mn 40 37,8 94

Bảng 3. Hiệu suất thu hồi khi xử lý mẫu theo qui trình 2
Kim loại Lượng thêm (ppb) Lượng xác định Hiệu suất thu hồi
được (ppb) H (%)
Cr 40 36,1 90
Ni 40 36,2 91
Cu 40 36,3 91
Pb 40 35,8 90
Mn 40 36,7 92

Nhận xét:
Qua kết quả trên ta thấy phá mẫu bằng qui trình 1 sẽ cho hiệu suất thu hồi cao hơn
(91% tới 94%). Hiệu suất theo qui trình 2 là thấp hơn (90% tới 92%) và khi sử dụng
acid H2SO4 không có lợi cho phép đo ICP-MS vì tạo ra các mảnh ion đa phân tử, gây
cản trở phép xác định đồng thời các nguyên tố. Vì vậy chọn qui trình 1 để phá mẫu
xác định hàm lượng kim loại nặng trong mẫu thịt lợn.
4. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu thực phẩm
Bảng 4. Kết quả phân tích hàm lượng các kim loại nặng (mg/kg) trong mẫu thịt lợn
Nguyên tố Cr As Hg Pb Cd Zn
Khô 3,48 0,31 6,55 5,60 0,21 122,64
Tươi 0,91 0,08 1,71 1,46 0,05 31,9

Nhận xét:
Theo quyết định số : 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ
Y Tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong
thực phẩm”, một số quy định về giới hạn tối đa kim loại trong thực phẩm như sau:
Bảng 5. Hàm lượng giới hạn của một số kim loại trong thịt lợn
Tên kim loại Giới hạn (mg/kg)
As 1,0
Cd 0,05
Pb 0,1
Hg 0,05
Zn 40
Trong phạm vi các kim loại đang xét, so sánh giữa kết quả phân tích mẫu và quy định
trên của Bộ Y Tế ta thấy trong thịt lợn có hàm lượng một số kim loại vượt giới hạn
cho phép như Pb (1,46 mg/kg) và Hg (1,71 mg/kg).
Kết luận
Chọn các điều kiện phân tích thích hợp các kim loại nặng theo phương pháp phổ khối
lượng cao tần cảm ứng plasma (ICP-MS).
Lập đường chuẩn phân tích 6 nguyên tố kim loại nặng Cr, Zn, As, Cd, Pb, Hg và
đánh giá giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phương pháp. Kết quả cho thấy
phương pháp có LOD, LOQ thấp. Điều này chứng tỏ phương pháp thích hợp cho
phân tích lượng vết kim loại nặng trong thịt lợn.
Đã nghiên cứu 2 quy trình xử lý mẫu bằng bình Kendal. Lựa chọn được quy trình 1
(sử dụng bình Kendal và hỗn hợp axit HNO3 và H2O2) phù hợp với trang thiết bị hiện
có và có hiệu suất thu hồi cao (91% tới 94%).
Phân tích đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong thịt lợn, đánh giá mức độ ô nhiễm
của chúng. Qua kết quả phân tích ta thấy Pb và Hg là 2 kim loại vượt quá quy định.
Còn Zn, As, Cd và Cr thì không vượt quá quy định. Tuy nhiên cũng không
thể kết luận về mức độ nhiêm kim loại nặng của mẫu thịt lợn vì mẫu nghiên cứu ở
đây không đại diện cho toàn bộ. Muốn có kết quả chính xác cần phải nghiên cứu sâu
và rộng hơn (nhiều loại thực phẩm, ở các vùng miền khác nhau….). Đồng thời nghiên
cứu sự phát tán kim loại nặng vào thực phẩm để có biện pháp phòng ngừa và kiểm
soát.
Tài liệu tham khảo
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2021), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn
ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, Hà Nội.
Nguyễn Thị Nga (2012), Xác định kim loại nặng trong thực phẩm bằng phương pháp
phổ khối lượng cao tần cảm ứng Plasma ICP-MS, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

You might also like