Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

1.

BÌA
2. MỤC LỤC
3. PHẦN MỞ ĐẦU
Sinh viên : Đỗ Thị Mai Hương
Lớp TCA02
1.Tính cấp thiết của đề tài

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải
có tài sản. Tài sản là tiền đề cần thiết không thể thiếu cho việc hình thành và
phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho
các nhà quản trị doanh nghiệp là phải sử dụng tài sản một cách có hiệu quả. Sử
dụng tài sản có hiệu quả có nghĩa là làm cho tài sản được đưa vào sử dụng hợp
lý để kiếm lợi cao nhất, đồng thời luôn tìm các nguồn tài trợ, tăng tài sản hiện có
để mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, đảm bảo mục tiêu mà các
doanh nghiệp đề ra. Quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp
khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường.

Trong thời kỳ kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay các doanh nghiệp đang
đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Doanh nghiệp có thể nắm bắt
được nhiều cơ hội tốt như vay từ các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài,
tiếp cận công nghệ hiện đại, trình độ tiên tiến…nhưng cũng phải đối mặt với
những thách thức không nhỏ như cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có
tiềm lực tài chính hùng mạnh, trang bị cơ sở vật chất và máy móc hiện đại. Vấn
đề đặt ra không chỉ là tồn tại mà còn phát triển. Phát triển trong sự cạnh tranh
gay gắt. Nhiều doanh nghiệp có thể tồn tại được song hiệu quả hoạt động kinh
doanh chưa cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do sự yếu
kém trong việc quản lý và sử dụng tài sản. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần có
biện pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản?

Trong thời gian vừa qua, ngoài những kết quả đã đạt được, công ty cổ phần công
nghệ Hợp Long vẫn còn bộc lộ một số hạn trong công tác quản lý tài sản như
một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao, hàng tồn kho nhiều,
khả năng thanh toán tức thời kém...Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả
sử dụng tài sản công ty Sông Đà” làm đề án của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản kinh doanh và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản kinh doanh của công ty Sông Đà

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án là hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Sông Đà

4. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi thời gian : Việc thu thập và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
Sông Đà được thực hiện trong 3 năm, từ năm 2019 đến năm 2021.
- Phạm vi không gian : Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
Sông Đà..
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cân đối: Phương pháp cân đối là phương pháp được sử dụng để xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu
nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới
dạng tổng hoặc hiệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp : Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn,
không phải do mình thu thập, đã được công bố nên không tốn thời gian, tiền bạc
trong quá trình thu thập và đó là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu của
đề tài.
- Phương pháp thống kê :
Phương pháp thống kê là việc sử dụng, thu thập, hệ thống hóa, xử lý các số liệu
thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài, độ tin cậy của
số liệu thống kê và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh
giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

6. Kết cấu đề tài


Ngoài phần giới thiệu vấn đề nghiên cứu và kết luận, đề tài được thiết kế với kết
cấu gồm có ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Sông Đà
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Sông Đà
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Sông
Đà
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA
CÔNG TY SÔNG ĐÀ
1.1.Tổng quan về tài sản của Doanh Nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài sản của Doanh Nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình,
gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích kinh kế tương lai cho doanh nghiệp đó
(Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2012)

1.1.2. Đặc điểm tài sản Doanh Nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp có thể bao gồm: tiền mặt, chứng khoán, trụ sở, nhà xưởng,
công trình xây dựng, máy móc thiết bị, cửa hàng, kho tàng, hàng hoá, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật tư, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới khách
hàng...

1.1.3. Phân loại tài sản Doanh Nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn.

a.Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng ngắn trung bình tầm 12
tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và có giá trị sử dụng thấp,
thường được đưa vào để sản xuất, lưu thông cho các kế hoạch đầu tư ngắn hạn nhằm
mục đảm bảo được khả năng thanh toán, sinh lời, tránh lãng phí của tài sản sau các quá
trình luân chuyển.

- Tài sản ngắn hạn là tiền bao gồm: tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân
hàng, tiền đang được luân chuyển và các khoản tương đương có giá trị như tiền (vàng,
bạc, đá quý, kim khí quý).
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có kỳ hạn
thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng)
hoặc chứng khoán mua vào, bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác
không quá một năm
- Hàng tồn kho là Bao gồm toàn bộ hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các
kho, quầy hàng hoặc trong xưởng như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật
liệu bổ trợ, nhiên liệu, thành phẩm, sảm phẩm dở dang và bán thành phẩm, công cụ
dụng cụ...
- Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp : Là các khoản phải thu ngắn hạn
của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời
hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm
- Các tài sản ngắn hạn khác là những giá trị tài sản trong các khoản cầm cố, tạm ứng,
ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn.

b.Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng lâu dài trên 12 tháng và được
sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị lớn và hình thái
giá trị của tài sản ít khi thay đổi trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư
tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác.

- Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và sử dụng được trong nhiều chu kỳ sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (trên 1 năm), trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn
dần. Tài sản cố định được chia thành 2 loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định
vô hình

- Các khoản phải thu dài hạn là tài sản hợp pháp, lợi ích của doanh nghiệp, hiện đang
bị các đối tượng khác chiếm giữ và có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng, các khoản phải thu
dài hạn bao gồm: phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu dài hạn nội bộ, vốn kinh
doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu về cho vay các khoản phải thu dài hạn khác.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là những khoản đầu tư ra bên ngoài của doanh
nghiệp với thời gian thu hồi trong thời gian dài thường trên 1 năm, nhằm mục đích sinh
lời. Các khoản đầu tư đó là: đầu tư vào công ty con; đầu tư vào công ty liên kết, liên
doanh; các khoản đầu tư dài hạn khác và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn – dùng để
phản ánh tình hình biến động tăng, giảm, dự phòng giảm giá, tổn thất của các khoản
chứng khoán đầu tư dài hạn và tổn thất đầu tư dài hạn khác.
- Bất động sản đầu tư là các bất động sản do doanh nghiệp nắm giữ hoặc sở hữu như là
nhà, đất đầu tư,… với mục đích sinh lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán. Lưu
ý rằng các bất động sản được sử dụng cho các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa
như là nhà xưởng phục vụ cho sản xuất sẽ được coi là tài sản cố định, không phải là bất
động sản đầu tư.
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh Nghiệp
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản Doanh Nghiệp
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mục tiêu sinh
lợi tối đa. Các doanh nghiệp đều cố gắng sao cho tài sản được đưa vào sử dụng hợp lý
để kiếm lợi cao nhất đồng thời luôn tìm các nguồn tài trợ, tăng TSCĐ hiện có để mở
rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, đảm bảo các mục tiêu mà doanh nghiệp
đề ra.

Như vậy, việc sử dụng tài sản có hiệu quả có nghĩa là với một số lượng tài sản nhất
định đưa vào hoạt động SXKD sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất và làm cho tài sản của
doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Trên thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng phần lớn đều cho rằng hiệu quả sử dụng tài
sản được thể hiện trên hai mặt đó là bảo toàn về mặt giá trị và phải đạt được những kết
quả theo mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản

a. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế
của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)= LNST/TTSBQ

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản, thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 12 nghiệp, chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao.

b. Số vòng quay của tài sản


Số vòng quay của tài sản = Tổng DTT/ Tổng TSBQ

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

a. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn

Tỷ suất sinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuế /Tài sản ngắn hạn bình quâN

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắn
hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử
dụng tài sản ngắn hạn là tốt

Trong đó, tài sản ngắn hạn bình quân được tính theo kỳ phân tích

. Tài sản ngắn hạn bình quân = TSNH đầu kỳ + TSNH cuối kỳ/2

b. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Tổng doanh thu thuần /Tài sản ngắn hạn bình
quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích TSNH quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt. Hay 1 đồng giá trị tài sản
ngắn hạn đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể
hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản
ngắn hạn vận động nhanh, là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận

c. Thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn

Thời gian 1 vòng quay của TSNH = Thời gian của kỳ phân tích/ Số vòng quay của
TSNH

Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của TSNH hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng
thấp, chứng tỏ các TSNH vận động nhanh, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận
của doanh nghiệp.

d. Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

Trong đó:
Hàng tồn kho bình quân = HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ/ 2

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho (HTK) quay
được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ HTK vận động không ngừng đó
là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

e.Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho

Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho = Thời gian của kỳ phân tích/ Số vòng quay của
HTK

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của HTK mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng
thấp, chứng tỏ HTK vận động nhanh.

f. Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuẩn/ Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu
vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị
chiếm dụng vốn.

g. Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian của kỳ phân tích /Vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết khi tiêu thụ thì bao lâu doanh nghiệp thu lại được tiền.Chỉ tiêu
này cũng cho biết khả năng thu hồi vốn thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp thông
qua các khoản phải thu và doanh thu thuần bình quân một ngày, từ đó xác định hiệu
quả các khoản phải thu cũng như chính sách tín dụng thực hiện đối với khách hàng của
doanh nghiệp.Nếu chỉ tiêu này thấp thì doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong khâu thanh
toán

1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
a. Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời của TSDH = Lợi nhuận sau thuế /TSDH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSDH bình quân sử dụng trong kỳ thì tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của
doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư
Trong đó:
Tài sản dài hạn bình quân = TSDH đầu kỳ + TSDH cuối kỳ /2
b. Vòng quay tài sản dài hạn
Vòng quay tài sản dài hạn= Doanh thu thuần / Tổng ts dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các tài sản dài hạn tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu, doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSDH. Chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ tài sản hoạt động tốt. Đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả
của hoạt động kinh doanh.
c. Tỷ suất sinh lời của tài sản đầu tư tài chính dài hạn
Tỷ suất sinh lời của TSĐTTCDH = Lợi nhuận hoạt động của ĐTTCDH/ Tài sản bq
của ĐTTCDH
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản cho hoạt
động đầu tư tài chính dài hạn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng
cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư dài hạn vào các
nội dụng cụ thể của doanh nghiệp.
*Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Chỉ số thanh toán hiện hành.
Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của TSNH hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.
Công thức tính : Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
+ Chỉ số thanh toán nhanh .
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính
thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán.
Chỉ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Tồn kho )/Nợ ngắn hạn
Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán nhanh thực sự của một doanh nghiệp, nó
được so sánh với các năm trước để thấy được sự tiến triển hay giảm sút của doanh
nghiệp trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của DN
1.3.1. Các nhân tố khách quan
a. Các nhân tố từ phía môi trường kinh doanh

Khi nền kinh tế có sự biến động như tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng… thì sẽ có
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng
tích cực sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đồng nghĩa với hiệu quả sử
dụng tài sản cao. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có những biện pháp điều chỉnh
kịp thời, đúng hướng sẽ làm cho vốn bị ứ đọng hoặc thất thoát dẫn tới không bảo
toàn được giá trị tài sản, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.

b. Những rủi ro bất thường


Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro bất
thường như: nợ khó đòi, khủng hoảng kinh tế, rủi ro về thiên nhiên như bão lụt,
động đất, hỏa hoạn…, dẫn đến việc hao hụt tài sản, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử
dụng tài sản của doanh nghiệp.
c.Sự biến động của thị trường
Những biến động về giá cả, số lượng, cung cầu… tác động đến kế hoạch sử
dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu thị trường đầu ra tăng thì việc tiêu
thụ sản phẩm sẽ nhanh chóng, doanh nghiệp sớm thu hồi được giá trị tài sản,
vòng quay tài sản sẽ nhanh còn nếu ngược lại. .
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
a. Ngành nghề kinh doanh
Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc thù riêng như: tính thời vụ, chu kỳ
SXKD… Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản của
doanh nghiệp. Tính chất ngành nghề thể hiện ở quy mô, cơ cấu tài sản sẽ tác động tới
tốc độ luân chuyển tài sản, phương thức thanh toán… và do vậy ảnh hưởng tới doanh
thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
b. Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động
Anh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu trình độ quản lý kém sẽ dẫn đến
việc thất thoát, hư hỏng tài sản trước thời hạn. Bên cạnh đó, tay nghề của người lao
động là nhân tố quyết định đến việc sử dụng tài sản tiết kiệm hay lãng phí, quyết định
đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY
SÔNG ĐÀ
2.1 Khái quát chung về Công ty Sông Đà
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Sông Đà
a. Gioi thiệu về công ty Sông Đà
 Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1961
(Quyết định số 214/TTg ngày 01/6/1961 của Phủ Thủ tướng về việc thành lập Ban chỉ
huy Công trường thuỷ điện Thác Bà). 
     Ngày 26/3/2018, Tổng công ty Sông Đà đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu
chính thức chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty nhà nước sang mô hình Tổng công ty
cổ phần; Tiếp tục kế thừa gần 60 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty tiếp
tục tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các nhà máy điện, cơ sở
hạ tầng, giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình dân dụng; chế tạo và cung cấp
nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng; công nghệ xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ - CTCP
Tên giao dịch quốc tế: SONG DA CORPORATION JSC
Tên gọi tắt: SONGDA   -  Viết tắt: SDC  -  Mã Chứng khoán: SJG
Địa chỉ trụ sở chính: Tòa nhà Sông Đà - đường Phạm Hùng - phường Mỹ Đình 1 -
Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: (+84).024.3 8541164       Fax: (+84).024.3 8541161
Website: www.songda.vn                 Email: banbientap@songda.vn
b. Quá trình hình thành phát triển

 Ban chỉ huy Công trình thủy điện Thác Bà (thành lập 1/6/1961)
 Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà (từ 11/10/1979)
 Tổng công ty xây dựng Sông Đà (từ 11/3/2002)
 Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, còn gọi là Tập đoàn Sông Đà (từ
12/1/2010)
 Tổng công ty Sông Đà (từ 24/10/2012)
 Tổng công ty Sông Đà từng là Công ty Mẹ trong Tập đoàn Công nghiệp Xây
dựng Việt Nam (VNIC). VNIC là một trong 13 Tập đoàn kinh tế nhà nước do
Chính phủ Việt Nam làm chủ sở hữu, giải thể vào tháng 10 năm 2012.
 Sự ra đời của Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) trên cơ sở sáu
(06) Tổng công ty mạnh trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng gồm: Tổng công
ty Sông Đà làm nòng cốt, cùng 5 thành viên Tổng công ty Lắp máy Việt
Nam (Lilama), Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng (Licogi), Tổng
công ty Đầu tư – Phát triển Xây dựng (DIC), Tổng công ty Cơ khí Xây dựng
(Coma) và Tổng công ty Sông Hồng, đánh dấu một bước phát triển mới, một sự
kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực xây lắp ở Việt Nam. Tập đoàn
trong 6 tháng đầu năm đạt 31.533 tỷ đồng với lợi nhuận trên 1.278 tỷ đồng. Khối
xây lắp đã cơ bản hoàn thành mục tiêu tiến độ, đảm bảo chất lượng các công
trình trọng điểm như: Thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, Xêkaman 3, Nậm Chiến, Bản
Chát; Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhơn Trạch 2… [7]
c. Sơ đồ tổ chức

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty Sông Đà

(Nguồn: Công ty Sông Đà)


2.1.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Sông Đà

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2019-2021 của Công Ty Sông Đà
Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 31/12/202 Chênh lệch 2019-2020 Chênh lệch 2020-
1 2021
Số tuyệt Số tương Số tuyệt Số
dối đối (%) đối tương
đối(%)

1.Doanh 7,347,987 6,261,422 6,300,182 -1,086,565 -14,78 38,760 0,61


thu thuần

2.Lợi 400,634 258,176 714,327 -142,458 -35,55 456,151 176,68


nhuận
trước thuế

3.Lợi 321,479 178,736 589,326 -142,743 -44,40 410,590 229,71


nhuận sau
thuế

( Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2019-2021 của công ty Sông Đà )
NHẬN XÉT :
Doanh thu 2019-2020 có xu hướng giảm dần , cụ thể là năm 2019 tổng DTT là
7,347,987 trđ , nhưng đến năm 2020 giảm còn 6,261,422 trđ tương đương giảm
14,78% . Năm 2021 có sự tăng nhẹ , DTT đạt 6,300,182 trđ . Theo đó lợi nhuận trước
thuế cũng có sự biến động, năm 2021 LNTT tăng 176,68% so với năm 2020 và LNST
năm 2021 tăng 229,71 % so với 2020
2.1.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Sông Đà
a. Cơ cấu tài sản của Công ty Sông Đà
Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản của công ty Sông Đà ( bảng đầy đủ ở excel )

Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021


Gía trị Tỷ Gía trị Tỷ Gía trị Tỷ
(đồng) trọng( (đồng) trọng (đồng) trọng
%) (%) (%)
A – TÀI 12,931,2 46,19 12,239,02 46,95 10,537,6 43,12
SẢN 91 3 70
NGẮN
HẠN

I. Tiền và 466,948 1,66 380,352 1,45 472,726 1,93


các khoản
tương
đương
tiền
II. Đầu tư 252,428 0,90 168,013 0,64 74,965 0,30
tài chính
ngán hạn
III.Các 8,984,19 32,10 8,809,223 33,81 7,444,89 30,46
khoản 6 7
phải thu
ngắn hạn
IV. Hàng 3,005,77 10,74 2,687,961 10,31 2,334,04 9,55
tồn kho 9 1

V. Tài sản 221,941 0,79 193,473 0,74 211,040 0,86


ngắn hạn
khác
B. TÀI 15,051,6 53,81 13,814,88 53,05 13,899,4 56,88
SẢN DÀI 34 0 40
HẠN

I.Các 1,130,44 4,03 1,035,053 3,97 1,299,53 5,31


khoản 8 5
phải thu
dài hạn
II. Tài sản 9,495,39 33,93 9,532,939 36,58 8,896,80 36,40
cố định 5 3

III. Tài 774,716 2,76 192,300 0,73 131,872 0,53


sản dở
dang dài
hạn
IV. Các 3,178,20 11,36 2,719,528 10,43 3,288,08 13,45
khoản 8 0
đầu tư tài
chính dài
hạn
V. Tài sản 319,645 1,14 203,167 0,77 170,603 0,69
dài hạn
khác
VI . Lợi 153,222 0,54 131,892 0,50 112,548 0,46
thế
thương
mại
TỔNG 27,982,9 100 26,053,90 100 24,437,1 100
CỘNG 25 3 10
TÀI SẢN

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2019-2020 công ty Sông Đà )

Tổng tài sản từ năm 2019 đến năm 2021 có xu hướng giảm dần qua các năm.. Cụ thể
năm 2019, Công ty có giá trị tổng tài sản đạt 27,982,925 trđ. Sang năm 2020, tổng tài
sản giảm 6,89% tương đương 1,929,022 trđ ,đến năm 2021 tiếp tục giảm 1,616,793 trđ
tương ứng 6,20% đưa mức tổng tài sản trong năm 2021 xuống còn 24,437,110trđ

+,Về quy mô tổng tài sản của công ty Sông Đà năm 2020 so với năm 2019 giảm
1,929,022trd trong đó TSNH giảm 692,268 trđ , TSDH giảm 1,236,754trđ . Tổng tài
sản của công ty Sông Đà năm 2020 giảm so với năm 2019 là do TSNH giảm và TSDH
giảm nhưng tốc độ giảm của TSDH nhiều hơn so với mức giảm của TSNH.

+Về quy mô TTS của công ty Sông Đà năm 2021 so với năm 2020 giảm trong đó
TSNH giảm 1,701,353 trđ , TSDH tăng 84,560 trđ .TTS của công ty Sông Đà năm 2021
giảm so với năm 2020 là do TSNH giảm và TSDH tăng , nhưng tốc độ giảm của
TSNH nhiều hơn so với mức tăng của TSDH.

+, Về cơ cấu TTS của công ty Sông Đà:

- năm 2019 TSDH chiếm tỷ trọng (53,81%) , TSNH chiếm tỷ trọng ( 46,19%)
- năm 2020 TSDH chiếm tỷ trọng ( 53,05%) , TSNH chiếm tỷ trọng ( 46,95%)
- năm 2021 TSDH chiếm tỷ trọng ( 56,88% ), TSNH chiếm tỷ trọng ( 43,12%)
Trong đó :
- 2019-2020 tỷ trọng TSDH giảm 0,76% từ 53,81 % xuống 53,05%
- 2020-2021 tỷ trọng TSDH tăng 3,83% từ 53,05% lên 56,88%.

- 2019-2021 tỷ trọng TSNH tăng 0,76% từ 46,19% lên 46,95% .

- 2020 - 2021 tỷ trọng TSNH giảm từ 46,95% xuống 43,12%

 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển tăng tài sản dài hạn và
giảm tài sản ngắn hạn.
 Tài sản dài hạn tăng cho thấy doanh nghiệp hoạt động ổn định, những khoản đầu tư
vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản
đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo, phản ánh sự chủ động
định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.

2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Sông Đà
2.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp

Bảng2.3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty Sông Đà

Chi tiêu Đơn vị 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021


D1. Doanh thu Triệu 7,347,987 6,261,422 6,300,182
thuần đồng
L2. Lợi nhuận sau Triệu 321,479 178,736 589,326
thuế đồng
3.Tổng tài sản bình Triệu 28,335,346 27,018,414 25,245,506
quân đồng
4.Vòng quay toàn vòng 0,26 0,23 0,25
bộ tài sản
5.Tỷ suất sinh lời % 0,01 6,61 0,02
của tài sản (ROA)

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2019-2021 của Công ty Sông Đà )
Qua bảng 2.3 ta thấy, cùng với một triệu đồng tài sản nhưng năm 2021 tạo ra 0,25 triệu
đồng doanh thu , năm 2019 và 2020 lần lượt là 0,26 trđ và 0,23 trđ .Như vậy là tình
hình khai thác tài sản giảm đi so với năm 2019 . Trong khi đó hệ số tỷ suất sinh lợi tài
sản (ROA) của công ty trong 3 năm qua có sự biến động từ 0,01% tăng lên 6,61%, đến
năm 2021 lại giảm xuống 0,02 %. Như vậy là hiệu quả sử dụng tài sản có biến động
tăng giảm thất thường.
7

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Biểu đồ 2.1 Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA)


2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
a.Cơ cấu tài sản ngắn hạn
Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Sông Đà
Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021
Gía trị (trđ Tỷ Gía trị (trđ Tỷ trọng(%) Gía trị (trđ Tỷ trọng(%)
đồng) trọng(%) đồng) đồng)

A – TÀI 12,931,29 100 12,239,023 100 10,537,670 100


SẢN NGẮN 1
HẠN

I. Tiền và 466,948 3,61 380,352 3,10 472,726 4,48


các khoản
tương đương
tiền
II. Đầu tư 252,428 1,95 168,013 1,37 74,965 0,71
tài chính
ngán hạn
III.Các 8,984,196 69,47 8,809,223 71,97 7,444,897 70,65
khoản phải
thu ngắn
hạn
1. Phải thu 4,438,279 49,40 4,023,893 45,67 3,396,822 45,62
ngắn hạn của
khách hàng
2. Trả trước 495,929 5,52 427,494 4,85 355,730 4,77
cho người
bán
3. Các khoản 1,328,560 14,47 1,567,898 17,79 1,328,560 17,84
phải thu ngắn
hạn khác
4.Phải thu về 3,001,450 33,40 3,183,735 36,14 2,687,662 36,10
cho vay ngắn
hạn
5. Dự phòng -475,444 -5,29 -408,235 -4,63 -333,709 -4,50
phải thu ngắn
hạn khó đòi
5.Tài sản 10,628 0,11 14,437 0,16 9,829 0,13
thiếu chờ xử

IV. Hàng tồn 3,005,779 23,24 2,687,961 21,91 2,334,041 22,14
kho

1. Hàng tồn 3,007,421 100,05 2,687,961 100 2,334,185 100.01


kho

2. Dự phòng -1,642 -0,05 0 0 -144 0.01


giảm giá
hàng tồn kho
V. Tài sản 221,941 1,71 193,473 1,58 211,040 2,00
ngắn hạn
khác
1.Chi phí 86,767 39,09 63,731 32,94 62,507 29,62
trả trước
ngắn hạn

2.Thuế 125,501 56,54 123,056 63,60 145,936 69,15


GTGT
được khấu
trừ
3.Thuế và 9,672 4,35 6,687 3,46 2,597 1,23
các khoản
khác phải
thu của nhà
nước

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2019-2020 của công ty Sông Đà )
Từ bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Sông Đà ta thấy :
- Tiền và các khoản tương đương của Công ty có sự biến động nhất định, năm 2019
là 466,948 triệu đồng, đến năm 2020 giảm xuống 380,352 triệu đồng nhưng đến
năm 2020 lại tăng lên 472,726 triệu đồng .
- Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm rõ rệt qua các năm , cụ thể năm 2019 ở mức 252,428
triệu đồng , nhưng đến năm 2020 chỉ còn 168,013triệu đồng . Đặc biệt năm 2021 giảm
xuống còn 74,965 triệu đồng tương ứng với 55,38% .
- Các khoản phải thu có xu hướng giảm nhẹ, năm 2019 các khoản phải thu 8,984,196
triệu đồng năm 2019 , nhưng đến năm 2020 giảm xuống còn 8,809,223 triệu đồng , đặc
biệt đến năm 2021 các khoản phải thu chỉ còn7,444,897 triệu đồng tương đương giảm
1,32%

- Hàng tồn kho có xu hướng tăng giảm không rõ rệt, ở mức 3,005,779
triệu đồng năm 2019 chiếm 23,24% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, năm 2020 đã giảm
xuống 2,687,961 triệu đồng mức tương ứng chiếm 21,91% , đến năm 2020 giảm xuống
2,334,041 triệu đồng tương ứng chiếm 22,14% Như vậy công tác quản lý tồn kho đã
tốt hơn, công ty đã chú trọng việc giảm tồn kho và tích cực bán hàng. Tài sản ngắn hạn
khác cũng có sự biến động.

b. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn


.Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, có ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản. Vì vậy cần tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng
tài sản ngắn hạn

Bảng 2.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH tại công ty Sông Đà

Chi tiêu Đơn vị 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021


Doanh thu triệu đồng 7,347,987 6,261,422 6,300,182
thuần
Lợi nhuận sau triệu đồng 321,479 178,736 589,326
thuế
Giá vốn hàng bán triệu đồng 5,321,688 4,603,115 4,635,306
TSNH bình quân triệu đồng 13,093,989 12,585,157 11,388,346
trong kỳ
Hệ số sinh lời % 0,02 0,01 0,05
TSNH
Vòng quay tài sản vòng 0,56 0,50 0,55
ngắn hạn
Số ngày 1 vòng ngày 642 720 655
quay TSNH
Hàng tồn kho triệu đồng 2,932,401 2,846,870 2,511,001
bình quân
Vòng quay hàng vòng 1,81 1,61 1,84
tồn kho
Số ngày của 1 ngày 199 224 196
vòng quay hàng
tồn kho
Các khoản phải triệu đồng 9,007,642 8,896,709 8,127,060
thu bình quân
Vòng quay khoản vòng 0,81 0,73 0,77
phải thu
Kỳ thu tiền bình ngày 444 493 467
quân
Nợ ngắn hạn triệu đồng 12,560,551 12,173,642 10,381,592
Chỉ số thanh toán Lần 1,02 1,00 1,01
hiện hành
Chỉ số thanh toán Lần 0,79 0,78 0,79
nhanh

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2019-2020 của công ty Sông Đà )

* Hệ số sinh lợi TSNH. Nhìn vào bảng trên cho thấy, hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn có
sự biến động từ mức 0,02% năm 2019 xuống 0,01% năm 2020 và tăng lên 0,05% năm
2021. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty còn thấp và không ổn
định.

0.06

0.05

0.04

0.03

0.02

0.01

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Biểu dồ 2.2. Hệ số sinh lời của TSNH

* Vòng quay TSNH. Vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty biến động trong ba năm.
Năm 2019 , 2020 , 2021 lần lượt là 0,56 ; 0,50 ; 0,55 vòng. Điều đó chứng tỏ công ty
chưa khai thác tối đa và tăng cường sản xuất.

* Số ngày 1 vòng quay TSNH. Số ngày một vòng quay tài sản ngắn hạn biến động
trong ba năm như vậy tài sản chưa được khai thác tốt, thời gian quay vòng dài.
* Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho.

- Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết số lần hàng hóa trong kho được bán
ra trong kỳ kế toán. Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm 2019 số vòng quay hàng tồn
kho là 1,81 vòng, năm 2020 giảm xuống 1,61 vòng đến năm 2015 tiếp tục tăng lên 1,84
vòng, nguyên nhân là lượng hàng tồn kho năm 2020 đã giảm 317,461 so với năm
2019. Sau đó đến năm 2021 đã giảm xuống mức 2,334,041 triệu đồng so với
2,687,961 triệu đồng năm 2020, nhưng giá vốn hàng bán năm 2021 tăng thêm khoảng
32,191 so với năm 2020

- Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho
tỷ lệ nghịch với số vòng quay hàng tồn kho. Vì vậy năm 2020 số ngày để hàng tồn kho
quay được một vòng là cao nhất (224 ngày), trong khi năm 2019 là 199 ngày và năm
2021 là 196 ngày.

* Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này cho biết khi tiêu thụ thì bao lâu doanh nghiệp
thu lại được tiền. Trong 3 năm từ năm 2019 đến năm 2021 chỉ tiêu này có xu hướng
biến động mạnh. Năm 2019 công ty cần 444 ngày thu lại được tiền sau khi tiêu hàng
hóa, thì đến năm 2020 tăng lên 493 ngày nhưng đến năm 2021 lại giảm xuống còn 467
ngày. Điều đó chứng tỏ doanh công tác thu tiền năm 2019 là tốt nhất. Qua đó ta thấy
được doanh nghiệp bị ứ đọng khá nhiều trong khâu thanh toán

* Chỉ số thanh toán hiện hành: Theo số liệu ở bảng trên ta thấy chỉ số thanh toán hiện
hành có sự biến động nhẹ , năm 2019 là 1,02 đến năm 2020 giảm xuống 1,00 và đến
năm 2021 tăng nhẹ lên 1,01 . Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của
công ty cao nhất vào năm 2019 . Khi đó vào năm 2019 có 1,02 đồng tài sản ngắn hạn
sẽ đảm bảo thanh toán cho một đồng nợ, từ đó ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp chưa được tốt và cần cải thiện thêm

* Chỉ số thanh toán nhanh: Theo số liệu ở bảng trên ta thấy chỉ số thanh toán nhanh có
sự gần như không có biến động, năm 2019 là 0,79 đến năm 2020 giảm xuống 0,78 và
đến năm 2021 đã về mức ban đầu 0,79

2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn


* Cơ cấu tài sản dài hạn
Bảng 2.6 : Cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty Sông Đà
Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 31/21/20
21
Gía trị Tỷ Gía trị (trđ Tỷ Gía trị
(trđ trọng( đồng) trọng (trđ
Tỷ
đồng) %) (%) đồng)
trọng(%)
B. TÀI 15,051,6 100 13,814,88 100 13,899,4 100
SẢN DÀI 34 0 40
HẠN

I.Các 1,130,44 7,51 1,035,053 7,49 1,299,53 9,34


khoản 8 5
phải thu
dài hạn
1.Phải 453,838 40,14 440,039 42,51 733,910 56,47
thu dài
hạn của
khách
hàng
2.Phải 610,402 53,99 587,989 56,80 558,841 43,00
thu về
cho vay
dài hạn
3.Phải 66,208 5,85 7,025 0,67 6,785 0,52
thu dài
hạn khác
II. Tài 9,495,39 63,08 9,532,939 69 8,896,80 64
sản cố 5 3
định

1.Tài sản 9,431,83 99,33 9,476,472 99,40 8,822,30 99,16


cố định 3 2
hữu hình
2.Tài sản 52,134 0,54 47,809 0,50 66,282 0,74
cố định
thuê tài
chính
3.Tài sản 11,428 0,13 8,658 0,09 8,218 0.09
cố định vô
hình
III. Tài 774,716 5,14 192,300 1,39 131,872 0,94
sản dở
dang dài
hạn
IV. Các 3,178,20 21,11 2,719,528 19,68 3,288,08 23,65
khoản
đầu tư tài 8 0
chính dài
hạn
1.Đầu tư 2,860,16 90 2,403,123 88,36 2,962,76 90,10
vào công 2 2
ty liên
kết liên
doanh
2.Đầu tư 352,990 11,10 354,953 12,72 350,672 10,70
góp vốn
vào đơn
vị khác
3.Dự -35,304 -1.10 -39,549 -1,45 -26,355 0,80
phòng
đầu tư tài
chính dài
hạn
V. Tài sản 319,645 2,12 203,167 1,47 170,603 1,22
dài hạn
khác
1.Chi phí 292,120 91,38 175,201 0,86 139,691 81,88
trả trước
dài hạn
2.Tài sản 5,336 1,66 6,962 0,03 6,677 3,91
thuế thu
nhập
hoãn lại
3.Tài sản 22,189 6,96 21,004 10,33 24,235 14,20
dài hạn
khác
VI .Lợi 153,222 1,01 131,892 0,95 112,548 0,80
thế
thương
mại
Từ bảng cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty Sông Đà ta thấy :
- Các khoản phải thu dài hạn có sự biến động nhẹ : năm 2019 tổng các khoản phải
thu dài hạn là 1,130,448 triệu đồng , năm 2020 giảm xuống còn 1,035,053 triệu
đồng , nhưng đến năm 2021 tăng lên 1,299,535 triệu đồng.
- Tài sản cố định chiếm 60% tổng TSDH , cụ thể năm 2019 ở mức 9,495,395 triệu
đồng , năm 2020 tăng nhẹ lên mức 9,532,939 triệu đồng , đến năm 2020 TSCĐ
giảm xuống 8,896,803 triệu đồng

- Tài sản dở dang có sự biến động rõ rệt : năm 2019 giữ ở mức 774,716 triệu đồng ,
nhưng đến năm 2020 giảm xuống còn 193,200 triệu đồng tương đương tỷ trọng
giảm 3,75%

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng nhiều thứ 2 sau TSCĐ : năm
2019 tổng các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 3,178,208 triệu đồng , năm 2020
giảm xuống 2,719,528 tương đương tỷ trọng giảm 1,43% , đến năm 2020 tăng lên
3,288,080 triệu đồng
- Tài sản dài hạn khác và lợi thế thương mại chiếm tỷ 1 phần nhỏ ở Tổng TSHD . Cụ
thể tổng tài sản dài hạn thay đổi qua 3 năm 2019 ,2020,2021 lần lượt là
319,645trđ , 203,167 trđ , 170,603trđ . Năm 2021 giảm gần 50% so với năm 2019 ,
ta thấy được sự biến động khá mạnh
- Lợi thé thương mại qua 3 năm 2019 ,2020,2021 gần như không có sự thay đổi
nhiều.

* Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Bảng 2.7 : Hiệu quả sử dụng TSDH của Công ty Sông Đà 2019-2021

Chi tiêu Đơn vị Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Doanh thu Triệu 7,347,987 6,261,422 6,300,182
thuần đồng
Lợi nhuận sau Triệu 321,479 178,736 589,326
thuế đồng
TSDH bình Triệu 15,241,358 14,433,257 13,857,160
quân đồng
Vòng quay vòng 0,48 0,43 0,45
TSDH
Hệ số sinh lời % 0,02 0,01 0,04
của tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2019-2020 của Công ty Sông Đà)

* Vòng quay TSDH. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH được sử dụng thì tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này thay đổi
không đáng kể . Năm 2019, TSDH bình quân tăng cùng với sự giảm doanh thu đã làm
cho vòng quay tài sản giảm từ 0,48 xuống 0,43 năm 2020 . Năm 2021 so với 2020 ,
TSDH bình quân tăng và doanh thu tăng làm vòng quay tài sản tăng từ 0,43 lên 0,45

* Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH sử dụng bình
quân trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có xu hướng
giảm sau đó lại tăng, cụ thể năm 2019 cứ 100 đồng tài sản dài hạn thì tạo ra 0,02 đồng
lợi nhuận, đến năm 2020 giảm xuống 0,01 đồng nhưng đến năm 2021 lại tăng lên 0,04
đồng
HỆ SỐ SINH LỢI TSDH
0.045
0.04
0.035
0.03
0.025
0.02
0.015
0.01
0.005
0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Biểu đồ 2.3 . Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Sông Đà
2.3.1. Những kết quả đạt được
Công ty Sông Đà là một công ty hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng và Bất động sản.
Trong những năm đầu thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về tài chính cũng
như kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên với sự nỗ lực của các nhân viên trong công ty
cũng như sự ham học hỏi của Ban lãnh đạo công ty, công ty đã ngày càng phát triển và
nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất.

Công ty đã bảo toàn được tài sản cố định khá tốt, chưa có tài sản cố định nào hư hỏng
trước thời hạn. Công tác bảo quản và sử dụng vật liệu cũng được thực hiện một cách
hợp lý thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như kiểm soát định mức tiêu hao.

Tổng tài sản của công ty năm 2019 là 27,982,925 triệu dồng, năm 2020 là 26,053,903
triệu đồng và năm 2021 24,437,110 triệu đồng. 3 năm gần đây có sự biến động nhẹ về
tổng tài sản . Doanh thu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhất là dịch bệnh nên lượng
hàng tiêu thụ giảm đáng kể . Tuy vậy , công ty đang chuyển đổi phương án cũng như
phương thức kinh doanh để có được kết quả tốt nhất .

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục


Thứ nhất, hiệu quả sử dụng tài sản biến động thất thường. Qua việc phân tích các số
liệu về tình hình sử dụng tài sản của công ty trong thời gian qua cho thấy nhìn chung
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đều duy trì ở mức không ổn
định, có tăng có giảm. Điều đó chứng tỏ công ty đang tăng cường khai thác tài sản
nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Thứ hai, các khoản phải thu và hàng tồn kho lớn, gây áp lực lên vốn bị ứ đọng, chi phí
bảo quản, bảo dưỡng hàng tồn kho.

Thứ ba, Công tác quản lý tài sản chưa tốt, năng lực của cán bộ, nhân viên quản lý tài
sản còn hạn chế. Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn hơn 60%. Vì vậy kinh nghiệm
quản lý và sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất cần được nâng cao và có hướng
dẫn, đào tạo thường xuyên.

Thứ tư , Công ty chưa tìm kiếm và tiếp xúc được nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế


Nguyên nhân khách quan:
+ Sự biến động của giá nguyên vật liệu và tỷ giá hối đoái. Tình hình biến động giá cả
nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng trên thị trường thế giới và trong nước ảnh
hưởng rất lớn tới tính ổn định của thị trường xây dựng trong nước.
+. Trong giai đoạn vừa qua thị trường tài chính cũng biến động mạnh làm ảnh hưởng
tới hoạt động của Công ty. Các biến động về lạm phát, chính sách tiền tệ, lãi suất đã
ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí đầu vào (chi phí lãi vay), khả năng tiếp cận nguồn vốn
rẻ của Công ty. Việc các ngân hàng hạn chế cho vay vốn đầu tư xây dựng công trình và
bất động sản làm cho các Công ty thực hiện dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn, thiếu
vốn dẫn đến hoạt động đầu tư, dự án bị đình trệ, giảm khả năng thu hồi vốn cho doanh
nghiệp.

 Nguyên nhân chủ quan:

+ Do trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong công ty còn yếu kém làm
ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

+ Công ty còn dè dặt trong vấn đề vay vốn ngân hàng, cũng như huy động vốn từ
những nguồn vốn nhàn rỗi khác trong và ngoài doanh nghiệp.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI
SẢN CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ

3.1. Một số giải pháp cho Công ty Sông Đà


3.1.1 . Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH của công ty, vì vậy quản lý các
khoản phải thu là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty.
+ Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng : Mặc dù tín dụng thương mại tác động
đến doanh thu bán hàng. Do được trả chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của
doanh nghiệp từ đó sẽ làm cho doanh thu tăng. Nhưng cần phải so sánh giữa thu nhập
và chi phí tăng thêm thì phần nào lớn hơn chính vì thế mà phải phân tích khả năng tín
dụng của khách hàng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu
chuẩn tối thiểu của doanh nghiệp thì tín dụng thương mại sẽ được cấp
+ Quản lý các khoản phải thu :
-Thứ nhất để quản lý các khoản phải thu thì Công ty phải dựa vào năng lực trả nợ của
các khách hàng, phải phân loại khách hàng theo năng lực trả nợ của bản thân khách
hàng, theo mối quan hệ làm ăn lâu dài trong các năm qua (khách hàng quen)
-Thứ hai phải phân loại các khoản phải thu theo thời gian.
- Thứ ba sự tín nhiệm đối với sự bảo lãnh của bên thứ ba.
3.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

a. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ

Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực
sản xuất của công ty. Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn đầu tư dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình
tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề
quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng. Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch
hoá đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ
phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất của công ty, sẽ tạo điều kiện cho công ty chủ động huy
động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động đó

b. Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ
Việc tăng cường công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng, đổi mới công nghệ TSCĐ là
một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được
liên tục, năng suất lao động sẽ được nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm và
như vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh trên thị
trường

c. Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến

Điều này sẽ giúp công ty:

- Tránh việc ứ đọng vốn, thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra.

- Tạo điều kiện để mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao được năng lực sản
xuất.

3.2. Một số kiến nghị với Bộ (chủ quản)


- Hoàn thiện chính sách tín dụng: lãi suất ngân hàng còn nhiều bất hợp lý, hàng lang
pháp chế còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Các chính sách tín dụng cần được sửa đổi đảm bảo tăng trưởng bền vững cho các ngân
hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn

- Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp

+ Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực
kinh tế, để tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn

+ Tập trung vào tháo gỡ các rào cản hành chính của doanh nghiệp, điều này sẽ góp
phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao
năng lực cạnh tranh.

+ Đưa ra các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các định hướng
phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam gia nhập

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp muốn
nâng cao năng lực cạnh tranh, thiết lập vị thế trên thị trường đòi hỏi phải nỗ lực trong
mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng tài sản. Để hòa nhập với xu thế phát
triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý và sử dụng tài sản không ngừng được đổi
mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung.

Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng tài sản tại Công ty Sông Đà chưa đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Hiệu quả sử dụng tài sản còn thấp, biến động thất thường do còn
nhiều hạn chế như các khoản phải thu và hàng tồn kho lớn, công tác quản lý tài sản
chưa tối ưu, vấn đề về nguồn nhân lực,… gây ứ đọng vốn, tăng chi phí, giảm hiệu quả
sử dụng tài sản dẫn tới giảm lợi nhuận của Công ty.. Với tầm vai trò của tài sản trong
hoạt động kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản là điều có ý nghĩa quan trọng.

Với đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Sông Đà”, em đã vận
dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng tài sản tại Công
ty Sông Đà. Đề án đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng tài sản tại Công ty, phân tích
những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây
ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Trên cơ sở đó đưa ra
một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty. Hy
vọng khi áp dụng những giải pháp này hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty sẽ tăng,
góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.

You might also like