Thuc Tap Dia Chat Cong Trinh

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

KẾ HOẠCH THỰC TẬP MÔN HỌC

ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Thứ Ngày Thời gian Công việc


2 28/3 13h30 BC chuyên đề
3 29/3 6h30 Đi Hòa Bình
4 30/3 Viết báo cáo tại nhà
5 31/3 Viết báo cáo tại nhà
6 01/4 7h30 Bảo vệ thực tập
7 02/4

(Lưu ý: Phòng học của buổi báo cáo chuyên đề, và bảo vệ thực tập sẽ được
thông báo sau. Ai không đi buổi báo cáo chuyên đề và đi Hòa Bình sẽ không
được bảo vệ thực tập)

CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TÌM HIỂU TẠI HÒA BÌNH

I. Một số khái niệm và nội dung tìm hiểu trước khi đi lộ trình (Học
phần này nhé anh em)
 Lộ trình khảo sát? Điểm lộ khảo sát? Tuổi đất đá và cách xác định tuổi
của đất đá.
 Các loại đá, các yếu tố thế nằm của đá, nguồn gốc hình thành đất, các
tầng nước và cách thức đi khảo sát.
 Hiện tượng phong hóa đất đá, dịch chuyển đất đá trên bờ dốc, hoạt động
địa chất của sông, hiện tượng karst và chuyển động kiến tạo.

II. Các nội dung cơ bản theo các tuyến lộ trình tại Hòa Bình

1. Điểm lộ 1: Bên phải QL6 hướng đi Hòa Bình, tại km 44+200.


Mục đích
- Quan sát, mô tả và đánh giá sơ bộ một số đặc điểm đá trầm tích hóa học,
(đá vôi tuổi T2)
- Đánh giá khả năng sử dụng đá vôi làm VLXD
- Quan sát mặt trượt của đứt gãy kiến tạo, mô tả đặc điểm, xác định các yếu
tố thế nằm của mặt trượt đứt gãy.
- Quan sát và phân tích đặc điểm một số hình thái của hiện tượng karst.
- Đánh giá ảnh hưởng của đá, hiện tượng karst và đứt gãy kiến tạo đối với
xây dựng.
2. Điểm lộ 2: Bên trái QL6 hướng đi Hòa Bình, tại km50+300
Mục đích
- Quan sát, mô tả và đánh giá sơ bộ một số đặc điểm các lớp đá trầm tích cơ
học và đá sét than (tuổi T3).
- Xác định các yếu tố thế nằm và biểu diễn thế nằm của các lớp đá.
- Phân tích ảnh hưởng thế nằm của các lớp đá đến sự ổn định bờ dốc.
- Ảnh hưởng đối với xây dựng của các lớp đá trầm tích sét than, ý nghĩa của
các lớp đá sét than trong nghiên cứu địa chất khu vực.
- Quan sát vỏ phong hóa đất đá, nghiên cứu hiện tượng phong hóa,
- Mô tả, nghiên cứu nếp uốn kiến tạo trên đá trầm tích sét than, các yếu tố
của nếp uốn.
- Ảnh hưởng của hoạt dộng uốn nếp đến xây dựng công trình

3. Điểm quan sát hoạt động địa chất của sông Đà: Bên phải QL6 hướng đi
Hòa Bình tại km69+200
Mục đích
- Quan sát một số dấu hiệu hoạt động địa chất của sông Đà
- Quan sát bãi bồi, phân this khả năng chứa nước trong các lớp cát ở bãi
bồi(dự báo tầng nước ngầm)
- Quan sát và phân tích đặc điểm một số dạng địa hình địa mạo khu vực bờ
trái sông Đà
- Đánh giá ảnh hướng hoạt động địa chất của sông Đà và của địa hình địa
mạo đối với xây dựng.

4. Điểm lộ 3: Tại bên phải đường đi chợ Bờ, cách ngã ba Chăm theo hướng đi
chợ Bờ 0.9km
Mục đích
- Quan sát, mô tả và đánh giá sơ bộ một số đặc điểm đá magma phun trào
bazan (tuổi P2), phân biệt với các đặc điểm của đá vôi, đá trầm tích cơ học
đã gặp;
- Phân tích đặc điểm khác nhau giữa khối đá và mẫu đá trong xây dựng;
- Đánh giá khả năng sử dụng đá làm VLXD, làm nền công trình hay làm môi
trường xây dựng công trình.

5. Điểm lộ 4: Tại bên phải đường đi chợ Bờ, cách ngã ba Chăm theo hướng đi
chợ Bờ 3,5km
Mục đích
- Quan sát, mô tả và đánh giá sơ bộ một số đặc điểm các đá trầm tích cơ học
(tuổi T1), phân biệt sự khác nhau với các đá trầm tích cơ học tại điểm lộ 1
trên lộ trình 1.
- Phân tích ảnh hưởng thế nằm của các lớp đá đến sự ổn định bờ dốc
- Quan sát một số loại đất có nguồn gốc sườn tích và lũ tích.

III. Một số nội dung cần quan tâm khi thăm quan nhà máy thủy điện
Hòa Bình và động Tiên Phi.
- Tìm hiểu phương pháp đào hầm, cách thi công vỏ hầm, chống thấm cho
hầm.
- Tìm hiểu kết cấu của đập thủy điện Hòa Bình, chống thấm cho đập, biện
pháp thi công đắp đập.
- Quan sát các tường chống trượt, tường chắn và biện pháp phun xi măng
trên bề mặt đá để chống trượt bờ dốc
- Quan sát một số loại đất đá đã được làm quen trong lộ trình có mặt trên
đường lên thủy điện và bên bờ trái sông Đà.
- Tự quan sát và tìm hiểu hình thái và điều kiện phát sinh phát triển karst.
- Đánh giá ảnh hưởng của karst đến một số công trình xây dựng và hiệu quả
áp dụng một số biện pháp xử lý karst trong xây dựng công trình.
- Liên hệ giữa chuyển động kiến tạo của Trái Đất với một số hiện tượng địa
chất động lực đang diễn ra trong khu vực ảnh hưởng tới công trình xây
dựng.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐI THỰC ĐỊA TẠI HÒA BÌNH

- Thời gian: 6h30 xe xuất phát tại trường, về tới Hà Nội khoảng 20h cùng
ngày. Xe nhà trường đã liên hệ sinh viên không được đi xe máy. Tổng
quãng đường cả đi lẫn về 240km. Khi đi phải mang theo thẻ sinh viên.
- Phân nhóm: Mỗi nhóm sẽ gồm 8-10 người danh sách cụ thể lớp mình như
sau:
 Nhóm 1: Từ Trịnh Việt Anh  Phạm Quốc Điệp ( Nhóm trưởng Trịnh
Việt Anh)
 Nhóm 2: Nguyễn Hữu Định  Lương Mạnh Hoàng (Nhóm trưởng
Lương Mạnh Hoàng)
 Nhóm 3: Chu Duy Hưng  Phạm Văn Ngọc (Nhóm Trưởng Chu Duy
Hưng)
 Nhóm 4: Nguyễn Văn Phương  Phạm Văn Thượng (Nhóm trưởng
Nguyễn Văn Phương)
 Nhóm 5: Lê Văn Tiên  Nguyễn Đình Vương (Nhóm trưởng Đỗ
Khánh Toàn).
- Chuẩn bị: Mỗi nhóm tự chuẩn bị: 15 túi nilon để đựng khoáng vật, mẫu
đá, 02 búa. Trang phục phù hợp với hoạt động ngoài trời, leo núi mũ, nón
tránh thời tiết xấu, ngoài ra còn có thuốc chống say xe, một vài túi nilon để
đựng sản phẩm say xe )
- Ngoài ra cần chú ý: Trước khi đi cần ăn sáng vì lộ trình dài, nghỉ trưa
muộn

Liên hệ:
Toàn: Yahoo: khanhtoan_90_nd (add luôn nha) hoặc 0988908308 (anh em
lưu hộ cái mới mất máy dùng số này)
Hưng: 0988865603
Một số thầy cô hướng dẫn:
Cô Minh: 0988778641 (BC chuyên đề)
Th Định: 0983973883 (Hd tại Hòa Bình)
Th Đức: 0913062574 (Hd tại Hòa Bình)

You might also like