Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Định nghĩa

Nội dung: là bao gồm những mặt, những yếu tố, quá trình tạo nên sự vật. Có nghĩa là những gì cấu tạo
nên sự vật đc gọi là nội dung của sự vật đó

Hình thức : phương thức tồn tại và phát triển của sự vật , là hệ thống các mối liên hệ tương đối giữa các
yếu tố của chúng

Ex: 1. Nội dung của chiếc xe hơi là 4 bánh cao su, chứa đc từ 4-6 người , sd nhiên liệu là xăng or dầu, tốc
độ chạy từ 30 đến 200km/h

Hình thức: các bộ phận làm từ thép, nhựa , cao su….động cơ đc phân bố ở phần trước xe , có nút đề ,
khởi động động cơ , có ghế lái và ghế ngồi đệm mút

2. Một tác phẩm nội dung là toàn bộ phần cuộc sống mà tp phản ánh , hình thức là kết cấu bút pháp thể
hiện( loại hình nghệ thuật , cách trình bày…)

3. Cái bàn học: toan bộ vật liệu gỗ định…là nội dung , hình thức là sự sắp xếp những nguyên liệu đó

4. Quá trình nhận thức thế giới quan được phản ánh vào bộ não đc gọi là nội dung . Tiếp thu những hình
ảnh đó ( khái niệm , phán đoán, suy luận ) đó là hình thức

MỐI QUAN hệ

-Bất kì sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có sự vật nào chỉ có nội
dung mà không có hình thức hoặc ngược lại là chỉ có hình thức mà không có nội dung. Do vậy nội
dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại và phát triển

- Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố,...Nhưng những mặt, những yếu tố này không
tách rời nhau, mà thống nhất, gắn kết với nhau. Như thế những mặt, những yếu tố.. vừa là chất liệu làm
nên nội dung, vừa tham gia vào các mối quan hệ tạo nên hình thức. Không có một hình thức nào không
chứa đựng nội dung và cũng không có nội dung nào không tồn tại trong hình thức( ko có nội dung nói
chung chỉ có nội dung cụ thể , ko có hình thức thuần túy mà chỉ có hình thức cụ thể của một nd nhất
định)

Giải thích: nd và ht là sự thống nhất của hai mặt đối lập , liên hệ tác động và chuyển hóa lẫn nhau . Nd và
ht cũng chỉ là sự phân biệt tương đối ,có ở mối liên hệ này là nd , ở mối liên hệ khác lại là hình thức

Ex: Lực lượng sản xuất là nd , quan hệ sx là ht( với tư cách là cơ sở hạ tầng thì nó lại là nd , kiến trúc
thượng tầng lại là ht )

-Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức. Ngược lại, cùng
một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau

Ex: Cùng là quá trình giáo dục đào tạo ( gồm đội ngũ giáo viên , người học, cơ sở trường học ,…) nhưng
có nhiều hình thức ( đó là cách tổ chức phân công việc dạy và học , hay sd giảng đường,…khác nhau )

Cùng một hình thức giảng dạy như nhau nhưng đc thực hiện trong những điều kiện, môi trường, khu
vực khác nhau với những kết quả khác nhau
Ex: Một cái bánh chưng chẳng hạn một cái bánh chưng (bao gồm gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lá dong, lạt
buộc…) có thể được gói theo hình vuông (miền Bắc), lá dong bọc ngoài, buộc chặt bằng lạt, cũng có thể
gói theo hình thức bánh tét (miền nam) hình tròn, dài cũng được gói bằng lá dong, buộc lạt (hình chiếc
giò).

Như chiếc bánh chưng chẳng hạn, có cái hình vuông nhưng bên trong có thể có thịt, với hạt tiêu, hành,
chút muối; hoặc có thể chỉ gói bằng đỗ xanh với đường…tức nội dung cũng khác nhau

-Tiếp theo là nội dung quyết định hình thức, hình thức tác động lại nội dung

Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung có vai trò quyết định đến hình thức.

Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất; nó có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi. Còn hình thức là mặt
tương đối bền vững; khuynh hướng chủ đạo của nó là ổn định.

Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung. Còn hình
thức cũng biến đổi, nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung.

Do vậy hình thức ấy sẽ trở nên lạc hậu so vs nội dung và kìm hãm nd phát triển , hình thức ấy sẽ phải
thay đổi cho phù hợp vs nội dung

Nội dung thay đổi sớm hay muộn thì hình thức cũng phải thay đổi theo

Ex: Phương thức sản xuất : Lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sx là hình thức xã hội của lực
lượng sx . Do vậy khi ll sx thay đổi thì quan hệ sx thđổi . LLSX vs tư cách là nội dung nên nó sẽ bắt đầu
biến đổi từ công cụ sản xuất( yếu tố lđ) . QHSX vs tư cách là hình thức , nó sẽ tĩnh lại , ổn định hơn , có
biến đổi nhưng chậm hơn -> mẫu thuẫn

EX :”Nội dung quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè, khi đó hình thức quan hệ giữa hai người
không có “giấy chứng nhận”. Khi anh A và chị B kết hôn, nội dung quan hệ đã thay đổi, thì hình thức
quan hệ buộc phải thay đổi khi hai người buộc phải có “giấy chứng nhận kết hôn”

Do nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối vs nhau , mặc dù bị quy định bởi nội dung nhưng
hình thức có tính độc lập tương đối so vs nội dung nên có thể tác động trở lại nội dung

Khi phù hợp, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Ngược lại, không phù hợp, sẽ kìm hãm
nội dung phát triển.

– Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật.

(Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững
của hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ
tương đối cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này, hình thức
không phù hợp với nội dung nữa.

Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình
thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển
sang trạng thái mới về chất)
Ex Trong có chế bao cấp ở nước ta trước đây, do quan hệ sản xuất chưa phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất nên không kích thích được tính tích cực củ người sản xuất, không phát huy được
năng lực sẵn có của lực lượn sản xuất của chúng ta.

Nhưng từ sau đổi mới, khi chúng ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất nước ta, do vậy tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển sản xuất =>
hình thức tác động ngược lại

Ý NGHĨA

_Không tách rời nội dung với hình thức.

Do nội dụng và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần chống lại
mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở đây cần chống lại hai thái cực sai lầm:

+ Hoặc là tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.

+ Hoặc là tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.

-EX Trong cuộc sống, chỉ biết đến rèn luyện nhân cách, tâm hồn mà không chú ý đến phương tiện vật
chất tối thiểu.

Trong cuộc sống chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con người.

You might also like