BT DNA Duyên Hải

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 67

Si03

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1. Tại sao có thể thu được các đoạn ADN có kích thước khác nhau khi thực
hiện quá trình điện di?
Trả lời
Các đoạn ADN tích điện âm nhờ khung phosphate của nó và vì thế khi được đặt
trong một điện trường, chúng sẽ dịch chuyển từ cực âm đến cực dương.  
Các phân tử ADN khác nhau về kích thước, điện tích, mức độ cuộn xoắn và dạng
phân tử (mạch thẳng hay mạch vòng) sẽ di chuyển qua hệ mạng của gel từ cực âm
sang cực dương với tốc độ di chuyển khác nhau. Phân đoạn ADN có kích thước
càng nhỏ thì có tốc độ di chuyển càng nhanh và ngược lại.
Vì vậy, chúng dần dần tách nhau ra trên trường điện di, qua đó người ta có thể
thu thập và phân tích được từng phân đoạn ADN hoặc gen riêng rẽ.
Câu 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các phân tử trong
một trong gel điện di?
Trả lời
Các phân tử âm hay dương trong một điện trường sẽ di chuyển trong gel với vận
tốc khác nhau nhờ vào sự khác nhau của:
 Lực điện trường tác động lên chúng (nếu các phân tử tích điện khác
nhau)
 Kích thước của phân tử so với kích thước của lỗ gel
 Hình dạng, độ cồng kềnh của phân tử
Câu 3. Có những kiểu điện di nào? Điểm khác biệt của các kiểu điện di này?
Trả lời
- Các kiểu điện di:
 Điện di trên gel agarose: khả năng phân tách gel 50bp – 20kb
 Điện di trên gel polyacrylamide : khả năng phân tách gel 5bp – 1kb
 Điện di trong trường xung (PFGE _ Pulse Field Gel Electrophonesic)
- Điểm khác biệt của các kiểu điện di này:
+ Điện di trên gel polyacrylamid có khả năng phân tách cao, nhưng khoảng kích
thước ADN có thể phân tích hẹp, thậm trí chỉ một cặp nucleotit duy nhất.
+ Còn gel agarose có hiệu quả phân tách thấp hơn đối với các phân đoạn ADN
kích thước nhỏ, nhưng rất hiệu quả khi phân tách các phân đoạn ADN kích thước
lớn tới hàng chục hoặc hàng trăm kb (1 kb = 1000 bp).

1
+ Đối với các phân đoạn ADN kích thước lớn, người ta có thể phân tách bằng
việc sử dụng phương pháp điện di xung trường (pulsed-field gel electrophoresis).
Phương pháp này sử dụng 2 cặp điện cực nằm chéo góc trên bản điện di. “Bật” và
“tắt” luân phiên 2 cặp điện cực sẽ làm cho các phân đoạn ADN lớn thay đổi chiều
di chuyển. Các phân đoạn ADN có kích thước càng lớn càng chậm hơn trong quá
trình thay đổi chiều di chuyển. Nhờ vậy, các phân đoạn có kích thước khác nhau sẽ
phân tách ra khỏi nhau trong quá trình di chuyển.
Câu 4. Tại sao cần phải cắt phân tử ADN thành các phân đoạn nhỏ trước khi tiến
hành điện di? Bằng cách nào có thể cắt phân tử ADN thành các đoạn nhỏ?
Trả lời
- Hầu hết các phân tử ADN trong tự nhiên đều lớn hơn nhiều so với kích thước
có thể thao tác và phân tích một cách thuận lợi trong phòng thí nghiệm. Trong các
tế bào, phần lớn các nhiễm sắc thể thường là một phân tử ADN dài chứa hàng trăm
thậm trí hàng nghìn gen khác nhau. Vì vậy, để có thể phân lập và phân tích từng
gen, người ta phải cắt các phân tử ADN kích thước lớn thành các phân đoạn nhỏ.
- Để cắt phân tử ADN thành các phân đoạn nhỏ được người ta thường dùng một
nhóm các enzym đặc biệt gọi là enzym giới hạn.
Enzyme giới hạn (restriction enzyme, RE) là một enzyme endonuclease có vị trí
nhận biết điểm cắt ADN đặc hiệu. Những enzyme này phân huỷ liên kết
phosphodieste của bộ khung ADN mạch đôi mà không gây tổn hại đến các base.
Các liên kết hóa học mà bị enzyme này cắt có thể được nối trở lại bằng loại enzyme
khác là các ligases, vì thế các phân đoạn giới hạn (sản phẩm của phản ứng cắt RE)
mà bị cắt từ các nhiễm sắc thể hoặc gene khác nhau có thể được ghép cùng nhau
nếu có trình tự đầu dính bổ sung với nhau. Nhiều kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ
thuật di truyền đều dựa vào các enzyme giới hạn.
Câu 5. Ở người,
Alen kiểu dại mang
cặp A-T ở vị trí 136
(kí hiệu là alen A) có
2 vị trí nhận biết của
một enzim giới hạn
(RE) tại các vị trí
nuclêôtit 136 và 240
trong vùng mã hóa.
Alen đột biến mang
cặp G-X ở vị trí 136 Hình 20. Vị trí cắt của enzim giới hạn

2
(kí hiệu là alen G) mất vị trí nhận biết của RE tại vị trí đó. Để nhân bản đoạn gen
bằng PCR, người ta dùng cặp đoạn mồi dài 25 bp gồm một đoạn mồi liên kết ngay
trước vùng mã hóa và một đoạn mồi liên kết sau vị trí nuclêôtit 550 (xem hình
trên). Sản phẩm PCR sau đó được cắt hoàn toàn bởi RE và điện di trên gel agarôzơ
để xác định kiểu gen của mỗi cá thể
a. Hãy nêu số lượng phân đoạn ADN và kích thước mỗi phân đoạn trên gel điện
di thu được (đơn vị bp) tương ứng với mỗi kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử về
các alen A và G
b. Vẽ sơ đồ kết quả các băng điện di thu được.
Trả lời
a. Sản phẩm PCR là đoạn có kích thước dài 550 + 25x2 = 600 cặp bazơ (bp).
Hai alen A và G sẽ có 3 kiểu gen khác nhau là AA, GG và AG.
 Kiểu gen AA: Alen A có 2 vị trí nhận biết của một enzim giới hạn (RE) tại các
vị trí nuclêôtit 136 và 240 trong vùng mã hóa. Dó đó, sau khi cắt sẽ thu được 3
đoạn ADN, vì vậy khi thực hiện điện di trên gel agarôzơ sẽ quan sát được 3 băng
có vị trí lần lượt từ thấp đến cao tương ứng với các kích thước là:
Băng 1 có 335 cặp bazơ (310+25 = 335);
Băng 2 có 161 cặp bazơ (136+25 = 161)
Băng 3 có 104 cặp bazơ
 Kiểu gen GG: Alen G chỉ có 1 vị trí nhận biết của một enzim giới hạn (RE) tại
vị trí nuclêôtit 240 trong vùng mã hóa. Dó đó, sau khi cắt sẽ thu được 2 đoạn ADN
nên sau khi thực hiện điện di trên gel agarôzơ chỉ quan sát được 2 băng có vị trí lần
lượt từ thấp đến cao tương ứng với các kích thước là:
Băng 1 có 335 cặp bazơ (310+25 = 335)
Băng 2 có 265 cặp bazơ (240+25 = 265)
 Kiểu gen AG: Do kiểu gen AG chứa hỗn hợp các đoạn gen A và gen G nên sau
khi thực hiện điện di thu được 4 băng có kích thước lần lượt là:
Băng 1 có 335 cặp bazơ (310+25 = 335);
Băng 2 có 265 cặp bazơ;
Băng 3 có 161 cặp bazơ (136+25 = 161)
Băng 4 có 104 cặp bazơ.
b. Vẽ sơ đồ kết quả các băng điện di thu được

3
Hình điện di vị trí các băng (các làn AA, AG, GG) Câu 6. Một

Chú thích. MO: mẹ, CH: con, PF1 cha có thể 1, PF2:
cha có thể 2

Hình 21. Kết quả về hình ảnh điện di


người mẹ “MO” có
một đứa con gái “CH”, muốn xác định cha thực sự của đứa bé là PF1 hay PF2 nên
đã lấy mẫu ADN của cả 4 người này để kiểm tra. Tiến hành phân tích mẫu với 2
STR (Short TADNem Repeats, các trình tự lặp lại ngắn) ở mỗi người. Kết quả về
hình ảnh điện di được thể hiện ở hình 21. Qua hình ảnh này hãy cho biết.
a. Ai trong số 2 người PF1 và PF2 có khả năng là cha của bé CH? Giải thích.
b. Có thể khẳng định PF1 (hoặc PF2) 100% là cha đứa bé không? Tại sao?
Trả lời
a. Theo kết quả điện di ở hình 21A: Người đàn ông “PF1” không thể là cha của
đứa bé “CH” vì kết quả xét nghiệm một loại STR đã cho thấy “CH” chỉ có một
vạch trùng với mẹ “MO” và không có vạch trùng với “PF1”.

4
Trong hình 21B, kết quả cho thấy “CH” có một vạch trùng với mẹ “MO” và lại
có một vạch trùng với người đàn ông “PF2”. Do đó, PF2 có thể là cha ruột đứa bé
“CH”.
b. Chưa thể khẳng định được PF2 đúng 100% là cha của đứa bé “CH” vì số
lượng STR xét nghiệm quá ít không đủ để khẳng định; kích thước này của STR có
thể tìm thấy được trên những người đàn ông khác. Chính vì vậy mà để xác định
một quan hệ huyết thống hay xác định được một thủ phạm thông qua dấu vết ADN
để lại tại hiện trường, phải làm xét nghiệm nhiều STR cùng một lúc từ 12 đến 16
loại STRs khác nhau thì mới xác định chính xác kết quả.
Câu 7. Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ
huyết thống giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ
phạm thông qua việc phân tích ADN?
Trả lời
 Rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống)
lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200
triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã có
những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
 Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết
thống, xác định nhân thân của các hài cốt... Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ một
sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của một
loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với ADN lấy từ
sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án. Tương tự
như vậy, người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người này hay
người kia nhờ vào sự giống nhau về ADN giữa con và bố.
Câu 8. Hội chứng Patau ở
người là một bệnh di truyền gây
ra do có ba nhiễm sắc thể (NST)
số 13. Trên NST số 13 có ba
lôcut gen X, Y và Z, trong đó
lôcut Y ở gần tâm động (Hình
22A) và mỗi lôcut có các alen
khác nhau (kí hiệu từ D đến N).
Một người bị mắc hội chứng này
thuộc thế hệ III trong một gia
đình có phả hệ như hình 22B. Kết

5
Hình 22
quả phân tích ADN các alen của những người trong gia đình này thể hiện trên hình
22C.
a) Người nào thuộc thế hệ thứ III của phả hệ mắc hội chứng Patau? Giải thích.
b) Hai người III1 và III2 trong phả hệ được di truyền các alen nào từ bố và mẹ
tại các lôcut X, Y và Z?
c) Sự rối loạn phân ly cặp NST số 13 trong giảm phân tạo giao tử đã diễn ra ở bố
(II1) hay mẹ (II2)? Ở giai đoạn phân bào nào?
Vẽ sơ đồ cặp NST số 13 của người thuộc thế hệ II bị rối loạn giảm phân ở các
giai đoạn: kỳ giữa của giảm phân I, kỳ giữa giảm phân II và hình thành 4 giao tử
(khi vẽ cần chỉ rõ vị trí các alen, điểm trao đổi chéo (nếu có) và giao tử bất thường
đã được thụ tinh)
Trả lời
a. Hội chứng patau là một hội chứng bất thường ở nhiễm sắc thể khi bình thường
em bé sinh ra với 46 nhiễm sắc thể, xếp thành 23 cặp nhưng nếu bị  hội chứng
patau, bé sẽ có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể thứ 13 (trisomy 13) trong mỗi
tế bào của cơ thể.
Người III1 mắc hội trứng Patau.
Giải thích: khi quan sát kết quả điện di trên hình 22C lôcut Z ở NST thứ 13 của
người này có 3 alen K, L, M chứng tỏ rằng người III1 có chứa 3 NST 13 => hội
chứng patau
b. Quan sát kết quả điện di ở hình 22C kết hợp với kết quả phân tích ở câu a:
người con III1 mang 3 NST 13, phân tích ở locut Z chúng ta thấy rằng người con
này phải lấy một NST từ mẹ và 2 NST từ bố. Từ đó suy ra kiểu gen của bố (II1),
mẹ (II2) và các con (III1, III2) lần lượt như sau:

Bố (II1) Mẹ (II2) Con (III1) Con (III2)

Locut X EE EF EEF EE

Locut Y HI II III HI

Locut Z KM LN KML KL

Do đó hai người III1 và III2 trong phả hệ được di truyền các alen nào từ bố và
mẹ tại các lôcut X, Y và Z như sau:
Người con III1 nhận các giao Người con III2 nhận các giao
tử tử

6
Bố (EE) EE E
Locut X
Mẹ (EF) F E
Bố (HI) II H
Locut Y
Mẹ (II) I I
Bố (KM) KM K
Locut Z
Mẹ (LN) L L

c. Xét locut Z: người con III1 nhận được 2 alen (K và M) từ bố (II1) => sự rối
loạn phân ly cặp NST 13 trong giảm phân ở người bố II1. 0,2
Xét locut Y: bố (II1) dị hợp HI, nhưng người con III1 chỉ nhận 2 alen I từ bố =>
rối loạn phân ly NST đã xảy ra ở kỳ sau của giảm phân II ở bố II1. Vậy: - Rối
loạn phân bào xảy ra ở kỳ sau giảm phân II ở người bố II1;
- Đã xảy ra trao đổi chéo ở giữa lôcut Y và Z ở kỳ đầu của giảm phân I, làm
hoán đổi vị trí alen K và M (do lôcut Y ở gần tâm động).

(Vị trí đánh dấu X là vị trí đã xảy ra trao đổi chéo ở kỳ đầu giảm phân I)

Giao tử bị rối loạn phân ly NST thụ tinh với giao tử bình thường, tạo ra con
mắc bệnh

7
Câu 9. Một
nhân vật nam
nổi tiếng bị kiện
là bố của một
đứa trẻ. Việc
phân tích 2 locut
VNTR1 và
VNTR2 của bị
cáo (kí hiệu D),
của người mẹ
(M) và đứa trẻ
(B) bằng phương
pháp phóng xạ
tự chụp thu được Hình 23. Kết quả điện di 2 locut VNTR1 và VNTR2 của bị
như hình bên. cáo (D), của người mẹ (M) và đứa trẻ (B)
Mỗi locut
VNTR có 4 alen. Ở locut VNTR1, tần số các alen 1, 2, 3 và 4 tương ứng trong quần
thể là 0,2; 0,4; 0,3 và 0,1. Ở locut VNTR2, tần số các alen 1, 2, 3 và 4 lần lượt là
0,1; 0,1; 0,2 và 0,6.
a. Ảnh phóng xạ tự chụp nêu trên chỉ ra người D là bố đứa trẻ B là đúng hay
sai? Giải thích.
b. Xác suất trung bình để một người đàn ông khác trong quần thể có thể là bố
của đứa trẻ B là bao nhiêu?
Trả lời
a. Đúng
Vì Theo kết quả điện di ở gen VNTR1: Bé “B” mang hai alen 2 và 3 của gen này
mà mẹ “M” không có alen 2 trong khi đó gười đàn ông “D” có alen này
Tương tự kết quả điện di ở gen VNTR2, kết quả cho thấy bé “B” mang hai alen
2 và 4 của gen VNTR2 mà mẹ “M” không có alen 4 trong khi đó gười đàn ông “D”
cũng có alen này
Từ đó có thể kết luận rằng người D có khả năng cao là bố của đứa trẻ B.
b. Xác suất trung bình để một người đàn ông khác trong quần thể có thể là bố
của đứa trẻ B là 0,24
Giải thích:

8
- Xét locut VNTR1: đứa trẻ B có hai alen của locut này là 2 và 4 trong đó mẹ M
có thể cho alen 2 còn alen 4 phải lấy từ bố. Theo đề bài alen 4 chiếm tỉ lệ 0,6 trong
tổng số các alen của gen này trong quần thể. (1)
- Xét locut VNTR2: đứa trẻ B có hai alen của locut này là 2 và 3 trong đó mẹ M
có thể cho alen 3 còn alen 2 phải lấy từ bố. Theo đề bài alen 2 chiếm tỉ lệ 0,4 trong
tổng số các alen của gen này trong quần thể. (2)
Từ (1) và (2) suy ra để một người đàn ông trong quần thể cho một giao tử đồng
thời có 2 alen như trên thì xác suất sẽ là 0,4 x 0,6 = 0,24
Câu 10. Tiến sĩ Chen đã tiến hành nghiên cứu chức năng gen X ở lúa bằng cách
sử dụng một đột biến với T-ADN được cài vào exon 2 như được vẽ hình A. Kích
thước của đoạn T-ADN này khoảng 5 kilo bazơ (Kbp). Cô đã sử dụng kỹ thuật
PCR kết hợp điện di trên gel để phân tích kiểu gen của 5 cây khác nhau (A, B, C,
D, E) bằng sử dụng hỗn hợp ba mồi I, II và III có vị trí gắn mồi được vẽ trên hình
A. Ảnh gel điện di bên hình B cho biết kết quả PCR. Làn M là thang chuẩn kích
thước của ADN. Các làn A – E tương ứng là các sản phẩm PCR thu được từ mẫu lá
của các cây A – E. Biết rằng enzym polymeraza được sử dụng không nhân bản
được các phân đoạn ADN đích có chiều dài trên 5 kbp.

9
A B

Hình 24. Đoạn cài xen (A) và kết quả điện di 5 cây (B)

Dựa vào các thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Cặp mồi nào (I+II, I+III hay II + III) được dùng để nhân bản ADN ở làn B?
Giải thích.
b. Những cây nào (A, B, C, D hoặc E) là các đột biến đồng hợp tử? Tại sao.
c. Cây nào (A, B, C, D hoặc E) là con lai F1 của phép lai giữa cây kiểu dại với
cây đồng hợp tử đột biến?
Trả lời
a. Cặp mồi I và III
Giải thích: Trên kết quả điện di làn B chỉ có một băng ADN duy nhất nằm ở mức
trên 1.0kbp, chứng tỏ rằng ADN của B chứa exon 1 và exon 2 do đó khi muốn nhân
bản ADN thì hai mạch ADN tách nhau ra và mỗi mạch sẽ tiến hành tổng hợp thêm
mạch bổ sung với nó. Do đó cần hai đoạn mồi: 1 ở đầu exon 1 là I và 1 ở exon 2 là
III.
b. Những cây nào A,D,E chứa các đột biến đồng hợp tử
Giải thích: Cây chứa các đột biến đồng hợp tử là những cây chỉ có một băng
ADN duy nhất và có kích thước khác với cây bình thường (chứa exon 1 và 2) khi
quan sát trên kết quả điện di. Hình 21B ở trên chúng ta thấy có 4 cây là A, B, D, E
chỉ có một băng ADN duy nhất => là những cây mang kiểu gen đồng hợp tử. Trong
đó, cây B có kích thước ADN ở mức trên 1.0kbp nghĩa là chứa exon 1 và exon 2
(610bp +430bp =1040bp) là cây có kiểu hình bình thường, 3 cây còn lại A, D, E

10
đều chứa một băng ADN có kích thước hơn 0.5kbp kích thước này thấp hơn bình
thường nên đây là những cây chứa đột biến đồng hợp tử.
c. Cây C
Vì con lai F1 của phép lai giữa cây kiểu dại với cây đồng hợp tử đột biến là cây
dị hợp mang một alen bình thường và một alen đột biến do đó khi phân tích ADN
của cây này sẽ quan sát được 2 băng ADN tương ứng. Trong các cây ở trên chỉ có
cây C đảm bảo điều kiện này.
Câu 11. Dưới đây
là ảnh điện di phân
tích hai locut gen (gọi
tắt là locut 1 và locut
2) của một con gà con
(kí hiệu C), của gà mẹ
(kí hiệu Me) và của 6
con gà trống trong độ
tuổi sinh sản trong
đàn (kí hiệu lần lượt
từ Tr1 đến Tr6). Có Hình 25. Kết quả điện di ở gà con, gà mẹ và các gà
thể xác định được gà trống
trống nào là gà bố từ
dữ liệu này không? Nếu có, thì là cá thể nào?
Trả lời
- Có, đó là gà trống Tr5
- Giải thích:
Xét locut 2 có 2 alen 1 và 2, trong đó gà mẹ Me chỉ có thể cho giao tử chứa alen
1 còn alen 2 phải nhận từ gà bố. Quan sát kết quả điện di của các gà trống có 2 con
gà trống có chứa alen này đó là gà Tr1 và Tr5
Xét locut 1 có chứa 2 alen là 1 và 2, gà mẹ có thể cho một giao tử chứa một
trong 2 alen này alen còn lại sẽ nhận từ gà bố. Trong 2 gà trống Tr1 và Tr5 thì chỉ
có gà Tr5 có chứa alen 2 của locut này.
Vậy gà trống Tr5 là gà trống bố của gà con C

11
Câu 12. Một
người đàn ông
trong một gia đình
(DAD) nghi ngờ
về huyết thống
những đưa con
nên đã tiến hành
xét nghiệm ADN.
Kết quả thu được
như hình 26 (cho
rằng màu sắc khác Hình 26. Kết quả điện di của các thành viên trong một
nhau của các băng gia đình
điện di trong cùng
một hàng thể hiện kích thước khác nhau). Quan sát kết quả điện di hãy xác định:
a. Những đứa trẻ nào trong số các đứa trẻ D1, D2, S1, S2 là con ruột của cả bố
DAD và mẹ MOM? Giải thích.
b. Đứa trẻ nào trong số 4 đứa trẻ là con riêng của mẹ MOM? Giải thích.
c. Đứa trẻ nào bị chuyển nhầm con của một gia đình khác trong bệnh viện. Giải
thích.
Trả lời
a. Các đứa trẻ D1, S1 là con ruột của cả bố DAD và mẹ MOM.
Vì hai đứa trẻ này chứa các băng ADN trùng với hoặc bố, hoặc mẹ. Do dó,
chúng là con ruột của cặp bố mẹ này.
b. Đứa trẻ D2 là con riêng của mẹ MOM
Vì D2 chứa một số băng ADN trùng với mẹ nhưng có nhưng băng khác không
trùng với bố và mẹ do đó nó có thể là con riêng của mẹ MOM
c. Đứa trẻ S2 có thể đã bị chuyển nhầm con của một gia đình khác trong bệnh
viện.
Vì các băng ADN trên ảnh điện di hầu như không trùng với bố DAD và mẹ
MOM
Câu 13. Mr. Trung nhân dòng 1 trình tự mã hóa (coding sequence-CDS) của một
gen vào một vector rồi đặt tên plasmid tạo thành là pVN2016. CDS được chèn tại
vị trí nhận biết SacII nằm trong vùng MSC (multi cloning site) trong vùng gen lacZ
của vector (hình 27A). CDS được chèn có một vị trí cắt giới hạn Pstl cách bộ ba kết
thúc của nó 0,8 kb. Để xác định kích thước và hướng của CDS đã được chèn, Mr.

12
Trung đã cắt plasmid này với enzyme cắt giới hạn khác nhau, và sản phẩm cắt được
trình bày trong hình 27B

Hình 27
Dựa vào dữ liệu ở trên, hãy cho biết câu nào sau đây là đúng hay sai. Giải thích.
a . CDS dài 2.6 kb và có vị trí nhận biết EcoRI ở điểm cách một đầu tận cùng
của nó khoảng 0,5 kb.
b. SpeI có thể được sử dụng để xác định hướng của CDS.
c. CDS được chèn vào cùng chiều với lacZ.
d. Nếu plasmid pVN2016 bị cắt bởi cả hai enzyme SpeI và EcoRI trong đệm
Tango (EcoRI và SpeI cắt ở mức tương ứng là 100% và 20%), thì 5 đoạn với kích
thước 0,5; 0,8; 1,3; 2,1 và 3,0 kb có thể được xác định bởi điện di trên gel, giả sử
không quan sát được các đoạn nhỏ hơn 50 bp.
Trả lời
a. Đúng. Vì:
- Chiều dài của plasmid pVN2016 bằng với tổng chiều dài của các phân đoạn
quan sát trên hình B là: 3.0 + 2.1 + 0.5 = 5.6 kb. Trong đó, chiều dài của vector
thẳng không chứa đoạn chèn là 3.0 kb nên đoạn CDS chèn vào dài 5.6 -3.0 = 2.6
kb.
- Có hai vị trí nhận biết EcoRI bên cạnh vị trí nhận biết SacII. Bởi vì EcoRI sau
khi cắt bởi enzim cắt giới hạn được tạo ra ba băng ADN, phải có một vị trí nhận

13
biết EcoRI khác trong đoạn chèn CDS. Băng 3.0 kb tương ứng với vector thẳng
không chứa đoạn chèn. Hai băng 2.1 kb và 0.5 kb là kết quả của CDS bị phân cắt
bởi enzim cắt giới hạn. Do đó, vị trí nhận biết EcoRI trong CDS phải nằm khoảng
0,5 kb từ một trong hai đầu của nó.
b. Sai. Vì:
- Chỉ có một địa điểm nhận biết SpeI trong vùng MCS. Bởi vì SpeI phân cắt bởi
enzim cắt giới hạn trong pVN2016 tạo thành hai đoạn ADN. Đoạn 1.3 kb chủ yếu
bao gồm ADN từ CDS chèn vào trong khi đoạn 4.3 kb nên bao gồm vector thẳng
không chứa đoạn chèn 3.0 kb và đoạn 1.3 kb của CDS chèn vào. Có nghĩa là SpeI
cắt CDS thành hai mảnh gần giống nhau về chiều dài. Với việc xác định hướng của
CDS chèn vào, quá trình cắt SpeI của pVN2016 luôn có kết quả là hai đoạn 1,3 kb
và 4,3 kb. Do đó không thể được sử dụng để xác định hướng của CDS.
C. Đúng. Vì
- Có vị trí nhận biết PstI 36 bp phía trên vị trí SacII nhân bản (liên quan đến
hướng gen lacZ) trong khu vực MCS. Có một vị trí nhận biết PstI khác trong CDS
là 0.8 kb phía trên thượng mã codon dừng (về hướng CDS). Nếu CDS chèn vào
theo cùng hướng với gen lacZ, quá trình cắt PstI sẽ dẫn đến hai đoạn là 1.8 kb và
3.8 kb. Nếu CDS theo hướng đảo ngược của gen lacZ, quá trình cắt PstI sẽ dẫn đến
hai đoạn là 0.8 kb và 4.8 kb. Kết quả trong hình 27 chỉ ra rằng các CDS chèn vào
các hướng theo hướng đảo ngược của gen lacZ
D. Đúng. Vì:
Trong đệm của Tango, tất cả các ADN có chứa vị trí nhận biết cắt EcoRI được
cắt nhưng chỉ khoảng 20% ADN có chứa vị trí nhận biết SpeI được cắt. Bởi vì đoạn
ADN nhỏ hơn 50 bp không thể nhìn thấy, vì vậy chỉ có thể quan sát thấy năm đoạn
0,5, 0,8, 1,3, 2,1 và 3,0 kb trên gel điện di.

14
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sự di chuyển của ADN trong quá trình điện di với dung dịch đệm có pH = 8
theo hướng:
A. Từ cực dương tới cực âm.
B. Từ cực âm tới cực dương.
C. Từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
D. Từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao.
E. Tuỳ thuộc vào lực ion của dung dịch đệm.
Câu 2. Nhiều phân đoạn ADN kích thước lớn được cắt bởi enzim giới hạn ở
dạng mạch thẳng sau khi được chuyển vào tế bào E.coli, chúng chuyển sang dạng
mạch vòng. Hiện tượng này là do có sự điều kiện môi trường giữa trong và ngoài tế
bào.
A. Các phân đoạn ADN này có nguồn gốc từ vi khuẩn, nên chúng có khả
năng đóng vòng
B. Các phân đoạn ADN có đầu dính và trong tế bào có ADN ligaza
C. B và C đúng
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Một phân tử ADN sợi kép mạch vòng có kích thước 5,9 Mb (Mb = 10 6
cặp nucleotit) trong ống nghiệm được cắt bởi một enzim giới hạn mà người ta chưa
biết trình tự giới hạn, rồi đem điện di thì thu được 90 phân đoạn ADN khác nhau.
Kết luận nào dưới đây có nhiều khả năng đúng nhất?
A. Enzim này có trình tự giới hạn gồm 8 nucleotit.
B. Enzim này có trình tự giới hạn gồm 6 nucleotit.
C. Enzim này có trình tự giới hạn gồm 6 nucleotit, nhưng chỉ cắt phân tử ADN
mạch đơn.
D. Enzim này có trình tự giới hạn gồm 4 nucleotit.
E. Enzim này cắt ADN tạo thành một số phân đoạn có dạng đầu dính.
Câu 4. Các phân đoạn ADN mạch thẳng và mạch vòng có cùng trình tự
nucleotit, nhưng khi đem điện di thì tốc độ dịch chuyển của chúng trên bản điện di
khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là:
A. khối lượng phân tử ADN có thể bị thay đổi khi chuyển từ dạng mạch thẳng
sang mạch vòng, và ngược lại.
B. điện tích của phân tử ADN bị thay đổi khi chuyển từ dạng mạch thẳng sang
mạch vòng, và ngược lại.

15
C. khi chuyển từ dạng mạch thẳng sang mạch vòng, phân tử ADN có thể mất đi
một số nucleotit.
D. cấu trúc phân tử ADN (dạng mạch thẳng hay vòng) và mức độ đóng xoắn của
nó ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển trên bản điện di.
Câu 5. Giả sử bạn nhận được từ một phòng thí nghiệm nước ngoài một đoạn gen
(ADN) người được cắt sẵn bằng một restrictaza A. Bạn muốn cài đoạn gen này vào
một thể truyền plazmit, mà thể truyền này chỉ có một vị trí cắt của một restrictaza
B, nhưng không có vị trí cắt của restrictaza A. Phân tích trình tự hai đầu đoạn gen
người, bạn thấy ở mỗi đầu có một vị trí cắt của restrictaza B. Bằng cách nào bạn cài
được đoạn gen người vào thể truyền?
A. Cắt đoạn ADN người bằng restrictaza B, rồi cài trực tiếp vào thể truyền.
B. Cắt thể truyền bằng restrictaza A; cắt đoạn ADN người bằng restrictaza B, rồi
nối đoạn ADN người với thể truyền.
C. Cắt thể truyền hai lần bằng restrictaza B, rồi nối với đoạn ADN người được
cắt bằng restrictaza A.
D. Cắt lần hai đoạn ADN người bằng restrictaza B, rồi cài vào thể truyền sau khi
đã cắt bằng cùng một loại enzym giới hạn.
E. Cắt lần hai đoạn ADN người bằng restrictaza A, rồi cài vào thể truyền cũng
được cắt bằng restrictaza A.
Câu 6. Để xác định hệ số tương đồng di truyền giữa hai loài, người ta sử dụng
công thức là GSxy = 2Nxy/(Nx+Ny); trong đó, GSxy là hệ số tương đồng di truyền
(thấp nhất là 0,00 và cao nhất là 1,00) giữa 2 loài x và y bất kỳ, 2Nxy là 2 lần số
băng điện di xuất hiện đồng thời ở cả hai loài, (Nx + Ny) là tổng số băng điện di có
ở hai loài. Hệ số GSAC và GSBD lần lượt là
A. 0,72 và 0,72. C. 0,40 và 0,72.
B. 0,80 và 0,72. D. 0,40 và 0,40.
E. 0,80 và 0,36.
Dựa vào các dữ kiện trên trả lời câu hỏi từ 7 đến 9
Leena là một sinh viên chuyên ngành Sinh học phân tử. Cô ta tinh sạch hai phân
đoạn ADN có kích thước tương ứng là 800 và 300 cặp bazơ. Hai phân đoạn này thu
được bằng việc cắt một plasmit bằng enzym giới hạn HindIII. Trong mỗi phân đoạn
này có một vị trí giới hạn của EcoRI. Leena muốn nối hai phân đoạn này với nhau
để thu được một gen có kích thước 1,1 kb như vẽ trên B. Cô ta nghi ngờ về khả
năng gen này có một trình tự mã hóa protein duy nhất. Vì vậy, cô ta tiến hành trộn
hai phân đoạn với nhau trong một dung dịch đệm phù hợp bổ sung một lượng dư
ADN ligaza, rồi ủ hỗn hợp. Sau 30 phút, cô ta hút ra một giọt dịch (từ hỗn hợp

16
phản ứng) rồi tiến hành chạy điện di trên gel agarose để kiểm tra kết quả. Cô ta rất
ngạc nhiên vì trên bản gel điện di ngoài băng 1,1 kb còn có nhiều băng điện di có
kích thước khác nữa như hình B.

A B

Câu 7. Câu giải thích nào sau đây về kết quả thu được là đúng?
A. Hai phân đoạn được dùng để nối không đủ sạch.
B. Sở dĩ trên bản gel có nhiều băng kích thước khác nhau là do ADN
trong hỗn hợp phản ứng bị phân giải.
C. Kiểu hình băng điện di thu được là do sự nối ghép ngẫu nhiên giữa
các phân đoạn có kích thước khác nhau
D. ADN ligaza không hoạt động, vì vậy, các phân tử ADN nối ghép ngẫu
nhiên với nhau
Câu 8. Nếu lấy một giọt dịch từ hỗn hợp phản ứng nêu trên được ủ trong vòng 8
giờ đem điện di, kết quả mong đợi là gì?
A. Các băng tương ứng với khối lượng phân tử cao chiếm ưu thế.
B. Các băng có khối lượng phân tử thấp chiếm ưu thế
C. Thu được một số lượng lớn phân tử có chiều dài khác nhau tạo nên
một dải băng chạy liên tục dọc bản gel
D. Kiểu hình băng điện di giống hệt như ở hình ở Hình B. Chỉ có cường
độ sáng của mỗi băng tăng lên.
Câu 9. Leena quan tâm đến phân đoạn 1,1 kb vẽ trên Hình A. Vì vậy, cô ta tiến
hành rửa chiết phân đoạn 1,1 kb từ gel ở Hình B. Một phần sản phẩm rửa chiết
được cắt bằng enzym HindIII cho ra hai phân đoạn có chiều dài 800 và 300 cặp
bazơ như mong đợi. Để khẳng định đúng các vị trí giới hạn trên đoạn gen tái tổ
hợp, cô ta xử lý phần sản phẩm rửa chiết còn lại bằng enzym EcoRI. Kiểu hình
mong đợi của băng điện di trong phản ứng cắt thứ hai này như thế nào?

17
A B C D

Câu 10. Trong các trình tự ADN sợi kép sau đây, trình tự nào nhiều khả năng là
trình tự nhận biết của các enzym giới hạn (restrictaza) hơn cả ?
A. AAGGXX D. T AXXAT
T T XXGG AT GGT A
B. AGXXGT E . AAAAAA
T XGGXA TTTTTT
C. XGGXXG
GXXGGX
Câu 11. Kỹ thuật dùng enzim giới hạn để cắt trình tự một
số gen đặc trưng và so sánh các bản điện di sản phẩm cắt giữa
các loài còn được dùng trong nghiên cứu tiến hóa và vẽ sơ đồ
cây phát sinh chủng loại. Khi người ta áp dụng kỹ thuật này ở
một gen của 4 loài A, B, C, và D thì thu được bản điện di như
hình bên. Sơ đồ cây phát sinh chủng loại nào dưới đây là phù
hợp với kết quả phân tích ở hình bên?

A B C D

Câu 12. Một nhà nghiên cứu tiến hành phân lập nhân từ các tế bào của một con
chuột rồi xử lý với enzym phân giải ADN (ADN nucleaza) trong bốn ống nghiệm
khác nhau. Sau đó, ADN từ mỗi ống nghiệm được chiết xuất riêng rồi được phân

18
tích trên gel điện di. Kết quả thu được như hình bên.
Trong đó, các làn điện di từ số 1 đến số 4 lần lượt
tương ứng với mẫu ADN thu được từ mỗi ống nghiệm,
riêng làn số 5 là thang ADN chuẩn kích thước (được
ghi ở bên phải). Kết luận nào sau đây là phù hợp với
kết quả thí nghiệm thu được?
A. ADN nhận được có nguồn gốc từ 4 loại mô khác
nhau ở chuột.
B. Khoảng thời gian nhân được xử lý với nucleaza
tăng lên từ ống số 1 đến ống số 4.
C. ADN nhận được từ bốn giai đoạn phát triển khác
nhau của chuột.
D. Trong tế bào đồng thời chứa ADN ở hai dạng sợi xoắn kép và mạch đơn.
E. Mẫu ADN ở làn số 1 thu được từ tế bào xôma, còn các mẫu ADN ở các làn số
2 đến 4 thu được từ các tế bào sinh dục.
Câu 13. Enzym giới hạn (restrictaza) AvrII cắt ADN sợi kép tại trình tự nhận
biết là 5’-CCTAGG-3’. Hệ gen nhân của người gồm 3109 cặp bazơ, trong đó có
40% số cặp bazơ là GC. Số đoạn ADN ước tính thu được khi cắt toàn bộ ADN hệ
gen nhân người bằng enzym AvrII là bao nhiêu?
A. 7,3104 B.4,3106 C. 4,3105 D. 7,3106
E. 7,3105
Câu 14. Một mẫu ADN được cắt tại các vị trí có kí
hiệu () dưới đây. Khi các phân đoạn cắt được chạy
điện di trên gel agarozơ, làn điện di nào (1 - 5) là phù
hợp với mẫu ADN bị cắt này?
A. Làn 1 B. Làn 2. C. Làn
3.

D. Làn 4. E. Làn 5.

Dùng dữ kiện sau trả lời câu hỏi 14 đến 16


Trong nghiên cứu tạo thư viện ADN plasmid mang các đoạn cài dài 10 – 15kb từ
hệ gen của một vi khuẩn được cắt thành các phân đoạn bởi enzim giới hạn EcoRI
và cài vào vectơ plasmid tại vị trí giới hạn EcoRI. Trong nghiên cứu này, người ta

19
phải xác định được các plasmid mang gen purB. Để thực hiện việc được việc đó
người ta lấy 5 plasmid khác nhau của thư viện đem cắt bằng enzim EcoRI, rồi điện
di (hình a). Trong thí nghiệm thứ hai, cũng 5 plasmid đó được phân tích bằng CPR
nhờ dùng mồi có trình tự nằm trong gen purB, sau đó sản phẩm CPR cũng được
điện di trên gel agarose (hình b). Cả hai gel sau đó đều được nhuộm bằng EtBr và
quan sát.

Câu 15. Đoạn cài trong các cặp plasmid nào có có thể nằm gối lên nhau?
A. Chỉ 3 với 4 B. Chỉ 3 với 5
C. Chỉ 1 với 2 và 3 với 4 D. Chỉ 1 với 2 và 3 với 5
e. Tất cả các đoạn cài đều có thể nằm gối lên nhau
Câu 16. Phần trình tự của gen purB bổ sung với đoạn mồi PCR có ở plasmid
nào?
A. Chỉ có ở 2 B. Chỉ có ở 5
C. Chỉ có ở 2 và 5 D. Chỉ có ở 1, 3 và 4
E. Có ở tất cá các plasmid 1,2,3,4,5
Câu 17. Phương pháp nào sau đây không thay thế được PCR trong việc giúp xác
định dòng vi khuẩn nào mang plasmid chứa đoạn cài gồm ge purB?
A. Giải trình tự đoạn cài
B. Dùng mẫu dò đặc trưng gen purB rồi tiến hành lai Southern
C. Dùng mẫu dò xác định sự có mặt của bản phiên mã ẢN cảu gen purB
tron lai Northern

20
D. Lập bản đồ plasmid bằng việc sử dụng nhiều enzim cắt giới hạn khác
nhau.
E. Sử dụng phương pháp chọn lọc khuẩn lạc “xanh - trắng”

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm.

1B 2B 3A 4D 5D

6E 7C 8A 9B 10C

11B 12B 13B 14D 15D

16E 17E

Si11
A. Các dạng câu hỏi vận dụng chuyên sâu
Câu 1: Thế nào là giải trình tự hệ gene? Việc giải trình tự hệ gene có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời:
Giải trình tự DNA là kỹ thuật giúp xác định sự sắp xếp của bốn loại nucleotit A,
T, X, G trên phân tử DNA, nhờ đó nghiên cứu được đặc điểm di truyền ở mức độ sinh
học phân tử.
Ý nghĩa: tìm ra trình tự sắp xếp của các nucleotit trên đoạn gene được quan
tâm nhằm phát hiện sự đột biến gene hoặc để thiết kế gen mồi (primer) và các vector
tách dòng (cloning) nhằm tạo ra các protein tái tổ hợp có giá trị cao trong Y học
(vaccine, thuốc chữa bệnh, các sinh phẩm phục vụ chẩn đoán bệnh hoặc nghiên cứu
khoa học…) hoặc giải trình tự cả hệ gene phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Câu 2: Giả sử bạn tìm thấy một trình tự DNA giống với trình tự của một gene đã
biết nhưng chúng lại khác nhau rõ rệt ở một vài nucleotide nhất định. Bằng cách
nào bạn có thể xác định trình tự mới tìm thấy có phải là một “gene” biểu hiện chức
năng hay không?
Gợi ý trả lời:
Trước hết, cần kiểm tra trình tự của gen đó bằng cách dịch mã nhằm xác định
xem trong gen có nhiều bộ ba mã kết thúc không. Nếu không có, bước tiếp theo cần
kiểm tra xem gen đó có được biểu hiện không, bằng cách tiến hành thẩm tách
Northern hoặc lai insitu để tìm mARN là bản phiên mã của gen đó trong tế bào.
Câu 3: Giả sử bạn tìm thấy một trình tự DNA giống với trình tự một gene đã biết
nhưng chúng khác nhau ở một số nucleotide. Bằng cách nào có thể xác định trình
tự mới có phải một gene biểu hiện chức năng không ?
Gợi ý trả lời:
- Kiểm tra trình tự gene đó có nhiều bộ ba kết thúc không bằng cách cho dịch
mã.

21
- Nếu không có, kiểm tra gene đó có được biểu hiện không bằng thẩm tách
Southern hoặc lai insitu tìm ra mARN là phiên bản phiên mã của gene đó.
- Lặp đoạn, tái cấu trúc và đột biến trong trình tự DNA đóng góp vào quá tŕnh
tiến hóa.
Câu 4: Nguyên tắc sử dụng đồng hồ phân tử trong phân loại ?
Gợi ý trả lời:
- Đồng hồ phân tử đo thời gian tuyệt đối của biến đổi tiến hóa dựa trên một số
gene và vùng khác gene tiến hóa với tốc độ không đổi.
- Các gene tiến hóa với tốc độ khác nhau, kết quả cây phân tử thể hiện khoảng
thời gian tiến hóa dài hay ngắn phụ thuộc gene nào được sử dụng
- DNA mã hóa rARN thay đổi tương đối chậm, do đó so sánh trình tự DNA
trong các gene này có ích để chỉ ra mối quan các taxon phân ly hàng trăm triệu năm
trước . Ví dụ so sánh trình trình rARN 16S ở Bacteria và Archaea với rARN 18S ở
Eukaryotes để xây dựng hệ thống phân loại 3 siêu giới.
- Ngược lại DNA ti thể biến đổi tương đối nhanh, có thể dùng khai thác các sự
kiện tiến hóa gần đây. Ví dụ xác định nguồn gốc phát sinh loài người.
Câu 5: Tại sao rARN 16S là công cụ lý tưởng cho xác định mối quan hệ giữa các
chủng loại prokaryot?
Gợi ý trả lời:
rARN 16S là công cụ lý tưởng cho xác định mối quan hệ giữa các chủng loại
prokaryote nhờ các ưu thế:
- Trình tự nu của rARN này biến đổi rất chậm trong tiến hóa.
- rARN này hiện diện trong tất cả các sinh vật trên trái đất.
- rARN là một cấu phần của bộ máy sinh tổng hợp protein và được tạo ra từ
một gene.
Câu 6: Các nhà khoa học đã đề xuất hai giả thuyết về sự hình thành gen mới trong
quá trình tiến hóa như sau: Theo giả thuyết 1, gene mới được hình thành qua tái tổ
hợp các exon của các gene đã có trước; giả thuyết 2 cho rằng một gene được lặp lại
thành 2 hoặc nhiều bản sao, sau đó các bản sao bị đột biến điểm phân hóa có thể
dẫn đến hình thành gene mới. Để tìm hiểu xem hai gene A và B (có chức năng khác
nhau) ở các loài khác nhau có được tiến hóa theo giả thuyết 1 hay giả thuyết 2,
người ta đã nghiên cứu sản phẩm protein của chúng ở các loài khác nhau. Hãy cho
biết kết quả nghiên cứu như thế nào thì ủng hộ cho giả thuyết 1 và kết quả nghiên
cứu như thế nào thì ủng hộ cho giả thuyết 2.
Gợi ý trả lời:
- Nếu các protein do các gene A và B mã hóa có những đoạn trình tự axit amin
nhất định giống nhau thì chứng tỏ trình tự đó được qui định bởi các exon giống nhau
và do vậy ủng hộ giả thuyết tái tổ hợp lại các exon.
- Nếu trình tự các axit amin trên toàn bộ chuỗi polipeptit về cơ bản là giống
nhau và chỉ khác nhau ở một số vị trí thì ủng hộ cách 2.
Câu 7: Tỉ lệ (%) nucleotide khác nhau giữa 5 đoạn DNA có độ dài bằng nhau của 5
loài được cho trong bảng dưới đây

22
Loài A B C D E
A 0%
B 8% 0%
C 8% 6% 0%
D 4% 10 % 10 % 0%
E 7% 3% 5% 9% 0%
Nguyên tắc xây dựng cây phát sinh chủng loại UPGMA
- Dựa trên nguyên lý các loài/ nhóm càng gần gũi thì chỉ số khác biệt nhỏ.
- Nguyên tắc kết cặp: trong một bảng số liệu, ta kết cặp hai loài/ nhóm có số khác
biệt ít nhất vào thành một nhóm lớn hơn, khi đó xuất hiện một nhóm mới trong
bảng và các số liệu phải sửa lại.
- Khi xuất hiện một nhóm mới, ví dụ (A, C) thì khoảng cách giữa D đến (A, C) được
tính là trung bình khoảng cách từ D đến A và từ D đến C.
Dựa trên nguyên tắc này, hãy thiết lập sơ đồ cây phát sinh chủng loại của 5 loài trên
và chú thích khoảng cách tương đối trên sơ đồ.
Gợi ý trả lời:
Tỷ lệ nucleotide khác nhau giữa B và E=3 nhóm B, E gần gũi nhất
Loài A B, E C D
A 0
B,E 7,5 % 0
C 8% 5,5% 0
D 4% 9,5% 10% 0
- A, D gần gũi hơn cả xếp A, D vào nhóm thứ 2. [C, (B,E)] xếp vào nhóm thứ 3
Loài A, D B, E C
A, D 0
B,E 8,5 % 0
C 9% 5,5% 0

- Sơ đồ phát sinh chủng loại

23
Câu 8: Nhận xét về tốc độ tiến hoá của gen giả. Vì sao nghiên cứu gen giả chỉ ra các
bằng chứng tiến hóa đáng tin cậy?
Gợi ý trả lời:
- Tần số đột biến được tìm thấy cao nhất ở các gen giả. Sở dĩ các gene giả có
tần số thay thế nucleotit cao, vì chúng không còn được dùng để tổng hợp protein.
Thế nên, những thay đổi trong gene giả hầu như không bị tác động bởi chọn lọc tự
nhiên.
- Do không chịu tác động của chọn lọc nên mọi đột biến ở gene giả đều đựoc
tích luỹ. Dựa vào tốc độ tích luỹ các đột biến có thể dự đoán thời gian tiến hoá, xác
định thời điểm hai loài phân tách nhau trong tiên hóa.
Câu 9: Vì sao phương pháp so sánh trình tự nucleotide trên DNA có ưu thế hơn so
sánh trình tự acid amine của protein trong nghiên cứ tiến hóa?
Gợi ý trả lời:
- Một phần đáng kể các trình tự DNA thuộc các hệ gene sinh vật bậc cao là các
trình tự không thuộc gene, vì vậy những biến đổi ở vùng này không biểu hiện ở sản
phẩm protein.
- Ngay trong các gene thì cũng có hiều biến đổi trong cấu trúc của gene không
được thể hiện trong cấu trúc của protein (do trong gene có nhiều trình tự không mã
hoá và do hiện tượng mã thoái hóa hay do sự tồn tại của intron).
- Nhiều protein không tương đồng giữa các loài nên không có để so sánh. Hơn
nữa, một số protein có vai trò đa chức năng nên sự biểu hiện chức năng của những
protein đó không giống nhau ở tất cả các loài.
- Sự biểu hiện của gene là rất khác nhau ở các loài nên việc so sánh protein
không hoàn toàn chính xác (chẳng hạn như việc cải biến sau phiên mã và dịch mã là
khá phổ biến và không giống nhau)
- Khi so sánh các hệ gene, có thể nhận biêt các vùng có vai trò quan trọng, như
các đoạn mã hóa hay các trình tự liên kết protein điều hòa tại promoter,...
Câu 10: Phân tích ví dụ về việc so sánh các trình tự gene trong một họ đa gene
globulin có thể chỉ ra thứ tự các gene xuất hiện.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ các gene mã hoá cho α-globin và β-globin. Tất cả chúng đều có nguồn
gốc từ 1 gene globin tổ tiên chung. Gene tổ tiên này đã trải qua hiện tượng lặp gene
rồi phân hoá thành các gene mã hoá cho α-globin và β-globin. Mỗi gene tổ tiên này
sau đó lại được lặp lại một hay nhiều lần, rồi những bản sao của chúng phân hoá về
trình tự, dẫn đến hình thành các gene thành viên thuộc họ gene như hiện nay. Trong
thực tế, gene globin tổ tiên chung cũng có thể là nguồn gốc của gene mã hoá protein
cơ liên kết với oxi là myoglobin và protein ở thực vật là leghemoglobin. Hai protein
này hoạt động ở dạng đơn phân và gene của chúng thuộc “siêu họ globin”.

24
Câu 11:

Giải thích bằng cách


nào nhiều exon có
thể xuất hiện trong
các gen EGF tiền
thân và fibronectin?

Gợi ý trả lời:


Đối với cả 2 gene, do lỗi trong quá trình trao đổi chéo ở giảm phân có thể xuất
hiện giữa 2 bản sao của gene đó. Hậu quả là hình thành 1 gene có exon lặp lại. Hiện
tượng này có thể xảy ra nhiều lần dẫn đến ở mỗi gene có nhiều bản sao của 1 exon
nhất định.
Câu 12: Phân tích ý nghĩa của việc so sánh hệ gene giữa các loài có quan hệ họ hàng
gần gũi?
Gợi ý trả lời:
- So sánh hệ gene của các loài có quan hệ gần gũi giúp làm sáng tỏ các sự kiện
tiến hoá trong thời gian gần đây.
Ví dụ: Việc phân tích các gen đồng thời có mặt trong hệ gen của tất cả các loài
động vật có vú nhưng không có trong hệ gene của các loài khác sẽ cung cấp manh
mối về quá trình tiến hoá và phát sinh lớp động vật này. Cùng lúc đó, các gene cùng
có mặt ở 2 loài này nhưng không có mặt ở loài khác có thể cung cấp bằng chứng về
nguồn gốc gần gũi hơn giữa 2 loài đó.
- Giúp tăng tốc độ lập bản đồ gene của loài có họ hàng gần gũi với loài đã được
giải trình tự hệ gene.
- Hệ gene của 2 loài có họ hàng gần gũi nhìn chung khá giống nhau bởi vì
chúng mới chỉ phân li khỏi nhau trong thời gian gần đây. Điều này cho phép hệ gene
của một loài đã được giải trình tự hoàn toàn có thể dùng làm khung lắp ráp các trình
tự hệ gene của loài có quan hệ gần gũi với nó.
- Giúp đối chiếu những khác biệt hình thái so với những khác biệt di truyền
- Sự phân li gần đây của 2 loài có quan hệ gần gũi cũng là cơ sở của hiện tượng
chỉ có 1 số ít sự khác biệt về gene giữa chúng. Điều này giúp dễ dàng chiếu những
khác biệt hình thái so với những khác biệt di truyền giữa 2 loài.

25
Câu 13: Có 3 loại đột biến xảy ra ở cùng một gene ký hiệu các thể đột biến này lần
lượt là M1, M2 và M3. Để xác định các dạng đột biến trên thuộc loại nào người ta
dùng phương pháp Northern (phân tích ARN) và Western (phân tích protein). Kết quả
phân tích mARN và protein của các thể đột biến và kiểu dại (ĐC) bằng hai phương
pháp trên thu được như hình dưới đây. Hãy cho biết các thể đột biến M1, M2, M3
thuộc dạng nào?
Phương pháp Northern Phương pháp Western
ĐC M1 M2 M3 Kích thước ĐC M1 M2 M3 Kích thước
Dài Lớn

Ngắn Nhỏ

Gợi ý trả lời:


- Phân tích ARN cho thấy kích thước của M1, M2 không thay đổi so với kiểu
dại, chứng tỏ đây là đột biến thay thế. Kích thước của M3 lớn hơn chúng tỏ đây là đột
biến thêm cặp nucleotit.
- Phân tích protein cho thấy: kích thước của M1 nhỏ hơn kiểu dại chứng tỏ đây
là đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm (đột biến vô nghĩa); kích thước M2
không thay đổi so với kiểu dại đây là đột biến thay thế (đột biến nhầm nghĩa)
Câu 14: Giả sử bạn muốn tổng hợp insulin bằng công nghệ DNA tái tổ hợp ở vi khuẩn,
bạn sẽ sử dụng nguồn gen nào: Gen mã hóa insulin có nguồn gốc trực tiếp từ hệ gen
người hay một bản sao cDNA của gen? Giải thích lí do?
Gợi ý trả lời:
Trong trường hợp trên ta nên sử dụng bản sao cDNA của gen do:
- Tế bào mà ta sử dụng để nhân gen là vi khuẩn - là loại tế bào nhân sơ, gene không
phân mảnh, không có cơ chế loại bỏ các đoạn intron trong gen ở người.
- Nếu sử dụng gen có nguồn gốc trực tiếp từ hệ gen của người thì gen đó vừa
chứa các đoạn intron, vừa có kích thước lớn → vừa khó phân tích, cài vào vecto, vừa
không hiệu quả. Ngoài ra, do phần lớn các tế bào trong cơ thể đó biệt hóa theo
chương trình nên việc lấy được gene tổng hợp insulin vẫn còn hoạt động sẽ khó
khăn.
- Sử dụng quá trình sao mã ngược mARN tạo cDNA thì sẽ tạo ra đúng đoạn gen
mã hóa cho insulin, gene vừa chỉ chứa các đoạn exon giống như ở tế bào vi khuẩn
nên sẽ dễ dàng thực hiện quá trình sinh tổng hợp tạo insulin trong tế bào. Hơn nữa,
gene lại có kích thước nhỏ nên việc cài vào vector cũng dễ hơn.
Câu 15: Dơi có 2 nhóm: Nhóm dơi nhỏ thu phát siêu âm để tránh vật chướng ngại
trong khi bay, nhóm dơi lớn dùng mắt để tránh vật chướng ngại trên đường bay.

26
Từ trước tới nay người ta vẫn cho rằng 2 nhóm này bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung là
thú ăn sâu bọ. Những nghiên cứu gần đây cho biết cơ quan thị giác của dơi lớn và
của các loài linh trưởng có 1 số điểm tương đồng.Điều này khiến cho 1 số nhà khoa
học cho rằng có thể dơi lớn đã tiến hóa từ vượn cáo trong bộ linh trưởng.Sinh học
phân tử có thể giúp gì để giải quyết vấn đề nói trên? Điều gì sẽ chứng minh rằng 2
nhóm dơi có chung 1 nguồn gốc hoặc có nguồn gốc khác nhau?
Gợi ý trả lời:
- Sinh học phân tử có thể giải quyết các vấn đề nói trên: Sinh học phân tử sử dụng
các đặc điểm của phân tử DNA và protein trong so sánh. các biến đổi phân tử ít bị
ảnh hưởng của các điều kiện môi trường nên có thể phân biệt rõ ràng các đặc điểm
tương đồng với các đặc điểm tương tự.
- Để chứng minh rằng 2 nhóm dơi có chung 1 nguồn gốc hoặc có nguồn gốc khác
nhau, người ta có thể: Phân tích hệ gene ti thể của tế bào cơ quan thị giác của dơi lớn
và của các loài linh trưởng, nếu chúng giống nhau thì kết luận 2 nhóm dơi có nguồn
gốc khác nhau và ngược lại.
Câu 16: Tại sao PCR có vai trò cách mạng hóa nghiên cứu cấu trúc và chức năng của
gene?
Gợi ý trả lời:
PCR có vai trò cách mạng hóa nghiên cứu cấu trúc và chức năng của gene vì:
- Thời gian thực hiện cực nhanh, đơn giản và ít tốn kém.
- Độ tinh sạch của mẫu không cần cao.
- Khuếch đại nhiều bản sao của các đoạn acid nucleic mà không cần tạo dòng.
- Được hoàn thiện không ngừng và có nhiều ứng dụng như xác định trình tự
nucleotide, gây đột biến điểm định hướng, … Có thể thực hiện PCR ngay trong tế bào
với cả DNA và RNA.
Câu 17: Hãy cho biết ứng dụng của giải mã trình tự DNA?
Gợi ý trả lời:
Những ứng dụng của giải mã trình tự DNA gồm:
- Phân tích DNA trong giám định khoa học hình sự.
- Chẩn đoán trước sinh không xâm lấn.
- Xét nghiệm chẩn đoán đồng thời marker ung thư sớm  chỉ định và theo dõi
điều trị hướng đích.
- Phân tích đồng thời nhiều kiểu gen trong 1 lần phân tích cho các ứng dụng xét
nghiệm căn nguyên truyền nhiễm.
- Phân tích kiểu gen HLA độ phân giải cao.
- Xét nghiệm đồng thời nhiều kiểu gen của các chủng vi sinh vật.
- Nghiên cứu, phân tích mức độ biểu hiện gene.
Như vậy, thông thường, giải trình tự gene là tìm ra trình tự sắp xếp của các
nucleotide trên đoạn gene được quan tâm nhằm phát hiện sự đột biến gene hoặc để
thiết kế gene mồi (primer) và các vector tách dòng (cloning) nhằm tạo ra các protein
tái tổ hợp có giá trị cao trong Y học (vaccine, thuốc chữa bệnh, các sinh phẩm phục vụ
chẩn đoán bệnh hoặc nghiên cứu khoa học …) hoặc giải trình tự cả hệ gene phục vụ

27
mục đích nghiên cứu.
Câu 18: Tại sao lai acid nucleic và PCR được coi là phương pháp chẩn đoán mới
trong y học?
Gợi ý trả lời:
Lai acid nucleic và PCR được coi là phương pháp chẩn đoán mới trong y học vì:
- Tác nhân gây bệnh nhiễm trùng nếu hiện diện đủ cho phân tích thì không cần
nuôi cấy.
- Có thể dùng được ngay khi vi sinh vật gây bệnh không nuôi được như các bệnh
do nhiễm virus.
- Một mẫu có thể xác định đại diện cho tất cả serotype.
- Có thể tạo dòng ngay chính gene bệnh để sản xuất mẫu thử tương ứng.
Câu 19: Loại enzyme nào đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong
hầu hết các nghiên cứu liên quan đến công nghệ DNA tái tổ hợp? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến công nghệ DNA tái tổ hợp thì
enzyme giới hạn (restriction endonuclease) có vai trò quan trọng vì chức năng nói
chung của enzyme giới hạn là thủy phân DNA, làm đứt gãy liên kết phosphodieste
trong phân tử DNA, cắt sợi dài DNA tại các vị trí (site) đặc thù, thành các đoạn ngắn
(sequence), điều đó được nhận biết chính xác bởi các enzyme đặc thù.
Mỗi loại endonuclease giới hạn có khả năng nhận biết và cắt phân tử DNA ở vị
trí đặc hiệu gọi là vị trí giới hạn (restriction site). Vị trí giới hạn là trình tự đặc hiệu
phổ biến gồm từ 4-8 cặp base.
Câu 20: Trong kĩ thuật di truyền, việc lựa chọn vector plasmid cần quan tâm đến
những đặc điểm nào?
Gợi ý trả lời:
Việc lựa chọn vector plasmid cần quan tâm đến những đặc điểm sau:
- Thường có kích thước ngắn.
- Có mang một số gene (dấu chuẩn) giúp nhận biết dòng tái tổ hợp đặc hiệu.
- Có điểm khởi đầu tái bản cho phép plasmid tái bản trong thể nhận.
- Thể nhận phải có bộ máy di truyền phù hợp với vector.
Câu 21: Trình tự nhận biết của enzyme giới hạn Aval là CYCGRG, trong đó Y là một
pyrimidine bất kì còn R là một purin bất kì. Khoảng cách mong đợi (tính theo cặp
base) giữa hai điểm cắt của Aval Trong 1 chuỗi DNA dài, có trình tự ngẫu nhiên là
bao nhiêu?
A. 4096 cặp base. B. 2048 cặp base. C. 1024 cặp base.
D. 512 cặp base. E. 256 cặp base. F. 64 cặp base.
Gợi ý trả lời:
Đáp án B
Câu 22: Hình dưới mô tả quá trình tạo cây chuyển gene được biến nạp gene X bằng
sử dụng plasmid Ti của vi khuẩn Agrobacterium.
Chú thích hình:
Restriction enzyme site: vị trí cắt của enzyme giới hạn

28
Recombinant Ti-plasmiad: Plasmid Ti tái tổ hợp
Introduce recombinant vector into Agrobacterium: Biến nạp vector tái tổ hợp vào các
vi khuẩn Agrobacterium.
Introduce gene X into plant cells using Agrobacteria: Gene X được vi khuẩn
Agrobacterium chuyển vào tế bào thực vật
Callus formation: tế bào biến nạp hình thành mô sẹo.
Differentitate into whole plant: Biệt hóa thành cây hoàn chỉnh
Transformant harboring gene X: Cây chuyển gene mang gene X

20.1. Các phát biểu dưới đây về quá trình này là đúng hay sai?
I. Các enzyme giới hạn và ligase được dùng để tạo các phân tử DNA tái tổ hợp.
II. Kĩ thuật nuôi cấy tế bào thực vật được dùng để kích thích mô lá tái sinh cây.
III. Toàn bộ plasmid Ti cùng với gene X tái tổ hợp sẽ kết hợp vào hệ gene của thực
vật.
IV. Có thể dùng kĩ thuật PCR hoặc phân tích Southern để khẳng định cây chuyển
gene đã được biến nạp gene X thành công.
V. Có thể sử dụng kĩ thuật RT(phiên mã ngược)-PCR, phân tích Northern hoặc
Western để kiểm tra sự biểu hiện của gene X ở cây chuyển gene.
20.2. Các phát biểu nào dưới đây khi nói về các vector biểu hiện gene ở thực vật nói
chung là đúng hay sai?
I. Nó thường phải mang gene đánh dấu hay chỉ thị chọn lọc để nhận ra các tế bào
đã được chuyển gene thành công.
II. Nó thường phải mang 1 promoter giúp gene biến nạp có thể biểu hiện được
trong tế bào thực vật.
III. Nó thường phải chứa 1 vị trí đa nhân dòng để có thể cài được gene ngoại lai vào
thể truyền.
IV. Nó phải chứa trình tự nucleotide giống hệt 1 phần đặc hiệu của hệ gene thực vật
vì gene đích luôn được cài vào hệ gene tế bào chủ bởi cơ chế tái tổ hợp tương

29
đồng.
V. Nó thường phải chứa 1 vị trí khởi đầu tái bản để có thể được nhân lên thành
nhiều bản sao trong quá trình tạo vector tái tổ hợp.
Gợi ý trả lời:
20.1. Phát biểu đúng: I, IV, V; Phát biểu sai: II, III.
20.2. Phát biểu đúng: I, II, III, V; Phát biểu sai: IV.
Câu 21: Dưới đây là bản gel điện di các mẫu DNA (ở 2 locut khác nhau) của một
người con, người mẹ và bốn người đàn ông nghi là cha của đứa bé (kí hiệu A, B, C,
và D).

Giếng tra mẫu

Người cha của đứa bé phải là


1.1.1. B. B. C. C. D. D. A.
Gợi ý trả lời
Đáp án A.
Câu 22: Chiều cao trung bình của hai dòng thuốc lá tự phối và các cây con lai đo
được tương ứng như sau: dòng bố (P 1) = 119,50cm, dòng mẹ (P 2) = 71,75cm, F1 lai
(P1 × P2) = 108cm
a. Tính sự gia tăng chiều cao do ưu thế lai biểu hiện ở F 1.
b. Dự kiến chiều cao trung bình ở F2 (nếu F2 chỉ biểu hiện ưu thế lai bằng ½ của
F1)
Gợi ý trả lời:
a. Sự gia tăng chiều cao do ưu thế lai được biểu hiện ở sự vượt trội của trung bình
F1 hơn điểm giữa trung bình của 2 dòng bố mẹ.
Ưu thế lai của F1 = XF1 – 1/2(XP1 + XP2) = 108 – 1/2(119,5 + 71,75) = 12,38cm
b.Theo qui luật chung, thường ở F2 ưu thế lai chỉ biểu hiện bằng 1/2 của F1. Sự
vượt trội của F2 tức 1/2 của 12,38 = 6,19. Chiều cao các cây F 2 = 95,62 + 6,19 =
101,81cm
Câu 23: Trong phân tích FISH mẫu DNA được dùng để xác định vị trí gen trên NST
qua phản ứng màu huỳnh quang do lai tại chỗ. NST ở gian kì trước khi sao chép

30
DNA cho 1 tín hiệu lai đối với 1 NST. Giả định mỗi tín hiệu FISH được tạo ra với mỗi
mạch DNA của NST. Các kết quả của FISH sẽ như thế nào khi phân tích 1 mẫu tinh
hoàn gồm có các loại tế bào sau:
a. Tinh nguyên bào sơ cấp (kì trung gian).
b. Tinh nguyên bào sơ cấp (kì trước).
c. Tinh nguyên bào thứ cấp (kì trung gian).
d. Tinh nguyên bào thứ cấp (kì trước).
e. Tinh trùng.
Gợi ý trả lời:
a.Tế bào lưỡng bội ở kì trung gian có 2 NST sẽ cho 2 tín hiệu FISH.
b.Sao chép DNA xảy ra trong pha S, nên kì trước có 2 NST kép nên có 4 tín hiệu
FISH.
c. Tinh nguyên bào thứ cấp đã qua 1 lần phân chia còn NST kép nên có 2 tín hiệu
FISH.
d.Vì không có sao chép ở giảm phân II nên ở kì trước NST vẫn tồn tại ở trạng thái
kép nên có 2 tín hiệu FISH.
e.Tinh trùng chỉ có NST đơn nên chỉ có 1 FISH.
Câu 24: Một số câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPTQG
24.1. Giống lúa 1 có gen chống bệnh A, giống 2 có gen chống được bệnh B. Để tạo ra
giống lúa mới có cả hai gen này luôn di truyền cùng nhau, có thể dùng phương pháp
nào sau đây?
A. Nuôi hạt phấn (1) rồi lai với noãn nuôi cấy (2).
B. Gây đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể, rồi chọn lọc.
C. Lai xôma (1) x (2) → mô, rồi nuôi cấy.
D. Giao phấn (1) x (2) → (3), rồi chọn lọc.
24.2. Cho sơ đồ phả hệ

Biết rằng hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng nói trên nằm khác nhóm liên kết và
bệnh hói đầu do gen trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu gen Hh biểu hiện hói
đầu ở nam và không hói đầu ở nữ và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền
có số người mắc bệnh hói đầu là 30%. Cho các nhận xét sau:
I. Có tối đa 6 người trong sơ đồ phản hệ trên có kiểu gen đồng hợp
II. Có 6 người xác định được chính xác kiểu gen về cả 2 tính trạng.
III. Khả năng người số 10 mang cả 2 loại alen lặn là 2/5.
IV. Xác suất cặp vợ chồng (10) và (11) sinh ra 1 đứa con có kiểu gen đồng hợp và

31
không mắc bệnh P là 413/2070.
Số nhận xét đúng là?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
24.3. Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một trong hai alen của gen nằm trên nhiễm
sắc thể thường; bệnh máu khó đông do một trong hai alen của gen nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể X qui định. Theo dõi sự di truyền của hai bệnh
này trong một gia đình qua hai thế hệ được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây:

Không có sự phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong gia đình; các tính
trạng trội, lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu phát biểu trong số những phát biểu dưới đây
là đúng khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với hai bệnh
nói trên?
I. Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/4.
II. Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng 1/4.
III. Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/8.
IV. Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng 5/12.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

32
Si13
PHẦN B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Một thí nghiệm được thực hiện để tạo ra ADN tái tổ hợp giữa plasmid X và đoạn ADN (Y).
Plasmid X chứa gen Leu2 quy định tổng hợp Leucine, đoạn ADN Y có chứa gen KanR- kháng
kanamycin. Biểu đồ cấu trúc của X và Y được thể hiện dưới đây:

Plasmid X và đoạn ADN (Y) được thêm vào hỗn hợp phản ứng có chứa các enzim giới hạn Bglll (5'-A *
GATCT-3 '), BamHI (5'-G * GATCC-3'). Sau đó, các sản phẩm được chuyển sang hỗn hợp phản ứng mới
có chứa ligase. Các phân tử ADN được biến nạp vào vi khuẩn Z nhạy cảm với Kanamycin và không thể
sống sót trong môi trường không có Leucine. Sau đó nuôi cấy các vi khuẩn Z trong môi trường chứa
Kanamycin và không chứa Leucine để chọn lọc tế bào Z có chứa plasmid tái tổ hợp. Plasmid tái tổ
hợp sau đó đã được phân lập từ môi trường nuôi cấy. Các phát biểu sau đúng hay sai, giải thích.

a. Nếu cắt plasmid sau khi chèn đoạn ADN Y bằng EcoRI sau đó đem điện di sẽ chỉ thu được một băng
điện di chứa các đoạn ADN kích thước 2800 bp.

b. Nếu trong hỗn hợp phản ứng, HindIII (5'-A * AGCTT-3 ') được sử dụng thay cho BglII, vi khuẩn biến
đổi có khả năng phát triển trên môi trường có chứa Kanamycin.

c. Đoạn ADN (Y) 500 bp có thể được loại bỏ khỏi plasmid tái tổ hợp bằng cách sử dụng enzim giới hạn
BglII.

Hướng dẫn trả lời:

a. Sai vì đoạn ADN thu được có kích thước lớn hơn 2800 bp do có chứa thêm đoạn Y

b. Sai do đoạn ADN (Y) không thể chèn vào plasmid

33
c. Sai do vị trí cắt giới hạn của enzim HglII đã bị thay đổi.

Câu 2: Dưới đây là bản đồ giới hạn của plasmid pGEN101 (tổng chiều dài=20kb). Hãy đưa ra số
lượng và kích thước các phân đoạn được cắt bằng các enzyme riêng rẽ EcoRI, BamHI, và kết hợp cả 2
loại enzme EcoRI + BamHI

Digest Performed Size of Fragments


EcoRI
BamH
I
EcoRI + BamHI

Hướng dẫn trả lời:

Digest Performed Size of Fragments Obtained


EcoR 20 kb
I
BamHI 2 kb, 6 kb, 12 kb
EcoRI + BamHI 2 kb, 4 kb, 6 kb, 8 kb

Câu 3: Thực hiện cắt plasmid pBLA230 và thu được bảng số liệu sau:

Digest Performed Size of Fragments Obtained


Hpa 26 kb
HindIII 13 kb, 6 kb, 4 kb, 3 kb
HpaI + HindIII 7 kb, 6 kb (2), 4 kb, 3 kb
Xây dựng bản đồ giới hạn của pBLA230

Hướng dẫn trả lời:

34
Câu 4: Plasmid pBR607 dài 2.6kb và chứa gen kháng Ampicillin và Tetracyline, 1 ori, và các vị trí
cắt giới hạn của các enzyme EcoRI, BamHI, và PstI. Dựa trên bản đồ giới hạn của pBR607, vẽ các phân
đoạn tương ứng với kích thước của chúng trên bảng điện di gel agarose sau khi thực hiện cắt bằng
các enzyme EcoRI, BamHI, và PstI

Hướng dẫn trả lời:

35
Câu 5: Một học sinh xây dựng bản đồ giới hạn của plasmid pUC23 bằng cách sử dụng enzyme cắt
giới hạn EcoRI và BamHI. Sau khi thực hiện phản ứng cắt tại mỗi vị trí đơn lẻ và phản ứng cắt đồng
thời tại 2 vị trí kép, điện di gel agarose các sản phẩm của từng phản ứng. Hình ảnh dưới đây cho biết
số lượng và các phân đoạn ADN của mỗi phản ứng

36
Hướng dẫn trả lời:

Câu 6: Một plasmid AND vòng, pDA102, dài 4.35kb. Khi plasmid này được cắt bằng tổ hợp các
enzyme cắt giới hạn và điện di các phân đoạn thu được, ghi lại bảng dữ liệu dưới đây. Sử dụng bảng
dữ liệu này, xây dựng bản đồ giới hạn pDA102 với các vị trí cắt của enzyme SalI, HhaIII

Enzyme Độ dài các phân đoạn

37
SalI 2.30 kb, 0.25 kb, 1.80 kb
HhaIII 2.10 kb, 1.55 kb, 0.70 kb
SalI + HhaIII 1.20 kb, 1.10 kb, 0.75 kb, 0.70 kb, 0.35 kb, 0.25

Hướng dẫn trả lời:

Si14
Câu 1: Em hãy gọi têncác thành phần, quá trình trong công nghệ ADN tái tổ hợp
được mô tả ở hình dưới đây

38
Các bước trong công nghệ ADN tái tổ hợp

Đáp án:

1. Lựa chọn và phân lập gen mong 7. Ligase


muốn
8. ADN tái tổ hợp
2. Plasmid
9. Biến nạp
3 và 4. Enzyme cắt giới hạn
10. Phiên mã và dịch mã
5. EcoRI

6. Đoạn gen mong muốn với đầu


dính

39
Câu 2: Có mẫu ADN được cắt bằng enzyme cắt giới hạn riêng rẽ hoặc có thể kết
hợp các loại enzyme. Sau đó mang mẫu đi điện di trên điện trường gel agarose
thu được kết quả như hình bên dưới. Dựa vào kết quả em hãy vẽ vị trí cắt của
các enzyme.

Đáp án:

Câu 3: Em hãy cho biết trình tự của đoạn ADN dựa vào kết quả phân tích ADN
theo phương pháp Sanger theo hình bên dưới.

40
Đáp án:

Trình tự của đoạn ADN

3’ T G T A T G C C T A A G 5’

5’ A C A T A C G G A T T C 3’

Câu 4: Cho kết quả phân tích ADN như sau

a. Mẫu nào (A hoặc B) chứa ADN dạng vòng

b. Tổng chiều dài của phân tử ADN dạng thẳng

c. Tổng chiều dài của phân tử ADN vòng

Đáp án:

a. A

b. 10kb

c. 10kb

Câu 5: Đoạn mồi nào sau đâycó thể được sử dụng để khuếch đại chuỗi ADN
điachs, biết đoạn exon mã hóa protein của gen CFTR

41
Đáp án: A

Câu 6: Hình bên thể hiện kết quả phân tích ADN trên điện trường gel bằng cách
nhuôm ethidium bromide. Với đoạn ngắn ADN có trình tự như hình vẽ, hãy cho
biết nó có thể cắt bởi enzyme cắt giới hạn EcoRi (5’GÂATTC), Alul (5’AGCT) và
Pstl (5’CTGCAG). Có bao nhiêu sản phẩm được tạo thành?

Đáp án:

- EcoRi (5’GAATTC) cắt 1 lần tạo 2 sản phẩm

- Alul (5’AGCT) cắt 2 vị trí tạo 3 sản phẩm

- Pstl (5’CTGCAG) không cắt tại bất kỳ vị trí nào

Câu 7: Enzyme cắt giới hạn EcoRi (5’GAATTC) và Pstl (5’CTGCAG) có thể cắt như
hình vẽ bên dưới.

42
Hãy chỉ ra vị trí 5’ và 3’ của phân tử khi bị cắt? Đuôi có thể thay đổi như thể
nào nếu ủ phân tử ADN bị cắt với ADN polymerase với sự có mặt cả 4 dNTPs.
Sau đó có thể nối đầu BamHI với T4 ligase không?

Đáp án:

Câu 8: Để lập bản đồ enzyme cắt giới hạncủa BamHI 3.0kb. cho 3 mẫu cắt với
EcoRI, Hpall và hỗn hợp EcoRI và Hpall. Sau đó phân tích sản phẩm bằng
phương pháp điện di gel. Từ kết quả hãy lập bản đồ enzyme cắt giới hạn.

43
Đáp án:

Bởi vì Hpall chỉ tạo 2 đoạn chứng tỏ chỉ cắt một lần. Bởi Hpall chỉ tạo 3 đoạn
chứng tỏ cắt ở 2 vị trí. Bản đồ enzyme cắt giới hạn chỉ có thể như sau:

Câu 9: Để nhân dòng một đoạn ADN có đuôi KpnI vào vector có đuôi BamHI.
Vấn đề đặt ra là đuôi BamHI và KpnI không phù hợp với nhau (hình bên trái).
Một cách giải quyết là sử dụng đoạn oligonucleotide (hình bên phải) để nẹp lại
với nhau. (A) Em hãy vẽ hình mô tả sự kết hợp của KpnI-BamHI và
oligonucleotide? (B) Vẽ hình mô tả phân tử sau khi xử lý với ADN ligase.

Đáp án:

44
Câu 10: Đoạn mồi nào có thể được sử dụng để khuếch đại phân tử ADN như
hình vẽ bên dưới

Phân tử ADN cần khuếch đại

Đoạn mồi nào là phù hợp để thực hiện sự khuếch đại?

Đáp án:

Đoạn mồi 1 và 8 là phù hợp. Các đoạn mồi còn lại hoặc không bổ sung hoặc bổ
sung nhưng lại không đúng hướng.

Câu 11: Phân tích ADN theo phương pháp


Sanger cho kết quả điện di như hình vẽ bên
dưới. Hãy cho biết trình tự ADN của mạch
khuôn?

Đáp án:

Trình tự của mạch bổ sung lấy nguyên liệu từ các dNTP là:
5’GTACCCGAAATCAGGA3’

 Trình tự trên mạch khuôn của ADN mẫu là 3’CATGGGCTTTAGTCCT5’

45
Câu 12: Phân tích ADN theo phương
pháp Sanger cho kết quả điện di trên
agarose của 2 mẫu kiểu dại (wild type)
và mẫu đột biến (mutant) như hình vẽ
bên dưới.

a. Hãy cho biết trình tự 5’ – 3’ của mẫu


kiểu dại.

b. Hãy cho biết trình tự 5’ – 3’ của mẫu


đột biến. Loại đột biến nào đã xảy ra?

Đáp án:

a. 5’TGGCGTAAAGTCTGGCATCC3’

b. 5’TGGCGTAAGTCTGGCATCC3’. Đột biến điểm dạng mất cặp nucleotit A-T đã


xảy ra làm khung đọc thay đổi từ bộ ba thứ 3 trở đi.

Câu 12: Trong một nghiên cứu tạo thư viện plasmid cDNA, các đoạn cài dài 10
– 15 kb (kb: nghìn cặp base nito) từ hệ gene của một vi khuẩn được cắt thành
các phân đoạn bởi enzyme giới hạn EcoRI rồi cài vào vector plasmid tại vị trí
giới hạn EcoRI. Trong nghiên cứu này, người ta phải xác định được plasmid
mang gene purB. Để thực hiện được việc đó, người ta lấy 5 plasmid khác nhau
của thư viện đem cắt bằng EcoRI rồi điện di. Trong thí nghiệm tiếp theo, cũng 5
plasmid đó được phân tích bằng PCR với cặp mồi có trình tự nằm trong gene
purB, rồi sản phẩm PCR được điện di trên gel. Biết rằng để quan sát DNA, trước
khi điện di cả hai bản gel đều được bổ sung thuốc nhuộm đặc hiệu DNA
(ethidium bromide).

46
Mỗi phát biểu dưới đây là ĐÚNG hay SAI?
A. Các plasmid chứa các đoạn cài có thể nằm gối lên nhau là plasmid 1 và
plasmid 3.
B. Để xác định plasmid chứa đoạn cài có gene purB, ngoài phương pháp PCR
có thể sử dụng
phương pháp chọn lọc khuẩn lạc “xanh – trắng”.
C. Để xác định plasmid chứa đoạn cài có gene purB, ngoài phương pháp PCR
có thể sử dụng phương pháp lai Southern.
D. Phần trình tự của gene purB bắt cặp với đoạn mồi PCR có ở các plasmid 2 và
plasmid 5.
Đáp án:

- Phát biểu đúng: A, C, D


- Phát biểu sai: B
Câu 13: Frederick Sanger (1918-2013) đã phát minh ra kĩ thuật giải trình tự
DNA, RNA và protein; Shankar Balasubramanian (1966-đến nay) đã phát minh
ra kĩ thuật giải trình tự DNA hiệu năng cao. Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Quốc
gia hiện đang giải trình tự 100.000 hệ gen từ các bệnh nhân mắc bệnh hiếm
gặp, nhưng các công nghệ giải trình tự khác nhau đều có những giá trị riêng,
như được mô tả dưới đây.

47
Mỗi phát biểu dưới đây về dự án 100.000 hệ gen là đúng hay sai?
A. Công nghệ Illumina là phù hợp nhất để tìm ra những biến đổi đơn
nucleotide (các đột biến ở một bazơ đơn lẻ) trong các hệ gen của bệnh nhân.
B. Công nghệ PacificBiosciences là phù hợp nhất để đánh giá những biến đổi
trong phiên mã bằng việc giải trình tự RNA.
C. Công nghệ PacificBiosciences là phù hợp nhất để phát hiện sự tái sắp xếp
của các đoạn ADN trong các hệ gen bệnh nhân.
D. Giải trình tự Sanger là phù hợp nhất để kiểm định (kiểm tra lại) các kết quả
giải trình tự, trước khi dùng thông tin di truyền của bệnh nhân để chỉ định can
thiệp y tế.
Hướng dẫn giải:

- Phát biểu đúng: A, C, D


- Phát biểu sai: B
Câu 14: Một phản ứng PCR gồm chuỗi nhiều chu kỳ (cycle) nối tiếp nhau để
khuếch đại đoạn gen đích lên thành nhiều bản sao từ một mẫu ADN ban đầu.
Hỏi trải qua bao nhiêu chu kỳ đoạn gen đích được tạo ra.

Đáp án: ở chu kỳ thứ 3. Kết quả được giải thích theo sơ đồ sau

48
Câu 15: Michael Smith (1932-2000) đã phát minh kĩ thuật gây đột biến hướng
đích. Gần đây các nhà khoa học đã phát minh công nghệ CRISPR-Cas9 để tiến
hành gây đột biến dễ dàng hơn. Protein Cas9 từ Streptococcus pyogenes được
dẫn bởi một guideARN (ARN chỉ dẫn, gARN) dài 20 bp liên kết với ADN đích.
Enzyme Cas9 này chỉ có thể cắt sợi kép ADN tại vị trí cách ba nucleotide nằm
ngược dòng trình tự 5'-NGG-3' (1). Các phân đoạn ADN sợi kép đã bị cắt bởi
các enzyme này, và sau đó vẫn có thể được nối trở lại. Gen X cần được làm mất
chức năng nhờ enzyme Cas9 được mô tả ở đây (2). Một cách khác để knockout

49
gen là sử dụng một cặp gồm Cas9 cải biến có khả năng chỉ tạo ra các vết cắt sợi
đơn và ARN chỉ dẫn (guideRNA) hướng đích tới các vị trí liền kề.

Chọn trình tự guideARN sẽ chỉ dẫn Cas9 tới vị trí I.


1 = 5'-ATTTTTCGACGTTTAGGCCA-3'
2 = 5'-AUUUUUCGACGUUUAGGCCA-3'
3 = 5'-AUAAAACGUGCAAAUCCGGU-3'
4 = 5'-UUUGCACGUUUAGGCCAAGG-3'
5 = 5'-UUUUUGGGGGCCCAGGAUCU-3'
Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
A. Sử dụng cặp đôi Cas9 và guideARN bị biến đổi làm tăng các tổn thương sai
đích ở các gen khác.
B. Hệ gen Streptococcus pyogenes ngẫu nhiên có nhiều vị trí NGG hơn mong
đợi.
50
C. Nếu gen không có các trình tự GG, các protein Cas9 từ các loài khác cần
được nghiên cứu.
Đáp án:
- Trình tự đúng: 2 = 5 – AUUUUC …………………..
- Phát biểu đúng: C
- Phát biểu sai: A và B
Câu 16: Giả sử em xác định được 1 gen ở nấm men rượu, tương đồng với gen
mã hóa tiểu đơn vị của enzyme telomerase từ động vật nguyên sinh. Sau đó
em tạo môt đột biến đích làm mất một bản sao của gen ở chủng lưỡng bội của
nấm men và sau đó cảm ứng để tạo bào tử và sinh ra các tế bào đơn bội. Tất cả
bốn bào tử nảy mầm tốt, và em có thể tạo khuẩn lạc trên đĩa thạch. Cứ sau 3
ngày, em cấy ria lại các khuẩn lạc lên môi trường thạch đĩa mới. Sau 4 lần cấy
chuyển liên tục như vậy, các thế hệ sau của 2 trong số 4 bào tử ban đầu sinh
trưởng rất kém, thậm chí không sinh trưởng. Em lấy các tế bào từ các đĩa gốc
nuôi 3, 6 và 9 ngày để tách chiết ADN, sau đó cắt mẫu ADN ở vị trí cách điểm
khởi đầu của vùng lặp lại ở đầu mút của nhiễm sắc thể khoảng 35 nucleotit.
Phân tách các phân đoạn bằng điện di, và lai chúng với mẫu dò đặc hiệu đầu
mút đánh dấu phóng xạ (các băng màu tối) (Hình Q.52). Giả thiết là thời gian
thế hệ là 6 giờ.

Hãy chỉ ra các câu sau là Đúng hay Sai

51
A. Độ dài trung bình của đầu mút của nấm men rượu là 300 nucleotit.
B. Bào tử 2 và 4 có vẻ thiếu enzyme tổng hợp đầu mút telomerase.
C. Đầu mút nhiễm sắc thể nấm men rượu mất không quá 20 nucleotit sau mỗi
lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
D. Các nấm men rượu mất các đầu mút sẽ có kích thước tế bào bình thường.
Đáp án:
- Phát biểu sai: A, B
- Phát biểu đúng: C, D
Câu 17: Mr. Trung nhân dòng 1 trình tự mã hóa (coding sequence-CDS) của
một gen vào một vector rồi đặt tên plasmid tạo thành là pVN2016. CDS được
chèn tại vị trí nhận biết SacII nằm trong vùng MSC (multi cloning site) trong
vùng gen lacZ của vector (Hình Q.93A). CDS được chèn có một vị trí cắt giới
hạn Pstl cách bộ ba kết thúc của nó 0,8 kb. Để xác định kích thước và hướng
của CDS đã được chèn, Mr. Trung đã cắt plasmid này với enzyme cắt giới hạn
khác nhau, và sản phẩm cắt được trình bày trong hình Q.93B.

Dựa vào dữ liệu ở trên, hãy cho biết câu nào sau đây là đúng hay sai
A. CDS dài 2.6 kb và có vị trí nhận biết EcoRI ở điểm cách một đầu tận cùng của
nó khoảng 0,5 kb.
B. SpeI có thể được sử dụng để xác định hướng của CDS.
C. CDS được chèn vào cùng chiều với lacZ.
52
D. Nếu plasmid pVN2016 bị cắt bởi cả hai enzyme SpeI và EcoRI trong đệm
Tango (EcoRI và SpeI cắt ở mức tương ứng là 100% và 20%), thì 5 đoạn với kích
thước 0,5; 0,8; 1,3; 2,1 và 3,0 kb có thể được xác định bởi điện di trên gel, giả
sử khôngquan sát được các đoạn nhỏ hơn 50 bp.
Đáp án
- Phát biểu đúng: A, D
- Phát biểu sai: B, C
Câu 18: Tốc độ dịch mã của một mARN có thể được ước tính bằng điện di SDS-
PAGE. Trong thí nghiệm này, một mARN vi rút khảm thuốc lá (TMV) mã hoá
cho một protein kích thước 116000 dalton, được dịch mã trong dịch ly giải
(lysate) tế bào hồng cầu lưới của thỏ khi có mặt S-methionine. Dịch ly giải
chứa tất cả các thành phần của bộ máy dịch mã của tế bào hồng cầu lưới của
thỏ. Cứ sau một phút, lấy một mẫu để chạy SDS-PAGE. Các sản phẩm dịch mã
tách biệt được hiển thị bằng phóng xạ tự ghi (autoradiography). Như trong
hình dưới đây, polypeptide lớn nhất được phát hiện có kích thước tăng theo
thời gian, tới khi đạt kích thước hoàn chỉnh sau khoảng 25 phút.

Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai.
A. Tốc độ tổng hợp protein TMV tăng theo cấp số mũ theo thời gian.
B. Nếu khối lượng phân tử trung bình của một amino acid là 110 Dalton, tốc
độ

53
trung bình để tổng hợp protein là khoảng 35 đến 40 amino acid trong mỗi
phút.
C. Dịch ly giải hồng cầu lưới của thỏ chứa enzyme methionyl-tARN synthetase.
D. mARN đó có thể chứa nhiều hơn 2 bộ ba hiếm gặp (rare codon).
Đáp án
- Phát biểu đúng: C, D
- Phát biểu sai: A, B
Câu 19: Tính trạng lông lang ở chuột với biểu hiện là sọc vàng xen lẫn sọc đen
do alen kiểu dại quy định. Đột biến thêm đoạn ở gene này làm chuột có màu
lông vàng hoàn toàn. Khi lai chuột lang với nhau, đời con luôn thu được toàn
chuột lang. Khi lai chuột lang với chuột vàng, thu được chuột lang và chuột
vàng với tỷ lệ tương đương. Khi lai chuột vàng với chuột vàng, đời con thu
được số chuột vàng gấp 2 lần số chuột lang. Khi nhân bản vùng mang gene quy
định tính trạng màu lông từ mẫu máu của chuột lang và chuột vàng bằng PCR
với cùng cặp mồi đặc hiệu, kết quả thể hiện ở hình dưới đây.

Xét trong thí nghiệm này, mỗi phát biểu dưới đây là ĐÚNG hay SAI?

A. So với alen kiểu dại, alen đột biến là trội khi xét tính trạng này nhưng lại là
lặn khi xét tính trạng khác.

B. Liên quan đến tính trạng màu lông, alen đột biến và alen kiểu dại là đồng
trội, do đó chuột lang có sọc vàng và sọc đen.

C. Trong thực tế, không thể thực hiện được phép lai giữa các cá thể có kiểu
gene đồng hợp tử về alen đột biến.

54
D. Chuột lang có kiểu gene dị hợp tử còn chuột vàng có kiểu gene đồng hợp
tử.

Hướng dẫn chấm : Đúng, Sai, Đúng, Sai.

Si06
II. BÀI TẬP

Câu hỏi có hướng dẫn trả lời


Câu 1: Hãy mô tả tiến trình thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật
khác nhau để chứng minh các phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di
chuyển hay không?

Hướng dẫn trả lời

- Trước tiên người ta phải đánh dấu protein màng của hai loài khác nhau sao cho có
thể phân biệt được chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang),
sau đó cho các TB của hai loài tiếp xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các
chất nhất định).

- Sau từng khoảng thời gian một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "TB lai"
dưới kính hiển vi. Nếu protein màng của các loài đan xen với nhau trên TB lai thì
chứng tỏ các prôtêin màng đã dịch chuyển. Tuy nhiên, nếu các protein của từng loài
không pha trộn vào nhau mà vẫn nằm ở hai phía riêng biệt của TB lai thì ta vẫn chưa
thể kết luận chắc chắn là protein màng không di chuyển. Vì protein của cùng một loài có
thể vẫn di chuyển trong loại TB đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng TB của loài
khác.

Câu 2: ( IBO -2013)Sự tiến hóa nhanh của kháng nguyên cúm Hemagglutinin (HA) là
một trở ngại lớn trong điều trị bệnh hiệu quả. Nhằm xác định các kháng thể chống
được nhiều chủng cúm một cách hiệu quả, người ta phân lập riêng rẽ 13.000 tế bào
plasma (tương bào) của một người đã được tiêm chủng rồi kích hoạt chúng sản sinh
kháng thể. Những kháng thể này được kiểm tra tính kháng với các loại HA khác nhau
(H5 VN/04, H7 NE/03 và hỗn hợp trong văcxin) bằng cách đo ái lực bám kết
(binding) của chúng với nhau (hình A). Hiệu quả bám kết của hai kháng thể tiềm năng
rõ rệt là X và Y đối với chúng với nhau (hình A). Hiệu quả bám kết của hai kháng thể
tiềm năng rõ rệt là X và Y đối với một số loại HA thu từ các nhóm 1 (màu đỏ) và 2
(xanh lam) tiếp tục được đánh giá bằng cách đo nồng độ cần thiết để thu được 50%
55
hiệu quả bám kết tối đa (chỉ số EC50, hình B). Để so sánh, chỉ số EC50 cũng được đo
với một kháng thể kháng HIV và một kháng thể X* được tạo ra bởi các tương bào vốn
ban đầu sản sinh X nhưng tất cả các đột biến đã được phục hồi để thu được các trình
tự tương ứng được di truyền từ bố mẹ.

Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

A. Mỗi đáp ứng miễn dịch kháng văcxin cúm được điều hòa bởi một tập hợp đa
dạng gồm nhiều kháng thể.

B.Kháng thể Y kháng hiệu quả HA thu từ các chủng nhóm 2, song không gây
miễn dịch kháng tất cả các chủng nhóm 1 được nghiên cứu.

C. Miễn dịch rộng rãi đối với kháng thể X phần nào phát sinh từ các đột biến
xôma.
D. Việc tiêm kháng thể X gây đáp ứng miễn dịch hiệu quả kháng lại một số lớn các
chủng cúm qua nhiều năm.

Hướng dẫn trả lời

A. Đúng .

Như có thể thấy trong bảng dưới của hình A, có một số lượng lớn các tế bào
plasma sản xuất kháng thể chống lại HA có trong vắc-xin.

B. Đúng.

Điều này có thể thấy trong hình B nơi kháng thể Y không liên kết với tất cả HA
nhóm 1 tốt hơn kháng thể đối kháng với HIV.

C. Đúng .

56
Vì các bản sao dòng mầm của tất cả các gen không đồng nhất miễn dịch, sự khác
biệt giữa các kháng thể X và X * phải là do đột biến soma xảy ra trong dòng tế bào
dẫn đến tế bào plasma sản xuất X. Lưu ý rằng đột biến soma và sắp xếp lại là phổ biến
trong các tế bào sản xuất kháng thể, có khả năng thích ứng để đối phó với một loạt các
kháng nguyên.

D. Sai.

Câu 3: Mặc dù tiêm kháng thể X đồng thời miễn dịch thụ động chống lại một loạt
các chủng cúm, nhưng nó không cung cấp miễn dịch chủ động. Vì thế, tiêm chủng sẽ
không kéo dài hơn một vài tuần hoặc tối đa tháng.

Virut viêm gan B chứa các kháng nguyên HBs, HBc và HBe, trong đó HBs được
dùng phổ biến làm văcxin, trong khi Hbe chỉ được biểu hiện ở một số chủng virut.
Bảng dưới cho biết sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của kháng nguyên virut và kháng thể
được tìm thấy ở một số bệnh nhân. Dấu hỏi (?) chỉ các phép thử (kiểm tra) chưa được
thực hiện.

Hãy chỉ ra mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

A. Bệnh nhân P1 vừa được chủng văcxin gần đây, nhưng trước đó chưa từng bị
nhiễm virut viêm gan B.

B. Bệnh nhân P2 vượt qua sự lây nhiễm của virut viêm gan B thành công

C. Các bệnh nhân P3 và P4 đang bị nhiễm virut viêm gan B.

D. Bệnh nhân P5 vừa được chủng văcxin.

Hướng dẫn trả lời

A. Đúng.

Kể từ khi tiêm vắc-xin được thực hiện bằng cách sử dụng HBs, một người được
tiêm vắc-xin đang sản xuất IgG kháng HBs sau vài tuần. Nhiễm viêm gan, tuy nhiên
cũng sẽ dẫn đến kháng HBc và kháng thể kháng HBe thường không tìm thấy ở P1.
57
B. Đúng.

Mặc dù không tìm thấy kháng nguyên, P2 tạo ra IgG chống lại cả ba loại kháng
nguyên, ngay cả những loại không được sử dụng trong tiêm chủng.

C. Đúng.

Kháng nguyên HBe được tìm thấy trong P3, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy virus
có mặt. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của P3 bắt đầu phản ứng đầu tiên bằng cách sản
xuất kháng thể IgM. Vì P4 cho thấy IgG kháng HBc và chống HBe, nên bệnh nhân đã
bị nhiễm bệnh tại một thời điểm. Sự hiện diện của HBs nhiều chứng tỏ rằng nhiễm
trùng vẫn đang xảy ra vì sự thay thế duy nhất sẽ là một vắc-xin rất gần đây, không có
khả năng được áp dụng cho một người được tiêm chủng.

D. Đúng.

Sự hiện diện của IgM chống HBs chứng tỏ có phơi nhiễm với HBs. Tuy nhiên, do
không có kháng nguyên HBc và HBe, nên có khả năng là nguồn phơi nhiễm là do
tiêm chủng gần đây.

Câu 4: a. Sự kiện nào dưới đây sẽ xảy ra sau khi tế bào nhiễm trình diện kháng
nguyên lên

bề mặt tế bào?

A.Hình thành kháng thể


B. Hoạt hóa tế bào T độc
C. Tăng thực bào
D. Hoạt hóa tế bào B
b. Huyết tương của một bệnh nhân bị viêm gan B có thể chứa kháng nguyên bề mặt
(viết tắt là HBsAg) của virut viêm gan B, cũng có thể có hoặc không có kháng nguyên
lõi (viết tắt là HbcAg) của virut viêm gan B. Điều mô tả nào dưới đây là đúng nhất?
A. HBcAg có lẽ được cấu tạo chủ yếu từ lipit.

B. HBsAg được cấu tạo chủ yếu từ protein.

C. Nồng độ các enzym của gan trong huyết tương không thay đổi khi bệnh nhân bị
viêm gan cấp tính.

D. Nồng độ các enzym của gan trong huyết tương giảm khi bệnh nhân bị viêm gan
cấp tính.
58
Câu 5: Virut viêm gan B chứa các kháng nguyên HBs, HBc và HBe, trong đó HBs
được sử dụng phổ biến làm văcxin, còn HBe chỉ biểu hiện ở một số chủng virut.

Để xác định xem có nên cho trẻ tiêm chủng văcxin phòng viêm gan B không, bố mẹ
của một số trẻ đã đưa con đi kiểm tra sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên virut
và kháng thể tương ứng ở trẻ.

Bảng dưới đây thể hiện kết quả kiểm tra ở 5 trẻ (kí hiệu từ T1 đến T5). Những trẻ này
chưa từng được tiêm văcxin viêm gan B. Dấu (+) thể hiện sự có mặt, dấu (-) thể hiện
sự vắng mặt, dấu (?) thể hiện phép kiểm tra chưa được thực hiện.

Anti- Anti- Anti- Anti-


Kí hiệu
HBs HBc HBe HBs HBs HBc HBe
trẻ
IgG IgM IgG IgG

T1 + ? + - + + +

T2 - - - - - - -

T3 ? + ? + ? - ?

T4 - - - + - + +

T5 - - - ? ? ? +

Dựa vào kết quả xét nghiệm, hãy cho biết trong những trẻ trên:

- Trẻ nào đang bị nhiễm virut viêm gan B? Giải thích.

- Trẻ nào đã bị nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh? Giải thích.

- Trẻ nào cần tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B? Giải thích.

– Trẻ đang bị nhiễm virut viêm gan B là trẻ T1 và T3.

Hướng dẫn trả lời

Giải thích: Từ bảng kết quả cho thấy chỉ có trẻ T1 và T3 là có mặt kháng nguyên virut viêm
gan B, mà những trẻ này chưa từng được tiêm văcxin phòng viêm gan B, chứng tỏ trẻ T1 và
T3 đang bị nhiễm virut này.

- Trẻ đã bị nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh là trẻ T4 và T5.

Giải thích: Từ bảng kết quả cho thấy ở trẻ T4 và T5 không có kháng nguyên virut viêm gan
B. Trẻ T4 có cả 3 loại kháng thể (Anti-HBs, Anti-HBc, Anti-HBe), trẻ T5 có Anti-Hbe (loại
59
kháng nguyên chỉ có mặt ở một số chủng virut). Chứng tỏ T4 và T5 vừa bị nhiễm virut viêm
gan B và cơ thể đã tạo được kháng thể chống lại các kháng nguyên của virut này.

- Trẻ cần tiêm văcxin phòng viêm gan B là trẻ T2.

Giải thích: Từ bảng kết quả cho thấy ở trẻ T2, không có mặt kháng nguyên cũng như kháng
thể, do đó, cần tiêm văcxin viêm gan B cho T2 để trẻ này tạo được kháng thể chống lại virut
viêm gan B.

Câu hỏi tự trả lời


Câu 1:
Nuôi cấy tế bào khối u ở người với một loại
thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào. Sau
khi xử lý, thuốc được loại bỏ khỏi nuôi cấy tế
bào (lần thứ 0) và tế bào được giữ trong điều
kiện tối ưu để phát triển. Tại một thời điểm xác
định trước, các mẫu nuôi cấy có số lượng tế
bào giống hệt nhau được nhuộm bằng thuốc
nhuộm huỳnh quang và đưa vào máy phân tích
dòng chảy tế bào. Hình dưới đây cho thấy
đường cong phân tích tế bào theo dòng chảy
thu được.

Các câu dưới đây đúng hay sai:


A. Pha S trong quần thể tế bào kéo dài trong 8
giờ.
B. Quần thể tế bào chứa nhiều histone nhất lúc
quần thể nuôi cấy được 12 giờ.
C. Nếu nhiễm sắc thể bị đóng xoắn thì quần thể
đã nuôi cấy được 24 giờ sẽ tạo ra hai loại
nhiễm sắc thể: có hoặc không có nhiễm sắc thể
chị em.
D. Có khả năng CDD (một thành phần của yếu tố thúc đẩy pha M) vẫn ổn định ở mọi
thời điểm lấy mẫu.

60
Câu 2:
Các tế bào cổ được tin rằng chứa các phân tử sinh học và chất dinh dưỡng trong một
túi màng lipid. Một trong những phân tử sinh học xuất hiện sớm nhất là các phân tử
RNA (ribozyme). Tuy nhiên, ribozyme hiện đại được biết là cần các cation hóa trị hai
(ví dụ: Mg2+) có nồng độ từ 10-3 đến 10-2 M để có thể hoạt động, trong khi các túi chỉ
chứa axit béo sẽ bị rò rỉ ở nồng độ đó. Bạn nghi ngờ rằng có những thành phần khác
trong màng túi giúp duy trì nồng độ Mg2+ cao.
Vì lý do này, bạn đã tiến hành các thí nghiệm sử dụng túi có thành phần khác nhau để
kiểm tra xem việc bổ sung Mg2+ có gây rò rỉ chất tan từ túi hay không bằng cách sử
dụng phương pháp lọc gel (a). Nếu việc bổ sung Mg 2+ làm cho túi bị rò rỉ sẽ có hai
đỉnh trong đồ thị, một đỉnh là phần trong túi, trong khi đỉnh còn lại là phần chất tan bị
rò rỉ.

Bạn làm thí nghiệm với ba loại túi ở nhiệt độ phòng: túi chỉ chứa axit béo (OA), túi
chứa thêm este glycerol (OA / GMO), và túi chứa thêm amide (OA / GMOA). Các
chất hòa tan quan sát được là thuốc nhuộm hữu cơ nhỏ và oligonucleotide 9 bp. Kết
quả thu được như hình dưới đây (b - g).

61
Dye leakage: rò rỉ thuốc nhuộm
Oligo leakage: rò rỉ đoạn oligo
Các câu dưới đây đúng hay sai:
A. Nếu túi ổn định và không bị rò rỉ, kết quả lọc gel sẽ chỉ hiển thị đỉnh bên phải trong
hình a.
B. Các tế bào cổ có chứa este glycerol hoặc amit ở màng túi sẽ có lợi thế chọn lọc
trong môi trường giàu Mg2+ so với các tế bào không có.
C. Nếu thí nghiệm được lặp lại ở 4°C, sự rò rỉ sẽ tăng lên trong tất cả các loại túi.
D. Nếu chiều dài của oligonuleotide được sử dụng trong thí nghiệm này tăng lên 18
bp, sẽ không có sự thay đổi trong biểu đồ e, f, g vì oligonucleotide sẽ giống như một
ion không thể xâm nhập vào màng lipid.
Câu 3:
Một thí nghiệm được thực hiện để xác định những thay đổi biểu hiện protein trong chu
kỳ tế bào. Tế bào gốc biểu bì được nuôi cấy trên đĩa petri trong môi trường bổ sung
huyết thanh để tạo ra đủ tế bào cho thí nghiệm này. Vào 24 giờ trước khi thí nghiệm
bắt đầu, các tế bào gốc biểu bì được chuyển đến môi trường nuôi cấy không chứa
huyết thanh. Huyết thanh sau đó được thêm vào sau 24 giờ và các mẫu protein được
chiết xuất từ tế bào gốc biểu bì cứ sau mỗi 2 giờ trong 14 giờ. Các mẫu protein sau đó
được phân tích bằng SDS-PAGE và được hiển thị trong hình bên dưới.

62
A. Tế bào gốc biểu bì được tìm thấy trong màng đáy của lớp biểu bì da.
B. Việc thay môi trường không chứa huyết thanh được thực hiện để ngăn các tế bào
sinh sôi nảy nở và đồng bộ hóa về phase G0.
C. Một số dải protein trong gel cho thấy sự cải thiện sau 4 giờ ủ và kéo dài trong 14
giờ.
D. Từ các kết quả trên, có thể thấy rằng pha S nằm ở giờ thứ 2 đến thứ 4 trong gel
SDS-PAGE.
Câu 4:
Một nhà khoa học muốn nghiên cứu phản ứng miễn dịch thể dịch đối với nhiễm virut
X. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ba loại chuột là chuột bình thường (+ / +), chuột bị
tổn thương tế bào gốc lympho ở tủy sống (scid / scid) và chuột bị hỏng tuyến ức (nud /
nud). Máu từ những con chuột bị nhiễm đã được lấy, sau đó trung hòa toàn bộ kháng
thể và kháng thể IgM đã được thử nghiệm. Các kết quả đo được hiển thị trong hình
dưới đây.

Các câu dưới đây đúng hay sai:


A. Kết quả thí nghiệm cho thấy phản ứng miễn dịch với virus X liên quan đến phản
ứng miễn dịch dịch thể.
B. Hình thành IgG để chống lại virut X liên quan đến tế bào lympho T.
63
C. Các tế bào lympho T là hoàn toàn cần thiết cho cơ thể để tạo ra các kháng thể.
D. Kháng thể được tạo ra từ các tế bào ở tuỷ sống và tuyến ức.
Câu 5:
Để tạo kháng thể gắn với thụ thể acetylcholine từ cơ quan phát điện của lươn điện, bạn
tiêm thụ thể đã phân lập vào chuột. Bạn lưu ý một mối tương quan thú vị: những con
chuột có lượng kháng thể cao có kiểu hình yếu và chậm chạp; trong khi ở lượng kháng
thể thấp chuột linh động hơn. Bạn nghi ngờ rằng các kháng thể này phản ứng với các
thụ thể acetylcholine của chuột, khiến nhiều thụ thể bị phá hủy. Vì giảm số lượng thụ
thể acetylcholine cũng là cơ sở của bệnh nhược cơ ở người, bạn tự hỏi liệu việc tiêm
thuốc neostigmine vào chuột có thể giúp chúng hồi phục sức mạnh tạm thời, như đối
với bệnh nhân nhược cơ hay không. Neostigmine ức chế acetylcholinesterase, enzyme
chịu trách nhiệm thủy phân acetylcholine trong khe synap. Kết quả là khi bạn tiêm
neostigmine vào những con chuột, chúng ngay lập tức trở nên rất hoạt động. Đề xuất
giải thích về cách neostigmine phục hồi chức năng tạm thời ở khớp thần kinh cơ với
một lượng thụ thể acetylcholin giảm.
Câu 6:
Các thụ thể đồng kích thích và ức chế điều chỉnh tín hiệu thụ thể kháng nguyên ở tế
bào lympho T, B. Một thụ thể mới được phát hiện biểu hiện trên bề mặt tế bào T được
gọi là X. Một kháng thể X được tạo ra và được sử dụng trong các thí nghiệm kích
thích tế bào T. Trong các thí nghiệm này, các kháng thể của phức hợp TCR (anti CD3)
và CD28 (anti CD28) được biết kích thích tín hiệu thông qua các thụ thể đó, cũng như
kháng thể X. Dữ liệu từ một thí nghiệm đo tiết IL-2 bởi các tế bào T được kích thích
với các kết hợp kháng thể khác nhau được thể hiện trong Hình bên dưới.

No stim: không có kích thích.


a. Việc chỉ kích thích thụ thể X có sản xuất IL-2 từ tế bào T hay không? Nó tăng
cường hay ức chế tín hiệu TCR? Giải thích.
b. Nếu bạn kiểm tra trình tự axit amin của thụ thể X trong tế bào chất, thì bạn sẽ tìm
thấy mô hình gì?

64
c. Các nghiên cứu sinh hóa cho thấy khi thụ thể X được kích thích, lượng tyrosine
trong miền tế bào chất được phosphoryl hóa. Từ những dữ liệu này, hai protein truyền
tin có khả năng nhất có thể được đưa tới thụ thể X khi nó được kích thích là gì?
Câu 7:
Bạn thiết kế protein huỳnh quang màu xanh lá cây được biến đổi gen (GFP) có chứa
trình tự KDEL. Khi protein này được chuyển vào các nguyên bào sợi người bình
thường và được kiểm tra bằng kính hiển vi huỳnh quang, huỳnh quang xuất hiện khắp
bào tương.
Để phân tích thêm các kết quả, các phân đoạn của các bào quan khác nhau và tế bào
chất được thu thập từ các tế bào biểu hiện GFP chứa KDEL này và sau đó kiểm tra
Western blots sử dụng kháng thể kháng GFP (27 kDa) và protein disulfide isomerase
(PDI), protein gắn màng ER hạt (RER) kích thước khoảng 55 kDa. Các blot xác nhận
sự hiện diện của GFP trong tế bào chất, và như mong đợi tín hiệu PDI trong phần
RER.

a. Giải thích tại sao lại xuất hiện PDI trong phân đoạn Golgi, mặc dù chỉ có lượng
nhỏ?
b. Với chức năng của các protein PDI, bạn sẽ mong đợi điều gì nếu cả hai alen của
một gen PDI bị loại ở chuột?
Câu 8:
Một số polyribonucleotide tổng hợp đã được sử dụng trong một loạt các thí nghiệm
mã hóa di truyền với hệ thống dịch mã không có tế bào. Từ các thí nghiệm trước đây,
người ta đã biết rằng các mã axit amin được đọc theo một trình tự gồm ba nucleotide
(bộ ba). Một số dữ liệu về tổng hợp protein được sản xuất từ polyiribonucleotide tổng
hợp như sau:

65
Các câu sau đúng hay sai:
A. Dịch mã trong thí nghiệm trên bắt đầu từ base ở đầu 5’ polybonucelotide về phía
đầu 3’.
B. Các axit amin Serin có thể được mã hóa bởi bộ ba CUC.
C. Axit amin Leucine có thể được mã hóa bởi hơn 3 loại codon khác nhau.
D. Nếu lặp lại các thí nghiệm sử dụng polyribonucleotide CU có thể chắc chắn thu
được sản phẩm bao gồm leucine và serine.
Câu 9:
Dưới đây là phả hệ về một tính trạng trội trên NST thường, được quy định bởi alen Q.
Cá thể 1 là mang kiểu gen qq và cá thể 8 là Qq. Bạn muốn lập bản đồ di truyền về tính
trạng này liên quan đến hai SSR. Biết rằng, người ta chỉ phân tích điện di các alen
nhận từ bố ở các cá thể 2-7; alen Q/q và SSR 25 không xảy ra hoán vị.

a. Vẽ sơ đồ vị trí của SSR 25 so với alen Q ở cá thể 2 và 8.


b. Xác định kiểu gen (alen Q, SSR 25 và 37) cá thể 2, 3, 5 trong phả hệ.

Câu 10:
Một số chủng nấm men đột biến nhạy cảm với nhiệt độ đã được phân lập (“Altair”,
Cetus”, “Corvus”, và “Orion”). Các chủng nấm men đơn bội này đều phát triển bình

66
thường ở 23 ° C nhưng ở 37 ° C, tất cả các chủng đều có sự phân tách sớm của các
nhiễm sắc thể chị em sau khi sao chép DNA.
a. Mỗi đột biến đã được làm thí nghiệm kiểm tra như sau: các tế bào đột biến giao
phối kiểu “α” được nuôi cấy chéo trong đĩa plate với các tế bào kiểu dại giao phối kiểu
“a” ở nhiệt độ 37°C. Các kết quả được mô tả dưới đây (trong đó vệt màu xám cho
thấy sự tăng trưởng). Cho biết mỗi đột biến đang xét là lặn hay trội. Giải thích.

b. Trong một thí nghiệm mới, chủng Altair được nuôi cấy chéo với chủng Corvus,
hoặc Orion thu được kết quả như hình dưới đây. Cho lai 2 chủng đột biến Altair và
Corvus tạo thành các tế bào lưỡng bội, sau đó trải qua quá trình phân bào và hình
thành bào tử. Xác định kiểu gen của 2 chủng Altair và Corvus, chủng lưỡng bội và các
kiểu gen của các bào tử.

67

You might also like