Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

I.

BÀI TOÁN NGHIÊNG NGANG GÓC NHỎ


A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, VÍ DỤ MINH HỌA
Bài toán nghiêng góc nhỏ được tính toán theo thứ tự bắt đầu từ việc xác
định chiều cao tâm nghiêng cuối cùng, sau đó mới tính toán góc nghiêng cuối
cùng. Xét ban đầu tàu đã nghiêng góc θo, còn góc nghiêng cuối cùng là θ1, lượng
thay đổi góc nghiêng là δθ = θ1 - θo. Khi đó trong công thức tính góc nghiêng ta
thay θ bằng δθ và công thức chung để tính góc nghiêng ngang là θ1 = θo + δθ với
δθ tính từ công thức
Mn (Mn /cosδθ)
sinδθ = hoặc tgδθ =
P1 .h1 P1 .h1

Trong đó: P1 là trọng lượng cuối cùng của tàu, h1 là chiều cao tâm nghiêng
ngang cuối cùng sau khi đã tính đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng (nhận hàng, dịch
chuyển hàng, hàng lỏng, hàng treo,..), Mn là mô men làm nghiêng tàu.
1. Bài toán dịch chuyển hàng
Giả sử ban đầu tàu đã nghiêng góc θo, trên tàu có trọng lượng pc di chuyển
theo phương ngang (song song với Oy) một đoạn Δy = (y 2 – y1) và theo phương
đứng (song song với Oz) một đoạn Δz = (z2 – z1). Xác định góc nghiêng mới
Trước tiên, tính chiều cao tâm nghiêng mới, h1:
1
h1 = ho+Δhc với Δhc = – .(pc.Δz)
P
Góc nghiêng cuối cùng là: θ1 = θo + δθ
(Mn /cosδθ) pc .Δy
tgδθ = =
P.h1 P.h1

Trong đó mô men nghiêng Mn = pc.Δy.cosδθ


Trường hợp có nhiều trọng lượng hàng cùng bị dịch chuyển, ta tính riêng
cho từng trọng lượng rồi cộng kết quả lại ta được:
1
Gia số chiều cao tâm nghiêng: Δhc = – .∑(pci.Δzi)
P
Mô men gây nghiêng: Mn = ∑(pci.Δyi).cosδθ
(Mn /cosδθ) ∑(pci .Δyi )
Góc nghiêng: tgδθ = =
P.h1 P.h1

Trong các công thức trên, pci, Δyi, Δzi là trọng lượng dịch chuyển thứ i và
các đoạn dịch chuyển tương ứng của nó theo hai phương Oy và Oz.
◙Ví dụ 1. Một tàu có lượng giãn nước 6000Tấn, Om = 7.3m, OG = 6.7m,
tàu đang nổi ở tư thế nghiêng mạn trái 40. Một trọng lượng hàng 60t trên tàu dịch
chuyển 12m từ mạn trái sang mạn phải. Tính góc nghiêng ngang sau khi hàng
dịch chuyển?
Lời giải:
Tóm tắt: P = 6000Tấn, Om = 7,3m, OG = 6,7m, θo = -40. Hàng: pc = 60Tấn,
1
y = 12m. Tính θ1?
Vì hàng chỉ dịch chuyển theo phương ngang tàu nên chiều cao tâm nghiêng
không đổi: h1 = ho = Om – OG = 7,3 – 6,7 = 0,6m
Ta có: P = 6000Tấn, pc = 60Tấn, khoảng dịch chuyển y = y2 – y1 = 12m
60
 tgδθ = .12 = 0,2  δθ = 11,310
6000×0,6

 θ1 = θo + δθ = -40 + 11,310 = 7,110


◙Ví dụ 2. Một tàu có lượng giãn nước 8000Tấn, Gm = 0,50m, tàu đang nổi
ở tư thế nghiêng mạn phải 30. Một trọng lượng hàng 80Tấn trong hầm dịch chuyển
6,1m theo chiều ngang tàu từ phải qua trái và 1,5m theo chiều thẳng đứng lên trên.
Tính góc nghiêng ngang cuối cùng của tàu?
Lời giải:
Tóm tắt: P = 8000Tấn, ho = Gm = 0,5m, θo = 30. Hàng: pc = 80Tấn, y = -
6,1m, z = 1,5m. Tính θ1?
pc 80
h1 = ho – .Δz = 0,5 – ×1,5 = 0,485m
P 8000
80
 tgδθ = .(-6,1) = -0,1258 δθ = -7,170
8000×0,485

 θ1 = θo + δθ = 30 - 7.170 = -4,170
2. Bài toán nhận hàng nhỏ
Giả sử ban đầu tàu đã có góc nghiêng θo, có trọng lượng pn được xếp vào
vị trí (xp,yp,zp) ta tiến hành tính toán như sau:
Xếp pn vào vị trí (xp = xF, yp = yF, zp) để tàu chỉ chìm thẳng.
pn pn
Gia số chiều chìm: ΔT = =
γ.S 100TPC

Chiều cao tâm nghiêng mới: h1 = ho + Δhn


pn ΔT
với Δhn = (T + – h o – zp )
P+pn 2

Dịch chuyển pn theo phương ngang tàu, đến vị trí (xp,yp,zp). Phần này ta chỉ
tính góc nghiêng ngang nên ta chỉ quan tâm đến đoạn dịch chuyển của p n theo
phương ngang, Δy = (yp – yF), trong đó thường lấy yF = 0.
Tàu sẽ nghiêng ngang, góc nghiêng cuối cùng là: θ1 = θo + δθ
(Mn /cosδθ) pn .(yp – yF )
Với tgδθ = =
(P + pn ).h1 (P + pn ).h1

Trong đó mô men nghiêng là Mn = pn.(yp – yF) = pn.yp


Trong trường hợp nhận hoặc dỡ nhiều hàng thì thay thế bằng một trọng
lượng hàng tương đương:

2
pn = ptđ = pi
{ 1 1 1
xp = xtđ = .Σpi .xi ; yp = ytđ = .Σpi .yi ; zp = ztđ = .Σpi .zi
ptđ ptđ ptđ

◙Ví dụ 3. Tàu có lượng giãn nước 8000tấn, Om = 8.7m, OG = 7.6m, đang


nổi ở tư thế nghiêng phải 10 với mớn nước 6.2m, TPC = 10tấn/cm. Hàng xếp như
sau:
250tấn hàng, ở vị trí cao 6.1m trên đường cơ bản, lệch mạn phải 7.6m
300tấn nhiên liệu, ở vị trí cao 0.6m trên đường cơ bản, lệch mạn trái 6.1m.
Dỡ 50tấn ballast, ở vị trí cao 1.2m trên đường cơ bản, lệch mạn trái 4.6m.
Tính góc nghiêng cuối cùng?
Lời giải:
Tóm tắt: P = 8000Tấn, Om = 8,7m, OG = 7,6m, θo = 10, T = 6,2m, TPC =
10T/cm. Hàng: pn1 = 250Tấn, yp1 = 7,6m, zp1 = 6,1m; pn2 = 300Tấn, yp2 = -6,1m,
zp2 = 0,6m; pn3 = -50Tấn, yp3 = -4,6m, zp3 = 1,2m. Tính θ1?
Trọng lượng hàng tương đương:
ptđ = pn1 + pn2 + pn3 = 250 + 300 – 50 = 500Tấn
ytđ = (1/500)×[250×7,6 + 300×(-6,1) + (-50)×(-4,6)] = 0,6m
ztđ = (1/500)×[250×6,1 + 300×0,6 + (-50)×1,2 = 3,29m
Gia số mớn nước: ΔT = 500/(100×10) = 0,5m
Chiều cao tâm nghiêng: ho = Om – OG = 8,7 – 7,6 = 1,1m
500
Δhn = ×(6,2 + 0,5/2 – 1.1 – 3,29) = 0,121m
8000+500
 h1 = 1,1 + 0,121 = 1,221m
500
Góc nghiêng: tgδθ = ×(0,6 – 0) = 0,0289
(8000+500)×1,221

 δθ = 1,6550 θ1 = 10 + 1,6550 = 2,6550


◙Ví dụ 4. Tàu có P = 7750Tấn, Gm = 0,75m, TPC = 12,5T/cm, đang nổi ở
mớn nước 4m, nghiêng ngang góc θ = 30 về mạn phải. Tàu dự định xếp thêm 250
Tấn hàng vào không gian có sẵn hai bên mạn: bên trái cao trên đường cơ bản 4m,
lệch đường trung tâm 3,5m; bên phải cao trên đường cơ bản 2,5m, lệch đường
trung tâm 5m. Tìm lượng hàng xếp ở từng mạn để tàu trở về tư thế thẳng sau khi
xếp hàng?
Lời giải:
Tóm tắt: P = 7750Tấn, ho = Gm = 0,75m, TPC = 12,5T/cm, T = 4m, θo =
2,5 . Hàng: pn = p1 + p2 = 250Tấn, yp1 = -3,5m, zp1 = 4m; yp2 = 5m, zp2 = 2,5m; θ1
0

= 0. Tính: p1? p2?


Gọi trọng lượng hàng xếp bên mạn trái là p1, mạn phải là p2 thì

3
ptđ = pn = p1 + p2 = 250Tấn
ytđ = [p1×(–3,5) + p2×5] /250 = –0,034×p1 + 5
ztđ = [p1×4 + p2×2,5] /250 = 0,06×p1 + 2,5
ΔT = ptđ/(100.TPC) = 250/(100×12,5) = 0,2 m
ptđ ΔT 250 0,2
Δhn = (T + – ho – ztđ )= (4 + – 0,75 – 0,06×p1 – 2,5)
P+ptđ 2 7750+250 2

 h1 = 0,77656 – 0,00019×p1
Để tàu cân bằng tư thế thẳng sau khi xếp hàng θ1 = θo + δθ = 0
 δθ = θ1 – θo = –30
ptđ
tgδθ = .(ytđ – yF ) ; yF = 0
(P+ptđ ).h
1

 tgδθ×(P+ptđ)×h1 = ptđ×ytđ
Thay số:
tg(-30)×(7750+250)×(0,77656 – 0,00019×p1) = 250×(-0,034×p1 + 5)
 - 325,58 + 0,0786×p1 = –8,5×p1 + 1250
 9,286×p1 = 1575,58
 p1 = 169,67Tấn  p2 = 250 – p1 = 80,32Tấn
3. Bài toán kết hợp cả nhận hàng và dịch chuyển hàng
Trường hợp có cả hàng nhận và hàng dich chuyển thì chiều cao tâm nghiêng
thay đổi cũng như góc nghiêng của tàu gây ra bởi cả hai tác nhân là nhận hàng và
dịch chuyển hàng. Giả sử ban đầu tàu nghiêng góc θo, tàu nhận thêm trọng lượng
pn vào vị trí (xp,yp,zp) và trên tàu trọng lượng pc có sẵn bị dịch chuyển từ vị trí
(x1,y1,z1) sang vị trí (x2,y2,z2), xác định góc nghiêng cuối cùng. Nguyên tắc chung
vẫn là: tính chiều cao tâm nghiêng trước khi tính góc nghiêng. Ngoại trừ trường
hợp bài toán có chỉ rõ thứ tự nhận hàng trước, dịch chuyển hàng sau hay ngược
lại, khi tính toán, ta không quan tâm đến thứ tự đó mà chỉ quan tâm đến trạng thái
cuối cùng của tàu so với trạng thái ban đầu. Các bước tính toán như sau:
pn pn
Gia số chiều chìm: ΔT = =
γ.S 100TPC

Chiều cao tâm nghiêng: h1 = ho + Δhn + Δhc


pn ΔT
Với: Δhn là phần do pn gây ra: Δhn = (T + – h o – zp )
P+pn 2
1 1
Δhc là phần do pc gây ra: Δhc= - .(pc.Δz) = - .pc.(z2 - z1)
P+pn P+pn

Góc nghiêng cuối cùng là: θ1 = θo + δθ


(Mn /cosδθ) pn .(yp – yF ) + pc .(y2 – y1 )
Với tgδθ = =
(P + pn ).h1 (P + pn ).h1

4
Trong công thức trên mô men nghiêng Mn có hai phần, phần do nhận hàng
Mn1 và phần do dịch chuyển hàng Mn2.
Mn1 = pn.(yp – yF).cosδθ
Mn2 = pc.(y2 – y1).cosδθ
◙Ví dụ 5. Tàu biển đang nổi ở trạng: lượng chiếm nước 3500Tấn, mớn
nước 4,2m, nghiêng phải 30, TPC = 8.5Tấn/cm, chiều cao tâm nghiêng 0,5m.
Trọng lượng 5tấn có sẵn trên tàu dịch chuyển từ vị trí: mạn phải cách dọc tâm
2,1m, cao trên đường cơ bản 3,0m sang vị trí tại dọc tâm tàu, cao trên đường cơ
bản 1,2m. Bơm ra khỏi tàu 20Tấn nước dằn ở két mạn phải, tâm két cách dọc tâm
2,8m, cao trên đường cơ bản 0,6m. Tính góc nghiêng cuối cùng của tàu?
Lời giải
Tóm tắt: P = 3500Tấn, T = 4,2m, θ = 30, TPC = 8,5T/cm, ho = 05m. Hàng:
pc = 5Tấn, y1 = 2,1m, z1 = 3,0m → y2 = 0m, z2 = 1,2m; pn = 20Tấn, yp = 2,8m, zp
= 0,6m. Tính θ1?
pn
ΔT = = 20/(100×8,5) = 0,0235m
100TPC
pn ΔT
Δhn= (T + – h o – zp ) =
P+pn 2
20
= ×(4,2 + 0,0235/2 – 0,5 – 0,6) = 0,0177m
3500+20
1 1
Δhc = – .pc.(z2 – z1) = ×5×(3,0 – 1,2) = – 0,0026m
P+pn 3500+20

 h1 = 0,5 + 0.0177 – 0,0026 = 0,5151m


Góc nghiêng cuối cùng là: θ1 = θo + δθ
pn .(yp – yF ) + pn .(y2 – y1 ) 20×(2,8 – 0) + 5×(0 – 2,1)
tgδθ = = = 0,02324
(P + pn ).h1 (3500 + 20)×0,5151

 δθ = 1,330  θ1 = 30 + 1,330 = 4,330.


B. BÀI TẬP TỰ GIẢI
◙4.1. Một tàu có lượng giãn nước 4515Tấn nổi ở tư thế thẳng đứng và có
OG = 5,4m và Om = 5,8m. Mong muốn tàu nghiêng sang phải 2 0 bằng cách dịch
chuyển trọng lượng 15Tấn. Tính khoảng cách cần dịch chuyển?
◙4.2. Một trọng lượng 12Tấn dịch chuyển ngang trên boong một khoảng
cách 12m làm tàu có lượng giãn nước 4000Tấn nghiêng đi 3,80 về phía phải, biết
Om = 6m. Tính OG?
◙4.3. Một tàu có lượng giãn nước 5000Tấn, OG = 4,2m, Om = 4,5m, TPC
= 12,5T/cm, tàu đang nổi ở mớn nước 6m, nghiêng 40 mạn trái. Tìm góc nghiêng
cuối cùng nếu bơm vào 80Tấn nhiên liệu (đầy két) ở két số 2 bên phải mà két này
có trọng tâm là 1m ở trên đường cơ bản và lệch 4m ngoài đường dọc tâm?
◙4.4. Một tàu có lượng giãn nước 7500Tấn đang nổi ở mớn nước 6,5m,

5
TPC = 15T/cm, với OG = 7,8m, Om = 8,6m và tàu rộng 20m. Số lượng hàng trên
boong bị dỡ đi ở mạn phải (cao 12m trên đường cơ bản và 6m tính từ lan can).
Nếu kết quả tàu bị nghiêng 3.50 về bên trái. Tính lượng hàng trên boong bị dỡ?
◙4.5. Một tàu có lượng giãn nước 3200Tấn, chiều cao tâm nghiêng ngang
ban đầu 0,4m, TPC = 12T/cm, đang nổi ở mớn nước 5,1m và bị nghiêng 5 0 về
mạn phải. Hàng được xếp như sau:
Nhận dầu: 80Tấn; trọng tâm két cách dọc tâm tàu 3,2m về mạn phải và cao
trên đường cơ bản 1,0m.
Bơm nước thải ra khỏi tàu: 10Tấn; trọng tâm két cách dọc tâm tàu 4,0m về
mạn phải và cao trên đường cơ bản 1,2m.
Bơm chuyển 40Tấn nước ngọt từ két mạn phải (trọng tâm két cách dọc tâm
tàu 3.0m và cao trên đường cơ bản 3,4m) về két mạn trái (trọng tâm két cách dọc
tâm tàu 4.0m và cao trên đường cơ bản 1,0m).
Tính góc nghiêng cuối cùng của tàu? (Coi các két không có mặt thoáng)
◙4.6. Một tàu có lượng giãn nước 4550Tấn, chiều cao tâm nghiêng ban đầu
0,45m, TPC= 14T/cm, đang nổi ở mớn nước 5,3m và nghiêng mạn phải 5 0. Nhận
lên tàu 10Tấn hàng tại vị trí cách dọc tâm tàu 1,7m về mạn phải và cao trên đường
cơ bản 3m. Tính trọng lượng dằn cần dịch chuyển từ vị trí mạn phải cách dọc tâm
4,5m về vị trí mạn trái cách dọc tâm 3,4m để cân bằng tàu về tư thế thẳng?
◙4.7. Một tàu có lượng giãn nước 12500Tấn, Gm = 0,6m, có độ nghiêng 30
về phía phải, mớn nước 8m và còn xếp 500Tấn hàng nữa. Hiện có khoảng trống
ở boong tầng cao 5m, trọng tâm 6m ở mạn phải và 8m ở mạn trái so với đường
trung tâm. Tính lượng hàng ở từng phía để tàu hoàn thành việc xếp hàng và ở tư
thế thẳng đứng? Biết TPC = 22T/cm.
◙4.8. Một tàu có lượng giãn nước 8500Tấn, với mớn nước trung bình là
6.8m và phải xếp hàng tới mớn nước 7,2m. Gm = 0,7m, TPC = 20T/cm. Hiện tại
tàu bị nghiêng 40 về phía phải. Tính trọng lượng hàng xếp thêm vào các boong:
Boong tầng trái (tương ứng có trọng tâm 6m so với đường tâm tàu và boong cao
4m trên đường cơ bản) và boong tầng phải (tương ứng có trọng tâm 4m so với
đường tâm tàu và boong cao 6,5m trên đường cơ bản) để tàu hoàn thành việc xếp
hàng và hoàn thành tư thế thẳng đứng?
◙4.9. Một tàu có lượng giãn nước 8500Tấn, Gm = 1,1m, tàu bị nghiêng 6 0
về phía trái, đang nổi với mớn nước 7,5m, TPC = 20T/cm. Tàu dự định xếp đầu
tàu hoả 100Tấn trên boong ở mạn phải (trọng tâm 7,5m từ đường trung tâm, 7m
trên đường cơ bản) và một toa 40Tấn ở mạn trái (trọng tâm 6,5m từ đường trung
tâm). Tính xem cần đặt toa 40Tấn ở độ cao bao nhiêu só với đường cơ bản để góc
nghiêng giảm từ 60 xuống còn 30?
◙4.10. Tàu biển có kích thước L×B×T = 60m×11m×4,3m, hệ số béo thể
tích 0,68, hệ số béo diện tích đường nước 0,8, đang nổi ở tư thế thẳng. Sau khi
xếp 50Tấn hàng vào boong trung gian ở độ cao 4m so với đường cơ bản và cách

6
đường trung tâm 2m thì tàu bị nghiêng ngang 8,40. Xác định chiều cao tâm
nghiêng ngang ban đầu của tàu lúc chưa nhận hàng?
II. TÍNH TOÁN NGHIÊNG DỌC GÓC NHỎ
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, VÍ DỤ MINH HỌA
Giống như trường hợp nghiêng ngang góc nhỏ, công thức của phần nghiêng
dọc góc nhỏ vẫn áp dụng cho trường hợp ban đầu tàu đã bị chúi
L ∆
Ta đã biết có mối quan hệ sau: Tm = T + ( – xF ).
2 L
L ∆
TL = T – ( + xF ).
2 L
Δ = Tm – TL = L.tgψ
Kí hiệu độ chúi ban đầu là Δo, góc chúi ban đầu là ψo ta được
L ∆o
Tm = T + ( – xF ).
2 L
L ∆o
TL = T – ( + xF ).
2 L
Δ0 = Tm – TL = L.tgψo
Bây giờ do lý do nào đó, tàu vừa chìm thêm lượng T vừa chúi thêm một
góc δψ khi đó:
Chiều chìm tính toán mới: T1 = T + T
L ∆1
Chiều chìm mũi: Tm1 = T1 +( – xF ).
2 L
L ∆1
Chiều chìm lái: TL1 = T1 – ( + xF ).
2 L
Góc chúi tổng cộng: ψ1 = ψo + δψ
Độ chúi tổng cộng: Δ1 = Tm1 – TL1 = L.tgψ1

Ta tìm mối quan hệ giữa tư thế cuối với tư thế ban đầu:
Gia số độ chúi so với tư thế ban đầu: δΔ = Δ1 – Δo
Chiều chìm mũi:
L ∆1 L ∆o L δ∆
Tm1 = T1 +( - xF ). = T + T +( - xF ). +( - xF ).
2 L 2 L 2 L
7
L δ∆
 Tm1 = Tm + T +( – xF ).
2 L
Chiều chìm lái, tương tự như mũi:
L δ∆
TL1 = TL + T –( + xF ).
2 L
Các công thức trên thiết lập với giả thiết được chấp nhận là xF không đổi.
Như vậy để tính mớn nước mũi, lái cần phải tính gia số mớn nước ΔT và
gia số độ chúi δΔ
pn pn
Gia số mớn nước: ΔT = =
γ.S 100TPC

Gia số độ chúi: δΔ = L.tgδψ = L.sinδψ/cosδψ


Mch
Với sinδψ =
P1 .H1
(Mch /cosδψ) (Mch /cosδψ)
 δΔ = L. =
P1 .H1 100.MCT1cm

Với MCT1cm = P1.H1/(100.L)


Trong đó H1 là chiều cao tâm nghiêng dọc sau khi đã tính đến các yếu tố
ảnh hưởng (dịch chuyển hàng, nhận hàng, hàng lỏng, hàng treo,…). Tuy nhiên do
thực tế sự thay đổi của H là ít nên bài toán thường cho sẵn MCT1cm là hằng số,
nghĩa là coi H không đổi.
1. Bài toán dịch chuyển hàng
Giả sử trên tàu có trọng lượng pc dịch chuyển song song với Ox một đoạn
Δx = (x2 – x1), dịch chuyển song song với Oz một đoạn Δz = (z2 – z1) khi đó ta
tính toán như sau:
1
H1 = Ho + ΔHc với ΔHc = – .(pc.Δz)
P
MCT1cm = P.H1/(100.L)
Mch = pc.Δx.cosδψ
(Mch /cosδψ) pc .Δx
δΔ = =
100.MCT1cm 100.MCT1cm
Gia số mớn nước ΔT = 0 vì pn = 0, mớn nước mũi, lái cuối cùng là
L δΔ
Tm1 = Tm + ( + xF ).
2 L
L δΔ
TL1 = TL –( + xF ).
2 L
◙Ví dụ 6. Tàu dài 126m, đang nổi ở mớn nước 5,5m (mũi) và 6,5m (lái).
Tâm diện tích đường nước 3m về phía lái tính từ sườn giữa. MCT1cm =
240T.m/cm. Tìm mớn nước mới nếu 120Tấn hàng dịch chuyển về phía mũi một
khoảng 45m?
Lời giải:

8
Tóm tắt: L = 126m, Tm = 5,5m, TL = 6,5m, xF = -3,0m, MCT1cm =
240T.m/cm. Hàng: pc = 120Tấn, Δx = 45m. Tính: Tm1; TL1.?
pc .Δx 120×45
δΔ = = = 0,225 m
100MCT1cm 100×240
L δ∆ 126 0,225
 Tm1 = Tm + ( – xF ). = 5,5 +( –(-3))× = 5,618 m
2 L 2 126

TL1 = Tm1 – Δ1 = Tm1 – (Δo + Δ) = Tm1 – (Tm – TL) – Δ


= 5,618 – (5,5 – 6,5) – 0,225 = 6,393 m
2. Bài toán nhận hàng
Giả sử ban đầu tàu đã có góc chúi ψo, có trọng lượng pn được xếp vào vị trí
(xp,yp,zp) ta tiến hành tính toán như sau:
Xếp pn vào vị trí (xp = xF, yp = yF, zp) để tàu chỉ chìm thẳng.
pn pn
ΔT = =
γ.S 100TPC
pn ΔT
H1 = Ho + ΔHn với ΔHn = (T + – Ho – zp )
P+pn 2

MCT1cm = (P + pn).H1/(100.L)
Dịch chuyển pn theo phương dọc tàu, đến vị trí (xp,yp,zp). Phần này ta chỉ
tính đến nghiêng dọc nên ta chỉ quan tâm đến đoạn dịch chuyển của pn theo
phương dọc tàu Δx = (xp – xF).
Mch = pn.(xp – xF).cosδψ
(Mch /cosδψ) pn .(xp – xF )
δ = =
100MCT1cm 100MCT1cm
L δΔ
Tm1 = Tm + T +( – xF ).
2 L
L δΔ
TL1 = TL + T –( + xF ).
2 L
Trong trường hợp nhận hoặc dỡ nhiều hàng thì thay thế bằng một trọng
lượng hàng tương đương giống như phần nghiêng ngang.
◙Ví dụ 7. Tàu biển dài 90m, đang nổi ở mớn nước 4,5m (mũi) và 5,0m
(lái). Tâm diện tích đường nước nằm ở phía lái cách sườn giữa 1,5m, TPC =
10T/cm, MCT1cm = 120T.m/cm. Tìm mớn nước mới nếu tổng trọng lượng hàng
là 450Tấn được xếp ở vị trí 14m về phía mũi so với giữa tàu?
Lời giải:
Tóm tắt: L = 90m, Tm = 4,5m, TL = 5,0m, xF = -1,5m, TPC = 10T/cm,
MCT1cm = 120T.m/cm. Hàng: pn = 450T; xp = 14m. Tính: Tm1; TL1?
pn 450
ΔT = = = 0,45 m
100TPC 100×10
pn .(xp - xF ) 450×(14 – (-1,5))
δ = = = 0,58125 m
100MCT1cm 100×120

9
L δ∆ 90 0.5812
Tm1 = Tm + T + ( – xF ). = 4,5 + 0,45 + ( –(-1,5))× = 5,25 m
2 L 2 90
L δ∆ 90 0.5812
TL1 = TL + T – ( + xF ). = 5,0 + 0,45 – ( +(-1,5))× = 5,169 m
2 L 2 90
◙Ví dụ 8. Tàu biển dài 100m, đang nổi ở mớn nước 3m (mũi) và 4,3m (lái).
Tâm diện tích đường nước nằm ở phía lái cách sườn giữa 3m, TPC = 10T/cm,
MCT1cm = 120T.m/cm. Xếp 80Tấn hàng ở vị trí 24m về phía mũi so với giữa tàu
và dỡ 40Tấn hàng ở vị trí 12m về phía đuôi so với giữa tàu. Tìm mớn nước mới?
Lời giải:
Tóm tắt: L = 100m, Tm = 3m, TL = 4,3m, xF = -3m, TPC = 10T/cm,
MCT1cm = 120T.m/cm. Hàng: pn1 = 80Tấn, xp1 = 24m, pn2 = - 40Tấn; xp2 = -12m.
Tính: Tm1, TL1?
Tính trọng lượng hàng tương đương:
ptđ = pn1 + pn2 = 80 + (- 40) = 40Tấn
xptđ = (1/ptđ).(pn1.xp1 + pn2.xp2) = (1/40)×[80×24 + (-40)×(-12)] = 60m
xptđ = 60m tức là nằm ngoài tàu bởi vì đây chỉ là trọng lượng giả định
ptđ 40
ΔT = = = 0,04m
100TPC 100×10
ptđ .(xptđ – xF ) 40×(60 – (-3))
δ = = = 0,21m
100MCT1cm 100×120
L δ∆ 100 0,21
Tm1 = Tm + T + ( – xF ). = 3 + 0,04 + ( –(-3))× = 3,1513m
2 L 2 100
L δ∆ 100 0,21
TL1 = TL + T – ( + xF ). = 4,3 + 0,04 – ( +(-3))× = 4,2413m
2 L 2 100
◙Ví dụ 9. Tàu sông dài 150m, đến cửa sông với mớn nước 5,5m (mũi) và
6,3m (lái). TPC = 15T/cm, MCT1cm = 200T.m/cm. Tâm diện tích đường nước
nằm ở phía lái cách sườn giữa 1,5m. Tàu vào cửa sông yêu cầu mớn nước tối đa
cho phép là 6,2m. Người ta quyết định bơm nước biển vào két mũi để giảm mớn
nước lái xuống 6,2m, với trọng tâm két mũi ở 60m cách giữa tàu về phía mũi. Xác
định lượng nước tối thiểu phải chuyển vào két mũi và tìm mớn mũi cuối cùng?
Lời giải:
Tóm tắt: L = 150m, Tm = 5,5m, TL = 6,3m, xF = -1,5m, TPC = 15T/cm,
MCT1cm = 200T.m/cm, Tmax = 6,2m, TL1 = 6,2m, xp = 60m. Tìm: pn= ? Tm1?
Gọi trọng lượng nước cần thiết phải bơm vào két mũi là p, toạ độ trọng tâm
của p sẽ là xp = 60m
L δ∆ pn L pn .(xp – xF )
Ta có: TL1 = TL + T – ( + xF ). = TL + – ( + xF ).
2 L 100TPC 2 L.100MCT1cm
pn 150 pn ×(60 – (-1,5))
Thay số: 6,2 = 6,3 + –( +(-1,5)).
100×15 2 150×100×200
0 = 0,1×150×20000 + 2000×pn – 73,5×61,5×pn  pn = 119,03Tấn

10
pn 119,03
 ΔT= = = 0,0793m
100TPC 100×15
pn .(xp - xF ) 119.03×(60-(-1,5))
 δ = = = 0,366m
100MCT1cm 100×200
L δ∆
 Tm1 = Tm+ T +( - xF ). =
2 L
150 0,366
= 5.5 + 0,0793 + ( +(-1,5))× = 5,766m
2 150
3. Bài toán kết hợp cả nhận hàng và dịch chuyển hàng
Tương tự như phần nghiêng ngang, trong các công thức tính chiều cao tâm
nghiêng cũng như mô men gây chúi lúc này sé có hai thành phần, một thành phần
của hàng nhận và một thành phần của hàng dịch chuyển.
pn pn
ΔT = =
γ.S 100TPC
pn ΔT
H1 = Ho + ΔHn + ΔHc Với: ΔHn = (T + – Ho – zp )
P+pn 2
1 1
ΔHc= – .(pc.Δz) = – .pc.(z2 - z1)
P+pn P+pn

MCT1cm = (P + pn).H1/(100.L)
Mch = Mch1 + Mch2 Với: Mch1 = pn.(xp – xF).cosδθ
Mch2 = pc.(x2 – x1).cosδθ
L δΔ
Tm1 = Tm + T +( – xF ).
2 L
L δΔ
TL1 = TL + T –( + xF ).
2 L
B. BÀI TẬP TỰ GIẢI
◙4.11. Một tàu dài 100m có lượng giãn nước 2200Tấn, chiều cao tâm
nghiêng dọc 150m. Mớn nước hiện tại là 5,2m (mũi) và 5,3m (lái), tâm diện tích
đường nước ở 3m về phía mũi so với giữa tàu. Tìm mớn nước mới nếu một trọng
lượng 5Tấn có sẵn trên tàu dịch chuyển về phía đuôi một khoảng 60m?
◙4.12. Một tàu dài 100m có tâm diện tích đường nước ở 3m về phía lái so
với giữa tàu. Mớn nước hiện tại là 3,2m (mũi) và 4,4m (lái), TPC = 10T/cm,
MCT1cm = 150T.m/cm. Trọng lượng hàng 30t sau đó được dỡ ở vị trí cách giữa
tàu 20m về phía mũi và 40Tấn được dỡ ở vị trí cách giữa tàu 20m về phía lái .
Tìm mớn nước mũi cuối cùng?
◙4.13. Một tàu dài 150m có lượng giãn nước 12000Tấn, đang nổi ở mớn
nước 7m (mũi) và 8m (lái). tàu phải vào cảng từ vị trí neo với mớn nước tối đa là
7,6m. Tìm lượng nước tối thiểu phải bơm ra khỏi một hầm mà trong tâm của nó
là 50m về phía lái so với tâm diện tích đường nước (tâm diện tích đường nước
cách giữa tàu 0,5m về phía mũi)? Biết: TPC = 15T/cm, MCT1cm = 300T.m/cm.
◙3.14. Một tàu có lượng giãn nước 8500Tấn, TPC = 10T/cm, MCT1cm =

11
100T.m/cm, tâm diện tích đường nước ở giữa tàu. Tàu đang hoàn thành xếp hàng.
Hầm 2 và 3 đã đầy hàng, hầm 1 vẫn còn khoảng trống (trọng tâm 50m về phía
mũi so với giữa tàu), hầm 4 còn trống (trọng tâm 45m về phía lái so với giữa tàu).
Mớn nước hiện tại là 6,5m (mũi) và 7,0m (lái), mớn nước toàn tải là 7,1m. Tính
lượng hàng được xếp xuống các hầm 1 và 4 sao cho tàu đạt mớn nước toàn tải và
cân bằng mũi, lái ?
◙4.15. Tàu dầu dài 150m, lượng giãn nước 12500Tấn, MCT1cm =
200T.m/cm, TPC = 18T/cm tàu dời cảng với mớn nước là 7,2m (mũi) và 7,4m
(lái). Có hai két nhiên liệu: két mũi, trọng tâm 70m về phía trước so với tâm diện
tích đường nước và két lái, trọng tâm 70m về phía sau so với tâm diện tích đường
nước. Tâm diện tích đường nước nằm 1m về phía lái so với giữa tàu. Trong khi
chạy trên biển tàu đã tiêu hao 450Tấn nhiên liệu ở két lái. Hỏi phải dịch chuyển
lượng nhên liệu bao nhiêu từ két mũi về két lái để đảm bảo tàu cân bằng mũi, lái
khi đến cảng?
◙4.16. Một tàu dài 150m, TPC = 15T/cm, MCT1cm = 400T.m/cm, tâm nổi
mặt nước 3m về phía lái so với giữa tàu. Tìm vị trí so với tâm diện tích đường
nước mà tại đó xếp 30Tấn hàng để giữ mớn nước lái không đổi?
◙4.17. Một tàu dài 120m, TPC = 15T/cm, MCT1cm = 300T.m/cm, tâm
diện tích đường nước ở giữa tàu. Tàu đang nổi trong nước mặn với mớn nước
5,8m (mũi) và 6,6m (lái). Hỏi xem lượng balast tối thiểu là bao nhiêu cho vào két
mũi (trọng tâm két ở 60m về phía mũi so với tâm diện tích đường nước để giảm
mớn nước lái xuống 6,5m. Tìm mớn nước cuối cùng?
◙4.18. Tàu có lượng giãn nước 10000Tấn; Om = 7,2m; OG = 6,5m;
MCT1cm = 150T.m/cm. Tâm diện tích đường nước cách sườn giữa 1,5m về phía
lái. Hiện tại tàu nghiêng mạn trái 20, chúi mũi 0,4m. Yêu cầu cân bằng tàu để đạt
tư thế thẳng bằng cách bơm chuyển dầu tư két mũi (trọng tâm két cách sườn giữa
30m) về két lái (trong tâm két cách sườn giữa 32m). Két lái có vách ngăn ở dọc
tâm tàu, trọng tâm mỗi ngăn cách dọc tâm tàu 5m. Tính lượng dầu cần bơm chuyển
vào từng ngăn của két lái? (Bỏ qua ảnh hưởng của mặt thoáng)
◙4.19. Một tàu có lượng giãn nước 6000Tấn; Om = 7m; OG = 6,4m;
MCT1cm = 120T.m/cm. Tâm diện tích đường nước cách sườn giữa 2m về phía
lái. Tàu đang nghiêng mạn phải 50, chúi mũi 0,15m. Để triệt tiêu nghiêng ngang
và làm cho tàu chúi về phía lái với độ chúi mới là 0,3m, người ta chuyển dầu từ
két đáy đôi số 2 (trọng tâm két cách sườn giữa 23,5m về phía mũi) sang két đáy
đôi số 5 (trọng tâm két cách sườn giữa 23,5m về phía lái). Cả hai két đều đối xứng
qua dọc tâm tàu và có vách chia kín dầu tại đường dọc tâm tàu. Biết khoảng cách
giữa trọng tâm hai ngăn của két số 5 là 12m. Xác định lượng dầu cần bơm chuyển
và sự phân bố lượng dầu cho từng ngăn?. (Bỏ qua ảnh hưởng của mặt thoáng chất
lỏng)
◙4.20. Tàu có lượng giãn nước 10000Tấn, nghiêng 50 trái, chúi lái 0,5m;
Om = 6m; OG = 5,7m; MCT1cm = 110T.m/cm. Yêu cầu cân bằng tàu để triệt tiêu
góc nghiêng ngang và giảm độ chúi lái còn 0,2m bằng cách bơm chuyển dầu từ
12
két 4 phía lái về hai két mũi, két số 1 và 2. Trọng tâm các két như sau: Két 1 –
cách sườn giữa 25m, lệch mạn trái 4m; Két 2 – cách sườn giữa 30m, lệch mạn
phải 6m; Két 4 – cách sườn giữa 32m, lệch mạn trái 5m. Tâm diện tích đường
nước cách sườn giữa 1m về phí mũi. Bỏ qua ảnh hưởng của mặt thoáng chất lỏng.
Tính lượng dầu bơm chuyển vào từng két?
III. BÀI TOÁN TỔNG HỢP
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các bài toán nghiêng, chúi kết hợp thực chất là giải hai bài toán độc lập
nghiêng ngang và nghiêng dọc vì chúng không có ảnh hưởng lẫn nhau. Sự liên
quan duy nhất giữa hai bài toán là trị số mớn nước tính toán T, trị số này phải
thống nhất là trị số duy nhất.
Các loại hàng lỏng, hàng lăn, hàng treo thực chất ảnh hưởng của chúng là
làm giảm tính ổn đinh (giảm chiều cao tâm nghiêng) nên làm tăng góc nghiêng,
chúi khi tàu chịu mô men nghiêng, chúi, chứ bản thân chúng không tạo ra mô men
gây nghiêng, gây chúi tàu. Các bài toán này thường xét kết hơp với bài toán dịch
chuyển hàng, bài toán nhận hàng. Nguyên tắc chung là trước khi tính toán góc
nghiêng, chúi ta phải tính chiều cao tâm nghiêng có kể đến tất cả các yếu tố ảnh
hưởng (nếu có): hàng lỏng, hàng treo, hàng lăn, dịch chuyển hàng theo phương
đứng, nhận (dỡ) hàng. Sau khi tính được chiều cao tâm nghiêng cuối cùng thì lấy
trị số đó để tính góc nghiêng, góc chúi. Các công thức tính toán góc nghiêng, góc
chúi, mớn nước mũi, lái là các công thức trong các bài toán dịch chuyển hàng,
nhận hàng đã xét. Sự có mặt của yếu tố hàng lỏng, hàng treo, hàng lăn trong công
thức chỉ nằm ở biểu thức chiều cao tâm nghiêng.
Riêng chất lỏng là loại phổ biến trên tàu nên bài toán hàng lỏng cũng phổ
biến hơn hai loại hàng còn lại. Trong công thức tính gia số chiều cao tâm nghiêng
do ảnh hưởng của hàng lỏng, đại lượng quan trọng nhất là mô men quán tính bản
thân của mặt thoáng đối với các trục ix, iy. Hầu hết các két có mặt thoáng hình chữ
nhật với chiều dài a (theo phương dọc tàu – trục Ox), chiều rộng b (theo phương
ngang tàu – trục Oy), mô men quán tính bản thân của mặt thoáng là
a.b3 b.a3
ix = iy =
12 12
B. BÀI TẬP TỰ GIẢI
◙4.21. Một tàu sông có lượng giãn nước 6000Tấn, đang nổi ở tư thế không
nghiêng ngang với mớn nước mũi 4m, lái 4,3m. Tâm diện tích đường nước ở giữa
tàu. Biết: OG = 6,8m; Om = 7,7m; TPC = 10T/cm; MCT1cm=150T.m/cm. Cẩu
60t hàng ra khỏi hầm số 2 tại vị trí cách sườn giữa 30m về phía mũi, lệch 6m về
mạn phải và cao trên đường chuẩn đáy 3m. Chiều cao đầu cần cẩu là 25m trên
đường chuẩn đáy, chiều dài dây hàng từ đầu cần đến móc cẩu là 7m. Khi dây cẩu
qua mạn, hàng lệch khỏi đường tâm tàu 20m. Tìm góc nghiêng cực đại khi thao
tác và tính mớn nước tàu sau dỡ hàng?
◙4.22. Tàu có lượng giãn nước 10000Tấn, Gm = 0,5m, đang nổi ở tư thế

13
thẳng trong nước lợ có trọng lượng riêng 1,020T/m 3. Tàu có két đáy kép, kích
thước dài × rộng ×sâu = 20m×15m×1.3m, phân chia đối xứng qua đường dọc tâm
bằng vách kín nước, một nửa đang chứa đầy dầu loại có γ = 0,92T/m3. Tính góc
nghiêng ngang nếu bơm chuyển dầu từ nửa nọ sang nửa kia để hai nửa đều nhau?
◙4.23. Trên tàu người ta bơm chuyển 30,5Tấn nhiên liệu từ két mạn phải
đang đầy sang két đáy ở giữa đang rỗng tạo ra mặt thoáng ở cả hai két. Trước khi
bơm chuyển nhiên liệu thì tàu ở tư thế thẳng, trọng lượng tàu 3060Tấn, Gm =
1,2m. Kích thước mặt thoáng (a×b) và tọa độ trọng tâm các két (y, z) như sau: Két
mạn: l = 6,0m, b = 3,0m; y = 6,5m, z = 4,0m; Két đáy: l = 6,0m, b = 10,0m; y = 0
m, z = 0,4m. Trọng lượng riêng của nhiên liệu là 0,92T/m3. Tính góc nghiêng cuối
cùng?
◙4.24. Tàu biển có lượng giãn nước 8000Tấn; OG = 7,0m; Om = 7,5m;
TPC = 12T/cm. Tàu đang nổi ở tư thế thẳng với mớn nước 4,8m. Két dằn đáy đôi
được chia đối xứng bằng vách dọc tại đường dọc tâm tàu hiện đang bơm đầy nước
biển. Kích thước két: Dài × rộng × sâu = 12m×14m×1m. Tính góc nghiêng ngang
nếu một bên két bơm nước ra còn một nửa.
◙4.25. Một tàu có lượng giãn nước 9500Tấn nghiêng 70 về phía phải, mớn
nước 7,8m, TPC = 22T/cm, Gm = 0,4m. Tàu bơm 110Tấn nhiên liệu loại có trọng
lượng riêng 0,8T/m3 vào két đáy mạn trái: trọng tâm két cao 0,6m trên đường cơ
bản và 6m tính từ đường trung tâm, két có mặt thoáng hình chữ nhật dài 4,5m,
rộng 4m; dỡ hàng 40Tấn ở mạn trái của boong tầng cao 11m và trọng tâm là 5m
tính từ đường trung tâm. Tính góc nghiêng cuối cùng của tàu?

14

You might also like