Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


MÔN HỌC: BAO BÌ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Vật liệu giấy: Lịch sử, cách sản xuất giấy, cách chế
tạo, ưu nhược điểm, ứng dụng và vai trò trong bao bì nhiều

GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển


SVTH:
1. Ngô Thị Thùy Linh 19116103
2. Nguyễn Thị Hồng Xuyến 19116022

Mã lớp học: FOPA421250_01CLC

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Điểm: ……………………………..

KÝ TÊN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................................ 2
1 Lịch sử - giới thiệu bao bì giấy ......................................................................... 2
1.1 Phát minh giấy – cột mốc quan trọng của ngành bao bì ............................... 2
1.2 Sự phát triển của giấy bao bì......................................................................... 2
1.3 Giới thiệu về bao bì giấy ............................................................................... 2
2 Cách sản xuất giấy ............................................................................................. 3
2.1 Nguyên liệu ................................................................................................... 3
2.2 Quy trình sản xuất giấy ................................................................................. 4
3 Cách chế tạo bao bì giấy .................................................................................... 6
3.1 Quy trình sản xuất giấy Carton ..................................................................... 7
3.2 Quy trình sản xuất bao bì giấy Kraft............................................................. 9
3.2.1 Quy trình sản xuất bao bì giấy Kraft thuần ............................................ 9
3.2.2 Quy trình sản xuất bao bì giấy Kraft kết hợp lớp tráng vải PP .............. 9
4 Ưu nhược điểm bao bì giấy ............................................................................. 10
5 Ứng dụng .......................................................................................................... 10
5.1 Các loại giấy bao gói................................................................................... 10
5.1.1 Bao bì mềm .......................................................................................... 10
5.1.2 Bao bì cứng .......................................................................................... 14
5.2 Cách đóng gói ............................................................................................. 15
6 Vai trò trong bao bì nhiều lớp ........................................................................ 16
6.1 Cấu tạo bao bì nhiều lớp ............................................................................. 16
6.2 Vai trò của vật liệu giấy trong bao bì nhiều lớp ......................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 18
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Quy trình sản xuất giấy ................................................................................. 6


Hình 2: Quy trình sản xuất giấy Carton...................................................................... 7
Hình 3:Túi giấy karft ................................................................................................ 11
Hình 4: Túi giấy glassine .......................................................................................... 12
Hình 5: Giấy da......................................................................................................... 12
Hình 6: Cuộn giấy sáp .............................................................................................. 13
Hình 7: Khay đựng trứng.......................................................................................... 14
Hình 8: Các loại sóng ............................................................................................... 15
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

LỜI MỞ ĐẦU

Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời
kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. khi khoa
học kỹ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng
tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi
xuất hiện sự bổ sung những kỹ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian
luu trữ thì một ngành công nghiệp mới ra đời- công nghiệp thực phẩm.
Những thành tựu của các ngành khoa học đã được con người áp dụng vào sản
xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như đất nước, bụi, oxi, vi sinh vật…Vì vậy chúng
cần được đựng trong bao bì.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, bao bì đã ra đời. mang nhiều công dụng, không
chỉ đơn thuần là bao gói thực phẩm mà nó đã trở thành một công cụ quảng cáo sản
phẩm và gây dựng thương hiệu.
Bên cạnh đó vật liệu làm bao bì cũng hết sức quan trọng. Có nhiều loại vật
liệu làm bao bì khác nhau. Với đề tài “Vật liệu giấy: Lịch sử, cách sản xuất giấy,
cách chế tạo, ưu nhược điểm, ứng dụng và vai trò trong bao bì nhiều”, nhóm
chúng em hy vọng thầy nhận xét góp ý cho phần nội dung của nhóm em.

1
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

NỘI DUNG
1 Lịch sử - giới thiệu bao bì giấy
1.1 Phát minh giấy – cột mốc quan trọng của ngành bao bì
Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện lên các hình
vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người
ta dùng da để lưu trữ các văn kiện.
Giấy được phát minh nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà loài
người đã dùng để viết lên trước đó. Sau đó, kỹ thuật sản xuất giấy phát triển không
ngừng. Theo lịch sử thì vào năm 105, người Trung Quốc phát minh ra giấy. Người
phát minh là Ts’ai Lun. Ông đã lấy phần bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre
đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ. Xong đổ hỗn hợp lên tấm vải và
tạo ra giấy. Từ đó, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc.
Sự ra đời của giấy đã mở đường cho rất nhiều ngành nghề khác phát triển như in
ấn, bao bì, xuất bản, báo chí, nghệ thuật… Sau đó, máy nghiền bột giấy đầu tiên
được sản xuất tại Hoa Kỳ bởi William Rittenhouse Nicholas-Louis Robert, cải tiến
và đưa ra mô hình sản xuất liên tục vào năm 1799.
1.2 Sự phát triển của giấy bao bì
Giấy bìa gợn sóng được phát minh vào thế kỷ 18. Nó được sử dụng làm bao bì cho
đa số các loại sản phẩm vì nó có tính bền cao, dai, chống lại những tác động cơ học,
thuận tiện khi vận chuyển. Ngoài ra, giấy bìa gợn sóng còn có thể tái sản xuất, tiết
kiệm nguyên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường.
Năm 1894, giấy carton sóng được xẻ rãnh và cắt làm thành các thùng đầu
tiên. Công ty Well Fargo bắt đầu sử dụng thùng carton sóng cho việc vận chuyển các
kiện hàng nhỏ bằng đường biển.
10 năm sau, thùng carton sóng lần đầu tiên được chấp thuận là vật liệu dùng vận
chuyển đường thủy hợp lệ và thường dùng dễ vận chuyển ngũ cốc.
Lịch sử ngành bao bì hiện đại vẫn tiến triển đến ngày nay. Nhưng có thể nói, để
khởi tạo nên một ngành nghề nào, cần rất nhiều kỳ công và giai đoạn. Trong đó,
để bao bì giấy ứng dụng vào sản xuất cần có nhiều bước tiến triển để phù hợp với
cuộc sống và thân thiện với môi trường.
1.3 Giới thiệu về bao bì giấy
Bao bì làm từ vật liệu xellulo gọi tắt là bao bì giấy, bao bì giấy được phát triển của
ngành công nghiệp giấy và xenllulo. Sợi xenllulo được khai thác từ thực vật( tre, nữa,
gỗ, rơm, rạ, bã mía…) và được xeo thành các màng mỏng, từ các màng mỏng người

2
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

ta nên nguyên liệu làm bao bì có độ dày và kích thước khác nhau tùy theo đối tượng
sử dụng
Độ bền của giấy phụ thuộc:
- Nguồn gốc và loại sợi
- Kỹ thuật sản xuất
- Tỷ trọng
- Độ dày

2 Cách sản xuất giấy


2.1 Nguyên liệu
Có 2 nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất giấy công nghiệp đó là gỗ và giấy
tái chế. Mỗi loại lại được sản xuất và chế tạo theo quy trình riêng.

- Gỗ được lấy từ thân của các loại cây, tách vỏ trước khi tiến hành các công đoạn
tiếp theo. Lõi gỗ sau đó được nghiền thật nhỏ và tẩy rửa thật sạch sẽ. Phần lõi này
trộn với nước và một số chất chuyên dụng tạo thành một hỗn hợp riêng biệt.
Thành phần chính của các tế bào gỗ:
Cellulose: Cellulose là một polyme gồm 8000-10000 gốc glucose. Tính chất của sợi
cellulose phụ thuộc độ dài mạch polyme, mức độ thẳng, sự sắp xếp song song bởi các
mạch polyme. Nó không bị hòa tan bởi kiềm, clorin, do đó giấy tẩy trắng chỉ loại
được lignin mà không tổn thất cellulose, nhưng gây giảm đặc tính bền chắc của sợi
cellulose.
Hemicellulose: phân tử lượng thấp gồm 100-200 gốc monomer của xylose, mannose
arabinose, galactose và axit uronic. Hemicellulose tan trong dung dịch kiềm, có khả
năng bị thủy phân và có thể liên kết với các hóa chất phụ gia
Lignin: là polyme nhiệt dẻo, có nhánh, nhân thơ alkyl, có kích thước cũng như khối
lượng phân tử không ổn điịnh, gồm có các monomer là phenyl propane tan trong kiềm
và dung dịch nước clor cho dẫn xuất màu nâu đen và trở nên mềm dẻo ở 160 °C pH
4
Gỗ thân mềm: loại này gồm 40-50% cellulose, 15-25% hemicellulose, 26-30% lignin.
Thân gỗ mềm có sợi cellulose dài gấp 2,5 lần so với thâ gỗ cứng

- Giấy tái chế là các loại giấy cũng được chế tạo từ gỗ và đã qua sử dụng nhiều lần.
Giấy được thu mua và đem về nhà máy nghiền nhỏ thành bột. Sử dụng các chất tẩy

3
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

rửa để tẩy sạch mực và các vết bẩn trên trang giấy sau đó cũng lại trộn với nước. Cho
thêm chất chuyên dụng để tạo thành hỗn hợp như áp dụng với nguyên liệu gỗ.
2.2 Quy trình sản xuất giấy
❖ Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên là tạo ra bột gỗ
Xử lí hóa học
Đầu tiên, các mảnh gỗ được xử lý bằng cách nấu lên dùng phương pháp tẩy trắng.
Có hai loại tẩy trắng trong quá trình sản xuất giấy, là tẩy trắng có clo và tẩy trắng
không có clo (Clo là loại khí thường dùng để tẩy màu hoặc sát trùng).
Xử lý cơ học
Bột gỗ được mài thành màu trắng: gỗ mài và bóc vỏ trong các máy mài gỗ

• Bột gỗ được mài thành màu nâu: hình thành khi các cuống cây thấm ướt trong
các nồi trước khi được mài
• Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và bỏ bào của các
xưởng cưa.
Xử lý bột gỗ trước sử dụng trong bước tiếp theo của quy trình sản xuất giấy.

• Bột giấy được nghiền trong máy nghiền trước khi đưa qua máy giấy.
• Bên trong máy nghiền có dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục
lăn có dao và được gắn cố định.
• Sợi sẽ được cắt, ép tùy theo điều chỉnh của dao.
❖ Giai đoạn 2: Thêm chất phụ gia

• Lượng phụ gia được sử dụng trong quy trình sản xuất giấy lên đến 30%.
• Hợp chất bao gồm: Cao lanh (china calay), tinh bột, blano fixe, đi ô xít titan,
phấn,…
• Tập hợp các loại chất này sẽ quyết định độ mờ đục hay trong trẻo của giấy.
• Ngoài ra, độ bóng mịn hay sần sùi của giấy cũng do giai đoạn này quyết định.
• Ví dụ, những loại giấy như couches, giấy bristol thường bóng hơn các loại giấy
khác. Bởi vì, chúng được trộn nhiều tinh bột hơn trong quá trình sản xuất giấy.
❖ Giai đoạn 3: Kéo giấy – giai đoạn sau cùng của quy trình sản xuất giấy

• Từng tấm giấy mỏng được tạo thành trên máy kéo giấy.

4
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

• Dung dịch bột giấy sau khi được làm sạch nhiều lần chảy trên mặt lưới.
• Phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình.
• Bên dưới lưới có đặt máy hút nước để giúp thoát nước.
• Giấy sản xuất công nghiệp có hai mặt: mặt lưới và mặt láng.
• Sau đó giấy được ép rồi đưa qua phần sấy tiếp theo là được ép và cuộn tròn

5
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

Hình 1: Quy trình sản xuất giấy

3 Cách chế tạo bao bì giấy


Quy trình chung của sản xuất Bao bì giấy
Nguyên liệu sản xuất bao bì giấy là giấy cuộn. Giấy sẽ được cho vào máy dợn sóng
để ép thành giấy tấm (giấy bán thành phẩm).
- Giấy bán thành phẩm sau đó sẽ được đưa vào máy in những thông tin cần thiết
lên tạo thành giấy bán thành phẩm 2 ở công đoạn này thường sử dụng phương pháp

6
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

in flexo.
- Giấy sau khi in sẽ được đi vào máy dập và máy cắt khe để tạo thành những tấm bìa
carton hoàn thiện.
- Những tấm bìa carton hoàn thiện sẽ được máy đóng ghim và máy dán thùng sẽ tạo
nên những bao bì carton hoàn thiện
- Cuối cùng sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi được giao tới khách hàng.

3.1 Quy trình sản xuất giấy Carton

Hình 2: Quy trình sản xuất giấy Carton


Bước 1: Chọn nguyên liệu sản xuất
Trước khi bạn muốn sản xuất một sản phẩm gì thì điều đầu tiên bạn cần quan tâm
đến đó chính là nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong công nghệ sản xuất bao bì giấy có
2 vấn đề mà bạn cần quan tâm đó là loại giấy và định lượng giấy.
• Loại giấy
Thông thường giấy được nhập từ các nước như: Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan… sẽ
có chất lượng giấy tốt hơn và cũng tùy thuộc vào cấp độ giấy người ta sẽ phân nó
thành giấy loại 1, loại 2, loại 3… Trong công nghệ sản xuất bao bì giấy carton người
ta quan tâm nhiều đến chất lượng mặt ngoài nên thông thường các loại giấy nhập

7
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

khẩu từ các nước tiên tiến sẽ được sử dụng để làm mặt ngoài, còn mặt trong sẽ sử
dụng giấy có chất lượng thấp hơn một chút để tiết kiệm chi phí cũng như để giảm giá
thành sản phẩm.
• Định lượng giấy
Khối lượng giấy trên một đơn vị diện tích được gọi là định lượng của giấy. Thông
thường trong sản xuất bao bì giấy carton người ta sử dụng những loại giấy có định
lượng cao cho mặt ngoài để tăng khả năng chịu tác động trong quá trình sử dụng.
Trong một số trường hợp người ta còn có thể phủ thêm lớp bột gỗ để chống ẩm, chống
thấm cho mặt ngoài của carton. Đối với lớp giấy mặt trong có thể sử dụng các loại
giấy có định lượng thấp hơn so với mặt ngoài.
Nguyên liệu sản xuất bao bì giấy carton còn phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm chứa
đựng. Thông thường những công ty sản xuất đồ nội thất sẽ có yêu cầu về chất lượng
giấy cao hơn vì nó phải chịu các áp lực va đập mạnh hơn là so với những bao bì carton
sử dụng trong ngành thực phẩm, giáo dục, may mặc…
Bước 2: Chạy giấy sóng
Sóng giấy quyết định rất nhiều đến độ cứng, độ đàn hồi và cả độ bục của giấy
carton, chính vì vậy trong công nghệ sản xuất giấy carton người ta rất chú trọng đến
việc chọn sóng giấy. Có các loại sóng giấy cơ bản gồm có sóng A, sóng B, sóng C,
sóng E… Người ta sẽ kết hợp các loại sóng này để tạo nên các loại giấy carton trùng
sóng như B-B hay E-E… hoặc cũng có thể khác sóng như AB hay BC.
Bao bì carton được sử dụng nhiều nhất hiện nay là carton 3 lớp và carton 5 lớp. Quy
trình sản xuất giấy carton 3 lớp đơn giản hơn carton 5 lớp ở chỗ nó chỉ cần một đầu
máy chạy giấy 2 lớp rồi chạy qua máy cán lớp mặt cuối cùng là sẽ tạo ra được những
tấm carton 3 lớp hoàn chỉnh. Còn đối với carton 5 lớp thì phải chạy sóng giấy 2 lớp
qua 2 đầu máy rồi mới chạy qua lớp cán giấy.
Ngoài 2 loại carton 3 lớp và 5 lớp được sử dụng nhiều thì còn có những loại carton
2 lớp, 4 lớp, 6 lớp, 7 lớp… tùy thuộc vò yêu cầu của khách hàng.
Bước 3: Cắt giấy
Sau khi chạy sóng giấy xong thì tùy thuộc vào các kích thước carton mà khách
hàng yêu cầu, các loại giấy carton 3 lớp, 5 lớp…sẽ được cắt ra. Cũng có nhiều trường
hợp các loại giấy này sẽ được cắt thành giấy tấm để bán lại cho các công ty bao bì
nhỏ khác.
Các nhân viên kỹ thuật muốn cắt được giấy đúng kích thước yêu cầu thì phải điều
chỉnh các thông số trên máy chạp giấy cho chính xác rồi sau đó mới vận hành máy
để chạy ra những tấm giấy carton theo đúng kích thước yêu cầu. Đến công đoạn này
thì xem như tấm giấy carton đã hoàn thành.
Bước 4: In giấy carton

8
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

Những tấm giấy sau khi được cắt theo yêu cầu của khách hàng sẽ được chuyển qua
công đoạn in ấn. Tại đây công ty sản xuất bao bì giấy carton sẽ in các thông tin mà
khách hàng yêu cầu lên các tấm giấy. Thông thường nếu in hình ảnh hay chữ viết
phức tạp người ta sẽ sử dụng máy để in, nếu không sẽ sử dụng phương pháp in thủ
công.
Bước 5: Đóng ghim và dán keo
Ở công đoạn này người ta có thể sử dụng keo hoặc ghim để gắn 2 đầu của mảnh
giấy carton lại với nhau để tạo thành một sản phẩm bao bì carton hoàn chỉnh. Sau đó
sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với kích thước và các thông tin yêu cầu của khách
hàng.
3.2 Quy trình sản xuất bao bì giấy Kraft
3.2.1 Quy trình sản xuất bao bì giấy Kraft thuần
Bước 1: Chuẩn bị huyền phù cho máy keo
Đây là công đoạn xử lý sợi và phối trộn bột cùng với hóa chất để đạt được đặc tính
kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sản xuất. Nó bắt đầu từ sự pha loãng bột và kết thúc
bằng việc phối trộn với các phụ gia.
Bước 2: Phân tán bột
Đây được xem như là một quá trình làm nhỏ kích thước của bột giấy và thưởng
trải qua 3 giai đoạn: Phân tán, tồn trữ ướt, đánh tơi sợi.
Bước 3: Nghiền bột
Công đoạn này nhằm cải thiện các tính chất cơ lý của sợi và làm tăng các liên kết
giữa sợi để quá trình xeo giấy được diễn ra dễ dàng hơn.
Bước 4: Xeo giấy và Ép giấy
Xeo giấy là công đoạn tạo hình cho sợi giấy được tạo mới máy xeo giấy. Sau đó
sẽ được chuyển qua công đoạn ép giấy để tách nước, làm tăng thêm độ bền cho giấy
ướt, tăng các tính năng về độ nhẵn, độ chặt và làm giảm khối lượng giấy.
Bước 5: Sấy giấy và cáng láng giấy.
Giấy sau khi ép tách nước sẽ đưa qua công đoạn sấy và sau đó cáng giấy nhằm
mục đích cải thiện tính đồng nhất của giấy theo bề dày giấy.
Bước 6: Cuộn giấy và cắt giấy
Băng giấy sau khi được cáng lags sẽ được quy quanh trống cuộn. Khi đã tạo được
cuộn sẽ tiến hành cắt những cuộn to thành những cuộn nhỏ
Bước 7: Tạo hình

3.2.2 Quy trình sản xuất bao bì giấy Kraft kết hợp lớp tráng vải PP
Những cuộn giấy Kraft sau khi cắt sẽ được kết hợp với lớp vải PP để tạo ra những
sản phẩm bao bì chắc chắn hơn.
Bước 1: Tráng ghép giấy và vải PP

9
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

Cuộn giấy Kraft và cuộn vải PP sẽ được tráng ghép lại để tạo thành một màng phức
hợp thông qua lớp nhựa PP tráng, đây được xem là bán thành phẩm trong quy trình
sản xuất bao bì giấy Kraft.
Bước 2: In ấn
Màng phức hợp giấy và vải được chuyển sang máy in để tiến hành in những thông
tin mà khách hàng đã yêu cầu lên bề mặt của giấy. Trong công đoạn này, tùy thuộc
vào từng công ty mà sẽ sử dụng công nghệ in flexo hoặc in ofset.
Bước 3: Cắt dán và tạo hình:
Sau khi in ấn xong thì sản phẩm sẽ được chuyển qua công đoạn cắt, dán theo kích
thước yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: May thành phẩm và đóng gói.

4 Ưu nhược điểm bao bì giấy


Bao bì giấy ngày nay được sử dụng đa dạng và phổ biến trong các lĩnh vực ngành
hàng khác nhau vì nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các loại bao bì khác:
- Bao bì dễ phân hủy, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên
- Bao bì giấy dễ sử dụng trong nhiều lĩnh vực do đa dạng kiểu dáng, mẫu mã
thùng hoặc hộp
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cắt hoặc uốn.
- Chịu lực nén, độ bục tốt.
- Phong phú màu sắc mẫu in với công nghệ Flexo và Offset.
- Hỗ trợ nhiều kiểu lắp ráp (đóng ghim, dán, gài).
- Nhỏ gọn, dễ dàng xếp lại lưu trữ dạng phẳng.
- Bảo vệ tốt thực phẩm, chống thấm tốt (cán chống thấm).
- Dễ dàng mạ ohur bề mặt, dễ dàng dập nỗi (hộp).
- Dễ dàng sửa chữa thay đổi kiểu dáng ban đầu.
- Dễ dàng xử lí, tái sinh.
Bên cạnh nhứng ưu điểm thì bao bì giấy vẫn còn những nhược điểm là: khá dễ rách
và nó không có tính chống thấm nước, thấm khí.
5 Ứng dụng
5.1 Các loại giấy bao gói
5.1.1 Bao bì mềm
5.1.1.1 Giấy Kraft
Tính chất, đặc điểm: Giấy kraft có đặc tính nổi bật là chất giấy rất dẻo dai, đanh
và tương đối thô. Chúng có thể chịu được những lực tác động với công suất tương
đối lớn như: lực kéo, xé, độ nặng,… Nhờ loại giấy này có độ bền cơ học cao, đàn hồi,

10
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

chống rách và chống thấm tương đối. Giấy kraft có trọng lượng 70-80g/m2. Định
lượng giấy trung bình thường 50-175g/m2
Phân loại:
-Không tẩy trắng: có màu nâu sáng, rất bền. Có một số loại không được cán phẳng bề
mặt ráp. Thường được dùng làm túi đựng
-Tẩy trắng hoặc bán tẩy trắng: màu trắng, khá bền. Dùng đựng các sản phẩm cần bề
ngoài đẹp, sạch
-Loại bổ sung hạt polymide hoặc polyamine: tăng độ bề, dai
Ứng dụng: Để sản xuất các loại bao bì như túi xách, phong bì, giấy gói, lớp lót,
hộp đựng sản phẩm: hộp giấy đựng café, hộp đựng mỹ phẩm, thùng đựng carton,
name card, tag quần áo, tag mời cưới hoặc hộp giấy đựng quà tặng vintage, tag trang
sức, thiệp cưới, bao thư, bìa hồ sơ ....

Hình 3:Túi giấy karft


5.1.1.2 Giấy chống thấm dầu mở (Glassine)
Tính chất: Được sản xuất khi nhào trộn kỹ bộ giấy. Đôi khi được phủ sáp hoặc
keo trên bề mặt hoặc giữa các lớp. Được cán dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.
– Có thể bổ sung phụ gia để tăng thêm tính năng như: độ mềm, dẻo (bổ sung hạt
nhựa); khả năng chống mốc, men, khả năng chống oxyhóa...
Ứng dụng:
Lĩnh vực thực phẩm: Giấy Glassine có khả năng chống dầu mỡ, được sử dụng rộng
rãi trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Nó được sử dụng như một lớp lót phát hành
trên khay nướng hoặc hộp thiếc. Nó cũng là giấy được sử dụng để làm túi đựng cho
các sản phẩm bánh kẹo, và được sử dụng ở các khổ nhỏ hơn để bọc thịt hoặc pho mát
tại các quầy bán đồ ăn nhanh trong siêu thị.
Lĩnh vực in ấn: Giấy Glassine được sử dụng bằng cách kẹp xen kẽ giữa các trang
sách để bảo vệ trang này khỏi tiếp xúc với trang đối diện. Nó có thể được sản xuất
với độ pH trung tính, để ngăn ngừa thiệt hại do cọ xát hoặc tác động lực lớn. Nhờ vậy

11
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

mà công dụng chống cọ xát, va chạm của giấy Glassine cũng được nhiều người ưa
chuộng.
Ngoài ra giấy Glassine còn dùng để lót dưới decal giấy (tem nhãn giấy).

Hình 4: Túi giấy glassine


5.1.1.3 Giấy da
Tính chất: Đôi khi giấy chống thấm cũng được gọi là giấy da.
– Giấy da thực sự được sản xuất bằng cách nhúng cuộn giấy chưa ngâm hóa chất vào
dung dịch acid sulfuric, sau đó được rửa và làm khô.
– Đặc tính: bền, khó rách, chống thấm cao, chịu được nhiệt độ cao, không mùi, vị..
Ứng dụng:
- Dùng trong các sản phẩm có độ ẩm và nhiệt độ cao (như trong quá trình nướng)
- Bao gói, làm túi đụng cho các sản phẩm ẩm, chứa dầu (do khả năng thấm hút dầu),
các loại sản phẩm đông lạnh hoặc khô
- Giấy da làm lớp lót cho các thùng carton.
- Giấy da còn được sử dụng trong y học. Nó được sử dụng cho bao bì của các sản
phẩm y tế vô trùng và vật liệu băng bó và thuốc men. Hơn nữa, giấy da được sử
dụng để sản xuất kim uốn lượn. Một loạt các giấy sử dụng giấy da làm cho nó một
vật liệu không thể thiếu.

Hình 5: Giấy da

12
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

5.1.1.4 Giấy sáp (Waxed Paper)


Tính chất:
- Được phủ sáp: theo công nghệ khô hoặc ướt
- Thường dùng
+ Parrafin sáp: nhiệt độ nóng chảy 46-74C
+ Microcrystalline sáp( sáp kết tinh): nhiệt độ nóng chảy 54-88
+ Petrolatum( mỡ bôi trơn): nhiệt độ nóng chảy 41-52
- Đặc tính: chống thấm nước và dầu cao, giá thành thấp, có thể hàn nhiệt
Ứng dụng:
- Đựng các sản phẩm cần chống ẩm
- Bao bì đựng các sản phẩm như xà bông thuốc lá, bánh quy…

Hình 6: Cuộn giấy sáp


5.1.1.5 Giấy bóng kín
Giấy bóng kín, giấy bóng trong và giấy bóng mờ được chế tạo cùng cách thức như
giấy không thấm mỡ, nhưng ở giai đoạn cuối cùng của chế tạo, nó đạt tới độ trong
suốt đặc trưng và độ dày đặc tăng lên so với thành phần bởi các thao tác lặp đi lặp lại
để hút ẩm và láng bóng dưới áp lực các xilanh nóng của máy cán là hạng nặng. Gi ấy
cán là trong suốt tương tự được chế tạo ngày nay bởi một quy trình tương tự khi thêm
vào các chất plastic hoặc các nguyên liệu khác.
Ứng dụng: Các sản phẩm giấy bóng kính được sử dụng nhiều trong bao gói thực
phẩm như dùng làm giấy gói kẹo, làm giấy lót cho các loại bánh, hộp socola, bánh
mì,…vì nó có khả năng chống dầu mỡ và có thể giúp tách biệt các sản phẩm, làm
chúng không dính vào nhau.

13
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

Giấy có thể được sử dụng để in bao thư, chứa đựng những bức ảnh hoặc nững con
tem. Giấy có thể dùng để gói hoa và là một nguyên liệu của pháo giấy. Trong lĩnh
vực hóa học giấy bóng kính được sử dụng như một loại giấy nặng.
Giấy có khả năng tái chế, phân hủy sinh học và bảo vệ lưu giữ mùi hương cho sản
phẩm chứa đựng trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
5.1.1.6 Các loại bao bì mềm khác
Giấy trộn ethylene vinyl acetate hoặc polyvinyl alcohol: làm tăng khả năng hàn
nhiệt. Do vậy loại giấy này dùng để đựng thực phẩm hoặc làm nhãn
Giấy chống ăn mòn
Giấy chống nhiễm độc chất
5.1.2 Bao bì cứng
5.1.2.1 Giấy bìa đúc
Bao bì được sản xuất bằng phương thức đúc( moulded paper packaging: MPP)
Sản xuất bằng giấy tái sinh
Giấy được biến thành bột nhão dưới tác dụng của nước, cho thêm màu khi sản xuất
bao bì hoặc thêm sáp khi sản xuất bao bì không thấm nước và bột giấy
Bột nhão chia làm hai phần: một phần tạo thành một dạng lưới có những lỗ kích cỡ
bằng nhau, một phần được trét lên các lỗ đó và dùng áp lực để nén vào khuôn
Sau khi tạo hình, toàn bộ đáy khay được nhúng vào bột nhão để tạo thành một lớp
màng đều, đẹp xung quanh
Khay được làm xong vẫn còn ẩm sẽ được đem đi sấy khô
Ứng dụng: Thường dùng sản xuất khay đựng trứng, đựng trái cây hoặc các chai nhỏ.

Hình 7: Khay đựng trứng


5.1.2.2 Giấy bìa Carton
Giấy bìa carton cứng hơn nhiều so với những loại giấy thông thường, nó là một
loại giấy khá bền, có tính chịu tải cao và được các nhà sản xuất bao bì ưa chuộng.

14
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

Giấy carton cứng mặc dù vẫn có thể dễ thấm nước và dễ rách hơn so với các nguyên
liệu khác, nhưng tính thân thiện môi trường lại cực kì cao. Vì vậy hiện nay, loại giấy
carton cứng này vẫn đang được sử dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp.
Thùng giấy carton được sản xuất từ sợi gỗ có tính chất sợi, có không gian 3 chiều
được tạo thành nhờ vào lực liên kết hydro không chất kết dính, bao gồm 2 phần: phần
bên ngoài (2 mặt giấy) và phần bên trong (lõi giấy). Phần lõi giấy được sản xuất bằng
cách tạo hình uốn lượn nên được gọi là sóng giấy
Cấu tạo các loại sóng:

Hình 8: Các loại sóng


Sóng A: Độ cao sóng giấy 4.7 mm – giấy tấm sử dụng sóng A chịu được lực phân
tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy.
Sóng B: Độ cao sóng giấy 2.5 mm – giấy tấm sử dụng sóng B chịu được lực xuyên
thủng cao.
Sóng C: Độ cao từ 3.5-4.5mm – giấy tấm sử dụng sóng C chịu lực phân tán bề mặt
tốt nhưng không bằng sóng A.
Sóng E: Độ cao sóng giấy 1.5 mm – thường được sử dụng cho thùng đựng các vật
nhẹ.
Ứng dụng: Hầu hết các mặt hàng đều có thể sử dụng chất liệu giấy này, nhưng phổ
biến nhất vẫn là những sản phẩm công nghệ, máy móc hiện đại như các loại đồ gia
dụng, hệ thống máy móc như ti vi, tủ lạnh, điều hòa,…
5.2 Cách đóng gói
Cách đóng gói bao bì sản phẩm bằng thung carton
Với quy cách đóng gói bao bì sản phẩm như trên thì ngay sau đây sẽ hướng dẫn
quy trình đóng gói bao bì sản phẩm đúng cách. Đảm bảo chắc chắn và an toàn cho
mọi sản phẩm trong quá trình vận chuyển
Bước 1: Xác định kích thước sản phẩm
Đo kích thước sản phẩm
Đầu tiên để đóng gói kiện hàng đạt tiêu chuẩn. Bạn nên đo kích thước chiều dài, chiều
rộng, chiều cao của kiện hàng. Để khi chọn thùng carton đóng gói hàng hóa sẽ chính

15
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

xác hơn. Tránh trường hợp chọn thùng quá nhỏ khiến hàng hóa bị nén chặt. Hoặc quá
rộng gây lãng phí và bị xô lệch nhiều trong quá trình di chuyển.
Tính khối lượng sản phẩm
Tính khối lượng sản phẩm để bạn chọn thùng carton đóng hàng được chuẩn hơn. Nếu
hàng hóa có trọng lượng nhẹ bạn nên chọn thùng carton 3 lớp hoặc carton 5 lớp.
Ngược lại hàng hóa có trọng lượng nặng, bạn nên dùng thùng giấy 7 lớp để đóng.
Vì ưu điểm nổi bật của loại thùng 7 lớp chính là độ bền bỉ, đem lại cảm giác an tâm
cho người sử dụng. Bạn sẽ không phải lo về việc thùng bị rách, hư hỏng khi sử dụng
loại thùng 7 lớp. Độ cứng, bền vượt trội tạo ra độ tin cậy cao với khách hàng. Tái sử
dụng nhiều lần,tái chế nếu thùng bị hư hỏng qua thời gian sử dụng.
Bước 2: Lựa chọn thùng carton phù hợp với trọng lượng và kích thước sản phẩm
Phương pháp chọn thùng carton rất đơn giản. Người dùng nên chọn thùng carton có
khoảng cách xung quanh tối thiểu từ 5cm đến 8cm so với bề mặt sản phẩm. Để tiện
cho việc lót mút xung quanh
Bước 3: Tiến hành đóng gói
+ Quấn xung quanh sản phẩm bằng lớp mút xốp dày
+ Đặt ngay ngắn và vừa khít sản phẩm vào thùng carton. Nếu chưa khít có thể chèn
thêm màng xốp hơi. Hoặc các vật liệu đàn hồi khác để khít hoàn toàn sản phẩm
+ Đóng lại và dán băng kẹp hộp bên trong bằng phương pháp dán băng keo theo dạng
hình chữu H. Để niêm phong hàng hóa an toàn
+ Có thể quấn thêm màng co PE bên ngoài để phòng tránh rủi ro về nước và độ ẩm.
+ Ngoài việc sử dụng băng keo để dán các mép thùng carton, chúng ta cũng nên sử
dụng băng dính dán hình chữ thập xung quanh các thùng giấy carton . Để đảm bảo sự
an toàn tuyệt đối cho hàng hóa không bị thất lạc trong quá trình vận chuyển thùng
carton.
Bước 4: Ghi và dán tem nhãn bên ngoài thùng
+ Cần đầy đủ tem nhãn và thông tin sản phẩm để tạo điều kiện tốt nhất cho lưu kho
và vận chuyển
+ Gỡ và xóa bỏ các nhãn địa chỉ cũ trên hộp bên ngoài để tránh nhầm lẫn
+ Ưu tiên dán trên cùng 1 bề mặt của thùng carton để tránh thiếu sót tỏng việc ghi
nhận thông tin

6 Vai trò trong bao bì nhiều lớp


6.1 Cấu tạo bao bì nhiều lớp
Bao bì nhiều lớp là một loại bao bì đặc biệt do cấu tạo từ nhiều lớp kết hợp với
nhau mà thành. Mỗi lớp đều sử dụng nguyên liệu các hạt khác nhau nhưng khi ghép
hoàn chỉnh thì độ bền tăng lên rất cao, sản phẩm có thể giữ được trong vòng hai năm,
đây là một đặc điểm mà không loại bao bì nào có tể có. Hơn hết loại bao bì này mềm

16
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

và có bề mặt khá min màng, màu mực in lên cũng đẹp và đa dạng hơn do đó hoàn
toàn có thể đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thị hiếu của người tiêu dùng.
Màng ghép phức hợp là loại màng được cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu khác nhau,
có đặc tính và chức năng khác nhau như nhôm, giấy, PP, PE…Các loại màng như
LDPE, HDPE, PP kiếng, OPP có thể sử dụng làm bao bì màng ghép mà không cần
phải ghép với bất kỳ vật liệu nào khác (bao bì màng đơn). Với các quy cách túi đơn
giản như túi dạng ống hàn đáy, túi seal biên, miệng gắn zipper…
Các loại màng thường được sử dụng để ghép lại với nhau tạo nên bao bì (bao bì
màng ghép) bao gồm các loại màng có thể dùng làm vật liệu in như PA, OPP, PET
sẽ được ghép với các loại màng khác như MPET, AL, CPP, PE để tạo nên các cấu
trúc màng như : PA/PE; OPP/PE; OPP/MPET/PE; OPP/AL/PE; OPP/CPP; PET/PE;
PET/AL/PE; PET/MPET/PE. Sau đó sẽ được làm thành túi với các mẫu mã như Hàn
3 biên, hàn lưng giữa, hàn lưng hông, đáy đứng, miệng gắn zipper, đục lỗ quai xách…
Đáp ứng tối ưu nhất tính thẩm mỹ cho bao bì.

6.2 Vai trò của vật liệu giấy trong bao bì nhiều lớp
Càng ngày nhu cầu con người chúng ta càng tăng cao cần nhiều loại bao bì có tác
dụng không chỉ là đựng sản phẩm mà còn là để bảo vệ sản phẩm tránh các tác động
từ bên ngoài gây hư hỏng hay mất mát. Đã có nhiều loại bao bì nhiều lớp ra đời.
Bao bì nhiều lớp có các loại như: bao bì màng ghép nhựa / giấy, bao bì màng ghép
giấy / nhôm, bao bì màng ghép nhựa / giấy / nhôm...
Vai trò của giấy trong các loại bao bì đó là:
+ Bao bì màng ghép nhựa / giấy: Lớp ngoài cùng là PE chống ẩm. Lớp mực in
(cellopane) dễ in. Lớp giấy: tăng độ cứng cho bao bì.

+ Bao bì màng ghép giấy / nhôm: Vì nhôm được dát mỏng nên dễ rách, do đó ghép
giấy để tăng độ bền của nhôm. Ví dụ : thường gặp ở kẹo Sing Gum, kẹo Socola,…

+ Bao bì màng ghép nhựa / giấy / nhôm : Lớp nhựa : chống thấm nước bảo vệ lớp in
bên trong bằng giấy và tránh bị trầy xước, giấy in ấn : trang trí và in nhãn lớp nhôm:
ngăn chặn ẩm ánh sáng và khí hơi.

17
GVHD: TS. Hoàng Văn Chuyển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ 1 ] TS. Hoàng Văn Chuyên, Bài giảng Kỹ thuật bao bì thực phẩm của
[ 2 ] Đống Thị Anh Đào (2005), Kỹ thuật bao bì thực phẩm, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[ 3 ] “ Tìm hiểu bao bì giấy ”,
<https://123doc.net/document/3239706-tim-hieu-ve-bao-bi-giay.htm>
Khaoula Khwaldiaa, Altaf H. Basta b, Hajer Aloui a, Houssni El-Saied (2014),
Chitosan–caseinate bilayer coatings for paper packaging materials
[ 4 ] Khaoula Khwaldiaa, Altaf H. Basta b, Hajer Aloui a, Houssni El-Saied (2014),
Chitosan–caseinate bilayer coatings for paper packaging materials.
[ 5 ]“ The Advantages and disadvantages of Paper Bags ”
< https://medium.com/@printcosmo238/the-advantages-and-disadvantages-of-
paper-bags-ed9144bb91b61 >

18

You might also like